Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học ở trường Đại học Lao động – Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.16 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
_____________

______________
BÙI THỊ NHUNG
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUANG TRÌNH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và
các thầy, cô giáo của Học viện Quản lý giáo dục, các thầy cô trực tiếp tham
gia giảng dạy và quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Quang
Trình đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lao động - Xã hội, cán bộ
quản lý và giảng viên, sinh viên nơi tôi đang công tác, đã tham gia đóng góp ý
kiến, cung cấp thông tin cho tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn
bè và những người thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi được học tập,
nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn cũng như hoàn thành khóa học này.
Do năng lực nghiên cứu còn có phần hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu


được trọn vẹn hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng các
kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ
trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Nhung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục
CĐ Cao đẳng
CNTT Công nghệ thông tin
CLGD Chất lượng giáo dục
CLDH Chất lượng dạy học
CSGD Cơ sở giáo dục
CSVC Cơ sở vật chất
DH Dạy học
ĐH Đại học
ĐPT Đa phương tiện
GA Giáo án
GAĐT Giáo án điện tử
GD Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giảng viên
HS Học sinh
KT-XH Kinh tế - Xã hội
LĐXH Lao động - Xã hội
PPDH Phương pháp dạy học
PMDH Phần mềm dạy học
QLGD Quản lý giáo dục
SV Sinh viên
TBDH Thiết bị dạy học
THPT Trung học phổ thông
UDCNTT Ứng dụng Công nghệ thông tin
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỤC LỤC 6
DANH MỤC BẢNG 9
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
7.1.NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 4
7.2. NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 5
7.3. NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TOÁN HỌC 5
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 6
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1.1. TRÊN THẾ GIỚI 6
1.1.2. Ở VIỆT NAM 8
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 11
1.2.1. QUẢN LÝ 11
1.2.2. QUẢN LÝ GIÁO DỤC 12
1.2.3. QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG, QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 13
1.2.4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 15
1.2.5. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 15
1.2.6. ỨNG DỤNG CNTT 17
1.2.7. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT 19
1.3. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 20
1.3.1. VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA CNTT TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 20
1.3.2. NỘI DUNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 22
1.4. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 28
1.4.1. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC, SOẠN GIÁO ÁN 28
1.4.2. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG THỰC HIỆN BÀI GIẢNG 30
1.4.3. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG KHAI THÁC DỮ LIỆU, THÔNG TIN 33
1.4.4. QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC 36
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 37
1.5.1. CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 37
1.5.2. CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 42
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 43
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 43
2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 47
2.2.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC 49

2.2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG THỰC HIỆN BÀI GIẢNG 50
2.2.3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG KHAI THÁC DỮ LIỆU, THÔNG TIN 52
2.2.4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC 53
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 55
2.3.1. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA CBQL VÀ GV VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CNTT TRONG DH 57
2.3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 57
2.3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 60
2.3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 61
2.3.5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 63
2.3.6. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 64
2.3.7. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ VÀ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY
HỌC 65
2.4. THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG
DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 66
2.4.1. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN 67
2.4.2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ KHÁCH QUAN 68
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ
HỘI 70
2.5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 70
2.5.2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LĐXH 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 75
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 75
3.1.1. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KẾ THỪA 75
3.1.2. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH THỰC TIỄN 75
3.1.3. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH ĐỒNG BỘ 76

3.1.4. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI 76
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
77
3.2.1. NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN, SV VỀ VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 77
3.2.2. THÀNH LẬP BỘ PHẬN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 81
3.2.3.TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CHO GIẢNG VIÊN 84
3.2.4 TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 89
3.2.5. TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN LỰC HỖ TRỢ CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 93
3.2.6. QUẢN LÝ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 97
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 99
3.4. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
1. KẾT LUẬN 103
2. KIẾN NGHỊ 104
2.1. ĐỐI VỚI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 104
2.2. ĐỐI VỚI BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG 104
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. NHẬN THỨC CỦA ĐỘI NGŨ GV VỀ ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DH 47
BẢNG 2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DH CỦA
GV 48
BẢNG 2.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÀNH THẠO CỦA GV TRONG
SOẠN THẢO CÁC LOẠI GIÁO ÁN DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG ĐH
LĐXH 50
BẢNG 2.4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CNTT
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG CỦA ĐỘI NGŨ GV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 51

BẢNG 2.5: TỔNG HỢP Ý KIẾN VỀ CÁC HÌNH THỨC ỨNG DỤNG
CNTT ĐỂ KHAI THÁC DỮ LIỆU, THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LĐXH 52
BẢNG 2.6: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN
CÁC NỘI ỨNG DỤNG CNTT TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ DẠY HỌC 53
BẢNG 2.7: THÁI ĐỘ CỦA SV THAM GIA HỌC TẬP ĐỐI VỚI 54
BẢNG 2.8: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘI NGŨ CBQL, GV
VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DH 57
BẢNG 2.9. TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
58
BẢNG 2.10: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC TỔ CHỨC 60
BẢNG 2.11: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC 62
BẢNG 2.12: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC 63
BẢNG 2.13: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC BỒI DƯỠNG 64
BẢNG 2.14: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN
LÝ CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ VÀ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC 66
BẢNG 3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐỀ XUẤT 100
BẢNG 3.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng
khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách

mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong
lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở
ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin (Information Technology – IT) là một thành tựu lớn
của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo
và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục – đào tạo, IT có thể
được ứng dụng trong dạy học tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và
nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng dạy học nâng lên. Vì thế, nó là chủ đề
lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành
chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có
sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng
của CNTT ”.
Như vậy, IT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là
trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một
cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có
thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi (any where), Học mọi lúc
(any time), Học mọi thứ (any thing), Học suốt đời (life long), Dạy cho mọi
người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học thật sự trở thành xu thế phát triển tất yếu của nền giáo
dục hiện đại
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng IT trong giáo dục & đào tạo được Đảng và
Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các
1
phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các văn kiện, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ
điều này, như: Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công
nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương
2 khóa VIII, Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009, Nghị quyết 81 của
Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát

triển giáo dục 2001 – 2010, Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà
nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Nghị định số 102/2009/NĐ-CP
ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT
ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng
phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Chỉ thị số 29 của Bộ
Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT
là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào
tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2020” của Bộ Giáo
dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục
dựa trên CNTT, vì CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn
trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học.
Bên cạnh phương pháp giảng dạy truyền thống thì việc ứng dụng CNTT
trong dạy học đang ngày càng phổ biến tại các trường đại học (ĐH), đặc biệt
2
trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học là
xu hướng tất yếu, không chỉ thúc đẩy tính tích cực đối với sinh viên (SV) mà
còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tạo hiệu quả trong quản lý giáo
dục. Khác với bậc THPT, việc ứng dụng CNTT ở các trường ĐH chủ yếu
hướng đến tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học, nên các ứng
dụng không chỉ đơn thuần là những bài trình chiếu bằng PowerPoint, trên các

trang web E-learning mà còn trên nhiều ứng dụng khác. Nhìn chung, cho đến
nay “bức tranh” về ứng dụng CNTT trong các trường ĐH tuy đã có những sắc
màu riêng, nhưng còn rời rạc. GV chỉ mới ứng dụng ở dạng tự phát, các
trường cũng chỉ vận động, khuyến khích chứ chưa có chỉ đạo thống nhất và
đồng bộ.
Đối với trường Đại học Lao động – Xã hội, CNTT đã được ứng dụng
trong giảng dạy và quản lý từ nhiều năm nay và đem lại những hiệu quả tích
cực. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bất cấp, nhiều khó khăn cần có những biện pháp
quản lý, chỉ đạo quyết liệt từ phía lãnh đạo nhà trường cũng như các cơ quan
quản lý giáo dục. Xuất phát từ thực tế của nhà trường, tôi đã lựa chọn đề tài
"Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học ở trường Đại
học Lao động – Xã hội" để nghiên cứu, làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc
sỹ Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đề xuất một số biện
pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Đại học Lao động Xã
hội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu tổng quan lý luận, lịch sử vấn đề nghiên cứu có liên
quan, từ đó phân tích và xây dựng cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học ở trường Đại học.
3
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học tại trường Đại học Lao động Xã hội.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại
trường Đại học Lao động Xã hội trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở trường Đại học LĐXH.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong

dạy học ở trường Đại học LĐXH.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và để đề xuất các
biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường Đại
học LĐXH.
6. Giả thuyết khoa học
Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Đại học Lao động – Xã hội bên
cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập
trong tổ chức, quản lý, thực hiện. Nếu Hiệu trưởng nhà trường có những biện
pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp thì sẽ nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các văn bản, tài liệu
thể hiện quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
công trình nghiên cứu khoa học về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
Đại học ở trong và ngoài nước để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
4
- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng kết của trường Đại học
LĐXH.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi với đối tượng là Cán bộ quản lý,
giảng viên, SV trường Đại học LĐXH.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn Hiệu trưởng, giảng viên, sinh viên trường Đại
học LĐXH để làm rõ hơn và lý giải nguyên nhân những hạn chế trong công
tác ứng dụng CNTT trong dạy học tại nhà trường.
- Thực hiện quan sát, phân tích, xin ý kiến chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời xác định mức

độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo; phụ
lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường Đại học
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường
Đại học Lao động – Xã hội
Chương 3: Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường Đại học LĐXH.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên Thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chiến lược quản lý ứng dụng
CNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh Quản lý ứng dụng
CNTT trong giáo dục và đào tạo đã được các nước trên thế giới nghiên cứu từ
thế kỷ trước. Họ cho rằng CNTT được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để
cung cấp các chương trình học tập đáp ứng nhu cầu giáo dục, đào tạo. Vì thế,
CNTT đã được nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ trong giáo dục và đào tạo ở
những nước phát triển khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và những nước thuộc châu
Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Ấn Độ
Ngày nay, vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo đã
được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Tại hội nghị Bộ trưởng các
nước Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) ) năm 1997 tại Vancouver, Canada,
đã đề cập đến "Giáo dục không biên giới" mà vai trò của CNTT là khâu then
chốt. Ứng dụng CNTT trong quá trình DH sẽ hỗ trợ đắc lực cho người học,
đặc biệt tạo cơ hội học tiếp cho người lớn tuổi. Từ đó chúng ta có thể tiến

hành xây dựng xã hội học tập.
Năm 2009, tại Hội nghị Á – Âu về học tập suốt đời tổ chức tại Nha
Trang, Việt Nam đã thống nhất phối hợp nghiên cứu về việc quản lý ứng
dụng CNTT trong giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học
tập suốt đời cho mọi người. Năm 2010 tại diễn đàn về học tập suốt đời tổ
chức tại Hà Nội, các đại biểu đến từ Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc cũng đã có nhiều báo cáo về ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng
CNTT trong đào tạo, bồi dưỡng GV.
6
Các chương trình hành động về giáo dục của Đức và Ấn Độ, chính phủ
các nước này đã tin tưởng vững chắc vào việc quản lý ứng dụng CNTT trong
DH như là một phần để tạo dựng xã hội học tập.
Jeannette Vos – Gorden Dryden (2004) có nói đến vai trò mới của những
phương tiện liên lạc điện tử: “Chính sự kết hợp Internet, máy tính và cách
mạng trang Web, thế giới đang được định hình lại toàn bộ thế hệ, thậm chí
còn mạnh mẽ hơn so với trước đây khi báo chí, in ấn, radio và TV đã tạo ra”.
Tác giả còn đề cập đến vai trò của máy vi tính đối với GV và HS: “Máy vi
tính với công nghệ tiên tiến cao có khả năng phục vụ những người thầy phụ
đạo và như những thư viện, cung cấp thông tin và ý kiến phản hồi nhanh
chóng cho từng học sinh” [31].
Ở các nước phát triển họ đều đưa những nội dung kiến thức tin học cơ
bản, kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở hầu hết các cơ sở giáo dục
theo nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Nhằm trang bị cho người học những
kiến thức và kỹ năng CNTT cần thiết để ứng dụng trong cuộc sống và hỗ trợ
việc học tập các môn học khác. Đồng thời trang bị cho người học những kiến
thức cơ bản về máy tính, mạng internet và cách sử dụng chúng cho hiệu quả.
Đối với các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, việc quản lý
ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo được thực hiện chưa đồng bộ. Các
nước như Úc, Hàn Quốc và Singapore, Bộ Giáo dục của họ đã hình thành một
quốc gia CNTT trong chính sách giáo dục với sự đầu tư rất quy mô về tài chính.

Với mục tiêu tích hợp CNTT vào quá trình DH nhằm xây dựng trường học
thông minh. Đối với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia,
Philippines, Ấn Độ chính sách phát triển CNTT trong giáo dục được liên kết
với chính sách và kế hoạch tổng thể về CNTT của quốc gia. Nhưng ngay ở
những nước này người ta cũng chưa nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý ứng dụng
CNTT trong DH, đặc biệt là DH ở các cơ sở giáo dục Đại học.
7
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có Chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và
Đề án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm
theo Quyết định 47 của Ban Bí thư TƯ Đảng. Mặt khác, tại các cơ quan quản
lý nhà nước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-
2005) ban hành kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001
của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục [3].
Theo “Báo cáo đánh giá chương trình dạy học của Intel” của Nguyễn
Thanh Bình và Vũ Thị Sơn (2007), từ năm 2004 đến năm 2007 chương trình
DH cho GV ở các trường phổ thông của Intel tại Việt Nam đã hỗ trợ cho
chúng ta rất hiệu quả trong việc đổi mới PPDH [14]. Góp phần vào công cuộc
đổi mới PPDH, GV ở các trường phổ thông đã biết cập nhật, tổ chức DH bằng
các phương tiện DH mới, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước
trong khu vực. Tuy nhiên, để hoàn thiện được quá trình này, thì yêu cầu lớn
nhất đặt ra cho GV đó là phải có trình độ tin học cơ bản và phải biết ứng
dụng, tích hợp vào các khâu của quá trình DH.
Với dự án SREM, hỗ trợ đổi mới công tác quản lý cho hiệu trưởng ở các
trường phổ thông cũng nhấn mạnh đến vai trò của CNTT trong việc xây dựng
hệ thống thông tin quản lý. Mục tiêu của dự án này có nội dung ứng dụng
CNTT nhằm nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng ở các trường THPT.
Dự án CNTT trong giáo dục và quản lý nhà trường – ICTEM được triển
khai thực hiện ở các trường phổ thông tại Việt Nam, bước đầu đã mang lại
những thành công nhất định. Thông qua dự án này, đã nâng cao nhận thức cho

đội ngũ CBQL, GV ở các trường phổ thông về lợi ích mà CNTT mang lại
trong quản lý và DH. Nếu ứng dụng CNTT hiệu quả sẽ giúp chúng ta cung
cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu trong việc
điều hành và ra quyết định của người quản lý.
8
Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài khoa học nghiên cứu
về CNTT đã đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và
khả năng áp dụng vào môi trường GD&ĐT ở Việt Nam. Phần lớn những cuộc
hội nghị, hội thảo đều tập trung bàn về vai trò của CNTT đối với giáo dục và
các giải pháp nhằm quản lý ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH.
Với quan niệm CNTT nên được đưa vào sử dụng ở các cơ sở đào tạo với
tư cách là công cụ hỗ trợ công tác quản lý: Như quản lý quá trình DH, quản lý
nhân sự, quản lý kết quả học tập cũng như hỗ trợ việc xếp thời khoá biểu…
Từ đó khẳng định việc ứng dụng CNTT trong DH là rất cần thiết.
Các tác giả Ngô Quang Sơn, Phó Đức Hoà đã đưa ra cách tiếp cận mới
về sư phạm tương tác cũng như các PPDH tích cực được thực hiện có hiệu
quả trong môi trường giàu tính công nghệ, môi trường dạy học Đa phương
tiện (ĐPT). Chúng ta nhận thấy, có sự hỗ trợ của CNTT đã giúp GV giảng bài
hấp dẫn hơn và HS tiếp thu kiến thức đỡ trừu tượng hơn [25].
Trong một nghiên cứu gần đây, các tác giả Ngô Quang Sơn, Phó Đức
Hoà đã đưa ra cho chúng ta một cách nhìn tổng quan về mô hình hoạt động
tương tác sư phạm và việc ứng dụng phương pháp và công nghệ DH trong
môi trường này ở các loại hình nhà trường khác nhau. Đồng thời tác giả cũng
đưa ra quan niệm về công nghệ DH và những biện pháp quản lý nâng cao
hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông [25]. Tác giả còn nhấn mạnh đến
việc phải hướng tới ứng dụng CNTT hiệu quả, tránh lạm dụng CNTT từ đó sẽ
góp phần nâng cao CLDH.
Nghiên cứu về công nghệ DH với việc thiết kế GA có ứng dụng CNTT
và GAĐT tác giả Ngô Quang Sơn đã nhận định: “So với phương tiện DH cũ
chỉ có bảng đen, phấn trắng và sách giáo khoa thì việc thiết kế nội dung bài

giảng trên máy vi tính với sự hỗ trợ của hệ thống dạy học ĐPT là một bước
đột phá lớn. Bài giảng điện tử đã hỗ trợ cho GV, đem đến cho HS phổ thông
9
nhiều thông tin hơn, hấp dẫn hơn qua các kênh thông tin đa dạng và phong
phú: nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động. Các Video Clip sống
động” [25]. Tác giả đánh giá cao về tác dụng tích cực của CNTT đối với việc
đổi mới và nâng cao CLDH. Nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp
quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT, CĐ, ĐH có các tác
giả như:
Bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo
dục đại học ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Trung Tá đăng trên Tạp chí Giáo dục
năm 2004;
Đề tài "Ứng dụng CNTT trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học và công nghệ ở các trường ĐH" của tác giả Vương Thanh Hương, Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ, mã số B2002-52-26, bảo vệ năm 2004.
Luận văn Thạc sỹ QLGD "Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Hùng, bảo vệ năm 2011;
Luận án tiến sỹ QLGD "Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học ở trường trung học phổ thông" của tác giả Trần Minh Hùng được bảo
vệ năm 2012;
Luận văn Thạc sỹ QLGD "Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở các trường THPT huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định" của tác giả Vũ
Văn Hưng, được bảo vệ năm 2013;
Luận án Tiến sỹ QLGD "Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy
học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội" của tác giả
Triệu Thị Thu, được bảo vệ năm 2013;
Các tác giả có chung một nhận định đó là các cơ sở giáo dục bước đầu
đã triển khai công tác quản lý ứng dụng CNTT vào DH song hiệu quả còn
chưa cao. Công tác quản lý ứng dụng CNTT vào DH chưa được thực hiện

10
đồng bộ, từ việc xây dựng kế hoạch tới việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cũng
như kiểm tra đánh giá Đến nay, chúng ta nhận thấy việc quản lý ứng dụng
CNTT trong DH tại các cơ sở giáo dục ở nước ta chủ yếu mới được thực hiện
lồng ghép trong các hoạt động chung khác chứ chưa thành một hoạt động
chuyên sâu, khoa học. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả
đều tập trung bàn về vai trò của CNTT trong giáo dục và các giải pháp đẩy
nhanh việc ứng dụng CNTT. Chúng ta thấy, hiện nay nền giáo dục Việt Nam
đang cần đến công tác quản lý ứng dụng CNTT ở nhiều khía cạnh đó là: quản
lý đào tạo kiến thức, kĩ năng về CNTT và sử dụng CNTT để hỗ trợ trong
giảng dạy, góp phần thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên, cũng cần phải có
thời gian nghiên cứu đầu tư nhân lực, vật lực để triển khai mô hình này ở các
cơ sở giáo dục đại học sao cho phù hợp và nâng cao hiệu quả DH.
Do đó, trong Luận văn này, tác giả mạnh dạn nghiên cứu công tác quản
lý ứng dụng CNTT trong dạy học chỉ trong 01 trường Đại học (Trường Đại
học Lao động – Xã hội) về mặt lý luận, thực tiễn cũng như đề xuất các biện
pháp quản lý cụ thể đối với công tác này.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lý (Managemet) là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, là một
phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ
xã hội, mọi quốc gia và ở mọi thời đại. Quản lý là một dạng hoạt động đặc
biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng
phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản
lý, khái niệm quản lý có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau. Sau đây
là một số quan niệm của các tác giả về quản lý:
11
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: "Quản lý là tác động có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người
lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến" [36].

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý một hệ thống xã hội là tác động
có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận
hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến"[32].
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị
quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức” [34] .
Tóm lại, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, mỗi cách hiểu
nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất xác
định quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác
định. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu khái niệm quản lý như sau: Quản lý
là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực chuyên ngành, hiện nay cũng có nhiều
định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Quản lý giáo dục cũng như quản lý
xã hội là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích
của mình.
Theo Mi.Kon-đa-cop trong cuốn "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" đã
định nghĩa về quản lý giáo dục là "Tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo
được sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm
bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như
mặt chất lượng"[33]. Theo đó, QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
12
các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách
cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã
hội cũng như những qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực
và tâm lý trẻ em.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý giáo dục là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý
(Hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục
của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy – học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[36].
Như vậy, Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý
tới khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục nói
chung và của từng nhà trường nói riêng đạt hiệu quả nhất.
1.2.3. Quản lý nhà trường, Quản lý trường Đại học
a) Quản lý nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng
kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của
xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội
nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy
động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý trường học là thực hiện đường lối GD
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với
ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Việc QL trường phổ thông là QL hoạt động
dạy – học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”[36].
13
Như vậy, Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm
vi xác định của một đơn vị giáo dục là nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo
dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Quản lý nhà trường là những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ
thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giảng
viên, giáo viên, nhân viên và người học, …) nhằm đưa các hoạt động đào tạo và
giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.

b) Quản lý trường Đại học
Trường ĐH là một cơ sở giáo dục được Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá
nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học,
truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và trên hết là phục vụ sự phát
triển của xã hội và cộng đồng.
Theo ý kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế, trường ĐH là một tổ
chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới bởi nó là sự
kết hợp của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các tổ chức chính trị
nhà nước, công ty, tập đoàn, bệnh viện, công sở…
Khác với công ty/tập đoàn kinh doanh mà đối tượng phục vụ của nó chủ
yếu là khách hàng, trường ĐH phục vụ rất nhiều nhóm đối tác liên đới
(stakeholders) từ chính phủ, các tổ chức xã hội/nghề nghiệp, giới công
nghiệp, cán bộ nhà trường, cộng đồng, sinh viên, phụ huynh…Việc điều hành,
quản trị và quản lý của trường ĐH vì thế cũng có một số khác biệt cơ bản so
với các tổ chức khác.
Quản lý trường đại học là một trong những mảnh ghép quan trọng trong
bất cứ hệ thống giáo dục đại học nào. Sự cải thiện đối với công tác này có thể
sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo
của cả hệ thống giáo dục đại học.
14
Như vậy Quản lý trường Đại học là những tác động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý
trường Đại học (hiệu trưởng, giám đốc) đến khách thể quản lý trường Đại học
(cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học, …) nhằm đưa các hoạt động đào
tạo và giáo dục của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”. Hay nói khác đi,
Quản lý trường Đại học là sự tác động có ý thức của nhà quản lý trường Đại
học nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình giáo dục, những hoạt động
của cán bộ, giảng viên và sinh viên, huy động các nguồn lực khác nhau để
đạt tới mục đích của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
1.2.4. Biện pháp quản lý

- Biện pháp:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách thức xử lý công việc hoặc
giải quyết vấn đề” [17]. Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ
thể, hay còn được hiểu là cách làm, cách hành động, đối phó để đi tới một
mục đích nhất định.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Biện pháp chính là cách thức, là con
đường, là cách làm cụ thể để tác động đến đối tượng, cách giải quyết những
công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra của chủ thể. Biện pháp chính
là cách thức xử lý một công việc hoặc giải quyết một vấn đề, làm cho nó trở
nên tốt hơn, hoàn thiện hơn.
- Biện pháp quản lý:
Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể
của công tác quản lý, cách thức tổ chức, điều khiển của nhà quản lý đối với
các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
1.2.5. Công nghệ thông tin
a) Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu
biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại
khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc.
15

×