Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống khoai lang Hoàng Long tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.4 KB, 55 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG LÊ HẢI



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG XEN ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG
LONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Trồng trọt
Lớp : K41 - TT
Khoa : Nông Học
Khóa học: : 2009 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyết Viết Hưng






Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết




PGS.TS Nguyết Viết Hưng Hoàng Lê Hải





LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn
ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy
giáo, cô giáo Khoa Nông học; cùng nhiều cán bộ Trung tâm Thực hành –
Thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt

nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo TS. Nguyễn Thị
Mai Thảo cùng thầy giáo PGS.TS Nguyết Viết Hưng và cô giáo TS.
Nguyễn Thị Lân, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp cuối khóa học.
Do trình độ và thời gian có hạn, bản khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy em kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn có những đóng
góp bổ sung để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2014

Sinh viên



Hoàng Lê Hải


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


CT : Công thức
Đ/C : Đối chứng
NSSVH : Năng suất sinh vật học

NSCT : Năng suất củ tươi
NSTL : Năng suất thân lá
NLSH : Năng lượng sinh học
NST : Ngày sau trồng


















MỤC LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 . Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây khoai lang 4
2.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai lang trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai ở Việt Nam 7
2.2.3 Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên 12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 14
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.5. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 15
3.5.1. Kỹ thuật trồng khoai lang 15
3.5.2. Kỹ thuật trồng cây xen 16
3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 16
3.5.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
4.1. Ảnh hưởng cây trồng xen đến các giai đoạn sinh trưởng chính
của giống khoai lang Hoàng Long 19
4.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến sinh trưởng của giống khoai lang Hoàng Long. 20
4.2.1. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến tốc độ tăng trưởng chiều dài
cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm. 20
4.2.2. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến một số đặc điểm nông học của
khoai lang Hoàng Long 22
4.3. Khả năng chống chịu của giống khoai lang Hoàng Long tham gia thí nghiệm 24
4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức
trồng xen khoai lang Hoàng Long. 24
4.4.1. Chiều dài củ 25
4.4.2. Đường kính củ 25

4.4.3. Số củ trên gốc 26
4.4.4. Khối lượng củ trung bình củ trên gốc 26
4.5. Ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất khoai lang ở các công thức thí nghiệm 26
4.6. Kết quả nghiên cứu năng suất cây trồng xen khi trồng
xen với khoai lang Hoàng long. 28
4.7 Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm 28
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
5.1. Kết luận 30
5.2. Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2008 - 2012 6
Bảng 2. 2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 8
Bảng 2 .3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang
của các

n
g
n
ă
m 2011 -
2012
9
B


ng 2.4 Hi

n trang ngu

n gen khoai lang t

i Vi

t Nam 2009 10
B

ng 2.5: Tình hình s

n xu

t khoai lang t

nh Thái Nguyên
giai
đ
o

n 2008-2012 12
B

ng 4 .1 : Kh

n
ă
ng sinh tr

ưở
ng c

a khoai lang Hoàng Long

các công th

c thí nghi

m 19
B

ng 4.2
Độ
ng thái t
ă
ng tr
ưở
ng chi

u dài thân chính qua t

ng giai
đ
o

n 21
B

ng 4.3


nh h
ưở
ng c

a cây tr

ng xen
đế
n m

t s


đặ
c
đ
i

m
nông h

c c

a khoai lang Hoàng Long 22
B

ng 4.4. M

c

độ
nhi

m sâu h

i c

a gi

ng khoai lang tham
gia
thí nghi

m 24
B

ng 4.5.

nh h
ưở
ng c

a cây tr

ng xen
đế
n các y
ế
u t



c

u thành n
ă
ng su

t khoai lang Hoàng Long 25
B

ng 4.6.

nh h
ưở
ng c

a cây tr

ng xen
đế
n n
ă
ng su

t c

t
ươ
i, n
ă

ng su

t
thân lá, n
ă
ng su

t sinh v

t h

c c

a khoai lang Hoàng long 27
B

ng 4.7. K
ế
t qu

nghiên c

u n
ă
ng su

t cây tr

ng xen
khi tr


ng xen v

i khoai lang Hoàng long. 28
B

ng 4.8: Hi

u qu

kinh t
ế
c

a các công th

c thí nghi

m 29





DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện động thái tăng trưởng chiều dài thân
chính của cây khoai lang qua từng giai đoạn 21
Hình 4.2. Biểu đổ ảnh hưởng của cây trồng xen đến năng suất củ tươi,
năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của Khoai lang Hoàng long 27










1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas (L) Lam, là cây
lương thực ăn củ và lấy dây lá. Thành phần củ khoai lang tươi chứa 68%
nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34 mg canxi, 50 mg phốt-pho, 23 mg vitamin
C. Thành phần khoai lang khô: 11% nước, 2,2% protit, 80% gluxit. Những
nghiên cứu gần đây cho biết, giống khoai lang tím có polyphenol chứa
anthocyamin có tác dụng kháng ôxy hoá rất mạnh, có khả năng kiềm chế đột
biến của tế bào ung thư, hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, có công
năng làm đẹp và thông tiện. Cây khoai lang có sắc tố có thể bào chế chất
nhuộm màu thực phẩm thiên nhiên thay sắc tố tổng hợp nhân tạo. Khoai lang
chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và các chất khoáng K, Ca, Mg, Fe, Se…,
giàu chất xơ thực phẩm. Tổ chức FAO của Liên Hợp Quốc đã đánh giá khoai
lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất của thế kỷ 21, đang được thị trường thế
giới rất ưa chuộng.
Khoai lang có rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, vị ngọt có thể sử dụng củ
để ăn tươi, thái lát phơi khô, chế biến tinh bột dùng làm lương thực, thức ăn
chăn nuôi, thân lá có thể làm rau xanh. Ngoài ra khoai lang có thể chế biến

các sản phẩm tinh bột biến tính, các sản phẩm hoá công, các sản phẩm lên
men thuỷ phần được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp thực
phẩm, dệt, giấy, vật liệu xây dựng, cao su nhân tạo Hiệu suất sản xuất
ethanol sinh học từ khoai lang cao hơn hẳn mía đường, cao lương, ngô, sắn và
khoai tây. Khoai lang rất dễ trồng, nhân giống bằng dây, ít bị sâu, bệnh, chi
phí đầu tư trên đơn vị diện tích trồng khoai lang thấp thích hợp với nhiều hộ
nông dân nghèo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay. Với những
ưu việt như vậy, nên cây khoai lang ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm để đưa cây khoai lang trở thành cây trồng chính trong nền sản xuất
nông nghiệp.
Để tăng được năng suất và sản lượng khoai lang các tỉnh miền núi phía
Bắc ngoài việc đánh giá các yếu tố kinh tế xã hội, thị trường để quy hoạch thì
2
cần phải xác định bộ giống tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa
phương và tiến hành đồng bộ các khâu kỹ thuật then chốt như phân bón, thời
vụ, mật độ trồng, trồng xen… cho từng nhóm giống theo mục đích sử dụng
nhằm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế của cây khoai lang. Trước thực tế đó,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng
xen đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống khoai lang Hoàng
Long tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Xác định loại cây trồng xen thích hợp đối với giống khoai lang Hoàng
long để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt nhất trên một đơn vị diện tích
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân.
1.3. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi ảnh hưởng của cây trồng xen đến quá trình sinh trưởng và
phát triển giống khoai lang Hoàng Long.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống khoai lang Hoàng Long.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến chất lượng của giống
khoai lang Hoàng Long.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp sinh viên vận dụng củng cố những kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm vốn kiến thức và kinh
nghiệm trong sản xuất.
+ Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng thời
rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, tích lũy kinh nghiệm, nắm được
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Trong sản xuất: Là cơ sở khuyến cáo kĩ thuật cho nông dân lựa chọn loại
cây xen phù hợp với điều kiện sinh thái và sự sinh trưởng, phát triển của cây
khoai lang phục vụ sản xuất đại trà giúp nâng cao năng suất, chất lượng khoai
3
lang và tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần đảm bảo an toàn lương
thực quốc gia cũng như bảo vệ đất trồng khoai lang được lâu dài và bền vững
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 . Phân loại, nguồn gốc và phân bố cây khoai lang
Khoai lang [Ipomoea batatas (L.) Lam] là cây hai lá mầm thuộc chi
Ipomoea, họ Convolvuaceae, Purseglove J.W., 1974 [7]. Trong số 50 chi và
hơn 1000 loài thuộc họ này thì Ipomoea batatas là loài có ý nghĩa kinh tế
quan trọng, được sử dụng làm lương thực và thực phẩm. Số lượng loài trong
chi Ipomoea đã được xác định là hơn 400 loài, nhưng Ipomoea batatas là một
loài cây trồng không tìm thấy ở dạng hoang dại.

Nhiều nhà khoa học cho rằng khoai lang được thuần hóa từ hơn 5000
năm trước. Nguồn gốc của khoai lang còn chưa thống nhất; Tuy nhiên các cứ
liệu khảo cổ, ngôn ngữ học và lịch sử học đã cho phép xác định nguồn gốc
khoai lang là ở vùng Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ. Nghiên cứu của Obrien, 1972
[18] cũng khẳng định: Trung tâm chính xác khởi nguyên của khoai lang là
Trung hoặc Nam Mỹ. Austin D.F., 1977 [7] cho rằng khoai lang có nguồn gốc
ở phía Bắc là quần đảo Yucatan và phía Nam là sông Orinoco với các trung
tâm thứ cấp có sự đa dạng cao ở Guatemala và Nam Peru. Yen (2005) [13]
khi nghiên cứu về sự biến động ở Ipomoea batatas đã chỉ ra vùng có sự đa
dạng cao bao gồm Colombia, Equador và Bắc Peru.
Cây khoai lang tuy có nguồn gốc ở Châu Mỹ, nhưng chúng chỉ thực sự
lan rộng ở Châu lục này khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân tới. Khoai lang
được du nhập vào Trung Quốc cuối thế kỷ 16, do khả năng thích ứng rộng và
dễ nhân giống, khoai lang đã được mở rộng ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la
tinh vào thế kỷ 17 và 18. Hiện nay khoai lang được phân bố rộng rãi ở các
vùng Nhiệt đới, Á nhiệt đới và vùng ôn đới ẩm thuộc châu Mỹ, châu Phi,
châu Á, châu Âu từ 40° vĩ Bắc xuống 32
0
Nam. Ở vùng xích đạo khoai lang
còn được trồng ở độ cao 3000 m so với mặt biển (Woolfe J.A., 1992 [13]).
Trên thế giới có 115 nước sản xuất khoai lang (FAO, 2012 [12]); chủ yếu tại
các nước đang phát triển, trên các chân đất nghèo dinh dưỡng với chi phí đầu
tư thấp. Năm 2010 toàn thế giới trồng 8,1 triệu ha khoai lang, sản lượng đạt
5
trên 106 triệu tấn, trong đó Châu Á đạt 88,5 triệu tấn, (bằng 83% sản lượng
toàn bộ thế giới), riêng Trung Quốc đạt 81,2 triệu tấn.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu cổ như sách “Thực vật bản thảo”, “Lĩnh
nam tạp kỷ” và “Quảng Đông tân ngữ” của Lê Quý Đôn [9], [1], cây khoai
lang có nhiều khả năng là cây trồng nhập nội và có thể được đưa vào nước ta
từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào cuối đời Minh cai trị nước ta.

Trong “Thảo mộc trang” có đoạn viết: “Cam thự (khoai lang) là củ
thuộc loài Thử Dự, rễ và lá như rễ khoai, củ to bằng nắm tay, to nữa bằng cái
bình, da tía, thịt trắng, người ta luộc ăn” [1], [9].
Sách “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa
học xã Hội 1987 đã có ghi: “Năm 1559 (năm Mậu ngọ), khoai lang từ
Philippin được đưa vào Việt Nam, trồng đầu tiên ở An Trường – thủ đô tạm
thời của đời nhà Lê Trung Hưng (Hậu Lê), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa”.
Như vậy, khoai lang đã có mặt ở Việt Nam cách đây khoảng gần 450 năm.
Cây khoai lang được giới thiệu vào Việt Nam có thể từ tỉnh Phúc Kiến – Trung
Quốc hoặc đảo Luzon – Philippin vào cuối thế kỷ 16 [6].
2.2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai lang trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới
Theo Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO)
khoai lang là một trong 5 cây lấy củ chính (bao gồm: Sắn, khoai tây, khoai
lang, khoai mỡ, khoai sọ), khoai lang chiếm tỷ lệ 16,9% diện tích và 19,9% về
sản lượng.
Hiện nay có hơn 115 quốc gia trên thế giới đang trồng khoai lang với
tổng diện tích đạt khoảng 8 triệu ha, năng suất đạt từ 12 đến 13 tấn/ha, với sản
lượng hơn 101 triệu tấn Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới trong
những năm gần đây từ năm 2008 đến năm 2012 được thể hiện ở bảng 2.1
6
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2008 - 2012

Năm

Diện
t
íc
h


(ha)

Năng
s
u
ất

(
t

n
/
h
a
)

Sản lượng
(triệu
t

n
)

2008 8.153.509 12,41 101,162
2009 7.952.549 13,10 104,149
2010 8.189.169 12,62 103,348
2011 8.173.292 12,54 102,506
2012 7.953.196 13,11 104,260
Nguồn: Faostat 2014 [12]


Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nhiều khoai lang nhất trên thế
giới, năm 2012 đạt 3490425 ha, với năng suất là 21,6 tấn/ha và sản lượng đạt
cao nhất thế giới (75567929 tấn).
Một số tài liệu nước ngoài đề cập tới vai trò của cây có củ như một
trong những chỗ dựa quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 21. Bởi hiện tại
tiềm năng cải tiến năng suất của cây có củ là rất lớn, trong khi đó mặc dù năng
suất của các cây ngũ cốc đã khá cao nhưng trong một phạm vi nào đó đã đạt đến
mức giới hạn của năng suất trần. Ngoài ra cây có củ có thể trồng được ở những
vùng đất xấu, khô hạn,…
2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu khoai lang trên thế giới
Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu
tập nguồn gen giống khoai lang. Nơi lưu giữ nguồn gen khoai lang lớn nhất
toàn cầu là Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa –
CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì năm 2005. Trong số
này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu
giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác).
Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng
ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khoai lang Trung Quốc cho năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không
7
ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam.
Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai
lang có ruột củ màu cam đậm, dẻo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như
một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện
đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao
giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công
nghệ tế bào trong tạo giống.
Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo
giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm

có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật khi
trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng dài trên 115 ngày.(Nguyễn Thị
Thủy, Hoàng Kim 2006)
* Tình hình trồng xen khoai lang trên thế giới
Ở nhiều vùng nhiệt đới, đất có thành phần chủ yếu là cát lượng dinh
dưỡng thấp.
Mô hình trồng khoai lang xen đậu, ngô là khá phổ biến ở nhiều nước
châu Á, đặc biệt là những vùng có mật độ dân số cao, bình quân diện tích đất
canh tác trên hộ nông dân thấp. Mục đích của việc trồng xen này là để nâng
cao thu nhập cho nông hộ, tăng khối lượng sản phẩm trồng trọt trên đơn vị
diện tích đất, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận kinh tế. Mặt khác việc trồng xen
cây họ đậu còn có tác dụng phủ đất và góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất
trồng khoai lang nhờ có quá trình cố định đạm sinh học của cây họ đậu [5],
[10], [11]. Những mô hình trồng khoai lang xen cây họ đậu hoặc ngô, tại các
nước châu Á thường được thực hiện ở các nông hộ có quy mô đất canh tác
khoai lang nhỏ hơn 2 hécta. Kết quả của hầu hết các mô hình là khoai lang và
cây trồng xen tuy có giảm năng suất so với sắn trồng thuần nhưng những
phương thức trồng xen hợp lý đều cho tổng giá trị sản lượng và hiệu quả kinh
tế cao hơn so với khoai lang trồng thuần.
2.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu khoai ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất khoai ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay khoai lang làm lương thực cho người giảm dần,
chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến.
8
Tuy nhiên có đến 90% sản phẩm khoai lang được sử dụng chủ yếu ở
vùng nông thôn; ở các thành phố được sử dụng với một lượng rất ít. Ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1%, củ Khoai lang thu hoạch được sử dụng
dưới dạng quà sáng và làm bánh.
Ở vùng nông thôn có tới 60% sản lượng Khoai lang được dùng làm
thức ăn gia súc dưới dạng củ tươi. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung

bộ, Duyên hải miền Trung, một lượng lớn Khoai lang được phơi khô (củ thái
lát, thân lá phơi khô dã thành bột). Tình hình sản xuất khoai lang trong những
năm gần đây được trình bày ở bảng 2.2
Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng khoai lang ở Việt Nam giảm
dần trong những năm gần đây, từ 175.500 ha (năm 2008) xuống còn 148.500
ha (năm 2012), năng suất tương đối ổn định và tăng dần trong 2 năm 2010 và
2011, do vậy sản lượng giảm dần qua các năm theo diện tích bị giảm dần.
Đây là vấn đề mà các nhà hoạch định quản lý và khoa học phải xác định rõ
nguyên nhân làm giảm diện tích và biện pháp thúc đẩy và năng cao năng suất,
đặc biệt là các giống khoai lang chất lượng cao.
Bảng 2. 2: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Năm

Diện
t
íc
h
ha

Năng
s
u
ất
tạ/ha


Sản
lượ
n

g
tấn

2008 175.500 8,19 1.437.600
2009 162.600 8,16 1.325.600
2010 146.600 8,26 1.211.300
2011 150.800 8,74 1.138.500
2012 148.500 9,36 1.390.600
Nguồn: Faostat 2014 [12]
Theo số liệu thống kê về diện tích sản lượng cụ thể tại các vùng miền
trên cả nước trong năm 2012 được thể hiện trong ở bảng 2.2
Kết quả ở bảng 2.2 trên cho ta thấy thấy việc sản xuất khoai lang ở các
vùng trong cả nước không đồng đều cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Năng suất
9
khoai lang thấp nhất 6 tấn/ha và diện tích đạt cao nhất khoảng 50 nghìn ha là
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung, sau đó là Trung du và miền núi phía
Bắc với những nguyên nhân sau:
- Sản xuất khoai lang chưa thành sản xuất hàng hoá, chưa gắn sản xuất
với chế biến.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu và thâm canh
chưa được coi trọng.
- Giống khoai lang địa phương đã thoái hóa và tạp lẫn.
- Tổn thất do sâu, bệnh hại gây hại.
- Khoai lang Đông bị rét đậm đầu vụ và phải thu hoạch sớm.
- Khoai lang Hè Thu thường bị hạn đầu vụ và mưa nhiều lúc thu hoạch.
- Khoai thu Đông và Đông Xuân thường bị thiếu nước cuối vụ.
- Thu hoạch sớm, tỉa cắt dây để chăn nuôi làm giảm năng suất.
- Đặc biệt là sản xuất cá nhân mang tính chất tự phát - tự tiêu chưa nhận
được sự quan tâm - tổ chức sản xuất cần có quản lý một cách thoả đáng.

Bảng 2 .3: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang
của các

n
g
n
ă
m 2011 -
2012



Vùng sản
xu
ất

Năm 2
012

Diện
tích

(1.000ha)

Năng
suất

(tạ/h
a)


Sản
lượng

(1.000 tấn
)

Đ
ồng bằng sông Hồng

26,1

92,56

241,9

Trung du và miền núi phía Bắc 37,7 66,57 251,0
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

49,6 63,27 313,8
Tây Nguyên 14,4 110,0 158,4
Đông Nam Bộ 2,00 75,0 15,0
Đồng bằng sông Cửu Long 18,7 219,5 410,5
Cả nước

148,5


93,64



1390,6

10
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014[14]

Mặc dù diện tích cây khoai lang có chiều hướng giảm xuống và năng
suất tăng lên một cách chậm chạp nhưng cây khoai lang cũng còn giữ một vị
trí và vai trò nhất định trong sản xuất lương thực, bởi khoai lang có tính thích
ứng rộng, thời gian sinh trưởng ngắn, đòi hỏi mức đầu tư không thật cao cũng
đã đạt được năng suất khá cao. Hạn chế của khoai lang là việc bảo quản khoai
lang củ tươi gặp nhiều khó khăn trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, trong lúc
đó công nghệ sau thu hoạch đối với khoai lang phát triển còn rất chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sản phẩm khoai lang chưa trở thành sản
phẩm hàng hoá.
2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu khoai lang ở Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu giống khoai lang ở Việt Nam
Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và
bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc hiện có 78 mẫu giống Trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống. (Bảng 2.4).
Bảng 2.4 Hiện trang nguồn gen khoai lang tại Việt Nam 2009
Cở quan, địa điểm Năm số mẫu ban đầu số mẫu bảo tồn
VASI ( Hà Nội ) 1993-2004 528
FCRI ( Hải Dương )
2004 118
1993
HARC ( Đồng Nai)

1993 344
78
1993-2006 12.071 hạt la
UAF ( Hồ Chí Minh )

2006-2009 30

Tại các tỉnh phía Bắc, các giống khoai lang trồng phổ biến hiện có:
Hoàng Long, KB1, K51, Tự Nhiên. Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm
(FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) trong 22
năm (1981-2003), đã tuyển chọn và giới thiệu 15 giống khoai lang tốt theo ba
hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh,
11
ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực
nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung
Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ
khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá
thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai
đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai
lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc
giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch
Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và
phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003).
Ở các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518
(Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Murasa kimasari (Nhật tím) Kokey 14 (Nhật
vàng), HL497 (Nhật cam), HL4, Hoàng Long, Chiêm Dâu, Trùi Sa, Bí Đà
Lạt, Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Trùi Sa (Cần Sa), Khoai Sữa, Khoai Gạo.
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) và
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) trong 22 năm (1981-
2003) đã tuyển chọn và giới thiệu 7 giống khoai lang có năng suất củ cao,

phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo,
Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang
chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có
HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari
Những năm gần đây, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cũng
đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong
chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá ,
năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với
công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).[19]
* Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng xen ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu về trồng xen tại nhiều địa điểm khác nhau ở
miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã kết luận trồng xen cây họ đậu và cây
lương thực với khoai lang cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong các cây trồng
xen thì trồng xen lạc (Arachis hypogaea) với khoai lang có hiệu quả kinh tế
cao nhất. Nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trồng khoai lang, các mô hình
12
trồng xen cây họ đậu còn cung cấp một lượng phân bón đáng kể cho khoai
lang và nhờ sự cố định đạm nên có thể cải thiện được đặc tính lý hóa của đất;
kết luận này đã được chứng minh trên cả hai loại đất nghèo và đất giàu dinh
dưỡng [2], [3].
Ở miền Bắc Việt Nam, do diện tích đất bình quân/ hộ thấp, nông dân
thường sử dụng các loại cây phân xanh trồng xen trong ruộng khoai lang để
cải thiện độ phì nhiêu của đất. Một số vùng sâu, vùng xa các hộ có diện tích
đất bình quân lớn hơn nhưng lại thiếu khả năng đầu tư phân bón thì việc trồng
các loại cây phân xanh trong ruộng khoai lang đã trở nên rất có ý nghĩa. Hơn
nữa trồng các loại cây phân xanh trong ruộng khoai lang còn có tác dụng làm
giảm được các loại cỏ dại [4].
Các công trình nghiên cứu khác đã sử dụng cây họ đậu trong hệ thống
xen canh trên đất dốc có hàng rào chắn theo đường đồng mức, trồng xen cây
phân xanh phủ đất, hoặc sử dụng các vật liệu khác như rơm, rạ, cỏ khô, bã

mía để tủ đất. Các biện pháp kỹ thuật nói trên nếu được áp dụng liên tục có
tác dụng cải thiện các đặc tính lý, hóa học của đất như nâng cao độ PH, hàm
lượng chất hữu cơ, duy trì được độ ẩm, thành phần cơ giới của đất [3].
2.2.3 Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên
Ở Thái Nguyên khoai lang chủ yếu được trồng vào vụ đông xuân, trên
hầu hết các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, diện tích khoai lang chủ yếu trồng
trên diện tích đất 2 lúa 1 màu của các huyện phía nam tỉnh như Phổ Yên, Phú
Bình,… và đa số cây khoai lang tại Thái Nguyên mới chỉ được trồng trong
quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ chủ yếu để phục vụ chăn nuôi và làm
rau ăn hàng ngày.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2008-2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2008
8,7 57,70 50,2
2008
7,9 59,11 46,7
2009
6,9 57,53 39,7
2010
7,1 61,83 43,9
2012
7,3 63,42 46,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014[14]

13
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy diện tích khoai của Thái
Nguyên năm 2012 (7,3 nghìn ha) đã được nâng lên trong những năm gần
đây tuy nhiên vẫn giảm so với năm 2008 (8,7 nghìn ha) trong khi đó năng
suất bình quân của tỉnh tăng từ 57,7 tạ/ha (năm 2008) lên 63,42 tạ/ha (2011)
song vẫn thấp hơn năng suất trung bình của cả nước. Điều này cho thấy việc
trồng và phát triển cây khoai lang ở tỉnh Thái Nguyên chưa được đầu tư và
quy hoạch phát triển một cách hợp lý. Diện tích giảm và năng suất tăng
cao là do người dân tự phát trồng và tự áp dụng các biện pháp canh tác nên
gia đình nào làm có hiệu quả thì tiếp tục trồng cây khoai lang còn gia đình
nào làm thấy không hiệu quả thì không trồng nữa. Với nhu cầu tiêu dùng
khoai lang hiện nay Thái Nguyên nên đưa khoai lang vào cơ cấu cây trồng,
có bộ giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vùng và quy hoạch phát triển
một cách đúng đắn sẽ đem lại
hiệ
u quả cao hơn.

14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Gồm giống khoai lang Hoàng Long và 4 giống
cây trồng xen là giống lạc đỏ Bắc Giang, giống đậu tương ĐT 22, giống đậu
xanh T7, giống đậu đen.
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành thí nghiệm : Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2
năm 2014 đến tháng 6 năm 2014.
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm Thực hành, Thực
nghiệm Trường Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống khoai lang Hoàng Long.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo phương pháp ngẫu
nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần.
Tổng diện tích thí nghiệm: 292,5m
2
.
-
Diện tích ô thí nghiệm 1 luống x 5m x 1,3 = 19,5m
2
Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức 1: Đối chứng (không trồng xen)
+ Công thức 2: khoai lang xen lạc
+ Công thức 3: khoai lang xen đậu tương
+ Công thức 4: khoai lang xen đậu xanh
+ Công thức 5: khoai lang xen đậu đen




15
Sơ đồ thí nghiệm


Bảo vệ



Bảo
vệ
Nhắc lại lần 1

Nhắc lại lần 2

Nhắc lại lần 3



Bảo
vệ
5 3 4
3 2 5
4
1(Đ/C)
2
2 4 3
1(Đ/C)
5
1(Đ/C)


Bảo vệ

3.5. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
3.5.1. Kỹ thuật trồng khoai lang
- Thời vụ
+ Vụ Đông: Trồng ngày 23/2
- Lên luống: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,1 – 1,2 m, cao 0,35 – 0,45 m

- Mật độ, khoảng cách và phương pháp trồng: Trồng luống đơn (chân
luống rộng 1,1 – 1,2 m; rãnh rộng 0,3 – 0,4 m). Đặt dây giống nông dọc luống
với mật độ 5 dây/m dài luống, lấp đất sâu 3-5cm để chừa 3 lá đầu ngọn.
- Phân bón
+ Tổng lượng phân bón: 3 tấn VS + 60 N + 60 P2O5 + 90 K2O+
Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.
Bón thúc lần 1: Sau trồng 20-25 ngày, bón số phân đạm còn lại.
Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày, bón số phân kali còn lại
- Chăm sóc
+ Lần 1: Khi bón thúc lần 1, vun nhẹ kết hợp làm cỏ
+ Lần 2: Khi bón thúc 2, cày xả luống bón phân và vun vồng cao
16
3.5.2. Kỹ thuật trồng cây xen
- Thời vụ: Các cây trồng xen gieo cùng lúc với khoai lang, khi gieo
đất phải đủ ẩm.
- Mật độ khoảng cách:
+ Xen lạc khoảng cách trồng: 60cm x 10cm x 1 hạt/hốc. Hạt lấp sâu 3- 5cm.
+ Xen đậu xanh, đậu tương, đậu đen khoảng cách trồng: 60cm x
15cm x 2 hạt/hốc. Hạt lấp sâu 1- 2cm.
Quy trình bón phân: Được thực hiện giống như kỹ thuật bón các cây
trồng đó trong sản xuất hiện hành.
Sau khi thu hoạch xong (hạt, củ…) toàn bộ thân lá của cây xen được vùi làm
phân bón tại chỗ cho cây khoai lang.
3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh trưởng
+ Thời gian sinh trưởng: Quan sát tất cả các cây/ô để xác định các
giai đoạn sau:
- Số ngày từ trồng đến hồi xanh: Khi có 70% số khóm đã phục hồi và
phát triển

- Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ: Khi có 70% thân phân cành cấp 1
- Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: Khi thân lá phủ kín toàn bộ luống
- Thời gian sinh trưởng (số ngày từ trồng đến thu hoạch): Thu hoạch
khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên.
+ Đặc điểm hình thái: Theo dõi tại thời điểm thu hoạch
- Đặc tính leo: theo thang điểm từ 0 – 9
0. Không leo; 5. leo trung bình;
1. leo rất ít; 7. leo phần lớn (trên 70%);
3. leo ít; 9. leo hầu hết trên 90 %.
- Chiều dài thân chính (dạng hình sinh trưởng): theo thang điểm từ 1- 9
1. Ngắn - đứng < 40 cm
3. Rất gọn - nửa đứng: 40 - 75cm
5. Bò trung bình – bò vừa: 75 – 150 cm
7. Bò lan: 151 – 250 cm
9. Bò lan rộng: >250 cm
17
- Độ lớn thân (đoạn thân chính ở lá thứ 8 – 10 kể từ lá non chưa xoè ra
giáp lá xòe đầu tiên ở ngọn):
1. Rất mảnh: có đường kính < 4 mm
3. Mảnh: có đường kính: 4 – 6 mm
5. Trung bình: có đường kính:7 – 9 mm
7. Lớn: có đường kính:10 -12 mm
9. Rất lớn: có đường kính > 12 mm
- Màu sắc vỏ củ: Tím, vàng, trắng, đỏ, màu khác
- Màu sắc ruột củ: Tím, vàng, trắng, màu khác
+ Khả năng chống chịu
- Sâu đục dây (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị
hại/ô khi thu hoạch
- Bọ hà (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô
khi thu hoạch.

- Bệnh xoăn lá (%): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị bệnh/ô ở
thời kỳ 45 và 60 ngày sau trồng- Bệnh thối đen: Khi bị hại điều tra tất cả các
khóm có triệu trứng bị hại/ô
- Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Khi gặp điều
kiện bất thuận quan sát mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi
gặp điều kiện bất thuận, đánh giá và cho điểm:
Điểm 1: Không bị hại
Điểm 2: Hại nhẹ, hồi phục nhanh
Điểm 3: Hại trung bình, hồi phục chậm
Điểm 4: Hại nặng, hồi phục kém
Điểm 5: Chết hoàn toàn
* Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá
sau khi thu hoạch.
-Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá +Năng suất củ.
+ Thân lá: cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô).
+ Củ: đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số hốc thu/ô thí nghiệm.

×