Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHAN ĐÌNH NHÂN


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN IN VITRO
CÁC GIỐNG MÍA BR2, BR7515 VÀ QĐ 93-159 NHẬP NỘI




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học
Khoa : Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm
Khoá : 2010 – 2014





Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHAN ĐÌNH NHÂN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN IN VITRO
CÁC GIỐNG MÍA BR2, BR7515 VÀ QĐ 93-159 NHẬP NỘI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học
Khoa : Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm
Khoá : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : 1. TS. Hà Thị Thúy
Viện di truyền nông nghiệp
2. Ths. Nguyễn Thị Tình
Khoa CNSH & CNTP
Trường ĐHNL Thái Nguyên




Thái Nguyên, 2014
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc tới TS. Hà Thị Thúy, phó Viện trưởng Viện Di Truyền Nông
Nghiệp. Cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình hướng dẫn tôi trong toàn bộ
quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô Th.s Nguyễn Thị Tình khoa CNSH-
CNTP, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn, giúp tôi thực tập và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Đỗ Thị Vân đã tận tình chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian thực tập khoa luận tại trạm thực nghiệm Sinh học Công nghệ
cao Văn Giang – Hưng Yên.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô chú, anh chị làm việc tại trạm
thực nghiệm Sinh Học Công nghệ cao, Văn Giang, Hưng Yên; trực thuộc Viện Di
Truyền Nông Nghiệp, đã tạo điều kiện tối đa cho tôi trong toàn bộ quá trình thực
tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất tới tập thể các thầy cô giảng
dạy tại khoa CNSH – CNTP, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng dẫn,
giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên và tạo
mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Phan Đình Nhân
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Khả năng tạo chồi của chồi của ba giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159
sau 3 tuần nuôi cấy 29
Bảng 4.2: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết hợp với
Kinetin(0, 2mg/l MT) lên quá trình tái sinh chồi từ callus của hai giống
mía Br2 và Br7515 31
Bảng 4.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết hợp với

Kinetin(0, 2mg/l MT) lên quá trình tái sinh chồi từ callus của giống mía
QĐ 93-159 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus ở 2 giống mía
BR2 và BR7515 35
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus ở 2 giống mía
QĐ 93-159 35
Bảng 4.6: Ảnh hưởng BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình nhân nhanh chồi
của của giống mía Br2, Br7515 sau 4 tuần nuôi cấy 38
Bảng 4.7: Ảnh hưởng BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình nhân nhanh chồi
của của giống mía QĐ93-159 39
Bảng 4.8: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ
của của giống mía Br2 sau 2 tuần nuôi cấy (tính theo tỷ lệ %) 42
Bảng 4.9: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ
của của giống mía Br7515 sau 2 tuần nuôi cấy (tính theo tỷ lệ %) 42
Bảng 4.10:Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ
của của giống QĐ93-159 sau 2 tuần nuôi cấy (tính theo tỷ lệ %) 43
Bảng 4.11: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất nền đến tỷ lệ sống của cây trên vườn
ươm 46

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Chồi mía trong môi trường nuôi cấy 28

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện Khả năng tạo chồi của chồi của ba giống mía
Br7515, Br2 và QĐ93-159 sau 3 tuần nuôi cấy. 29

Hình 4.3: Chồi tái sinh từ callus sau 1 tuần cấy chuyển 31

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết
hợp với Kinetin(0, 2mg/l MT) lên quá trình tái sinh chồi từ callus của

ba giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159. 32

Hình 4.5: Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến quá trình tái sinh chồi từ callus
cau 3 tuần nuôi cấy 34

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi
từ callus của ba giống mía Br2, Br7515 và QĐ93-159 36

Hình 4.7: Ảnh hưởng của nước dừa đến dự hình thành chồi từ callus sau 3
tuần nuôi cấy 37

Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên
quá trình nhân nhanh chồi của ba giống mía BR2, QĐ 93-159 và
BR7515. 39

Hình 4.9 Ảnh hưởng của BAP trong kéo dài chồi sau 4 tuần nuôi cấy. 41

Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình
thành rễ bất định của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 tạo cây
hoàn chỉnh 43

Hình 4.11: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ sau 2
tuần nuôi cấy 45

Hình 4.12: Cây sau khi được rửa sạch môi trường và hóa chất 45

Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của chất nền đến tỷ lệ sống của cây
trên vườn ươm 46

Hình 4.14: Mía nuôi cấy mô ngoài vườn ươm sau 30 ngày 47



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BAP : 6- Benzyl Amino Purin
IAA : Indol-3-Axetic acid
IBA : 3-Indol Butyric acid
NAA : α-Naphthyl Axetic acid
2,4 – D : 2,4-Dichlorophenoxy Axetic acid
MS : Mura Shige và Skoog
CTMT : Công thức môi trường
TB : Trung bình
CT : Công thức
CV : Độ tin cậy
LSD : Sai số nhỏ nhất có ý nghĩa
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật. 4
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật 4
2.1.2.1. Môi trường nuôi cấy 4
2.1.2.2 Vật liệu nuôi cấy 8

2.1.2.3. Điều kiện vô trùng 8
2.1.3. Các hướng ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật 8
2.1.3.1 Tạo dòng sạch bệnh 8
2.1.3.2. Vi nhân giống bảo tồn gen 9
2.1.4. Các phương pháp vi nhân giống 9
2.1.4.1. Hoạt hóa chồi nách 9
2.1.4.2. Phương pháp tạo chồi bất định 10
2.1.4.3. Phương pháp tạo phôi vô tính 10
2.1.4.4. Các bước chính trong nhân giống in vitro 11
2.2. Giới thiệu về cây mía 13
2.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây mía 13
2.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây mía 13
2.2.3. Phân loại giống mía ở Việt Nam 14
2.2.4. Ý nghĩa kinh tế của cây mía 14
2.2.5. Tình hình sản xuất mía trên thế giới và Việt Nam 15
2.2.5.1. Trên thế giới 15
2.2.5.2. Việt Nam 16
2.2.6. Tình hình nhân giống cây mía bằng phương pháp in vitro trên thế giới
17
2.2.7. Tình hình nhân giống cây mía bằng phương pháp in vitro ở Việt Nam18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 19
3.3. Hóa chất và thiết bị 19
3.3.1. Hóa chất 19
3.3.2. Thiết bị 19
3.4. Nội dung nghiên cứu. 20
3.5. Phương pháp nghiên cứu 20
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1 20

3.5.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2 21
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3. 24
3.5.4. Phương pháp nghiên cứu nội dung 4. 24
3.6. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá 25
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy chồi đỉnh và chồi nách đến
khả năng tái sinh chồi của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159. 28
4.2. Ngiên cứu ảnh hưởng của các chất đến quá trính tái sinh và nhân nhanh
chồi mía 30
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết hợp với
Kinetin(0, 2mg/l MT) lên quá trình tái sinh chồi từ callus của ba giống mía
Br7515, Br2 và QĐ93-159 30
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus
của ba giống mía Br2, Br7515 và QĐ93-159 34
4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình
nhân nhanh chồi của ba giống mía BR2, QĐ 93-159 và BR7515 38
4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ bất
định của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 tạo cây hoàn chỉnh. 41
4.4. Giai đoạn ngoài vườn ươm 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
I. Tài liệu tiếng Việt 49
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 50

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Mía là tên gọi chung của một số loài thuộc chi mía (Saccharum), chúng là
các loài sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ hòa thảo (Poacea). Thân
mía to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2- 6m. Hầu hết các vùng trồng mía
hiện nay đều dùng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất đường.
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
Mía đường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu đến
năm 2010 như diện tích mía 300.000 ha; năng suất mía bình quân 65 tấn/ha; sản
lượng mía cả nước 19,5 triệu tấn; tổng sản lượng đường sản xuất 1,5 triệu tấn (trong
đó sản lượng đường công nghiệp đạt 1,4 triệu tấn). Định hướng đến năm 2020 tổng
diện tích khoảng 300, 000 ha, năng suất bình quân đạt 80 tấn/ha, tổng sản lượng đạt
24 triệu tấn.
Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu đặt ra cho ngành mía đường đều đã không đạt
kế hoạch. Vụ mía đường 2012 - 2013 kết thúc với những thống kê, tổng sản lượng
đường chỉ đạt 19, 4 triệu tấn. Công suất chế biến của các nhà máy chỉ đạt 72,5%-
74,4% so với thiết kế. Các chỉ tiêu thực tế năm 2013đạt được là: Diện tích mía
298.200 ha; năng suất mía bình quân 63, 9 tấn/ha (vẫn chưa đạt được mức dự kiến
đặt ra năm 2010).
Để tăng năng suất mía khi mà diện tích reo trồng vẫn giữ nguyên đòi hỏi
phải cải tiến về kĩ thuật canh tác cũng như cải tiến chất lượng giống.
Việc nghiên cứu nhân nhanh các giống mía mới bằng phương pháp nuôi cấy
mô phục vụ cho sản xuất mía đường ở Việt Nam cũng như trên thế giới là một trong
những hướng đi nhằm tạo ra giống nhanh có chất lượng,cũng như là nguồn cung
cấp cây giống đồng đều sạch bệnh cho các vùng sản xuất. Chính vì thế chúng tôi đã
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống
mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội”.

2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được ảnh hưởng của chồi đỉnh và chồi nách đến khả năng tái sinh
của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.

- Xác định được ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau khi kết hợp
với Kinetin 0.2mg/l lên quá trình tái sinh chồi của các giống mía Br2, Br7515 và
QĐ 93-159.
Xác định được ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến quá trình tái sinh
chồi của giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.
- Xác định được ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình
tái sinh chồi của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159.
- Xác định được ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ
của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159.
- Xác định được ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng và phát triển
của cây mía ngoài vườn ươm.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân nhanh các giống mía mới
bằng phuơng pháp in vitro.
- Tạo tập đoàn giống mía in vitro ban đầu sẵn sàng cung ứng vật liệu giống
mới cho nhân giống sản xuất tại các vùng nguyên liệu mía khác nhau trong nước.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu quy trình nhân nhanh thích hợp nhất với một số giống mía mới
nhập nội từ đó hoàn thiện công nghệ nhân nhanh các giống mía duy trì và nhân
nhanh các nguồn giống tốt phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.
Tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho các nghiên cứu tế bào học, di truyền học,
chuyển gene… nhằm cải tiến giống địa phương đồng thời tạo các giống mới với
năng suất và chất lượng cao.

3
Nuôi cấy mô thực vật nói chung và cây mía nói riêng là phương tiện hữu
hiệu nhất được dùng để kiểm tra kết quả sau chuyển gene ở thực vật, xác định biểu
hiện gene chuyển một cách nhanh chóng.
Kiểm tra các khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh (chống chua,

mặn, khả năng chịu nóng, lạnh…) của thực vật nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm
tối thiểu thời gian và chi phí thấp hơn nhiều so với việc tiến hành ngoài đồng ruộng.
Đánh giá được sức sinh trưởng của mía nuôi cấy mô và mía hom ngoài sản
xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.
- Tạo cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng nguyên liệu với tốc độ nhanh:
Hiện nay các nhà máy sản xuất được xây dựng ngày càng nhiều, dẫn tới nguồn
nguyên liệu của từng vùng sản xuất phù hợp cần được tìm hiểu và nghiên cứu. Sau
khi xác định được giống ưu việt nhân nhanh giống mới thay thế giống cũ phù hợp
với từng vùng.
- Đảm bảo an toàn sinh học: Gây dựng bước đầu một vùng nguyên liệu mía
mới bằng các giống cấy mô sạch bệnh. Nuôi cấy mô là biện pháp cung cấp giống
sạch bệnh, giảm chi phí thuốc hóa học , giúp cho việc nhập nội giống an toàn sinh
học
- Nuôi cấy mô làm trẻ hóa, sạch bệnh, tăng năng suất mía một cách đáng kể:
Kinh nghiệm của hầu hết các nước trồng mía đều cho thấy vai trò quan trọng của
công nghệ cấy mô đối với nhân giống mía.

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng
2.1.1. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Cơ sở lý luận của nuôi cấy mô tế bào thực vật đó là tính toàn năng của tế bào
do Haberlandt nêu ra vào năm 1902. Theo quan niệm của khoa học hiện đại thì tính
toàn năng của tế bào là mỗi tế bào riêng rẽ đều mang toàn bộ lượng thông tin đi
truyền cần thiết và đủ của cơ thể sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì mỗi tế
bào đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Để thể hiện tính toàn năng tế
bào phải trải qua 3 giai đoạn;

+ Giai đoạn 1: Là giai đoạn tế bào phản phân hóa với sự phát sinh của tế bào
khả biến.
+ Giai đoạn 2: Tế bào trải qua sự định hướng phân hóa.
+ Giai đoạn 3: Sự phát sinh hình thái và phát triển cơ quan.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.2.1. Môi trường nuôi cấy
a. Môi trường vật lý
- Ánh sáng:
Theo tác giả Vũ Văn Vụ, sự phát sinh hình thái của mô cấy phụ thuộc vào
nhiều yếu tố vật lý như thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh
sáng. Thời gian chiếu sáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái
của mô nuôi cấy, với đa số các loài cây thời gian chiếu sáng thích hợp là từ 12-
18h/ngày. Cường độ ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát
sinh hình thái của mô nuôi cấy, cường độ ánh sáng cao kích thích sự tạo chồi trong
khi cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành mô sẹo. Nhìn chung cường độ ánh sáng
thích hợp cho nuôi cấy mô là 1000-2500 lux [13]. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh
hưởng tới sự phát sinh hình thái của mô thực vật in vitro. Ánh sáng đỏ làm tăng
chiều cao thân chồi hơn so với ánh sáng trắng. Nếu mô nuôi cấy trong ánh sáng

5
xanh thì sẽ ức chế sự vươn cao của mô nhưng lại ảnh hưởng tốt tới sự sinh trưởng
của mô sẹo [13].
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ phòng nuôi cấy tế bào là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân
chia tế bào và các quá trình sinh hóa trong cây. Tùy thuộc vào xuất sứ của từng loại
mô nuôi cấy mà điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thường cây nhiệt đới đòi hỏi nhiệt độ
cao hơn cây ôn đới.
b. Môi trường hóa học:
Môi trường hóa học là nguồn cung cấp các chất cần thiết cho sự tăng trưởng
phát sinh mô trong suốt quá trình sinh hóa của cây. Cơ sở của việc xây dựng các

môi trường nuôi cấy là việc xem xét các thành phần cần thiết cho sự tăng trưởng và
phát triển của cây. Hầu hết các loại môi trường nuôi cấy mô và tế bào thực vật đều
bao gồm:
- Các nguyên tố đa lượng và vi lượng:
+ Nguyên tố đa lượng: Sử dụng ở nồng độ > 30 ppm. Những nguyên tố N, S,
P, K, Mg, Ca là cần thiết và thay đổi theo từng đối tượng (Đỗ Năng Vịnh, 2005)
[15].
Nitơ: Dùng ở dạng muối NO
3
-
và NH
4
+
riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau.
Photpho: Là nguyên tố mà mô tế bào thực vật nuôi cấy có nhu cầu cao và
thường được đua vào môi trường dạng đường photpho.
Lưu huỳnh: Được sử dụng ở dạng muối SO
4-
2-
nồng độ thấp còn dạng SO
3
2-

và SO
2
2-
kém tác dụng thậm chí còn gây độc cho môi trường nuôi cấy.
Na
+
và Cl

-
: Cần ở nồng độ thấp và được đưa vào môi trường cùng với muối
khoáng khi diều chỉnh pH môi trường.
`- Các nguyên tố vi lượng:
Theo tác giả O.L Gamborg, các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố được
sử dụng ở nồng độ < 30 ppm (< 30mg/l). các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn,
Bo, Co, I
2
. Các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của

6
enzyme. Chúng được sử dụng ở nồng độ thấp hơn so với các nguyên tố đa lượng
[19].
Fe: Thiếu Fe làm giảm ARN, protein nhưng lại làm tăng ADN và các axit
amin tự do làm cho các tế bào không phân chia.
Mn: Thiếu Mn làm cho ADN và các axit amin tự do tăng lên nhưng lượng
mARN và sự sinh tổng hợp protein bị giảm làm giảm sự phân bào.
Bo: Thiếu Bo trong môi trường nuôi cấy thường gây nên biểu hiện thừa
Auxin vì thực tế Bo làm cho các chất ức chế Auxin oxydase trong tế bào phát triển.
Mô nuôi cấy có biểu hiện tạo mô sẹo hóa mạnh nhưng thường là mô xốp, mọng
nước, kém tái sinh.
- Nguồn Cacbon:
Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh, cây in vitro chủ yếu phát triển theo phương thức
dị dưỡng (hoàn toàn sử dụng các chất dinh dưỡng của môi trường). Để sử dụng
dược thì nhờ nguồn cacbon từ môi trường đưa vào thông qua các loại dường khác
nhau như: Saccarose, Mantose, Fructose…[15]. Hàm lượng đường bổ sung vào môi
trường nuôi cấy tùy thuộc vào mô nuôi cấy.
- Vitamin:
Nuôi cấy in vitro khi chồi tái sinh chồi vẫn tự tổng hợp được vitamin nhưng
không đủ do vậy phải bổ sung vitamin vào môi trường nuôi cấy đặc biệt là vitamin

nhóm B (Đỗ Năng Vịnh, 2005) [15]. Tùy thuộc vào các loại mô nuôi cấy và giai
đoạn nuôi cấy mà hàm lượng vitamin bổ sung vào khác nhau.
- Các nhóm chất bổ sung:
Tùy từng nhóm cây thì cần bổ sung vào môi trường các chất khác để cung
cấp các axit amin tự do, protein, vitamin…
Nước dừa: Trong nước dừa có nhiều axit amin tự do, axit amin liên kết, axit
hữu cơ, đường,… Nước dừa là chất bổ sung đặc biệt cho nuôi cấy mía [10].
Dịch chiết mầm lúa mì (mạch nha): Chứa một số đường, vitamin, một số
chất có hoạt tính điều hòa sinh trưởng.

7
Dịch chiết nấm men: Thành phần chủ yếu chứa đường, axit nucleic, axit
amin, vitamin, auxin, muối khoáng…
Agar: Đây là thành phần polycaccharit của tảo có tác dụng làm đông môi
trường ở nhiệt độ <40
o
C. Thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy từ 5g/l đến
6g/l.
- Các chất điều hòa sinh trưởng:
Theo tác giả Vũ Văn Vụ, các chất kích thích sinh trưởng có vai trò rất quan
trọng trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật. Bằng cách cung cấp các chất ở
một mức độ hợp lý chúng ta có thể điều chỉnh được chiều hướng phát sinh hình thái
của mẫu nuôi cấy [13]. Auxin và Cytokinin là hai chất kích thích sinh trưởng được
sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Auxin cần bổ sung vào giai đoạn tạo callus, kéo dài chồi và nhân nhanh in
vitro.
Cytokinin bổ sung vào môi trường nuôi cấy ở giai đoạn ra rễ và nhân
chồi.
Tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin phù hợp sẽ định hướng cho cây tạo
rẽ hay tạo chồi:

Auxin/Cytokinin >1. Mẫu nuôi cấy định hướng ưu tiên phát triển rễ.
Auxin/Cytokinin<1. Mẫu nuôi cấy định hướng ưu tiên phát triển chồi.
- Trạng thái môi trường:
Theo tác giả Vũ Văn Vụ, trong nuôi cấy cấy tĩnh sử dụng môi trường lỏng,
các mô thực vật bị chìm trong môi trường dẫn đến thiếu oxy và bị chết. Đối với các
mảnh nuôi cấy đủ lớn để tiếp xúc không khí thì lại dễ bị mọng nước [13]. Vì vậy
cần có chất làm đông kết môi trường thành giá thể. Thạch (agar) được sử dụng phổ
biến nhất do có khả năng ngậm nước cao(tới 99,5%). Nồng độ agar thường được sử
dụng là 0, 6 – 1, 2% [13].
- pH môi trường:
pH môi trường có ảnh hưởng tới khả năng trao đổi chất với môi trường dinh
dưỡng của tế bào, mô nuôi cấy. pH thích hợp cho nuôi cấy là 5,6 – 6. Nếu pH thấp

8
môi trường không thể đông kết còn pH cao làm cho môi trường đông cứng lại ức
chế trao đổi chất của mô, tế bào nuôi cấy (Vũ Văn Vụ, 1999) [13].
2.1.2.2 Vật liệu nuôi cấy
Theo tác giả Vũ Văn Vụ, các bộ phận trên cơ thể thực vật có thể sử dụng
nuôi cấy rất đa dạng. Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng cũng như mục đích
nghiên cứu mà lựa chọn mô nuôi cấy cho phù hợp. Ví dụ trong vi nhân giống in
vitro người ta thường sử dụng đỉnh chồi, mắt ngủ, vẩy củ….; Để tạo cây đơn bội thì
ta nuôi cấy bao phấn, hạt phấn, túi noãn; mô sẹo thường được tạo từ lát cắt lá non
hoặc chóp rễ…[13]. Tuy vậy cũng có những nguyên tắc chung cho việc lựa chọn
nguyên liệu nuôi cấy để đạt hiệu quả cao. Cây cho mẫu phải là cây khỏe mạnh, sạch
bệnh, sinh trưởng tốt. Nên thu mẫu vào đầu mùa sinh trưởng và vào buổi sáng sớm
(S.Narayanaswamy, 1994) [22]. Cơ quan nuôi cấy được lựa chọn theo mục đích
nghiên cứu, mẫu cấy càng non (chưa biệt hóa sâu) cho hiệu quả càng cao( O.L.
Gamborg và cs, 1995) [19].
2.1.2.3. Điều kiện vô trùng
Đây là điều kiện đầu tiên quyết định đến sự thành bại của nuôi cấy nô tế bào.

Môi trường và các thiết bị sử dụng cấy phải được vô trùng tuyệt đối. Nếu điều kiện,
thiết bị không đảm bảo thì môi trường sẽ bị nhiễm, mô cấy sẽ bị chết.
2.1.3. Các hướng ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.3.1 Tạo dòng sạch bệnh
Các cây sinh sản vô tính thường nhiễm virus. Nghiên cứu tạo cây sạch bệnh
được Morel và Martin(1992) thực hiện đầu tiên trên cây thược dược bằng cách nuôi
cấy đỉnh sinh trưởng [17]. Tạo dòng sạch bệnh có thể thực hiện bằng hai phương
pháp:
- Xử lý nhiệt: Theo tác giả Moskover, virus gây bệnh ở thực vật thường bị ức
chế sinh trưởng ở 39-40
0
C trong khi mô phân sinh vẫn phát triển nên các đỉnh sinh
trưởng sẽ không chứa virus. Nhiệt độ thấp cũng có tác dụng ức chế hoạt động của
một số virus [1].

9
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng: Virus giảm dần ở gần đỉnh sinh trưởng, riêng
đỉnh sinh trưởng hoàn toàn sạch virus, ta có thể tách đỉnh sinh trưởng và nuôi
cấy thành cây hoàn chỉnh sạch bệnh. Mẫu mô nuôi cấy càng nhỏ và càng gần
đỉnh sinh trưởng thì khả năng sạch bệnh càng lớn. Nhưng có một số ngoại lệ khả
năng loại trừ virus khó khăn, không phụ thuộc vào kích thước mẫu và một số loài
virus có khả năng sinh sản và chuyển dịch nhanh đến vùng sinh trưởng. Việc
phối hợp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng với xử lý nhiệt, hóa chất sẽ nâng cao hiệu
quả loại trừ bệnh virus và tạo giống sạch bệnh ở những cây trồng này [19].
2.1.3.2. Vi nhân giống bảo tồn gen
Theo tác giả Lê Trần Bình, do có tính khả thi rộng và tiềm năng công
nghiệp hóa cao, vi nhân giống hiện đã trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng
rãi trong duy trì và nhân nhanh những kiểu gen quý hiếm, các dòng tốt, bảo quản
các tập đoàn giống nhân vô tính và đặc biệt là sản xuất giống thương mại ở quy
mô công nghiệp [1].

2.1.4. Các phương pháp vi nhân giống
Theo tác giả Đỗ Năng Vịnh vi nhân giống (nhân giống vô tính in vitro) là
phương pháp sử dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh
các giống cây trong điều kiện vô trùng. Phương pháp này cho phép tạo ra một số
lượng lớn cây giống đồng đều, sạch bệnh trong một thời gian ngắn với hệ số
nhân cao mà không tốn diện tích, do đó rất thích hợp với những loại cây khó
nhân giống hữu tính, hoặc có số lượng giống ban đầu hạn chế nhưng lại cần nhân
nhanh [12].
Có ba phương pháp nhân giống in vitro:
2.1.4.1. Hoạt hóa chồi nách
Hoạt hóa chồi nách bằng cách phá vỡ hiện tượng ưu thế ngọn khi nuôi cấy
các đỉnh chồi hay đoạn thân mang mắt ngủ. Theo phương pháp này thì sự hoạt
hóa của chồi nách diễn ra theo hai cách:
- Cách 1: Cây phát triển trực tiếp từ chồi nách hoặc chồi đỉnh hiện tương
này xảy ra khi cây nuôi cấy là loài cây ba lá mầm như khoai tây, hoa cúc.

10
- Cách 2: Tạo cụm chồi: Hiện tượng này xảy ra với các cây có một lá
mầm như cây mía, cây lúa.
2.1.4.2. Phương pháp tạo chồi bất định
Chồi bất định là chồi được hình thành từ các cơ quan, các bộ phận khác
nhau của cây mà không phải là hợp tử như chồi hình thành từ callus.
Tạo chồi bất định sử dụng các bộ phận của cây như: đoạn thân, mô lá…
Trong quá trình này cần thực hiện quá trình phản phân hóa và tái sinh tế bào để
tế bào soma hình thành chồi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giai đoạn phát
triển mô sẹo.
2.1.4.3. Phương pháp tạo phôi vô tính
Trong quá trình nuôi cấy in vitro, phôi có thể được hình thành từ các tế
bào soma gọi là phôi vô tính. Các phôi vô tính có thể tái sinh thành cây hoàn
chỉnh hoặc có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất hạt giống nhân tạo.

Tương tự như tạo chồi bất định, để tạo phôi vô tính cũng cần thực hiện quá
trình phản phân hóa và tái sinh tế bào để tách các tế bào soma, hình thành phôi
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phát triển mô sẹo. Sự hình thành phôi trải
qua hai bước chính:
Bước 1: Sự phân hóa tế bào có khả năng phát sinh phôi. Trong quá trình
cần môi trường giàu Auxin vì Auxin giúp cho việc cảm ứng để tạo thành phôi,
đồng thời Auxin giúp kích thích cho quá trình phát triển số lượng tế bào thông
qua việc liên tiếp phân chia tế bào. Các tế bào có khả năng phát sinh phôi là các
tế bào nhỏ, nhân lớn, nhiều hạch nhân, không có không bào, tế bào chất đậm
đặc, giàu protein, ARN thông tin.
Bước 2: Sự phát triển của phôi mới hình thành. Môi trường nuôi cấy của
giai đoạn này phải nghèo hoặc không có Auxin, nếu nồng độ của Auxin kích
thích sự tạo thành phôi nhưng lại ức chế cho quá trình phân hóa và phát triển
tiếp theo của phôi này. Như vậy nồng độ chất điều tiết sinh trưởng hợp lý rất
quan trọng để có các phản hồi thích hợp.


11
2.1.4.4. Các bước chính trong nhân giống in vitro
Theo George (1993), quá trình nhân giống vô tính in vitro bao gồm năm
bước sau:
Bước 1: Chọn lọc và chuẩn bị cây mẹ: Trước khi tến hành nhân giống in
vitro cần chọn lọc cẩn thận các cây mẹ vì đây là cây cho nguồn mẫu nuôi cấy. Các
cây này cần phải sạch bệnh, đặc biệt phải sạch virus và đang trong giai đoạn sinh
trưởng mạnh. Việc trồng các cây mẹ trong điều kiện thích hợp với chế độ chăm
sóc và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả trước khi lấy mẫu sẽ làm giảm tỷ lệ mẫu
nhiễm, tăng khẳ năng sống và sinh trưởng của mẫu nuôi cấy in vitro.
Bước 2: Nuôi cấy khởi động: Là giai đoạn khử trùng đa mẫu cấy in vitro.
Giai đoạn này cần đảm bảo các yêu cầu như tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, mô tồn
tại và sinh trưởng tốt. Quan trọng nhất là đỉnh chồi ngọn, đỉnh chồi nách được sử

dụng để nhân nhanh một số cây như mía, măng tây, khoai tây, hoa cúc…
Bước 3: Nhân nhanh: Là giai đoạn kích thích mô nuôi cấy phát sinh hình thái
và tăng nhanh số lượng thông qua các con đường: hoạt hóa chồi nách, tạo chồi bất
định, tạo phôi vô tính. Vấn đề là cần xác định được môi trường và điều kiện ngoại
cảnh thích hợp để có hiệu quả cao nhất. Theo nguyên tắc chung, môi trường có
nhiều Cytokinin sẽ kích thích tạo chồi. Chế độ nuôi cấy thường là 25-27
0
C và 16h
chiếu sáng/1 ngày, cường độ ánh sáng là 2000-4000 lux. Tuy nhiên đối với từng đối
tượng nuôi cấy đòi hỏi có chế độ nuôi cấy khác nhau.
Bước 4: Tạo cây in vitro hoàn chỉnh: Để tạo rễ cho chồi người ta chuyển chồi
từ môi trường nhân nhanh sang môi trường tạo rễ. Môi trường tạo rễ thường bổ
sung một lượng nhỏ Auxin. Một số chồi có thể phát sinh rễ ngay sau chuyển sang
môi trường không có chứa chất diều hòa sinh trưởng.
Bước 5: Đưa cây ra ngoài vườn ươm: Để cây đưa ra ngoài vườn ươm được
phát triển tốt cần đảm bảo một số yêu cấu sau:
+ Cây phải đảm bảo về chiều dài của rễ, lá, thân…
+ Giá thể dùng để trồng cây phải tơi, xốp, thoát nước tốt.
+ Phải điều chỉnh độ ẩm, cường độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

12
Quy trình nhân nhanh của các giống mía được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:




























Hình 2.1. Quy trình nhân nhanh tổng quát
Chọn và xử lý
mẫu
Chọn và
xử lý mẫu
Tạo callus từ lát
cắt lá non
Nuôi cấy chồi
đỉnh
Chọn cây ưu việt
từ giống

ưu việt
Tái sinh chồi
Kéo dài chồi
Tạo cụm chồi
Ra rễ tạo cây
hoàn chỉnh
Đưa cây ra vườn
ươm
Đưa cây ra ngoài
đồng ruộng

13
2.2. Giới thiệu về cây mía
2.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây mía
Tên Việt Nam: Cây mía
Tên khoa học: Succharum officinarum
Ngành: Spermatophyta
Lớp: Monocotyledoneae
Họ Hòa thảo: (Poaceae)
Chi: Saccharum
Theo tác giả Trần Văn Sỏi mía là thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới, phân bố
từ 35
0
Bắc đến 35
0
Nam, ít ở xích đạo, tập chung ở chí tuyến, phân bố theo độ cao
từ đất thấp duyên hải đến 1000-1200m (ở xích đạo) và 700m (chí tuyến) [7].
Cây mía được thuần hóa từ khoảng 8000 năm trước Công Nguyên ở New
Ghine, lan dần sang Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và các châu lục khác. Hơn
100 giống mía trồng hiện nay được tuyển chọn từ các loài thuần dưỡng hoặc là sản

phẩm lai tự nhiên hoặc nhân tạo giữa các loài [7].
2.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái của cây mía
Cây mía là cây thuộc họ hào thảo, sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn
đới ẩm. Thân cây mía to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6m. Trên thân
cây mía thường thì phần ngọn nhạt hơn phần gốc do phần ngọn chứa thêm một
lượng nước lớn để cung cấp cho lá và ngọn. Lá mía cứng, dài, có lông, khi dài
chuyển sang mầu nâu. Cây mía thuộc cây rễ chùm ăn trên bề mặt đất khoảng 0-
60 cm.
Nhiệt độ thích hợp từ 15-26
0
C, thời kỳ mía nảy mầm thì cần nhiệt độ tốt
nhất là 26-33
0
C. Thời gian chiếu sáng phải đạt từ 1200-2000 lux/ ngày. Độ ẩm cần
100-170mm nước/ tháng, khi mía sắp tới thời kỳ thu hoạch cần khô khoảng 2 tháng
như vậy thì tỷ kệ đường trong cây sẽ cao. Mía là loại cây công nghiệp khỏe, không
kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Đất
thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ

14
ẩm tốt và dễ thoát nước. Tuy nhiên pH của đất phải giới hạn từ 4-9, pH thích
hợp nhất cho cây mía phát triển từ 5, 5-7, 5.
2.2.3. Phân loại giống mía ở Việt Nam
Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, cây mía được chia thành hai loại mía
chính: Mía ăn và mía ép công nghiệp.
- Mía ăn: Nhóm này chiếm diện tích rất ít, chỉ một phần nhỏ và tập trung chủ
yếu ở các tỉnh như: Hà Tây, Hưng Yên, Hòa Bình… Đây là nhóm mía nhiệt đới,
thân mềm, nhỏ, hàm lượng đường glucose và fructose cao hơn các nhóm khác nên
rất bổ và mát. Nhóm mía này hoàn toàn là nhóm mía nguyên thủy chưa trải qua
công nghệ chuyển gen hiện đại. Nhóm mía này có thể trồng quang năm không theo

mùa vụ chính, không chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên yêu cầu
về chế độ dinh dưỡng cao không thích hợp để trồng cây công nghiệp. Một số giống
tiêu biểu như: mía tím, mía chân gà…
- Mía ép công nghiệp: Đây là các giống mía dùng để phục vụ cho công
nghiệp chế biến đường, phần lớn các giống mía này được nhập từ Đài Loan, Ấn Độ,
Trung Quốc. Căn cứ vào thời điểm chín công nghiệp của mía người ta chia mía ép
thành các nhóm chính như sau:
+ Nhóm mía chín sớm: Nhóm này chiếm khoảng 20-30% diện tích của vụ,
thu hoạch vào đầu tháng 10. Nhóm này gồm: Giống Việt đường 54-143, giống Neo
320, giống Ja 60-5…
+ Nhóm mía chín trung bình: Đây là nhóm mía trồng chính của ngành công
nghiệp mía, diện tích trồng chiếm 40-50% diện tích cả vụ. Bao gồm các giống:
giống F156, giống Co 715, giống F134…
+ Nhóm mía chín muộn: Nhóm này chiếm tỷ lệ 20-30% diện tích của mía ép
công nghiệp, gồm giốn My 514 là gióng mía gốc Cuba hiện dâng được trồng phổ
biến ở Nam bộ.
2.2.4. Ý nghĩa kinh tế của cây mía
Theo tác giả Trần Văn Sỏi về mặt sinh học, mía là cây cao sản. Do có diện
tích lá gấp 7-8 lần diện tích đất, thời gian hoạt động của lá ổn định, kéo dài, không

15
bão hòa ánh sáng nên hiệu quả quang hợp cao, có thể tận dụng 6-7% ánh sáng mặt
trời (so với 1-2% trung bình ở các thực vật khác). Do vậy khả năng tạo sinh khối
lớn (200-250 tấn/ha/năm) [7].
Cây mía có khả năng tái sinh mạnh, là cây một năm nhưng lại có khả năng
lưu gốc đến năm sau nên một lần trồng có thể thu hoạch nhiều vụ. Thậm chí năng
suất ở vụ gốc đầu còn lớn hơn năng suất ở vụ mía tơ [7].
Mía có thể thích ứng rộng trên các vùng sinh thái khác nhau, chống chịu tốt
với môi trường, thích nghi với các trình độ sản xuất, dễ canh tác [2].
Về công nghiệp, mía là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đường là nhu cầu không thể thiếu và có thị
trường tiêu thụ ổn định. Ngoài để bán trực tiếp, đường là nguyên liệu trong sản xuất
bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát…[2]
Không chỉ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, mía là cây năng
lượng hàng đầu để sản xuất cồn công nghiệp trong tương lai, khi nguồn nguyên liệu
hóa thạch ngày càng cạn kiệt [7].
Cùng sản phẩm là đường, cây mía cho một số sản phẩm phụ là nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp khác. Bã mía (chiếm 25-30% trọng lượng mía cây) được
dùng để sản xuất than hoạt tính, bột giấy, ván ép và đặc biệt là sợi tổng hợp trong
công nghiệp dệt hiện đại. Mật gỉ (chiếm 3-5% trọng lượng mía cây) là nguyên liệu
để sản xuất rượu, cồn công nghiệp, men các loại, axit hữu cơ, bột ngọt…Bùn lọc
(chiếm 1, 5-3%) có thể chế biến thành sơn, dược phẩm, thức ăn gia súc, phân
bón…[2].
Với hiệu quả kinh tế cao như vậy, mía là cây xóa đói giảm nghèo cho nhân
dân trung du, miền núi. Nhiều vùng trung cư khó khăn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Phú
Yên, Quảng Ngãi đã nhờ trồng mía mà mức sống đã tăng lên đáng kể [7].
2.2.5. Tình hình sản xuất mía trên thế giới và Việt Nam
2.2.5.1. Trên thế giới
Người Ấn Độ biết dùng mía làm đường đầu tiên (3000 năm trước Công
Nguyên), đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên đã chế được đường kết tinh. Công

16
nghệ chế biến đường kết tinh lan dần sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc
[7]. Hiện nay mía được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Gần
120 nước trên thế giới sản xuất đường , trong đó 63% đường làm từ mía [7].
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng đường toàn
cầu sẽ tăng khoảng 5% trong niên vụ 2011-2012, có thể đạt 172, 8 triệu tấn. Nhu
cầu tiêu thụ đường của thế giới cũng được dự báo tăng, lên mức 167, 4 triệu tấn, do
giá đường rẻ và nguồn cung dồi dào. Triển vọng thị trường đường năm 2012 sẽ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức tăng nhu cầu, và sản lượng ở nước sản

xuất/xuất khẩu lớn nhất là Brazil - nước luôn linh hoạt chuyển đổi sản xuất giữa
đường và ethanol tuỳ theo biến động giá. Czarnikow dự đoán sản lượng đường của
Brazil sẽ tăng 900 ngàn tấn trong niên vụ 2012/13 lên 39, 5 triệu tấn nhờ sản lượng
đường tại khu vực sản xuất quan trọng Trung Nam Brazil bật tăng trở lại. Theo
Czarnikow, sản lượng đường tại khu vực này sẽ bật tăng 1 triệu tấn lên mức 32, 3
triệu tấn, sản xuất từ 505 triệu tấn mía. Theo nhận định của Czarnikow, những bất
ổn địa chính trị có thể làm gián đoạn luồng cung ứng đường vật chất, sự chấp nhận
mức giá hiện tại của người tiêu dùng và khả năng giảm sử dụng các chất làm ngọt
thay thế trong các ngành công nghiệp sẽ là những động lực chính cho tăng trưởng
tiêu dùng trong năm 2013.
2.2.5.2. Việt Nam
Nghề mía đường Việt Nam có từ rất sớm, du nhập sang Trung Quốc thời
Chiến Quốc (Trần Văn Sỏi, 1977) [7]. Thời Pháp thuộc nước ta đã có công nghiệp
đường với ba nhà máy Tuy Hòa và Hiệp Hòa. Từ năm 1955 nghề trồng mía được
khôi phục. Những năm đầu thập kỉ 1980, diện tích trồng mía bắt đầu tăng (ICARD-
MISPA, 2004) [18].
Trước năm 1994, nước ta chủ yếu sử dụng các giống mía cũ năng suất thấp
(dưới 40 tấn/ha). Sản lượng tăng chủ yếu nhờ mở rộng diện tích. Năm 1994 tổng
sản lượng mía cả nước là 7,5 triệu tấn. Trong 5 năm của trương trình một triệu tấn
đường (1995-2000), diện tích trồng mía đã tăng từ 170.000 ha lên đến 315.000 ha
(trung bình mỗi năm tăng 15,2%). Năng suất tăng từ 40 tấn/ha lên 51,6 tấn/ha. Sản

×