Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 71 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



NGUYỄN ĐỨC ANH


Tên đề tài:

“ẢNH HƯỞNG
CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Lớp : 42A - MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014






Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



NGUYỄN ĐỨC ANH


Tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG
CỦA NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY HOÀNG VĂN THỤ
ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Hệ chính quy
Lớp : 42A - MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Phả

Khoa Tài nguyên & Môi trường - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014

Lời Cảm ơn


Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Ảnh
hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước
sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên” tôi
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa môi trường, các thầy giáo, cô giáo trong
trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập
và rèn luyện tại nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thị Phả
là giảng viên hướng dẫn của tôi, người đã tận tâm giúp đỡ tôi và dẫn dắt tôi
trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh, các chị cán bộ, công
nhân viên của phòng thí nghiệm trung tâm, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên - nơi tôi thực tập đã giúp đỡ tôi rất nhiều, hướng dẫn truyền đạt tôi tiến
hành phân tích các chỉ tiêu môi trường, các phương pháp, máy móc thiết bị
phân tích. Đặc biệt được trực tiếp thực hành trên tất cả các máy móc thiết bị
hiện có của nhà trường.
Một lần nữa cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc
sĩ Trần Thị Phả và toàn thể các anh, chị , thầy cô cán bộ công nhân viên chức
thuộc tập thể cán bộ phòng thí nghiệm trung tâm, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Cảm ơn tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian em thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Đức Anh

MỤC LỤC


Tang
Phần I MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Tổng quan về chất lượng nước sông Cầu 4

2.1.1. Cơ sở lí luận 4

2.1.2. Cơ sở pháp lí 7


2.1.3. Cơ sở thực tiễn 8

2.2. Tổng quan về môi trường nước 9

2.2.1. Tình hình môi trường nước trên thế giới 9

2.2.2. Tình hình môi trường nước ở Việt Nam 13

2.2.3. Tình hình môi trường nước tỉnh Thái Nguyên 17

2.3. Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy đến nguồn nước 18

2.3.1. Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy đến nguồn nước Tại Việt
Nam 18

2.3.2. Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến nguồn
nước sông Cầu - TP. Thái Nguyên 20

Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Nội dung nghiên cứu 21

3.2.1. Đặc điểm chung về tỉnh Thái Nguyên 21

3.2.2. Hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố
Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên 21

3.2.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu 21


3.2.4. Đề xuất các giải pháp khắc phục và bảo vệ môi trường nước sông
Cầu 21

3.3. Các phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin , kế thừa số liệu, tài liệu 21

3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và bảo quản mẫu 22

3.3.3. Phương Pháp phân tích số liệu trong phòng thì nghiệm 23

3.3.4. Phương pháp thống kê xử lí số liệu 24

3.3.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh 24

Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1. Một vài nét khái quát chung về lưu vực sông Cầu 25

4.1.1. Khái quát chung về sông Cầu 25

4.1.2. Khái quát chung về nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 30

4.1.3. Tình hình sử dụng nước sông Cầu 33

4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy
qua nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 35

4.2.1. Độ pH 37


4.2.2. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
) 38

4.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 39

4.2.4. Lượng oxy hoà tan trong nước (DO) 40

4.2.5. Hàm lượng nitrat (NO
3
-
) 41

4.2.6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải (TSS) 42

4.3. Một số nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước sông Cầu 43

4.3.1. Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy công
nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản 43

4.3.2. Sự tăng trưởng kinh tế 44

4.3.3. Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm các ngành kinh tế tỉnh Thái
Nguyên 44

4.3.4. Sự gia tăng dân số 45

4.3.5. Nước thải từ công nghiệp luyện kim 45


4.3.6. Nước thải từ công nghiệp khai khoáng 45

4.3.7. Nước thải từ công nghiệp giấy 46

4.3.8. Nước thải từ bệnh viện, sinh hoạt và nước rỉ rác 46

4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục và bảo vệ môi trường nước sông
Cầu khỏi ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 47

4.4.1. Các giải pháp tối ưu 47

4.4.2. Các giải pháp về luật, chính sách 48

4.4.3. Các giải pháp về công tác quản lí 50

4.4.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 50

4.4.5. Các giải pháp tuyên truyền, tăng cường nhận thức người dân 52

Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

5.1. Kết luận 54

5.2. Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56





DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Trữ lượng nước trên thế giới 10

Bảng 2.2: Số liệu so sánh tài nguyên nước của một số quốc gia của Viện Tài
nguyên Thế giới - WRI (2002 - 2004) 15

Bảng 2.3: Trữ lượng nước ngầm nhạt đã được đánh giá ở các vùng khác nhau
trên nước ta đến năm 1995 16

Bảng 3.1. Các vị trí và thời gian lấy mẫu quan trắc chất lượng nước sông Cầu 22

Bảng 4.1. Một số sông chính thuộc lưu vực sông Cầu 29

Bảng 4.2: Tổng lượng mưa tháng và năm (mm) 29

Bảng 4.3: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) 29

Bảng 4.4: Đặc trưng dòng chảy của sông Cầu 30

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy giấy như sau: 32

Bảng 4.6: Tổng lượng thải của nhà máy mỗi năm: 32

Bảng 4.7: Nhu cầu sử dụng nước sông Cầu 33

Bảng 4.8. Tình hình xử lí nước thải 33

Bảng 4.9. Đánh giá của nhân dân đối với chất lượng nước sông Cầu 34


Bảng 4.10. Chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ 36




DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện đề tài 23

Hình 4.1. Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu 26

Hình 4.2 : Quy trình tách nước, xử lý và tái sử dụng nước 31

Hình 4.3: Biểu đồ giá trị của pH 37

Hình 4.4: Biểu đồ giá trị của BOD
5
38

Hình 4.5: Biểu đồ giá trị của COD 39

Hình 4.6: Biểu đồ giá trị của DO 40

Hình 4.7: Biểu đồ giá trị của NO
3
-
41

Hình 4.8: Biểu đồ giá trị của TSS 42





1
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một loại tài nguyên vô cùng quý giá, chiếm 70% diện tích che phủ
Trái Đất. Nước có vai trò quyết định tới sự sống của tất cả sinh vật trên Trái
Đất. Nước là thành phần quan trọng trong cơ thế, chiếm 60-70% trọng lượng cơ
thể người, ở trẻ sơ sinh khoảng 70%, ở bào thai khoảng 97%. Ngoài ra nước rất
cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người (các nhà máy
dệt nhuộm, nhà máy giấy…). Nước còn có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu
và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nếu thiếu nước con người và tất cả các loại
sinh vật đều không thể tồn tại. Nước ở khắp mọi nơi trên Trái Đất như băng ở
Nam Cực, ở ao hồ sông suối biển, trong cơ thể con người hay trong không khí.
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội trong những năm gần đây sự tác
động của con người đối với Môi Trường ngày càng gia tăng về cả quy mô cũng
như cường độ. Quá trình phát triển xã hội luôn luôn đồng hành với sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi trường hoạt động của con người nhất là
trong hoạt động sản xuất công nghiệp đã để lại hậu quả không thể lường hết
được đối với môi trường.Vì vậy bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi các loại
chất thải như nước thải rắn,khí thải… là mối quan tâm của nhân loại.
Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, theo số liệu hiện có
Thái Nguyên có khoảng 6.4tỉ m³ nước mưa tự nhiên/năm, 3-4tỉ m³ nước
mặt/năm và 1.5-2tỉ m³ nước dưới đất. Các nguồn nước đều đang có biểu hiện ô
nhiễm, đặc biệt là nguồn nước lưu vực sông cầu.
Sông Cầu là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay đang có nguy cơ ô nhiễm

cao do chất thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp sản xuất trên
địa bàn, các chất thải sinh hoạt của người dân, hay do hoạt động công-nông-
ngư nghiệp, khai khoáng 2 bên bờ phía thượng lưu gây ra. Tại khu vực gần


2
thành phố Thái Nguyên, sông Cầu có nguy cơ ô nhiễm cao do chất thải của
nhiều nhà máy thái ra, Tại các điểm xả nước thải của các nhà máy, nước sông
không thể dùng cho bất cứ mục đích gì, thậm chí còn có mùi thối như tại khu
vực cửa xả của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn.
Hệ thống thoát nước, nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các nhà máy,
các khu công nghiệp và nước thải sinh hoạt không qua xử lý chính là nguồn gây
ô nhiễm đất, nước, không khí… Vào mùa khô nước sông bị ô nhiễm nặng. Về
mùa mưa, chất lượng nước có tốt hơn so với mùa khô nhưng các chỉ tiêu hóa
học vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. đặc biệt là nước thải của nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ. Nước sông bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe
người dân sử dụng nước sinh hoạt khu vực xung quanh và hoạt động sản xuất
nông nghiệp khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn đó, để có đánh giá chính xác về hiện trạng ảnh hưởng
của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đến chất lượng nước sông cầu, tạo
tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp quản lí và bảo vệ nguồn nước. Được sự phân
công của Ban chủ nhiệm khoa môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thạc sĩ Trần Thị Phả, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “
Ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ
đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên –
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định độ ảnh hưởng của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới
chất lượng nước sông Cầu.

- Xác định được mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Cầu đoạn chảy qua
thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu, khuyến cáo cho người dân có thể sử
dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn cho phép.


3
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng và chính xác thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông
Cầu trên đoạn chảy qua nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, tác động môi trường
của nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ.
- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
sông Cầu, so sánh với TCVN 08:2008/BTNMT.
- Đề xuất các giải pháp, các giải pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực
tế phù hợp với điều kiện địa phương
- Đề tài phải có độ tin cậy và có tính xác thực, sô liệu thu được phản ánh
chính xác, khách quan.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau này. Biết cách vận dụng và phát huy
được kiến thức đã học. Báo cáo là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học
và cho các nhà quản lí môi trường nước.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của
ngành công nghiệp giấy, cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về
ô nhiễm, suy thoái môi trường nước do ảnh hưởng của nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ. Đưa ra những định hướng đúng đắn, phù hợp với phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường


4

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về chất lượng nước sông Cầu
2.1.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.1. Khái niệm môi trường, tài nguyên nước,môi trường nước
Theo Luật bảo vệ môi trường,(2005) [13] của nước CHXHCN Việt Nam
thì môi trường được khái niệm như sau:
Môi trường: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. [13].
Nước: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trường,quyết định sự tồn tại,phát triển bền vững của đất
nước,mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.
(Luật Tài nguyên nước,1998)
Môi trường nước: là thành phần môi trường tự nhiên.
Nguồn nước được chia làm 2 loại, bao gồm nước mặt và nước ngầm.
Nước mặt là nước được tích trữ lại dưới dạng lỏng hoặc dạng rắn trên mặt đất,
trữ lượng nước mặt bao gồm băng tuyết chiếm 98,83%, nước hồ chiếm 1,15%,
đầm lầy chiếm 0,015%, nước sông chiếm 0,005%. Còn nước ngầm là một dạng
nước dưới lòng đất, tích trữ trong các lớp đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát,
bột kết, trong các khe nứt hang caster dưới bề mặt Trái Đất, có thể khai thác
cho hoạt động của con người. Nước ngầm ở độ sâu từ 0 – 1000m có khoảng 4
triệu km
3
nước, từ 1000 – 6000m có khoảng 5 triệu km
3
, Nước ngầm trong đất
có thể tồn tại ở dạng hơi nước, nước liên kết hóa học, nước liên kết lý học. [11].
Ô nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng

nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi
và các loài hoang dã, ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư


5
nghiệp bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng
của sinh vật.
Theo nguồn gốc,ô nhiễm nước được chia ra làm hai loại:
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi
các tác nhân vật lý.
Nước thải: nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong
một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa.
Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lí và
bảo vệ môi trường.
Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia quy định giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm thải ra môi trường. Quy định này áp dụng để đánh giá và
kiểm soát chất lượng của môi trường, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng tài
nguyên môi trường một cách hợp lí.
2.1.1.2. Các chỉ số chính để đánh giá chất lượng nước
Theo Escap [19], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các
chỉ tiêu đó là:

- DO: Hàm lượng oxigen hòa tan. Là lượng oxigen hòa tan trong nước cần
thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thủy sinh, côn
trùng…) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của
tảo. DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy


6
vực. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ,
thành phần hóa học của nguồn nước,số lượng vi sinh vật,thủy sinh vật……
Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của
nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước
đó còn đủ một lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh
vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm
chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ
yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong
nước này nữa.
- BOD
5
: Nhu cầu oxigen sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand). Là
lượng oxigen cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong môi trường
nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxigen
hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxigen hòa tan cần thiết cho quá trình phân
hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thái tới
nguồn nước.
- COD: Nhu cầu oxigen hóa học (Chemical Oxygen Demand). Là lượng
oxigen cần thiết để oxigen hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ
và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có
thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
- Nitrat (NO
2

-
): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa
nito trong nước thải.
- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có
mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion
hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca
2
+

Mg
2
+
chiếm hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước
xem Như là tổng hàm lượng của các ion Ca
2
+
và Mg
2
+
.
- pH: là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, pH là một chỉ tiêu cần
được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự
thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng


7
carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. pH là yếu tố môi trường ảnh
hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vât trong nước.
- TSS: là chỉ số chất lơ lửng trong nước (total Suspended Solids). Các chất
rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước.

- TS: Tổng hàm lượng các chất rắn (total solids). Các chất rắn trong nước
có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất
vô cơ lẫn các chất hữu cơ.
- TDS: Tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan (total Dissolved Solids). Các
chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn
chất hữu cơ.
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Luật BVMT Việt Nam – ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
- Luật tài nguyên nước được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
chính thức ban hành ngày 20/5/1998.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc sử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành
Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28/7/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan
lưu vực sông Cầu.
- Thông tư 26/2011 TT-BTNMT - Quy định chi tiết một số điều của
nghị định số 29/2011/NĐ - CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ


8
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường:

+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
+ TCVN 5999:1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- Các quy chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 12:2008/BTNMT – QCVN về Nước thải công nghiệp giấy và
bột giấy
+ QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp (thay thế QCVN 24/2009/BTNMT).
+ QCVN 33:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
đối với phế liệu giấy nhập khẩu
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu sử
dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sẽ tăng mạnh mẽ.
2.1.3.2. Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước
Sự phát triển kinh tế xã hội và sự gia tăng dân số cũng sẽ tác động mạnh
đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Các hoạt
động của con người không có kế hoạch hay các hoạt động phá hoại môi trường
như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông nghiệp, phát thải bừa bãi…đã và sẽ


9
gây những hậu quả cực kì nghiêm trọng, dẫn đến việc ô nhiễm và cạn kiệt môi
trường nước tự nhiên, nguy cơ thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng.
2.1.3.3. Tác động của biến đổi khỉ hậu toàn cầu

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến tài
nguyên nước. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước sẽ càng trầm trọng nếu không
có các biện pháp quản lí tốt nguồn tài nguyên nước hiện có. Cũng vì vậy mà
người ta cho rằng việc khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nguồn nước
quá ít không đủ cung cấp cho nhu cầu con người mà còn do sự yếu kém trong
quản lí và bảo vệ nguồn nước dẫn tới việc hàng tỉ người và môi trường tự nhiên
phải gánh chịu hậu quả.
2.1.3.4. Các loại hình hoạt động của con người gây ô nhiễm, cơ chế gây ô
nhiễm, dự báo diễn biến môi trường
Nguyên nhân chính của việc ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước
nói riêng là phần lớn lượng nước thải chưa qua hệ thống xử lí đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường đã được xả thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước dẫn tới việc gia tăng độ
ô nhiễm hữu cơ và vi sinh. Hiện nay phần lớn lượng nước thải công nghiệp cũng
chưa được xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép trước khi xả thải vào
hệ thống sông hồ tiếp nhận, làm tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng trong
môi trường nước.
2.2. Tổng quan về môi trường nước
2.2.1. Tình hình môi trường nước trên thế giới
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước giữ cho khí hậu tương đối
ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành
phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật. Nước được dùng trong các
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu
hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.


10
Nước bao phủ 71% diện tích của Trái Đất trong đó 97% nước là nước
mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được

tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và
trong không khí.
Bảng 2.1 Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nước Trữ lượng (km
3
)
Biển và đại dương 1.370.322.000
Nước ngầm 60.000.000
Băng và băng hà 26.660.000
Hồ nước ngọt 125.000
Hồ nước mặn 105.000
Khí ẩm trong đất 75.000
Hơi nước trong khí ẩm 14.000
Nước sông 1.000
Tuyết trên lục địa 250
[7]

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước
ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt
cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục
tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc
bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây.
Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị
biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh
thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn
các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung trong việc định vị các
nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về
nước (water rights).



11
Trung bình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xứ lí bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống
kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ nước thế giới
(world water week) khai mạc tại Stockholm, Thụy Điển ngày 5/9.
Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát
triển là do không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh phù hợp và các bệnh
liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây
tử vong cho 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO)
cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỉ người phải sống trong các khu vực
khan hiếm nguồn nước và 2/3 dân cư trên hành tinh có thể bị thiếu nước.
Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước
trên trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy
ra cũng rất chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô
nhiễm nặng nề, tùy từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau. Nhiều
vùng biển trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống
của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao
thông vận tải biển gây nên.
Ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng,ở Anh Quốc: đầu thế kỉ 19, sông
Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành cống thải lộ thiên. Các sông
khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra biện pháp ngăn chặn
bảo vệ… Ở Hoa Kì tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước diễn ra ở phía
đông, cũng như nhiều vùng khác.Vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ
Erie, Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công
nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn của Trung Quốc tăng từ 23,9 tỷ m
3




12
trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m
3
trong năm 2006. Một lượng lớn nước thải chưa
qua xử lí vẫn được thải vào các sông. Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồ
ngày càng trở nên ô nhiễm. Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đất
nước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sông
xếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5.
Tại các làng quê châu Phi, phụ nữ mỗi ngày phải vác thùng đi bộ gần 10km để
lấy nước. Vào mùa khô, họ phải đi xa hơn. Đã vậy, nguồn nước ở châu Phi bị ô
nhiễm ở mức báo động. Hiện nay, sông Nin mỗi năm “nhận” 125 triệu m
3
rác công
nghiệp do 35 nhà máy ven sông thải ra. [3]
Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới:
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurun (Rumani) đã thải
ra 50-100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia
Mare (thuộc vùng Đông-Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thủy sản ở
đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh
hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.
Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng sau khi nhà
máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India thải ra ngoài môi trường 40 tấn
izoxianat và metila. Theo viện Blacksmith, chính lượng khí độc hại này đã gây ra ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của hàng trăm nghìn người dân và khiến 15000
người tử vong, thật đáng lo ngại khi vấn đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc.
Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai Dai dài
1978km được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thải công

nghiệp, động vật và nông nghiệp. Mức độ mắc các bệnh cao bất thường của
cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủ phải xếp nguồn
nước của con sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất. Tuy nhiên chính phủ Trung
Quốc hiện đang cùng Ngân hàng Thế Giới nỗ lực giải quyết tình trạng này.


13
Marilao (philipine) hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở
Philipine là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim
loại, đúc chì. Các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khỏe cho dân cư trong
vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt vịnh Manille.
2.2.2. Tình hình môi trường nước ở Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam không phải là quốc gia
mạnh về tài nguyên nước bởi hơn 60% lượng nước bề mặt ở Việt Nam có
nguồn gốc từ các nước khác. Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng
khoảng một nửa dân số Việt Nam vẫn chưa có đủ nước sinh hoạt. Những vấn
đề nảy sinh từ biến đổi khí hậu cũng tác động đến tài nguyên nước Việt Nam,
làm gia tăng thách thức vốn đã rất nghiêm trọng…
Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa,
trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một
lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m
3
. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể
hứng được một lượng nước bằng 3.870 m
3
mỗi năm; hoặc 10,6 m
3
tức 10.600 lít
nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu
về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt,

nước cung cấp cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400
lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520
lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho
mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính
phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người/ngày vào
năm 2010 và 140 lít/người/ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm
nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu
hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước. Chỉ riêng nguồn nước
ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.
Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn
do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông


14
Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520
tỷ m
3
, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên
biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một
lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không
đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam . Các phụ
lưu của sông Mê Công, như Nậm Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê
Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng
giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi
từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và
nguồn từ nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng
nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m
3
. Trong đó phần hình thành

trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm
63%.
Về sông, nước ta có 2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26
phân lưu của các sông lớn. Trong đó, có 9 sông có lưu vực lớn hơn
10.000km
2
là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông
Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai
và sông Cửu Long. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân
chia các sông Việt Nam thành ba nhóm: nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ
nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm
thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Kỳ Cùng, sông
Bằng Giang; nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung
nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê Công.
Một đặc điểm về nguồn nước sông ở Việt Nam là chỉ có 37% sản sinh
trong lãnh thổ còn phần lớn các sông có đầu nguồn thuộc lãnh thổ nước ngoài
nên dễ bị di động,dễ bị ảnh hưởng bởi các quyết định lên quan đến tài nguyên
nước ở vùng thượng lưu.Tổng diện tích các lưu vực sông quốc tế chiếm gần 1,2


15
triệu km
3
(gồm cả phần trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam ) khoảng gấp 3 lần
diện tích Việt Nam,tổng dòng chảy năm là 835 tỷ m
3
,nhưng trong 6 tháng mùa
khô,khi mà dòng chảy chỉ đạt khoảng 15 – 30% tổng dòng chảy năm thì nạn
thiếu nước lại trở nên trầm trọng [16].
Bảng 2.2: Số liệu so sánh tài nguyên nước của một số quốc gia

của Viện Tài nguyên Thế giới - WRI (2002 - 2004)
Quốc gia lượng nước (m
3
/người)

Tài nguyên nước ngọt tái tạo của Việt Nam 11.189
Tài nguyên nước ngọt tái tạo của CHDCND Lào

68.318
Tài nguyên nước ngọt tái tạo của Campuchia 30.561
Tài nguyên nước ngọt tái tạo của Trung Quốc 1.471
Tài nguyên nước ngọt tái tạo của Hàn Quốc 50 - 500
Tài nguyên nước ngọt tái tạo trên toàn Trái Đất 6.538

[17]
Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ
lượng có tiềm năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn
lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính gần 2000m
3
/s, tương ứng khoảng 60 tỷ
m
3
/năm. Trữ lượng này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng
bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây
Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và
Nam Trung Bộ.
Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ
m
3
/năm, tức khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và

nghiên cứu đã có đến năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai
thác ngay với độ tin cậy cao (cấp A) vào khoảng 736.205m
3
/ngày; thuộc loại có
thể khai thác với độ tin cậy khá (cấp B) vào khoảng 939.625m
3
/ngày; thuộc loại
đã được dự báo là có khả năng khai thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2),
10.848.451m
3
/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ mới vào khoảng 5% tổng trữ


16
lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới khoảng 12 tỷ m
3
/năm.
So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của Việt Nam ở vào mức trung bình.
Bảng 2.3: Trữ lượng nước ngầm nhạt đã được đánh giá
ở các vùng khác nhau trên nước ta đến năm 1995
Vùng Trữ lượng theo các cấp về khả năng cấp nước
(m
3
/ngày)
A B C1 C2
Đông Bắc bộ 80.923 82.061 460.057 582.803
Đồng bằng Bắc bộ 379.377 429.769 1.004.460 2.520.143
Ven biển Trung bộ 26.280 24.596 266.200 1.568.614
Đông Nam bộ 12.000 150.800 232.211 1.417.830
Tây Nguyên 8.281 26.820 137.242 2.532.263

Tổng 506.861 714.946 2.108.188 8.721.653
[17]

Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặt
hàng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa.
Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này
chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một
nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ.
Về nước ngầm, Việt Nam có nguồn nước chất lượng tốt với trữ lượng lớn
nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm
nghiêm trọng. Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở TP Hồ Chí Minh, mực nước
ngầm đã giảm 30m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức
cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đánh giá
của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được
trong khoảng thời gian ngắn nữa
Không chỉ suy thoái, tài nguyên nước còn ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều
nguyên nhân. Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 -


17
400.000m
3
nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải này không qua xử lý hoặc chỉ
được xử lý sơ bộ trước khi xả vào tuyến thoát nước chung, do đó nồng độ chất
ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao. Ở TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải
công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày là 400.000m
3
. Một số ngành công
nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa
nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và nước ở các vùng ven bờ Việt
Nam ngày càng trầm trọng. Dù chất lượng nước ở các vùng thượng lưu khá tốt
nhưng ở các khu vực hạ lưu thì chất lượng nước bị ô nhiễm nặng nề. Hầu hết ao
hồ, kênh mương, sông suối trong các đô thị đang nhanh chóng bị rác thải sinh
hoạt tác động tiêu cực. Chất lượng nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
và nhiễm mặn ở một số khu vực.
2.2.3. Tình hình môi trường nước tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có lượng mưa trung bình khá lớn khoảng 2000-2500
mm/năm.Cao hơn bình quân cả nước tới 200-300mm/năm. Do vậy trữ lượng nước
mặt của tỉnh Thái Nguyên khá lớn 6,4 tỉ m
3
/năm, nước tự nhiên tồn tại ở sông, hồ,
ao, suối. Mạng lưới sông ngòi dày đặc 0,95 – 1,2 km/km
2
đều là các dong chảy
thường xuyên, quanh năm có nước với hai con sông lớn đó là sông Cầu và sông
Công [8].
Trong vòng hai năm trở lại đây, tỉnh Thái Nguyên đã thống kê và đưa vào
danh sách 35 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, 29 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Hiện nay, đã có một số đơn vị hoàn thành kế hoạch xử lý ô
nhiễm, tuy nhiên vẫn chưa có đơn vị nào báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch
xử lý triệt để ô nhiễm. Kết quả điều tra, khảo sát, quan trắc đánh giá hiện trạng
môi trường định kỳ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, chất lượng môi
trường không khí, nguồn nước tại các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, nhà
máy xí nghiệp, khu đô thị nằm trên địa bàn lưu vực sông Cầu đều có biểu hiện

×