ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MAI VIỆT HÙNG
Tªn ®Ò tµi:
“ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐA DẠNG LOÀI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH
TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MAI VIỆT HÙNG
Tªn ®Ò tµi:
“ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐA DẠNG LOÀI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN HUYỆN NGUYÊN BÌNH
TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: T.S Vũ Thị Thanh Thủy
Khoa Quản lý tài nguyên - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi
đôi với làm, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức cần thiết,
chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu được
trong chương trình đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm nói
riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý
thuyết đã được học một cách hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực
tiến, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Vũ
Thị Thanh Thuỷ, giảng viên khoa Quản Lý Tài guyên, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để
em hoàn thành Khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các anh, chị, cô, chú, cán bộ cùng toàn thể các
cán bộ Chi Cục Môi Trường Tỉnh Cao Bằng và Ban Quản Lý Rừng Đặc Dụng Phia Oắc –
Phia Đén Huyện Nguyên Bình đã tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá
trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo khoa Môi
trường và khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền
đạt cho em những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện học cho em trong suốt thời gian
học vừa qua.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân em còn nhiều hạn chế, nên Khoá
luận của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
thầy cô giáo cùng các bạn để Khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Mai Việt Hùng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam 16
Bảng 2.2: Các giống vật nuôi chủ yếu 17
Bảng 2.3: Cấu trúc thành phần loài thực vật ở tỉnh Cao Bằng 18
Bảng 2.4: Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim ở tỉnh Cao Bằng 19
Bảng 2.5: Cấu trúc thành phần loài thú ở tỉnh Cao Bằng 20
Bảng 2.6: Cấu trúc thành phần loài bò sát và ếch nhái ở tỉnh Cao Bằng 21
Bảng 2.7: So sánh số lượng động vật rừng với các vùng 23
Bảng 2.8: So sánh về thực vật ở các vùng 25
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và các loại đất đai 33
Bảng 4.2: Hiện trạng trữ lượng rừng Khu bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén 35
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất lâm nghiệp 38
Bảng 4.4: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 39
Bảng 4.5: Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản vùng Phia Oắc - Phia Đén 41
Bảng 4.6: Thống kê số lớp, số học sinh tại vùng Phia Đén - Phía Oắc 43
Bảng 4.7. Thành phần loài sinh vật đã biết cho đến năm 2014 44
Bảng 4.8: Sự phân phối số họ, chi, loài của từng ngành trong hệ thực vật trong
khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén 44
Bảng 4.9: Những loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn 46
Bảng 4.10 Những loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn 47
Bảng 4.11: Đa dạng hệ sinh thái thực vật tại Khu bảo tồn 48
Bảng 4.12: Hiện trạng rừng và các loại đất đai 51
Bảng 4.13: Ý kiến người dân về một số loài động thực vật trong KBT
hiện nay 55
Bảng 4.14: Ý kiến người dân về chất lượng một số loài động thực vật trong
KBT hiện nay 55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bản đồ các điểm nóng đa dang sinh học trên thế giới 8
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện mức độ phụ thuộc vào một số yếu tố của người
dân sống tại KBT 53
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện một số lý do người dân không vào
rừng khai thác
54
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của người dân về bất cập
của khu bảo tồn 58
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang
dã nguy cấp
DĐSH Đa dạng sinh học
DTLS Di tích lịch sử
DTV Diện tích vùng
ĐNN Đất ngập nước
ĐV Đơn vị
ĐVĐ Động vật đáy
HST Hệ sinh thái
HST NTTS Hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản
IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở lý luận đề tài 3
2.1.1. Đa dạng sinh học và một số khái niệm có liên quan 3
2.1.2. Các văn bản liên quan 4
2.2. Cơ sở thực tiến 6
2.2.1. Nghiên cứu về tính đa dạng sinh học 6
2.2.2. Các nghiên cứu biến động đa dạng sinh học 7
2.2.3. Tình hình đa dạng sinh học trên thế giới 11
2.2.4. Tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam 13
2.2.5. Khái quát về công tác nghiên cứu về đa đạng sinh học tại Cao Bằng 18
2.3. Tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén 22
2.3.1. Lịch hình thành và phát triển 22
2.3.2. Giá trị phong phú và đa dạng loài của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc
- Phía Đén 22
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp 27
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 29
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội của khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc
- Phia Đén 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.1.1. Vị trí địa lý 29
4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn 29
4.1.1.3. Địa hình, địa mạo 30
4.1.1.4. Địa chất, đất đai 31
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 31
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội 37
4.1.3.1. Dân số và tập tục canh tác 37
4.1.3.2. Điều kiện kinh tế 37
4.2. Đánh giá đa dạng loài khu bảo tồn 43
4.2.1. Đa dạng loài 43
4.2.2. Đa dạng quần xã thực vật tại Khu bảo tồn 48
4.2.3. Đánh giá biến động đa dạng sinh học 51
4.2.3.1. Một vài nhận thức 51
4.2.3.2. Đánh giá 51
4.3. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học 58
4.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát suy thoái đa dạng loài tại khu vực
xung quanh Khu bảo 60
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1. Kết luận 64
5.2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khu rừng Phia Oăc - Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng là nơi sở hữu của các cảnh quan thiên nhiên độc đáo, cùng với khí hậu
điển hình mà ít nơi trên lãnh thổ Việt Nam có được và là một trong ít khu vực
còn lại diện tích và trữ lượng rừng tự nhiên đáng kể trong tỉnh Cao Bằng. Nó
nằm trong vùng núi đông bắc thuộc cánh cung Ngân Sơn theo cách phân chia
về Địa lý nước ta. Khu rừng này thuộc các xã Phan Thanh, Thành Công,
Quang thành của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cũng giống như Tam
Đảo, Sa Pa, Ba Vì, Mẫu Sơn …., Phia Oắc là một trong những miền đất lạnh
với hệ thống núi cao. Khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, không gian
nguyên sinh và thảm động, thực vật hết sức đa dạng, nhiều sản vật quý, nhiều
loài thú hiếm có nhiều cánh rừng hoang sơ ….Với tính đa dạng cao như vậy
để bảo tồn tính đa dạng của khu vực, Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phía
Đén thuộc huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng đã được thành ngày 9/8/1986
theo quyết định số 194/CT của chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phía Oắc - Phia Đén
gồm sáu đơn vị hành chính gồm thi trấn tĩnh túc và các xã Quang Thanh,
Phan thanh, Vũ Nông, Thành Công, Hưng Đạo (nay thuộc huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng). Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm cách
Hà Nội khoảng 350 Km và thành phố Cao Bằng 55 Km về phía Tây. Tổng
diện tich Khu bảo tồn là 29.209,3 ha, trong đó rừng đặc dụng Phia Oắc - Phia
Đén rộng 10,269 ha, độ cao từ 1500 m - 1931m so với mặt nước biển, nhiệt
độ trung bình cả năm là 18
o
C.
Hiện nay, những tác động tiêu cực của một số người dân địa phương và
các vùng lân cận đã và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa không
ngừng gia tăng. Theo “Ông Long Văn Bằng, Giám đốc Rừng Đặc dụng Phia
Oắc - Phia Đén, cho biết qua khảo sát thực thế kết hợp với những tài liệu thu
thập được, các nhà khoa học đánh giá hiện nay rừng bị chặt phá ngày càng
mạnh mẽ, khai thác quặng, đa dạng sinh học cùng Phia Oắc - Phia Đén đã bị
2
suy giảm đáng kể”. Để tìm hiểu về sự biến động đa dạng sinh học, đã có
nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc -
Phia Đén, tuy vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá mức độ biến động
đa dạng sinh học của Khu bảo tồn từ khi thành lập, để từ đó đánh giá hiệu quả
quản lý của Ban quản lý Khu bảo tồn. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng
ý của Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nghiệm Khoa
Môi Trường. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá biến động đa dạng
loài khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 1986 - 2013” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng đa dạng sinh học, xác định hiện trạng biến động
da dạng loài Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng.
- Nắm được tình hình quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc -
Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
- Đề ra một số giải pháp bảo vệ đa dạng cho Khu bảo tồn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học.
- Đánh giá vấn đề thực tế và vai trò của công tác quản lý đối với Khu
bảo tồn.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đấp ứng nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân tại khu vực.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc - Phia Đén.
- Kết quả phân tích các thông số về điều tra chính xác.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận đề tài
2.1.1. Đa dạng sinh học và một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên.” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi Trường của Việt Nam).
- Hệ sinh thái: “Hệ sinh thái là đơn vị đơn vị chức năng cơ bản trong
sinh thái học, trong đó bao gồm các thành phần sinh vật và hoàn cảnh vô sinh,
giữa các thành phần đó luôn ảnh hưởng qua lại đến tính chất của nhau và đều
cần thiết cho nhau để giữ gìn sự sống dưới dạng như đã tồn tại trên trái đất”
(E.P Odum, 1975)
- Khái niệm đa dạng sinh học (biodiversity, biological diversity): Đa
dạng sinh học có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi
nới, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái
thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành
phần,…; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và
giữa các hệ sinh thái. [9]
- Bảo tồn đa dạng sinh học: Là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống
tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi
trường, nét độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các
mẫu vật di truyền.
- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Là chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,
nhân giống hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá
trị; lưu giữ, bảo quản gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh học.
- Khu bảo tồn thiên nhiên (Sau đây gọi là khu bảo tồn): Là khu vực
địa lý được lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học.
4
- Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống sói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Rừng đặc dụng: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên
nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật, động
vật rừng. Nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam
thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
- Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: Là loài hoang dã,
giống vật cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc
biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa
- lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
- Loài bị đe dọa tuyệt chủng: Là loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy
giảm hoàn toàn số lượng cá thể.
- Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên: Là loài sinh vật chỉ tồn tại trong
điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng
- Loài ngoại lai xâm hại: Là loại ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống
hoặc gây hại đối với loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi
chúng xuất hiện và phát triển.
- Loài hoang đã: Là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh
sống và phát triển theo quy luật.
- Loài đặc hữu: Là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi
phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà
không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.
- Loài ngoại lai: Là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn
không phải là môi trường sống của chúng.
- Loài di cư: Là loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di
chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu
vực địa lý khác.
2.1.2. Các văn bản liên quan
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
5
- Luật đa dạng sinh học năm 2008 quy dịnh về bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 01/4/2005).
- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghj định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 sửa đổi bổ sung danh mục
thực vật, động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 117/2010 /NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính
Phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững đất
ngập nước Việt Nam.
- Quyết định 04/2004 của Bộ tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt kế
hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
giai đoạn 2004-2010
- Quyết định 126/QĐ-TTG năm 2012 của thủ tướng chính phủ về thí
điểm chia sẻ lợi ích quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT, ngày 11 tháng 11 năm 2011 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về quy định chi tiết thi hành Nghị
định số 117/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng
đặc dụng.
- Thông tư 18/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về
việc bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước Việt Nam.
- Thông tư 18/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy
định về quản lí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quỹ gen.
- Sách Đỏ Việt Nam.
- Công ước về đa dạng sinh học (UNEP).
6
- Công ước về buôn bán quốc tế những động thực vật hoang dã nguy
cấp (cites).
- Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng anh là IUCN Red List of
Threatened Species, IUCN Red Data Lits) là danh sách về tình trạng bảo tồn
và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Danh sách này
được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International
Union For Conservation of Nature anh Natural Resources, IUCN).
2.2. Cơ sở thực tiến
2.2.1. Nghiên cứu về tính đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống loài sinh vật và
hệ sinh thái trên tự nhiên. Như vậy nghiên cứu về tính đa dạng sinh học là chúng
ta nghiên cứu sự sống trên trái đất, bao gồm các loại thực vật, động vật và sinh
vật trên cạn và dưới nước. Nghiên cứu theo 3 múc độ: đa dạng loài, đa dạng
quần xã sinh vật hệ sinh thái và đa dạng về nguồn gen/thông tin di truyền.
- Khái niệm đa dạng loài: Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong
phú về số lượng loài hay số lượng các các phân loài (loài phụ) trên quả đất, ở
một vùng địa lý, hay một quốc gia trong một trong một sinh canh nhất định.
Đa dạng loài sụ phóng phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái, tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua điều tra, kiểm kê. Để xác định
độ đa dạng loài của một khu vực, cần xác định thành phân loài trong khu vực
đó. Xem xét theo các nhóm sinh vật: Vi sinh vật, Tảo, Thực vật không mạch,
Thục vật các mạch, Côn trùng, Động vật không xương sống, Động vật có
xương sống.
- Khái niệm đa dạng quần xã sinh vật hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh
thái một phạm trù chỉ sự phong phú của môi trường trên cạn và dưới nước
trên trái đất tạo nên một số lượng lớn các hệ sinh thái khác nhau.
- Khái niệm đa dạng đi truyền: Đa dạng di truyền là phạm trù chỉ
mức độ đa dạng của biến dị di truyền, sự khác biệt về di truyền giữa các xuất
xứ, quần thể và các cá thể trong một loài hay một quần thể.
Là sự đa dạng về thành phân gen giữa các cá thể trong cùng một loài và
giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một
quần thể hoặc giữa các quần thể.
7
2.2.2. Các nghiên cứu biến động đa dạng sinh học
Theo nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu” của liên hợp
Quốc công bố ngày 5/10/2010 cảnh báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm
nguy trên phạm vị toàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích
rừng nguyên thuỷ giảm quá nhanh trên thế giới.[ 8]
Nghiên cứu này của LHQ được là đánh giá toàn diện nhất về hiện trạng
rừng trên thế giới. Trong thời gian từ năm 2000 – 2010, mỗi năm diện tích
rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử dụng
khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hécta trong
những năm 90 của thế kỉ trước xuống còn 13 triệu hécta. Diện tích rừng
nguyên thuỷ toàn cầu với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các
loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hécta, chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn
cầu, cũng giảm trung bình hàng năm hơn 40 triệu hécta, với tốc độ 0,4 % mỗi
năm. Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng nguyên thuỷ lớn nhất sau đó là châu
Phi và châu Á.
Nghiên cứu chỉ rõ các môi đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng
là do việc quản lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm
hoạ tự nhiên, dịch bệnh và đo sự phá hoại của các loại côn trùng và các sinh
vật xâm thực. LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại
do nhu cầu tiều dùng ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã
đến nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn
nếu các nước không thực hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn. LHQ
kêu gọi các nước cần hành động mạnh mẽ nhằm bảo tồn hiệu quả và sử dụng
bền vững đa dạng sinh học các diện tích rừng sản xuất, đặc biệt là các khu
rừng nhượng quyền sử dụng.
Báo cáo của liên hợp Quốc năm 2012 nhấn mạnh đến tỷ lệ mất rừng;
môi đe doạ tới nguồn cung cấp nước và ô nhiễm các vùng ven biển. Xu hướng
chung/tổng thể là suy giảm toàn cầu về đa dạng sinh học là 1/3 lần trong 30
năm qua và xu hướng này còn tiếp tục giảm. Có đến 2/3 các loài có thể biến
mất.[10]
8
Hình 2.1: Bản đồ các điểm nóng đa dang sinh học trên thế giới
(Nguồn: Tổ chức bảo tồn quốc tế / Conservation International –CI)
Bản đồ thể hiện mức độ đa dạng của một số nhóm sinh vật trên cạn
phân bố trên toàn cầu có tính đa dạng sinh học cao (Thú, Bó sát. Lưỡng cư và
thực vật có hạt). Với những ô màu đỏ biểu diễn nơi có tính đa dạng sinh học
cao, tính da dạng sinh học giảm dần cho tới màu xanh đậm biểu diễn nới có
đa dạng sinh học thấp hơn. Việt Nam nằm trong điểm nóng đa dạng sinh học
cao trong bản đồ đa danh sinh học trên thế giới.
- Tại Việt Nam theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm
2011[4]:
Với tình trạng săn bắn và buôn bán động, thực vật hoang dã tiếp tục
diễn biến như hiện nay, sô lượng cá thể của nhiều loài động, thực vật quy
hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị giảm về số lượng. Ước tính Việt Nam hiện
nay có it hơn 50 cá thể hổ ngoài tự nhiên (CTES Việt Nam, 2010) và theo các
chuyên gia bảo tồn nhận định đến năm 2015 phân loài Hổ Đông dương có thể
9
“biến mất” nhanh hơn bất kỳ một phân loài hổ nào khác. Theo nghiên cứu
trong những năm gân đây của các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên
Việt Nam, Hổ ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao vì nhiều
nguyên nhân như đang phải sống trong khu rừng bị chia cắt và xuống cấp
nghiêm trọng, khả năng thích ứng thấp với các sunh cảnh manh mún, quần thể
nhỏ nhưng nên có ảnh hưởng lớn về di truyền cho các thế hệ sau do hiện
tượng cận huyết. Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên có loài Hổ sinh sống
đều bị chia cắt và tàn phá nghiêm trọng, do dó phối giống giữa các quần thể
Hổ khác ít khi sảy ra. Điều này dẫn đến suy thoái nguồn gen, không có lợi
cho bảo tồn. Bên cạnh đó, tình trạng săn bắn Hổ vẫn gia tăng, nếu không có
chính sách quản lý, bảo vệ và bảo tồn hợp lý thì trong một ngày không xa số
lượng Hổ ít ỏi hiện nay ở một số khu rừng cũng sẽ không còn.
+ Hệ sinh thái nước ngọt nôi địa bị suy thoái:
Các hệ sinh thái sông, hồ, đấm phá cũng đang bị khai thác quá mức, bị
đe doạ nặng nề do các dự án phát triển hạ tầng lớn như ngăn đập phục vụ cho
nhu cầu thuỷ lợi và thuỷ điện. Điều đó dẫn đến mất môi trường sống của
nhiều loài thuỷ sinh và giảm chức năng sinh thái của đầm phá. Các vùng đầm
phá thuỷ sinh và giảm chức năng sinh thái của đầm phá. Các vùng đầm phá
thuỷ sinh và làm thay đổi nhiễm mặn các con sông làm ảnh hưởng tới đời
sống người dân.
+ Hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái nghiêm trọng:
Hầu hết các hệ sinh thái ven bờ biển của Việt Nam đều đang bị suy
thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe doạ nặng nề bởi ô
nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dâu. Môi trường biển bị
ôi nhiễm nặng bởi các chất thải từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản, và chất thải sinh hoạt. Chất lượng trầm tích đáy biển, nơi
cư chú của nhiều loài sinh vật đáy, bị ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu
hết các chuẩn quốc tế. HST rừng ngập mặn: Theo thống kê, 62% tổng diện
tích rừng ngập nặm trên toàn quốc hiện nay là rừng mới trồng, thuần loại, chất
lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phân loài.
Những cánh đồng rừng ngập nặm nguyên sinh hầu như không còn. Sự suy
10
thoái này nhiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất
lượng các khu rừng ngập mặn.
- Theo số liệu thông kê của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
tháng 12 năm 2008 diện tích cả nước là 13,1 triệu ha (chiếm 38,7% tổng diện
tích tự nhiên) bao gồm 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng trồng.
Nếu phân chia theo 3 loại rừng năm 2008 như sau: Rừng đặc dụng: 2,1 triệu
ha (tương đương với 15,7% tổng diện tích rừng), Rừng phòng hộ: 4,7 triệu ha
(36,1% tổng diện tích rừng), rừng sản xuất: 6,2 triệu ha (4,7% tổng diện tích
rừng) và rừng ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 118,568 ha (0,9% tổng
diện tích rừng). Mặc dù diện tích rừng tăng lên từ 7,8 triệu ha (năm 1981) lên
13,1 triệu ha (năm 2008) nhưng hiện mất rừng vẫn tiếp diễn phúc tạp nhiều
địa phương, từ vùng Tây nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ.
Hiện tượng mất rừng và phá vỡ sự gắn kết các mảng rừng gây suy giảm chất
lượng rừng. Hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt nam được cọi là rừng
nghèo, rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6 % tổng diện tích rừng và
phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Điều đáng lo lắng là những
vùng này là những điểm nóng chặt phá rừng bừa bãi và chặt phá rừng làm
nưỡng rẫy do tập tục của dân tộc thiểu số vùng cao.[1]
- Theo nghiên cứu biến động ĐDSH vùng ĐNN ven biển Thái Bình
giai đoạn 1986 - 2007 (theo Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh
học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng hay quy hoạch sử dụng
vùng cho phát triển bền vững: Luận án TS. Sinh học: / Nguyễn Thuỳ
Dương).[5]
Bằng những phương pháp: phương pháp kế thừa; phương pháp điều tra
khảo sát thực địa; phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (xử lý
và giải toán ảnh viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ thực vật; thành lập bản
đồ sinh thái cảnh quan; thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan; thành lập bản
đồ biến động cảnh quan).
Ở giai đoạn này, các HST trong nội đồng như HST đô thị - khu dân cư,
HST NTTS nước ngọt, HST ruộng lúa nước và hệ HST nông nghiệp khác gần
như không có biến dộng cả về diện tích và không gian. Bên cạnh đó là sự biến
động mạnh mẽ của các HST trên vùng đặc biệt là HST rừng ngập mặn và
11
HST NTTS nước lợ. HST NTTS nước lợ đồng loạt xuất hiện trên bãi triều ở
tất cả các xã ven biển và trên cả các cồn cát cửa sông với tổng diện tích từ
585,28 ha năm 1986 thành 4.220,93 ha năm 2007. HST RNM nếu xết trên
tổng diện tích rừng thì có sự biến động không lớn (1.395,1 ha năm 1986 và
1.766,12 ha năm 2007) nhưng thực chất không gian của hệ đã thay đổi rất lớn,
chỉ có 58.53 ha không biến động, còn lại là phần diện tích rừng được trồng
mới trên bãi triều HST cồn cát cửa sông được mở rộng về diện tích (tăng
1.307 ha) nhưng diện tích của quần xã phi lao lại giảm (156 ha còn 101,1 ha),
bởi con người mở rộng diện tích vùng NTTS nước lợ và trồng RNM, nhưng
cũng có 1.923,96 ha diện tích mới do quá trình bồi tụ. Sự biến động của các
HST trong giai đoạn này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của vùng.
Tương tự như giai doạn trên, mở rộng nhanh chóng về không gian của HST
NTTS nước lợ cùng hoạt động khai thác của con người đã làm biến đổi về cấu
trúc cũng như suy giảm năng suất của các HST trong vùng.
2.2.3. Tình hình đa dạng sinh học trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới sự đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở vùng
nhiệt đới. Vùng nhiệt đới chỉ chiếm 15% diện tích bề mặt trái đất nhưng
chiếm tới 78% tổng số loài sinh vật trên hành tinh. Cho đến nay đã có 90.000
loài sinh vật đã được xác định ở vùng nhiệt đới, trong lúc toàn bộ vùng ôn đới
Bắc Mỹ và Châu Âu - Á chỉ có 50.000 loài.
Đến nay, người ta đã thống kê số lượng loài sinh vật trên thế giới được
mô tả theo nhóm phân loại. Trên thế giới đã có 1.730.341 loài động vật, thực
vật được mô tả. Nhưng theo dự đoán của các nhà phân loại học sự đa dạng
loài trên thế giới là rất lớn. Số loài hiện đang sống trên trái đất khoảng 10
triệu loài (nhưng có lẽ đạt tới 30 triệu), còn số loài chết đi (tuyệt chủng) để lại
hoá thạch trong các địa tầng phải tới 100 lần lớn hơn các loài hiện sống.
Trên thế giới, hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên và làm mất
các loài đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra. Mỗi năm, trái đất mất đi khoảng
2000 loài động vật, thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số loài đã được mô tả.
Nếu như các thế kỷ trước đây bình quân cứ vài chục năm mới có một loài bị
tuyệt chủng, thì những năm của thập niên chín mươi, người ta tính ra rằng cứ
12
bình quân 7 phút có một loài bị tuyệt chủng. Đặc biệt các loài có ích như
chim, ếch ăn sâu bọ…
Theo tính toán gần đây căn cứ trên tốc độ phá rừng, người ta dự đoán
rằng sẽ khoảng từ 2-8% số cây và con trên trái đất đã bị tuyệt chủng trong 25
năm tới. Theo Raven, 1987, 1.000 loài trong đó có 150.000 loài cây có mạch
đã mất trong 100 năm quan và gần 60.000 loài hầu như ở các vùng nhiệt đới
bị lâm nguy trong 50 năm tới. Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong các
điểm nóng trên thế giới có tới 34.000 loài đặc hữu. Tuy nhiên, theo đà thu hẹp
diện tích phân bố của các loài đặc hữu hiện nay, số loài sẽ giảm xuống 10%
trong 20 năm tới. Tất cả điều đó sẽ mất đi tính đa dạng về di truyền. Hiện nay,
nhiều giống cây trồng truyền thống có khả năng chống chịu sâu bệnh đã bị
tiêu diệt do quá trình chuyên canh và nhập nội.[10]
Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường thay đổi và các loài động thực vật
cũng thay đổi chu kì sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường đi
di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất ĐDSH. Theo một nguyên cứu
mới đây về ĐDSH quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo hơn một phần ba loài
động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng. Thế giới dang phải đối mặt với
một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng và suy giảm về loài.
Theo số liệu thống kê mới nhất của IUCN, có 17.291 trong tổng số 47.677 loài
trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng. Trong đó gồm 21% động vật có vũ,
30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không sương sống và 70% loài thực vật.
Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại sooa loài có nguy cơ
tuyệt chủng cao mà còn bị de doạ phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái.
Ý thức được những tác động tiêu cực của con người lên tính đa dạng
sinh học, nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã thống nhất tìm những
giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sống, cứu lấy trái đất. Sau Hội nghị thượng
đỉnh đầu tiên về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Thuỵ Điển, đến
nay đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh họp bàn về tài nguyên, môi trường và
đa dạng sinh học, như hội nghị Kyoto tại Nhật Bản, Đặc biệt, tại Rio De
Janeiro (Barazil) vào tháng 6/1992, Liên hợp Quốc đã thông qua chương trình
21 - Chương trình hành động về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cho
thế kỷ 21. Trong hội nghị này, tất cả các nước tham dự đều ký vào công ước
13
bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu. Hành động này nhằm động viên, bắt
buộc tất cả các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để bảo vệ các loài, nơi
cư trú và các nguồn gen, chuyển sang các phương thức sử dụng tài nguyên
thiên nhiên bền vững và tiến hành những đều chỉnh cần thiết về chính sách
kinh tế, quản lý của từng Quốc gia.
2.2.4. Tình hình đa dạng sinh học tại Việt Nam
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km
2
, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động,
thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia.
Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có
tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh
vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn
tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái
và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
Đa dạng về các hệ sinh thái:
Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác
nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao
gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần
hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện
nay tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST
đất ngập nước và HST biển.
Hệ sinh thái rừng:
Rừng chiếm hơn 60% diện tích, đặc trưng cho nhiều HST trên cạn ở Việt
Nam, với nhiều kiểu rừng phong phú rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa
14
rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao …giá trị ĐDSH cao
và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn ĐDSH của Việt Nam.
Hệ sinh thái biển:
Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km
2
.
Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển
hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển
nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng
đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu,
cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất
thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven
biển của Việt Nam.
• Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị
như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi
đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế
khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển
chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất
nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).
Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra
quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm:
• Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu
• Đất ngập nước ven biển 11 kiểu
• Đất ngập nước nội địa 19 kiểu
• Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các
hệ sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ
các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay
đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy
giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động
bới các hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm v.v.
Đa dạng về loài:
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đă có từ trước đến
nay, thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm
15
sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so
với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng
11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò
sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH
cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật.
Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới).
- Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn:
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đă ghi
nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc
thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài thực vật là
đặc hữu.
Khu hệ động vật: cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161
loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ
nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim,
310 loài và phân loài thú.
- Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa:
Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật
cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập
nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá.
- Vi tảo: đă xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;
- Cho đến nay đă thống kê và xác định được 794 loài động vật không
xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có
54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm,
cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài)
lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2%
tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc
hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và
mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là
rất lớn.
- Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ:
16
Trong vùng biển nước ta đă phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật
cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh
học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân
- Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt,
tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm
theo là các bãi cá lớn. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có
khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong
biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài;
thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài…
Đa dạng nguồn gen:
Nguồn gen giống cây trồng ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp có 16 nhóm các loại cây trồng khác nhau như cây lượng thực
chính, cây lương thực bổ sung, cây ăn quả, cây rau, cây gia vị, cây làm nước
uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy
gỗ với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác nhau.
Bảng 2.1: Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam
Số TT Nhóm cây Số loài
1 Nhóm cây lương thực chính 41
2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95
3 Nhóm cây ăn quả 105
4 Nhóm cây rau 55
5 Nhóm cây gia vị 46
6 Nhóm cây làm nước uống 14
7 Nhóm cây lấy sợi 16
8 Nhóm cây thức ăn gia súc 14
9 Nhóm cây lấy dầu béo 45
10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20
11 Nhóm cây cải tạo đất 28
12 Nhóm cây dược liệu 181
13 Nhóm cây cây cảnh 62
14 Nhóm cây bóng mát 7
15 Nhóm cây cây công nghiệp 24
16 Nhóm cây lấy gỗ 49
Tổng 802
Nguồn: Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi
mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.