Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đất tại xã Trường Hà - Huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.81 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LỤC VĂN TRƯỜNG


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN
SỬ ĐẤT TẠI XÓ TRƯỜNG Hà, HUYỆN Hà QUẢNG
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011-2013’’


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học: : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Huy Trung






Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

“Lý thuyết luôn đi đôi với thực tiễn’’ luôn là phương thức quan trọng
và là sự cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy tại các trường Cao đẳng –
Đại học hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Quản Lý
Tài Nguyên,Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập
tốt nghiệp tại UBND xã Trường Hà,Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Thời
gian thưc tập đã kết thúc và em đã có kết quả cho riêng mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
Khoa Qu¶n Lý Tµi Nguyªn đặc biệt là thầy Nguyễn Huy Trung đã trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, người đã hết mình vì sự
nghiệp đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú, các anh chị đang công
tác UBND x Tr−êng Hµ ® nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo để em hoàn thành tốt
qua trình thực tập tốt nghiệp được thành công như ngày hôm nay.
Cảm ơn gia đình và những người thân của em đó luôn cổ vũ, động viên
em trong suốt thời gian thực tập.
Cảm ơn bạn bè, những người luôn đồng hành, chia sẻ cùng em trong
suốt thời gian hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, bản khóa luận tốt
nghiệp của em còn một số hạn chế, kính mong được sự góp ý của thầy, cô để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Tr−êng Hµ, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Sinh viên


Lục Văn Trường




DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐKĐĐ
Đăng ký đất đai
ĐKTK
Đăng ký thống kê
GCN
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HSĐC
Hồ sơ địa chính
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thong
UBND
Ủy ban nhân dân
VPĐK
Văn phòng đăng ký
XHCN
Xã hội chủ nghĩa


















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động tại xã Trường Hà giai đoạn 2011 - 2013 . 19
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Trường Hà năm 2013 24
Bảng 4.3:Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất giai đoạn 2011-2013
26
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp t¹i xã Trường Hà
giai đoạn 2011 – 2013 27
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp giai đoạn
2011-2013 29
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã
Trường Hà giai đoạn 2011 – 2013 32
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn xã Trường Hà
giai đoạn 2011 - 2013 34
















DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1:Biểu đồ thể hiện, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Trường Hà
năm 2013 25
Hình 4.2:Biểu đồ thể hiện tổng hợp diện tích đất nông nghiệp đã được cấp
giai đoạn 2011-2013 28
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện đất phi nông nghiệp dã được cấp giấy chứng nhận
và chưa được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2011-2013 30





















MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý cña c«ng t¸c cấp GCNQSDĐ 9
2.2.Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước và
tỉnh Cao Bằng 11
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong cả nước 11
1.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 13
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài 15
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 15
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 15
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trường Hà 15
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Trường Hà 15
3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trường Hà năm 2013. 15
3.3.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã
Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2013 15
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản 15
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 16
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17
4.2. Sơ lược tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Trường Hà 21
4.2.1. Sơ lược tình hình quản lý đất đai. 21
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trường Hà năm 2013 24
4.3. Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của xã Trường Hà giai
đoạn 2011 - 2013 26
4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo mục đích sử dụng đất tại
xã Trường Hà giai đoạn 2011 - 2013 26
4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Trường Hà theo đối
tượng sử dụng giai đoạn 2011 – 2013 31
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục những khó
khăn nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã
Trường Hà, Huyện Hà Quảng 2011 – 2013. 34

4.4.1. Thuận lợi 34
4.4.2. Khó khăn 35
3.4.3. Một số giải pháp khắc phục 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
1. Kết luận 38
2. Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40






Phần 1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển con người và các sinh vật khác trên trái đất, đó là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân
và do Nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác
quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất
quản lý mà còn đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho
người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình trên đất.
Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh
chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên sảy ra và việc giải quyết vấn

đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý. Cùng với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất
động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hóa chủ yếu của thị trường
này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển mạnh mẽ.
Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay.
Cao B»ng là một tỉnh ở khu vực phía Đông Bắc, đường xã đi lại khó
khăn nên vấn đề cấp GCNQSDĐ bên cạnh những mặt đạt được và đang thực
hiện tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, phức tạp và tốn kém.
Do vậy, cần phải nghiên cứu làm rõ những mặt khó khăn đó để việc cấp
GCNQSDĐ một cách dễ dàng đạt kết quả cao hơn.
Được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Tài NguyênTrường Đại Học Nông
lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS, Nguyễn Huy Trung,
em tiến hành đánh giá và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử đất tại xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao



Bằng giai đoạn 2011-2013’’
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Trường Hà, Huyện Hà
Quảng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn, góp phần thúc
đẩy công tác cấp GCNQSD đất đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Bổ sung hoàn thiện những kiến thức đã học trong Nhà Trường cho
bản thân đồng thời tiếp cận thấy được những thuận lợi và khó khăn trong
công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế.
- Nắm vững những quy định của Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật
về đất đai của Trung ương đến địa phương về cấp GCNQSDĐ.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã
làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện công tac này, từ đó rút
ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế
nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản
lý Nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.





Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Khái niệm về cấp GCNQSDĐ
Theo Khoản 20, Điều 4, Luật Đất đai 2003[6] thì “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là GCN do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng
đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. GCNQSD
đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người
sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất.
2.1.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính
* Khái niệm về hồ sơ địa chính
“Hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai,
Sổ theo dõi biến động đất đai và bả lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã: Các tài liệu cơ
bản của hồ sơ địa chính làm cơ sở khoa học và pháp lý để Nhà nước quản lý
chặt chẽ, thường xuyên đối với đất đai, gồm có: Bản đồ địa chính, sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai, ngoài ra
còn có sổ GCNQSDĐ và các biên bản biểu mẫu chuyên môn khác.

* Mục đích yêu cầu của hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính được thiết lập nhằm kiểm soát mọi hình thức quản lý
và sử dụng đất. Đối với ngành quản lý đất đai, hồ sơ địa chính là phương tiện
thực hiện mục tiêu phản ánh các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội pháp lý.
* Hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính.
Theo khoản 1,2 Điều 47 Luật đất đai 2003 [6] hồ sơ địa chính bao gồm:
1. Bản đồ địa chính
2. Sổ địa chính
3. Sổ mục kê đất đai
4. Sổ theo dõi biến động đất đai
- Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau về thửa đất
+ Sổ hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí



+ Người sử dụng thửa đất
+ Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất
+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai thực
hiện và chưa thực hiện.
+ GCNQSDĐ, quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
+ Biến động trong quá trình sử dụng và các thông tin liên quan.
2.1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Tại khoản 2, Điều 6, Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể 13 nội dung
quản lý nhà nước về đất đại như sau [6]:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.



2.1.1.4. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được đăng ký đất đai và cấp
GCNQSDĐ
* Mục đích
Việc cấp GCNQSD đất xác lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất với
quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Công tác này rất quan trọng, nó làm tăng
cường vai trò sở hữu Nhà nước về đất đai, đề cao trách nhiệm của người sử
dụng đất và việc xét duyệt cấp GCNQSD đất cũng là mục đích cuối cùng của
đăng ký đất đai.
Cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất còn với mục đích để Nhà
nước thực hiện chức năng của mình tốt hơn và thông qua việc cấp GCNQSD
đất cũng là để:

- Nhà nước nắm rõ tình hình sử dụng đất đai.
- Kiểm soát được tình hình biến động đất đai.
- Khắc phục được tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
- Làm cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.
* Yêu cầu
- Chấp hành đầy đủ chính sách đất đai của Nhà nước theo quy trình,
quy phạm hiện hành của Bộ TN - MT.
- Thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký đảm
bảo sự đầy đủ, chính xác theo đúng hiện trạng được giao.
* Đối tượng
Mọi tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội,
hộ gia đình, cá nhân (kể cả trong và ngoài nước) được Nhà nước giao đất sử
dụng lâu dài hoặc thuê đất của Nhà nước (gọi là người sử dụng đất) đều được
đăng ký và được cấp GCNQSD đất.
Tất cả đều phải đăng ký đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có
đất. Người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất gồm:
- Người đứng đầu tổ chức, tổ chức nước ngoài là người chịu trách
nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước
đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích. Đất phi nông



nghiệp đã giao cho UBND xã, phường, thị trấn sử dụng vào mục đích xây
dựng trụ sở UBND và các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hoá,
giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa
và các công trình công cộng khác của địa phương.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm trước
Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư.
- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo là người chịu trách nhiệm trước Nhà

nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
- Chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với
việc sử dụng đất của hộ gia đình.
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài
chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của mình.
- “Người đại diện cho những người sử dụng đất mà có quyền sử dụng
chung thửa đất là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử
dụng đất đó”.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất thì người chịu
trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất là thủ trưởng đơn vị.
* Điều kiện để người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất
Được quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2003[6] như sau:
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm
1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp
GCNQSD đất.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Luật
Đất đai (2003) mà chưa được cấp GCNQSD đất.
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ĐKĐĐ
Đăng ký đất đai
ĐKTK
Đăng ký thống kê

GCN
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HSĐC
Hồ sơ địa chính
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thong
UBND
Ủy ban nhân dân
VPĐK
Văn phòng đăng ký
XHCN
Xã hội chủ nghĩa





















2.1.1.5. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ
Điều 48, Luật Đất đai 2003[6] quy định về nguyên tắc cấp GCNQSD
đất như sau:
1. GCNQSD đất được cấp cho ngươid sử dụng đất theo một mẫu thống
nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
2. GCNQSD đất do Bộ tài nguyên và môi trường phát hành
3. GCNQSD đất được cấp theo từng thửa đất
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ tên chồng.
Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình,tổ chức cùng sử
dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân,từng
hộ gia đình,từng tổ chức đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cộng đồng dân cư và
trao cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của sơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với nhà chung cư, nhà tập thể.

4. Trường hợp người sử dụng đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô
thị không phải đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của luật
này. Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó được
cấp GCNQSD đất theo quy định của luật này.
2.1.1.6. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền cấp GCNQSD
đất như sau:[6]
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất cho
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.



- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất quy định tại Khoản 1 Điều
này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp GCNQSD đất.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
Đứng trước yêu cầu đổi mới và phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế như việc thực hiện chủ trương giao lại ruộng đất theo chỉ thị 100/CP-
TW, tiếp đến là giao khoán ổn định lâu dài theo Nghị quyết số 10/NĐ-TW
của Bộ tài chính và đã thu được nhiều thành công lớn. Chính sự thành công
đó đã khẳng định đường lỗi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo
tiền đề để nước ta ban hành nhiều văn bản làm cơ sở pháp lý cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Từ khi công bố Luật Đất đai 2003 có nhiều sửa
đổi bổ sung nhằm phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển mới của đất

nước. Đặc biệt đối với người trực tiếp sử dụng đất hiểu và thực hiện đúng
Pháp Luật đất đai, yên tâm sử dụng và đầu tư và sản xuất để đạt hiệu quả cao.
Luật Đất đai 2003[6] đã giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai
dễ dàng hơn, đó là quản lý pháp luật đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất
với việc Nhà nước ban hành hàng loạt các quyết định, nghị định, công văn,
Thông tư, Chỉ thị để hướng dẫn việc thực hiện như:
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về sở hữu nhà ở về
quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Quyết định 449/QĐ – ĐC ngày 13/01/1995 của tổng cục địa chính
quy định các mẫu, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi
biến động đất đai.
- Nghị định số 47/2003.NĐ-CP ngày 12/05/2003 của Chính phủ về quy
định việc thu lệ phí nhà, đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.



- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP về việc ban hành sửa đổi bổ sung một
số điều luật đất đai.
- Thông tư 1990/TT-TCDC ngày 30/11/2001 của tổng cục địa chính về
việc hướng dẫ đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất.
- Thông tư 464/1998/TT-TCĐC ngày 13/03/1998 của Tổng Cục Địa
Chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
GCNQSDĐ.
- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/09/1999
của liên Bộ tài chính và Tổng cục địa chinh (nay là Bộ tài nguyên và Môi
trường) hướng dẫn cấp giấy chứng nhận theo chỉ thị 18/1999/CT-TTg.

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
triển khai thi hành Luật Đất đai 2003.
- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 20/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCNQSD đất nông nghiệp.
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, đất ở
nông thôn năm 2000.
- Quyết định số 1844/2007/ UBND ngày 29 /10/2007 của UBND tỉnh
Cao Bằng ban hành quy định về việc cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Công văn số 647/CV-ĐC ngày 31/01/1995 của tổng cục Địa chính
hướng đẫn việc xử lý một số vấn đề đất đai để cấp GCNQSD đất.
- Công văn 776/CV-NN ngày 28/07/1999 của Chỉnh phủ về việc cấp
GCNQSD đất.
- Công văn 1725/LB-QLĐ ngày 17/12/1998 của Bộ Xây dựng và Tổng
Cúc Địa Chính về việc hướng dẫn một số biện pháp đẩy nhanh việc cấp giấy
chứng nhận sở hữu nhà ở và sử dụng đất.
- Công văn số 897/CV-ĐC ngày 28/06/1995 về việc cấp GCNQSD đất
cho các hợp tác xã thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ.



2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước và
tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong cả nước
Luật Đất đai 2003 ra đời và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
Đất đai có những bước cải cách quan trọng về thẩm quyền và thủ tục cấp
GCN. Việc cấp GCN được phân cấp giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp
huyện, giữa UBND cấp tỉnh với các cơ quan quản lý đất đai cung cấp, thủ tục
cấp GCN có những bước đổi mới cơ bản, giảm phiền hà trong cấp GCN.

Bộ TN&MT cho biết tính đến 30/6/2013 [1] cả nước đã cấp được
31.725,234 GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, gồm các loại đất:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng.
Hiện nay có 58/64 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSD
đất đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp GCN
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.670,000 giấy chứng
nhận với diện tích 507,000 ha, đạt 92,9%; trong đó có 46 tỉnh đạt trên 85%,
còn 17 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt thấp dưới 70%
Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 242.000 giấy chứng nhận
với diện tích 563,000 ha, đạt 78,2%; trong đó có 24 tỉnh đạt trên 85%; còn 39
tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 20 tỉnh đạt thấp dưới 70%
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.205,000 giấy
chứng nhận với diện tích 8.692,000 ha, đạt 88,6%; trong đó có 48 tỉnh đạt trên
85%; còn 15 tỉnh
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934,000 giấy chứng nhận
với diện tích 11.871,000 ha, đạt 97,8%; trong đó có 40 tỉnh đạt trên 85%; còn
15 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng
nhận), đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm đạt dưới 85%; đặc biệt có 2
tỉnh đạt dưới 70%.
Tuy nhiên, việc cấp GCN nhìn chung còn chậm, nhất là các loại đất
chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp. Một số địa phương chưa triển
khai thực hiện đồng bộ cấp GCN cho tất cả các loại đất mà chủ yếu tập trung
vào một số loại đất chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động tại xã Trường Hà giai đoạn 2011 - 2013 . 19
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Trường Hà năm 2013 24
Bảng 4.3:Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất giai đoạn 2011-2013
26
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp t¹i xã Trường Hà

giai đoạn 2011 – 2013 27
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp giai đoạn
2011-2013 29
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã
Trường Hà giai đoạn 2011 – 2013 32
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức trên địa bàn xã Trường Hà
giai đoạn 2011 - 2013 34


















Nguyên nhân chủ yếu của việc cấp GCN chậm là do:
+ Việc triển khai thi hành Luật Đất đai ở các địa phương còn chậm.
+ Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về TN - MT chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ.
+ Chưa đảm bảo kinh phí cho việc cấp GCN.

+ Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập.
+ Cấp GCN là một công việc khó khăn, phức tạp.
+ Một bộ phận người sử dụng đất chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của GCNQSD đất.
1.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND tỉnh
và sở Tài nguyên và Môi trường đã ra nhiêu văn bản hướng dẫn về công tác
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, thống nhất biện
pháp giải quyết các vướng mắc về số liệu, thực trạng giấy tờ đất đai, chính
sách tài chính và phối hợp thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Nhờ đó công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực nông
thôn, đô thị được đẩy nhanh và hoàn thiện cơ bản hoàn thành cấp GCN lần
đầu trong năm 2013. Đầu 2013 tỉnh giao chỉ tiêu cấp GCN cho UBND huyện
và VPĐKQSDĐ các cấp chi tiết đên từng xã phường thị trấn. Đến nay, tỉnh đã
hoàn thành việc thống kê số lượng thửa đất và diện tích cần cấp GCNQSDĐ.
Theo Báo cáo số 157/BC-UBND ngày 18/6/2013 của UBND tỉnh [11] :
Tổng nhu cầu cấp GCN lần đầu là 58.273,17 ha với số GCN cần cấp là
196.047 giấy.
Kết quả chỉnh lý BDĐC và diện tích đo đạc địa chính của toàn tỉnh la
1084,13 ha, trong đó chỉnh lý là 781,48 ha, trích đo địa chính là 302,65 ha. Đã
tiến hành cấp GCN đất nông nghiệp cho 610.150,6 ha diện tích, với 467.889
giấy chứng nhận, đất phi nông nghiệp đã cấp được 16.953,04 ha diện tích với
195.403 giấy chứng nhận, bên cạnh đó việc lập HSĐC đã được thực hiện với
tổng diện tích đất là 792.943,64 ha gần 201 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.




Tuy nhiên, hiện nay tỉnh còn một số loại đất đạt tỷ lệ cấp GCN thấp.

Do đó số lượng tồn đọng cần phải cấp GCN là 57.344,89 ha số giấy cần cấp là
189.819 GCN, chủ yếu là các loại đất nuôi trông thủy sản mới, đất nông
nghiệp khác, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất phi nông nghiệp khác.
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đây đã tạo cơ sở
người sử dụng đất quản lý và sử dụng đất ổn định theo pháp luật, có hiệu quả
giao dịch về quyền sử dụng đất được thực hiện trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người dân, hạn
chế được các tranh chấp, khiếu nại về sử dụng đất đai.
Trong thời gian tới thực hiện Luật Đất đai 2003, Nghị định
181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành
Luật Đất đai của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường,hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai và các văn bản dưới luật. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp
tục chỉ đạo công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát sinh
thường xuyên trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 148, 151, 152 Nghị
định 181/2004/NĐ – CP [3] của chính phủ đấp ứng yêu cầu quản lý đất đai ở
địa phương.







PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Trường Hà,
Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
UBND xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 26 /05/2014 đến 25/08/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trường Hà
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Trường Hà
3.3.2.1. Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã Trường Hà.
3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trường Hà năm 2013.
3.3.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã
Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2013
3.3.3.1. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục
đích sử dụng đất.
3.3.3.2. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối
tượng sử dụng đất.
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật về công tác
cấp GCNQSD đất;



- Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Được sử

dụng để thu thập số liệu về cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Trường Hà giai
đoạn 2011-2013 và số liệu thứ cấp ở các phòng ban về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội;
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được:
Được dùng để phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra các yếu tố đặc trưng
tác động đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Trường Hà giai đoạn
2011-2013;
- Tổng hợp số liệu thứ cấp đã thu thập được trong quá trình thực tập.
Trên cơ sở đó tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết
quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Trường Hà giai đoạn 2011-2013. Tổng
hợp phân tích các số liệu trên máy tính bằng các phần mềm Word, Excel;
- Nghiên cứu đánh giá khách quan, trung thực và chính xác.




DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1:Biểu đồ thể hiện, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Trường Hà
năm 2013 25
Hình 4.2:Biểu đồ thể hiện tổng hợp diện tích đất nông nghiệp đã được cấp
giai đoạn 2011-2013 28
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện đất phi nông nghiệp dã được cấp giấy chứng nhận
và chưa được cấp giấy chứng nhận giai đoạn 2011-2013 30
























có những chuyển biến tích cực ngày càng tăng về cơ bản đã đạt được mục tiêu
do nghị quyết của đại hội đại biểu Đảng bộ xã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế hằng năm đạt 9-10%, trong đó đẩy mạnh phát triển Công nghiệp và chú
trọng phát triển bền vững Nông nghiệp dịch và du lịch
- Cơ cấu ngành nghề:
+ Ngành trồng trọt:
Đây là ngành sản xuất chính trong xã Trong đó cây lúa là chính và chủ
yếu tuy nhiên xã còn trồng một số cây rau màu, thực phẩm như: ngô, khoai
lang, rau xanh, đậu đỗ các loại, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và cả thị
trường của Tỉnh.
+ Ngành chăn nuôi:
Theo thông kê thì xã đã có nhiều bước tăng trưởng đáng kể do có vốn

đầu tư và thị trường tiêu thụ mạnh, nhiều các lò mổ tư nhân mở ra cung cấp
lượng thịt cho thị trường và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
+ Ngành lâm nghiệp:
Xã có tổng diện tích đất lâm nghiệp tại thời điểm năm 2013 là 36,31 ha.
Ngoài ra người dân còn trồng xen canh, thâm canh một số cây ăn quả lâu năm
như mận, nhãn, đào,… với diện tích khoảng 28,57 ha và thu được khoảng 500
triệu đồng từ cây ăn quả. Tốc độ tăng trưởng của năm sau cao hơn so với năm
trước khoảng 7-9%.
- Kinh tế công nghiệp
Cơ chế thị trường ngày càng phát triển, nhiều thành phần kinh tế được
phát triển, tuy nhiên thế mạnh của xã là sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Ngoài ra còn có một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác như sản
xuất vôi, cát, đá cũng phát triển.
Một số xưởng chế biến cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của
nhân dân như: xay xát, chế biến lương thực cung cấp cho ngành chăn nuôi và
một số ngành nghề khác như sản xuất đồ gỗ, may mặc…
Tổng giá trị ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 17.367,6
triệu đồng bằng 66,68% cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn
năm trước khoảng 14 – 16 % năm.

×