Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.25 KB, 79 trang )


1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



MAI TH Lí


Tờn ti:
Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang


khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC






H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khuyn nụng
Khoa : KT&PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014








Thỏi Nguyờn, nm 2014

2
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



MAI TH Lí


Tờn ti:
Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang


khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC





H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khuyn nụng
Lp : K42 - Khuyn nụng
Khoa : KT&PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : PGS.TS. inh Ngc Lan







Thỏi Nguyờn, nm 2014

3
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên hàng năm tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây
là cơ hội quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm
sau khi ra trường. Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ
đó nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Dưới sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa kinh
tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn của cô Đinh Ngọc Lan, cùng sự
quan tâm của chính quyền địa phương tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với tên đề tài: “Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh - Hà Giang”.
Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện một khóa luận. Vì vậy khóa luận còn
có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý liến và phê bình từ
quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên cũng như những người làm công tác
khuyến nông để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn. Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ
tận tình của PGS.TS. Đinh Ngọc Lan giảng viên khoa kinh tế và phát triển
nông thôn. Là những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong
suốt quá trình thực tập thực hiện khóa luận.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, các
phòng ban xã Hữu Vinh và nhân dân trên địa bàn xã Hữu Vinh đã cung cấp những
số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014



Mai Thị Lý


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2011 - 2013 xã Hữu Vinh. 30
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013 32
Bảng 4.3. Tình hình dân số và lao động của xã Hữu Vinh qua 3 năm
(2011- 2013) 34
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất trồng trọt qua 3 năm (2011 - 2013) 37
Bảng 4.5: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm (2011 - 2013) 39
Bảng 4.6: Kết quả đào tạo, tập huấn cho nông dân qua 3 năm 44
2011 - 2013 44
Bảng 4.7. Tình hình đào tạo tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực trồng trọt và lâm nghiệp
cho nông dân trong 3 năm 2011 - 2013 47
Bảng 4.8. Số lượng các mô hình trình diễn đã được triển khai trong 3 năm 2011 -
2013 48
Bảng 4.9. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về cây lương thực củatổ chức
khuyến nông xã Hữu Vinh (2011 - 2013) 49
Bảng 4.10. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về cây hoa màu củatổ chức
khuyến nông xã Hữu Vinh (2011 - 2013) 49
Bảng 4.11. Tình hình tổ chức hội thảo đầu bờ do khuyến nông cơ sở xã Hữu Vinh

triển khai trong 3 năm 2011 - 2013 53
Bảng 4.12. Đánh giá của CBKN về mức độ tham gia, mức độ phù hợp, nhu cầu,
trình độ trong hoạt động KN. 57
Bảng 4.13. Đánh giá của CBKN về số lượng các hoạt động khuyến nông
trong xã 58
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân trong xã về hoạt động khuyến nông lĩnh vực
trồng trọt (n=60) 60
Bảng 4.15. Mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông(n=60) 61
Bảng 4.16. Các kiến thức mà nông dân cần CBKN hỗ trợ về lĩnh vực trồng trọt
(n=60) 62


5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ trung bình xã Hữu Vinh năm 2011 - 2013 30

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các loại đất của xã năm 2013 32

Biểu đồ 4.3: Sơ đồ hệ thống tổ chức khuyến nông xã Hữu Vinh. 42

Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ các lớp học trong các ngành kinh tế của xã 45

Biểu đồ 4.5: Thể hiện số người tham dự đào tạo, tập huấn của KN xã trong 3
năm 2011 - 2013 46




6
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

TW : Trung ương
CP : Chính phủ
TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
KHKT : Khoa học kỹ thuật
PTNT : Phát triển nông thôn
FAO : Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế
FAOSTAT : Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế
DN : Doanh nghiệp
SX : Sản xuất
UBND : Ủy ban nhân dân
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
HTX : Hợp tác xã
ASEAN :
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
USD : Đô la Mỹ
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
FFS : Đào tạo lớp học hiện trường
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
BQ : Bình quân
SL : Số lượng
CC : Cơ cấu
LĐ : Lao động
THCS : Trung học cơ sở
NTM : Nông thôn mới
DT : Diện tích
NS : Năng suất
SL : Sản lượng
KN : Khuyến nông
MH : Mô hình
BVTV : Bảo vệ thực vật

KNVTB : Khuyến nông viên thôn bản
CBKN : Cán bộ khuyến nông
CNH-HDH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa

7
MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1. Những kiến thức lý luận cơ bản của khuyến nông 5

2.1.2. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật 11

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13


2.2.1. Quá trình phát triển khuyến nông trên thế giới và khuyến nông ở
Việt Nam 13

2.2.2. Khuyến nông huyện Yên Minh 22

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

3.2. Địa điểm tiến hành 24

3.2.1. Địa điểm 24

3.2.2. Thời gian tiến hành 24

3.3. Nội dung nghiên cứu 24

3.4. Phương pháp nghiên cứu 24

3.4.1. Điều tra thu thập số liệu 24

3.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu 25

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

4.1.1. Tình hình khái quát huyện Yên Minh 26

4.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hữu Vinh, Huyện Yên Minh, Tỉnh

Hà Giang 28

4.2. Công tác khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt tại xã Hữu Vinh 41


8
4.2.1. Tình hình công tác khuyến nông xã Hữu Vinh 41

4.2.2. Công tác khuyến nông trong chuyển giao KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại
xã Hữu Vinh. 43

4.2.3. Hiệu quả các chương trình hoạt động khuyến nông tại xã Hữu Vinh 55

4.2.4. Kết quả thu thập trong quá trình điều tra 56

4.3. Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác hoạt động khuyến nông của xã về
lĩnh vực trồng trọt. 63

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông
trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại xã Hữu Vinh. 65

4.4.1. Giải pháp về chính sách 65

4.4.2. Giải pháp về nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông 65

4.4.3. Giải pháp về công tác khuyến nông, nội dung hoạt động 65

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1. Kết luận 68


5.2. Kiến nghị 69


1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có 76% dân số sống ở nông thôn. Trong quá
trình phát triển kinh tế nhiều thế kỷ qua, nông nghiệp luôn giữ vị trí quan
trọng. Nền nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển vững mạnh và đạt được
thành tích đáng khích lệ. Nếu như trước đây chúng ta chỉ sản xuất đủ ăn thì
hiện nay chúng ta trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới
(sau Thái Lan). Đạt được kết quả đó do nhiều yếu tố mang lại, trong đó có
công rất lớn của ngành khuyến nông. Từ khi Việt Nam ra nhập
WTO(11/1/2007), thì việc sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường là việc
phát triển kinh tế theo xu thế của thế giới, từ bỏ hoàn toàn kiểu sản xuất theo
kiểu tự túc tự cấp. Phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường là sản xuất
theo cơ chế cung -cầu, tức là lượng hàng hóa sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu
của thị trường.Việc sản xuất theo cơ chế này sẽ giúp nền kimh tế của nước ta
nhanh chóng chạy theo nền kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, tuy
nhiên tính rủi ro lại cao. Vì vậy việc tính toán trong sản xuất là rất quan trọng
để vừa đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo đem lại lợi
nhuận cho người dân, nâng cao dần chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo mục tiêu của chính phủ thì sẽ giảm dần tỷ lệ sản xuất trong nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cho nên việc sản xuất
nông nghiệp cần đặc biệt chú ý để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm
bảo xuất khẩu mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam.Đầu tư cho nông
nghiệp là một trong những mục tiêu của đất nước trong thời gian tới, việc

nghiên cứu các giống vật nuôi mang lại năng suất cao, phẩm chất tốt và
chuyển giao cho các địa phương phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, tuy
nhiên thì hiện nay việc chuyển giao công nghệ cho các địa phương còn ít,
hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được hết tiềm năng của vùng, muốn tìm
được nguyên nhân cần phải có phương án đánh giá hiệu quả của hoạt động
chuyển giao mang lại và đặc biệt đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến

2
nông trong công tác chuyển giao các giống vật nuôi cây trồng là rất là rất
quan trọng bởi vì khuyến nông có nhiệm vụ đi sâu vào cộng đồng dân cư, tìm
hiểu được thông tin cần thiết cung cấp cho các nhà quản lý, hoạt động khuyến
nông có hiệu quả thì công tác chuyển giao mới đem lại những thành công.
Để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì việc chuyển giao khoa
học kỹ thuật tới người nông dân là việc làm cần thiết và cấp bách. Ngày
2/3/1993, chính phủ ra Chỉ thị 13/CP kèm theo thông tư liên bộ số 02/LB/TT
hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP và các quy định, các hoạt động khác
nhằm cải tiến một cách có hiệu quả công tác khuyến nông từ TW đến địa
phương. Nghị định 13/CP ra đời đã phát triển hệ thống khuyến nông mạnh mẽ
và đem lại hiệu quả to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà. Ngày 26/4/2005
nghị định 56/CP của chính phủ được ban hành thay cho nghị định 13/CP về
công tác khuyến nông đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Ngày 8/1/2010
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về khuyến nông được ban
hành, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và
thay thế Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính
phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư với những mục tiêu và hoạt động
mới phù hợp với sự phát triển của đất nước.
Sau những năm hoạt động hệ thống khuyến nông khuyến lâm ngày càng
phát triển cả về tổ chức lẫn nội dung, khuyến nông đã góp phần đáng kể vào thành
tựu sản xuất nông lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ đã được chuyển
giao áp dụng vào sản xuất góp phần tăng năng suất vật nuôi, cây trồng và chuyển

đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động.
Xã Hữu Vinh thuộc huyện Yên Minh là một trong những huyện vùng
núi phía bắc của tỉnh Hà Giang và là xã có diện tích đất đai rộng lớn, địa hình
hiểm trở, người dân cần cù chịu khó, đoàn kết thu nhập chủ yếu là nông
nghiệp. Vì vậy chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trồng trọt
trong những năm qua được chú trọng tiến hành với nhiều nỗ lực nhằm mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao
năng suất chất lượng cây trồng; tạo nên những vùng sản xuất hàng hoá có quy

3
mô, chất lượng tốt; tăng giá trị thu nhập trên mỗi héc ta đất. Trên cơ sở đó để
phân bổ lại lao động trong nông nghiệp, mở rộng ngành nghề.
Để đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông trong chuyển giao
TBKT vào sản xuất, một mặt phát huy thế mạnh, mặt khác khắc phục những
tồn tại yếu kém nhằm phát triển các giống cây trồng, vật nuôi mới ra diện rộng.
Xuất phát từ thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, sự nhất chí của khoa kinh tế & phát triển nông thôn
và sự góp ý của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan cùng với lòng nhiệt huyết
của mình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác khuyến nông
trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh -
huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật về trồng trọt tại xã Hữu Vinh - huyện Yên Minh, từ đó đề xuất
một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông
trong trồng trọt.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hữu Vinh.
- Nghiên cứu được tình hình công tác khuyến nông trong chuyển giao

tiến bộ KHKT về trồng trọt tại xã.
- Phân tích được thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khuyến nông của xã.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến
nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng
- Là tài liệu tham khảo sinh viên ngành khuyến nông.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đánh giá một cách tổng quát thực trạng công tác khuyến nông ở
xã Hữu Vinh do vậy đây có thể là một tài liệu tham khảo góp phần củng cố

4
thêm về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác khuyến nông cho xã trong
việc triển khai thực hiện chương trình hoạt động khuyến nông về lĩnh vực
trồng trọt.
- Là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan tâm.





























5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Những kiến thức lý luận cơ bản của khuyến nông
2.1.1.1. Khái niệm và triết lý khuyến nông
* Khái niệm:
Khuyến nông là hệ thống các biện pháp giáp dục nông dân nhằm đẩy
mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc đã đúc kết
và trên cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam ta có thể định nghĩa
khuyến nông như sau: “Khuyến nông là cách đào tạo rèn luyện tay nghề cho
nông dân. Đồng thời giúp họ hiểu được các chủ trương chính sách về nông

nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những
thông tin về thị trường để giúp họ có khả năng giải quyết những vấn đề của
gia đình và cộng đồng, nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nâng cao
trình độ dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”.
Như vậy khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân,
khuyến nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài…cho nông
dân theo nguyên tắc tự nguyện, chứ không áp đặt, mệnh lệnh. Nó là một quá
trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả
những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
- Khuyến nông theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho
người nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ tự giải
quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ
trợ sản xuất nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng
cuộc sống của nông dân và gia đình họ [3].
Tiến trình sản xuất bao gồm các yếu tố kiến thức và kỹ năng, những
khuyến cáo kỹ thuật, tổ chức của nông dân, động cơ và lòng tin. Vì vậy, cán

6
bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các
chương trình khuyến nông. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải thuyết
phục và động viên để họ tin tưởng họ hoàn toàn có thể tự giải quyết và hành
động để cải thiện cuộc sống của chính mình.
Khuyến nông là một quá trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá
kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản
xuất nông lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được
những công việc của chính mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho gia đình và cộng đồng.
* Triết lý khuyến nông:

Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những người
thông minh, có năng lực rất mong muốn nhận được thông tin và kiến thức
mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại hạnh phúc ấm no cho gia đình, cho
cá nhân và cho cộng đồng của mình. Khuyến nông được thực hiện ở mọi nơi
(trong nhà, ngoài đồng, trong lớp học, ) cùng với nông dân thông qua những
cá nhân hay những nhóm hộ xuất phát từ những nhu cầu của họ, bắt đầu từ
những gì họ có để giải quyết những vấn đề của họ trên cơ sở tự lực cánh sinh.
2.1.1.2. Vai trò của khuyến nông
* Khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn.
Ngày nay công tác khuyến nông không thể thiếu được ở mỗi quốc gia,
địa phương và đối với từng hộ nông dân. Nước ta có trên 76% dân số sống ở
các vùng nông thôn với 70% lao động xã hội để sản xuất ra những nông sản
thiết yếu cung cấp cho toàn bộ xã hội như lương thực, thực phẩm… và sản
xuất nông nghiệp chiếm 37% - 40% giá trị sản phẩm xã hội. Vì vậy, công tác
khuyến nông rất cần thiết, giúp cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh,
nâng cao đời sống của nông dân.
* Vai trò trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông nghiệp
- Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong quá trình từ nghiên cứu
đến phát triển nông nghiệp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến được với
người nông dân hay không, những kinh nghiệm và những đánh giá của nông

7
dân về kỹ thuật mới có đến được với các nhà khoa học hay không, khuyến
nông đóng vai trò quan trọng trong đó.




* Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước
Khuyến nông khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nước

thực hiện các chính sách chiến lược và phát triển nông - lâm nghiệp, nông
thôn và nông dân. Trực tiếp hay góp phần cung cấp thông tin về những nhu
cầu, nguyện vọng của nông dân đến cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà
nước hoạch định, cải tiến đề ra được các chính sách phù hợp vận động nhân
dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông - lâm nghiệp. (Nguyễn Hữu
Thọ, 2004) [10].
- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: Nhà nước; nghiên cứu;
môi trường; thị trường; nông dân giỏi; các doanh nghiệp; các đoàn thể; các
ngành có liên quan và quốc tế.
- Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông
dân làm đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ: khuyến nông có nhiệm vụ hướng
dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, xây dựng nông thôn mới…cho
cá hộ nông dân.
- Khuyến nông góp phần cho hộ nông dân “xóa đói, giảm nghèo, tiến
lên khá và làm giàu hợp pháp”. Khuyến nông có vai trò quan trọng là: Tạo
điều kiện cho nông dân phát huy tính tự lực, tự chủ và vai trò trách nhiệm của
mình trong quá trình phát triển của chính họ. Nâng cao năng lực của người
dân trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm đảm bảo sự
phát triển cộng đồng bền vững. Phát huy tiềm năng và trí tuệ, kinh nghiệm
của nông dân trong phát triển cộng đồng. Sự tham gia của nông dân xuyên
suốt các hoạt động khuyến nông như xác định nhu cầu, lập kế hoạch kiểm tra
giám sát và đánh giá…Nông dân tham gia chương trình khuyến nông qua các
Nhà nghiên cứu,
viện nghiên cứu,
trường đại học

Khuyến nông

Nông dân


8
tổ chức và hoạt động như nhóm sở thích, làng khuyến nông tự quản, xây dựng
mô hình trình diễn, khuyến nông viên cơ sở, hội thảo đầu bờ, tham quan, tủ
sách khuyến nông,…
- Huy động các lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật từ Trung Ương
đến cơ sở nhất là số cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo về nông nghiệp, lâm
nghiệp nhưng chưa có việc làm hoặc đã nghỉ hưu…
- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân lại với
nhau trong việc “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.
2.1.1.3. Nhiệm vụ của khuyến nông
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các chương trình dự án, trang bị
kiến thức, kinh nghiệm cho người dân.
- Cung cấp những thông tin đúng về khoa học kỹ thuật, cơ chế chính
sách, thị trường liên quan đến sản xuất cho người dân, giúp họ lựa chọn
phương pháp sản xuất, kinh doanh.
- Xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật cho
nông dân trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
- Tạo lòng tin và quyết tâm để nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới.
- Tổ chức thăm quan, tổng kết kinh nghiệm và ý kiến đánh giá nguyện
vọng của bà con nông dân đối với các điển hình kinh tế tiên tiến và các cơ chế
chính sách đang áp dụng.
- Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập
huấn, xây dựng câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông tự quản và các
nhóm hộ nông dân cùng sở thích.
2.1.1.4. Chức năng của khuyến nông
- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kinh tế mới.
- Đào tạo tập huấn khuyến nông: Tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình,
thăm quan, hội thảo đầu bờ,

- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất; trợ giúp bảo quản, chế biến.
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất
quy mô trang trại.

9
- Tìm và cung cấp thông tin thị trường, trao đổi truyền bá thông tin.
- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng
kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng tạo của họ.
- Hỗ trợ nông dân về quản lý kinh tế.
- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất với nghiên cứu, khuyến nông
mang thông tin và kỹ thuật mới của các Viện, Trường đến với Nông dân [7].
2.1.1.5. Mục tiêu của khuyến nông
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến
thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tham gia khuyến nông [7].
Mục tiêu của khuyến nông làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức
của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài mục tiêu phát
triển kinh tế khuyến nông còn hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân
người nông dân và nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn.Muốn đạt được
mục tiêu đó người cán bộ khuyến nông phải thỏa thuận với nông dân, giúp họ

có cách nhìn thực tế và lạc quan về mọi vấn đề.
2.1.1.6. Các nguyên tắc khuyến nông
- Không áp dặt mệnh lệnh.
- Không bao cấp.
- Khuyến nông làm cùng với dân không làm thay cho dân.
- Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm.

10
- Khuyến nông làm cùng với những nhóm đối tượng khác nhau.
- Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều.
- Nguyên tắc “Vết dầu loang”.
- Khuyến nông hoạt động độc lập và phải phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức khác.
2.1.1.7. Nội dung hoạt động của khuyến nông
Ngày 08/01/2010, chính phủ ban hành nghị định 02/CP về Khuyến
nông - Khuyến ngư, đây là văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác
khuyến nông với tổ chức khuyến nông nói riêng. Khuyến nông Việt Nam hiện
nay có các nội dung hoạt động như sau:
* Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo:
- Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông.
* Thông tin tuyên truyền:
- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị xã hội.
- Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí
khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội chợ… và các hình thức thông tin tuyên
truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông.
- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông.

* Trình diễn và nhân rộng mô hình:
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, tổ chức, quản lý sản
xuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững.
- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến diện rộng.

11
* Tư vấn và dịch vụ khuyến nông:
- Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông thôn mới.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng
cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ để lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường.
- Cung ứng vật tư nông nghiệp.
* Hợp tác quốc tế về khuyến nông:
- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình
hợp tác quốc tế.
- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
- Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác
khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học
tập khảo sát trong và ngoài nước.
2.1.2. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
2.1.2.1. Khái niệm về chuyển giao tiến bộ KHKT
“Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phương pháp hay vật thể được coi là

mới. Quan điểm hay phương pháp mới đó có tác dụng phát triển sản xuất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao hoặc mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội” [8].
Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những
kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, vật
nuôi,… góp phần phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho con người. Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho
con người thay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tư
duy mới và làm việc hiệu quả cao hơn.
2.1.2.2. Công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT
Nông dân luôn gắn liền với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, là bộ phận
cốt lõi và cũng là chủ thể trong quá trình PTNT. Tuy nhiên trong cuộc sống

12
cộng đồng họ vẫn gặp nhiều khó khăn như đời sống vật chất và văn hóa của
người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu,
trình độ dân trí thấp,… Đây là những trở ngại trong quá trình PTNT. Vì thế
công tác Khuyến nông - Khuyến lâm nói chung, chuyển giao tiến bộ KHKT
nói riêng là một trong những con đường để giải quyết những khó khăn, đồng
thời sẽ tạo cơ hội để học hỏi, chuyển giao thông tin, kiến thức, kinh nghiệm
lẫn nhau để phát triển sản xuất và phát triển xã hội kinh tế nông thôn.
Để đời sống người dân nông thôn thực sự phát triển cả về chất và lượng
thì hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT không chỉ có mục đích nhằm giúp
người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập mà còn phải chú trọng đến việc
nâng cao trình độ, dân trí, giúp người dân có kiến thức kinh nghiệm nhằm
quản lý sản xuất sử dụng hợp lý nguồn lực của gia đình mình - cộng đồng
mình và đảm bảo tính bền vững, ổn định lâu dài trong sản xuất. Từ đó làm
tăng sức sản xuất cho toàn xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Từ thái độ và cách suy nghĩ, cách làm ăn, phong tục tập quán canh tác
còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, là nguyên nhân chính
dẫn đến sức sản xuất kém phát triển, bên cạnh đó việc sử dụng các giống cây

trồng, vật nuôi cũ kém phẩm chất và không đúng kỹ thuật, sâu bệnh, dịch hại
phát triển nhiều chưa từng có cách phòng trừ, chưa có kinh nghiệm trong tổ
chức quản lý sản xuất một cách khoa học. Do đó hiệu quả sản xuất thấp, năng
suất chất lượng không cao. Kể từ khi có các hoạt động đào tạo tập huấn -
chuyển giao tiến bộ KHKT, công tác khuyến nông đã tạo ra một bước đột phá
mạnh mẽ và toàn diện trong đời sống sản xuất của nông dân, thông qua việc
chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông - lâm - ngư từ các chương
trình, các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT đã và đang dần cải thiện được
những kỹ năng, kỹ sảo trong hoạt động sản xuất, cải tiến được phương pháp
canh tác cho người dân, thông qua các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình
thăm quan, hội thảo,…việc chuyển giao tiến bộ KHKT đã căn bản giúp người
dân thay đổi thái độ và tập quán canh tác của mình hiệu quả hơn, người dân
được học hỏi KHKT, được thăm quan thực hành, trao đổi chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm, giải quyết được nhu cầu - nguyện vọng với cán bộ khuyến nông

13
cùng tìm ra giải pháp phát triển. Từ đó giúp người dân dần thay đổi nhận
thức, cách suy nghĩ và tin tưởng tiếp thu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào
sản xuất. Chuyển giao tiến bộ KHKT mới mở ra cho nông dân một hướng đi
mới trong sản xuất, tạo cho họ có cơ hội tiếp xúc với phương pháp mới, kỹ
thuật mới, cánh làm mới và đem lại hiệu quả cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Quá trình phát triển khuyến nông trên thế giới và khuyến nông ở Việt Nam
2.2.1.1. Quá trình phát triển khuyến nông trên thế giới
Khuyến nông trên thế giới được hình thành từ 4 tổ chức cơ bản: Các
hiệp hội nông dân, các tổ chức khác ở nông thôn, các trường học, các tổ chức
nông nghiệp của Chính phủ. Phát triển khuyến nông các quốc gia trên thế giới
(theo TS Tyzama Nhật Bản - chuyên gia khuyến nông của FAO): Đến năm
1993 có thêm Việt Nam tổng cộng là 200 nước chính thức có tổ chức khuyến
nông quốc gia. Nông nghiệp trên thế giới phát triển nhanh nhờ có sự chuyển

hướng trong giáo dục, đào tạo kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực hành từ các Trường, các Viện nghiên cứu, các Hiệp hội… đặt cơ sở cho
việc ra đời của tổ chức khuyến nông sau này [12].
* Hoạt động khuyến nông ở một số nước
- Nước Anh
Thuật ngữ University Extension hay Extension of University lần đầu
tiên sử dụng ở Anh vào những năm 1940
Những năm 1866 thuật ngữ “Extension” và “Agricultural Extension”
được sử dụng ở Anh. Jemes Stuart thành viên của trường đại học Cambirdge
giảng bài cho Hiệp hội phụ nữ và câu lạc bộ những người làm việc ở miền bắc
nước Anh. Và Jemes Stuart thường được coi là “người cha đẻ của phổ cập đại
học”. Trường đại học Oxford cũng dạy theo chương trình đào tạo này, từ năm
1880 hoạt động này trở thành một phong trào [6].
- Nước Pháp
Thế kỷ 15 - 16 một số công trình khoa học ra đời như: “Ngôi nhà nông
thôn” của Enstienne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học

14
nông nghiệp. Tác phẩm “ Diễn trường nông nghiệp” của Oliver de Serres đề
cập tới nhiều vấn đề trong nông nghiệp như cải tiến giống cây trồng vật nuôi.
Thế kỷ 18, Cụm từ phổ cập nông nghiệp (Vulgazigation Agricole),
hoặc chuyển giao kỹ thuật đến nông dân (Transfert des technologes Agrcoles
au Payyan) được sử dụng phổ biến.
Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến nay,
trung tâm CETA (Centre d’Etuder Techniques Agricoles) nghiên cứu kỹ thuật
nông nghiệp đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari hoạt
động với các nguyên tắc:
+ Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc
+ Sáng kiến từ cơ sở
+ Hoạt động nhóm rất quan trọng

Đây là phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân được
quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra
những giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp [6].
- Nước Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N.S.Townshned chủ nhiệm khoa nông học đề xuất
việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận, huyện và sinh hoạt định
kỳ. Đây là tiền thân của Khuyến nông Mỹ.
Năm 1891 Bang New York dành 10.000 USD cho khuyến nông đại học.
Năm 1892 trường đại học Chicago, trường Wicosin bắt đầu tổ chức
chương trình khuyến nông đại học.
Năm 1907, có 42 giảng đường đại học đã có bộ môn khuyến nông
Năm 1910, có 35 trường đại học có bộ môn khuyến nông
Năm 1914, tổ chức khuyến nông hình thành chính thức ở Mỹ, có 1.961
hội nông dân với 3.050.150 hội viên.
Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối
tượng giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên
do nhà trường quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp
nơi trên đất nước.

15
Cho tới nay nước Mỹ có nền nông nghiệp rất phát triển với chỉ 6% dân
số sống bằng sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất và sản lượng nông
nghiệp của Mỹ vẫn đạt mức cao. Điển hình là sản lượng đậu tương năm 1985
là 55 triệu tấn, tới năm 2001 sản lượng đã tăng lên 70 triệu tấn. Cho tới nay
Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu đậu
tương lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu 16,9 triệu tấn chiếm 54% tổng
khối lượng xuất khẩu đậu tương thế giới [6].
- Nước Thái Lan
Thái Lan có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương tự miền Nam Việt
Nam với nền nông nghiệp tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Khoảng 60% lực lượng lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp. Lúa là cây
trồng quan trọng nhất của Thái Lan. Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới,
mang lại cho quốc gia này hàng tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,8%
(2010) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á.
Góp phần vào việc thúc đẩy nền công nghiệp hóa nông nghiệp nông
thôn, có vai trò của hệ thống Khuyến nông Thái Lan. Cục Khuyến nông Thái
Lan (Department of Agriculture Extension - DOAE) đã được thành lập 45
năm (từ năm 1967) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.
Cơ cấu tổ chức:
Cục Khuyến nông Thái Lan được chia là 2 cấp: Quản lý Nhà nước cấp
Trung ương, có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn
vị địa phương thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Cấp quản lý
hành chính cấp địa phương có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức
nông dân, DN cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.
Cấp Khuyến nông Trung ương (16 phòng ban và 6 trung tâm khu vực
vùng) có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa
phương thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông.
Về cơ cấu tổ chức có 16 phòng, ban gồm Văn phòng thư ký, phòng
Nhân sự, phòng Tài chính, phòng Kế hoạch, phòng Kiểm toán nội bộ, phòng
Phát triển công lập và các phòng chuyên môn sau:

16
- Phòng Phát triển nông nghiệp trọng điểm (cung cấp dịch vụ khuyến
nông ở những lĩnh vực mà nhà nước ưu tiên);
- Phòng nghiên cứu và phát triển khuyến nông (tổ chức các cuộc khảo
sát học tập, nghiên cứu, phát triển các cách tiếp cận khuyến nông, điều phối
và phối hợp với các cơ quan kỹ thuật để xây dựng tài liệu khuyến nông phù
hợp với vùng, miền);
- Phòng phát triển chuyển giao công nghệ (xây dựng và phát triển các

chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ các Trung tâm chuyển giao
công nghệ cấp xã);
- Phòng Phát triển nông dân (khuyến khích nông dân làm nghề nông, tổ
chức nhóm nông dân và mạng lợi nhóm, quản lý trang trại hộ gia đình, và du
lịch sinh thái);
- Phòng Phát triển chất lượng nông sản (phát triển, chuyển giao công
nghệ, cung cấp dịch vụ về chất lượng nông sản và xây dựng các quy chuẩn về
chất lượng sản phẩm, khuyến khích SX sản phẩm hữu cơ);
- Phòng Quản lý và xúc tiến nông sản: Xây dựng hướng dẫn, kế hoạch
hành động liên quan đến SX, quản lý và xúc tiến thương mại nông sản.
- Phòng Xúc tiến cơ khí nông nghiệp: Phát triển, ứng dụng các công
nghệ, cơ giới hóa trong SX nông nghiệp.
- Phòng Đổi mới kinh tế tự chủ: Nghiên cứu, trình bày và hình thành hệ
thống kiến thức liên quan đến kinh tế nhằm phù hợp với điều kiện của nông
dân những khu vực khác nhau.
- Ban Xúc tiến DN cộng đồng: Quản lý toàn bộ các hoạt động xúc tiến
và hỗ trợ DN cộng đồng.
- Trung tâm thông tin: Xây dựng hệ thống dữ liệu, hệ thống thông tin,
số hóa dữ liệu để phục vụ cho ngành nông nghiệp.
Văn phòng phát triển và khuyến nông khu vực (Trung tâm Khuyến
nông vùng) với 6 văn phòng tại các tỉnh: Chai Nat, Ratchaburi, Rayong, Khon
Kaen, Songkhla và Chiang Mai.
Nhiệm vụ của khối văn phòng này là quản lý 48 đơn vị trực thuộc
(Trung tâm Phát triển và xúc tiến nghề nông) của Cục Khuyến nông Thái Lan

17
đặt tại khu vực vùng. Những đơn vị hoạt động này được sử dụng như những
địa điểm học tập, trung tâm tập huấn nông nghiệp, biên soạn và phát triển các
tài liệu khuyến nông, hỗ trợ nông dân, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp và
tư vấn kỹ thuật.

Trung tâm Phát triển và xúc tiến nghề nông, gồm 48 Trung tâm: 12
Trung tâm nghề làm vườn; 10 Trung tâm nuôi cấy mô; 5 Trung tâm nuôi ong;
4 Trung tâm nông nghiệp; 1 Trung tâm cao su; 1 Trung tâm khuyến khích
thanh thiếu niên SXNN; 6 Trung tâm khuyến nông vùng cao và 9 Trung tâm
quản lý sâu, bệnh hại.
Cấp Khuyến nông địa phương gồm cấp tỉnh và cấp huyện:
Cấp tỉnh: Văn phòng Khuyến nông tỉnh (tương đương Trung tâm
Khuyến nông tỉnh của Việt Nam) có 77 Văn phòng, với nhiệm vụ xúc tiến,
phát triển nông dân, tổ chức nông dân, DN cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản
lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, thủy
sản, chăn nuôi.
Cấp huyện: Văn phòng Khuyến nông huyện (tương đương Trạm
Khuyến nông huyện của Việt Nam), với 882 văn phòng khuyến nông huyện
có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xúc tiến và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở
huyện, khuyến khích và phát triển nông dân, tổ chức nông dân, DN cộng đồng
ở mỗi huyện và tiến hành các hoạt động hỗ trợ SX nông nghiệp khác.
Cán bộ khuyến nông: Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt
động khuyến nông và là người gần với dân nhất. Hiện tại, mỗi xã có 1-2 cán bộ
khuyến nông và được Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan bổ nhiệm như những cán
bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa phương với các nhiệm vụ về tư
vấn; cung cấp kiến thức; cung cấp dịch vụ; quản lý kiến thức và điều phối.
Ngoài ra, mỗi xã đều có 1 hội đồng tư vấn khuyến nông, thành viên là
các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hướng và xây dựng kế hoạch
phát triển nông nghiệp cho xã.
Cơ chế hoạt động khuyến nông ở Thái Lan:
Cục Khuyến nông có mối liên hệ chặt chẽ với Cục Nông nghiệp. Cục
Nông nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.

×