Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh và ra rễ chồi chuối tiêu từ nguồn nhập nội bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 51 trang )






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VI THỊ NHUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ RA RỄ CHỒI
CHUỐI TIÊU TỪ NGUỒN NHẬP NỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Khoa: Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Khóa học: 2010-2014







Thái Nguyên, 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VI THỊ NHUNG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN NHANH VÀ RA RỄ CHỒI
CHUỐI TIÊU TỪ NGUỒN NHẬP NỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Khoa: Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Khóa học: 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn:

1. PGS.TS. Ngô Xuân Bình
Khoa CNSH – CNTP, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2. ThS. Lê Thị Hảo
Bộ môn Công nghệ tế bào, Viện Khoa học Sự Sống







Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua được sự nhất trí của nhà trường và quý thầy cô
trong khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, em đã hoàn thành
đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu khả năng nhân nhanh và ra rễ chồi chuối
tiêu từ nguồn nhập nội bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo trong bộ
môn và các thầy cô Bộ môn Công nghệ tế bào đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Ngô Xuân
Bình và Th.S Lê Thị Hảo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian
thực hiện đề tài.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đến những người thân đã
luôn động viên và giúp đỡ tạo điều kiện cho em về cả vật chất lẫn tinh thần
trong thời gian qua. Cảm ơn tập thể 42 CNSH, những người bạn đã cùng học

và cùng em bước qua khoảng thời gian khó khăn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 6 tháng 6 năm 2014

Sinh viên


Vi Thị Nhung









DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh
chồi chuối tiêu nhập nội 23
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân
nhanh chồi chuối tiêu nhập nội 25
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp giữa BAP với IAA
đến khả năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội 26
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ chồi
chuối tiêu nhập nội 28
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ chồi

chuối tiêu nhập nội 29

















DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN

Trang
Hình 2.1. Quá trình phân hóa tế bào 7
Hình 2.2. Quá trình phản phân hóa tế bào 8
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu 17
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân nhanh chồi
chuối tiêu nhập nội 24
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của Kinetin đến khả năng nhân nhanh
chồi chuối tiêu nhập nội 25
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của sự kết hợp BAP và IAA đến khả
năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội 26

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ chồi chuối
tiêu nhập nội 28
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ chồi chuối
tiêu nhập nội 30
















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BAP : 6-benzylaminopurine
ĐC : Đối chứng
CT : Công thức
CS : Cộng sự
TB : Trung bình
Kinetin : Furfurylaminopurine
IAA : Indole-3-acetic acid
MS : Murachinge and Skoog

NAA : Naphthaleneacetic acid
IBA : Indole-3-butyric acid
GA3 : Gibberellin

















MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu chung về cây chuối 3

2.1.1. Nguồn gốc 3
2.1.2. Phân loại 3
2.1.3. Đặc điểm hình thái 3
2.1.4. Giá trị của cây chuối 5
2.2. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật 6
2.2.1. Khái niệm 6
2.2.2. Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật 7
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình nhân giống cây chuối tiêu
nhập nội 8
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
3.3. Nội dung nghiên cứu 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 17
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nhân nhanh của chồi chuối tiêu nhập nội 17
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng ra rễ chồi chuối tiêu nhập nội 19
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến đến sinh trưởng,
phát triển của cây chuối tiêu nhập nội giai đoạn sau nuôi cấy mô ở
ngoài vườn ươm 20


3.5 Các chỉ tiêu theo dõi sau nuôi cấy 21
3.6. Điều kiện thí nghiệm 22
3.7. Phương pháp xử lý số liệu 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng
đến khả năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội 23

4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng
đến khả năng ra rễ giống chuối tiêu nhập nội 27
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây chuối
tiêu nhập nội nuôi cấy mô ngoài vườn ươm 30
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1. Kết luận 32
5.2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
I. Tài liệu tiếng Việt 33
II. Tài liệu tiếng Anh 35










1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L., thuộc họ chuối
Musacae [5]. Chúng gồm những cây thân thảo lớn có rễ, sống lâu năm, lá
mọc xoắn ốc có


bẹ lá ôm lấy nhau tạo thành thân giả, phiến lá rất lớn [31],
là cây ăn quả ngắn ngày, một loại quả bổ dưỡng và giá trị nên có quy mô
sản xuất lớn ở nước ta. Tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển rau
quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, chuối được xác định là loại cây ăn quả xuất khẩu chủ
lực của nước ta. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng sản phẩm chuối quả
xuất khẩu tương đương dứa đạt 100 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu chỉ
đứng sau dứa và thanh long đạt 35 triệu USD [1].
Nằm trong trung tâm phát sinh của cây chuối nên Việt Nam có một
tập

đoàn các giống chuối rất đa dạng. Trong đó, có nhiều giống chuối tiêu
triển

vọng có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu [9].
Năm 2010, Viện Khoa học Sự Sống, Trường Đại học Nông lâm đã
tiếp nhận từ Trung tâm phát triển Vùng, Bộ Khoa học Công Nghệ giống
chuối tiêu mới từ nguồn nhập nội. Đặc điểm của giống chuối này có nhiều
triển vọng như quả to, màu sắc đẹp, buồng nhiều nải, chất lượng thơm ngon,
ít bị sâu bệnh.
Hiện nay, trong công tác sản xuất giống chuối, phần lớn cây chuối
thường được trồng

bằng cây giống tách chồi. Chúng có độ đồng đều và
chất lượng quả

không cao nên chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Trong

khi đó, cây chuối được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào cho hệ số
nhân giống cao, sạch bệnh, đồng đều và sinh trưởng khỏe. Việc ứng dụng

phương pháp này để nhân nhanh giống chuối tiêu mới từ nguồn nhập nội là
một phương pháp có ý nghĩa quan trọng cho công tác giống cây trồng, mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành đề tài:“Nghiên cứu khả năng nhân nhanh và ra rễ chồi chuối tiêu từ
nguồn nhập nội bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào”.
2

1.2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh và ra rễ chồi chuối tiêu từ nguồn
nhập nội bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nhân nhanh chồi chuối tiêu từ nguồn nhập nội.
Xác định được ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng ra rễ chồi chuối tiêu từ nguồn nhập nội.
Xác định được ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng, phát
triển của cây chuối tiêu nhập nội giai đoạn sau nuôi cấy mô ở ngoài vườn ươm.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tìm được môi trường và
điều kiện thích hợp nhất cho phát triển giống chuối.
+ Kết quả nghiên cứu đưa ra một số kỹ thuật vi nhân giống cây chuối
tiêu nhập nội bằng phương pháp in vitro. Từ đó, đánh giá được tác động của
một số chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống cây chuối tiêu mới.
+ Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và
sản xuất giống chuối tiêu mới thương phẩm có năng suất cao.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống
cây chuối tiêu mới nhập nội nhằm cung cấp giống với số lượng lớn, chất
lượng đảm bảo, đồng thời giữ được đặc tính di truyền của cây chọn lọc.








3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây chuối
2.1.1. Nguồn gốc
Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á, châu Úc [19].
Theo Stover, R.H. và N.W.Simmonds (1987) nguồn gốc phát

sinh của cây
chuối là một vùng rộng lớn bao gồm Ấn Độ, các nước vùng

Đông Nam
châu Á và khu vực Thái Bình Dương [29], [33].
Từ Đông Nam Á cây chuối được chuyển qua Madagasca vào lục địa
Châu Phi, sau đó tới các đảo Canari và Santodomigo (Champion J.,1976).
Ngày nay, cây chuối đã

được phát triển ở hầu khắp các vùng nhiệt đới ẩm
trên thế giới. Người ta đã

tìm thấy sự đa dạng về nguồn gen cây chuối

không chỉ ở nơi phát sinh nguồn

gốc mà còn ở khu vực Nam Mỹ, Đông và
Tây Phi [4].
2.1.2. Phân loại
Theo phân loại của Võ văn Chi (1978) [5] các loài chuối thuộc:
Ngành ngọc Lan (Mangolophya),
Lớp hành (Liliopsida),
Phân lớp hành (Lilidae),
Bộ gừng (Zingibereles),
Họ chuối (Musacea).
Họ chuối gồm 2 chi với 70 loài, trong đó chi Ensete gồm 10 loài, phân
bố chủ yếu ở vùng Châu Phi; chi Musa gồm 60 loài phân bố ở các vùng
nhiệt đới.

2.1.3. Đặc điểm hình thái
- Rễ
Rễ chùm, có 2 loại là rễ ngang và rễ thẳng.
Rễ ngang: Mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp đất mặt từ 0 -
30cm, phần nhiều tập trung ở độ sâu 0,15cm, bề ngang rộng tới 2 - 3cm loại
rễ này sinh trưởng khỏe, phân bố rộng, đó là loại rễ quan trọng nhất để hút
nước và dinh dưỡng nuôi cây.
4

Rễ thẳng: Mọc ở phía dưới củ chuối, ăn sâu 1 - 1,5cm, tác dụng chủ
yếu giữ cây đứng vững. Rễ chuối chứa nhiều nước, giòn, mềm, dễ gãy, sức
chịu hạn, chịu úng đều kém so với nhiều loại cây ăn trái khác [7], [20].
Nhiệt độ tốt nhất cho rễ sinh trưởng ở ban ngày là 25°C - 33°C, ban
đêm là 18°C - 26°C [7].
- Thân chuối

Thân cây chuối là thân giả, hình trụ do nhiều bẹ lá lồng vào nhau làm
thành. Chiều cao có thể từ 2m - 5m [7].
Củ chuối nằm trong đất là thân thật, có hình tròn dẹt và ngắn, khi phát
triển đầy đủ có thể rộng 30cm. Phần bên ngoài xung quanh củ chuối được bao
phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá có dạng tròn. Ở đáy mỗi bẹ lá đều có một chồi
mầm nhưng chỉ các chồi ở phần giữa củ là phát triển được, có khuynh hướng
mọc trồi dần lên. Các sẹo lá mọc rất gần nhau làm thành khoảng cách rất ngắn.
Củ chuối sống lâu năm, là cơ quan chủ yếu dự trữ chất dinh dưỡng, đồng thời
là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra. Do đó củ chuối to mập là cơ sở
đảm bảo cho cây sinh trưởng nhanh, năng suất cao. Xung quanh củ chuối có
nhiều mầm ngủ, sau này sẽ phát triển thành cây con [20].
- Lá
Lá chuối phát triển mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi tháng mọc
ra 3 - 4 lá, phiến lá to, dày, màu xanh đậm và bóng. Từ tháng 10 trở đi, cách
2 - 3 tuần mới ra 1 lá mới, lá thường mỏng, nhỏ, màu xanh nhạt, sinh trưởng
chậm. Đến tháng 12 mỗi tháng chỉ mọc được 1 lá [20].
- Hoa chuối
Cây chuối con sau khi mọc (hoặc sau khi trồng) 8 - 10 tháng bắt đầu
hình thành mầm hoa, sau đó khoảng 1 tháng bắt đầu trổ buồng. Hoa chuối
thuộc loại hoa chùm gồm 3 loại: Hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa đực [20].
Hoa cái: Tập trung ở phía gốc cuống buồng, phần này dài nhất (50 -
100cm). Loại hoa này nở ra trước tiên, nhị cái phát triển, nhị đực thoái hóa.
Chỉ có hoa cái là phát triển thành trái được. Do đó, khi trồng, chọn lọc cây
giống tốt, chăm bón kịp thời để hình thành nhiều hoa cái là nhân tố quan
trọng bảo đảm năng suất cao [20].
Hoa lưỡng tính: Nằm ở phần giữa bắp chuối, loại hoa này không nhiều,
về sau sẽ rụng và không hình thành trái được [20].
5

Hoa đực: Nằm ở phía đầu bắp chuối, nhị cái thoái hóa, nhị đực phát

triển, dài bằng nhị cái. Loại hoa đực không thể hình thành trái được sau này
sẽ khô đi và rụng dần [20].
- Quả chuối
Cây chuối cho quả ăn là chuối tam bội nên không có hạt. Có loại chuối
hột là chuối nhị bội 2n và chuối tứ bội 4n. Đối với cây chuối cho quả ăn tam
bội, muốn có hạt thì phải lai giữa các dạng đã lưỡng bội hóa. Bằng cách này,
nhìn chung hạt chuối nảy mầm thường yếu và hạt dễ mất sức nảy mầm nên
phải nuôi cấy trong môi trường nhân tạo [7].
2.1.4. Giá trị của cây chuối
- Giá trị dinh dưỡng
Chuối là một trong 5 loại quả trao đổi chủ yếu trên thị trường thế giới,
bên cạnh giá trị là loại quả cho khối lượng sản phẩm lớn, chuối còn có hàm
lượng dinh dưỡng khá cao, tại một số nước Châu Á, Châu Phi, chuối là loại
lương thực chủ yếu, được sử dụng như khoai tây ở các nước có khí hậu ôn
đới [15].
Trong quả chuối có một lượng vitamin khá lớn, đặc biệt là các vitamin
nhóm A và C. Tuỳ thuộc vào giống, hàm lượng vitamin có thể thay đổi, các
giống chuối ăn được thường giàu vitamin C và B6, còn các giống chuối trong
nhóm chuối nấu lại giàu vitamin A. Nói chung, hàm lượng vitamin trong
chuối phong phú và cao hơn một số loại quả khác như cam, táo…
Tác giả Champion J. cho rằng quả chuối có giá trị dinh dưỡng cao, thể
hiện khi ăn 100g thịt quả chuối cho mức năng lượng 110 - 120 calo. Trong khi
đó, 100g táo chỉ cho mức năng lượng 64 calo, 100g cam cho 52 calo, 100g
đào cho 45 calo… Mặt khác, các thành phần dinh dưỡng trong quả chuối được
cơ thể hấp thụ nhanh. Vì vậy, chuối được coi là loại quả lý tưởng cho người
già, sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi… Ngoài ra, quả chuối cũng có vị
trí đặc biệt trong khẩu phần ăn giảm mỡ, Cholesterol và muối Natri… [4], [5].
Đặc biệt trong chuối có nhiều Pectin, là 1 glucid không có giá trị về
mặt năng lượng nhưng là chất giúp cho sự tiêu hóa hấp thu tốt, chống nhiễm
trùng đường ruột. Chuối cung cấp nhiều năng lượng nhất vì chuối chứa nhiều

bột đường nhất [11].
6

Theo y học cổ truyền và hiện đại thì sản phẩm quả chuối là một loại
thực phẩm và là một dược liệu có khả năng trị được một số bệnh tật như
bệnh huyết áp, bệnh dạ dày, bệnh đường ruột [11].
- Giá trị thương phẩm
Theo Cohen J.I, (1990) [25] và một số tác giả, chuối sấy là một sản
phẩm cho năng lượng cao, khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
Ngoài ra, chuối sấy còn được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất bánh kẹo,
tinh dầu. Một số sản phẩm phụ của chuối như nhựa mủ… có tầm quan trọng
trong sản xuất Tanin, lá chuối được sử dụng làm gói bọc… Ngoài ra, chuối
còn làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cồn, bia, rượu… Thời gian
trước, vỏ chuối trong ngành chế biến thực phẩm thường bị loại bỏ dưới dạng
phế thải, điều này gây tác hại lớn đến môi trường xung quanh, không đem lại
hiệu quả kinh tế, nhưng gần đây, người ta đã tạo ra được ethanol từ vỏ chuối.
So với nhiều loại cây trồng khác, toàn bộ sản phẩm của cây chuối có
thể làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc nhuộm, công nghiệp
chế biến thực phẩm (làm rượu, mứt) và vì lý do nào đó trong sản xuất kinh
doanh, việc sản xuất quả tươi gặp trở ngại thì cũng dễ dàng sử dụng sản
phẩm chuối vào những mục đích khác với trang thiết bị yêu cầu không cao
như chuối sấy khô, làm bột, ủ chua…[15].
2.2. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô là thuật ngữ sử dụng để chỉ quá trình nuôi cấy vô trùng in
vitro các bộ phận tách rời khác nhau của thực vật. Kỹ thuật nuôi cấy mô
dùng cho mục đích nhân giống và cải thiện di truyền, sản xuất sinh khối các
sản phẩm hóa sinh, bệnh học thực vật, duy trì và bảo quản các nguồn gen
quý các hoạt động này được bao hàm trong thuật ngữ công nghệ sinh học [10].
Nhờ áp dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô như: nuôi cấy mô phân sinh,

callus, nuôi
cấy

phôi,
nuôi cấy rễ tơ, nuôi cấy tế bào trần… con người đã
thúc đẩy thực vật sinh sản nhanh
hơn,
gấp nhiều lần tốc độ vốn có trong tự
nhiên. Điều này sẽ góp phần tạo ra hàng loạt các cá thể
mới
giữ nguyên các
tính trạng di truyền của cơ thể mẹ và rút ngắn thời gian để đưa một giống
mới

sản xuất với quy mô lớn
[
21
].

7

2.2.2. Cơ sở của nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Tính toàn năng của tế bào thực vật:
Năm 1902, Nhà Sinh lý thực vật học người Đức Haberlandt, đã tiến
hành nuôi cấy các tế bào thực vật để chứng minh tế bào là toàn năng.
Haberlandt cho rằng mỗi tế bào của bất kỳ sinh vật nào cũng đều có khả năng
tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Ông nhận thấy, mỗi tế
bào của cơ thể đa bào đều phát sinh từ hợp bào thông qua quá trình phân bào
nguyên nhiễm. Điều đó có nghĩa là mỗi tế bào của một sinh vật sẽ chứa toàn
bộ thông tin di truyền cần thiết của một cơ thể hoàn chỉnh. Khi gặp điều kiện

thuận lợi nhất định, những tế bào đó có thể sẽ phát triển thành một cơ thể
hoàn chỉnh [17].
Năm 1953, Miller và Skoog (Notingham. Unio) đã thành công khi
thực nghiệm tái sinh cây con từ tế bào lá, chứng minh được tính toàn năng
của tế bào. Thành công trên đã tạo ra công nghệ sinh học ứng dụng trong
nhân giống vô tính, tạo giống cây trồng và dòng chống chịu [22].
Tính toàn năng của tế bào mà Haberlandt nêu ra chính là cơ sở lý luận
của phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Cho đến nay, con người đã
hoàn toàn chứng minh được khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh
từ một tế bào riêng rẽ.
- Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào:
Cơ thể thực vật là một thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức năng,
tất cả các tế bào đó đều có nguồn gốc từ tế bào phôi sinh và được tạo nên bởi
quá trình phân hoá. Đó là quá trình chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế
bào mô chuyên hoá, đảm nhận các chức năng khác nhau trong cơ thể [17].
Quá trình phân hoá tế bào được biểu diễn ở sơ đồ sau:



Hình 2.1. Quá trình phân hóa tế bào
Tuy nhiên, khi tế bào đã phân hoá thành các mô chức năng chúng
không hoàn toàn mất đi khả năng phân chia của mình. Nếu tách một tế bào
hoặc một nhóm tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi cấy trong những điều kiện môi

Tế bào phôi sinh

Tế bào giãn

Tế bào chuyên hoá


8

trường thích hợp, chúng lại quay trở lại dạng tế bào phôi sinh ban đầu lại có
khả năng phân chia mạnh mẽ và phân hoá để tái sinh cây hoàn chỉnh. Quá
trình này gọi là phản phân hoá.






Hình 2.2. Quá trình phản phân hóa tế bào
Về bản chất sự phân hoá và phản phân hoá là một quá trình hoạt hoá,
phân hoá gen. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển cá thể, có
một số gen được hoạt hoá (mà trước đây bị ức chế) để cho biểu hiện trạng thái
mới, một số gen khác lại bị đình chỉ hoạt động. Điều này xảy ra theo một
chương trình đã được mã hoá trong cấu trúc phân tử ADN của mỗi tế bào.
Mặt khác, khi tế bào nằm trong khối mô của cơ thể thường bị ức chế bởi các
tế bào xung quanh. Khi tách riêng tế bào tạo điều kiện thuận lợi cho các gen
được hoạt hoá [22].
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình nhân giống cây chuối tiêu
nhập nội
- Điều kiện vô trùng
Điều kiện vô trùng là yêu cầu quan trọng nhất quyết định trước tiên đến
sự thành bại của việc nuôi cấy. Toàn bộ quá trình nuôi cấy in vitro cần đảm bảo
điều kiện vô trùng tuyệt đối. Vô trùng bao gồm: Vô trùng phòng nuôi cấy, vô
trùng dụng cụ và môi trường, vô trùng mẫu cấy [2], [17], [14].
Buồng nuôi cấy: Là buồng đặt các mẫu nuôi cấy. Buồng này cần đảm
bảo các điều kiện: Nhiệt độ 25-28
o

C, ánh sáng đạt 2000-3000 lux, sạch sẽ và
tránh tiếp xúc với bên ngoài [2].
+ Vô trùng mẫu cấy
Mẫu dùng cho nuôi cây mô tế bào thực vật có thể là hầu hết các cơ quan
bộ phận của cây: Chồi ngon, chồi bên, phiến lá, cuống lá, hạt, củ, phôi… tuỳ
theo tiếp xúc với môi trường mà mẫu thực vật có chứa ít hay nhiều mầm bệnh.

Tế bào phôi sinh Tế bào giãn Tế bào chuyên hoá
Phản phân hoá tế bào
Phân hoá tế bào

9

Phương pháp vô trùng mẫu cấy thường được sử dụng là sử dụng hoá
chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật. Hiệu quả tiêu diệt của các loại hoá chất
phụ thuộc vào thời gian, nồng độ xử lý và khả năng xâm nhập của chúng vào
các ngõ ngách trên bề mặt của mẫu cấy [2], [17].
- Môi trường nghiên cứu
Môi trường nuôi cấy bao gồm cả môi trường hoá học và điều kiện bên
ngoài được xem là vấn đề quyết định sự thành bại của quá trình nuôi cấy.
+ Môi trường hoá học
Môi trường hoá học được xem là phần đệm để cung cấp chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phân hoá mô trong suốt quá trình nuôi
cấy in vitro. Thành phần nuôi cấy mô tế bào thay đổi tuỳ theo loài thực vật,
loại tế bào, mô, cơ quan được nuôi cấy. Đối với cùng một loại mô, cơ quan
nhưng mục đích nuôi cấy không giống nhau, môi trường sử dụng cũng khác
nhau cơ bản. Môi trường nuôi cấy còn thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của mẫu cấy [28].
Cho đến nay rất nhiều môi trường dinh dưỡng đã lần lượt được tìm ra
như: White (1934); Knudson (1946); Vaccine and Went (1949); Murashige

(1962); Knop (1974) … [23].
* Thành phần vô cơ
Thành phần vô cơ bao gồm các muối khoáng đa lượng và vi lượng.
Thành phần muối khoáng đa lượng: Các nguyên tố cần phải cung cấp là
nitơ, phospho, kali và sắt, lưu huỳnh, magie, với hàm lượng thay đổi tuỳ loại
môi trường và đối tượng nuôi cấy [28].
Các loại muối khoáng vi lượng: Là những nguyên tố thường được sử
dụng ở hàm lượng thấp hơn 30mg/l dung dịch nhưng rất nhiều nguyên tố vi
lượng được chứng minh là không thể thiếu đối với sự phát triển của mô: Fe,
Cu, Zn, Mn, Mo, I, Bo, Co. Các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động của enzym, chúng được sử dụng ở hàm lượng thấp hơn nhiều so
với các chất đa lượng [28].
* Thành phần hữu cơ
Các vitamin: Ảnh hưởng của các vitamin đến sự phát triển của tế bào
nuôi cấy in vitro ở các loài khác nhau là khác nhau.
10

Hầu hết tế bào nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại
vitamin cơ bản nhưng với số lượng dưới mức yêu cầu. Để mô có thể sinh
trưởng, tốt nhất phải bổ sung thêm vào môi trường một hay nhiều loại vitamin
và amino axít. Trong các loại vitamin, B1 được xem là vitamin quan trọng
nhất cho sự phát triển của thực vật. Axit nicotinic (B3) và pyridoxune (B6)
cũng có thể được bổ sung vào môi trường nuôi cấy nhằm tăng cường sức sống
cho mô.
Các thành phần hữu cơ phức hợp:
Cazein thủy phân (CH, casein hydrolysate) có chứa nhiều aminoacid.
Cazein thủy phân có chứa khoảng 18-20 aminoaxit. Hàm lượng sử dụng
cazein thủy phân trong nuôi cấy là 0,05-0,1% (W/v).
Nước dừa (CM, coconut milk): Là nội nhũ lỏng cung cấp các chất
dinh dưỡng nuôi phôi dừa. Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật thường sử

dụng nước từ quả bánh tẻ và quả dừa già. Thành phần của nước dừa khá
phong phú nhưng có chứa inositol và các chất thuộc nhóm cytokinin như
zeatin Các thành phần này thay đổi, khác nhau giữa qua non, quả già, thậm
chí giữa các quả thuộc cùng độ tuổi. Vì vậy, nước dừa cũng là thành phần
phức hợp không xác định. hàm lượng sử dụng của nước dừa: 10-20% [3].
* Nguồn cacbon
Các mẫu nuôi cấy mô thực vật nói chung không thể quang hợp, hoặc
nếu có quang hợp thì cường độ cũng rất thấp do thiếu chlorophill, hàm lượng
CO
2
và nhiều điều kiện khác Vì vậy phải đưa thêm những hợp chất
hydratcacbon và thành phần môi trường nuôi cấy. Loại Hydratcacbon được
sử dụng phổ biến là đường succrose với hàm lượng từ 2-6% [28].
* Các thành phần khác
Tác nhân tạo gel (gelling agent): Chất tạo gel sử dụng phổ biến là agar
(thạch). Hàm lượng thạch dùng trong môi trường nuôi cấy dao động tùy
thuộc vào độ tinh khiết của hóa chất và mục tiêu nuôi cấy thông thường từ 6-
10g/l.Trong thành phần của agar có chứa một số thành phần vô cơ như Cu,
Fe, Mg, Mn,Cl, Zn và một số thành phần hữu cơ: Acid béo chuỗi dài, acid
hữu cơ [3].
11

+ Môi trường vật lý
Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân chia tế bào
và các quá trình trao đổi chất trong nuôi cấy mô, nhiệt độ nuôi cấy thường
được giữ ổn định ở 25 ± 2
0
C [22].
Ánh sáng: các nghiên cứu đã cho thấy ánh sáng rất cần thiết cho sự
phát sinh phát triển hình thái của mẫu cấy. Các loại mẫu cấy khác nhau có

nhu cầu về thời gian chiếu sáng, cường độ và ánh sáng khác nhau. Thời gian
chiếu sáng với đa số các loài cây thích hợp là 12-18h/ngày.
Cường độ ánh sáng: Là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát
sinh hình thái của mô nuôi cấy, với những cường độ ánh sáng khác nhau. Để
kích thích mô nuôi cấy tạo mô sẹo có thể chiếu sáng hoặc không cần chiếu
sáng (để trong tối), để mô sẹo sinh trưởng mạnh có thể chiếu sáng thấp.
PH của môi trường: pH của đa số các môi trường nuôi cấy được điều
chỉnh trong phạm vi 5,5-6,0. pH < 5,5 làm cho agar khó chuyển sang trạng
thái gel, còn pH > 6,0 agar có thể rất cứng [22].
- Các chất điều tiết sinh trưởng
+ Nhóm các auxin
Môi trường nuôi cấy được bổ sung các auxin khác nhau như: IAA,
NAA, IBA, 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và naphthoxyacetic acid.
IAA là auxin tự nhiên có trong mô thực vật; còn lại NAA, IBA, 2,4-D là các
auxin nhân tạo, thường thì các auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn vì do
đặc điểm phân tử của chúng nên các enzyme oxy hóa auxin (auxin-oxydase)
không có tác dụng. Đặc điểm chung của các auxin là tính chất phân chia tế
bào. Các hormone thuộc nhóm này có các hoạt tính như: tăng trưởng chiều
dài thân, lóng (gióng), tính hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ, và
phân hóa mạch dẫn. Nói chung, các auxin được hòa tan hoặc trong ethanol
hoặc trong NaOH loãng [18].
Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng
thường xuyên trong nuôi cấy mô tế bào thực vật. Hàm lượng auxin sử dụng
trong môi trường nuôi cấy thường từ 0.001 - 10mg/l [23].
Auxin kết hợp chặt chẽ với các thành phần khác của môi trường dinh
dưỡng để kích thích sự tăng trưởng của mô sẹo, huyền phù tế bào và điều
12

hòa sự phát sinh hình thái, đặc biệt là khi nó được phối hợp sử dụng với các
cytokinin [18].

+ Nhóm các cytokinin
Cytokinin là chất điều hoà sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân
chia tế bào, biệt hoá chồi và có tác dụng rõ rệt đối với sự phát triển chồi từ mô
sẹo nuôi cấy. Các cytokinin thường gặp là kinetin và BAP, cả hai đều có tác
dụng kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gian hoạt động của tế bào phân
sinh và làm hạn chế sự hoá già của tế bào. Ngoài ra các chất này có tác dụng
lên quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ADN, tổng hợp protein và làm
tăng cường hoạt tính của một số enzym [
21]
.
+ Gibberellin
Trong đời sống thực vật gibberellin đóng vai trò quan trọng đối với
nhiều quá trình sinh lý như: sinh lý ngủ nghỉ của hạt và chồi, sinh lý phát
triển của hoa, làm tăng sinh trưởng chiều dài của thực vật. Nhưng trong nuôi
cấy mô và tế bào thực vật tác dụng của gibberellic acid chưa thật rõ ràng.
Trong số hơn 20 chất thuộc nhóm gibberellin, GA3 là chất được sử
dụng nhiều hơn cả trong thực tiễn. GA3 kích thích kéo dài chồi và nảy mầm
của phôi vô tính. So với auxin và cytokinin, gibberellin hiếm khi được dùng.
GA3 có tính hoà tan trong nước [18].
2.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối trên thế
giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối trên
thế giới
Việc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để nhân giống chuối đã

được nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới.
Theo Reuveni O (1986) và Agustin B.Molina (2002) kỹ thuật nuôi cấy
invitro chuối có một số ưu điểm sau [24], [15]:
- Nhân được số lượng lớn giống từ cây ban đầu đã xác định tính trạng.
- Chất lượng cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được những sâu hại

lây nhiễm qua nguồn đất (tuyến trùng). Vì vậy, tiết kiệm được chi phí hóa
chất cho xử lý đất.
13

- Cây nuôi cấy mô có thể trồng một vụ với mức độ thâm canh cao, thời
gian sinh trưởng ngắn, có thể điều khiển được thời gian thu hoạch.
- Tỷ lệ cây sống cao trên điều kiện đồng ruộng (>98%), khả năng sinh
trưởng nhanh hơn cây có nguồn gốc từ chồi nách.
- Cây giống in vitro phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt và thời gian
thu hoạch ngắn.
- So với cây giống từ chồi nách, cây nuôi cấy mô có giá thành rẻ, dễ
vận chuyển, dễ nhân giống.
- Tiện lợi cho việc trao đổi nguồn gen quốc tế.
Tại Viện nghiên cứu chuối

Đài Loan đã ứng dụng kỹ thuật nuôi
cấy mô chuối trên quy mô lớn để sản

xuất cây thương mại từ năm 1983.
Sau 10 năm đã có khoảng 15 triệu cây

được sản xuất bằng phương pháp
nuôi cấy in vitro cung cấp cho sản xuất.

Cũng nhờ ứng dụng công nghệ
nuôi cấy mô, một lượng rất lớn cây giống sạch

các bệnh nguy hiểm như
BBTV (Banana Bunchy Top Virus), Fusarium wilt,


Black Sigatoka đã
được nhân nhanh, góp phần khôi phục nhiều vùng trồng

chuối có nguy cơ
tàn lụi ở Australia [26].
Tại INIBAP (International Network for Improvement of Banana and
Plantain) trong bộ sưu tập nguồn gen các giống chuối quốc tế, Transit Centre
ở K.U.Leuven, đã có hơn 1000 đỉnh chồi các giống chuối được lưu giữ trong
ống nghiệm. S. Mohan Jain, Rony Swennen (2001) đã sử dụng môi trường
để tạo chồi và nhân nhanh là môi trường MS, có bổ sung sucrose 30g/l, BA
(6-benzyladenine) 2,25mg/l và IAA 0,75mg/l, đã tạo ra được 2 - 4 chồi trong
4 - 6 tuần nuôi cấy. Môi trường ra rễ cũng là môi trường tương tự nhưng hàm
lượng BAP giảm xuống chỉ còn BAP 0,25mg/l. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu
là 28 ± 2°C và chu kỳ chiếu sáng là từ 12 - 16h một ngày [32].
Trong nghiên cứu của Masoud Sheidai và cs về biến đổi di truyền ở
cây chuối Cavandish Dwarf nuôi cấy mô khi trồng, đã tìm ra một môi trường
ưu việt để nhân nhanh giống chuối này là môi trường MS bổ sung sucrose
30g/l, N-phenyl-N-1,2,3-thiadiazol 5-YL Ure 0,5mg/l và acid indoleacetic
2mg/l cho hệ số nhân là 25 cây/5 mẫu trong 120 ngày [27].
14

Theo Said M. Khalil và A.A.M. Elbanna (2003) đã ngiên cứu một đề
tài mới mẻ hơn về hiệu quả cao trong tạo phôi soma và phục tráng giống
thông qua nuôi cấy mô ở dạng treo trong dung dịch lỏng giống chuối Dwarf
Brazil (nhãn AAB Musa spp.). Trong nghiên cứu này phôi sô ma lấy từ nụ
hoa đực chưa trưởng thành được nuôi cấy trong môi trường lỏng ở dạng treo
trên môi trường MS bổ sung biotin 1mg/l, x malt 1mg/l, glutamine 100mg/l,
2,4-dichlorophenoxyacetic acid 4mg/l, IAA 1mg/l, α-naphthaleneacetic acid
1mg/l, sucrose 30g/l và Phtagel 2,6g/l, pH 5,8. Đã có khoảng 900 - 1050
(90%) phôi soma nảy mầm và phát triển thành cây con [30].

2.3.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú
trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này
hiện còn được áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là quy mô
sản xuất nhỏ.
Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta (Trần

Văn
Minh và Nguyễn Văn Uyển, 1993) [13] bao gồm 6 công đoạn

chính sau:
đưa mẫu vào nuôi cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây;

ươm
chuối trong vườn ươm; bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất.
Theo Trịnh Thị Nhất Chung ( 2010) sản xuất cây chuối thương

phẩm sạch bệnh gồm 4 bước: 1. Tái sinh chồi; 2. Nhân cụm chồi; 3. Tái
sinh

cây hoàn chỉnh; 4. Ra ngôi cây trong nhà lưới. Thời gian cần cho 3
giai đoạn

đầu (1,2,3) là 5-6 tháng, giai đoạn 4 cần 2 tháng, tổng cộng là 8
tháng. Đó là

khoảng thời gian nhà vườn trồng chuối thương phẩm dự tính
trong kế hoạch


đặt nhà sản xuất giống chuối sạch bệnh cho mình [6].
Theo Vũ Ngọc Phượng và cs (2009) [16] đã nhân thành công giống
chuối Cavendish SP. Trên quy mô công nghiệp, môi trường nuôi cấy là môi
trường MS có bổ sung BAP 5mg/l, L-tyrosine 100mg/l, IAA 0,5mg/l,
adenine sulfate 100mg/l, thiamin HCl 10mg/l, myo inositol 100mg/l, nước
dừa 20%, pH 5,8, đường 30g/l, agar 8g/l. Trong điều kiện ánh sáng đèn
huỳnh quang, cường độ chiếu sáng 2000lux, chu kì chiếu sáng 8h/ngày, nhiệt
độ 28±3°C. Đã tạo ra cây chuối nuôi cấy mô hoàn chỉnh có chiều cao trung
15

bình là 4 - 5cm, trọng lượng tươi trung bình là 1g, đường kính thân 2 - 3mm,
lá dài từ 4,5 - 6cm, cây có từ 4 - 6 lá, có 4 - 6 rễ, dài rễ từ 5 - 7cm. Giá thể
thích hợp cho giống chuối này là bột mùn dừa.
Năm 2009, Nguyễn Trọng Lực đã nghiên cứu xây dựng quy trình nhân
giống cây chuối mốc (Musa spp.) bằng phương pháp nuôi cấy mô, đã tạo ra 8
chồi từ một đỉnh sinh trưởng nhờ kỹ thuật chẻ thân chồi ra thành 4. Trong
nghiên cứu này tìm ra giá thể thích hợp cho cây chuối là trấu. Đặc biệt hơn
những nghiên cứu khác, môi trường ra rễ mà Nguyễn Trọng Lực sử dụng là
môi trường MS cơ bản không sự dụng thêm chất kích thích ra rễ nên giảm
được giá thành trong sản xuất [12].





16

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giống chuối tiêu nhập nội nuôi cấy mô đang
trong giai đoạn nhân nhanh tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Tế bào,
Viện Khoa học Sự sống, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết
sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh và ra rễ chồi chuối tiêu nhập nội bằng
phương pháp nuôi cấy mô và nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến
sinh trưởng, phát triển của cây chuối tiêu nhập nội giai đoạn sau nuôi cấy mô
ở ngoài vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Đề tài được tiến hành tại Bộ môn Công nghệ Tế bào thực
vật, Viện Khoa học Sự sống, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối tiêu nhập nội.
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả
năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội.
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến khả
năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội.
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp giữa BAP và
IAA đến khả năng nhân nhanh chồi chuối tiêu nhập nội.
- Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh
trưởng đến khả năng ra rễ chồi chuối tiêu nhập nội.
+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ
chồi chuối tiêu nhập nội.
+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của
chồi chuối tiêu nhập nội.
17


- Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh
trưởng, phát triển của cây chuối tiêu nhập nội giai đoạn sau nuôi cấy mô ở
ngoài vườn ươm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu















Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến
khả năng nhân nhanh của chồi chuối tiêu nhập nội
- Mẫu: Chồi nuôi cấy được lựa chọn là những chồi phát triển tốt,
không bị nhiễm, không bị dị dạng được cấy vào môi trường thí nghiệm
nhân nhanh.
- Môi trường nền được sử dụng là MS bổ sung sucrose 30g/l, agar
5,7g/lít, myo inositol 100mg/l, pH = 5,8. Trong giai đoạn này tiến hành
nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng (BAP hoặc
Kinetin, IAA) đến hệ số nhân của chồi chuối tiêu nhập nội.


Giai đoạn
tái sinh chồi


Giai đoạn tạo
vật liệu khởi đầu
Giai đoạn
nhân nhanh chồi
Mẫu: Chồi in vitro
Giai đoạn
tạo cây hoàn chỉnh
Mẫu: Chồi in vitro
Giai đoạn
vườn ươm
Mẫu: Cây con
in vitro
Cây chuối tiêu
nhập nội nuôi
cấy mô

×