Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – Tỉnh Hòa Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.04 KB, 91 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



BÙI THỊ LOAN


Tên Đề Tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI DA XANH
TẠI XÃ THANH HỐI - HUYỆN TÂN LẠC – TỈNH HÒA BÌNH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp
Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn
Khóa : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Văn Chiến





THÁI NGUYÊN – 2014




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc học tập để hình thành hướng nghiên
cứu. Dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo: Ths. Hà Văn Chiến.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy tắc và kết quả trình
bày trong khóa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực
chưa từng được ai công bố trước đây.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm


Thái Nguyên, ngày… tháng … năm 2014
Sinh viên



Bùi Thị Loan















LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát
triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Ths. Hà Văn Chiến người đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa
luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân
thành đến Uỷ ban nhân dân xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình, các
hộ trồng bưởi trong xã đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông
qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý
báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!




Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Sinh viên thực hiện



Bùi Thị Loan








BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa
BVTV
BDX
Bảo vệ thực vật
Bưởi da xanh
HQKT Hiệu quả kinh tế
ĐVT Đơn vị tính
GO Tổng giá trị sản xuất

IC Chi phí trung gian
MI Thu nhập hỗn hợp
GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
KTCB Kiến thiết cơ bản
VA Giá trị gia tăng
Pr Lợi nhuận
VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
VA/1đ chi phí Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí
MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
MI/ 1đ chi phí Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí
GO/1đ chi phí Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí
GO/ha Giá trị sản xuất trên 1 hecta
KD Kinh doanh
KHKT Khoa học kỹ thuật
WTO (World Trade Organization):
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations)

UBND Uỷ ban nhân dân








DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ năm 2008-2012 11


Bảng 1.2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012 14

Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra bưởi Da Xanh 25

Bảng 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình 30

Năm 2013 của UBND xã Thanh Hối 30

Bảng 3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai 33

của xã Thanh Hối giai đoạn 2011 - 2013 33

Bảng 3.3: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động 38

của xã Thanh Hối giai đoạn 2011 – 2013 38

Bảng 3.4: Diện tích trồng bưởi tại xã Thanh Hối năm 2011 -2013 41

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi 42

của xã Thanh Hối năm 2011 - 2013 42

Bảng 3.6: Diện tích, cơ cấu trồng bưởi Da Xanh 43

của các hộ điều tra tại xã Thanh Hối năm 2013 43

Hình 3.1 : Sơ đồ tiêu thụ bưởi Da Xanh xã Thanh Hối 45

Bảng 3.7: Mức bón phân bình quân của bưởi Da Xanh thời kỳ KD trong 1 năm . 47


Bảng 3.8: Tình hình sâu bệnh hại cây bưởi trên địa bàn xã 50

Bảng 3.9: Trình độ học vấn của chủ hộ 51

Bảng 3.10: Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật 51

Bảng 3.11: Chi phí đầu tư cho 1ha bưởi Da Xanh thời kỳ kiến thiết cơ bản 53

Bảng 3.12: Chi phí đầu tư cho 1ha bưởi Da Xanh trong 1 năm 55

thời kỳ kinh doanh 55

Bảng 3.13: Tình hình đầu tư giữa các nhóm hộ tại xã Thanh Hối 56

Bảng 3.14: Kết quả thu được của BDX từ năm bắt đầu thu hoạch 57

cho thu hoạch trên 1ha 57

Bảng 3.15: HQKT của bưởi Da Xanh các nhóm hộ trong 1 năm thu hoạch 59

đại trà trong xã Thanh Hối năm 2013 59

Bảng 3.16: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất bưởi Da Xanh và bưởi Đào trên
1ha đất trồng trọt tại Xã Thanh Hối năm 2013 61

Bảng 3.17: Kết quả việc sản xuất cây BDX với cây trồng khác trên 1ha 63






MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu chung 2

3. Ý nghĩa đề tài 3

3.1. Ý nghĩa về học tập và nghiên cứu khoa học 3

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3

5. Bố cục của khóa luận 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Một số khái niệm có liên quan 4

1.1.1. Các khái niệm về sản xuất 4

1.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế 4

1.1.3. Hiệu quả kỹ thuật 6


1.2. Giới thiệu và một số mô hình sản xuất bưởi Da Xanh tiêu biểu 7

1.2.1. Nguồn gốc 7

1.2.2. Đặc điểm sinh học 8

1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10

1.2.3.1. Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới 10

1.2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bưởi trên thế giới 12

1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.2.4.1. Tình hình sản xuất cây bưởi Da Xanh ở Việt Nam 13

1.2.4.2. Một số mô hình trồng bưởi ở Việt Nam 15

1.2.5. Kinh nghiệm nâng cao HQKT trong sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và
cây bưởi nói riêng 18

1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 20

1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật 22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24





2.2. Nội dung nghiên cứu 24

2.3. Câu hỏi nghiên cứu 24

2.4. Phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 24

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 25

ở các điểm nghiên cứu của xã Thanh Hối năm 2013 25

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 26

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã 29

3.1.1. Vị trí địa lý 29

3.1.2. Địa hình 29

3.1.3. Điều kiện khí hậu – thời tiết 29

3.1.5. Nguồn nước và thủy văn 34


3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã 35

3.2.1. Điều kiện kinh tế 35

3.2.2. Điều kiện xã hội 37

3.3.Thực trạng sản xuất bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. 40

3.3.1. Diện tích trồng bưởi tại xã 41

3.3.2. Tình hình sử dụng giống bưởi Da Xanh 43

3.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 44

3.4. Tình hình đầu tư trong sản xuất bưởi Da Xanh 46

3.4.1. Giống 47

3.4.2. Phân bón 47

3.4.3. Thuốc BVTV 49

3.4.4. Trình độ văn hóa của chủ hộ 50

3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh theo kết quả điều tra 52

3.5.1. Đánh giá hiệu quả của bưởi Da Xanh 52

3.5.2. Kết quả của 1ha bưởi Da Xanh 57


3.5.3. Đánh giá HQKT cây bưởi Da Xanh các nhóm hộ trong xã 58

3.6.1. Ðánh giá HQKT cây bưởi Da xanh so với cây bưởi Ðào 60

3.6.2. Ðánh giá HQKT cây bưởi Da xanh so với cây lương thực 62

3.6.3. Hiệu quả xã hội 64

3.6.4. Hiệu quả môi trường 65





3.7. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất cây
bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình. 66

3.7.1. Những thuận lợi 66

3.7.2. Những khó khăn 67

3.7.3. Cơ hội 68

3.7.4. Thách thức 68

4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối –
Tân Lạc – Hòa Bình. 69

4.2.1. Giải pháp về giống 69


4.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích và tăng năng suất 70

4.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông
dân 70

4.2.4. Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây bưởi Da Xanh 70

4.2.6. Đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ 71

4.2.7. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác 71

4.3. Kiến nghị 72

4.3.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền 72

4.3.2. Đối với người trồng 73

4.3.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ bưởi Da Xanh 73

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82






1



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ
phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày
càng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo,
tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn
đến thành thị.
Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan
trọng và không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội
càng phát triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng. Trong các loại sản phẩm về
hoa quả thì sản phẩm cây ăn quả có múi luôn có vị trí quan trọng và chiếm tỉ
trọng lớn nhất.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc
đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú…Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi
cho đất nước ta nhiều loại cây trái đặc trưng, trong đó có cây bưởi. Bưởi là
một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao như chứa lượng
vitamin C và vitamin A, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại
được một số bệnh cảm cúm thông thường. Bưởi có tính thanh nhiệt, chứa
nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như giúp cân bằng lượng cholesterol
trong máu, giúp cơ thể chống lại hiện tượng oxy hóa, tác dụng hạ sốt…
Ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều vùng trồng bưởi nổi tiếng như bưởi
Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường (Hà Tĩnh),
bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), Bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh)…
Hiện nay, cây bưởi ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được

nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện
Tân Lạc xuất hiện cây bưởi Da Xanh đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế
cao, đồng thời mở ra một tiềm năng mới, một hướng đi mới cho người dân


2


nơi đây. Cây bưởi Da Xanh được đưa vào cây ăn quả phổ biến trong vùng, tận
dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập
cho người dân. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, cùng với
các chính sách hỗ trợ cho hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ công tác
tưới tiêu được đầu tư đã tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp được
thuận lợi. Từ đó, người dân có thể yên tâm sản xuất với nhiều loại cây trồng
phù hợp mang lại HQKT, nâng cao tổng sản phẩm trong sản xuất.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, kinh doanh
cây bưởi Da Xanh còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Diện tích trồng bưởi
chưa được mở rộng nhiều tiềm năng đất đai vốn có, năng suất chưa đạt hiệu
quả cao. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ
thủ công, dựa vào kinh nghiệm và học hỏi nhau là chính. Hợp tác trong khâu
tiêu thụ còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết. Người dân đầu tư dàn trải thiếu định
hướng nên chi phí đầu tư cao. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) chưa hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu
quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh tại xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – Tỉnh
Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Da Xanh góp phần
thúc đẩy chương trình thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông lâm

nghiệp tăng thu nhập cho người dân tại tỉnh Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất cây bưởi
Da Xanh trên địa bàn xã Thanh Hối – Tân Lạc – Hòa Bình.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
HQKT sản xuất cây bưởi Da Xanh trên địa bàn xã Thanh Hối – Tân Lạc –
Hòa Bình.



3


3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa về học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại
cơ sở.
- Nâng cao kiến thức bản thân và tiếp thu kiến thức thực tế.
- Nâng cao khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề
nghiệp.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp cơ quan lãnh đạo, cơ quan ban ngành xã và
trong khu vực có thể tham khảo xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất cây
bưởi Da Xanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất cây bưởi tại xã Thanh Hối và các
địa phương có điều kiện tương tự.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian
Về không gian: Xã Thanh Hối - Tân Lạc – Hòa Bình.
4.2. Phạm vi thời gian

Về thời gian: Thời gian tiến hành: Từ 08/1/2014 – 27/4/2014
5. Bố cục của khóa luận
Bố cục khóa luận bao gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi Da
Xanh ở xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình






4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Các khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. [13]
Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan
tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác
định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. [12].
1.1.2. Các khái niệm về hiệu quả kinh tế
HQKT được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật

chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng
khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất vật chất, sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào
theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định. [13].
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối bởi
quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về
hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy, bắt buộc xã hội phải lựa
chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một
nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối
đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở
sản xuất, kinh doanh. [12].
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật
lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn


5


trong một hoạt động kinh tế. Đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã
hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.[13]
Khái niệm HQKT mang tính chất tương đối về không gian và thời gian,
phụ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch sử và truyền
thống cũng như những điều kiện tự hiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và
vùng lãnh thổ ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát
triển và biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế, sự thay đổi về nhu
cầu và thị hiếu người tiêu dùng. HQKT không phải là mục đích cuối cùng của
sản xuất mà phải đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.[3]

Cơ sở cho sự phát triển xã hội là tăng lên không ngừng của lực lượng vật
chất. Phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng, tạo
điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ,
bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng… giải quyết tốt những vấn
đề xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực phát triển lâu dài nền
kinh tế quốc dân.[3]
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế được xác định bằng công thức:
Hiệu quả kinh tế = kết quả thu được – chi phí bỏ ra.
(H) = (Q) - (C)
Quan điểm này không còn phù hợp nữa, vì nếu cùng một kết quả sản
xuất như nhau nhưng khác nhau về chi phi sản xuất sẽ khác nhau về hiệu quả.
Không phản ánh đúng mục tiêu của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận và
tối thiểu hóa chi phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản xuất hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng
trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả kinh tế có nghĩa là không lãng phí.
Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó nằm trên giới hạn năng lực sản xuất đặc
trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của kinh tế, sự chênh lệch giữa sản
lượng tiềm năng thực tế (sản lượng cao nhất có thể đạt được trong điều kiện
toàn dụng công nhân) và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội
không dùng được phần bị lãng phí.


6


* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mức độ thỏa mãn yêu cầu của
quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là
đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản

xuất xã hội.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
* Quan điểm thứ năm: hiệu quả của một quá trình nào đó, theo định
nghĩa chung là mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi
phí sử dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Cơ sở của sự phát triển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lực
lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu
dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia,…
Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần quan
tâm đến HQKT mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Các quan điểm trên cho thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể hiện hiệu quả
so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt
được chỉ bằng chi phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm một
nguồn lực để đạt một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau
vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn
lực bỏ ra.
1.1.3. Hiệu quả kỹ thuật
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình độ
kỹ thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá
trình sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng tỷ số giữa năng suất
thực tế đạt được của người sản xuất so với mức năng suất cao nhất có thể đạt
được tại mỗi mức đầu vào nhất định trong điều kiện công nghệ sản xuất và
giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra không đổi.[3].


7



Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét
tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất đem lại cho bao nhiêu đơn vị sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản
xuất: Q=f(X
1
, X
2
…X
n
). Nó liên quan đến phương diện của sản xuất. Nó phụ
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật, trình độ công nghệ sản xuất, khoa học kỹ
thuật được áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, kỹ năng của người
sản xuất trong quá trình sản xuất.
[3].

1.1.4. Hiệu quả phân bổ
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu để đánh
giá hiệu quả trong
yếu tố sản xuất và giá đầu vào, được tính để phản ánh giá
trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về
giá của yếu tố đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định
hiệu quả này giống như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi
nhuận, điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải tính bằng giá trị chi
phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.

Như vậy: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó đạt hiệu

quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Nếu đạt được một trong hai yếu tố trên thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải
điều kiện đủ để đạt được hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực
đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.[3].
1.2. Giới thiệu và một số mô hình sản xuất bưởi Da Xanh tiêu biểu
1.2.1. Nguồn gốc
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck, thuộc họ cam
(Rutaceae). Bưởi là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, có nhiều loại
bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh
Trà, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh. Cây bưởi có nhiều giá trị dinh dưỡng cũng
như giá trị kinh tế cao.
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử


8


trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của
cam quít (Bùi Huy Đáp (1960) [4]; Trần Thế Tục (1995) [9]; cho rằng: Trong
đó cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam
Indonesia hoặc kéo đến lục địa Úc.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo (Bùi Huy Đáp (1960) [4])
có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là
Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi
được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và tiếp theo mới đến
các nước ở châu Âu. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột
biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất hiện sớm nhất ở
vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào

năm 1809, sau đó lan rộng và trở thành một trong những sản phẩm quả chất
lượng cao ở châu Mỹ. Các giống quít cũng được xác định có nguồn gốc ở miền
Nam châu Á, gồm miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó được
những người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ.
Theo ý kiến của một số người ở miền Nam giống bưởi Da Xanh có nguồn
gốc tại huyện Mỏ Cày trước năm 1975, được trồng ở Mỹ Thạnh An, vỡ chất
lượng vượt trội so với các giống bưởi khác nên được gìn giữ và nhân rộng giống
bưởi Da Xanh. Mỹ Thạnh An lần đầu được biết đến sau hội thi trái ngon năm
1996. Tuy nhiên, mới đến năm 2000 trên thị trường mới biết nhiều đến giống bưởi
Da Xanh này. Hiện nay, cây bưởi đang được phát triển mạnh ở khu vực ĐBSCL
và nổi trội là ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. [20]
1.2.2. Đặc điểm sinh học
Bưởi là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học. Trong
100g phần ăn được của quả bưởi chứa 59 calo năng lượng; nhiều chất khoáng
như: Ca, P, Fe và nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và
vitamin C. Bưởi giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu góp phần hỗ trợ sức khỏe con
người. Cây bưởi dễ trồng, ít bị bệnh, tuổi thọ cao và có giá trị kinh tế.
Cây BDX có đặc tính sinh trưởng khá, dạng tán hình tròn, phiến lá phủ
một phần lên đáy cánh lá, bìa lá có răng cưa tròn và rõ, ít lông tơ, màu lá xanh


9


đậm. Cây có khả năng cho trái từ 2 đến 3 năm sau khi trồng nếu được chăm
sóc tốt (đối với cây chiết cành và cây ghép). Năng suất có thể trên 100
trái/cây/năm (cây khoảng 14 năm tuổi), năng suất tương đối ổn định. [1]
Trái BDX có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái; vỏ có
màu xanh đến xanh hơi vàng khi chín, dễ lột và vỏ khá mỏng (14 – 18 mm);
tép bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; nước quả khá ngon,

vị ngọt không chua (độ brix: 9,5 –12%); mùi thơm; không hạt.
Các loại bệnh hại trên BDX: Bệnh Tristeza là bệnh virus gây thiệt hại
nặng cho các vùng trồng cây có múi trên thế giới, đặc biệt là cây được ghép
trên gốc ghép là cam chua.
Các loại sâu hại trên BDX: Thành trùng là loại bướm rất nhỏ, dài khoảng
2 mm, cánh rộng 4 - 5 mm, toàn thân có màu vàng nhạt, thành trùng sâu vẽ
bùa rất ít bị thu hút bởi ánh sáng đèn, hoạt động (bắt cặp và đẻ trứng) vào lúc
hoàng hôn, ban đêm hoặc vào lúc sáng sớm. Trứng rất nhỏ dài khoảng 0.2 -
0.3 mm, thường đẻ ở mặt dưới lá…
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển
từ 23 - 29°C.
Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng vào
lúc 9 giờ.
Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả
nhưng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn
trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ
mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).
Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ
giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước
từ 5,5- 7, có hàm lượng hữu cơ cao > 3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp
dưới 0,8 m.
Thời điểm thu hoạch: Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8
tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng… Nên thu hoạch vào


10


lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào
tinh dầu căng dễ vỡ.

Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm
thối khi tồn trữ.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.3.1. Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới
Tổng xuất khẩu bưởi tươi trên thế giới đạt 804 ngàn tấn trong năm 2013,
giảm so với 811 ngàn tấn xuất năm 2012. Xuất khẩu bưởi của các nước dự
báo đạt (đơn vị: ngàn tấn): Nam Phi 220; Mỹ 210; Trung Quốc 140; Thổ Nhĩ
Kỳ 110; Ixraen 76; EU-27 20; Mêhicô 18 và các nước khác
.[20].

Tổng sản lượng bưởi tươi (bao gồm cả bưởi chùm) thế giới năm 2013
đạt 5,25 triệu tấn, giảm 7% so với 5,62 triệu tấn của năm 2012 do thời tiết xấu
làm giảm sản lượng ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản lượng bưởi của các
nước đạt (đơn vị: ngàn tấn): Trung Quốc 2.900; Mỹ 1.031; Nam Phi 410;
Mêhicô 350; Ixraen 235; Thổ Nhĩ Kỳ 150; EU-27 90; và các nước khác.[20].
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan Trung Quốc
là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bưởi. Theo một số tài liệu mới đây cho
rằng: Các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với
các loại cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung Quốc là 49.186
ha, sản lượng là 218.000 tấn. Tuy nhiên đến năm 2008, riêng bưởi Sa Điền
cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp
Quảng Tây, 2009) Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000
ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh
Phúc Kiến, 2009) .[2].
Tại Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần
miền Bắc và miền Đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản
lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995). Đến năm
2007, theo Somsri, diện tích bưởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lượng
khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bưởi chùm. Năm 2009, Thái Lan trồng

14.136 ha và đạt sản lượng 19.326 tấn.


11


Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Trong tập đoàn cây có múi,
bưởi chiếm tới 33% . Năm 1987 Philippines có 4.400 ha bưởi, sản lượng 34.735
tấn, giá trị gần 80 triệu pê-xô (Trần Thế Tục, 1995).
Ở Ấn Độ, bưởi và bưởi chùm trồng trên quy mô thương mại ở một số vùng.
Bưởi chùm là loại quả được dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nước, Những
vùng khô hạn như Punjab là nơi lý tưởng với bưởi chùm. Bưởi có thể chọn được
lượng mưa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất
được 142.000 tấn bưởi và bưởi chùm (Trần Thế Tục, 1995). [9]. Năm 2009,
sản lượng bưởi quả đạt 183.922 tấn, xếp thứ 2 về sản xuất bưởi quả ở các
nước châu Á.
Theo số liệu thống kê của FAO trong các năm gần đây, tình hình sản
xuất bưởi trên thế giới được tổng hợp trong Bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ năm 2008-2012
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2008 277.492 25,7061 7.144.796
2009 283.442 25,1434 7.126.694
2010 280.178 25,3280 7.096.335
2011 286.503 27,2940 7.819.819

2012 289.126 27,8081 8.040.038
(Nguồn: FAOSTAT/Statistics (2013)
Qua bảng 1.1 ta thấy, trên thế giới trong những năm gần đây diện tích
trồng bưởi có tăng lên, năm 2008 là 277.492 ha đến năm 2012 là 289.126 ha.
Trung bình mỗi năm tăng 2.327ha, điều này cho thấy diện tích trồng bưởi trên
thế giới có sự phát triển. Cùng với đó sản lượng bưởi cũng tăng lên qua các
năm, năm 2008 là 7.144.796 tấn đến năm 2012 là 8.040.038 tấn. Năm 2008
năng suất là 25,7061 tấn/ha đến năm 2012 đạt 27,8081 tấn/ha. Điều đó thể
hiện sự quan tâm áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất của nhà vườn.


12


1.2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bưởi trên thế giới
Tổng mức tiêu thụ bưởi tươi trên thế giới năm 2013 đạt 4,22 triệu tấn,
giảm 7% so với năm 2012 là 4,56 triệu tấn, do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh
hưởng đến sản lượng bưởi. Các nước tiêu thụ bưởi lớn trên thế giới: Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Mêhicô, Nga, Achentina,…
Tổng lượng bưởi tươi đem chế biến trên thế giới năm 2013 là 974 ngàn tấn,
giảm 1 triệu tấn so với năm 2012. Trong đó, Mỹ 506 ngàn tấn, Nam Phi 185
ngàn tấn, Ixraen 145 ngàn tấn, Mêhicô 80 ngàn tấn, và các nước khác
.[20].

Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản là thị trường lớn cho việc tiêu thụ bưởi.
Trong năm 2009 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng
(80.851tấn) bưởi tươi, năm 2008: 6 - 7 triệu thùng(102-119 nghìn tấn), năm
2007: 8 triệu thùng (136 nghìn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6
triệu thùng (96.721tấn) bưởi trong năm 2008, tăng gần 1,55 triệu thùng so với
năm 2007 (Trần Thế Tục, 1995).

Tại các thị trường châu Âu, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng
xuất khẩu lớn, các mặt hàng quả khác, như: bưởi, xoài, chôm chôm… hay các
loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn. Mặt hàng rau đã
được xuất khẩu trở lại bình thường vào thị trường châu Âu, tuy nhiên với
khối lượng không nhiều. [20]
Tại Nga, khoảng 12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích.
Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là
loại quả có múi quý hiếm. Năm 2009, Nga nhập 60 ngàn tấn bưởi, tăng so với
32 ngàn tấn năm 2007. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ
Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina. [20]
Thị trường xuất khẩu bưởi Da Xanh ngày càng mở rộng không chỉ trong
nước mà mở rộng ra nước ngoài. Hiện nay, bưởi da xanh của Bến Tre đã xuất
khẩu sang nhiều nước như: Đức, Canada, Hà Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Hồng
Kông, Trung Quốc. Từ đầu năm 2014, có thêm nhiều doanh nhân đến từ
Pháp, Nhật tìm hiểu và đặt hàng với số lượng lớn. Đối với các tỉnh phía Bắc,
bưởi Da Xanh chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Nguyên nhân là do các
doanh nghiệp không đủ sản lượng lớn, ổn định để xuất khẩu. Vì vậy, các tỉnh


13


đã có chủ trương mở rộng diện tích bưởi Da Xanh theo hướng liên kết thông
qua các tổ hợp tác để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nhà vườn. Ngoài
ra, nhà vườn tham gia vào tổ hợp tác sẽ cùng sản xuất theo một quy trình, từ
đó đảm bảo chất lượng trái bưởi Da Xanh đồng đều hơn. [21]
1.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.4.1. Tình hình sản xuất cây bưởi Da Xanh ở Việt Nam
Cây ăn quả có vị trí quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế.
Quả là những sản phẩm có giá trị sử dụng rộng rãi, cung cấp nhiều chất

dinh dưỡng, chất vi lượng, khoáng chất bổ dưỡng, là thuốc có tác dụng
phòng chữa bệnh cho con người.
Trồng cây BDX có tác dụng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân,
đưa các hộ nông dân từ trung bình lên hộ có thu nhập khá và hộ giàu. HQKT
và sự ổn định của vườn cây bưởi gắn liền với cuộc sống định canh, định cư,
hạn chế phá rừng làm nương rẫy [10] .
Theo số liệu thống kê riêng biệt về từng loại quả có múi, song cũng dễ
dàng nhận thấy rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu hết khắp các tỉnh trong
cả nước và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm ha như
vùng bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ (khoảng 300 ha), Phúc Trạch - Hà Tĩnh (800
ha), Thanh Trà - Thừa Thiên Huế (1000 ha), Biên Hòa - Đồng Nai, vv…, đặc
biệt là vùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long. [10]
Theo số liệu điều tra cho thấy diện tích bưởi Diễn ở Hà Tây (cũ) năm
2006 lên đến gần 650 ha. Những huyện có nhiều diện tích bưởi Diễn là: Đan
Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, , riêng xã Thượng
Mỗ huyện Hoài Đức, diện tích bưởi Diễn có khoảng 125 ha; xã Phú Diễn
huyện Từ Liêm diện tích bưởi Diễn khoảng 53 ha với 600 hộ trồng bưởi
(Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi,1999) [7].
Trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Thượng Mỗ, tỉnh Hà Tây
(cũ) người ta tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4 - 5 lần so với
trồng lúa. Giá trị thu nhập của 1 sào bưởi lên khoảng trên 10 triệu đồng. Còn
đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu


14


được mỗi năm 15 - 20 triệu đồng/năm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả
của trồng bưởi Năm Roi không có gì phải bàn cãi vì giá mỗi chục bưởi (14
quả) loại 1 từ 68 ngàn đồng đến 120 ngàn đồng trong thời điểm từ Tết

Nguyên Đán đến tháng 5 âm lịch, tính ra 1 công bưởi (1000 m
2
) thu được vài
chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. Các hộ trồng bưởi Da xanh ở tỉnh Bến
Tre đều thu nhập trên 150 triệu đồng/ha (Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc
Thi,1999) [7].
Phát triển cây bưởi Da Xanh góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp,
tự túc sang sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012
Năm Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
2008 2.200 109.091 24.000
2009 2.237 109.437 24.481
2010 2.224 114.829 25.538
2011 2.221 117.582 26.115
2012 2.300 119.565 27.500
(Nguồn: FAOSTAT/Statistics (2012)
Qua bảng 1.2 về tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam qua các năm từ 2008
– 2012 ta thấy tình hình sản xuất bưởi không có sự thay đổi đáng kể, sự chênh
chênh lệch ít về diện tích, sản lượng tăng lên qua các năm. Diện tích thu hoạch
năm 2008 là 2.200 ha đến năm 2012 là 2.300, qua 4 năm tăng 100 ha nhưng
sản lượng tăng lên 3.500 tấn bưởi tươi. Năm 2008 là 24.000 tấn đến năm 2012
là 27.500 tấn. Qua đó thể hiện được tình hình chăm sóc, đầu tư của người trồng
bưởi có sự thay đổi theo hướng tích cực. Không chỉ diện tích, sản lượng bưởi
tăng lên mà chất lượng bưởi cũng tốt hơn, vì thế giá cả cũng tăng lên làm cho
HQKT tăng cao từ việc trồng bưởi.



15


Từ trước năm 1995, nhắc đến các giống bưởi ngon, người ta thường hay
nhắc tới bưởi Biên Hoà, bưởi đường Giáo Bảo, bưởi Năm Roi ở miền Nam hay
bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng ở miền Bắc. Mãi tới năm 1996, sau hội thi trái ngon
do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức, giống bưởi da xanh của vùng
đất Bến Tre mới được “nhớ mặt, đặt tên” và được thị trường biết tới.
Từ đó, giống bưởi này được các hộ làm giống ở Chợ Lách, Bến Tre quan tâm
nhân giống bằng phương pháp mới, tạo ra nhiều giống cung cấp cho người trồng.
Những cây sau này cũng được nhà vườn trồng và chăm sóc tốt hơn đã cho trái rất
ngon. BDX có điểm đặc biệt là dù đã chín hay còn xanh đều giữ sắc vỏ xanh. Tép
bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon, ít có thứ bưởi nào sánh
kịp. Chính vì thế, mặc dù có giá cao hơn các loại bưởi khác, BDX vẫn được thị
trường đặc biệt ưa chuộng, nhất là vào dịp lễ Tết.
Bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và hiện tại sản xuất bưởi của
nước ta vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần
đây đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt
động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo
hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices), đăng
ký thương hiệu một số giống bưởi ngon ở nước ta như Năm Roi, Da xanh,
Phúc Trạch, với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. [10].
Sản xuất bưởi ở nước ta vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc biệt
là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất
lượng theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2.4.2. Một số mô hình trồng bưởi ở Việt Nam
Thời gian qua, BDX là một trong những loại trái cây luôn giữ được giá
cả ổn định cũng như sự ưa chuộng của thị trường. Giống BDX, trước tiên
được trồng ở Chợ Lách, Bến Tre đã được nhân rộng nhiều nơi ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
*Mô hình trồng bưởi Da Xanh xen dừa xiêm:
Tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre có nhiều mô hình trồng bưởi Da
Xanh xen dừa xiêm. Đây được xác định là cây trồng mũi nhọn trong chương


16


trình phát triển nông nghiệp hàng hóa trong tỉnh Bến Tre. Một trong những
nông dân thành công mô hình trồng BDX xen dừa xiêm là anh Trương Minh
Tuấn - chia sẻ: “Dừa xiêm ăn lâu dài, cây có tán không lớn lắm, chỉ 7 - 8 mét,
sẽ tạo bóng râm hợp lý cho cây bưởi”. Với 5 công đất trồng xen 150 cây bưởi
da xanh và 60 cây dừa xiêm, tổng thu nhập của gia đình anh Tuấn đạt hàng
trăm triệu đồng/năm.[14].
Mô hình trồng BDX xen dừa xiêm mang lại năng suất cho cây bưởi, vừa
tạo bóng râm hợp lý cho bưởi luôn giữ được độ ẩm cho cây phát triển vừa có
thêm doanh thu từ quả dừa xiêm. Việc trồng xen dừa xiêm tận dụng được diện
tích đất, lượng phân bón, thuốc trừ sâu và hạn chế cỏ dại. Không những thế
cây dừa là loại cây ít bị sâu bệnh, dễ chăm sóc và mang lại thu nhập cao. Đến
mùa thu hoạch các hộ tập hợp các hộ cùng mô hình trồng xen dừa xiêm, thu
hoạch sớm so với các loại bưởi khác, vừa thuận lợi cho việc vận chuyển vừa
mang lại HQKT cao cho người sản xuất.[14].
*Mô hình trồng bưởi Da Xanh theo hướng hữu cơ:
Tại ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến
Tre có nhiều mô hình trồng BDX theo hướng hữu cơ thành công. Một trong
những nông dân thành công với mô hình này là ông Nguyễn Văn Sốt (chú Ba
Sốt) - cho hay: “Tôi bón bưởi chủ yếu bằng phân hữu cơ Komix chuyên dùng
cho cây ăn trái, mỗi năm bón từ 600 - 700 kg, chia làm 3 - 4 lần bón, trước
khi bón dùng cào xới nhẹ đất, bón phân tưới nước cho cây dễ hấp thụ. Tôi rất

ít bón phân hóa học, chỉ bổ sung phân lân và kali cho rễ phát triển và tăng độ
ngọt cho trái”. Trái BDX thường chín trước tết 1-2 tháng, nhưng với mô hình
trồng theo hướng hữu cơ sẽ cho quả chín muộn hơn, chín vào đúng dịp tết nên
được người dân ưa chuộng giữ được trái bưởi ngon để bày mâm ngũ quả. Nơi
trồng nên chọn vùng đất cao ráo, thoáng đãng, nếu vùng thấp nên lên luống
cao hơn và đào rãnh rãnh thoát nước dễ dàng. Nên chọn đất phù xa ven song,
đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng có hàm lượng mùn cao, thoát
nước. Có thể trồng xen các loại cây họ đậu trong thời kỳ KTCB để tạo độ
mùn cho đất và thu thêm sản phẩm nông nghiệp cho gia đình. [14].
*Mô hình trồng BDX theo tiêu chuẩn VietGAP:


17


Mô hình trồng BDX theo tiêu chuẩn VietGAP( Vietnamese Good
Agricultural Practices) ở tỉnh Bến Tre được người dân áp dụng nhiều vì sự
an toàn cho người tiêu dùng.
Điển hình có mô hình ông Mai Văn Rẩy, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, huyện
Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre có 6.000 m
2
vườn dừa xen bưởi Da Xanh nói: "Một
trái bưởi Da Xanh đổi 10 kg lúa lúc này nhà vườn không bao giờ đổi, vì hiện tại
giá bưởi đang dao động trong khoảng 33.000 – 52.000 đ/kg tùy theo trọng
lượng. Với 220 gốc bưởi Da Xanh 7 năm tuổi thì năm 2014 này tôi cầm chắc lãi
ròng hơn 100 triệu đồng". Hiện tại, vườn bưởi của ông Rẩy đang cho trái xum
xuê, được ông áp dụng quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Đầu ra
sản phẩm được cơ sở thu mua trái cây Hương Miền Tây tại ngã 3 Bền, ấp Phước
Trung, xã Phước Mỹ Trung (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) ký hợp đồng bao tiêu toàn
bộ sản phẩm theo giá thị trường.[16].

Cây BDX cũng đem lại cho gia đình ông Thiều Văn Tỷ (ông Hai Tỷ) ấp
Định Bình, xã Hoà Nghĩa nguồn thu nhập ổn định. Ông Hai Tỷ cho biết, hơn 20
năm trước nhà ông có 3 công đất vườn trồng nhãn tiêu Huế, nhưng cây nhãn
không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua chăm sóc cây bưởi trưởng thành cho
trái ăn khá ngon. Từ đó ông quyết định chiết nhánh để trồng xen trong vườn
nhãn, khi cây bưởi lớn ông đốn bỏ vườn nhãn chỉ trồng chuyên canh cây BDX
trên diện tích 3 ngàn mét vuông. Vườn bưởi nhà ông được áp dụng theo tiêu
chuẩn VietGAP và ông chăm sóc cẩn thận nên cây xanh tốt và có nhiều người
đến hỏi mua nhánh về trồng. Mỗi năm ông chiết khoảng 4 ngàn nhánh, với giá
bán 30 – 40 ngàn đồng/nhánh, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu hơn 100 triệu
đồng tiền bán nhánh. Hiện nay vườn BDX của ông Tỷ đang cho trái ổn định,
một năm cho thu hoạch hơn 12 tấn trái, với giá bán ổn định từ 40 đến 50 ngàn
đồng/ký bưởi loại I, gia đình ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Đầu ra sản
phẩm được cơ sở thu mua đến tận vườn mua và đặt hàng trước.[16].
*Mô hình trồng bưởi nghệ thuật tạo hình
Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu xã hội càng cao. Với những ý
tưởng độc đáo từ việc biến trái bưởi thành những hình dáng lạ mắt như bưởi
hình hồ lô khắc chữ nổi trên vỏ quả. Những trái bưởi theo “phong thủy” đã

×