ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ TUẤN ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CÀ CHUA MỸ
CHỊU NHIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên – 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ TUẤN ANH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CÀ CHUA MỸ
CHỊU NHIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lành Ngọc Tú
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Th.s
Lành Ngọc Tú là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy
em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường
đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị cán bộ phòng
kinh tế thị xã Bắc Kạn đã giúp đỡ và cho em những lời khuyên bổ ích về
chuyên môn trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, người
thân và đặc biệt là gia đình, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ
em vượt qua những khó khăn trong 4 năm học.
Bắc Kạn, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Lê Tuấn Anh
MỤC LỤC
Trang
Phần 1
:
MỞ ĐẦU
1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu cụ thể 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
2.1. Cơ sở khoa học 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.1.1. Khái niệm về mô hình trình diễn 5
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá 6
2.1.1.3. Hiệu quả kinh tế 8
2.1.1.4. Hiệu quả xã hội 10
2.1.1.5. Hiệu quả môi trường 11
2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây cà chua 11
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến việc trồng phát triển của
cà chua 12
2.1.3.1. Yếu tố ngoại cảnh 12
2.1.3.2. Giống 13
2.1.3.3. Các yếu tố về điều kiện xã hội tác động đến xây dựng và phát triển
mô hình trồng cà chua 14
2.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua 15
2.1.4.1. Thời vụ, giống 15
2.1.4.2. Tiêu chuẩn giống trồng 15
2.1.4.3. Làm đất 15
2.1.4.4. Tưới nước, vun xới, làm giàn, bấm ngọn, tỉa cành 15
2.1.4.5. Phòng trừ sâu bệnh 16
2.1.4.6. Thu hoạch 17
2.2. Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà trên thế giới 17
2.2.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam 20
2.2.3. Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 22
2.2.4. Bài học rút ra 24
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 27
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 27
3.4.3. Phương pháp chuyên gia tham khảo 29
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần 4
:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội thị xã
Bắc Kạn 30
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 30
4.1.1.2. Thời tiết khí hậu: 32
4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 34
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của thị xã Bắc Kạn năm 2013 36
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Bắc Kạn năm 2013 36
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế 37
4.1.2.3. Tình hình dân số, cơ cấu lao động và thành phần dân tộc 37
4.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế và xã hội 38
4.1.3.1. Thuận lợi 38
4.1.3.2. Khó khăn 39
4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ của cây cà chua Mỹ chịu nhiệt trên địa
bàn thị xã Bắc Kạn 40
4.2.1. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua Mỹ chịu nhiệt
kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 40
4.2.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua 40
4.2.1.2. Sự tăng trưởng chiều cao của cây 42
4.2.2. Thực trạng sản xuất cà chua của những hộ điều tra 43
4.2.3. Thực trạng tiêu thụ của các hộ tham gia mô hình trồng giống cà chua
Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 44
4.2.3.1. Tình hình tiêu thụ cà chua của các hộ tham gia mô hình trồng giống
cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 44
4.2.3.2. Chuỗi cung ứng sản phẩm của cà chua tại thị xã Bắc Kạn 46
4.2.3.3. Đánh giá chi phí đầu tư cho mô hình cà chua tại thị xã Bắc Kạn 49
4.2.3.4. Đánh giá doanh thu và lợi nhuận thu được từ sản xuất cà chua Mỹ
chịu nhiệt và một số loại cây trồng chính tại địa phương: 51
4.2.4. Hoạt động tập huấn kỹ thuật của phòng kinh tế và các tổ chức thực hiện
mô hình cà chua tại thị xã Bắc Kạn 52
4.2.5. Hoạt động hỗ trợ vật tư của cơ quan thực hiện mô hình cà chua 53
4.2.5.1. Hoạt động hỗ trợ vật tư 53
4.2.5.2. Đánh giá mức độ đầu tư của các bên tham gia mô hình cà chua 54
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua và tác động của mô
hình đến các vấn đề xã hội - môi trường 56
4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cà chua 56
4.3.2. Tác động của mô hình đến các vấn đề xã hội 57
4.3.2.1. Khả năng tạo công việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp 57
4.3.2.2. Tác động của mô hình cà chua đến vấn đề giới tại thị xã Bắc Kạn 58
4.3.3. Tác động của mô hình đến môi trường 60
4.3.3.1. Tác động tích cực 60
4.3.3.2. Tác động tiêu cực 60
4.3.4. Khả năng nhân rộng và tính bền vững của mô hình 60
4.4. Thuận lợi và khó khăn tác động đến mô hình trồng giống cà chua Mỹ
chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 61
4.4.1. Những thuận lợi cho mô hình trồng giồng cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng
bệnh héo rũ P/S: BM 199 61
4.4.2. Đánh giá những khó khăn tác động đến mô hình trồng giống cà chua
Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 62
4.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn 63
4.4.4. Phương hướng xây dựng và phát triển mô hình trồng giống cà chua Mỹ
chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trong những năm tới 64
4.5. Giải pháp cho phát triển mô hình trồng giống cà chua Mỹ chịu nhiệt
kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trong những năm tới 65
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật 65
4.5.1.1. Giải pháp về giống 65
4.5.1.2. Giải pháp về khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ 66
4.5.2. Giải pháp về quy hoạch sản xuất 66
4.5.3. Giải pháp về kinh tế 67
Phần 5
:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
68
5.1. Kết luận 68
5.2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 73
I. Tài liệu tiếng Việt 73
II. Tài liệu thô 73
III. Tài liệu Internet 73
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục
năm 2012
18
Bảng 2.2: Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2012 19
Bảng 2.3. Những nước có giá trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới
năm 2012 20
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Việt Nam 21
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn thị xã Bắc Kạn trong giai
đoạn 2011 - 2013 23
Bảng 4.1: Chỉ tiêu khí hậu trung bình của thị xã Bắc Kạn qua các năm 32
Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình và lương mưa trung bình các tháng trên địa bàn
thị xã Bắc Kạn trong các năm 2012 và 2013 33
Bảng 4.3: Diện tích đất phân loại theo đất và phân theo xã, phường 34
Bảng 4.4. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua Mỹ chịu nhiệt
kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trên địa bàn 4 thôn có diện tích trồng
40
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua tại các thôn (cm) 43
Bảng 4.6: Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng của các hộ thực hiện mô
hình trồng cây cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 44
Bảng 4.7: Tình hình tiêu thụ cà chua của các hộ tham gia mô hình tại thị xã
Bắc Kạn 45
Bảng 4.8: Bảng chi phí lợi nhuận cho từng tác nhân thị trường 48
Bảng 4.9: So sánh chi phí đầu tư cho 1 sào cà chua theo tiêu chuẩn của phòng
kinh tế thị xã với chi phí đầu tư thực tế của những hộ điều tra tại thị
xã Bắc Kạn năm 2014 50
Bảng 4.10: So sánh năng suất bình quân, sản lượng, doanh thu của cà chua
Mỹ chịu nhiệt với một số cây trồng chính tại thị xã Bắc Kạn 51
Bảng 4.11: Hoạt động tập huấn kỹ thuật của các tổ chức cho hộ nông dân
tham gia thực hiện mô hình cà chua tại thị xã Bắc Kạn 53
Bảng 4.12: Mức độ đầu tư của các bên tham gia mô hình cà chua tại thị xã
Bắc Kạn 54
Bảng 4.13: Mức độ đầu tư vào mô hình so với điều kiện kinh tế hộ gia đình
. 55
Bảng 4.14: Tỷ lệ ý kiến điều tra đánh giá về hiệu quả của mô hình trồng giống
cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199
56
Bảng 4.15: Tỷ lệ phân công lao động phân theo giới tính trong sản xuất mô hình
trồng giống cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199
59
Bảng 4.16: Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ quan tâm của người dân 60
Bảng 4.17: Đánh giá khó khăn tác động đến mô hình trồng giống cà chua Mỹ
chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 63
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Bản đồ thị xã Bắc Kạn 30
Hình 4.2: Chuỗi cung ứng thị trường cà chua tại thị xã Bắc Kạn 47
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
KH
: Kế hoạch
KTTB
: Kỹ thuật tiến bộ
MH
: Mô hình
P/S: BM 199 : Tên giống cà chua
TBKT
: Tiến bộ kỹ thuật
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND
: Ủy ban nhân dân
VSATTP
: Vệ sinh an toàn thực phẩm
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Việt
Nam, là nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nước. Trong
nông nghiệp có ngành trồng trọt là ngành chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình phát triển ngành và cả trong đời sống sản xuất của người dân; nó đem lại
rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và cả môi trường; không chỉ cung cấp
lương thực thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn là nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp chế biến, các mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn, làm
thức ăn chăn nuôi, thu hút nguồn lao động lớn, giải quyết vấn đề thất nghiệp,
tạo cảnh quan môi trường, sinh thái nông nghiệp.
Người nông dân Việt Nam hiện nay trình độ sản xuất còn thấp, cơ sở hạ
tầng còn yếu kém, việc người dân tự tìm và áp dụng những kỹ thuật mới vẫn
còn hạn chế Để phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp
chất lượng cao nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở khai
thác tiềm năng có sẵn của vùng đang là nhiệm vụ chiến lược được nghị quyết
đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Đây là chủ trương quan
trọng hàng đầu của Đảng ta trong những năm gần đây và những năm tiếp
theo, trong đó coi trọng phát triển Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng
sản phẩm, phát triển bền vững với năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao, bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước. Việc thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi truyền thống tự cung tự cấp
chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị
trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao và chủ trương đưa các giống cây trồng,
2
vật nuôi cho năng xuất cao vào sản xuất là một yêu cầu cấp thiết cho chính
quyền các cấp trong giai đoạn hiện nay.
Cà chua là cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng
cao, có khả năng trồng trọt được ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trong những
năm gần đây cà chua đã được đưa vào trồng khá phổ biến tại các vùng trung
du và miền núi phía Bắc nhằm tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo thêm
công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân, đa dạng hóa cây trồng,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho miền núi. Tuy nhiên, việc
phát triển diện tích trồng cà chua ở miền núi nói chung còn nhiều hạn chế về
giống, kỹ thuật trồng trọt…chính vì vậy mà trong những năm qua việc phát
triển sản xuất cà chua còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, năng suất
và sản lượng còn thấp. Những năm trở lại đây cây cà chua đã được quan tâm
và đầu tư phát triển, người dân từng bước đã đưa cà chua làm cây trồng vụ
đông trong cơ cấu sản xuất 3 vụ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, phòng kinh tế thị xã Bắc Kạn đã xây
dựng mô hình trình diễn giống cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S:
BM 199 trên địa bàn thị xã. Để có những cơ sở khoa học, hiểu biết phát triển
giống cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 hiệu quả, đem
lại giá trị kinh tế cao và có phương hướng phát triển trong những năm tới tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây cà chua
Mỹ chịu nhiệt trên địa bàn thị xã Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng cây cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng
bệnh héo rũ P/S: BM 199 trên địa bàn thị xã Bắc Kạn. Đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển rộng rãi mô hình trên địa bàn thị xã nói riêng và toàn tỉnh
nói chung.
3
1.3. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của thị
xã Bắc Kạn
- Nghiên cứu được thực trạng phát triển mô hình trồng cây cà chua Mỹ
chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế và tác động của mô hình trồng cây cà
chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 đến xã hội và môi trường.
- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền
vững của mô hình trồng cây cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S:
BM 199.
- Tìm ra được một số giải pháp nhằm phát triển và nhân rộng mô hình
trồng cây cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trong những
năm tới.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đề tài cung cấp thông tin về đặc điểm hiệu quả từ mô hình trồng cây cà
chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.
Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và
khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và
định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho
việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
4
Báo cáo đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn, các tổ chức khác nghiên cứu liên quan.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp một phần vào bản báo cáo đánh giá
tình hình sản xuất và canh tác cây cà chua Mỹ chịu nhiệt trên địa bàn thị xã.
Ngoài ra từ những phát hiện trong quá trình nghiên cứu, có thể cho địa
phương nơi đây có một cái nhìn tổng thể cũng như chi tiết hơn về hiện trạng
sản xuất và canh tác qua đó phần nào giúp định hướng những kiến nghị lên cơ
quan quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những phương hướng chỉ đạo sát, đúng
nhằm mở rộng và phát triển quy mô và chất lượng trên địa bàn thị xã.
Xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) chủ
yếu trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (quả cà chua) của người dân.
Từ đó nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của người sản xuất và đề ra các giải
pháp giải quyết các nhu cầu của họ, góp phần thúc đẩy mở rộng, phát triển
sản xuất và canh tác trên địa bàn xã.
5
Phần 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về mô hình trình diễn
Mô hình trình diễn là một hình thức hoạt động cụ thể nào đó được tái
tạo lại hoặc mới được tạo ra tại một điểm trong khu vực nhất định nhằm làm
mẫu để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tham quan học tập, từ đó có thể nhân ra
diện rộng[4].
Xây dựng các mô hình trình diễn (MH) nhằm chứng minh lợi ích và tính
khả thi của một kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật đó
là một phương pháp được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp
dụng trong chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) cho người dân [4].
Xây dựng mô hình trình diễn gồm 9 bước với sự tham gia tích cực của
cán bộ và nông dân vào tất cả các hoạt động của mô hình. Tuy nhiên hình
thức và mức độ tham gia ở mỗi bước là khác nhau. Tiến trình xây dựng mô
hình có thể tóm tắt như sau:
Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu
Bước 2: Chọn địa điểm xây dựng MH và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật
Bước 3: Thành lập nhóm cùng sở thích và tổ chức bộ máy điều hành
Bước 4: Đánh giá nhu cầu chuyển giao các KTTB
Bước 5: Chọn hộ xây dựng MH
Bước 6: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động
Bước 7: Tổ chức thực hiện MH và giám sát đánh giá định kỳ
Bước 8: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MH
Bước 9: Tổ chức nhân rộng
6
2.1.1.2. Khái niệm về đánh giá
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu[3].
* Các loại đánh giá [3]:
Đánh giá gồm nhiều dạng khác nhau tùy theo mục đích, chương trình, ở
đây ta có thể xếp thành 3 loại chính sau:
- Đánh giá tiền khả thi/khả thi: Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính
khả thi của hoạt động hay dự án, để xem xét liệu hoạt động hay dự án có thể
thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này
thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng
thực hiện của dự án hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem dự án
hay hoạt động đó có dược đưa vào thực hiện hay không.
Khi đánh giá phương án khả thi, người thực hiện cần được xem xét ở cả
bốn khía cạnh chính là: Khả thi về mặt kỹ thuật, khả thi về mặt xã hội, khả thi
về mặt kinh tế, khả thi về môi trường.
- Đánh giá thực hiện:
+ Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng
công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp
dụng cho các dự án dài hạn. Tùy theo dự án mà có thể định ra các khoảng thời
gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, đánh giá theo quý, sáu tháng hay
một năm một lần. Mục đính của đánh giá định kỳ là nhằm tìm ra những điểm
7
mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những
thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
+ Đánh giá giữa kỳ: Để đánh giá các khía cạnh hoạt động như các hoạt
động quản lý và thực hiện dự án, phạm vi mà mục tiêu đã hoàn thành. Đánh
giá giữa kỳ sẽ tập trung vào các tác nhân chính xác cần thiết đối với dự án để
đạt được một tác động nào đó. Đánh giá giữa kỳ cũng sẽ là đánh giá qua trọng
để quyết định liệu một dự án có thể tiếp tục pha tiếp theo hay không. Đánh giá
giữa kỳ còn có nghĩa khác là đánh giá bên ngoài được thực hiện của một dự
án với mục đích cơ bản là phác thảo những kết luận cho định hướng chiến
lược của dự án.
+ Đánh giá kết thúc: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục
đính của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
dự án, những điểm mạnh, điểm yếu những thành công và chưa thành công,
nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần rút ra kinh nghiệm và
điều chỉnh cho dự án hay hoạt động khác.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta đều phải quan tâm
tới vấn đề môi trường.
+ Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét lại kết quả dự án
có thể áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.
+ Đánh giá tác động: Là đánh giá các thay đổi trong một tình hình mà
nó phát sinh từ các ảnh hưởng kết hợp của một hoạt động dự án, hoặc phạm vi
mà ở đó mục đích hoặc mục tiêu dự án ở mức cao nhất đã đạt được
+ Đánh giá trong và đánh giá ngoài do nguồn gốc của đoàn đánh giá.
- Tổng kết: Thông thường sau khi kết thúc một dự án hay hoạt động,
người ta tổ chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn nhận lai quá trình thực
8
hiện, đánh giá về những thành công hay chưa thành công, phân tích các
nguyên nhân gây thất bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm
cho các dự án sau này.
2.1.1.3. Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người.[1]
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí
bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này
cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa
hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật hiệu
quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu
thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn
chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi
phí bỏ ra.
9
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu
của hộ. [1]
GO = ∑P
i
Q
i
Trong đó: P
i
là đơn giá sản phẩm thứ i
Q
i
là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống,
phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC = ∑C
i
Trong đó: C
i
là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của
doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO - IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý
của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản
xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA - (A + T)
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
+ Lợi nhuận:
TPr = GO - TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
10
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng
sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha)
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó[1].
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C
2.1.1.4. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô
hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện
công bằng xã hội[2].
11
2.1.1.5. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông, nghiệp
nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ
tương lại[2].
2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất cây cà chua
Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh,
chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm
bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của
nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau
Cà chua là một trong những cây rau cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay.
Trồng và thâm canh cà chua dễ dàng đạt cánh đồng 100 triệu đồng/ha.
Bộ giống cà chua Mỹ chịu nhiệt (trong bộ cà chua F1), có sức phát triển
mạnh, kháng bệnh tốt, chịu nhiệt, mưa nhiều, thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng
65 - 75 ngày sau khi trồng. Dạng trái hình tròn, vuông hoặc hình nhót, khi chín
màu đỏ đẹp, độ đồng đều cao, thịt quả dày chắc, cứng trái, bảo quản được lâu và
chịu vận chuyển. Trọng lượng trung bình từ 90g - 110g/trái, 3 -5kg quả/cây.
Năng suất: 1000 - 3000kg/sào tùy từng thời vụ. Các giống gồm có cà chua Hồng
Lan, cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 cà chua Đài Loan
(F1 challanger), cà chua Mỹ P/S: VL 2000, cà chua Pháp xanh
Cà chua được trồng và ăn trên khắp thế giới. Nó được sử dụng bằng
nhiều cách khác nhau, bao gồm cả nguyên liệu trong món salad, và chế biến
thành nước sốt cà chua hoặc súp cà chua. Cà chua chưa chín màu xanh lá cây
cũng có thể được tẩm bột và chiên, được sử dụng để làm cho salsa hoặc ngâm.
12
Nước ép cà chua được bán như là một thức uống, và được sử dụng trong
cocktail như Bloody Mary.
Trong cà chua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như
carotene, lycopene, vitamin và kali. Tất cả những chất này đều rất có lợi cho
sức khoẻ con người. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta
carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm thiểu nguy
cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.[11]
Lycopen được chứng minh có thể bảo vệ cơ thế chống lại quá trình oxi
hóa trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Cà chua là nguồn nhiều Lycopen, tiêu
thụ cà chua có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư đầu và cổ, có thể
chống lại rất mạnh các bệnh thoái hóa thần kinh. Uống nước sốt cà chua xay
nhuyễn là giúp trị các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tiêu thụ cà chua còn giúp
mang lại lợi ích cho việc giảm nguy cơ tim mạch và bệnh liên quan đến tiểu
đường loại 2.[11]
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến việc trồng phát triển của cà chua
2.1.3.1. Yếu tố ngoại cảnh
Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để
có được sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây
21-24
o
C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5
o
C thì cây cho nhiều hoa. Các
thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí
và đất nhất định
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng
râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu
ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi
quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng
vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.
13
Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống
nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước
nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ
cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào
thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy
thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.
Đất và chất dinh dưỡng: Cà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi
giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà trồng tốt
nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và
đạm. Cà thích hợp trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi.
2.1.3.2. Giống
Hiện có khoảng 7.500 giống cà chua trồng cho các mục đích khác nhau.
Cà chua thuần chủng đang ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt giữa các người
vườn và nhà sản xuất khi học có xu hướng sản xuất các loại cây trồng có
hương vị thú vị hơn, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất.
Cây lai vẫn còn phổ biến, kể từ khi có mục đích sản xuất lớn, người ta
kết hợp các đặc điểm tốt của các loại cà chua thuần chủng với độ ổn định của
các loại cà chua thương mại thông thường.
Cà chua Mỹ chịu nhiệt thuộc bộ giống cà chua F1, có sức phát triển mạnh,
kháng bệnh tốt, chịu nhiệt, mưa nhiều, thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng 65 -
75 ngày sau khi trồng. Dạng trái hình tròn, vuông hoặc hình nhót, khi chín màu
đỏ đẹp, độ đồng đều cao, thịt quả dày chắc, cứng trái, bảo quản được lâu và chịu
vận chuyển. Trọng lượng trung bình từ 90g - 110g/trái, 3 -5kg quả/cây. Năng
suất: 1000 - 3000kg/sào tùy từng thời vụ. Các giống gồm có cà chua Hồng Lan,
cà chua Mỹ chịu nhiệt kháng bệnh héo rũ P/S: BM 199 cà chua Đài Loan (F1
challan ger), cà chua Mỹ P/S: VL 2000, cà chua Pháp xanh
14
2.1.3.3. Các yếu tố về điều kiện xã hội tác động đến xây dựng và phát triển
mô hình trồng cà chua
- Mô hình trồng cà chua chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã
hội, cụ thể là cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện,
hệ thống tưới tiêu, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích
phát triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho xây dựng mô hình đều có
tác động đến mô hình trồng cà chua Mỹ chịu nhiệt; chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện công ăn việc làm và sử dụng hợp lý đất đai,
vốn và lao động.
- Ngoài ra sự hợp tác tin tưởng giữa: người nông dân, cán bộ tham gia
mô hình và chính quyền địa phương với nhau ảnh hưởng rất lớn tới thành
công của mô hình. Nếu các vấn đề trên được giải quyết triệt để sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho mô hình thành công và dễ nhân rộng.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và trình
độ dân trí việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người
dân tiếp thu và đưa công nghệ mới vào sản xuất có như vậy sản phẩm sản
xuất ra mới có chất lượng tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Điều kiện kỹ thuật:
- Điều quan trọng trước tiên là nâng cao năng lực: Để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của kỹ thuật sản xuất và cơ chế thị trường, có được những kiến
thức chuyên môn, các kỹ năng thực hành, hướng dẫn áp dụng các TBKH mới
vào sản xuất và phát triển.
- Đối với cán bộ quản lý cần có đầy đủ những kiến thức chuyên môn,
nắm bắt những TBKT mới, những thông tin kinh tế - thị trường để từ đó có
thể đào tạo, hướng dẫn người nông dân xây dựng mô hình đạt hiệu quả cao