Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN QUANG CẢNH


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA HỆ THỐNG
CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : TS.Vũ Thị Quý



Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố hóa hoàn toàn kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời
cũng giúp sinh viên tiếp xúc thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào
thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý
báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt,


trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên được sự đồng ý của Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và cô giáo
hướng dẫn khoa học TS.Vũ Thị Quý, tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá khả
năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên “.
Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
chỉ bảo của các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường, khoa Quản lý Tài nguyên, cô giáo TS.Vũ Thị Quý, các thầy
cô giáo trong viện Khoa học Sự sống, các bạn bè đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã luôn động viên khuyến khích vàgiúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã có những cố gắng nhưng do
thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu
kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận
được được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Quang Cảnh


DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm viết tắt Giải thích
QCVN : Quy chuẩn Môi trường
DO : Nhu cầu oxy hòa tan trong nước

TS : Tổng hàm lượng chất rắn
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
ĐHNL : Đại học Nông lâm
CNTY : Chăn nuôi Thú y
KTNN-PTNT : Kinh tế nông nghiệp-phát triển nông thôn
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
ĐHTN : Đại học Thái Nguyên
KHCN :Khoa học Công nghệ
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VKHSS : Viện Khoa học Sự sống










DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người 13

Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt tính theo các phương pháp của APHA [7] 14


Bảng 2.3: Lưu lượng nước thải trong một số ngành công nghiệp 15

Bảng 2.4: Tính chất đặc trưng của nước thải 1 số nhà máy công nghiệp 16

Bảng 2.5: Lượng dòng chảy một số sông lớn 20

Bảng 2.6: Mức độ ô nhiễm ở một số sông lớn tại Việt Nam 22

Bảng 2.7: Chất lượng nước tại các ao hồ, sông ngòi, kênh mương vùng đô thị 23

Bảng 2.8: Lượng nước thải sinh hoạt thải ra sông Cầu, sông Công 24

Bảng 2.9: Thành phần nước thải của một số nhà máy vượt tiêu chuẩn cho phép
tại tỉnh Thái Nguyên 25

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 33

Bảng 4.1: Tình hình nước thải phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
được hệ thống xử lý 35

Bảng 4.2: Các hóa chất phòng thí nghiệm thường xuyên sử dụng 37

Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước trước khi qua hệ thống xử lý 40

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước sau khi qua hệ thống xử lý 41

Bảng 4.5: Bảng So sánh kết quả các chỉ tiêu của nước thải trước khi qua 42

hệ thống xử lý với QCVN 42


Bảng 4.6: Bảng So sánh kết quả các chỉ tiêu của nước thải sau khi qua 44

hệ thống xử lý với QCVN 44

Bảng 4.7: So sánh kết quả các chỉ tiêu trước và sau khi xử lý 46

Bảng 4.8: Các loại chất thải gâyảnh hưởng tới môi trường tại các khu vực Viện KHSS,
Khoa CNTY, Khoa Cơ bản, Khoa KTNN-PTNT 48

Bảng 4.9: Các mức độ ô nhiễm nước thải tại các khu vực Viện KHSS, 48

Khoa CNTY, Khoa Cơ bản, Khoa KTNN-PTNT 48

Bảng 4.10: Nguồn gốc của nước cung cấp sử dụng 49

Bảng 4.11: Nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải phòng thí nghiệm 49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Lấy mẫu nước thải trước khi xử lý 32

Hình 3.2: Lấy mẫu nước thải sau khi xử lý 32

Hình 3.3: Mẫu nước thải trước và sau khi xử lý 33

Hình 4.1: Quy trình xử lý nước thải của hệ thống 38

Hình 4.2. Hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên 40


Hình 4.3: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu trước khi qua hệ thống xử lý so với QCVN
40:2011/BTNMT cột A 42

Hình 4.4: Biểu đồkết quả phân tích chỉ tiêu trước khi qua hệ thống xử lý so với QCVN
40:2011/BTNMT cột B 43

Hình 4.5: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu sau khi qua hệ thống xử lý 44

so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A 44

Hình 4.6: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu sau khi qua hệ thống xử lý 45

so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B 45

Hình 4.7: Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu trước khi qua hệ thống xử lý so với chỉ tiêu
sau khi qua hệ thống xử lý 46


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.2. Cơ sở pháp lý 9

2.1.3. Một số khái niệm 11

2.1.4. Phân loại nước thải 12

2.1.5. Các phương pháp xử lý nước thải 17

2.1.6. Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên 18

2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 19

2.2.1 Hiện trạng môi trường nước thế giới 19

2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 21

2.3. Hiện trạng nước thải của Thái Nguyên 23

2.4. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 25

2.4.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 25


2.4.2. Lịch sử 26

2.4.3. Sứ mạng, mục tiêu, định hướng phát triển của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 27

2.4.4. Đội ngũ cán bộ 27

2.4.5. Cơ sở vật chất 27

2.4.6. Chương trình đào tạo 28

2.4.7. Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế 29

2.4.8. Tổ chức và công tác quản lý 29

2.4.9. Những đóng góp về phát triển nguồn nhân lực cao 29

2.4.10. Thành tích đạt được 30

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 31

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 31

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 31


3.2.2. Thời gian tiến hành thực tập 31

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31

3.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 31

3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.2. Các chỉ tiêu phân tích…………………………………………………… …33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 34

4.2. HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 35

4.2.1. Hiện trạng nước thải phòng thí nghiệm 35

4.2.2. Đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên 36

4.2.3. Các hóa chất phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thường xuyên sử
dụng 36
4.2.4. Quy trình xử lý nước thải của hệ thống 37

4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 40

4.3.1. Kết quả phân tích mẫu nước trước khi qua hệ thống xử lý 40


4.3.2. Kết quả phân tích mẫu nước sau khi qua hệ thống xử lý 41

4.3.3. Tổng hợp so sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước thải phòng thí nghiệm trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 41

4.4. ĐÁNH GIÁ CỦA THẦY CÔ, CHUYÊN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÁC KHOA CÓ NƯỚC
THẢI VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG THÍ NGHIỆM 47

4.4.1. Đánh giá về các loại chất thải gây ảnh hưởng tới môi trường tại các khu vực Viện KHSS,
Khoa CNTY, Khoa Cơ bản, Khoa KTNN-PTNT 48

4.4.2. Đánh giá về mức độ ô nhiễm môi trường của nước thải 48

4.4.3. Đánh giá về nguồn gốc của nước cung cấp sử dụng cho phòng thí nghiệm 49
4.4.4. Đánh giá về nơi tiếp nhận nước thải phòng thí nghiệm và nước thải sinh hoạt 49

4.5. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN 50

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

5.1. KẾT LUẬN 52

5.2. ĐỀ NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55


1
PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho
hành tinh chúng ta. Nó là khởi nguồn của sự sống vạn vật, không có nước con
người không thể tồn tại được, không có bất cứ một hoạt động kinh tế nào diễn
ra. Trong cơ thể con người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi
người cần tối thiểu 60 – 80lít, tối đa 150 – 200lít nước hoặc hơn nữa dùng cho
sinh hoạt tối thiểu cũng 1,5– 2lít nước mỗi ngày. Mặc dù nước chiếm 71% bề
mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng trong sản xuất và sinh hoạt lại rất
ít, chỉ chiếm 3%.
Nước thiết yếu như vậy, nhưng loài người đang đứng trước nguy cơ
thiếu nước nghiêm trọng. Trên thế giới hiện có 80 quốc gia và 40% dân số
không đủ nước dùng. Một phần ba các điểm dân cư phải dùng các nguồn
nước bị ô nhiễm để ăn uống, sinh hoạt.
Việt Nam có 78% người dân làm nông nghiệp, với hơn 10 triệu hộ
nông dân. Mặc dù có được sự quan tâm của nhà nước nhưng mới chỉ có 46 –
50% dân cư đô thị, 36 – 43% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Trong khi đó môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học kĩ thuật vào những thập kỉ cuối của thế
kỉ XX đồng thời tác động tiêu cực tới môi trường sống của loài người. Nhiều
nơi trên thế giới và Việt Nam môi trường đang bị suy thoái, tài nguyên thiên
nhiên đang bị cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng, chất lượng cuộc sống suy
giảm. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và đã đạt không ít
thành công trong lĩnh vực này. Một trong những biện pháp hữu hiệu đó là
việc con người đã phát hiện và tiến hành khai thác các nguồn năng lượng mới
như:gió, thủy triều, năng lượng mặt trời . . . .Tuy nhiên để xây dựng được các
công trình đó phải đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí xây dựng và
cũng chưa thể thực hiện được ở các nước đang phát triển như nước ta.
Hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trên thế giới cũng như
ở Việt Nam có nhiều nghành công nghiệp phát triển hầu hết tất cả các nghành


2
như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trongy tế, bệnh viện, trường học đều
gây ra ô nhiễm môi trường mà chưa có các biện pháp xử lý. Đặc biệt là nước
thải chưa có đơn vị nào nghiêm chỉnh chấp hành lắp đặt hệ thống xử lý nước
thải có hiệu quả, không chỉ các nghành công nghiệp mới thải ra nước thải hóa
chất mà ngay trong trường học là môi trường đào tạo mà nước thải từ phòng
thí nghiệm là nước thải độc hại, các hóa chất sử dụng, rửa, lau, chùi dụng cụ
phòng thí nghiệm.Nước thải đó được xử lý hay không? Và được thải đi đâu?
Nếu được xử lý thì nước xử lý xong có đạt tiêu quy chuẩn môi trường hay
không? Có sử dụng vào mục đích khác được hay không? Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nước thải của các phòng thí nghiệm, nước thải của
viện Khoa học Sự sống chứa các hóa chất độc hại chưa được xử lý mà thảira
ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường. Ngày 23 tháng 10 năm 2013 nhà
trường đã có hệ thống xử lý nước thải để xủ lý nước thải phòng thí nghiệm, nước
thải của viện Khoa học Sự sống để xử lý nước thải. Liệu hệ thống xử lý nước
thải này có đạt được kết quả như mong đợi ? Đây đang là vấn đề trăn trở không
chỉ của riêng tôi mà còn nhiều thầy cô nhiều sinh viên trong môi trường đào tạo
còn thắc mắc, cụ thể tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, khoa Môi trường,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
TS.Vũ Thị Quý, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Đánh giá khả năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải
phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và khả năng xử lý của hệ thống xử lý
nước thải phòng thí nghiệm. Từ đó đề xuất một số giải pháp trong quản lý và
bảo vệ môi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá chung về Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Hệ thống xử lý nước thải và đặc điểm của hệ thống xử lý nước thải
phòng thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên.

3
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải phòng thí nghiệm và khả
năng xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu nước thải.
- Đánh giá của thầy cô, chuyên viên làm việc tại các khoa có nước thải
vào hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được khả năng xử lý nước thải của hệ thống.
- Đưa mô hình ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.

















4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm nước
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học
là H
2
O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết
hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan
trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống
2.1.1.2. Vai trò của nước và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước
* Vai trò của nước
-Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước rất quan trọng cho hoạt động sống của con người cũng như các
loài sinh vật khác.Nước chiếm 75% trọng lượng của trẻ sơ sinh, 55-60% cơ
thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự
tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh
hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống không quá năm ngày và nhịn thở không quá năm
phút. Khi đói trong một thời gian dài cơ thể sẽ tiêu thụ hết một lượng
glycogen, toàn bộ mỡ dữ trự, một nửa lượng protein để duy trì sự sống.
Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm tới tính mạng
và mất tới 20-22 % nước sẽ dẫn tới tử vong. ( Lê Quốc Tuấn, 2009)[13].

- Vai trò của nước đối với sản xuất và đời sống con người
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu trong cuộc
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và
môi trường nước là rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới
hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất
nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý học diễn ra với sự tham gia
bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn
đường cho các muối đi vào cơ thể.

5
Trong đời sống nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho con người.
Nước cũng đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Tham gia vào rất nhiều các công đoạn sản xuất, vào các hệ thống xử lý, vào
các quá trình làm nguội máy. . .
Trong các tổ chức trường học nước không kém phần quan trọng trong
vệ sinh trong thực hành, thí nghiệm, hóa chất, chùi rửa các dụng cụ . . .
Đồng thời còn có vai trò điều tiết các chết độ nhiệt, ánh sáng, chất sinh
dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí . . .
Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
,
trongđó 8 % cho sinh hoạt, 23 % cho công nghiệp, 63 % cho hoạt động nông
nghiệp và 6 % còn lại dùng cho hoạt động khác.
Tóm lại nước có vai trò cực kì quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là
sự thiết yếu cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
* Sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được trong đời
sống xã hội, dưới tất cả các dạng của nước gồm rắn, lỏng và khí. Vì vậy nước
là một tài nguyên cực kì cần thiết. Trên trái đất có khoảng 361 triệu km

3
diện
tích là các đại dương, như vậy nước bao phủ 71 %diện tích của trái đất, trong đó
có 97 % là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Trong 3 % là nước ngọt trên trái đất thì
gần 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần
còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm và chỉ một tỉ lệ
nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí, trong đó chỉ có khoảng 0,003 % là
nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được. Con người mỗi ngày cần 250
lít nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công
nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên này phân bố không đồng đều ở mỗi khu
vực, cũng như từng quốc gia trên thế giới.
Một trong những đặc tính quan trọng của tài nguyên nước là sự tuần
hoàn hay có thể nói là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy nguồn nước không
phải là không cạn kiệt, việc cung cấp nước ngọt và nước sạch trên thế giới

6
đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước ngày càng gia tăng cùng với sự gia
tăng dân số, cùng với đó, sự gia tăng dân số cũng khiến cho nguồn nước ngày
càng suy giảm về chất lượng do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt các khu dân cư, bệnh viên, trường họcsử dụng lãng phí. . .đã làm
suy giảm nguồn nước. Đây là vấn đề không chỉ của riêng một quốc gia nào,
do đó bảo vệ tài nguyên nước là một vấn đề toàn cầu để có thể sử dụng tài
nguyên này một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Trong quá trình CNH- HĐH ở Việt Nam đã và đang làm nguồn nước
mặt cũng như nước ngầm bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, làm ảnh hưởng rất
lớn tới đời sống, sản xuất của nhân dân.
Nói tóm lại, nước có một vai trò to lớn, vô cùng quan trọng. Nguồn
nước mặt và nước ngầm đang bị suy giảm về cả trữ lượng và chất lượng.
Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên nước là rất cần thiết, là trách nhiệm của mỗi

người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
2.1.1.3. Nước thải phòng thí nghiệm và đặc tính của nước thải phòng thí nghiệm
Nước thải phòng thí nghiệm rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng
như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phòng thí nghiệm hóa học,
phòng thí nghiệm sinh học, phòng thí nghiệm vật lý học do đó thành phần
cũng như nồng độ khác nhau.và được chia thành các chỉ tiêu hóa học, chỉ tiêu
lý học, chỉ tiêu sinh học.
*Chỉ tiêu hóa học
Cần xác định một số chỉ tiêu hóa học như: Độ kiềm toàn phần, độ cứng
của nước, hàm lượng oxygen hòa tan (DO), nhu cầu oxygen hóa học (COD),
nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD) và một số chỉ tiêu khác.
- Độ kiềm toàn phần
Độ kiềm toàn phần (Alkalinity) là tổng hàm lượng các ion HCO
3
-
,CO3
2-+
có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các
muối của acid yếu, đặc biệt là các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng
có thể gây nên bởi sự hiện diện của các ion silicat, borat, phosphat… và một
số acid hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưng hàm lượng của những ion này
thường rất ít so với các ion HCO
3
-
, CO
3
2-
, OH
-
nên thường được bỏ qua.


7
- Độ cứng của nước
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước.
Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa trên thực tế các ion Ca
2+

và Mg
2+
chiếm hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của
nước xem như tổng hàm lượng của các ion Ca
2+
và Mg
2+
.
Độ cứng carbonat (CH): là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca
2+
và Mg
2+

tồn tại dưới dạng HCO
3
-
. Độ cứng carbonat được gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ
mất đi khi bị đun sôi.
Độ cứng phi carbonat (NCH):là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca
2+

Mg
2+

liên kết với các anion khác HCO
3
-
như SO
4
2-
, Cl
-
…Độ cứng phi
carbonat còn được gọi là độ cứng thường trực hay độ cứng vĩnh cữu.
- Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)
Oxygen hòa tan trong nước không tác dụng với nước về mặt hóa học.
Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: áp suất, nhiệt độ,
thành phần hóa hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh
vật… Hàm lượng oxygen hòa tan là một chỉ số đánh giá “ tình trạng sức khỏe
” của nguồn nước.
Hàm lượng DO có quan hệ mật thiết với các thông số COD và BOD
của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao các quá trình phân hủy
chất hữu cơ xảy ra theo hướng háo khí (aerobic), còn nếu hàm lượng DO thấp
thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy
ra theo hướng yếm khí (anaerobic). Nếu hàm lượng DO quá thấp thậm chí
không còn thì nước trở nên có mùi và màu đen bởi trong nước lúc này diễn ra
quáy trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước
này nữa. Khi DO giảm xuống còn 4 – 5mg/l số sinh vật có thể sống trong
nước giảm mạnh.
- Nhu cầu oxygen hóa học (COD): là lượng oxigen cần thiết (cung cấp
bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxid hóa
thường dùng là KMnO
4
hoặc K

2
Cr
2
O
7
và khi tính toán được qui đổi về lượng
oxigen tương ứng (1 mg KMnO
4
ứng với 0,253 mgO
2
). (mg O
2
/l).

8
- Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD): là lượng oxygen cần thiết để vi
khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếm khí. (đơn
vị tính cũng là mgO
2
/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh
học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxygen hòa tan để oxid hóa các chất hữu
cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO
2
, CO
3
2-
, SO
4
2-
,

PO
4
3-
và cả NO
3
-
.
* Chỉ tiêu lý học
Thường là các chỉ tiêu như độ pH, nhiệt độ, màu sắc, độ đục, tổng hàm
lượng chất rắn (TS), tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), tồng hàm lượng
chất rắn hòa tan (DS), tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS).
- Độ pH: là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong
nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch (
nước ) pH=-(log)H+. Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác
nhau của pH. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước
( Sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong
nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý
nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ.
- Nhiệt độ: là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí
hậu, sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nước mạch nông có
nhiệt độ 4 – 40
0
C, nước ngầm là 17 – 31
0
C nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt
độ nước cấp.
- Màu sắc: nước nguyên chất không có màu sắc. Màu sắc trong nước
gây bởi tạp chất trong nước ( thường là do chất hữu cơ ( chất mùn hữu cơ-axit
humic ), một số ion vô cơ ( sắt…), một số loại thủy sinh vật. Nước chứa nhiều
thành phần hóa chất N

2
CO
3
, CH
3
COOH, H
2
S, Na
2
S ảnh hưởng tới giá trị cảm
quan con người. Các hợp chất hữu cơ có màu trong nước cũng có thể tác dụng
với clo tạo ra một số sản phẩm độc như clorfooc …
- Độ đục: là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua của nước. Độ đục
của nước có thể do nhiều chất lơ lửng bao gồm các loại kích thước từ hạt keo
đến nhưng hạt phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất
cát, vi sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học: vô cơ, hữu cơ.

9
Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao. Nó ảnh hưởng
đến quá trình lọc vì lỗ thoát nước sẽ nhanh chóng bị bịt kín.
- Tổng hàm lượng chất rắn (TS): là những chất tan hoặc không tan, các
chất này bao gồm các chất vô cơ lẫn hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn
(TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1lít mẫu
nước trên nồi nước cách thủy rồi sấy khô ở 105
o
C cho tới khi khối lượng
không đổi mg/l.
- Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): là những chất rắn không tan
trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng là lượng khô của phần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1lít mẫu nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở

nhiệt độ 105
0
C cho tới khối lượng không đổi mg/l.
- Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS): để đánh giá hàm lượng các
chất hữu cơ có trong mẫu nước, người còn sử dụng các khái niệmtổng hàm
lượngcác chất không tan dễ bay hơi (VSS), tổng hàm lượng các chất tan dễ
bay hơi (VDS), hàm lượng các chất rắn lơ lửngkhông tan dễ bay hơi VSS là
lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550
0
C cho đến khi
khối lượng không đổi. Hàm lượng các chất rắn lơ lửng tan dễ bay hơi (VDS)
là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550
0
C cho đến khi
khối lượng không đổi. ( thường được quy định trong môt khoảng thời gian
nhất định ).
* Chỉ tiêu sinh học
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và
các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có
thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các
loài rong rêu, tảo…Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước cộng
hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.

10

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của chính phủ quy định việc cấp phép
thăm dò, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của chính phủ ngày 17/03/2005 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP
về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam
về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường.
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 6663 – 1:2011( ISO 5667 – 3: 2006)-Chất lượng nước- Phần 1.
hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kĩ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663 – 3: 2008 (ISO 5667 – 3: 2003) – Chất lượng nước – Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản mẫu và xử lý mẫu.
- TCVN 5999: 1995 ( ISO 5667 – 10 : 1992) – Chất lượng nước – Lấy
mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 5945: 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5499 : 1995 Chất lượng nước – Phương pháp uyncle ( winkler
) xác định oxy hòa tan.
- TCVN 6001 – 1: 2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh
hóa sau n ngày ( BOD
n
).
- TCVN 4565 – 88 Nước thải – Phương pháp xác định oxy hóa.
- TCVN 6492 : 2011 Chất lượng nước – Xác định pH.
- TCVN 4557 : 1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ.
- TCVN 6177 : 1996 Chất lượng nước -Phương pháp xác định sắt bằng
phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin.
- TCVN 6185 : 2008 Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định độ màu.

- QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.

11
- QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- QCVN 14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia vềnước thải
sinh hoạt.
- QCVN 40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
2.1.3. Một số khái niệm
* Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có
thể sử dụng vào nhưng mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt.
* Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
* Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng
ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước
ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và ISO 6107/1 – 1980:
* Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tái tạo ra
trong một quá trình công nghệ và không có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
* Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động
trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thấm qua là lượng nước thấm vào hệ thống bằng nhiều cách

khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
* Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một
thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên.

12
* Ô nhiễm nước:
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa:
“ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây ra nguy hiểm cho con người, cho
công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và
các loại hoang dã ”.
* Suy thoái nguồn nước là sự thay đổi tính chất của nước theo chiều
hướng làm suy giảm chất lượng nguồn nước, làm thay đổi tính chất ban đầu
của nước. Suy thoái nguồn nước có thể do ô nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên
(mưa, tuyết tan, lũ lụt….) hay nhân tạo (do nước thải khu dân cư, bệnh viện,
sản xuất nông nghiệp, nước thải nhà máy…) (Hoàng Văn Hùng, Nguyễn
Thanh Hải, 2010)[8].
* Nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu sau đây:
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…).
- Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô
cơ, xuất hiện các chất độc hại…).
- Lượng oxygen hòa tan(DO) trong nước giảm do các quá trình sinh
hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi sinh
vật gây bệnh.
2.1.4. Phân loại nước thải

Để hiểu và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải cần phải phân biệt các
loại nước thải khác nhau. Nước thải có thể chia làm 3 loại như sau:
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải được loại bỏ sau khi sử dụng cho các
mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…
chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ,
và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải của khu dân cư phụ thuộc
vào dân số, vào các tiêu chẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.

13
Thành phần của hệ thống nước thải gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh
học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây
bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp
chất protein (40-50%); hydrat cacbon (40-50%) gồm tinh bột, đường và
xenlulo; và các chất béo (5-10). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải
sinh hoạt dao động trong khoảng 150 -450% mg/l theo trọng lượng khô.
Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó tan phân hửy sinh học. Ở những
khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt
không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tuỳ thuộc
vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80%
lượng nước cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu
thị bằng các chất lắng hoặc BOD
5
có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng

chất thải trung bình tính theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp
nước 150l/ ngày được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người

STT

Các chất
Tổng chất thải
(g/người ngày)
Chất thải hữu cơ
(g/người ngày)
Chất thải vô cơ
(g/người ngày)
1 Tổng lượng chất thải 190 110 80
2 Các chất tan 100 50 50
3 Các chất không tan 90 60 30
4 Chất lắng 60 40 20
5 Chất lơ lửng 30 20 10
(Nguồn: Báo cáo môi trường thế giới, 2012) [9].

14
Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt tính theo các phương pháp của
APHA [7]
Các chất (mg/l)
Mức độ ô nhiễm
Nặng Trung bình Thấp
Tổng chất rắn 1.000 500 200
Chất rắn hoà tan 700 350 120
Chất rắn không hoà tan 300 150 8
Tổng chất rắn lơ lửng 600 350 120

Chất rắn lắng 12 8 4
BOD
5

300 200 100
DO 0 0 0
Tổng nitơ 85 50 25
Nitơ hữu cơ 35 20 10
Nitơ ammoniac 50 30 15
NO
2

0,1 0,05 0
NO
3

0,4 0,2 0,1
Clorua 175 100 15
Độ kiềm 200 100 50
Chất béo 40 20 0
Tổng photpho - 8 -

(Nguồn: APHA) [7].
Nước thải sinh hoạt có các thành phần với các giá trị điển hình như sau:
COD=500mg/l, BOD
5
=250mg/l, SS=220mg/l, photpho=8mg/l, nitơ
NH
3
và nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH=6,8, TS=720mg/l.

Như vậy nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá
cao, Đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường quá
trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD
5:
N:P=100:5:1
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả
các chất hữu cơ đều có thể bị phân huỷ bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40%
BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng bùn.
*Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)
Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công
nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau
phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn. Trong

15
công nghiệp nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay phương
tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các quá trình truyền
nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mang cấp nước sinh hoạt chung hoặc
lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử
lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của từng xí nghiệp công nghiệp
được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Bảng 2.3: Lưu lượng nước thải trong một số ngành công nghiệp

STT

Ngành công nghiệp Tính cho
Lưu lượng nước
thải
1 Sản xuất bia 1 lít bia 5,65 (lít)
2 Tinh chế đường 1 tấn củ cải đường 10-20 (m

3
)
3 Sản xuất bơ sữa 1 tấn sữa 5-6 (lít)
4 Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa - -
5 Sản xuất nước khoáng và nuớc chanh - -
6 Nhà máy đồ hộp rau quả 1 tấn sản phẩm 4,5-1,5(m
3
)
7 Giấy - -
8 Giấy trắng 1 tấn -
9 Giấy không tẩy trắng 1 tấn -
10 Dệt sợi nhân tạo 1 tấn sản phẩm 100 (m
3
)
11 Xí nghiệp tẩy trắng 1 tấn sợi 1.000-4.000(m
3
)

(Nguồn: Báo cáo ô nhiễm môi trường các nghành công nghiệp ở
Việt Nam, 2012) [25].
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng
có ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm có thể rất
khác nhau. Bởi vậy số liệu trên thường không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại
có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp cho sử dụng hệ thống tuần hoàn trong
sản xuất.
Thành phần nước thải rất đa dạng, thậm chí trong một ngành công
nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công
nghệ sản xuất hoặc do điều kiện môi trường.
Căn cứ và thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và
kỹ thuật xử lý. Sau đây là một số số liệu và thành phần nước thải của một số

ngành công nghiệp.

16
Bảng 2.4: Tính chất đặc trưng của nước thải 1 số nhà máy công nghiệp

Các chỉ tiêu
Chế biến
sữa
Sản xuất thịt
hộp
Dệt sợi tổng
hợp
Sản xuất
clorophenol
BOD
5
(mg/l) 1.000 1.400 1.500 4.300
COD (mg/l) 1.900 2.100 3.300 5.400
Tổng chất rắn 1.600 3.300 8.000 35.000
Chất lơ lửng (mg/l) 300 1.000 2.000 1.200
Nitơ (mgN/l) 50 150 30 0
Photpho (mgP/l) 12 16 0 0
pH 7 7 5 7
Nhiệt độ (
0
C) 29 28 - 17
Dầu mỡ (mg/l) - 500 - -
Clorua (mg/l) - - - 27.000
Phenol (mg/l) - - - 140


(Nguồn: Báo cáo ô nhiễm môi trường các nghành công nghiệp ở
Việt Nam, 2012) [45].
Nói chung nước thải từ nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng
Nitơ và photpho đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các
chất dinh dưỡng này trong nước của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so
với nhu cầu phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải ở các nhà máy hoá
chấtthường chứa một số chất độc cần được xử lý sơ bộ để khử các độc tố
trước khi thải vào hệ thống nước thải khu vực.
- Có 2 loại nước thải công nghiệp
+ Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi sử
dụng để làm nguội sản phẩm,làmmát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
+ Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn: đặc trưng cho ngành công
nghiệp đó và cần được xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước
chung hoặc vào nguồn nước tuỳ theo mức độ xử lý.
* Nước thải là nước mưa
Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo theo các
chất cặn bã, hoá chất bảo vệ thực vật, dầu mỡ,….đi vào hệ thống thoát nước.
Hầu hết các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta đều có hệ thống thoát
nước thải và vừa thoát nước nưa. Lượng nước chảy về nhà máy gồm nước
thải sinh hoạt, nươc thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần
nước mưa.

17
2.1.5. Các phương pháp xử lý nước thải
* Xử lý bằng phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không
hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất
không hoà tan trong nước thải sinh hoạt và giảm BOD (nhu cầu Ôxy sinh hoá)
đến 20%.

Thông thường, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho
quá trình xử lý sinh học.
Xử lý bằng phương pháp lý học gồm:
- Lưu lượng kế (Flow-mettering device)
- Bể điều lưu (Flow equalization tank)
- Song chắn rác (Bar racks)
- Bể lắng cát (Grit-Chamber)
- Khuấy trộn (Mixing devices)
- Bể lắng sơ cấp (primary sedimentation tank)
- Bể keo tụ và tạo bông cặn (Coagulation and Floculation)
- Bể tuyển nổi (Floatation - chamber)
- Bể lọc nước thải bằng các hạt lọc (Filtration)
* Xử lý bằng phương pháp hoá - lý:
Thực chất của phương pháp xử lý hoá - lý là đưa vào nước thải chất phản ứng
nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất
khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô
nhiễm môi trường. Ví dụ phương pháp trung hoà nước thải chứa Axít, Bazơ,
phương pháp Ôxy hoá
Phương pháp hoá lý có thể là giải pháp cuối cùng hoặc là giai đoạn xử
lý sơ bộ cho giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp hóa lý gồm:
- Trung hòa nước thải
- Phương pháp kết tủa
- Phương pháp oxy hoá khử

×