Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.31 KB, 93 trang )

- 1 -
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phùng Minh Hiến,
người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em rất chu đáo, nhiệt tình,
trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận
văn học, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học - Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội II đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã dành cho tôi sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia về mọi
mặt trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Huy Hùng








- 2 -
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của


riêng tôi.
Trong quá tình thực hiện luận văn, tôi đã kế thừa những thành quả
khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân trọng và biết
ơn.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, không sao chép
của bất kì ai. Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ
ràng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Huy Hùng











- 3 -
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2

MỞ ĐẦU 4


1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 15

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 16

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16

5. Phương pháp nghiên cứu. 17

6. Dự kiến đóng góp của luận văn 17

NỘI DUNG 19

CHƯƠNG 1: 19

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 19

VỀ HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN 19

1.1 Khái niệm 19

1. 2 Chức năng của nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự 23

1. 3 Các tiêu chí để nhận diện nhân vật kể chuyện 32

CHƯƠNG 2 40

CÁC LOẠI NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU 40


2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu 40

2.2 Một số loại hình nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu 44

CHƯƠNG 3 68

CÁI MỚI CỦA HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU 68

3.1 Sử dụng hình thức tự truyện nhưng ít có yếu tố tự truyện 68

3.2 Sự đan xen hai hình thức kể chuyện và tính đa chủ thể của hình
thức nhân vật kể chuyện 76

3.3 Hình thức nhân vật kể chuyện và yếu tố huyễn tưởng, viễn
tưởng 79





- 4 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tự sự là kể lại câu chuyện, thuật lại sự việc đã diễn ra như thế nào.
Nhưng ai là người kể chuyện, người kể chuyện xuất hiện ở ngôi nào, câu
chuyện sự việc ấy được nhìn qua con mắt của ai? Đó là những điều rất có
ý nghĩa trong văn bản tự sự. Nghiên cứu văn học, tìm hiểu văn bản tự sự,

chúng ta không thể không nói đến người kể chuyện và nhân vật kể
chuyện. Tìm hiểu người kể chuyện, nhân vật kể chuyện - yếu tố tích cực
trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng - sẽ giúp ta hiểu được phương
diện chủ thể của tác phẩm tự sự, hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn
vẹn hơn.
1.2 Với việc nghiên cứu người kể chuyện và nhân vật kể chuyện, ta có
được một công cụ có tính chất con đường để đi vào phân tích, khám phá
tác phẩm của những nhà văn cụ thể, lí giải được một trong những yếu tố
làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của họ. Nhà văn mà
chúng tôi chọn để nghiên cứu ở đây là Nguyễn Minh Châu bởi trong
những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX, ông nổi
lên như một hiện tượng đáng chú ý. Ba mươi năm cầm bút, bắt đầu bằng
truyện ngắn Sau một buổi tập đến Phiên chợ Giát - "Bản di chúc nghệ
thuật cuối cùng", Nguyễn Minh Châu đã chiếm một vị trí không thể thay
thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại. “Anh là người kế tục xuất sắc
những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường
rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này"[56, tr.11]. Gia tài văn học
của Nguyễn Minh Châu khá đồ sộ, gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn.
Tiểu thuyết mà Nguyễn Minh Châu để lại đã chiếm một địa vị đáng kể -
cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên theo đánh giá của giới
nghiên cứu phê bình, cũng như theo sự cảm nhận của chính Nguyễn
- 5 -
Minh Châu thì truyện ngắn mới thực sự là sở trường của ông. Nhà phê
bình Phạm Vĩnh Cư cho rằng: "Nguyễn Minh Châu viết nhiều về tiểu
thuyết, được công luận nhiệt tình hưởng ứng, ngợi khen nhưng cái mà
nhà văn để lại cho đời không phải là tác phẩm dài hơi ấy mà là dăm ba
truyện ngắn in rải rác trên báo chí, trong các tập truyện cuối đời của
anh"[11]. Còn Nguyễn Minh Châu, sinh thời cũng có lần tâm sự: "Mình
viết văn suốt đời tràng giang đại hải có khi chỉ còn lại được vài cái
truyện ngắn". Theo dõi hành trình truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,

ta nhận thấy, truyện ngắn của ông lôi cuốn ta không phải bởi cốt truyện
tình tiết li kì mà chủ yếu bởi cách kể hấp dẫn, có duyên. Có những tác
phẩm ông viết về những câu chuyện bình thường của cuộc sống nhưng
nó vẫn hấp dẫn người đọc một cách lạ kì chính bởi nghệ thuật kể chuyện,
bởi hình thức nhân vật kể chuyện. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài
“Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”.
Tìm hiểu hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sẽ giúp ta lí giải được phần nào tài năng nghệ thuật, lí giải được
một trong những yểu tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ
thuật đặc sắc của ông và đánh giá được khả năng tự sự mà Nguyễn Minh
Châu mở ra cho văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.3 Người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong văn bản tự sự là những
bình diện lí thuyết khá phức tạp, là những khái niệm, thuật ngữ được
nhiều người trong giới phê bình, nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên,
những thuật ngữ này không phổ biến với tất cả các thể loại văn học.
Trong tác phẩm trữ tình và trong kịch không cần có sự xuất hiện của
người kể chuyện, nhân vật kể chuyện nhưng trong tác phẩm tự sự người
kể chuyện, nhân vật kể chuyện lại đóng vai trò hế sức quan trọng. Vấn
đề người kể chuyện, nhân vật kể chuyện đã trở thành vấn đề trung tâm
- 6 -
của tự sự học, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên
cứu. Có rất nhiều tài liệu bàn về vấn đề này nhưng trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số ý kiến tiêu biểu sau:
Trước hết là ý kiến của các nhà nghiên cứu Liên Xô. Các nhà nghiên
cứu xung quanh Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học (1960) đã
đưa ra những ý kiến khá sâu sắc về vấn đề này. Các ông khẳng định vị trí
quan trọng không thể thiếu của người trần thuật trong tác phẩm tự sự:
"Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó.
Trong sử thi, tiểu thuyết cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều
có người trần thuật . Theo ý kiến của họ thì "người trần thuật là loại

người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người
đọc), là người chứng kiến và người cắt nghĩa các sự việc xảy ra . Và họ
cho rằng có hai kiểu người trần thuật phổ biến: "Hình thức thứ nhất của
miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hoá mà đằng
sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện
trong tác phẩm dưới hình thức một cái "tôi" nào đó. Đặc biệt trong công
trình của mình, các ông đã chỉ ra mối quan hệ tương đổi linh hoạt và
phức tạp giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả. Trong nhiều
trường hợp đặc biệt trong các tác phẩm tự truyện, nhân vật kể chuyện có
các sự kiện đời sống và trạng thái tinh thần gần gũi với bản thân tác giả
nhưng thường thì số phận, lập trường cuộc sống và cảm thụ của nhân vật
kể chuyện khác hẳn với tác giả.
Timofiev trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học (1962) cũng
khẳng định việc tự sự ngay từ đầu đã được gắn chặt với một người kể
chuyện nhất định. "Người kể chuyện là người kể cho ta nghe về những
nhân vật và biến cố". Ông đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ người kể
chuyện, xem nó là một yếu tố tích cực đem lại cho các nhân vật và các
- 7 -
hiện tượng trong tác phẩm một màu sắc căn bản, một sự đánh giá căn
bản. Ngôn ngữ người kể chuyện được cá tính hoá cả về mặt hình thức
lẫn mặt ý nghĩa, nó có những đặc điểm riêng, phân biệt với ngôn ngữ của
các nhân vật khác: "Tính độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện tức là
vấn đề ngôn ngữ người kể chuyện có những đặc điểm cá tính hoá, không
hoà lẫn với đặc điểm của các nhân vật được miêu tả, trái lại được nêu lên
một cách riêng biệt, ám chỉ một cá tính ẩn đằng sau nó. Cá tính này mà
ta thấy trong ngôn ngữ, dùng những biện pháp ngôn ngữ để tạo nên hình
tượng của nhân vật, người nhân danh mình theo quan điểm của mình,
quan niệm về tất cả các nhân vật và biến cố được nhắc đến trong tác
phẩm" .
Tiếp theo là ý kiên của các nhà nghiên cứu phương Tây. P.Lubbock

-nhà nghiên cứu người Anh, trong tác phẩm Nghệ thuật văn xuôi (1957),
đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản. Thứ nhất là "toát yếu toàn
cảnh". Đặc trưng của hình thức trần thuật này là sự hiện diện cảm thấy
được của người trần thuật biết tất cả, có toàn quyền toàn năng trước các
nhân vật của mình. Hình thức trần thuật thứ hai là hình thức "người trần
thuật kịch hoá". Trong hình thức này, người trần thuật đứng ở ngôi thứ
nhất, kể lại câu chuyện từ góc độ sự cảm thụ riêng tư. Hình thức trần
thuật thứ ba là "ý thức kịch hoá ". Hình thức trần thuật này cho phép
miêu tả trực tiếp đời sống tâm lý những trải nghiệm bên trong của nhân
vật. Hình thức trần thuật thứ 4 là “kịch thực thụ” hình thức này gần gũi
hơn cả với trình diễn sân khấu bởi vì ở đây trần thuật được đưa ra dưới
dạng một cảnh diễn trên sân khấu; độc giả chỉ thấy được hình dáng bề
ngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không biết gì về đời sống
của nội tâm của chúng. P.Lubbock coi hình thức trần thuật này là hình
- 8 -
thức hoàn hảo nhất. [Dựa theo I. P. Lin/ Các khái niệm và thuật ngữ của
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây âu và Hoa kỳ thê kỷ 20] .
N. Friedman trong tác phẩm Điểm nhìn trong tiểu thuyết (1967) đã
đưa ra một sự phân loại khá chi tiết về người kể chuyện. Thứ nhất là
"toàn năng biên tập ". Ở hình thức này, người kể chuyện hiện diện trong
vai "nhà xuất bản 'nhà biên tập", biết tất cả và có khả năng xâm nhập vào
câu chuyện dưới dạng những bàn luận chung về cuộc sống, về phong tục,
đạo đức. Thứ hai là hình thức "toàn năng trung tính ". Hình thức này
khác với hình thức "toàn năng biên tập" ở chỗ là không có sự can thiệp
trực tiếp của người kể chuyện. Thứ ba là hình thức trần thuật "tôi tà nhân
chứng". Trong trường hợp này, người kể chuyện kể từ ngôi thứ nhất, là
một nhân vật trong truyện nhưng chỉ nằm bên lề câu chuyện, chỉ biết một
phần về các nhân vật mà thôi. Hình thức trần thuật thứ tư là hình thức
"tôi là vai chính". Trong trường hợp này, người kể chuyện là nhân vật
chính, nhân vật chủ chốt đối lập với trạng thái bên lề của người kể

chuyện là nhân chứng. Thứ năm là hình thức trần thuật “toàn năng cục
bộ đa bội”. Người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của
nhiều nhân vật để kể chuyện. Thứ sáu là hình thức trần thuật "toàn năng
các bộ đơn bội”- người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn
của một nhân vật trong truyện để kể. Thứ bẩy là hình thức trần thuật theo
“mô thức kịch" và thứ tám là trần thuật theo kiểu "camera” ở cả hai hình
thức này, người kể chuyện hầu như chỉ khách quan ghi lại các sự việc,
hiện tượng mà không tỏ bất cứ một thái độ chủ quan nào.
Tz.Todorov trong công trình Thi pháp học cấu trúc (1971) cũng
đã đưa ra những ý kiến khá sâu sắc về người kể chuyện. Theo quan niệm
của ông, "người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới
tưởng tượng. ( ). Không thể có trần thuật thiếu người người kể chuyện.
- 9 -
Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể
chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể,
nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn
đặc biệt". Xuất phát từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kể
chuyện và nhân vật, Todorov đã chia thành ba hình thức người kể
chuyện. Thứ người kể chuyện lớn hơn nhân vật; người kể chuyện bằng
nhân vật và hình thức cuối cùng là người kể chuyện bé hơn nhân vật.
Kế thừa tư tưởng của những người đi trước, G. Genette trong
Các phương thức tu từ (1972) dựa trên tiêu chí tiêu cự - mối quan hệ
giữa thị giác và vật được nhìn thấy, cảm biết - đã đưa ra một sự phân loại
về người kể chuyện như sau: Thứ nhất là tự sự với tiêu cự bằng không:
người kể chuyện biết hết, biết trước, không bị một hạn chế nào, không có
khoảng cách nào với sự việc được kể. Thứ hai là tự sự với tiêu cự bên
trong: người kể chuyện thông qua nhân vật mà xác lập tiêu cự, sự biết
của anh ta ngang với nhân vật, anh ta chỉ kể những gì mà nhân vật biết,
không được kể những gì ngoài tầm biết của nhân vật. Thứ ba là tự sự với
tiêu cự bên ngoài: người kể chuyện xác lập tiêu cự bên ngoài đối với

nhân vật và cảnh vật, chỉ miêu tả lời nói và hành động của nhân vật,
không miêu tả nội tâm, không phân tích tâm lý cũng không đánh giá chủ
quan.
Bên cạnh các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà nghiên cứu
trong nước cũng đã có những sự quan tâm đáng kể về vấn đề người kể
chuyện. Trần Đình Sử trong giáo trình Lý luận văn học (1987) và Từ
điển thuật ngữ văn học (1992) đã đưa ra những ý kiến tương đối sâu sắc
và hệ thống về vấn đề này. Theo ông , "người trần thuật là hình thái của
hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang
tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi" . Chức năng của
- 10 -
người trần thuật là "phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, làm sáng
tỏ mọi quan hệ phức tạp giữa nhân vật và hoàn cảnh". Người đọc có thể
nhận ra hình tượng người trần thuật qua "cái nhìn, cách cảm thụ, phương
thức tư duy, năng lực trí tuệ và chất tình cảm của anh ta". Ngoài ra,
người đọc cũng có thể nhận ra người trần thuật qua giọng điệu, ngôn
ngữ. Và điểm cuối cùng mà giáo sư Trần Đình Sử chỉ ra đó chính là sự
phân biệt giữa người trần thuật với bản thân tác giả: "Không phải bao giờ
cũng có thể đồng nhất người trần thuật với bản thân tác giả. Có nhà
nghiên cứu đã chỉ ra một cách đúng đắng rằng, trong cuộc đời, tác giả
Nguyễn Du chín chắn, ít nói, trầm mặc, còn người trần thuật trong
Truyện Kiều thì lại quát tháo, lắm tiếng, tinh nghịch, dí đỏm .
Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại, tìm
tòi đổi mới (1996) khẳng định: "Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm
nhìn được xác định trong hệ đa phương không gian, thời gian, tâm lý, tạo
thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể
chuyện chính bản thân mình, khoảng cách về không gian từ nơi sự việc
xảy ra đến chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch thời gian
giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các
nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâư. Như vậy theo Phùng Văn Tửu thì điểm

nhìn chính là tiêu chí đầu tiên để nhận điện người kể chuyện. Đây là
quan điểm thoả đáng. Cũng trong công trình nghiên cứu này, Phùng Văn
Tửu đã chỉ ra một số loại người kể chuyện: Một dạng phổ biến của tiểu
thuyết truyền thống là người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị
trí nào đấy trong không gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của
câu chuyện và thuật lại với chúng ta. Chuyện được kể ở ngôi thứ ba số ít.
Một dạng phổ biến khác của tiểu thuyết là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất
với người kể chuyện xưng tôi" .
- 11 -
Nhà nghiên cứu Nắng Mai (PGS.TS Phùng Minh Hiến) là người
đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Để khắc phục tình trạng dùng chung,
dùng lẫn, dùng không phân biệt hai khái niệm “người trần thuật” và
“người kể chuyện”, nhà nghiên cứu đã viết bài “Hình thức nhân vật kể
chuyện trong truyện Lão Hạc”[27]. Tác giả bài báo đề nghị gọi tên hình
thức kể chuyện truyền thống, xuất hiện sớm, kể từ ngôi thứ ba, là hình
thức người kể chuyện còn hình thức kể chuyện đã được nhân vật hóa,
với nhân vật xưng tôi, là hình thức nhân vật kể chuyện. Khác với nhà
nghiên phương Tây, tác giả nhấn mạnh, trong hình thức kể chuyện này,
có thể ít có thể nhiều, con người xã hội – văn hóa, đời sống cá nhân của
chủ thể kể chuyện bao gồm hoàn cảnh riêng, mức sống, số phận… đều
được hình thành trong tác phẩm.
Cũng trong bài báo này, trái hẳn với nhà nghiên cứu phương Tây
(đồng nhất tác giả với người kể chuyện, coi người kể chuyện chỉ là hình
thức bịa đặt trên giấy), Nắng Mai xác định: “Ở Nam Cao nhân vật kể
chuyện được sáng tạo không ngừng với tư cách là con người xã hội cụ
thể và cá biệt cho nên chúng khá đa dạng và không lặp lại” [27, tr.43].
Và để chứng minh cho sự đa dạng của chúng tác giả bài báo đã điểm qua
đôi nét độc đáo ở từng nhân vật kể chuyện trong truyện Gì Hảo, Đui mù,
Đôi mắt và Lão Hạc… Sau đó ông tiếp tục khảng định “sáng tạo nên
những nhân vật kể chuyện khác nhau như thế Nam Cao đồng thời sáng

tạo được những cái nhìn nghệ thuật khác nhau ở cùng một tác giả”
[27,tr.43]. Hơn nữa, với Nắng Mai, tính xã hội - văn hóa cụ thể và cá biệt
của sự sáng tạo nên nhân vật kể chuyện đóng vai trò quan trọng không
những cho việc tạo nên sự phong phú và độc đáo trong các quan hệ xã
hội của nó với các nhân vật khác mà còn tạo cơ sở toàn diện cho sự xuất
hiện cái nhìn nghệ thuật riêng.
- 12 -
Nhận thấy, vấn đề lí thuyết về người kể chuyện và nhân vật kể
chuyện đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều
nước khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau. Phần lớn các ý kiến đều
thống nhất ở chỗ khảng định người kể chuyện là người đứng ra kể lại câu
chuyện, người môi giới giữa tác phẩm với bạn đọc đồng thời là người
thay mặt tác giả phát biểu những quan điểm tư tưởng của mình về cuộc
sống.
1.4 Tình hình nghiên cứu về người kể chuyện và nhân vật kể chuyện
trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Trước năm 1975, nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tiểu thuyết,
nếu có ý kiến về truyện ngắn thì thường nghiêng về đánh giá nội dung xã
hội, ý nghĩa xã hội trong các truyện ngắn của ông. Còn vấn đề nghệ thuật
của tác phẩm thì chua được quan tâm đúng mức. Nếu có thì các nhà
nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại ở việc quan sát những thủ pháp thể
hiện tay nghề của nhà văn chứ chưa lí giải xem vì sao nhà văn lại viết
như thế tức là chưa xem xét tính quan niệm của hình thức nghệ thuật. Có
thể nói, trước 1975 chưa nhà nghiên cứu nào chú ý đến vấn đề người kể
chuyện, nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Thời kỳ sau 1975 mà cụ thể là từ năm 1982 - thời điểm ra đời truyện
ngắn Bức tranh, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào khám phá thế giới
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và đã phát hiện ra những đóng góp
lớn lao của ông cho sự nghiệp đổi mới văn học. Tuy nhiên các ý kiến
thời kì này vẫn thường chú ý đến phương diện nội dung hơn là phương

diện hình thức. Những vấn đề như quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về
con người của nhà văn đặc biệt được nhấn mạnh. Về tình hình nghiên
cứu người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, ta thấy có một số điểm đáng lưu ý như sau:
- 13 -
Trước hết, một số ý kiến chưa đi vào nghiên cứu người kể chuyện
và nhân vật kể chuyện mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài đặc
điểm của nghệ thuật kể chuyện mà thôi. Đỗ Đức Hiểu nhận thấy nghệ
thuật kể chuyện của Nguyễn Minh Châu trong Phiên chợ Giát đã đạt
đến mức tài hoa, điêu luyện: “Phiên chợ Giát là một tâm trạng lớn, là
những cảm xúc và suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một tác phẩm
văn chương mở. . . một bức tranh nhiều nét nhòe, nét này thâm nhập nét
kia, gây nhiểu ảo ảnh, một sự thẩm thấu giữa hiện tại và quá khứ, giữa
giấc mơ và sự thật, cái cụ thể và cái trừu tượng, độc thoại, đối thoại và
lời người kể chuyện "[56, tr.421]. Huỳnh Như Phương cũng nhận thấy
một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Bức tranh
chính là nghệ thuật kể chuyện, “nghệ thuật tạo căng thẳng dần, siết chặt
dần: từ cảm giác ân hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bùng lên, rồi một
niềm ăn năn cắn rứt mãi không thôi"[56, tr.349]. Một số ý kiến khác lại
mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một số bình diện liên quan đến người kể
chuyện, nhân vật kể chuyện như điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ
Phong Lê nhận ra Nguyễn Minh Châu "đã tạo ra một thế giới nghệ thuật
của anh" không phải bời "hệ thống đề tài" mà cái quyết định là bời một
“chất giọng riêng” : cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã ùa
vào truyện ngắn của anh" [56, tr.364]. Bùi Hiển nhận xét: "Trước kia anh
hồn hậu trữ tình, hào hứng ca ngợi, giờ đây anh trầm giọng, nghiêm
giọng nữa" [56, tr.354]. Còn Phan Cự Đệ cũng nhận thấy Nguyễn Minh
Châu trong những năm gần đây "không dừng lại ở trực giác mà đi sâu
vào tâm lý, tiềm thức ( …) Giờ đây giọng điệu riêng, cách nói riêng của
anh rõ ràng hơn"[56, tr.355].

Và cuối cùng là những ý kiên trức tiếp bàn vể vấn đề người kể
chuyện, nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Trần
- 14 -
Đình Sử cho rằng một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành
công của tập truyện Bến quê đó chính là "phong cách trần thuật có chiều
sâư'. Người kể chuyện đã "hướng vào việc phát hiện các hiện tượng đời
sống trong chiều sâu triết học và lịch sử thể hiện nhu cầu chiêm nghiệm,
tự đối thoại với chính mình và với ý thức của mình. Cuộc sống trong
truyện ngắn của anh không diễn ra theo sự quy định của những tác động
khách quan nhiều mặt" [56., tr384]. Hoàng Ngọc Hiến dù không gọi trực
tiếp khái niệm nhưng cũng đã chỉ ra truyện ngắn Bức tranh được kể theo
điểm nhìn bên trong của người kể chuyện ngôi thứ nhất: "Trưyện Bức
tranh được kể như "lời tự thú của nhân vật sau một quá trình "tự tìm hiểu
mình", "tự phán xét mình". Nhân vật hoạ sĩ của Nguyễn Minh Châu tự
lột mặt nạ, nhận ra "bộ mặt bên trong" tệ bạc, giả dối của mình, một "bộ
mặt xấu xí và lạ lùng"[56, tr.431] . Xuân Thiều khi đọc Mùa trái cóc Ở
Miền Nam cũng đã có ý kiến tương tự như thế: “Nếu như ở Phiên chợ
Giát, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu dựng truyện miêu tả nhân vật thì ở
thiên truyện này, cách kể chuyện có khác. Nhân vật tôi, tức là nhà văn
Nguyễn Mỉnh Châu là kẻ dẫn chuyện, nhà văn trực tiếp chứng kiến câu
chuyện xảy ra và vì thế, anh đã tận dụng được lợi thế để tự bạch. Niềm
vui, nôi buồn, lòng yêu thương và sự căm ghét đều được giãi bầy, toàn
bộ khát vọng đời anh được nói lên, kêu lên- một tiếng kêu xé lòng, khiến
người đọc gấp sách lại rồi vẫn phải tự vấn, tự đặt cho mình những câu
hỏi buộc phải trả lời” [56, tr.440]. Điểu đáng ghi nhận trong ý kiến của
Xuân Thiều là ông đã chỉ ra được ý nghĩa của việc lựa chọn hình thức
nhân vật kể chuyện xưng Tôi trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Tuy
nhiên, ở đây Xuân Thiều lại có chút nhầm lẫn trong việc đồng nhất giữa
nhân vật kể chuyện xưng Tôi với bản thân nhà văn. Tôn Phương Lan
trong chuyên luận Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu cũng

- 15 -
có đề cập đến vấn đề người trần thuật. Nhà nghiên cứu này cho rằng có
hai dạng người trần thuật chính là "trần thuật khách thể và trần thuật theo
ngôi thứ nhất" [39, tr.147].Theo chúng tôi cách dùng khái niệm trần
thuật khách thể như thế là chưa ổn. Bởi nói đến người trần thuật chính là
ta nói đến vấn đề chủ thể. Hơn nữa tiêu chí phân loại ở đây cũng chưa
thật sự thống nhất. Trong lối trần thuật khách quan mà Tôn Phương Lan
gọi là trần thuật khách thể cũng có thể bao gồm cả lối trần thuật theo
ngôi thứ nhất. Chẳng hạn trong tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp, người kể chuyện xưng Tôi, trần thuật từ ngôi thứ nhất nhưng vẫn
là lối trần thuật khách quan. Từ sự phân tích trên ta có thể thấy: Mặc dù
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã được giới nghiên cứu, phê bình bàn
bạc, trao đổi và làm sáng tỏ trên nhiều phương diện nhưng phương diện
người kể chuyện, nhân vật kể chuyện thì chưa được khảo sát một cách tỉ
mỉ, hệ thống, chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của
bất cứ một công trình nào. Phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ mới bàn đến
vấn đề này một cách khái quát qua một ý kiến ngắn, một bài báo, một
mục trong chuyên luận mà thôi. Tuy nhiên, những ý kiến này vẫn là
những gợi ý, những định hướng vô cùng quý báu giúp chúng tôi tiếp tục
đi sâu nghiên cứu môt cách tương đối toàn diện có hệ thống vể vấn đề
này.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Về mặt lí luận: Củng cố thêm sự hiểu biết những vấn đề lí luận về
hình thức nhân vật kể chuyện, hình thức người kể chuyện, làm cho nhận
thức của bản thân được sâu sắc và phong phú hơn trong việc nghiên cứu
tác phẩm văn chương.
- 16 -
2.2 Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lí thuyết về hình thức nhân vật kể
chuyện, tìm hiểu hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, thấy được cái mới của hình thức kể chuyện này.

2.3 Về mặt phương pháp luận: Rút ra những bài học có tính chất phương
pháp luận cho bản thân về một hướng tiếp cận văn chương từ đó mở
rộng khả năng cảm thụ và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm cho tác giả luận văn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến nghệ thuật kể
chuyện nói chung và hình thức “nhân vật kể chuyện” nói riêng, từ đó xác
lập một quan niệm đúng đắn về vấn đề này.
3.2 Khảo sát và phân tích kỹ một số truyện ngắn truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu để thấy được sự độc đáo của hình thức “nhân vật kể
chuyện”.
3.3 Khảo sát, phân tích và so sánh giữa hình thức “nhân vật kể chuyện”
và “người kể chuyện” để thấy được nét riêng nét mới của hình thức nhân
vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.4 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật
kể chuyện và đặc biệt là hình thức “nhân vật kể chuyện”.
4.2 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu.
4.4 Các tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cả trước và sau 1975,
gồm các tập: Những vùng trời khác nhau (1970); Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Chiếc thuyền ngoài xa
(1987); Cỏ lau (1989). Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 3 (1989). Các
- 17 -
truyện tiêu biểu mang hình thức nhân vật kể chuyện mà tác giả luận văn
lựa chọn, tập trung khảo sát trong luận văn này gồm :
1. Nguồn suối
2. Nhành mai
3. Mảnh trăng cuối rừng
4. Người mẹ xóm nhà thờ

5. Bức tranh
6. Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành
7. Đứa ăn cắp
8. Sắm vai
9. Dấu vết nghề nghiệp
10. Chiếc thuyền ngoài xa
11. Một lần đối chứng
12. Sống mãi với cây xanh
13. Cỏ lau
14. Mùa trái cóc ở miền Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp khái quát, tổng hợp theo nhóm các truyện có hình thức
kể giống nhau.
5.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa hình thức “nhân vật kể chuyện”
và “người kể chuyện”.
5.3 Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng, thể loại.
5.4 Phương pháp tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
6.1 Luận văn đã xác định nội hàm của khái niệm hình thức nhân vật kể
chuyện một cách tương đối nhất quán và hệ thống để có thế sử dụng khái
- 18 -
niệm này như một yếu tố cơ bản trong việc xem xét cấu trúc của tác
phẩm tự sự.
6.2 Vận dụng khái niệm hình thức nhân vật kể chuyện để xem xét một
trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu đồng thời khẳng định những khả năng tự sự mà nhà văn này đã
mở ra cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Có thể nói chỉ đến luận văn của
chúng tôi, vấn đề hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu mới được khảo sát mộ cách tỉ mỉ, hệ thống, mới
thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt, độc lập.



















- 19 -





NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN

1.1 Khái niệm

1.1.1 Hình thức nhân vật kể chuyện do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện
Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện là sản phẩm của sự sáng tạo
nghệ thuật, một phần sự hư cấu của nhà văn, nó khác với người kể
chuyện trong thực tế. Nếu người kể chuyện thực tế là những người cụ
thể, hữu hình, có gọng nói, hình hài, điệu bộ… thì người kể chuyện trong
tác phẩm nghệ thuật các yếu tố này được chuyển vào văn bản thông qua
hệ thống thủ pháp nghệ thuật. Diểm khác biệt nữa giữa người kể chuyện
thưc tế và người kể chuyện trong văn bản nghệ thuật là người kể chuyện
thực tế có thể điều chỉnh câu chuyện theo phản ứng của người nghe còn
người kể chuyện trong văn bản nghệ thuật thì không thể có quyền đó.
Thứ ba, người kể chuyện trong đời sống thực tế thường là kể câu chuyện
theo trình tự thời gian theo trật tự tuyến tính để cho người nghe dễ theo
dõi. Còn người kể chuyện trong văn bản nghệ thuật thì có thể sử dụng lôí
kể đảo tuyến đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai để làm tăng sức
hấp dẫn cho câu chuyện mình kể.
1. 1. 2 Nhân vật kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự
- 20 -
Nhân vật kể chuyện là một nhân vật nhưng là một kiểu nhân vật đặc
biệt, nó có những điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm.
Tính chất đặc biệt của nhân vật kể chuyện thể hiện ở những điểm sau:
Trước hết, nhân vật kể chuyện là người định giá tư tưởng thẩm mĩ
của tác phẩm, là một "hình tượng thái độ" (chữ dùng của Uspensky) .
Đọc xong một tác phẩm tự sự, ngoài những nhân vật được miêu tả,
chúng ta vẫn cảm nhận thấy có một nhân vật thứ ba nữa đang quan sát,
ghi chép, phân tích về chúng, đó chính là nhân vật kể chuyện, đó chính
là người kể chuyện. Có thể nói, trong bất cứ truyện kể nào cũng khắc in
cách nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và tư chất
tình cảm của nhân vật đặc biệt này. Như vậy, người kể chuyện, nhân vật
kể chuyện không chỉ là một nhân vật tham gia trong tác phẩm mà còn có
chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, tổ chức các nhân vật khác. Người

kể chuyện, nhân vật kể chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của
nhân vật mà họ nhắc tới phải lệ thuộc vào mình ngay cả khi người kể
chuyện, nhân vật kể chuyện cho nhân vật một sự độc lập đầy đủ về mặt
ngôn ngữ. Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện phải tìm được một cách
tiếp cận nhân vật, kể về nhân vật sao cho hấp dẫn nhất. Trong Tập
truyện Pêtecbua của Gôgôn, người kể chuyện khi khắc hoạ nhân vật
thường có ý thức đặt nhân vật trong môi trường xã hội đặc trưng của nó.
Chẳng hạn khi khắc hoạ nhân vật trung uý Piaragop, người kể chuyện đã
đặt nhân vật vào những buổi dạ hội, những bữa ăn chiều tại nhà các vị cố
vấn tam tứ phẩm, những buổi khiêu vũ nhỏ . . . để làm nổi bật căn bệnh
giai cấp của nhân vật này.
Thứ hai, vị trí của nhân vật người kể chuyện, nhân vật kể chuyện
trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào động cơ và thái độ
cuả tác giả. Trong một số trường hơp, nhân vật kể chuyện xuất hiện một
- 21 -
cách tường minh trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật, tham gia
vào sự kiện, biến cố của cốt truyện và đứng cùng bình diện vớí các nhân
vật khác. Trong trường hợp này, ta hoàn toàn có thể nhận ra nhân vật kể
chuyện thông qua những dẩu hiêụ như tên, nghề nghiệp, hình dáng, tính
cách. (bé Hồng trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Thuần trong
Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Quỳ trong Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu . . .
1.1.3 Nhân vật kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả
Nhân vật kể chuyện thống nhất với tác giả bởi nhân vật kể chuyện
là người mang tiếng nói, quan điểm của tác giả. Đặc biệt trong những tác
phẩm tự truyện, ta thâý sự thống nhât giữa nhân vật kể chuyện và tác giả
lại càng bộc lộ rõ. Tự truyện là một thể loại văn học đặc biệt trong loại
tự sự với đặc điểm là tác giả tự viết về mình, tác giả lấy chính cuộc đời
mình làm cơ sở cho sáng tạo nghệ thuật. Chính vì thế qua cái Tôi của
nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự truyện ta thấy được khá rõ cái Tôi

của tác giả ngoài đời. Chẳng hạn qua những lời kể chân tình, mộc mạc
của nhân vật Tôi trong bộ ba tự truyện (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những
trường dại học của tôi) ta phần nào đó thấy được cuộc đời cơ cực gian
khổ và những nổ lực không ngừng vươn lên tới đỉnh cao văn hoá của tác
giả Gorki. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là những kỉ niệm sâu
sắc vè thời thơ ấu của nhà văn. Những đắng cay, tủi nhục, những khao
khát, ước mơ mà nhân vật tôi trải qua cũng chính là những cảm giác, tâm
trạng mà Nguyên Hồng đã từng nếm trải trong quá khứ. Phong Lê khi
đọc xong tác phẩm này đã bày tỏ xúc động : "Tôi cứ ngẩn ngơ hoài trước
một tuổi thơ sao mà cay cực đến thế, mà sao nhà văn có thể thành thực
đến thế. Một sự thành thực đến tận cùng chi tiết khiến người ta đọc đến
mà sững sờ, mà nổi gai lên trong tâm trí, mà run rẩy đến từng xúc cảm ".
- 22 -
Như vậy, giữa nhân vật kể chuyện và tác giả có nét thống nhất nhưng ta
tuyệt đôí không được đồng nhất với nhau.
Thứ nhât, tư tưởng của tác giả rộng hơn tư tưởng của nhân vật kể
chuyện; tư tưởng của tác giả được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm qua
cả nhân vật kể chuyện và qua các nhân vật khác. Chẳng hạn để hiểu
được tư tưởng của Leptônxtôi trong Chiến tranh và hoà bình ta không
chỉ dựa vào tư tưởng của người kể chuyện hàm ẩn mà ta còn phải tổng
hơp tư tưởng của tất cả các nhân vật như: Anđrray, Pie, Natasa . . . Nếu
chúng ta dựa vào người kể chuyện để đánh giá, phán xét tác giả thì sẽ là
cực đoan, phiến diện. Một số làm lại được. Những hành động, tâm trạng,
cảm giác mà nhân vật kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể
là của nhà văn nhưng đó là những hành động, tâm trạng đã xảy ra với
nhà văn trong quá khứ chứ không phải là thời khắc hiện tại bây giờ. Thời
gian trôi qua dù ít dù nhiều cũng đã làm cho mọi chuyện không còn được
kể nguyên như cũ nữa. Khi hồi tưởng lại những câu chụyện xẩy ra trong
quá khứ của mình, không ai dám đảm bảo là mình đã nhớ chính xác đến
từng chi tiết nhỏ. Nếu có nhớ thì hoạ chăng cũng chỉ là những hành

động, sự kiện mà thôi còn nếu là cảm giác, tâm lí, trạng thái tình cảm của
tác giả trước những sự việc ấy thì quả là rất khó. Bởi cảm giác là những
cái rất mong manh, mơ hồ, nó thay đổi diễn biến rất tinh tế theo thời
gian. Khi đọc Chân dung một hoạ sĩ thời trẻ của Jam Joyce, W.y. Tindall
khẳng định: "Stephen không phải là Joyce mà là qúa khứ của Joyce. Khi
tác giả kể lại câu chuyện có thật đã từng xảy ra trong cuộc đời mình thì
bản thân tác giả trong quá khứ là người kể chuyện trở thành người quan
sát, phán xét, bình luận còn bản thân tác giả trong quá khứ lại trở thành
đối tượng của sự quan sát, phán xét đó . Và rõ ràng giữa người kể
chuyện với tác giả bây giờ có một khoảng cách rất rõ rệt.
- 23 -
Từ sự phân tích trên chúng tôi tạm thời đưa ra một khái niệm
chung về nhân vật kể chuyện như sau: Nhân vật kể chuyện là một công
cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện . Nhân vật kể chuyện là một
nhân vật nhưng là một dạng nhân vật đặc biệt, có chức năng tổ chức các
nhân vật khác, tổ chức kết cấu của tác phẩm. Giữa nhân vật kể chuyện
với tác giả có một môí liên hệ mật thiêt với nhau. Qua nhân vật kể
chuyện ta có thể thấy đươc tư tưởng, quan niệm của tác giả nhưng ta
tuyệt đôí không được đồng nhất giữa nhân vật kể chuyện với bản thân
tác giả.
1. 2 Chức năng của nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Việc tác giả lựa chọn kiểu kể chuyện nào để kể hoàn toàn không
phải là một sự ngâu nhiên mà nó mang tính quan niệm, nhằm mục đích
chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Ta hiểu vì sao tác
giả của những khúc ngâm rất đậm chất tự sự như Chinh phụ Ngâm,Cung
oán ngâm là đàn ông nhưng người kể chuyện trong những tác phẩm này
lại là nữ. Có lẽ chỉ có thể người kể chuyện là nữ thì mới có thể nói được
một các sâu sắc, chân thực nhất tâm trạng của mình khi hạnh phúc bị
chia li, không trọn vẹn. Thử hỏi nếu Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm
được kể theo điểm nhìn cuả một người kể chuyện đứng từ bên ngoài thì

tâm lý nhân vật có được mô tả chân thực, tinh tế như thế hay không?
Hay trong những năm gần đây ta thấy trong truyện ngắn của Trần Thuỳ
Mai - một nhà văn nữ lại hay xuất hiện hình tượng nhân vật kể chuyện
xưng tôi là nam. Phải chăng Trần Thuỳ Mai muốn đi vào miêu tả, khám
phá bản chất phụ nữ qua con mắt đàn ông? Hay phải chăng nhà văn nữ
này muốn khám phá thế giới bí ẩn của đàn ông, muốn thử nghiệm những
cảm xúc của đàn ông?
- 24 -
Như vậy, nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự là một nhân vật
mang tính chức năng. Vì nhân vật kể chuyện là nhân vật trung gian nối
liền giữa nhà văn- tác phẩm - bạn đọc nên nghiên cứu chức năng nhân
vật kể chuyện ta cũng phải xem xét trong ba mối quan hệ này.
1 2.1. Nhân vật kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm.
Mỗi tác phẩm văn học có thể có nhiều khả năng kết cấu; mỗi khả
năng kết cấu thích hơp với một quá trình khái quát nghệ thuật của người
nghệ sĩ. Nhân vật kể chuyện phái thay mặt nhà văn cố gắng tìm cho
mình một kết cấu tối ưu để làm cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn được
người đọc. Vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm của nhân vật kể chuyện
được thể hiện trên những bình diện sau:
Trước hêt là tổ chức hệ thống hình tượng. Nhân vật kể chuyện có
thể tổ chức các quan hệ của nhân vật theo hình thức đối lập, đối chiếu,
tương phản hoặc bổ sung. Chẳng hạn trong Hồng lâu mộng của Tào
Tuyết Cần, người kể chuyện đã lựa chọn quan hệ đối chiếu, tương phản
để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét hơn. Đó là Giả Bảo Ngọc và Lâm
Đại Ngọc: Cả hai đều sống theo tiếng gọi của con tim, đều có tư tưởng
tiến bộ nhưng về cá tính thì họ lại dường như trái ngược nhau. Giả Bảo
Ngọc xốc nổi, Lâm Đại Ngọc thâm trầm; Giả hồn nhiên, cởi mở, Lâm
quanh co, kín đáo; Giả tin người và rộng lượng còn Lâm đa nghi và có
phần hẹp hòi. Đó là Phượng Thư và Thám Xuân: Cả hai đều sắc sảo, đáo
để nhưng chính Phượng Thư đã nhận ra Thám Xuân thận trọng hơn và

có học thức hơn. Tình Văn và Tập Nhân cũng vậy: Cả hai đều là những
người hầu xinh đẹp, có tình cảm sâu sắc với cậư chủ nhưng tính cách của
Tình Văn đáng yêu hơn, tình cảm của Tình Văn trong sáng hơn Quan
hệ giữa Đôn Kihôtê và Panxa (Xecvantex); giữa Anh béo và Anh gầy
- 25 -
(Sêkhốp); giữa Thuý Kiều và Thuý Vân (Nguyễn Du) . . . đều được
người kể chuyện tổ chức theo lối này.
Thứ hai là tổ chức sự kiện, liên kết chúng lại để tạo thành hệ thống.
Truyện ngắn Anh hùng bĩ vận của Nguyễn Khải là một ví dụ tiêu biểư
cho sự nối kết tài hoa và khéo léo của người kể chuyện. Tác phẩm gồm
nhiều câu chuyện khác nhau, có vẻ như không liên quan đến nhau. Đó là
câu chuyện đáng buồn của một xã đã từng lừng lẫy tiếng tăm với đủ thứ
luận chứng cờ thưởng nay lâm vào khủng khoảng bị dồn vào ngõ cụt.
Câu chuyện thứ hai kể về nghề viết văn trong thời kinh tế thị trường. Bản
thảo đã bị trả lại, cuộc sống của người cầm bút trở nên lao đao, mất ổn
định. Câu chuyện thứ ba kể về cuộc đời ông Cậy - Chủ của một gia đình
đã từng làm ăn rất phát đạt, bây giờ sa sút, thua lỗ, con cái phải tha
hương khắp nơi. Chính người kể chuyện với sự tài tình, khéo léo của
mình đã kết nối các sự kiện riêng lẻ ấy thành một mạch truyện thống
nhất, liền mạch để làm nổi bật vấn đề "anh hùng bĩ vận".Với các cách kể
khác nhau, cách tổ chức hệ thống sự kiện khác nhau, người kể chuyện sẽ
hình thành nên các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt
truyện tâm lí, cốt truyện "chuyện lồng chuyện" . . . Có tác phẩm chỉ có
một người kể chuyện và cũng chỉ kể một câu chuyện (Đồng hào có ma -
Nguyễn Công Hoan). Có tác phẩm chỉ có một người kể chuyện nhưng kể
nhiều câu chuyện khác nhau (Đất kinh kì - Nguyễn Khải). Có tác phẩm
trong đó nhiều người kể chuyện cùng kể về một câu chuyện (Khách ở
quê ra- Nguyễn Minh Châu). Cũng có tác phẩm trong đó nhiều người kể
chuyện kể nhiều câu chuyện khác nhau (Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành – Nguyễn Minh Châu). Chức năng tổ chức tác phẩm của người

kể chuyện còn được thể hiện ở việc kết cấu văn bản nghệ thuật. Đó có
thể là việc sắp xếp bố cục của trần thuật, việc tạo nên độ lệch giữa phạm

×