Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐÀM THẾ CHIẾN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ SẮT THÉP ĐA HỘI XÃ CHÂU KHÊ
THỊ XÃ TỪ SƠN – TỈNH BẮC NINH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : 42B - KHMT
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Văn Điền





Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn TS.


Trần Văn Điền đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để
em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường –
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
suốt thời gian em học tập, nghiên cứu tại trường cũng như khi viết luận văn
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Tài Nguyên
và Môi trường Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị, các cán bộ xã Châu
Khê và các anh chị em công nhân các cơ sở sản xuất sắt thép của xã Châu
Khê đã giúp em có những hiểu biết thêm về làng nghề sắt thép giúp em có
thêm tư liệu phục vụ cho khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các bạn bè sinh viên trong lớp, những người
đã tận tình cho em những đóng góp quý báu, đã giúp đỡ em tham khảo nhiều
tài liệu thiết thực và bổ sung cho em tất cả các kiến thức quan trọng trong lĩnh
vực nghiên cứu môi trường và hoàn thành luận văn này.

Bắc Ninh, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Đàm Thế Chiến

DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

CCN Cụm Công Nghiệp
CH XH CN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân




DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1.Số ca măc bệnh và tử vong liên quan đến ô nhiễm nước 1990-2003 7
Bảng 2.2. Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất 8
Bảng 2.3. Sự phân bố các làng nghề theo các phân ngành sản xuất chính 8
Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu đặc trưng trong dòng thải
đối với một số loại hình làng nghề 9
Bảng 2.5. Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện 11
Bảng 2.6. Một số làng nghề tiêu biểu trong tinh 12
Bảng 2.7. Tình hình xả thải của các khu công nghiệp, làng nghề và khu dân cư 14
Bảng 2.8. Các tác nhân ô nhiễm môi trường cụm làng nghề tập trung 16
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tháng 11 năm 2007
tại làng nghề Đa Hội 17
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
tại Đa Hội tháng 10 năm 2007 18
Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Đa Hội 19
Bảng 3.1. Phương pháp phân tích 21
Bảng 4.1. Nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề Đa Hội 30
Bảng 4.2. Danh mục các thiết bị chính gây ô nhiễm được sử dụng
tại làng nghề Đa Hội 31
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê
đoạn chảy qua Đa Hội tháng 4 năm 2014 37

Bảng 4.4.Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại Đa Hội tháng 4 năm 2014 . 37
Bảng 4.5.Kết quả phân tích chất lượng nước thải
tại CCN làng nghề Đa Hội tháng 4 năm 2014 38


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Tỷ lệ phần trăm (%) tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
của xã Châu Khê giai đoạn 2004 – 2007 25
Hình 4.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thép tại Đa Hội . 33
Hình 4.3. Quy trình tái chế sắt thép Đa Hội kèm dòng thải. 34
Hình 4.4. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn 40













MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu càu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý 3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý 4
2.2. Hiện trạng môi trường nước trên Thế Giới và ở Việt Nam 5
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên Thế Giới 6
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 6
2.3. Làng nghề và một số nghiên cứu về môi trường của làng nghề Việt Nam 7
2.3.1. Khái niệm và phân loại làng nghề 7
2.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề ở Việt Nam 9
2.4. Một số nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Bắc Ninh 11
2.4.1. Các loại làng nghề ở Bắc Ninh 11
2.4.2. Hiện trạng môi trường ở Bắc Ninh 13
2.4.3. Một số nghiên cứu về môi trường nước làng nghề sắt thép Đa Hội 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Đa Hội 20
3.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Đa Hội 20
3.2.3. Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề Đa Hội 20
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu các tác động của quá trình sản xuất
đến môi trường đặc biệt là môi trường nước phù hợp với làng nghề 20

3.3. Phương pháp nghiên cứu 20

3.3.1. Phương pháp kế thừa 20
3.3.2. Phương pháp so sánh 21
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 21
PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Đa Hội 27
4.2.1. Hiện trạng sản xuất 27
4.2.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu và thiết bị kỹ thuật trong sản xuất 30
4.2.3. Các tác động của quá trình sản xuất tới môi trường 35
4.3. Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề Đa Hội 36
4.3.1. Hiện trạng môi trường nước mặt 36
4.3.2. Hiện trạng môi trường nước ngầm 37
4.3.3. Hiện trạng môi trường nước thải 38
4.4. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề Đa Hội 39
4.4.1. Quy hoạch làng nghề 39
4.4.2. Giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng 39
4.4.3.Các giải pháp về luật pháp và chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 40
4.4.4. Giám sát chất lượng môi trường 40
4.4.5. Biện pháp về kỹ thuật công nghệ 40
4.4.6. Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn 41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Kiến nghị 42



1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói
chung và khu vực nông thôn nói riêng. Các làng nghề có tác dụng rất lớn đối
với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chỉ riêng các tỉnh đồng bằng Sông Hồng đã có 203 làng nghề truyền thống
được khôi phục và phát triển, đồng thời có tới 523 làng nghề mới được hình
thành trong thời gian gần đây. Tuy nhiên sự phát triển của các làng nghề còn
mang tính tự phát, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề ngày càng
nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và xuất hiện xung đột môi
trường. Bắc Ninh là một tỉnh có rất nhiều làng nghề, đứng nhất nhì toàn quốc,
có các làng nghề có vài trăm năm trước như đúc đồng Đại Bái, sắt thép Đa
Hội, đồ gỗ Hương Mạc, Đồng Kỵ, Phù Khê, giấy Phong Khê… Nhìn chung
cho tới năm nay các làng nghề đều vẫn tồn tại và một số nghề rất phát triển,
đem lại sự phồn thịnh, phát triển cho nhân dân có làng nghề như gỗ Đồng Kỵ,
giấy Phong Khê, sắt thép Đa Hội…
Song song với sự phát triển và lớn mạnh của các làng nghề thì lại xuất hiện
nhiều mặt tiêu cực cùng phát sinh từ làng nghề nhất là ở các cụm công nghiệp
làng nghề như: khói, bụi, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nguồn tài nguyên
nước, sự đào thải ra các chất phế liệu, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung…
Đa Hội là một trong những làng nghề đứng đầu sản xuất thép tỉnh Bắc
Ninh, hàng năm cung cấp hàng trăm nghìn tấn thép ra thị trường, tạo công ăn
việc làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần vào công việc đổi mới của
Huyện, Tỉnh. Tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng đặc biệc là nhân dân trong
xã. Song bên cạnh đó hiện nay cũng phát sinh không ít những vấn đề về môi
trường trong đó tập trung chủ yếu là khói bụi, nước thải và chất thải rắn gây
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất và sinh hoạt.
Do đặc trưng của làng nghề nên vấn đề về môi trường trong các làng
nghề nói chung và làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Châu Khê nói riêng

hiện nay đang là “điểm nóng" trong nhiều đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu nguồn

2
phát sinh gây ô nhiễm, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề là rất
cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế và nguyện vọng của người dân ở làng
nghề cùng với sự phân công của khoa Môi Trường thuộc trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô
nhiễm môi trường nước tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội – Xã Châu
Khê – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích, yêu càu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội.
- Những ảnh hưởng do ô nhiễm nước gây ra.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và khắc phục ô
nhiễm môi trường nước trên địa bàn.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phản ánh trung thực khách quan.
- Kết quả phân tích phải chính xác.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực tế của địa phương.
















3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
2.1.1. Cơ sở lý luận
- Một số khái niệm về môi trường
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người” (Paper JAAPU) [14].
Theo "Luật Bảo vệ môi trường" của nước CHXHCN Việt Nam thì môi
trường được khái niệm như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên“ (Luật bảo vệ môi trường, 2005) [9].
- Khái niệm về tài nguyên nước: Là một dạng tài nguyên thiên nhiên
vừa hữu hạn vừa vô hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng yêu cầu của
cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, giao
thông vận tải, du lịch ( Dư Ngọc Thành, 2007 )[5].
- Khái niệm nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Khái niệm nước ngầm: Là nước tồn tại trong các tầng chứa nước
dưới mặt đất.( Dư Ngọc Thành, 2007 )[5].
- Ô nhiễm môi trường : là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho
môi trường trở lên độc hại đối với con người và sinh vật. (Lê Văn

Thiện,2007) [6].
- Khái niệm về suy thoái ô nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm môi
trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng
đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.(Lê Văn
Thiện,2007) [6].

4
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.( Paper
JAAPU ) [14].
- Các dạng ô nhiễm nước: Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước.
Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông
nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước như ô nhiễm nước ngọt,
ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm
sinh học, hóa học hay vật lý.(Lê Văn Thiện,2007) [6].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN VN thông
qua ngày 29/11/2005.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về Bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-C ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2006 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết 04-NQ/TW của tỉnh Bắc Ninh năm 1998 về phát triển

làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó có giải quyết về quy hoạch tạo mặt
bằng sản xuất, thí điểm xây dựng mô hình Khu công nghiệp làng nghề đạt tiêu
chuẩn môi trường.
- Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 193/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về xúc
tiến việc xác lập và đưa vào hoạt động quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ sản
xuất trong các ngành nghề.

5
- Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT – BTC – BNN ngày 11/07/2007
của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế
độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010.
- Chỉ thị số 36/2008/CT – BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942-1995, TCVN 5945-
1995, TCVN 5944-1995).
+ TCVN 5942–1995 : giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ
chất ô nhiễm cơ bản trong nước mặt.
+ TCVN 5944–1995 : giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ
chất ô nhiễm cơ bản trong nước ngầm.
+ TCVN 5945-2005 : giái trị giới hạn cho phép các thông số và nồng
độ chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải.
2.2. Hiện trạng môi trường nước trên Thế Giới và ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của
sự hủy hoại môi trường tự nhiên cho nền văn minh đương thời. Khủng hoảng
về nước đang hoành hành cả hành tinh, không riêng ai cả. Cơ chế ô nhiễm

nước thì được biết rõ. Chủng loại các loại ô nhiễm, cách tác động sinh học
của chúng ta đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là những chất thải
rắn có thể được hòa tan hoặc lơ lửng trong nước sẽ được mang đi xa nguồn
thải. Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác
động lên toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả vùng ven bờ và vùng khơi
của biển. Vấn đề đặc biệt nữa là nước là dung môi của nhiều chất, nước chảy
qua những địa hình thấp và vùng nghèo O
2
hòa tan. Nhiệt độ càng cao thì O
2

hòa tan càng ít, điều này chứng tỏ rằng O
2
là nhân tố hạn chế trong môi
trường nước. Từ điều đó ta thấy :
- Động vật thủy sinh phải có sự trao đổi khí qua mang rất mạnh, dễ bị
ảnh hưởng của ô nhiễm hóa học.
- Chúng có thể thiếu O
2
khi nhiệt độ gia tăng, nhất là vào mùa hè, lưu
lượng nước sông ít, nhiệt độ cao.

6
- Dao động nhiệt của nước sông ít, đa số sinh vật hẹp nhiệt. Các đặc
điểm trên cho thấy môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất,
không khí đều có thể làm nước ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của con
người và sinh vật khác.
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên Thế Giới
Tổng lượng nước trên Thế Giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong
đó nước đại dương chiếm 94,4%, khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở các

cực và 0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng nước băng tồn tại ở Nam
Cực và chỉ có hơn 10% ở Bắc Cực, phần còn lại là ở các đỉnh núi hoặc sông
băng. Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng được ở các sông, suối, hồ
nước ngầm chỉ khoảng 2 triệu dặm khối ( 0,6% tổng lượng nước ) trong đó
nước mặt chỉ có 36.000 km
3
còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên việc khai thác
nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. (
Robert A.Corbitt, 1990 ) [15].
Tuy nhiên sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm tài nguyên
nước. Những năm nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng
nước vào các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86%
số lượng nước hiện nay. Trong khi đó vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt đang
ngày càng trở lên nghiêm trọng. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm
cũng đã làm cho nguồn nước này ngày càng cạn kiệt và suy giảm cả về chất
lượng và số lượng. (Svensk Papper Stipning/ NoRDisk CELLULOSA ) [16].
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
- Hiện trạng nguồn nước mặt : Theo các kết quả quan trắc cho thấy chất
lượng nước ở thượng lưu của hầu hết các con sông chính của Việt Nam còn
khá tốt, trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông này ngày càng tăng
do ảnh hưởng của đô thị và các khu công nghiệp. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm
tại các sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các sông giảm. Theo
kết quả quan trắc thì hàm lượng BOD
5
, N
-
, NH
4
+
tại một số điểm của các con

sông chính trên cả nước đã thấy có hiện tượng vượt mức tiêu chuẩn cho phép
và dao động từ 1,5 – 3 lần.
- Hiện trạng nguồn nước ngầm : Hiện tượng xâm nhập mặn ở hầu hết
các vùng ven biển. Việc khai thác nước ngầm của các hộ gia đình và một số

7
công trình khái thác không được quản lý và quy hoạch cụ thể đã dẫn đến hiện
tượng nước dưới đất bị nhiễm mặn ở nhiều nơi.
- Ảnh hưởng của ô nhiễm nước : Ô nhiễm nước có tác động trực tiếp
đến sức khỏe, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, lỵ trực trùng, tả,
viêm gan A, giun, sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu,
thiếu sắt, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường
hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém.
Bảng 2.1.Số ca măc bệnh và tử vong liên quan đến ô nhiễm nước 1990-2003
Năm Tả Thương hàn
Lỵ trực
trùng
Tiêu chảy

Ca
bệnh
Tử
vong
Ca
bệnh
Tử
vong

Ca
bệnh

Tử
vong

Ca bệnh
Tử
vong

1990 2.132 23 4.323 16 47.832

94 232.843 207
1995 4.886 44 30.901 23 4.835 12 573.348 106
2000 170 2 10.709 10 45.103

6 984.617 19
2001 16 0 9.614 4 46.297

7 1.055.178

26
2002 340 0 7.079 0 44.903

6 104.512 19
2003 343 0 5.946 2 43.732

6 972.463 10
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2003) “ Báo cáo hiện trạng
môi trường quốc gia 2003” [7].
2.3. Làng nghề và một số nghiên cứu về môi trường của làng nghề Việt Nam
2.3.1. Khái niệm và phân loại làng nghề
*Khái niệm về làng nghề

Theo Đặng Kim Chi (tháng 3 năm 2005): Làng nghề là các làng nông
thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các nghề tiểu thủ công, phi nông
nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề có ít nhất
300 lao động, nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập
chung của làng, doanh thu hàng năm từ ngành nghề này ít nhất 300 triệu đồng
(tính theo giá trị năm 2002).
*Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề để phù hợp với từng loại hình sản
xuất của làng nghề và mục tiêu phát triển làng nghề bền vững.

8
Bảng 2.2. Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất
TT Ngành sản xuất
Số lượng
làng nghề
%
1 Ươm tơ, dệt vải, đồ da 173 11,93
2 Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu 197 13,59
3 Tái chế phế liệu 90 6,21
4 Thủ công mỹ nghệ, thêu ren 618 42,62
5 Vật liệu xây dựng, khai thác đá 31 2,14
6 Nghề khác 341 23,51
Tổng 1.450 100
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2003) “ Báo cáo hiện trạng
môi trường quốc gia, 2003” [7].
Theo bảng 2.2 thì làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren chiếm tỷ lệ cao
nhất trong tổng số làng nghề ở Việt Nam, chiếm 42,62%. Các làng nghề khác
chiếm tỷ lệ thấp hơn.
* Phân bố làng nghề
Cả nước có khoảng 1.450 làng nghề trong đó có trên 300 làng nghề

truyền thống, phân bố trên 56 tỉnh thuộc ba miền và tập trung chủ yếu ở đồng
bằng Bắc Bộ. Sự phân bố làng nghề được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Sự phân bố các làng nghề theo các phân ngành sản xuất chính
Khu
vực
Ươm
tơ, dệt
vải,đồ
da
Chế
biến
nông
sản
thực
phẩm
Tái chế
phế
liệu
Thủ
công
mỹ
nghệ,
thêu
ren
Vật
liệu xây
dựng,
khai
thác đá


Nghề
khác
Tổng
số
Miền
Bắc
138 134 61 404 17 222 976
Miền
Trung
24 42 24 121 9 77 297
Miền
Nam
11 21 5 93 5 42 177
Tổng số

173 197 90 618 31 341 1450
(Nguồn: Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST),
đề tài KC 80-09,2004) [13].

9
Việc phân loại thành 6 nhóm ngành chính như trên dựa trên các yếu tố
tương đồng về nguyên vật liệu công nghệ sản xuất, sản phẩm và thị trường
tiêu thụ sản phẩm của làng nghề; trong đó mỗi phân ngành chính còn có nhiều
phân ngành nhỏ.
2.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm
vi một khu vực nông thôn. Khu vực này là tập hợp của nhiều hình thái ô
nhiễm dạng điểm ảnh hưởng trực tiếp tới không gian liền kề và chính lại là
khu sinh hoạt của dân cư nên tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.
Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường 5 loại hình sản xuất (chế biến

nông sản, thực phẩm, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ, tái chế và vật liệu xây
dựng) được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu đặc trưng trong dòng thải
đối với một số loại hình làng nghề

STT

Loại hình làng nghề Nước thải Khí thải
1
Chế biến nông sản,
thực phẩm
SS, BOD
5
, COD
Bụi, CO, SO
2
, H
2
S,
NH
3
, CH
4

2 Ươm tơ dệt vải đồ da
pH, COD, độ màu,
kim loại nặng, Cr
6+
Bụi, SO
2

, Cl
2
, hơi axit
3 Tái chế giấy
pH, SS, BOD
5
,COD,
độ màu
Bụi, hơi kim loại, Pb,
Zn, HF, HCl
4 Tái chế kim loại màu
SS, COD, dầu mỡ,
Kim loại nặng
Bụi, hơi axit, Pb, Zn,
HF, HCl, THC, CO
5 Tái chế nhựa
SS, BOD
5
, COD,
NH
4
, độ màu, dầu
mỡ
Bụi, Cl
2
, NH
3
, HCl,
THC, CO
6

Sơn mài, đồ gỗ mỹ
nghệ
SS, BOD
5
,COD, độ
màu, dầu mỡ
Bụi, THC, SO
2
,
axeton
7 Vật liệu xây dựng SS, COD Bụi, CO, SO
2
, HF
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2003 )
“Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc Gia, 2003” [7].

10
Qua bảng 2.4 cho thấy , tại làng nghề dệt nhuộm: Đây cũng là ngành sử
dụng nhiều nước, hóa chất, thuốc nhuộm nên nước thải không chỉ có độ ô
nhiễm cao bởi pH, COD, SS mà còn có độ màu rất cao.
Hàm lượng COD vượt quá TCCP từ 2-10 lần, BOD
5
vượt từ 2-15
lần (nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính
sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Hà
Nội tháng 3, 2005, Đặng Kim Chi) [3]. Tại làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm: Đây là loại hình làng nghề có nhu cầu nước rất lớn và thải ra với lượng
nước thải giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Kết quả khảo sát cho
thấy hầu hết nước thải đều có BOD
5

vượt TCCPP 12,8 – 140 lần, COD vượt
từ 9,7 – 87 lần, nước thải có thể có pH thấp. Nguồn gây ô nhiễm không khí
đặc trưng nhất là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và
trong nước thải sinh ra H
2
S, NH
3
. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn do sử
dụng nhiên liệu là than củi, có nhiều bụi và khí ô nhiễm như SO
2
, CO
2
, CO,
NO
2
Ví dụ: làng nghề Dương Liễu sử dụng 34.000 tấn than/năm sẽ thải ra
khoảng 6.800 tấn xỉ than/năm. ( Đặng Kim Chi, tháng 3 năm 2005) [3].
Tại làng nghề dệt nhuộm: Đây cũng là ngành sử dụng nhiều nước, hóa
chất, thuốc dệt nhuộm nên nước thải không chỉ có độ ô nhiễm cao bởi pH,
COD, TSS, SS mà còn có độ màu rất cao. Hàm lượng COD vượt TCCP từ 2-
10 lần, BOD
5
vượt từ 2-15 lần ( Đặng Kim Chi, tháng 3 năm 2005 ) [3].
Tại làng nghề thủ công mỹ nghệ : Đây là ngành gây ô nhiễm chủ yếu là
môi trường không khí do bụi, tiếng ồn, hơi dung môi, sơn ở các nhóm làng
nghề gốm sứ, chạm mạ bạc, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài ở một số làng nghề như
sơn mài, chạm bạc cũng gây ô nhiễm môi trường nước. Ví dụ: Nước thải của
làng chạm bạc có chứa hàm lượng lớn kim loại nặng, độ pH thấp, hàm lượng
CN
-

gấp 1,5 lần TCCP, hàm lượng Zn
2+
gấp 2,1 lần TCCP. ( Đặng Kim Chi,
tháng 3 năm 2005 ) [3].
Tại làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Ô nhiễm môi trường không
khí là đặc điểm nổi bật của làng nghề này. Các lò nung vật liệu xây dựng thải
ra khí độc hại như CO, CO
2
, SO
2
, NO
2
, bụi. Tại một số làng nghề, nồng độ
khí CO, SO
2
đã vượt quá tiêu chuẩn hàng chục lần, nồng độ bụi vượt từ 1-2
lần đã làm cho không khí của làng nghề ở đây trở nên ngột ngạt, khó thở, gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. ( Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân,
Trần Lệ Minh; 2005 ) [2].

11
Kết quả phân tích tại một số làng nghề tái chế chất thải cho thấy: Đây
là loại hình làng nghề có khả năng gây ô nhiễm tới cả 3 thành phần môi
trường không khí, đất, nước.
- Tại làng nghề tái chế kim loại: Kết quả phân tích nước thải tại một số
làng nghề cho thấy: Hàm lượng Pb
2+
lớn hơn 4,1 lần TCCP, hàm lượng Zn
2+


vượt TCCP, hàm lượng Cu
2+
vượt 3,25 lần TCCP. (Đặng Kim Chi, tháng 3
năm 2005) [3].
- Tại làng nghề tái chế giấy: Kết quả phân tích nước thải tại một số làng nghề
cho thấy: Hàm lượng COD= 630 – 1260 mg/l vượt TCCP 2-12 lần, hàm lượng
phenol = 0,2 mg/l vượt TCCP 10 lần. (Đặng Kim Chi, tháng 3 năm 2005) [3].
- Tại làng nghề tái chế nhựa: Nồng độ ô nhiễm không khí đều vượt
TCCP, bụi vượt 2-4 lần, ở khu tập kết phế thải vượt 1,16 lần. Môi trường đất
bị ảnh hưởng do nước thải và chất rắn làm cho đất bị suy thoái.(Đặng Kim
Chi, tháng 3 năm 2005) [3].
2.4. Một số nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Bắc Ninh
2.4.1. Các loại làng nghề ở Bắc Ninh
* Số loại làng nghề ở Bắc Ninh
Theo thống kê Bắc Ninh có 62 làng nghề chiếm 18% số làng nghề và
trên 30% số làng nghề truyền thống của cả nước.
Bảng 2.5. Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện
TT

Huyện
Số
làng
nghề
Nghề
truyền
thống
Thủy
sản
CN
chế

biến
Xây
dựng

Thương
mại
Vận
tải
1 Từ Sơn 18 9 14 2 2
2 Tiên Du 4 2 2 2
3 Yên Phong

16 7 15 1
4 Lương Tài 6 2 5 1
5 Gia Bình 8 2 8
6
Thuận
Thành
5 5 1 4
7 Quế Võ 5 4 5
Tổng 62 31 1 53 4 3 1
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh 2007) [8].
Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân,
có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua

12
(tính từ 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công
nghiệp chiếm 75-80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên
30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh). Làng nghề đã góp phần tích cực
chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng làng, từng xã, từng huyện và cả tỉnh, tạo ra

khối lượng hàng hóa dồi dào, phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã từng bước cải thiện
đời sống của nhân dân, nhiều hộ giàu nhờ có phát triển nghề truyền thống.

Các loại làng nghề: Có 6 loại làng nghề
- Các làng nghề thủ công: các làng nghề này làm ra các mặt hàng sử
dụng quen thuộc với người Việt Nam như dao kéo, rổ rá và chiếu, cày bừa,
nón lá sản xuất thủ công phần lớn là làm bằng tay và các công cụ đơn giản.
- Làng thủ công mỹ nghệ: Làm ra các mặt hàng có giá trị về văn hóa và
trang trí. Một số mặt hàng, như đồ gỗ mỹ nghệ trạm khảm được coi như đạt
tới chuẩn mực của văn hóa xã hội. Các mặt hàng tín khác như tượng gỗ đã có
giá trị nghệ thuật lẫn giá trị tín ngưỡng. Đồ thêu và các đồ mỹ nghệ bằng bạc
có cả giá trị thương mại lẫn văn hóa.
Bảng 2.6. Một số làng nghề tiêu biểu trong tinh
TT Tên các làng nghề
Số cơ sở
sản xuất
Số lao động
( người )
Mức lương
trung bình
(1000đ/người)

1
Làng nghề sản xuất
giấy Phong Khê
171 1400 600-800
2
Làng nghề sản xuất
thép Đa Hội

856 11500 900-1200
3
Làng nghề đúc nhôm,
chì Văn Môn
250 720 500-700
4
Làng nghề đúc đồng
Đại Bái
600-700 2750 450-600
5
Làng nghề chế biến gỗ
Đồng Kỵ
1100 8500 550-700
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh năm 2007) [8].

13
- Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: chế biến các loại nông
sản, sản xuất bia, nuôi và giết mổ vật nuôi, nấu rượu và sản xuất các mặt hàng
nông sản khác kể cả các loại tinh dầu.
- Làng nghề gia công và cung ứng vật liệu: Mang những đặc điểm của
làng nghề thủ công và làng công nghiệp. Rất nhiều làng sản xuất vật liệu xây
dựng như: Nung vôi, gạch và những làng nghề nuôi tằm dệt lụa đã trở nên nổi
tiếng vì sản phẩm và nguyên liệu của mình.
- Các làng công nghiệp và tái chế chất thải: Sản xuất các hàng hóa
thành phẩm và bán thành phẩm trong một phương thức sản xuất hợp nhất giữa
các đặc điểm kỹ thuật cả tổ chức, tương tự với sản xuất công nghiệp hơn là
thủ công. Toàn bộ các làng nghề và cụm làng nghề tái chế chất thải đóng vai
trò quan trọng trong việc tái chế chất thải cho sử dụng các ngành khác.
- Các làng nghề buôn bán và dịch vụ: Khác với làng thủ công ở chỗ
chúng không sản xuất các mặt hàng để bán. Các làng buôn bán và dịch vụ bao

gồm người buôn bán và bán lẻ, người bán hàng rong và những người cung
cấp dịch vụ.
2.4.2. Hiện trạng môi trường ở Bắc Ninh
Hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh rất phong phú, các loại hình làng nghề
đa dạng, điều này được thể hiện rõ ở bảng 2.7.











14
Bảng 2.7. Tình hình xả thải của các khu công nghiệp,
làng nghề và khu dân cư
T
T
Tên cụm, khu
CN, làng
nghề
Vị trí
(xã)
Ngành
sản xuất

Quy


( ha )

m
3
/
ngày

Trực
tiếp
Qua
xử lý

Nơi nhận

Sông Ngũ
Huyện Khê
39,6
Sông Ngũ
Huyện Khê

1
Làng nghề Đa
Hội
Châu
Khê
Sắt thép
15,60
0
X

Sông Ngũ
Huyện Khê

2
Làng nghề
Đồng Kỵ
Đồng
Quang
Gỗ mỹ
nghệ
500 X
Sông Ngũ
Huyện Khê

3
Làng nghề
Văn Môn
Văn
Môn
Các sản
phẩm từ
nhôm
200 X
Sông Ngũ
Huyện Khê

4
Cụm CN giấy
Phong Khê
Phong

Khê
Sản xuất
giấy
12,7 4,500

X
Sông Ngũ
Huyện Khê

5 Cụm Dốc Sặt

Đồng
Quang
Đa
ngành
500 X
Sông Ngũ
Huyện Khê

6
Cụm Châu
Khê

Châu
Khê
Đa
ngành

15,60
0

X
Sông Ngũ
Huyện Khê

7
Cụm CN Lỗ
Sung – Đình
Bảng
Đình
Bảng
Đa
ngành
500 X
Sông Ngũ
Huyện Khê

8
Cụm CN Mả
Ông-Đình
Bảng
Đình
Bảng
Đa
ngành
100 x
Sông Ngũ
Huyện Khê

9
Cụm CN giấy

Phú Lâm
Xã Phú
Lâm
Giấy 18 1,200


(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh năm 2007) [8].


15
Tính đã dạng làng nghề trên đã kéo theo mức độ hỗn tạp về môi trường
chất thải ở Bắc Ninh. Sự ô nhiễm môi trường ở đây mang đậm nét đặc thù của
hoạt động sản xuất theo ngành nghề. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi
trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh trong các năm gần đây cho thấy
các mẫu nước mặt , nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác
nhau, môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng
nhiên liệu hóa thạch.
- Môi trường không khí : Lượng và dạng chất ô nhiễm khí phát thải
trong và xung quanh các xưởng sản xuất cho thấy đặc điểm của mỗi loại hình
san xuất của mỗi làng.
Tại làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, ô nhiễm môi trường lại do khí H
2
S
sản phẩm của quá trình phân hủy hiếm khí tinh bột và xenlulo trong mương
nước thải gây mùi khó chịu, vượt TCVN từ 1-3 lần.
Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực làng nghề truyền
thống tại Bắc Ninh từ năm 2000 đến 2005 cho thấy so với TCVN 5937-1995
hàm lượng bụi vượt 1,5-3,6 lần; tiếng ốn cao hơn 10-20 dBA, hàm lượng SO
2


( tại Đại Bái, Đa Hội, Văn Môn ) vượt 5-6 lần; hàm lượng NO
2
( tại Đại Bái,
Đa Hội, Văn Môn ) vượt 5-5,2 lần; hàm lượng hơi hữu cơ tại Đồng Kỵ cao
hơn 2 lần.
- Môi trường nước : Lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm chứa
trong nước thải của mỗi làng nghề phản ánh loại nguyên liệu đầu vào cũng
như quy trình sản xuất tại đó.
- Chất thải rắn : Lượng và dạng chất thải rắn cũng thể hiện rất rõ đặc
điểm của làng nghề. Lượng chất thải rắn sinh ra trong sản xuất được thải bỏ
rất tùy tiện tại các bờ sông, kênh mương ruộng gây nên ô nhiễm môi trường
đất và ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất nông nghiệp.





16
Bảng 2.8. Các tác nhân ô nhiễm môi trường cụm làng nghề tập trung
Cụm CN Nguyên liệu Khí thải Nước thải
Chất thải
rắn
Phong
Khê –
Yên
Phong
(tái chế
giấy)
Vỏ gió, giấy phế

liệu, nước hóa chất
(NaOH, Javen
Na
2
CO
3
)
Khí thải (SO
2
,
CO
2
, NO
2
,
Clo, hơi kiềm,
bụi )
Nước thải
chứa hóa
chất, nước
thải sinh hoạt
Xỉ thải, chất
thải sinh
hoạt,giấy
mẩu,nilon
Châu Khê
– Từ Sơn
(SX sắt
thép từ
phế liệu)

Dầu máy, kẽm,
H
2
SO4, NaOH, HCl,
HNO
3
, NaCN,
Nước
Bụi CO, CO
2
,
SO
2
, O
3
, NO
2
,
Zn, Pb
Nước thải có
axit, Fe,
KLN, thải
sinh hoạt
Xỉ than, sắt,
chất thải
sinh hoạt
Văn Môn
– Yên
Phong
(đúc

nhôm chì
kim loại
từ phế
liệu)
Nhôm chì phế liệu
Bụi nhôm,
hơi Pb, Cd,
As, Zn, CO
2
,
SO
2
, NO
2
,CO
Nước tuần
hoàn nước
sinh hoạt
Xỉ than,
nhôm, rỉ chì,
chất thải rắn
sinh hoạt
Đồng Kỵ
- Đồng
Quang –
Từ Sơn
(đồ gỗ
mỹ nghệ)
Gỗ các loại Bụi hơi HC
Nước thải

sinh hoạt
Mùn gỗ dăm
bào, chất
thải sinh
hoạt
Phú Lâm
– Tiên Du
(tái chế
giấy)
Giấy phế liệu, nước
hóa chất
(NaOH,Javen,
Na
2
CO
3
)
Khí thải
(CO
2
, SO
2
,
NO,Clo,hơi
kiềm,bụi )
Nước thải
chứa hóa
chất,nước thải
sinh hoạt
Xỉ than, chất

thải sinh
hoạt, giấy
mẩu, nilon

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh năm 2007 ) [8].
Mặc dù các cụm công nghiệp ra đời với sự quy hoạch thiết kế tương đối
hoàn chỉnh về bố trí mặt bằng khu sản xuất, xử lý chất thải nhưng thực tế tình
trạng ô nhiễm chung ở đây vẫn rất bức xúc do từng cơ sở không thực hiện các
quy định về vệ sinh môi trường và xử lý chất thải trong quá trình sản xuất.

17
2.4.3. Một số nghiên cứu về môi trường nước làng nghề sắt thép Đa Hội
Hầu hết diện tích đất ở và phần diện tích 2 bên đường liên xã, dọc theo
sông Ngũ Huyện Khê được sử dụng làm nhà xưởng, nơi tập kết vật liệu. Với
diện tích thao tác chật hẹp, hệ thống điện nước lắp đặt tùy tiện, không an toàn.
Đặc biệt là không có hệ thống cấp nước và thu gom nước thải, toàn bộ chất
thải từ các cơ sở sản xuất đều được các hộ thải trực tiếp ra phía sau nhà, bờ
sông Ngũ Huyện Khê.
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tháng 11 năm 2007
tại làng nghề Đa Hội
STT

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
TCVN
5942-1995B
1 pH - 6,39 5,5-9
2 DO mg/l 4,01 ≥2
3 COD mg/l 30 < 35
4 BOD
5


mg/l 15,8 < 25
5 TDS mg/l -
6 TSS mg/l -
7 Zn mg/l Kphđ 2
8 Cd mg/l 1,46 x 10
-3
0,02
9 Pb mg/l 1,55 x 10
-3
0,1
10 Cu mg/l 3,04 x 10
-3
1
11 Fe mg/l 3,5 2
12 Mn mg/l 0,01 0,8
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh 2007) [8].
Ghi chú: kphđ: không phát hiện được
(-): không xác định
*Nhận xét: Kết quả phân tích của các mẫu trong năm 2007 trên sông
Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua Đa Hội cho thấy hàm lượng oxy hòa tan tại vị
trí lấy mẫu có giá trị >2, tuy nhiên mức cao hơn là không đáng kể điều này
chứng tỏ hàm lượng các chất hữu cơ trong nước mặt tại cái điểm lấy mẫu khá
cao. Hàm lượng amoni trong các mẫu phân tích hầu hết đều nằm trong giới
hạn cho phép. Trong khi đó hàm lượng Fe theo TCVN 5942-1995B đã vượt

18
quá mức giới hạn cho phép là 1,75 lần. Nguyên nhân là do nước thải sinh ra
trong quá trình sản xuất thải trực tiếp ra môi trường khu vực làng nghề có
chứa rỉ sắt.

Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
tại Đa Hội tháng 10 năm 2007
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5944-1995
1 pH - 6,62 6,5-8,5
2 Độ cứng mg/l 400 5,0
3 Zn mg/l 0,032 0,01
4 Cd mg/l 0,0023 0,05
5 Chì mg/l Kphđ 1,0
6 Cu mg/l 0,0001 1-5
7 Fe mg/l 0,07 200-600
8 Clorua mg/l 0,002 0,05
9 As mg/l 0 6,5-8,5
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh năm 2007) [8].
Ghi chú: kphđ: không phát hiện được
(-): không xác định

* Nhận xét: Kết quả phân tích nước dưới đất cho thấy: Độ cứng có giá
trị vượt mức giới hạn trên của TCCP 1,1 lần. Các chỉ tiêu còn lại nằm trong
giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Bên cạnh đó các chỉ tiêu có sự chênh lệch
với nhau qua các tháng.
Với sự phát triển về quy mô, sự mở rộng sản xuất một cách ồ ạt, sự quy
hoạch không theo kịp sự phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông chật
hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, mật độ xe vận chuyển ra vào tấp nập khiến Đa
Hội trở thành đại công trường với khói bụi, sự ngột ngạt suốt ngày đêm.
Tại làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội hiện nay, chất lượng nước sông
chảy qua đang bị ô nhiễm nặng bởi lượng nước thải hàng ngày lên tới 7.500-
8.000 m
3
/ngày. Toàn bộ lượng nước thải có chứa các tác nhân kim loại nặng
Fe, Zn, Ni, Pb, dầu mỡ,axit chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường

xung quanh với nguồn tiếp nhận chính là sông Ngũ Huyện Khê.

×