ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM HỒNG VIỆT
TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên nghành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường , các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành đã giúp đỡ
và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới UBND xã Quyết Thắng đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong đợt thực tập, cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên trong
suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp của em.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song chuyên đề này cũng không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và
các bạn đồng nghiệp để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 3 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực tập
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người, là
nơi cung cấp cho chúng ta không gian để sống, cung cấp những nguồn tài
nguyên quý giá như: đất, nước, không khí, khoáng sản,… phục vụ cho cuộc
sống sinh hoạt, cũng như hoạt động sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Tuy nhiên, Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến
mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường
không còn khả năng tự phân hủy. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp
để bảo vệ và cải tạo môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhà nước đã
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý,
răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường và các
công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những
tác động đến môi trường. Nhưng việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó
là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động. Chỉ có
nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động
nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách
nhiệm hơn với môi trường.
Xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên là một xã nằm trong hệ
thống 9 xã của Thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 5,5 km về
phía tây có diện tích 1.298,76ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp
trồn cây chè, cây lúa và cây ăn quả. Trước những tác động mạnh của quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cùng với sự gia tăng dân số, lao
động tập trung, nhu cầu về tài nguyên ngày càng tăng đã tạo nên những áp lực
làm suy giảm môi trường thiên nhiên như: môi trường đất, nước, không khí đã
và đang bị ô nhiễm, suy thoái, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Trước
2
những vấn đề cấp bách đó của môi trường, thêm vào đó nhận thức và hiểu
biết của người dân về môi trường ở xã Quyết Thắng còn hạn chế. Đây là một
trong các nguyên nhân chính dẫn đến các hành động, các tác động có hại đến
môi trường sống của chính người dân trên địa bàn xã.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo TS. Dư Ngọc
Thành, em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của người dân
về môi trường trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ nhận thức của người dân về môi trường, từ đó đề xuất
những giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về
môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống tại địa bàn.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nhận thức của người dân về một số vấn đề ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam.
- Đánh giá ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường trên địa
bàn xã Quyết Thắng.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường và nhận thức của người dân.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
3
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện
về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được nhận thức của người dân trên địa bàn xã Quyết Thắng –
Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên về môi trường. Qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường.
- Ý nghĩa đề tài sẽ là căn cứ để Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường
công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo
vệ môi trường.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm cơ bản
- Nhận thức:
+ 1.(danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan
hoặc kết quả của quá trình đó
+ 2.(động từ) Nhận ra và biết được.
+ Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách
quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến
đến gần khách thể.
- “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con ngươì, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển
của con người và sinh vật” - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp vối tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người, sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
sạch, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố
môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật.
5
- Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình
sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Có nhiều loại rác thải khác nhau và
có nhiều cách phân loại.
- Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy
thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Phế liệu là sản
phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để
dùng làm nguyên liệu sản xuất.
- Quản lý môi trường. "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp,
luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia".
- Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần
môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức
độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, và các thông tin về môi trường khác.
2.2. Cơ sơ khoa học
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật liên quán tới nghành quản lý môi trường
đang hiện hành ở Việt Nam
Luật bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký, ban hành sô
29/2005/L-CTN, ngày 12/12/2005.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của chính phủ hướng dẫn thi
hành luật bảo vệ môi trường.
6
Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/15/2004 của chính phủ quyết
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
TCVN 6696-2000 chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu
chung về bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/TT-BTNM và môi trường. 8/12/2008 hướng dẫn
về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
1. Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị
định số 80/2006NĐ-CP
2. Luật số 57/2010/QH 12 của Quốc hội : luật thuế bảo vệ môi trường
3. Thông tư số 2433/TT-KMC ngày 3/10/1996 hướng dẫn thi hành
nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 quy định cử phạt những hành vi vi phạm
luật bảo vệ môi trường.
4. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCMT-BXD hướng dẫn
các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn địa điểm, xây dựng và
vận hành bãi chôn lấp chấp thải rắn
5. Nghị định số 03/2010/ LQ/HQND và quyết định số 22/2010QĐ-
UBND ngày 20/08/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh về phía phân cấp nhiệm
vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
6. Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về
việc xử lý triệt dể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
7. Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập thẩm định phê
duyệt và kiểm tra , xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết,
lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
8. NGhị Định 35/NQ-CP năm 2013 về vấn đề cấp bách trong lĩnh vự
bảo vệ môi trường do chính phủ ban hành.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Một số vấn đề môi trường cần quan tâm trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1.1. Một số vấn đề về Môi trường cần quan tâm trên Thế giới
Theo GS.TS Võ Quý Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường, cấp bách nhất là:
7
* Rừng – “lá phổi của Trái đất” đang bị phá hủy do hoạt động của
loài người:
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền
của Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km
2
. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt
tươi đã bị suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây.
Các hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng
30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi
khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà các loài động thực vật,
thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất mát đáng kể.
Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng
trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây.
Rừng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chúng ta, trong đó việc đảm
bảo sự ổn định chu trình oxy và cacbon trong khí quyển và trên mặt đất là rất
quan trọng. Cây xanh hấp thụ lượng lớn CO
2
và thải ra khí O
2
, rất cần thiết
cho cuộc sống.
Từ trước đến nay, lượng CO
2
có trong khí quyển luôn ổn định nhờ sự
quang hợp của cây xanh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một diên tích
lớn rừng bị phá hủy, nhất là rừng rậm nhiệt đới, do đó hàng năm có khoảng 6
tỷ tân CO
2
được thải thêm vào khí quyển trên toàn thế giới, tương đương
khoảng 20% lượng khí CO
2
thải ra do sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (26 tỷ
tấn/năm). Điều đó có nghĩa là việc giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và
khuyến khích bảo vệ rừng và trồng rừng để giảm bớt tác động của biến đổi
khí hậu là rất quan trọng.
* Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày:
Đa dạng sinh học đem lại rất nhiều lợi ích cho con người như làm sạch
không khí và dòng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, cung cấp
các loại lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đa dạng sinh học còn góp
phần tạo ra lớp đất màu, tạo độ phì cho đất để phục vụ sản xuất sinh hoạt…
Sụp đổ hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học sẽ gây nên nhiều khó khăn
trong cuộc sống nhất. Vì thế, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan
trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà chúng ta đang theo đuổi trong
sự phát triển xã hội ở nước ta.
8
* Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần:
Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng
nước có trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài
người có thể sử dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên
Trái đất. Cuộc sống của chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào
lượng nước ít ỏi đó. Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh
chóng do các hoạt động của con người và con người đang phải vật lộn với sự
thiếu hụt nước ngọt tại nhiều vùng trên thế giới.
Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta,
chúng ta phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và
khả năng cung cấp bằng cách thực hiên các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi
phục được sự cân bằng mỗi khi đã bị thay đổi sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên có
nhiều trường hợp không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả
các vùng phải biết tiết kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với
nguồn nước cung cấp, có như thế mới giữ được một cách bền vững nguồn
nước với chất lượng an toàn.
* Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa
thạch đang cạn kiệt:
Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi
người quan tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện
tích rộng và dân số lớn, đang là nhưng nước đang phát triển nhanh tại châu Á,
đặc biệt là Trung Quốc có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang
tăng sức tiêu thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng. Ở Trung
Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này từ 961 triệu tấn (tương
đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần gấp
đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên lượng CO
2
thải ra cũng tăng lên gần ½
lượng thải của Mỹ năm 2000, và đến nay Trung Quốc đã trở thành nước thải
lượng khí CO
2
lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007
Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng
cuộc Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Tuy
nhiên, ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới chỉ còn sử dụng được
trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và than đá là khoảng
9
120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch thì chúng ta
không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối đầu
với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian
không lâu.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng hồi phục được như năng lượng mặt
trời, địa nhiệt, gió, thủy lực và sinh khối sẽ không làm tăng thêm CO
2
vào khí
quyển và có thể sử dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào Mặt trời còn
chiếu sáng lên Trái đất. Tuy nhiên, so với chất đốt hóa thạch, năng lượng mặt
trời rất khó tạo ra được nguồn năng lượng lớn, mà giá cả lại không ổn định.
Làm thế nào để tạo được nguồn năng lượng ổn định từ các nguồn có thể tái
tạo còn là vấn đề phải nghiên cứu, và rồi đây khoa học kỹ thuật sẽ có khả
năng hạ giá thành về sử dụng năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng
sạch khác. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề năng lượng chỉ bằng cách sử
dụng nguồn năng lượng sạch, mà chúng ta cần phải thay đổi cách mà chúng ta
hiện nay đang sử dụng nguồn năng lượng để duy trì cuộc sống của chúng ta
và đồng thời phải tìm các làm giảm tác động lên môi trường. Tiết kiệm năng
lượng là hướng giải quyết mà chúng ta phải theo đuổi mới mong thực hiện
được sự phát triển bền vững, trước khi năng lượng mặt trời được sử dụng một
cách phổ biến.
* Trái đất đang nóng lên:
Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang
theo hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng
nược mưa tại nhiều vùng trên thế giới. Một số vùng thường đã bị khô hạn,
lượng mưa lại giảm bớt tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Theo báo cáo lần
thứ tư của IPCC, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7
o
C so với trước kia.
Do nóng lên toàn cầu, dù chỉ 0,7
o
C mà trong những năm qua, thiên tai như
bão tố, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng bất thường, cháy rừng… đã xảy ra tại nhiều
vùng trên thế giới. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có các biện pháp hữu
hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm từ 1.8
o
C đến
6,4
o
C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi
cao sẽ tan nhiều hơn, nhanh hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, bị giãn nở mà
mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100cm hay hơn nữa và tất nhiên sẽ có
10
nhiều biến đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ diễn ra khó lường trước
được cả về tần số và mức độ.
* Dân số thế giới đang tăng nhanh:
Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự
phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên
nhiên. Tuy rằng dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều
vùng ở châu Á trong nhiều thế kỷ qua nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế
giới đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại của chúng ta, được biết
đến là như là sự bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn
đáng chú ý hơn cả phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều
khiển học. Tình trạng quá đông dân số loài người trên trái đất đã đạt trung
bình khoảng 33 người trên km
2
trên đất liền(kể cả sa mạc và các vùng cực).
Với dân số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đấy
có khả năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái
tự nhiên khác.
2.3.1.2. Một số vấn đề về môi trường của Việt Nam
* Độ che phủ và chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng:
Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút
đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp
quá mức. Trước đây, toàn bộ đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ
mới mấy thập kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng toàn quốc đã
giảm xuống từ năm 1943 chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên, thì đến năm
1990, chỉ còn 28,4%. Tình trạng suy thoái rừng ở nước ta là do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có sự tàn phá của chiến tranh, nhất là chiến tranh
hóa học của Mỹ. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên,
28.8% năm 1998 và đến năm 2000, độ che phủ rừng là 33,2% năm 2002 đã
đạt 35,8% và đến cuối năm 2004 đễ lên đến 36,7%. Đây là một kết quả hết
sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá
nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng
lo ngại. Các số liệu chính thức gần đây đã xác định độ che phủ rừng của Việt
Nam, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 12,3 triệu ha, chiếm hơn
37% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Khoảng 18% diện tích này là rừng
11
trồng, chỉ có 7% diện tích rừng là rừng nguyên sinh và gần 70% diện tích
rừng còn lại được coi là rừng thứ sinh nghèo [18]
So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng
mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, nhất là ở Đắk Lắk. Tuy
trong những năm vừa qua, việc quản lý rừng đã được tăng cường, nhưng
trong 6 tháng đầu năm 2005, cũng đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai
thác lâm sản trái phép, 1.525 vụ mua bán và vận chuyên lâm sản trái phép.
Đầu năm 2008, nhiều vùng phá rừng đã xẩy ra ở nhiều nơi, ngay cả trong các
khu bảo tồn thiên nhiên, như vườn Quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, rừng đầu
nguồn Thượng Cửu, Phú Thọ, rừng Khe Diêu, Quế Sơn… Sau một tháng ra
quân, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Quảng Nam đã mở nhiều cuộc tấn công
vào sào huyệt lâm tặc đang lộng hành trên địa bàn tỉnh, bước đầu phát hiện và
bắt giữ gần 620 vụ vận chuyển trái phép, với số lượng gỗ bị bắt giữ ở mức kỷ
lục:1.300 m
3
.
* Đa dạng sinh học ở Việt Nam:
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích
đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên
tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Cho đến nay đã thống kê được 11.373
loài thực vật bậc cao có mạch và hàng nghìn loài thực vật thấp như rêu, tảo,
nấm…. Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê
được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 263 loài ếch nhái, trên 1.000
loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó hàng chục ngàn loài
động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Ngoài ra Việt Nam
còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km
2
, trong đó có hàng
nghìn hòn đảo lớn nhở và nhiều rạn san hô phong phú, là nới sinh sống của
hàng ngàn động vật, thực vật có giá trị. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này ở nhiều nơi đã và đang
khai thác quá mức và phí phạm, không những thế còn sử dụng các biện pháp
hủy diệt như dùng các chất nổ, chất độc, kích điện để săn bắt. Nếu được quản
lý tốt và biết sử dụng đúng mức, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có
12
thể trở thành tài sản rất có giá trị. Nhưng rất tiếc, nguồn tài nguyên này đang
bị suy thoái nhanh chóng.
* Diện tích đất trồng trọt trên đầu người ngày càng giảm:
Ở Việt Nam, tuy đất nông nghiệp chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên,
song bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp, xếp thứ 159
trong tổng số 200 nước trên thế giới và bằng 1/6 bình quân trên thế giới. Tỷ lệ
này sẽ hạ thấp hơn nữa trong những năm tới do dân số còn tăng và đất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu thuộc các vùng đồng
bằng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị thoái hóa, ô nhiễm
và chuyển đổi mục đích sử dụng, nhất là để xây dựng các khu công nghiệp, đô
thị, đường giao thông, sân gôn , làm mất đi hơn 50.000 ha đất nông nghiệp
trong khoảng 10 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong mấy năm gần
đây, trung bình hàng năm có khoảng 72.000 ha đất nông nghiệp được chuyển
đổi mục đích sử dụng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây việc quy hoạch phát
triển các khu công nghiệp diễn ra hết sức ồ ạt ở các địa phương. Tỉnh nào
cũng có khu công nghiệp, khiến một phần không nhỏ đất nông nghiệp tốt bị
chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cả nước phải giữ được ít nhất 3,9 triệu hecta đất trồng lúa, vì
thế, Chính phủ phải sớm có quy hoạch tổng thể về đất nông nghiệp của cả
nước để các địa phương tuân theo.
* Thoái hóa đất:
Theo thống kê mới năm 2010, Việt Nam có 28.328.939 ha đất đã được
sử dụng, chiếm 85,70% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất nông – lâm nghiệp
có 24.997.153 ha chiếm 75,48%, đất phi nông nghiệp khoảng 3.385.786 ha
chiếm 10,22%. Đất chưa sử dụng là 4.732.786 ha chiếm 13,30%. Đất nông
nghiệp tăng trong khi diện tích đất trồng lúa giảm(45,977 ha). Nhìn chung, đất
sản xuất nông nghiệp có nhiều hạn chế, với 50% diện tích là đất có vấn đề
như đất phèn, đất cát, đất xám bạc màu, đất xói mòn manh trơ sỏi đá, đất ngập
mặn, đất lầy úng, và có diện tích khá lớn là đất có tầng mặt mỏng ở vùng đồi
núi (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004).
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế,
xã hội, những biến động về tài nguyên đất ngày càng trở nên rõ rệt. Về môi
13
trường đất lượng phân bón dùng trên một hecta gieo trồng còn thấp hơn so
với mức trung bình thế giới(80kh/ha so với 87kg/ha), và mới chỉ bù đắp được
khoảng 30% lượng dinh dưỡng do cây trồng lấy đi. Mặt khác do sự cân bằng
trong sử dụng phân hóa học đang là thực trạng phổ biến. Tình hình đó là
nguyên nhân của việc giảm độ phì nhiêu của đất và hiện tượng thiếu kali hoặc
lưu huỳnh ở một số nơi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Về hóa chất bảo
vệ thực vật, trong danh mục 109 loại đang được sử dụng tại đồng bằng sông
Hồng, có những loại đã bị cấm sử dụng. Trong các vùng thâm canh, tần suất
sử dụng thuốc khá cao, nhất là đối với rau quả, cho nên dư lượng trong đất
khá cao, kể cả trong sản phẩm.
* Thiếu nước ngọt và nhiễm bẩn nước ngọt ngày càng trầm trọng:
Nhìn chung tài nguyên nước ngọt Việt Nam tương đối cao, tuy nhiên
với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường nước Việt Nam đang
thay đổi hết sức nhanh chóng, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô
nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành
mạnh về sinh thái của cả nước. (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, 2004).
Việc phá rừng mà hậu quả là hiện tượng bồi lắng ở mức độ cao do sói
mòn đất đã làm giảm hiệu năng của những dòng kênh và tuổi thọ của các hồ
chứa. Năm 1991, hai công trình thủy điện quan trọng ở miền trung là Đa
Nhim và Trị An đã không vận hành được bình thường vào mùa khô vì thiếu
nước nghiêm trọng. Nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng, nhất là Đồng Văn,
Lai Châu, Hà Tĩnh và Quảng Trị. Giữa tháng 3/2011, nhiều vùng bị hạn nặng,
như các tỉnh Tây Nguyên nhất là Gia Lai, Kon Tum, cà phê không đủ nước đã
bị chết hay cháy hoa, nhân dân nhiều vùng không có đủ nước cho sinh hoạt.
Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là
tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và tại các khu
công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề nghiêm
trọng tại nhiều miền thôn quê, đặc biệt tại châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long. Hiện tượng nhiễm mặn hay chua hóa do quá trình tự nhiên và do hoạt
động của con người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Cửu
14
Long. Ở một số vùng ven biển, nguồn nước ngầm đã bị nhiễm bẩn do thấm
mặn hoặc thấm chua phèn trong quá trình thăm dò hoặc khai thác. nhiễm bẩn
vi sinh vật và kim loại nặng đã xẩy ra ở một số nơi, chủ yếu do nhiễm bẩn từ
trên mặt đất, như các hố chôn lấp rác.
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hiện nay là khoảng 50%, trong đó đô
thị chiếm 70% và nông thôn chỉ 30%. Từ nay cho đến năm 2040, tổng nhu
cầu nước ở Việt Nam có thể chưa vượt quá 50% tổng nguồn nước, song vì có
sự khác biệt lớn về nguồn nước tại các vùng khác nhau, vào các mùa khác
nhau và do nạn ô nhiễm gia tăng, nếu không có chính sách đúng đắn thì nhiều
nơi sẽ bị thiếu nước trầm trọng.
* Nạn ô nhiễm ngày càng khó giải quyết:
Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta phát triển khá nhanh trong
hơn 10 năm qua, gây áp lực lớn đối với khai thác đất đại, tài nguyên thiên
nhiên, nhất là rừng và nước. Nhiều diện tích nông nghiệp đã chuyển thành đất
đô thị, đất công nghiệp, đất giao thông… ảnh hưởng không nhở đến đời sống
người nông dân và an toàn lương thực quốc gia. Đô thị hóa, công nghiệp hóa
trong khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội yếu kém, làm nẩy sinh nhiều vấn đề
môi trường bức bách như thiếu nước sạch, thiếu dịch vụ xã hội, thiếu nhà ở,
úng ngập, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nước
và chất thải rắn. Tỷ lệ số người bị các bệnh do ô nhiễm môi trường ngày càng
tăng, như các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh dị ứng và ung thư …
Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ
tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng
đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái. Việc phát
triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cà cơ sở chế biến ở một số vùng do
công nghệ sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu
dân cư và hầu như không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải đã gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.450 làng
nghề truyền thống, trong đó 800 làng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng,
đã và đang làm chất lượng môi trường khu vực ngày càng suy giảm.
Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn là vấn đề
cấp bách. Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa được cải thiên
15
đáng kểm tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28-30% và số hộ ở nông
thôn được dùng nước hợp vệ sinh là 30-40% .
2.3.2. Những vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất
quan trọng, trưng đó đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của kinh tế nông
nghiệp và nông thôn. Khởi đầu sự nghiệp đổi mới được bắt đầu từ nông
nghiệp. Cho đến nay, khi chóng ta bước vào thời kỳ CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, nông dân dần càng có vị trí, vai trò quan trọng. Tinh
thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ: phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong các chủ
trương và giải pháp lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến lên.
Trong quá trình thực hiện quan điểm đó, chúng ta đã đạt được nhiều những
thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, nông dân, nông thôn từng
bước được cải thiện cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu
ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thu công
nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông
thôn mang tính chiến lược, trước mắt còng nhưng lâu dài. Vì vậy, nông thôn
chi phối và tác động nhiều mặt đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường quốc gia.
Hiện nay, nông thôn nước ta đang trong quá trình đổi mới và
phát triển. Cùng với quá trình đó cũng phát sinh không ít vấn đề về môi
trường mà bức xúc nhất là tính ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường nông
thôn Việt Nam hiện nay đang là vấn đề có tính cấp bách đòi hỏi
chúng ta phải thực sự quan tâm sâu hơn về vấn đề này chứ không chỉ
dừng lại ở sự cảnh báo hay hô hào một cách chung chung.
Quá trình phát triển của nông thôn nước ta đã và đang làm xuất hiện
những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quan tâm giải
quyết. Trong thời gian qua, nông thôn ngày càng phát triển về kinh tế,
càng mở ra những ngành nghề mới thì lại xuất hiện nhiều những nhân tố
có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Môi trường nông thôn ngày càng
16
có xu hướng bị ô nhiễm trầm trọng hơn song chóng ta vẫn chưa có những
giải pháp khắc phục hậu quả. Sự ô nhiễm môi trường gia tăng đã bắt đầu
hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng
suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày những
vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến và rộng rãi trong mọi
hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Quan trong hơn là hiện trạng trên đã tác động xấu đến sức khỏe
cộng đồng cư dân nông thôn và gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài
cho thế hệ hiện nay và mai sau.
Sự ô nhiễm môi trường nông thôn ở mức độ ngày càng trầm trọng và
toàn diện ở cả nguồn nước, không khí và đất. Ở nước ta tỉ lệ người dân các vùng
nông thôn được cấp nước sạch còn rất hạn chế. Phần lớn nguồn nước được ch
o là sạch để ăn uống, sinh hoạt là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng
hình thức lọc đơn giản.
Những nguồn nước mà người dân có được để sinh hoạt lại ngày càng ô
nhiễm trầm trọng mà những biện pháp lọc đơn giản không khắc phục
được. Hiện nay, nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm trầm
trọng. Hàng loạt những con sông kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho
người dân bị nhiễm sát, nhiễm chì, nhiễm phén, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
và rất nhiều các chất hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải tự do
ra môi trường. Ở những dòng sông và những ao hồ nông thôn các loài thủy
sinh ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nước bị ô nhiễm ngày càng
nặng. Nguồn nước của chúng ta ngày càng ô nhiễm nhiều hóa chất bảo vệ
thực vật, phân, rác và chất thải công nghiệp. Tình trạng đó đã ngày càng ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cư dân nôngthôn, là nguyên nhân gây các bệnh
tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu
máu, thiếu sắt, kém phát triển, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong, nhất là ở trẻ em.
Sự ô nhiễm không khí hiện nay ở nông thôn Việt Nam còng là
rất đáng quan tâm. Hầu hết không khí tại các vùng nông thôn nước ta đã và
đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, do quá trình đô thị hóa và sự phát triển
của các làng nghề. Các khu công nghiệp còn “vô tư” thải các loại khí gây ô nhiễm
17
chưa được xử lý ra môi trường. Chủ yếu nhiên liệu được sử dụng trong các là
ng nghề là than đá. Do đó, cùng với việc phát triển các làng nghề thì lượng bụi,
các loại khí thải CO, CO2, SO2, NO… gây ô
nhiễm môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng ảnh hưởng tiêu cực tới
sức khỏe người dân trong khu vực. Không những thế, chúng còn ảnh
hướng xấu đến hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận.
Môi trường ở các vùng nông thôn cũng không nằm ngoài tiến trình ô
nhiễm đó. Đặc biệt là ở các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên
cứu của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghế tái chế chì
tại xã Chỉ đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy hàm lượng đồng đã ở
ngưỡng từ 43,68 – 69,68 P.Pm; hàm lượng chì từ 147,06 – 661,2 P.Pm.
Một số làng nghề khác cũng ngày càng gây ô nhiễm nghiêm trọng hơn
đối với môi trường đất. Thực trạng ô nhiễm trên có rất nhiều nguyên nhân,
nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là ý thức của đa phần người dân về bảo vệ
môi trường còn chưa thực sự được coi trọng. Sự thờ ơ này xảy ra ở ngay cả những
người cán bộ quản lý, các cấp chính quyền và người dân.
Từ đó dẫn tới một trong những nguyên nhân trực tiếp là việc người
dân lạm dụng và sử dụng không hợp lý các hóa chất trong sản xuất nông
nghiệp. Vào những năm 1960, ở nước ta chỉ có 0,48% diện tích đất canh
tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay tỉ lệ này là 100% với trên
1000 chủng loại thuốc, trong đó có nhiều loại thuốc có độc tính cao. Hàng
năm ở nước ta sử dụng trung bình 15.000 – 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực
vật. Trung bình 1 ha canh tác sử dụng đến 0,4 – 0,5kg thuốc bảo vệ thực
vật. Trong số đó, phần lớn là sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo
đúng quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên các chất bảo vệ thực
vật gây nên nhiều tác hại cho chính người sử dụng, người tiêu dùng nông
sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời có
ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống nông thôn…
Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên môi trường
mỗi năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát sinh khoản 9000 tấn
chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vât. Trong
đó có không Ýt loài thuốc có độc tính cao đã bị cấm sử dụng. Chủ yếu số
18
thuốc bảo vệ thực vật được dùng ở nước ta hiện nay là thuốc trừ sâu;
thuốc trừ nấm; thuốc diệt chuột; thuốc diệt cỏ… Các loại này có đặc tính
là rất độc với mọi sinh vật không phân biệt, nghĩa là nó có thể gây chết cả
vi sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước và con người.
Chúng có thể tồn dư lâu dài trong môi trường, đát, nước và gây ô nhiễm
rất nặng. Đặc biệt do thiếu hiểu biết, vì lợi Ých trước mắt của cá nhân mà
một số những người trồng hoa màu đã thường xuyên sử dụng lượng thuốc
bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Điều đó ngoài việc gây ô nhiễm môi
trường đất, nước thì nó còn gây ô nhiễm trực tiếp đến nông sản con người
ăn, uống trực tiếp hàng ngày. Qua đó, chúng xâm nhập vào cơ thể con
người, gây độc cấp tính và tích tụ lâu dài trong cơ thể là một trong những
nguyên nhân của các bệnh ung thư và các bệnh di truyền. Đối với trẻ em,
thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng mạnh gấp 10 lần ở người lớn. Nó có
thể gây thiếu ôxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh,
chậm biết đọc, biết viết. Trong những năm gần đây ở nước ta tình trạng
ngộ độc thực phẩm do chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật diễn ra
phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ ở nông thôn mà cả ở các
thành phố lớn khi sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn. Điều này
đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc quan tâm tìm cách cải thiện tình hình
này. Sở dĩ như vậy là do sự quản lý của các cơ quan chức năng còn nhiều
bất cập; Việc sử dông thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn tùy tiện
không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo hướng dẫn, không đảm bảo thời
gian cách ly của các loại thuốc; Các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật cũ
còn tồn đọng chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng trôi nổi một
cách tự do trên thị trường.
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chưa
quản lý chặt chẽ và xử lý tốt các chất thải rắn từ các làng nghề. Hiện nay
nước ta có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và tập trung
đông nhất là khu vực đồng bằng sông hồng với tổng số 472 làng nghề các
loại, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam
Định… Trong đó, các làng nghề có qui mô nhỏ, trình độ sản xuất hấp,
19
trang thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu, thô sơ chiếm phần lớn. Do đó, đã
và đang xảy ra nhiều vấn đề môi trường ở nông thôn. Môi trường tự nhiên
ở nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các làng nghề tại các vùng
nông thôn xuất hiện đủ các dạng ô nhiễm môi trường vật lý, hóa học và
sinh học. Bức tranh tổng thể có thể thấy: không khí bị ô nhiễm về nhiệt,
tiếng ồn, khí độc, khói bụi; không gian sống thì ngày càng thu hẹp mà
thay vào đó là các cơ sở sản xuất, các vật liệu, hóa chất và các chất thải
đủ loại. Đất và nước mặt bị chất thải rắn và nước thải bị ô nhiễm đang
xâm hại do sử dụng các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Người dân làng nghề
vẫn thải trực tiếp một khối lượng lớn vật tư, nhiên liệu, hóa chất và nước
thải chưa được xử lý thẳng ra sông ngòi, ao hồ. Hởu quả là nguồn nước
và nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm nặng nề về mặt sinh học và hóa học.
Điều đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện nay và lâu dài của
người dân. Do vậy chúng ta cần thiết phải quan tâm hơn nữa về vấn đề
môi trường ở các làng nghề. Trước hết cần quan tâm tới việc qui hoạch
chung và qui hoạch các cơ sở kinh tế tại các làng nghề; từng bước phát
triển hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống cấp thoát nước và hình
thành bộ phận thu gom rác thải, qui hoạch các bãi chứa rác hợp vệ sinh,
xa khu dân cư, gìn giữ vàpt hệ thống cây xanh.
Nguyên nhân thứ ba có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến môi trường nông
thôn, xuất phát từ nguồn chất thải sinh của người dân theo thống kê, trung
bình một ngày một người thải ra 0,4 – 0,5kg chất thải. Trong khi đó việc
thu gom chất thải sinh hoạt ở nông thôn còn rất thô sơ và mới chỉ thu gom
được khoảng 30% khối lượng rác sinh hoạt của người dân. Bãi rác tại các
huyện, các chợ nông thôn chưa được quản lý chặt chẽ và xử lý một cách
triệt để. Số rác thải sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu được đưa ra môi trường
và phân hủy một cách tự nhiên nên gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề.
Ngày nay, nông thôn Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu liên doanh mọc lên ngày càng nhiều. Lĩnh vực được phát triển mạnh
là công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, thức ăn chăn
nuôi gia sóc, gia cầm… đi cùng với nó là các chất thải các loại xuất hiện
20
ngày càng nhiều. Phần lớn trong số đó chưa được xử lý mà thải trực tiếp
ra môi trường gây ô nhiễm cả đất, nước và không khí.
Cùng với những nguyên nhân trên thì phương thức canh tác và tập
quán sinh hoạt lạc hậu của người dân cũng có tác động rất xấu đến môi
trường. Một số vùng nông thôn vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi để
bón cho các loại cây trồng. Tỉ lệ số hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh còn
rất hạn chế. Có nơi hố xí còn thải trực tiếp ra kênh rạch. Nhiều vùng chăn
nuôi chủ yếu còn thả rông. Đặc biệt một số vùng nông thôn miền núi còn
làm chuồng trại chăn nuôi còn để dưới nhà sàn, phân thải không được xử
lý khoa học mà xả thẳng vào nguồn nước.
Qua bức tranh khái quát về môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay
chóng ta có thể thấy nguyên nhân cơ bản chi phối các nguyên nhân khác
đó là: chúng ta chưa nhận thức được hết tác hại của việc ô nhiễm môi
trường. Việc nhận thức đối với vấn đề môi trường nông thôn của các cơ
quan chức năng và người dân còn nhiều hạn chế. Cán bộ thì buông lỏng
quản lý, coi nhù vấn đề môi trường. Người dân thì do cuộc sống còn khó
khăn chỉ chú ý quan tâm nhiều đến cuộc sống mưu sinh. Đời sống người
dân chưa được bảo đảm cho nên họ vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn
đề môi trường. Người dân vẫn tự do xả các loại chất thải công nghiệp,
chất thải sinh hoạt, phân rác ra môi trường.
Như vậy vấn đề môi trường nông thôn đã và đang đặt ra cho chóng ta
những thách thức trong việc phát triển nông thôn bền vững. Thực trạng
trên cho thấy, chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm ngay để bảo
vệ môi trường nông thôn như: ô nhiễm môi trường có xu hướng ngày càng
nghiêm trọng, tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước sạch và hố xí hợp vệ
sinh còn thấp, điều kiện kinh tế nhiều vùng còn rất khó khăn; phong tục
tập quán lạc hậu, thãi quen mất vệ sinh của người dân còn khá phổ biến…
Để nhanh chóng cải thiện tình hình này, rất cần quan tâm, đầu tư của Nhà
nước về nhân lực và nguồn lực khác cho vấn đề này; sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương và sự
tham gia tích cực của người dân trong việc cải thiện các điều kiện vệ sinh
môi trường, kết hợp với vệ sinh cá nhân. Chính quyền địa phương các cấp
21
và người dân cần tham gia nhiều hơn nữa trong việc bảo đảm cung cấp
dịch vụ một cách bền vững. Điều này đòi hỏi phải có sự lồng ghép các
vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương. Nâng cao hiểu biết cho người dân để họ có khả năng lùa chọn
các phương thức bảo vệ sức khỏe cho mình. Đẩy mạnh hợp tác với khu
vực tư nhân để huy động khả năng chuyên môn và nguôn lực như khuyên
khích tư nhân cung cấp các giải pháp vệ sinh môi trường chi phí thấp cho
các hộ gia đình nông thôn, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tiếp thị để thúc đẩy
hành vi vệ sinh cá nhân.
2.3.3. Những vấn đề về môi trường của xã Quyết Thắng
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia
tăng, khó kiểm soát, nhiều điểm nóng về môi trường còn tồn tại gây bức xúc
cho người dân tại các cổng trường Đại học, hàng quán mọc lên san sát, ven
đường gần cổng trường lượng rác thải ra rất nhiều gây mùi hôi thối, ô nhiễm
môi trường gây mất mỹ quan đường phố.
Nhìn chung người dân đều có sự quan tâm hiểu biết về biến đổi khí hậu
nhưng hiểu đúng và hành động thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường thì chưa cụ thể.
Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm hiểu biết
về môi trường càng nhiều.
Tuy nhiên, trong thời gian qua địa phương đã triển khai, làm tốt việc
thu gom, vận chuyển và quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải góp
phần tạo môi trường trong sạch dô thị văn minh và sạch đẹp. Song công tác
thu gom, xử lý chất thải vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, còn thiếu và phân
bos không đồng đều.
Có nhiều xóm là nơi tập trung nhiều khu dân cư, mức sống của người dân cao
hơn đồng nghĩa với vieecjracs thải được tạo ra nhiều hơn, cộng với sự đa
dạng của các ngành nghề sản xuất kinh doanh, buôn bán, mức sống cao hơn
vùng nông thôn. Đăc biệt tại 2 xóm còn có 2 ký túc xá của trường Đại học
Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông và của Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên với số lượng khoảng 15000 người, nâng tổng số người sinh sống tại
địa bàn khoảng 25000 người. thêm nữa số sinh viên sống ngoại trú rải rác
khắp các nhà trọ khá nhiều nên công tác quản lý rác thải rất phức tạp.
22
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự hiểu biết của người dân về một số vấn đề môi trường.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, đánh giá nhận thức, sự hiểu biết của
người dân xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên về
một số vấn đề môi trường bức xúc hiện nay. Do hạn chế về thời gian và kinh
nghiệm em chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi
trường mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm thực tập: Bộ môn Khoa Học Môi Trường – Khoa Môi Trường
– Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình cơ bản xã Quyết Thắng
- Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên.
- Điều kiện kinh tế, xã hội xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2. Hiện trạng môi trường tại xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên.
- Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong xã
- Thực trạng xả thải nước thải trong xã
- Tình hình phát thải và thu gom xử lý chất thải rắn
- Tình hình sử dụng nhà vệ sinh
- Sức khỏe và vệ sinh môi trường
3.3.3. Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường
- Nhận thức của người dân về môi trường xung quanh
23
- Nhận thức của người dân về Luật Môi trường của Việt Nam và các
văn bản liên quan
- Nhận thức của người dân về công phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt
- Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường
3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là
rất quan trọng nhằm nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát.
Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai
các mục tiêu nghiên cứu.
Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ:
- Mạng internet, sách, báo về vấn đề môi trường.
- Tài liệu từ các phòng thuộc UBND xã Quyết Thắng, Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi.
- Lập bộ câu hỏi phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý môi trường trên
địa bàn xã
-Thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ dân để phân loại và đánh giá
lượng rác thải trung bình
- Quá trình phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp
với khảo sát thực địa. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục
kèm theo)
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số liệu
đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ.
- Từ các số liệu đã có tổng hợp lại và viết báo cáo
3.5. Phương pháp chọn mẫu
- Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên
Lựa chọn 100% số tiểu khu trong đó, mỗi tiểu khu chọn ngẫu nhiên 1o
hộ gia đình.
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách môi trường của xã và 2 nhân
viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác).