Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.9 KB, 75 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHAN THỊ TÌNH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỬA CÂY TRỒNG XEN ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỬA GIỐNG SẮN MỚI HL2004-28 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 – 2014



Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHAN THỊ TÌNH


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỬA CÂY TRỒNG XEN ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỬA GIỐNG SẮN MỚI HL2004-28 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Lớp : 42 – Trồng trọt
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Phạm Thị Thu Huyền





Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn
ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy
giáo, cô giáo khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Hoàng Kim
Diệu, ThS. Phạm Thị Thu Huyền, khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó
khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Do trình độ và thời gian có hạn, bản khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn có những đóng
góp bổ sung để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Phan Thị Tình








DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT : Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSCT : Năng suất củ tươi
NSTB : Năng suất tinh bột
NSCK : Năng suất củ khô
NSTL : Năng suất thân lá
NSTT : Năng suất thực thu
TLCK : Tỷ lệ chất khô
TLTB : Tỷ lệ tinh bột



MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Nguồn gốc của cây sắn 4
2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây sắn 5
2.3. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam 6
2.3.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 6
2.3.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam 9
2.3.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên 12
2.4. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn trên thế giới và
Việt Nam 13
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn trên thế giới 13
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn ở Việt Nam 15
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
Sơ đồ thí nghiệm 18
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 18
3.4.2.1. Kỹ thuật trồng sắn 18
3.4.2.2. Kỹ thuật trồng cây xen 18
3.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 19
3.4.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi sắn 19


3.4.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về cây trồng xen 21
3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Thái Nguyên năm 2013 22
4.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ sinh trưởng của giống sắn mới
HL2004-28 23

4.2.1. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
giống sắn giống sắn mới HL2004-28 23
4.2.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ ra lá của giống sắn mới
HL2004-28 25
4.2.3. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tuổi thọ lá của giống sắn mới
HL2004-28 27
4.3. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến một số đặc điểm nông sinh học của
giống sắn mới HL2004-28 28
4.3.1. Chiều cao thân chính 28
4.3.2. Sự phân cành của giống sắn tham gia thí nghiệm 29
4.3.3. Chiều cao cây 29
4.3.4. Đường kính gốc 30
4.3.5. Tổng số lá trên cây 30
4.4. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống sắn mới HL2004-28 30
4.4.1. Chiều dài củ 31
4.4.2. Đường kính củ 32
4.4.3. Số củ trên gốc 32
4.4.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc 32
4.5. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân lá,
năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 33
4.5.1. Năng suất củ tươi 34
4.5.2. Năng suất thân lá 35
4.5.3. Năng suất sinh vật học 35
4.5.4. Hệ số thu hoạch 36


4.6. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh
bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột) của giống sắn mới HL2004-28 . 37
4.6.1. Tỷ lệ chất khô 39

4.6.2. Năng suất củ khô 39
4.6.3. Tỷ lệ tinh bột 40
4.6.4. Năng suất tinh bột 40
4.7. Kết quả nghiên cứu năng suất các loại cây trồng xen khi xen với giống
sắn mới HL2004-28. 41
4.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến hiệu quả kinh tế
của giống sắn mới HL2004-28 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
I. Tiếng Việt 46
II. Tiếng Anh 47



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm
2007 - 2012 7
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn chính
trên thế giới năm 2012 8
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm
2007 đến 2012 10
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong cả nước
năm 2012 11
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên giai đoạn từ
năm 2007 - 2012 13
Bảng 4.1: Bảng thời tiết khí hậu năm 2013 tại Thái Nguyên 22

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
của giống sắn mới HL2004-28 24
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ ra lá của giống sắn mới
HL2004-28 26
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tuổi thọ lá của giống sắn mới
HL2004-28 27
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến một số đặc điểm nông sinh học
của giống sắn mới HL2004-28 28
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống sắn mới HL2004-28 31
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng suất thân
lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 33
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng của giống sắn mới
HL2004-28 37
Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu năng suất các loại cây trồng xen khi xen với
giống sắn mới HL2004-28. 41
Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến hiệu quả
kinh tế của giống sắn mới HL2004-28 42




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1: Biểu đổ ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi, năng
suất thân lá, năng suất sinh vật học của giống sắn mới HL2004-28 34
Hình 4.2: Đồ thị ảnh hưởng của cây trồng xen đến hệ số thu hoạch của giống
sắn mới HL2004-28 37
Hình 4.3: Biểu đổ ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ khô và năng
suất tinh bột của giống sắn mới HL2004-28. 38

Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của cây trồng xen đến hiệu quả kinh tế của
giống sắn mới HL2004-28 43

1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện đang được trồng trên 100
nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương
thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì.
Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính cho hơn 500 triệu người trên
thế giới, được coi là giải pháp an toàn lương thực quan trọng hàng đầu cho
các nước có nền nông nghiệp kém phát triển, đồng thời sắn cũng là cây thức
ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì,
màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Trong thời gian tới việc nghiên
cứu phát triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học đang được các quốc gia
trên thế giới quan tâm bởi các lợi ích của loại nhiên liệu này đem lại mà cây
sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học
(ethanol).
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Năm
2012 diện tích sắn cả nước là 550,60 nghìn ha, năng suất bình quân 17,69
tấn/ha, sản lượng là 9.745,50 nghìn tấn. Hiện cả nước có 53 nhà máy với công
suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2000 cơ sở chế biến thủ
công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, góp phần đáng kể trong
nền kinh tế quốc dân.
Cây sắn ở nước ta càng ngày càng có nhu cầu cao trong công nghiệp

chế biến tinh bột, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, dược liệu và cũng đang trở
thành cây hàng hóa, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng
núi và trung du. Chính vì vậy tiềm năng mà cây sắn đem lại là rất lớn. Để khai
thác tiềm năng to lớn đó của cây sắn và tận dụng một cách tối đa quỹ đất trồng
sắn thì trồng xen các cây ngắn ngày là biện pháp canh tác mới và hữu hiệu nhất.
Sắn là cây trồng rộng hàng, giai đoạn 1- 4 tháng đầu sinh trưởng rất chậm, do
đó, trồng xen sắn không những có tác dụng che phủ đất ở thời kỳ đầu sắn chưa

2

khép tán, giữ ẩm đất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất mà còn có tác dụng
nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất trồng trọt. Tuy nhiên, trên thực tế hiện
nay nhiều người nông dân còn thiếu kiến thức về biện pháp canh tác mới này
cho nên chưa áp dụng biện pháp hoặc có áp dụng nhưng sử dụng nhiều loại cây
trồng xen khác nhau, chưa chú ý đến việc lựa chọn loại cây xen phù hợp với điều
kiện sinh thái và sự sinh trưởng, phát triển của cây sắn. Dẫn đến năng suất và
chất lượng sắn không những bị ảnh hưởng xấu, năng suất cây trồng xen không
cao, sự xói mòn trên đất trồng sắn diễn ra nghiêm trọng mà còn biến đất thành
những vùng không thể canh tác được.
Để phục vụ cho chiến lược phát triển sắn hiệu quả bền vững ở Việt Nam,
việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn, duy trì độ phì
của đất bảo vệ tài nguyên đất, thân thiện với môi trường - nâng cao năng suất -
hiệu quả kinh tế của cây sắn góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống;
tạo ra mô hình tốt để khuyến cáo nhân rộng, hướng tới nền sản xuất hàng hoá
nâng cao thu nhập cho người nông dân là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ thực
tế đó, em thực hiện đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn mới HL2004-28 tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Xác định loại cây trồng xen thích hợp đối với giống sắn mới để đạt

được năng suất cao, chất lượng tốt nhất trên một đơn vị diện tích nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của cây trồng xen đến quá trình sinh trưởng và
phát triển giống sắn mới HL2004-28.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống sắn mới HL2004-28.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng của giống
sắn mới HL2004-28.

3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp sinh viên vận dụng củng cố những kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm vốn kiến thức và kinh
nghiệm trong sản xuất.
+ Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng thời
rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, tích lũy kinh nghiệm, có phương pháp
tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Trong sản xuất: Là cơ sở khuyến cáo kỹ thuật cho nông dân lựa chọn loại
cây xen phù hợp với điều kiện sinh thái và sự sinh trưởng, phát triển của cây
sắn phục vụ sản xuất đại trà giúp nâng cao năng suất, chất lượng sắn và tăng thêm
thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần đảm bảo an toàn lương thực quốc gia
cũng như bảo vệ đất trồng sắn được lâu dài và bền vững.

4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc của cây sắn
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz và thuộc bộ ba
mảnh vỏ (Euphorbiales), họ thầu dầu (Euphotbiaceae), chi Manihot, lớp hai lá
mầm và có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36 (Obingbesan, 1973). Có nhiều tài liệu
cho biết cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Châu Mỹ Latinh (Crantz,
1976) và được trồng cách đây khoảng 5000 năm (CIAT, 1993).
Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thuyết tại Đông Bắc Brazil
thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại
(Decanola, 1986; Roger, 1965).
Trung tâm phân hóa phụ của cây sắn có thể tại Mehico, Trung Mỹ và
ven biển các nước Nam Mỹ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở
Venezuela niên đại 2700 năm trước công nguyên, những lò nướng bánh sắn
trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trước
công nguyên, những hạt tinh bột sắn ở trong phần hóa thạch được phát hiện
tại Mehico có tuổi khoảng 900 năm đến 200 năm trước công nguyên (Roger,
1963, 1965).
Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng: Cây
sắn có nguồn gốc phức tạp và có bốn trung tâm phát sinh đó là: Brazil có hai
trung tâm, còn lại là ở Mehico và Bolivia.
Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của Châu Phi vào thế
kỷ 16. Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở
Châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al,
1995) và Sri Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,
1992). Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước Châu Á
khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping, 1992; U Thun Than, 1992).
Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng thế kỷ thứ 18 (Phạm Văn

Biên, Hoàng Kim, 1991) và được trồng trên khắp lãnh thổ nước ta do khả năng
thích ứng tốt với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng. Trước đây, sắn được xem là
một loại cây lương thực quan trọng cho một bộ phận nông dân Việt Nam. Tuy

5

nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cây sắn đã
và đang đóng những vai trò rất quan trọng.
2.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây sắn
Theo số liệu công bố của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới
(FAO), hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn (tính trên 100 gam phần ăn được)
như sau:
Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn

Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ %
Nước 65,50 %
Protein 1,00 %
Lipit (mỡ) 0,20 %
Xenlulose 1,20 %
Caroten và tương đương 0,00 %
Tinh bột 32,10 %
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9
acid amin không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acid amin
quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cả trẻ em
và người lớn.
Trước đây sắn được coi là một trong những cây lương thực quan trọng.
Tại nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới đã coi sắn và các sản phẩm từ sắn là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là các nước Châu Phi. Sắn là cây trồng đứng
vị trí thứ tư trên thế giới về mặt cung cấp năng lượng cho con người.

Ngày nay, chế biến sắn được sản xuất theo công nghệ hiện đại hóa, các
sản phẩm từ sắn ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân.
Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản
phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hóa dầu thực
phẩm, chăn nuôi, Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những
ứng dụng rộng rãi của nó.

6

Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất
thuốc. Biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường, glucose,
fructose,… để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác.
Tinh bột sắn còn được dùng làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm
cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong
ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thủy sản do nó có độ
dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần
300 loại sản phẩm khác nhau.
Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất
tốt, do chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Lá sắn chứa hàm
lượng protein cao (20 - 25%) có thể sử dụng làm rau ăn cho con người. Thân
sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng
nấm,…
Ngoài ra, lá sắn cũng có hàm lượng đáng kể các chất Canxi, Caroten,
Vitamin B1, C (Tera, 1984). Chất đạm của lá sắn có đầy đủ các axit amin cần
thiết, giàu lysine nhưng thiếu methionine. Trong lá sắn ngoài các chất dinh
dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80 -
110 mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160 - 240 mg HCN/1kg lá
tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm
giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc

phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng
HCN còn lại không đáng kể.
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn
là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô
nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
2.3. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Trên thế giới sắn là cây quan trọng được xếp đứng thứ năm sau cây
ngô, lúa gạo, lúa mì và khoai tây.
Năm 2012, Faostat đã thống kê diện tích sắn trên toàn thế giới đạt
19,99 triệu ha, năng suất bình quân 12,83 tấn/ha, sản lượng 256,53 triệu

7

tấn. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới được thể hiện ở
bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm
2007 - 2012
Năm

Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007

18,62 12,15 226,30
2008


18,77 12,44 233,50
2009

18,75 12,50 234,55
2010

19,29 12,47 240,66
2011

20,06 12,78 256,40
2012

19,99 12,83 256,53
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế thới có xu hướng tăng dần
từ năm 2007 đến năm 2012. Trong đó, diện tích trồng sắn trên toàn thế giới
năm 2012 tăng 1,37 triệu ha, năng suất tăng 0,68 tấn/ha và sản lượng tăng
30,23 triệu tấn. Có được kết quả đó là do chiến lược phát triển lương thực toàn
cầu đã thực sự coi trọng giá trị của cây sắn. Mặt khác, sắn lại là cây lương thực
dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện kinh tế đặc biệt là có thể sinh trưởng và
cho năng suất cao khi đất nghèo dinh dưỡng, là cây trồng công nghiệp có khả
năng cạnh tranh cao với nhiều cây công nghiệp khác.
Hiện nay cây sắn được trồng tại 105 quốc gia, năm 2012 toàn thế giới
có 20,36 nghìn ha sắn, trong đó có 67,09% diện tích sắn được trồng ở Châu
Phi, Châu Á chiếm 20,14%, Châu Mỹ chiếm 12,57%. Năm 2012 trên thế giới
có 56,93% sản lượng sắn được sản xuất ở Châu Phi, Châu Á 30,75% và chỉ có
12,24% ở Châu Mỹ (Bảng 2.3).
Châu Phi có tổng diện tích trồng sắn năm 2012 là 13,66 triệu ha, năng

suất củ tươi bình quân 10,94 tấn/ha, sản lượng 149,48 triệu tấn (Baker Peter,
2009). Ở Châu Phi nước có diện tích sắn lớn nhất là Nigeria với 3,85 triệu ha,
năng suất đạt 14,03 tấn/ha, sản lượng 54 triệu tấn. Nigeria cũng là nước có
diện tích sắn lớn nhất thế giới nhưng năng suất lại thấp hơn Ghana 2,72

8

tấn/ha. Sắn là nguồn lương thực chính của người dân tại nhiều nước ở vùng
này. Châu Phi là nơi tình trạng suy dinh dưỡng tăng lên gấp đôi trong hai thập
kỷ qua nên cây sắn hiện được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn
chính trên thế giới năm 2012
Vùng trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Toàn thế giới
20,36 12,88 262,59
Châu Phi 13,66 10,94 149,48
Nigeria 3,85 14,03 54,00
Cộng hòa Congo 1,53 7,84 12,00
Angola 1,06 10,01 10,64
Ghana 0,87 16,75 14,55
Mozambique 0,76 13,18 10,05
Châu Mỹ 2,56 12,36 32,14
Brazil
1,69 13,61 23,05

Paraguay 0,18 13,99 2,56
Colombia 0,21 22,59 2,27
Peru
0,09 12,11 1,12
Haiti 0,16 4,23 0,66
Châu Á 4,10 19,67 80,74
Indonesia
1,12 21,36 23,92
Thái Lan 1,25 18,00 22,50
Việt Nam
0,55 17,69 9,75
Ấn Độ 0,22 36,41 8,12
Trung Quốc
0,28 16,29 4,56
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Năm 2012 tổng diện tích sắn trồng ở Châu Mỹ là 2,56 triệu ha, năng
suất củ tươi bình quân 12,36 tấn/ha, sản lượng 32,14 triệu tấn. Năng suất
trung bình ở Châu Mỹ cao hơn năng suất trung bình của Châu Phi là 1,42
tấn/ha. Brazil là nước có diện tích trồng sắn lớn nhất Châu Mỹ với 1,69

9

triệu ha, sản lượng 13,61 triệu tấn. Tồn tại chính trong sản xuất và tiêu thụ
sắn ở Châu Mỹ là trình độ kỹ thuật thâm canh chưa cao, công nghiệp chế
biến tinh bột sắn không phát triển bằng Châu Á, sắn chủ yếu sử dụng tươi
và làm thức ăn gia súc.
Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ là một trong ba vùng sắn quan
trọng của thế giới. Diện tích sắn Châu Á hiện có 4,10 triệu ha, sản lượng
80,74 triệu tấn đứng thứ hai sau Châu Phi, năng suất sắn ở Châu Á hiện đạt
bình quân 19,67 tấn/ha cao hơn Châu Phi 8,73 tấn/ha ( Faostat, 2013). Thái Lan

là nước có diện tích trồng sắn lớn nhất Châu Á với 1,25 triệu ha, sản lượng 18
triệu tấn.
Qua phân tích tình hình sản xuất sắn trên thế giới ta thấy rằng, sắn
sẽ đóng vai trò kinh tế quan trọng và ngày càng đa dạng trong việc phát
triển hệ thống lương thực quốc gia trong hai thập kỷ tiếp theo. Cây sắn
có hệ thống cố định Cacbon cho phép cây tiếp tục quang hợp có hiệu
quả trong thời gian thiếu nước kéo dài (Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn Diễn,
1992). Vì vậy, sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu
phù hợp để sản xuất ethanol trên toàn Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh.
Nhiên liệu sinh học hiện có tầm quan trọng trong cuộc sống hiện đại kể
từ khi giá nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu tăng vọt do các vấn đề chính
trị và cũng là mối quan tâm ngày càng tăng trên tất cả các vấn đề về ô
nhiễm môi trường. Xem xét những vấn đề này, các nước phát triển và
đang phát triển đã xây dựng chính sách để bắt buộc pha ethanol và
diesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với nhiên liệu hóa thạch
(xăng, diesel). Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với nguyên liệu để
sản xuất nhiên liệu sinh học (UNEP, 2009; Peter Baker, 2009) ở Trung
Quốc, Brazil, Nigeria, Thái Lan, Indonesia, Colombia, Việt Nam. Tại
Việt Nam và Campuchia sắn được xem là một cây trồng quan trọng để
sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
2.3.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực có vai trò quan trọng trong chiến
lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô (Phạm Văn Biên, 1998).

10

Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 - 2012 được
thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 2007 đến 2012

Năm

Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2007

495,50 16,53 8,19
2008

555,70 16,91 9,40
2009

508,80 16,82 8,56
2010

498,00 17,26 8,60
2011

558,20 17,73 9,90
2012

550,60 17,69 9,75
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Qua số liệu ở bảng 2.4 cho thấy tình hình sản xuất sắn qua các năm so
với năm 2007 tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2007 có diện
tích trồng sắn là 495,50 nghìn ha, năm 2012 là 550,60 nghìn ha, tăng so với

năm 2007 là 55,10 nghìn ha đánh dấu sự gia tăng năng suất từ 16,53 tấn/ha
trong năm 2007 lên 17,69 tấn/ha vào năm 2012.
Cây sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh
thái nông nghiệp Việt Nam, song tập trung thành vùng chính gồm có: Vùng
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ven biển miền Trung và vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do
sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế
nông hộ.

11

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong cả
nước năm 2012
Vùng
Diện tích
(Nghìn ha)

Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)

Cả nước 550,60

177,00

9.745,50

Đồng bằng sông Hồng 6,70


156,90

105,10

Trung du và miền núi phía Bắc 117,00

127,10

1.486,50

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 174,90

346,00

3.027,50

Tây Nguyên 149,50

170,00

2.542,00

Đông Nam Bộ 96,00

258,90

2.485,10

Đồng Bằng sông Cửu Long 6,50


152,80

99,30

(Nguồn: Mard, 2013)
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy:
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng có tổng diện tích trồng sắn
cao nhất cả nước với 174,90 nghìn ha, tiếp đến là Tây Nguyên đạt 149,50 nghìn ha.
Tây Nguyên phần lớn dân số còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện canh tác còn nhiều
lạc hậu do vậy sắn là cây lương thực giúp xóa đói giảm nghèo. Các tỉnh trồng sắn
phía Nam tăng nhanh về cả diện tích và sản lượng sắn.
Đất trồng sắn ở Việt Nam tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ven
biển Trung bộ và vùng Tây Nguyên. Ở Việt Nam khoảng 66% diện tích của
sắn được trồng trên đất đồi núi, 40% diện tích còn lại được trồng trên các loại
đất khác. Sắn ưa đất có độ pH từ 4,5 - 6,0.
Tại miền Bắc Việt Nam, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình
đồi núi và khoảng 68% của diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất cát pha
tương ứng. Trong khi đó sắn ở miền Nam, Việt Nam được trồng chủ yếu trên
đất cát màu xám, các loại đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu
vực ven biển miền Trung và Đông Nam, chiếm khoảng 60% diện tích sắn
toàn miền Nam.
Trong khi đó hơn 30% diện tích sắn được trồng ở Tây Nguyên và
Đồng Nai, Bình Phước của khu vực Đông Nam trên đất đỏ màu vàng với
địa hình đồi núi.

12

Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 - 1.200.000 tấn tinh
bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản
phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị

trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư
nhà máy chế biến bio-etanol là một hướng triển vọng lớn.
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam
tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất
lúa, ngô, và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ
có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam
dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh do có nhu cầu cao về chế biến bio-
ethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện
tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng
năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt
có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy
trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái (Faostat,
2013).
Ngoài ra trên cả nước cũng có trên 2000 cơ sở chế biến tinh bột sắn
thủ công, bán cơ giới, quy mô vừa và nhỏ, nằm rải rác ở hầu hết các tỉnh trồng
sắn nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
Tây Ninh là địa phương có diện tích, năng suất, sản lượng sắn cao nhất
toàn quốc, đồng thời cũng là tỉnh có 14 nhà máy chế biến tinh bột quy mô lớn
(trên 200 tấn củ tươi/ngày) và 94 cơ sở chế biến thủ công.
Mặc dù ngành chế biến sắn của Việt Nam còn non trẻ nhưng các nhà
máy chế biến tinh bột sắn của Việt Nam đều khá hiện đại, giá thành sản xuất
chế biến rẻ nên sắn Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao và có nhu cầu thị
trường. Ngoài sản phẩm tinh bột sắn thì sắn lát khô cũng là một mặt hàng
quan trọng và có nhu cầu cao. Thị trường xuất khẩu sắn lát khô của Việt Nam
chủ yếu là Trung Quốc. Năm 2003 - 2004 Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung
Quốc khoảng trên 328.000 tấn sắn lát. Giá sắn của Việt Nam khá cạnh tranh
so với giá sắn của các nước sản xuất trong khu vực và thế giới (Trần Ngọc
Ngoạn, Trần Văn Diễn, 1992).
2.3.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên


13

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía
Bắc, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.526,2 km
2
, có độ cao trung bình so với
mặt nước biển khoảng 200 - 300 m. Thái nguyên mang nét đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28
0
C, có mùa đông
lạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thích hợp cho việc canh tác sắn. Ngày nay
công nghiệp chế biến sắn càng phát triển nhất là ngành chế biến tinh bột và
ethanol thì sắn được coi là một trong những cây trồng cho thu nhập cao.
Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007 - 2012 được
thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên giai
đoạn từ năm 2007 - 2012
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng xuất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2007 3,80 9,90 37,60
2008 4,10 10,60 43,30
2009 3,90 13,10 51,20
2010 3,90 14,60 56,90
2011 3,60 14,70 52,80
2012 3,80 14,70 55,80

(Nguồn: Mard, 2013)
Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy:
Tổng diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên đạt 3,80 nghìn ha năm
2007 đến năm 2012 diện tích không đổi nhưng sản lượng lại tăng từ 37,60
nghìn tấn lên 55,80 nghìn tấn, năng suất tăng từ 9,90 tấn/ha lên 14,70 tấn/ha.
Điều này cho thấy người dân đang sử dụng giống sắn mới cho năng suất cao,
chất lượng tốt và tỷ lệ tinh bột cao.
2.4. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn trên thế giới và
Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn trên thế giới
Trên thế giới, sự xói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất nghiêm trọng. Ở
nhiều vùng nhiệt đới, đất bị thoái hóa chủ yếu là do lớp đất mặt bị rửa trôi,
làm mất một lượng dinh dưỡng khá lớn, tầng đất mặt bị mất do xói mòn dẫn

14

đến suy giảm độ phì nhiêu của đất. Nếu không trả lại dinh dưỡng cho đất, như
vậy đã chuyển nguồn tài nguyên có thể phục hồi thành nguồn tài nguyên
không thể phụ hồi. Sắn là cây trồng rộng hàng, che phủ đất chậm nên sự xói
mòn trên đất dốc trồng sắn là rất lớn (Ghosh và CS, 1989; Wargiono, 1987;
Weite, 1992).
Khi so sánh tình trạng xói mòn trên các ruộng có trồng cây khác nhau ở
đất có độ dốc từ 7 - 15% tại Thái Lan, Puthacharoen (1992), cho rằng lượng
đất bị mất do xói mòn ở công thức trồng sắn cao gấp 2 - 3 lần so với các công
thức trồng cây khác như: Ngô, lúa, miến, lạc, đậu xanh và cao gấp 2 - 6 lần so
với mía, dứa. Một số ý kiến khác cảnh báo tình trạng xói mòn trên đất dốc là
rất nghiêm trọng không riêng gì đối với cây sắn mà phổ biến đối với hầu hết
các cây trồng hàng năm. Reinhardt Howeler (1987) nhận xét rằng lượng đất bị
xói mòn trên ruộng sắn thấp hơn lượng đất bị xói mòn khi trồng liên tục bốn
vụ đậu cowpea (phaseolus vulgaris) ở Colombia trong cùng một khoảng thời

gian tương đương. Lí do vì trồng đậu đã làm đất kỹ và trừ cỏ dại nhiều lần
hơn trồng sắn.
Các thí nghiệm khác tại Lampung - Indonexia trên đất dốc 5% cho thấy
lượng đất bị xói mòn trồng sắn hàng năm tương đương với lượng đất bị mất ở
các công thức trồng đậu nành, ngô, lúa cạn. Riêng công thức trồng lạc có
lượng đất bị xói mòn ít hơn.
Việc chống xói mòn trên đất dốc trồng sắn bao gồm sự lựa chọn và tổng
hợp của các giải pháp:
1. Mô hình trồng sắn xen đậu, ngô, lúa cạn.
2. Mô hình trồng sắn xen cây phân xanh phủ đất kết hợp với làm đất tối thiểu.
3. Mô hình trồng băng cây phân xanh chống xói mòn và canh tác sắn
theo đường đồng mức
4. Mô hình canh tác sắn bền vững trên đất dốc với sự tham gia của
người dân.
Mô hình trồng sắn xen đậu, ngô, lúa cạn là khá phổ biến ở nhiều nước
Châu Á, đặc biệt là những vùng có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất
canh tác trên hộ nông dân thấp. Mục đích của việc trồng xen này là để nâng
cao thu nhập cho nông hộ, tăng khối lượng sản phẩm trồng trọt trên đơn vị

15

diện tích đất, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận kinh tế. Mặt khác việc trồng xen
cây họ đậu còn có tác dụng phủ đất, giảm xói mòn và góp phần duy trì độ phì
nhiêu của đất sắn nhờ có quá trình cố định đạm sinh học của cây họ đậu
(Lion, 1988; Wargiono, 1987; Weite, 1992). Những mô hình trồng sắn xen
cây họ đậu hoặc ngô, lúa cạn tại các nước Châu Á thường được thực hiện ở
các nông hộ có quy mô đất canh tác sắn nhỏ hơn 2 ha. Kết quả của hầu hết
các mô hình là sắn và cây trồng xen tuy có giảm năng suất so với sắn trồng
thuần nhưng những phương thức trồng xen hợp lý đều cho tổng giá trị sản
lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với sắn trồng thuần.

Mohankumar và cộng sự (1987), Askohan và cộng sự (1985), Ghosth
và cộng sự (1987), Villanuer (1978) cho rằng mô hình trồng xen đậu Cowpea
(phaseolus vulgaris) với sắn đã hạn chế cỏ dại và đạt lợi nhuận cao. Một số tác
giả khác cho rằng trồng xen ngô đường (sweet corn) với sắn cho năng suất và
hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng sắn thuần và các công thức khác (Lion,
1988).
Theo các tác giả Ghost (1987, 1989), Tongglum (1973), Wargiono
(1987), Weit và cộng sự (1992), Yinong (2002) thì các mô hình trồng xen lạc,
đậu xanh, đậu cowpea trong ruộng sắn là biện pháp tốt để giảm xói mòn và
duy trì độ phì nhiêu của đất trồng sắn.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen sắn ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu về trồng xen tại nhiều địa điểm khác nhau ở
miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã kết luận trồng xen cây họ đậu và cây
lương thực với sắn cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sắn trồng thuần. Trong
các cây trồng xen thì trồng xen lạc (Arachis hypogaea) với sắn có hiệu quả
kinh tế cao nhất. Theo tác giả Trịnh Phương Loan và ctv (1999), đã kết luận:
Mô hình trồng sắn xen lạc nhờ có sự che phủ của lạc nên đã hạn chế được khả
năng rửa trôi đất do mưa, vì vậy lượng đất mất đi thấp hơn hẳn so với trồng
thuần. Sản phẩm chất hữu cơ từ thân lá lạc trả lại cho đất đã góp phần duy trì
độ phì nhiêu của đất trồng sắn. Nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trồng sắn;

16

các mô hình trồng xen cây họ đậu còn cung cấp một lượng phân bón đáng kể
cho sắn và nhờ sự cố định đạm và chất xanh được vùi lại nên có thể cải thiện
được đặc tính lý hóa của đất; kết luận này đã được chứng minh trên cả hai loại
đất nghèo và đất giàu dinh dưỡng (Nguyễn Hữu Hỷ và CS, 1998; Nguyễn
Hữu Hỷ, 2002).
Ở miền Bắc Việt Nam, do diện tích đất bình quân/hộ thấp, nông dân
thường sử dụng các loại cây phân xanh trồng xen trong ruộng sắn để cải thiện

độ phì nhiêu của đất. Một số vùng sâu, vùng xa các hộ có diện tích đất bình
quân lớn hơn nhưng lại thiếu khả năng đầu tư phân bón thì việc trồng các loại
cây phân xanh trong ruộng sắn đã trở nên rất có ý nghĩa. Hơn nữa trồng các
loại cây phân xanh trong ruộng sắn còn có tác dụng làm giảm được các loại
cỏ dại khó diệt khác như cỏ tranh, cỏ gấu (Nguyễn Thế Đặng, 2001).
Các công trình nghiên cứu khác đã sử dụng cây họ đậu trong hệ thống
xen canh trên đất dốc có hàng rào chắn theo đường đồng mức, trồng xen cây
phân xanh phủ đất, hoặc sử dụng các vật liệu khác như rơm, rạ, cỏ khô, bã
mía để tủ đất. Các biện pháp kỹ thuật nói trên nếu được áp dụng liên tục có
tác dụng cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất như nâng cao độ pH, hàm
lượng chất hữu cơ, duy trì được độ ẩm, thành phần cơ giới của đất (Nguyễn
Hữu Hỷ, 1998).

×