Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.81 KB, 78 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



NGUYN TH TUYT


Tờn ti:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang MinH
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang



KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC



H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip
Lp : K42A - KTNN
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : TS. Bựi ỡnh Hũa



Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
cảm ơn thầy cô đã truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt
nghiệp:"Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khoa luận. Vì vậy, khoá luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ
quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo TS. Bùi
Đình Hòa - Trưởng khoa Kinh tế & PTNT là người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh, các cán bộ xã Quang
Minh và toàn thể bà con nhân dân 3 thôn: Hoàng Văn Thụ, Minh Tâm, Nái đã
cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu
thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Tuyệt





3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của thầy Bùi Đình Hòa. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này hoàn toàn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ một công trình
khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm
ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Tuyệt

4
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2009 -2012 19
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước trên thế giới qua 3 năm
2010 - 2012 20
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam qua 3 năm 22
Bảng 3.1. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình qua các tháng trong năm 2013 29
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất của xã Quang Minh năm 2013 30
Bảng 3.3 . Tình hình dân số, lao động của xã Quang Minh 34
Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng, năng suất cây trồng của xã Quang Minh
năm 2013 36
Bảng 3.5. Diện tích trồng cây ngô tại các thôn trên địa bàn xã Quang Minh
( 2011-2013) 40
Bảng 3.6 năng suất của cây ngô tại các thôn trên địa bàn xã Quang Minh 41
Bảng 3.7. Sản lượng ngô của các thôn trên địa bàn UBND xã Quang Minh 43

Bảng 3.8. Đặc điểm cơ bản của những hộ điều tra 45
Bảng 3.9. Chi phí cho việc sản xuất 1 ha ngô tại xã Quang Minh năm 2013 48
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1ha ngô của các hộ điều tra năm 2013 48
Bảng 3.11. Chi phí cho 1ha lạc tại xã Quang Minh năm 2013 51
Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho một ha lạc của các hộ điều tra
năm 2013 51
Bảng 3.13. So sánh giá qua 3 năm của cây ngô và cây lạc 53
Bảng 3.14. So sánh hiệu quả kinh tế của cây ngô và cây lạc 54
Bảng 3.15. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây ngô, cây lạc tại xã Quang Minh
năm 2013 55

Bảng 3.1 Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm trung bình 29

qua các tháng trong năm 2013 29

5
DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu 3.1. Biểu đồ so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa cây Ngô và cây Lạc 55
Biểu 3.2. Biểu đồ so sánh giá trị gia tăng, giá trị sản xuất, lợi nhuận trên công lao động
giữa ngô và lạc 57

6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đấy đủ
A Khấu hao tài sản cố định
BHYT Bảo hiểm y tế
BQ Bình quân
C Chi phí bỏ ra

ĐVT Đơn vị tính
DN Doanh nghiệp
GO Gía trị sản xuất
H Hiệu quả kinh tế tăng thêm
HĐND Hội đồng nhân dân
HQ Hiệu quả
HQKT Hiệu quả kinh tế
IC Chi phí trung gian
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
LĐ Lao động
MI Thu nhập hỗn hợp
NQ Nghị quyết
PTNN Phát triển nông thôn
Q Kết quả thu được
QĐ Quyết định
SXNN Sản xuất nông nghiệp
THCS Trung học cơ sở
TS Tiến sĩ
TTG Thủ tướng giao
UBND Ủy ban nhân dân
VA Giá trị gia tăng
∆C Chi phí tăng thêm
∆Q Kết quả tăng thêm
7
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. Ý nghĩa của khóa luận 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của cây ngô 10
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 18
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 18
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 25
2.4.3. Phương pháp so sánh 26
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26
2.5.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế 26
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ 27
2.5.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng cây ngô. 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
8
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 31

3.2. Thực trạng trồng ngô của xã Quang Minh 39
3.2.1. Tình hình phát triển cây ngô tại xã Quang Minh 39
3.2.2. Tình hình của nhóm hộ điều tra 44
3.3. Tình hình tiêu thụ ngô 46
3.4. Hiệu quả kinh tế khi trồng cây ngô ở xã Quang Minh 46
3.4.1. Hiệu quả kinh tế 46
3.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây ngô và cây lạc 50
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ TẠI XÃ QUANG MINH 59
4.1. Những thuận lợi khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ ngô của xã Quang Minh59
4.1.1. Thuận lợi 59
4.1.2. Khó khăn 59
4.2. Phương hướng phát triển cây ngô tại xã Quang Minh 60
4.2.1. Phương hướng 60
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô ở xã
Quang Minh. 60
4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật 60
4.3.2. Giải pháp về thị trường 61
4.3.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng 61
4.3.4. Giải pháp về vốn 61
4.3.4. Giải pháp về lao động 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
I. Tài liệu in 65
II. Tài liệu internet 65

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở khu vực
nông thôn và chiếm khoảng 70% lực lượng lao động làm việc trong các ngành
thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn [11]. Tỷ trọng của nông nghiệp trong
nền kinh tế bị sụt giảm những năm gần đây trong khi các lĩnh vực khác gia
tăng. Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu,
đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương
thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị.
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì nó sản xuất ra lương thực, thực phẩm
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người mà không ngành nào thay thế được.
Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp
ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế, việc tăng dân số ở khu vực thành thị
sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong
nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực
đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn
là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Cung cấp nguyên liệu
để phát triển công nghiệp nhẹ, cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa, là
thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng là cơ sở ổn
định kinh tế xã hội, làm phát triển thị trường nội địa [4].
Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ
cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn. Để nền nông nghiệp
Việt nam có những bước phát triển nhanh, đạt được thành tựu đáng ghi
nhận. Trong cơ chế mới người dân luôn đứng trước thực trạng thiếu hụt
thông tin thị trường, giá cả để định hướng cho sản xuất. Mặt khác trình độ
của người dân còn yếu kém, thiếu thông tin KHKT đối với người dân còn ít.
Do đó cần nâng cao kiến thức về kỹ thuật, thông tin thị trường, chuyển
giao,…, cho người dân là rất quan trọng .
2

Xã Quang Minh là xã miền núi của huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang,
người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nông nghiệp rất đa dạng bao gồm rất
nhiều ngành như trồng trọt chăn nuôi,… Phong phú về chủng loại. Trong đó
cây ngô cũng là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng. Cây trồng
này rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, kinh tế kỹ thuật của xã. Một số
số thôn như: Hoàng Văn Thụ, Minh Tâm, Nái,…, sẽ trở thành vùng trọng
điểm để phát triển sản xuất cây ngô. Để cây ngô mang lại nguồn thu chính
cho người nông dân của xã Quang Minh.
Xuất phát từ tình hình thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh - Bắc Quang
- Hà Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong việc sản
xuất cây ngô trên địa bàn xã Quang Minh – Bắc Quang - Hà Giang. Qua đó
đưa ra các giải pháp, định hướng nhằm phát triển sản xuất cây ngô, nâng cao
thu nhập và đời sống cho người dân tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Quang Minh.
- Phân tích thực trạng tình hình sản xuất cây ngô tại xã Quang Minh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cây ngô.
-Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây ngô trên địa bàn xã Quang Minh.
-Đề xuất một số giải pháp và phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh trong những năm tới.
3. Ý nghĩa của khóa luận
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại kiến thức đã học và làm quen
dần với thực tế.
- Giúp rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với

công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
3
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành
- Đưa ra phương hướng để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu
còn tồn tại để giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển nông
nghiệp ngày càng vững mạnh.
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây ngô tại xã Quang Minh
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
HQ là phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh
tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa
chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ và
quan điểm khác nhau:
HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp,
HQ tương đối và hiệu quả tuyệt đối,… Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư các
dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, đòi hỏi
phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [1].
Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao
khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là không
lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng
lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự
chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản lượng
tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức
sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
5
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ
ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết
quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra [1].

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu
cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế
là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định
và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông
hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì
việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế
trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối
với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê, mướn lao động
thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra
(Outputs) của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào
và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
6
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ
tiêu hiệu quả có tính chất tương đối.
Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi
phí cố định là chính xác mà chỉ có tính tương đối.Một số yếu tố đầu vào rất
khó lượng hóa như: Thông tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính
toán được một cách chính xác.
+ Đối với yếu tố đầu ra:
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một
cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo

vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà
còn thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn.
Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của mọi thành
viên trong xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội
là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian làm việc.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải
đạt hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu. Nó được hiểu theo nghĩa rộng là chi
phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực. Chi phí sử dụng nguồn lực
bao gồm cả chi phí cơ hội.
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản
xuất càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó,
để nghiên cứu đúng HQKT đúng cần phân loại HQKT.
7
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo
các khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã
hội của một quốc gia.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng nhành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp nông nghiệp,…
- HQKT theo lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.

- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh: Doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,…
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động
kinh tế mang lại.
HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả tổng hợp về
mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ
môi trường, lợi ích cộng đồng,…
HQ phát triển và bền vững: là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do tác
động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích
kinh tế - xã hội lâu dài.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và
hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai.
- HQ sử dụng lao động
- HQ sử dụng yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn,…
- HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân,…[2]
1.1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong các nguồn lực sản xuất xã hội là phạm trù khan hiếm: càng ngày
người ta sử dụng càng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản
xuất phục vụ cho nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực
8
giảm thì nhu cầu của con người càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều
này phản ánh quy luật khan hiếm buộc người sản xuất phải trả lời chính xác
ba câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị
trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với
chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả hợp lý.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở của ngày càng hội nhập

DN phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong
cạnh tranh DN cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự
khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng. để duy trì lợi thế về giá cả, DN phải tiết
kiệm các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất
kinh doanh có hiệu quả cao, DN mới có khả năng đạt được điều này.
HQKT là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao
trùm, lâu dài của doanh nghiệp. HQ kinh doanh cao, càng phản ánh việc sử
dụng tiết kiệm nguồn lực sản xuất. vì vậy, nâng cao HQKT là đòi hỏi khách
quan để DN thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí với chi phí bỏ ra để đạt
được chi phí đó, hay nó là mỗi quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào.
Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai
đại lượng. Có thể biểu hiện chỉ tiêu hiệu quả bằng 4 công thức sau:
Công thức 1: H= Q - C
Trong đó H: HQKT
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như tổng
chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động,…, chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả
càng cao. Tuy nhiên ở cách tính này quy mô sản xuất lớn hay nhỏ chưa được
tính đến, không so sánh được HQKT của các đơn vị sản xuất quy mô khác
nhau. Hơn nữa quy mô này chỉ cho biết quy mô của HQ chứ không chỉ rõ
9
mức độ hiệu quả kinh tế, do đó chưa giúp các nhà sản xuất có những tác động
cụ thể đến các yếu tố đầu vào để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT.
Công thức 2 H = Q/C hoặc ngược lại H = C/Q
Khi so sánh HQ thì việc sử dụng số tương đối là cần thiết bởi nó nói lên

mặt chất của hiện tượng. Cách tính này có ưu điểm là phản ánh được mức độ
sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả
là bao nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá HQKT của các đơn vị sản
xuất một cách rõ nét. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhược điểm là chưa
thể hiện được quy mô HQKT vì trên thực tế những quy mô khác nhau nhưng
lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường kết hợp giữa công
thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh giá được
HQKT một cách sâu sắc và toàn diện.
* Công thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó H: HQKT tăng thêm
∆Q: Kết quả tăng thêm
∆C: Chi phí tăng thêm
Chỉ tiêu này càng lớn thì HQ càng cao. Công thức này thể hiện rõ mức
độ HQ của đầu tư thêm và nó được dùng kết hợp với công thức 4 để phản ánh
toàn diện HQKT hơn.
* Công thức 4: H = ∆Q/∆C Hoặc ngược lại H =∆C/∆Q
Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tư thêm hay tăng thêm
chi phí, nó thường được sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất
xác định được điểm tối đa hóa lợi nhuận để đưa ra những quyết định sản xuất
tối ưu nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phân tích được tác động, ảnh hưởng
của các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,…
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thường kết hợp các công
thức lại với nhau để chúng bổ sung cho nhau. Như vậy việc đánh giá HQKT
sẽ chính xác và toàn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta lựa chọn
chỉ tiêu cho phù hợp với điều kiện của sản xuất.
10
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây ngô
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây ngô

Ngô (Zea mays L.) là cây nông nghiệp một lá mầm thuộc chi Zea, họ
hòa thảo (Poaceae hay còn gọi là Gramineae). Các giống ngô ở Việt Nam có
những đặc điểm như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu
bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Song cây ngô đều có
những đặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Các bộ phận của cây ngô bao
gồm: rễ, thân, lá, hoa (bông cờ, bắp ngô) và hạt.
Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một
loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa
ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc
của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ
riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm). Các
giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ
ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai. Trong khi một
vài giống, thứ ngô có thể cao tới 7 m (23 ft) tại một số nơi thì các giống ngô
thương phẩm đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5 m (8 ft). Ngô ngọt
(Zea mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường thấp hơn
so với các thứ, giống ngô khác.
Thân cây ngô trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp
nối (các mấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20-30 cm (8-12 inch). Ngô
có hình thái phát triển rất khác biệt; các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50-100
cm và rộng 5 - 10 cm (2 - 4 ft trên 2 - 4 inch); thân cây thẳng, thông thường
cao 2-3 m (7 - 10 ft), với nhiều mấu, với các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn.
Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp. Khi còn non chúng dài ra
khoảng 3 cm mỗi ngày. Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ.
Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc
trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng
không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào
cuối của bắp ngô. Râu ngô là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một
11

búi tóc, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay
hung vàng. Khi được gieo trồng để làm cỏ ủ chua cho gia súc thì người ta
gieo hạt dày dặc hơn và thu hoạch khi cây ngô bắt đầu xuất hiện các bắp non,
do vậy tỷ lệ bắp là thấp. Một vài giống ngô cũng được tạo ra với tỷ lệ bắp non
cao hơn với mục đích tạo nguồn cung cấp các loại "ngô bao tử" được sử dụng
trong ẩm thực của một số quốc gia tại châu Á.
Ngô là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và ra hoa trong một
lượng nhất định ngày nhiệt độ tăng trưởng > 10 °C (50 °F) trong môi trường
mà nó thích nghi. Biên độ ảnh hưởng mà thời gian ban đêm dài có đối với số
ngày cần phải có để ngô ra hoa được quy định theo di truyền và được điều
chỉnh bởi hệ thống sắc tố thực vật. Tính chu kỳ theo ánh sáng có thể bị sai
lệch ở các giống cây trồng cho khu vực nhiệt đới, nơi mà thời gian ban ngày
kéo dài ở các cao độ lớn làm cho cây sẽ phát triển rất cao và chúng không đủ
thời gian để ra hoa, tạo hạt trước khi bị chết vì sương giá. Tuy nhiên, đặc tính
này là hữu ích khi sử dụng ngô làm nguồn cung cấp nhiên liệu sinh học.
Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa
đực, được gọi là cờ ngô. Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một
hạt ngô trên bắp. Các bắp ngô non có thể dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi và
râu, nhưng khi bắp đã già (thường là vài tháng sau khi trổ hoa) thì lõi ngô trở
nên cứng và râu thì khô đi nên không ăn được. Vào cuối mỗi vụ mùa, các hạt
ngô cũng khô và cứng, rất khó ăn nếu không được làm mềm bằng cách luộc.
Các kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt tại các nước phát triển thông thường dựa
trên việc gieo hạt dày hơn, tạo ra trung bình khoảng 0,9 bắp.
Các hạt ngô là các dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là
kiểu quả thông thường ở họ Hòa thảo (Poaceae). Nó gần giống như một loại
quả phức về cấu trúc, ngoại trừ một điều là các quả riêng biệt (hạt ngô) không
bao giờ hợp nhất thành một khối duy nhất. Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt
đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi
trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 - 25 cm (4 - 10 inch),
chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng

và vàng. Khi được nghiền thành bột, ngô tạo ra nhiều bột và ít cám hơn so với
12
lúa mì. Tuy nhiên, nó không có gluten như ở lúa mì và như thế sẽ làm cho các
thức ăn dạng nướng có độ trương nở nhỏ hơn.
Giống ngô tích lũy nhiều đường hơn tinh bột trong bắp (ngô ngọt) được
tiêu dùng chủ yếu dưới dạng rau.
Thân cây ngô non tích lũy một chất kháng sinh mạnh là DIMBOA (2,4-
dihydroxy-7-methoxy-1,4-benzoxazin-3-on). DIMBOA là thành viên của nhóm
các axít hydroxamic (còn gọi là các benzoxazinoit) có khả năng phòng chống
tự nhiên đối với một loạt các loài gây hại như côn trùng, nấm và vi khuẩn gây
bệnh. DIMBOA cũng được tìm thấy trong một số loài “cỏ” có họ hàng gần, cụ
thể là lúa mì. Giống ngô đột biến (bx) thiếu DIMBOA rất dễ bị các loài rệp và
nấm gây bệnh. DIMBOA cũng là chất có tác dụng đề kháng tương đối của ngô
non đối với sâu ngô bore châu Âu (họ Crambidae). Khi ngô trở nên già hơn
thì hàm lượng DIMBOA cũng như khả năng đề kháng trước sâu bore cũng
giảm đi [5].
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây ngô
a. Điều kiện tự nhiên
- Đất đai là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của
cây trồng. Vì giúp cây đứng vững và có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh
được đều nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ đất do vậy năng suất cây trồng cao
hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng có trong đất. Do ở địa
hình cao, dốc nên đất thường bị sói mòn mạnh. Đất có phản ứng chua vừa đến
chua ít, hàm lượng mùn cao, lân và kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung
bình. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho việc sử dụng theo phương thức
nông lâm kết hợp, có thể phát triển cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Đối
với cây ngô nên hạn chế mở rộng diện tích trên nhóm đất này. Ở những diện
tích đã và đang sẽ trồng ngô cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật: Chống sói
mòn, bón phân cân đối đặc biệt chú ý đến nguyên tố P, K,…
- Khí hậu cây ngô là cây có khả năng chống chịu thích hợp với nhiều

kiểu khí hậu, đặc biệt thích hợp với khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc,
vùng Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ. Cây này Chính vì vậy, phải dựa vào điều
kiện khí hậu từng vùng mà có thời vụ gieo trồng thích hợp. Bình quân một cây
13
ngô trong vòng đời cần phải có 70 - 100 lít nước để sinh trưởng và phát triển.
Nhu cầu nước của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng: lúc gieo hạt
hạt cần độ ẩm 70 - 80%, giai đoạn ngô nảy mầm tới lúc ngô có 7 - 9 lá cần độ
ẩm tới 65 - 70 % giai đoạn này cần 10 % tổng lượng nước cả vụ. Lúc ngô trổ
cờ, phun râu yêu cầu độ ẩm thích hợp 75 - 80% . Giai đoạn từ chín sữa đến thu
hoạch yêu cầu độ ẩm 60 - 70% chiếm 17 - 18% tổng lượng nước cả vụ [10].
b. Kỹ thuật trồng ngô
- Chọn giống ngô nên chọn giống ngô tốt có sức chống chịu cao, thời
gian sinh trưởng phù hợp. Trên cơ sở giống ngô đã khuyến cáo để lựa chọn
giống ngô phù hợp với từng vụ, từng vùng địa phương. Né tránh những bất lợi
tận dụng tối đa những thuận lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh sáng,…
- Tùy điều kiện cụ thể của từng vùng mà chọn thời vụ cho thích hợp.
Thời vụ là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng phát
triển bình thường của cây ngô và cho năng suất cao. Để lựa chọn đúng thời
vụ gieo trồng phải nắm vững điều kiện sinh thái của địa phương, các điều
kiện cơ sở hạ tầng ( khả năng phục vụ tưới, tiêu nước,…) và đặc điểm của
giống đưa vào gieo trồng. Việt Nam tuy là đất nước không lớn song có địa
hình kéo dài và phức tạp, điều kiện sinh thái giữa các vùng tương đối khác
biệt, vì vậy thời vụ trồng ngô cũng rất đa dạng.
+ Đối với ngô đông xuân gieo từ 15/11 - 15/12.
+ Đối với ngô xuân gieo từ 15/1 - 15/2.
+ Đối với ngô hè thu gieo từ tháng 6 - tháng 7.
- Xử lý hạt trước khi gieo: để phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu vụ
đồng thời tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy quá trình mọc mầm ta cần.
Ngâm hạt vào nước vôi khoảng 4-8h để diệt nấm bệnh hoặc ngâm vào nước
có nhiệt độ 40 - 50ºC .

- Độ sâu khi gieo hạt: Để cây nảy mầm và mọc nhanh hơn ở thời kì
gieo sớm, cần gieo nông để tận dụng nhiệt độ đất có lợi trên bề mặt . Độ sâu
lấp đất khi gieo hạt trung bình 5 - 6 cm. Tuy nhiên, ở những vùng khô hạn
nên gieo ở độ sâu sâu hơn.
14
- Đất trồng ngô: đất trồng ngô thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, màu mỡ
cao, dễ thoát nước, đủ ẩm, nhưng không bị úng, do đó khi trồng phải làm đất
tơi xốp, sâu, thoáng, giữ ẩm tốt, bừa sạch cỏ dại.
- Mật độ khoảng cách mỗi vùng, mỗi giống cần áp dụng khoảng cách
hợp lý, để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng, cũng như
cường độ ánh sáng nhằm đạt năng suất cao nhất. Đối với đất tốt hoặc cường
độ ánh sáng yếu thì cần giống ngô có mật độ thưa. Tùy thuộc vào thời gian
sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô.
+ Đối với cây ngắn ngày mật độ 6 - 8 vạn cây/ ha, khoảng cách 60cm x
25cm x 1 cây.
+ Đối với cây trung bình mật độ 5 - 7 vạn cây /ha, khoảng cách 80cm x
40-50 cm x 2 cây
- Bón phân cho ngô muốn cho ngô đạt năng suất cao phải bón đủ lượng
phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân,
nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất.
Lượng phân bón: Phân chuồng: 10 - 15 tấn/ha. Đạm Ure: 300 - 40 kg/ha. Supe
lân: 300 - 450 kg/ha. Kali: 120 - 150 kg/ha. Đối với đất bãi ven sông được bồi
hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng.
+ Cách bón:
Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày
Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào
rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
Bón thúc: bón làm 2 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali
Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali

Đối với điều kiện nhiều phân và giống ngô dài ngày
Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali
(bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
Bón thúc: bón làm 3 đợt:
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm
Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
15
Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali
- Chăm sóc
+Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi.
+Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3-4 lá.
+Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá.
+ Xới sáo để đất tơi xốp và giữ ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con
+ Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.
+ Vun cao gốc kết hợp làm cỏ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.
+ Tưới nước: Đưa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:
Lần 1: khi cây 7 - 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc.
Lần 2: trước trổ cờ 10 - 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.
Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.
Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết, ẩm độ đất, đặc điểm giống.
+ Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bấm bỏ 10 - 15% cờ
trên cây sấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp
hoặc thụ phấn bổ khuyết [6].
- Thu hoạch ngô có ý nghĩa quan trọng đến năng suất, chất lượng ngô.
Thu hoạch sớm trước khi ngô chín sinh lí do ngô chưa đủ thời gian tích luỹ
vật chất vào hạt nên khối lượng hạt thấp. Thu hoạch quá muộn, hạt có thể bị
mọt hoặc mốc làm giảm chất lượng hạt.
Độ chín của hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất và chất lượng ngô. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già,
toàn bộ ruộng ngô đã có 80 - 85% số bắp có lá bi chín vàng (râu ngô khô, đen,

bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm, nếu là ngô lai chân hạt đã có
điểm đen). Không nên để ngô chín treo đèn ở ngoài nương rồi mới thu hoạch,
vì khi ngô chín treo đèn, nếu gặp mưa hoặc ẩm độ không khí cao, ngô dễ bị
thối, mốc, nảy mầm tại ruộng, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ngô bảo
quản. Chọn ngày khô ráo, nắng để thu hoạch ngô nhằm hạn chế ngô bị ướt do
mưa. Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày (nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc,
vụ thu hoạch ngô thường trùng vào các dịp này), việc nên làm là cần vặt râu,
bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thâm vào trong làm thối hỏng
16
hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi. Thu xong vận chuyển về nhà ngay,
và tránh đổ đống (vì sẽ làm đống bắp nhanh chóng bốc nóng, toả nhiệt gây
thối mốc) [7].
c. Nhân tố kinh tế xã hội
+ Thị trường giá cả
- Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại
của cơ sở sản xuất ngô, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường:
Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả
lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và
sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính
định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị
trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với
hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Ngô là cây lương thực cũng là 1 sản phẩm
nông nghiệp mang tính thời vụ cao, nếu bán tại đúng thời điểm thì sẽ được giá
cao. Ngô mà không bảo quản kỹ rất rễ bị hỏng dẫn khó tiêu thụ. Thị trường
tiêu thụ không ổn định, ảnh hưởng tới giá, và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
người dân. Chính vì vậy người dân cần quan tâm tới thông tin này để có thể
nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình.
- Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là
tối đa. Còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ

được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường.
+ Vốn đầu tư việc nào cũng thế, vốn đầu tư cũng rất quan trọng. Có vốn
thì cây trồng mới đạt năng suất và thu lợi nhuận cho người dân. Tùy thuộc
vào từng loại cây trồng lượng vốn mà nó cần để đầu tư cho cây sinh trưởng và
phát triển ở 1 mức độ nhất định.
+ Nguồn lao động trong quá trình sản xuất thì lao động cũng đóng một
vai trò rất quan trọng, không có lao động thì không có hoạt động sản xuất.
+ Các cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương trong việc trồng
và tiêu thụ ngô, cũng là yếu tố thúc đẩy hoặc chèn ép quá trình phát triển sản
17
xuất. Cây ngô là cây được trồng lâu đời trên địa bàn xã Quang Minh người
dân đã có kinh nghiệm quen với việc trồng cây này vì vậy tỉnh cần có chính
sách ưu đãi hỗ trợ để mở rộng diện tích .
1.1.2.3. Vai trò của cây ngô
- Có giá trị sử dụng rộng trong ngành sản xuất.
+ Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn chăn nuôi, ngoài
ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như trích tinh bột ngô
làm hồ vải, hoặc dùng làm nguyên liệu chế biến đường gluco, doxtro, deptrin,
công nghiệp chế biến thực phẩm.
+Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá.
+ Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy sợi, thân ngô
non dùng làm thức ăn cho trâu bò rất tốt.
+ Cùi ngô được dùng làm chất đốt hoặc chất dẻo nylon.
+ Râu ngô dùng làm dược liệu.
Hiện nay ở nước ta cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản
xuất thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,
cần mở rộng trong thời gian tới. Do có nhiều công dụng và vị trí quan trọng
trong sản xuất nên cây ngô được trồng nhiều.
- Là một cây xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho người nông dân

Mục đích cơ bản của chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phát
triển kinh tế đất nước nâng cao đời sống cho người nông dân. Với những
nghiên cứu sâu và rộng của cơ quan nghiên cứu. Cây ngô đã nằm trong cây
lương thực cần phát triển trong tương lai. Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
cao cùng với khả năng cho năng suất cao, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập
cho người dân, từ đó đáp ứng mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
- Sử dụng đất đai có hiệu quả phá thế độc canh của lúa nước
Với một nền nông nghiệp lúa trước kia, cây ngô thường được coi là cây
lương thực bổ sung. Nhưng hiện nay với yêu cầu chuyển đổi đa dạng hóa cây
trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp. Đi đôi với việc tăng năng suất chất
lượng của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất không thích hợp đối với
trồng lúa sang cây trồng có hiệu quả hơn là ngô.

×