Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.93 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÙI BÍCH PHƯƠNG


Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI
XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG”.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2010 – 2014





Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




BÙI BÍCH PHƯƠNG


Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI
XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG”.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : 42 - KN
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Đức Hải




Thái Nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Kinh tế và Phát triển Nông
thôn – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo và bạn bè tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:

“Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm
ơn tới thầy giáo ThS. Vũ Đức Hải là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trông suốt quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, đồng thời cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Trạm Khuyến
nông huyện Sơn Dương, ban lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn
Dương, tỉnh tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập tại địa phương.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Bùi Bích Phương







DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BKH Bộ khoa học
BNN Bộ nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
CBKN Cán bộ khuyến nông
CP Chính phủ
EMINA Chế phẩm sinh học
EU European Union (liên minh Châu Âu)
FAO Tổ chức Lương Thực Thế Giới
HTX Hợp tác xã
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IPM Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
KH&CN Khoa học và công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ Quyết định
RAT Rau an toàn
RTT Rau thông thường
Rtw Hệ thống thủy canh mở
TCVN Tiêu chuẩn vệ sinh y tế Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi
Việt Nam
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO Tổ chức Y tế Thế Giới
WTO Tỏ chức Thương Mại Thế Giới

DANH MỤC BẢNG


Bảng 4.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Lợi giai đoạn 2011 – 2013 25
Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Lợi năm 2011 – 2013 27
Bảng 4.3: Giá trị sản xuất qua 3 năm các ngành Kinh tế của xã 29
Bảng 4.4: Doanh thu qua 3 năm từ sản xuất, kinh doanh của xã 29
Bảng 4.5: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 32
Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình (n=60) 35
Bảng 4.7: So sánh diện tích trồng RAT và RTT năm 2011-2013 38
Bảng 4.8: Năng suất một số loại RAT và RTT (2011-2013) 39
Bảng 4.9: Mức đầu tư phân bón cho 1 sào RAT và RTT năm 2013 40
Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trong mô hình
RAT và RTT năm 2013 43
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình tiêu thụ RAT ở 60 hộ. 45
Bảng 4.12: Giá bán một số loại RAT, RTT và Lúa trong năm 2013 46
Bảng 4.13: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được cho một
sào rau bắp cải 48
Bảng 4.14: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được cho một
sào rau súp lơ xanh 49
Bảng 4.15: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận cho một sào xu hào 50
Bảng 4.16: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận cho một sào lúa
Khang Dân 18 51
Bảng 4.17: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình RAT, RTT với trồng lúa tại
xã Vĩnh Lợi (tính cho 1 sào) 52
MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Những khái niệm liên quan đến rau an toàn 3

2.1.2. Tiêu chuẩn Rau an toàn 3
2.1.3. Sự quan trọng của cây rau 4
2.1.4. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP 5
2.1.5. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong giai đoạn hiện nay. 6
2.2 Cơ sở thực tiễn đề tài 8
2.2.1. Vài nét về tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới 8
2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 11
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18
3.2. Nội dung nghiên cứu 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 19
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 19
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 20
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 20
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21
3.4.1. Chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 21
3.4.2. Chỉ tiêu về nhận thức đánh giá của người dân về mô hình RAT 21
3.4.3. Chỉ tiêu kết quả thực hiện mô hình 22
3.4.4. Chỉ tiêu đưa ra các giải pháp 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 27
4.1.3. Cơ sở hạ tầng của xã 30
4.1.4. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31
4.2. Nhận thức đánh giá của người dân về mô hình RAT 32
4.2.1. Thực trạng đào tạo, tập huấn kỹ thuật. 32

4.2.2. Nhận thức đánh giá của người dân về công tác triển khai dự án. . 34
4.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương 36
4.3.1. Các loại mô hình trồng RAT 36
4.3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương 37
4.3.3. Hiệu quả của mô hình sản xuất rau an toàn và rau thông thường
ngoài đồng ruộng. 46
4.3.4. Khả năng lan rộng của mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi 57
4.4. Một số giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh
Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang. 59
4.4.1. Giải pháp về quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng rau an toàn. 59
4.4.2. Giải pháp về vốn 60
4.4.4. Giải pháp về đất đai 60
4.4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 60
4.4.5. Giải pháp về lao động 61
4.4.6. Giải pháp về kỹ thuật 62
4.4.7. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 63
4.4.8. Giải pháp về Khuyến nông 64
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày
của con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc
biệt là Vitamin và chất khoáng. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra
khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP
trong nông sản ở Việt Nam nói chung cũng như ở Tuyên Quang nói riêng,
nhất là trong rau xanh đang là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng
rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV, Nitrat(NO
3
), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV)
gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay nhưng những mẫu rau này
vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây
nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Đồng thời,
cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính đưa
đến các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư… ngày càng nhiều.
Hơn nữa rau xanh có đặc thù không giống như cây lúa, cây rau được
gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên
đòi hỏi tưới nước, bón phân cũng như phun thuốc BVTV nhiều hơn. Từ đó
nảy sinh ra nhiều vấn đề như, dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc không
đảm bảo thời gian cách ly); Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây);
các loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi
sinh). Các vấn đề nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
của người tiêu dùng. Như vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị
trường đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrat (NO
3
) kim loại
nặng, dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, năm 2010 tỉnh Tuyên Quang đã triển khai
chương trình sản xuất rau an toàn tại nhiều huyện khác nhau, từ đó đến nay
vẫn được duy trì và phát triển. Huyện Sơn Dương cũng là một trong những
2


huyện được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Trong đó xã Vĩnh Lợi là
xã có nhiều lợi thế và tiềm năng, tháng 9 năm 2013, Dự án sản xuất và sơ
chế RAT được triển khai và bắt đầu sản xuất tại xã Vĩnh Lợi theo quy trình
của thành phố Tuyên Quang.
Trong những năm qua mô hình đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tin tưởng vào cái mới song vẫn còn
nhiều tồn tại trong vấn đề sản xuất rau an toàn: Đó là người nông dân chưa
thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộng đất vẫn còn manh mún chưa tập
trung, gặp khó khăn trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản
xuất rau an toàn đôi khi không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến chất lượng
và việc tiêu thụ sản phẩm, làm người tiêu dùng giảm độ tin cậy. Từ những hạn
chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi
giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng.
Từ những vấn đề trên, được sự nhất trí của ban quản lý dự án rau an
toàn tại xã Vĩnh Lợi và sự đồng ý của khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn
tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an
toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nắm rõ tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu, phân
tích chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong
quá trình sản xuất RAT. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất rau an toàn.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, những thuận
lợi và khó khăn gặp phải khi thực hiện mô hình.
- Đề xuất một số biện pháp để sản xuất rau an toàn có hiệu quả và nhằm
phát triển mô hình rau an toàn trong những năm tới.




3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những khái niệm liên quan đến rau an toàn
* Rau an toàn(RAT): Có nhiều khái niệm khác nhau về rau an toàn
- Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, 1998 thì “Những sản
phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các
hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho
phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”.
- Căn cứ theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN, ngày 19/01/2007 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “ Quy định về quản lý sản xuất
và chứng nhận rau an toàn” [5] khái niệm RAT được hiểu như sau: “Là sản
phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim loại
nặng, hàm lượng Nitrat (NO
3
), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) theo quy định hiện hành của nhà nước (tại quyết định số 99/2008/QĐ
– BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy
trình sản xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam (VietGAP)”.
* Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam gọi tắt
là VietGAP (Vietnames Goo Agricultural Practices): Là những nguyên tắc
trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm

bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nguồn gốc sản phẩm.
*Ngưỡng an toàn: Là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa
chất độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa
sinh trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh
hưởng đến sức khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Y tế.
2.1.2. Tiêu chuẩn Rau an toàn
Theo Quyết định số 106/2007/QĐ – BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) [7] sản phẩm rau
được hiểu là an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
4

2.1.2.1. Chỉ tiêu về hình thái
Chỉ tiêu hình thái tức là xét ở khía cạnh sạch, hấp dẫn về hình thức: sản
phẩm rau phải tươi, sạch bụi bẩn, không lẫn các tạp chất, thu đúng độ chín –
khi có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có bao bì bảo quản vệ
sinh hấp dẫn.
2.1.2.2. Chỉ tiêu về nội chất
Chỉ tiêu nội chất tức là xét về khía cạnh sạch, an toàn về chất lượng:
Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép của
tiêu chuẩn vệ sinh y tế (TCVN) như :
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Dư lượng đạm Nitrat(NO
3
).
- Dư lượng kim loại nặng(chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…).
- Số lượng vi sinh vật và kí sinh trùng gây hại.
Trong đó yêu cầu (2) hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường canh tác và
kỹ thuật trồng trọt, nó là yếu tố quyết định rau sạch hay rau bị ô nhiễm.
2.1.3. Sự quan trọng của cây rau

2.1.3.1.Tính đa dạng của cây rau
Rau là một trong những cây trồng quan trọng được người dân Việt Nam
canh tác từ lâu đời, bất cứ nơi nào có người ở là ở đó có rau xanh, khá phong
phú về chủng loại. Riêng rau ở miền Bắc nói chung và rau ở Tuyên Quang nói
riêng do có đặc điểm khí hậu đa dạng(có đầy đủ bốn mùa) nên có thể trồng
được từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải… cho đến các
loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt…
Dựa vào phân loại thực vật có thể chia ra 10 nhóm rau chính: ăn rễ, ăn
củ, rau họ cải, họ cà, họ bầu bí, họ đậu, họ hành tỏi, rau ăn lá, rau thủy sinh và
rau lưu niên. Ở miền Bắc có tới hơn 75 loài cây dùng làm rau ăn. Các loại rau
chủ yếu thuộc loại cây hàng năm đã thích nghi được với điều kiện khí hậu và
điều kiện đất đai của vùng. Đây là nguồn gen quý giá phù hợp cho công tác
chọn giống rau quanh năm của khu vực phía Bắc.
2.1.3.2.Thành phần dinh dưỡng của cây rau
Rau là loại thực phẩm chứa nhiều nước từ 75 – 80%, chứa các chất
khoáng như: Canxi, Kali, Sắt, Iốt…giúp trung hòa pH trong máu và dịch tế
5

bào, các vitamin quan trọng trong rau vitamin A, vitamin B, Vitamin C…
Chất xơ có trong rau chủ yếu là chất khô, nó làm tăng thể tích tiếp xúc của
thức ăn với dịch tiêu hóa, giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng, kích thích ruột co
bóp và tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống bệnh táo bón. Ngoài ra, nó còn
chứa chất đạm và là vị thuốc quan trọng.[24]
2.1.3.3. Hiệu quả kinh tế
Lợi ích kinh tế do cây rau mang lại: Tăng ngày công lao động cho nông
thôn vì sản xuất rau đòi hỏi nhiều công lao động hơn so với sản xuất lúa và
cây lương thực khác. Tăng thu nhập cho nông dân mặc dù sản xuất rau chỉ
chiếm 5- 6% so với tổng sản lượng nông nghiệp, ngoài ra nó phát triển thêm
nhiều ngành nghề phụ phục vụ cho sản xuất nông thôn: đan sọt, giỏ, nghề
mộc và dịch vụ chế biến… Cuối cùng là đẩy mạnh xuất khẩu và trao đổi hàng

hóa giữa các nước.[24]
2.1.4. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP
Các nguyên tắc sản xuất rau an toàn được quy định theo tiêu chuẩn
GAP [13] bao gồm:
- Chọn đất:
Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình
sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc
đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly
với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất
thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim
loại nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.
- Nước tưới:
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước
sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón
lá, thuốc BVTV Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng
nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.
- Giống:
Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có
mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải
6

qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá
chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1%
để phòng và trừ sâu hại sau này.
- Phân bón:
Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót
dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không
dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ
cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt

đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
- Bảo vệ thực vật:
Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm độc I và II, khi thật
cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất
thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi
thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như
Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh.
Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: luân
canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu
cầu sinh lý
- Thu hoạch, đóng gói:
Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị
dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi
mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ
địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.5. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới thường sử dụng 3 biện pháp kỹ
thuật sản xuất rau an toàn là kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật trồng rau trong nhà
lưới, kỹ thuật trồng rau ngoài đồng ruộng.
a. Kỹ thuật thủy canh
Thủy canh thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước”. Tuy
nhiên, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây có thể trực tiếp qua tiếp xúc
giữa rễ và dung dịch hoặc có thể gián tiếp qua các giá thể trơ. Vì vậy chúng ta
có thể hiểu rằng thủy canh là “ trồng cây không sử dụng đất”. [1]
7

- Hệ thống thủy canh tĩnh: Được thực hiện tại trường Đại học Nông
nghiệp I, Đại học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện nghiên cứu rau
quả. Vật chất chứa dung dịch là hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng
cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ, giá thể để cây là bột trấu hun. Hộp trồng

cây được để trong nhà cách ly với cây trồng gây hại. Hệ thống này có ưu điểm
không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá thành
thấp. Nhược điểm chính thường thiếu oxi trong dung dịch và giảm độ pH gây
độc cho cây. [8]
- Hệ thống thủy canh động: Là hệ thống mà quá trình cây trồng trong
dung dịch dinh dưỡng có chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch
không thiếu oxi. Các mô hình trồng rau thủy canh được thực hiện tại các khu
nông nghiệp cao của Hà Nội, Hải Phòng, Viện nghiên cứu rau quả tại Mộc
Châu theo hướng thủy canh mở (Rtw) cho năng suất cà chua trên 100
tấn/ha/vụ, ớt ngọt, dưa chuột đạt 60 – 80 tấn/ha/vụ. Mô hình thủy canh kín
của hệ thống thủy canh động, trong đó có sự tuần hoàn trở lại nhờ một hệ
thống bám hút dung dịch từ bể chứa, được thực hiện tại Viện nghiên cứu rau
quả, trường Đại học Nông nghiệp I năng suất 3 – 5 kg/m
2
/vụ mỗi vụ 15 – 30
ngày đặc biệt có thể trồng rau trong điều kiện mùa hè. [8]
Sản xuất rau thủy canh đang là phương pháp phù hợp với sản xuất
nông nghiệp đô thị, nơi diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, môi
trường canh tác bị ô nhiễm và thị trường hiện nay lại đòi hỏi sản phẩm an
toàn, chất lượng cao. Mô hình trồng rau thủy canh là mô hình có triển vọng
trong tương lai.
b. Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới.
Mô hình nhà lưới trồng rau là một bước đột phá mới trong việc đưa
công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Có các loại mô hình nhà lưới sau:
- Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả
trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới.
Được sử dụng để ngăn ngừa côn trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bướm,
bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được). Về thiết kế với kiểu mái bằng và
mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung
sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao từ 2,0 – 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 –

8

1.000m
2
theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. Vật liệu lưới che: loại lưới
mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ
thuật đơn giản, lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu
tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 – 8 tháng
là rách, hư hỏng.
- Loại nhà lưới hở: Là loại nhà lưới chủ yếu được che trên mái hoặc
một phần bao xung quanh.
Ưu điểm của phương pháp trong nhà lưới là người trồng rau giảm được
lượng nước tưới, lượng phân bón và thu hoạch quanh năm mà đất vẫn được
tơi xốp. Hơn nữa trồng rau sạch bằng cách phủ lưới còn chống được sâu rầy
và đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mỗi năm cho năng suất từ
8 – 9 vụ. Việc phủ lưới còn có đặc điểm là chống mưa, chống nắng và chống
sương muối làm úng ngập rau. [16]
c. Kỹ thuật trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng
Có nhiều phương pháp sản xuất rau, mỗi phương pháp đều có những
nhược điểm riêng của nó. Trong đó kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong điều
kiện ngoài đồng là phương pháp tương đối đơn giản, ít tốn tiền với biện pháp
quản lý theo quy trình IPM. Với hình thức canh tác này mới có thể đáp ứng
đủ nguồn rau xanh cho người tiêu dùng. Hơn nữa phương pháp này vừa đảm
bảo được năng suất cao mà giá thành sản phẩm cũng không đổi so với sản
xuất theo tập quán nông dân. [17]
2.2 Cơ sở thực tiễn đề tài
2.2.1. Vài nét về tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới
Rau xanh rất cần thiết cho con người để tồn tại và phát triển nên cần có
đủ lượng rau. Do đó, rau là loại cây thực phẩm quan trọng cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng khác nhau.

Nền kinh tế của thế giới hiện nay đang trên đà phát triển với tốc độ tăng
trưởng cao để đạt mục tiêu là tạo mức cân bằng mới, với sự ổn định thị trường
trên toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề
có liên quan đến môi trường xung quanh. Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị
và công nghiệp cũng như sự gia tăng lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con
9

người. Trong nhưng năm gần đây các tổ chức Quốc tế: Nông lương (FAO), tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức về vấn đề môi trường đã đưa ra các
khuyến cáo hạn chế việc sử dụng hóa chất nhân tạo vào Nông nghiệp, xây
dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, công nghệ sinh học, công
nghệ sử dụng nguồn năng lượng sáng tạo… Ở thập kỉ 80, lượng thuốc bảo vệ
thực vật được sử dụng trên các nước như: Indonesia, Srilanca, Philippin đã
gia tăng hơn 10% hàng năm. Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính rằng mỗi năm
có 3% lao động Nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc
bảo vệ thực vật. Trong thập kỉ 90 ở Châu Phi hàng năm có khoảng 11 triệu
trường hợp bị ngộ độc. Ở Malaixia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm, 15%
người bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ít nhất một lần trong đời. Chính vì
vậy, từ quy trình công nghệ sản xuất rau truyền thống, các nước này đã cải
tiến ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn và được phát triển mạnh, ngày
càng được phổ biến rộng rãi trên Thế giới.
Ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau được hoàn thiện ở trình
độ cao. Sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở
nên quen thuộc. Phần lớn các loại rau quả trên thị trường đều có thể sản xuất
theo quy trình rau an toàn. Vì vậy rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong
mỗi bữa ăn hàng ngày của các nước này. Những năm gần đây một số nước
như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông… cũng đã phát triển mạnh trong công
nghệ sản xuất rau an toàn để phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ở
Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “ rau xanh sinh thái” và “trái cây sinh thái”

để phục vụ nhu cầu rau quả cho người tiêu dùng. [18]
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), những năm tới
nhu cầu rau quả trên Thế giới sẽ tăng 5%/năm. Các nước nhập khẩu chủ yếu
vẫn là EU: Pháp, Đức, Anh và Canada, Hồng Kông, Mỹ, trong đó Mỹ sẽ nhập
khẩu khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.
* Tại EU:
Người tiêu dùng tại EU nói riêng và Châu Âu nói chung có một số điểm
chung sau: Đề cao chất lượng, tính an toàn của thực phẩm đối với người tiêu
dùng và môi trường, đánh giá cao tính thuận tiện của sản phẩm (sản phẩm nhỏ
gọn, trái cây hoặc rau quả cắt lát, ghi nhãn rõ ràng,…), ưa thích các loại trái
10
cây và rau quả đặc sản của nước ngoài; không ăn nhiều một món nữa mà ăn
nhiều món khác nhau; chấp nhận sản phẩm giá cao miễn là chất lượng đi đôi
với giá. Hiện nay người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu
vị và lối sống. Nhờ có thu nhập cao, giao thông thuận tiện, họ thường đi du
lịch nhiều nơi trên thế giới theo đó nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả
ngoại nhập có xu hướng gia tăng. [19]
* Đài Loan:
Ở Đài Loan trong những gần đây, lượng rau an toàn được nhập khẩu
khá lớn tại các nước trong khu vực trong đó có nước ta, điển hình là ở Lào
Cai hàng năm sản phẩm rau an toàn được xuất khẩu sang Đài Loan trên 1000
tấn. Giá trị thu nhập trên 1 ha rau cao cấp xuất khẩu bình quân đạt 150 triệu
đồng/năm. [20]
* Hàn Quốc:
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất nông nghiệp nói
chung và rau quả nói riêng của Hàn Quốc liên tục giảm vì ngày càng thiếu lao
động làm Nông nghiệp và chi phí trồng trọt tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu các
mặt hàng nông sản nói chung và rau quả nói riêng vì thế cũng tăng lên nhanh
chóng. Đặc biệt là rau, quả đảm bảo an toàn. [19]
* Trung Quốc:

Vẫn là thị trường nhập khẩu lơn nhất các sản phẩm rau quả của Việt
Nam. Nhu cầu tăng cao tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và một số nước Đông Nam
Á trong những tháng đầu năm đã đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng
mạnh. Trong tháng 2/2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường
Trung Quốc đạt cao nhất với 4,4 triệu USD, tăng 42,6% so với cùng kì năm
2010. [19]
* Indonexia:
Đã vượt qua Nhật Bản và Liên Bang Nga để vươn lên vị trí thứ 2 trong
số những thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất Việt Nam đầu năm 2011.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Indonexia trong tháng
2 đạt 7,8 triệu USD, tăng 73,3% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 2
tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt
10,2 triệu USD, tăng 107,7%. [19]
11
* Thị trường Mỹ:
Trong năm 2013 nước ta đã xuất khẩu sang Mỹ được 1300 tấn thanh
long, 300 tấn chôm chôm, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt mức 1,04 tỉ USD,
tăng gần 200 USD so với kế hoạch.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), xuất
khẩu rau quả trong 2 tháng đầu năm 2014 đã đạt 136 triệu USD, tăng hơn
22% so với cùng kỳ năm 2013. [19]
2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
Trong nhưng năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất Nông
nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất nhanh. Do đó việc sản xuất Nông nghiệp của
nông dân ở các vùng ngày càng khó khăn, đứng trước thách thức này đòi hỏi
họ phải vận động để thay đổi hoạt động sản xuất như chuyển dần một phần
lao động trong nông hộ sang tham gia hoạt động phi Nông nghiệp, chuyên
môn hóa các loại cây đặc sản (cây ăn quả, cây cảnh…) hay chuyển từ sản xuất
rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Đi cùng với quá trình thay đổi
hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời của các

nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu hạn
chuyên san xuất và phân phối rau an toàn… Tuy nhiên, đối với mỗi địa
phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, cả nước hiện có 16 tỉnh, thành phố đã
và đang xây dựng vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn với 37.825 ha, trong
đó có 4.183 ha được chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT. Riêng 6
tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, diện
tích quy hoạch sản xuất RAT mới đạt 13.825 ha, trong đó mới có 6.755 ha
được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT (chủ yếu là Hà Nội).
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha rau,
quả cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau với tiềm năng rất
lớn về xuất khẩu. So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung
RAT hiện nay chiếm chưa tới 10%. Nhu cầu đối với rau an toàn và khả năng
sản xuất rau an toàn là rất lớn. Nói đúng hơn về lâu dài trên thị trường chỉ
được phép cung ứng và tiêu thụ RAT, tất cả các diện tích trồng rau cần phải
chuyển sang sản xuất RAT.
12
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Việt Nam vẫn
ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. So với mục
tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 của “Chương trình phát
triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010” thì đến năm 2006 chúng ta
mới xuất khẩu được 260 triệu USD, đạt 30% kế hoạch. Mặc dù đã có những
mô hình sản xuất RAT cho thu nhập 400 – 500 triệu đồng/ha nhưng cho tới
nay, nhận thức về vị trí, vai trò và lợi ích của việc phát triển sản xuất và xuất
khẩu RAT ở nhiều cấp chính quyền và doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ tập
chung nhiều vào quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, hoặc quy
hoạch đất cho cây lương thực và cây công nghiệp mà chưa có quy hoạch cụ
thể cho phát triển sản xuất RAT nhất là khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo
đột phá cho sản xuất RAT xuất khẩu. Hầu hết các địa phương đều chưa có
quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra

được các vùng sản xuất lớn, tập chung, chuyên canh cho RAT, tạo sản lượng
lớn ổn định, chất lượng cao… đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Quy mô
nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa. Cho tới nay, sản xuất của người nông
dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu
vào lợi thế khai thác tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các
mùa vụ (mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hóa tập trung quá
cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không
có, không tạo được sản lượng đủ lớn, ổn định cho xuất khẩu. Sản xuất chủ
yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200 – 300 m
2
. Quy mô sản
xuât quá nhỏ bé khiến cho lượng hàng hóa không nhiều. Hạ tầng cơ sở cho
sản xuất rau an toàn vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sản xuất
chung với cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất
khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn còn
thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có đơn vị nào tổ chức kinh doanh sản xuất,
xuất khẩu bài bản, chính quy theo các quy trình tiên tiến từ canh tác đến thu
hái, chọn lựa, phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho bảo quản lạnh, dưỡng sinh,
vận chuyển giao hàng đến tay người mua nước ngoài đảm bảo chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm như Công ty liên doanh của Hà Lan – Indonesia
13
HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay. Đa phần các doanh nghiệp sản xuất rau an
toàn không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có
thương hiệu riêng cũng khiến rau an toàn Việt Nam không tạo được chỗ đứng
trên thị trường. [21]
Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công
nghệ cao không dùng đất. Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹ đã
được nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát triển ở nước ta – PGS.TS
Hồ Hữu An, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Công nghệ này hoàn toàn

mới mẻ bởi khâu gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các
giá thể sẵn có như hộp xốp, giá nhựa,… Phân bón được sử dụng trên 10
nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích
kiểm chứng trên cơ sơ khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc tưới
nước sạch được cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của từng cây rau. Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố trí tự
động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để
cây có thể hút trực tiếp một cách đồng đều và tiết kiệm đặc biệt với vùng hạn
hán. Công nghệ này đã đảm bảo được độ an toàn rất cao cả về mặt chất lượng
cũng như hình thức và được nhiều người ưa chuộng.
Hệ thống công nghệ cao cũng giúp tự động hóa điều chỉnh trong nhiều
khâu khác như ánh sáng, bức xạ nhiệt, bảo đảm chất dinh dưỡng, nguồn nước,
các cây giống ươm trong nhà kính. Nhờ vậy, cây giống trong nhà kính có khả
năng đem lại năng suất cao, đặc biệt là các sản phẩm thu được rất sạch. Ví dụ:
Dưa chuột có thể đạt năng suất khoảng 250 tấn/ha so với mức bình thường ở
ngoài là 70 – 80 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất của dưa chuột vẫn chưa phải là
cao so với bởi vì tại Philippines, dưa chuột sản xuất trong nhà kính có thể đạt
300 – 400 tấn/ha, ở Australia còn lên tới 500 – 600 tấn/ha. Lý do đơn giản là
khí hậu của Việt Nam không được thuận lợi vì có độ ẩm cao. Phát triển nghề
trồng rau an toàn tức là việc tổ chức xây dựng ngành RAT thành một ngành
sản xuất riêng, có vị trí nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp. Sản xuất
rau an toàn phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau,
có giá trị hàng hóa cao, có thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm rau an toàn
14
có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng trong và ngoài nước. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất rau đang được
coi là vấn đề cốt lõi để tăng thu nhập, tăng chất lượng rau, quả Việt Nam.
Theo một số nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới
nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày
chúng ta cần khoảng 1300 – 1500 calo năng lượng để sống và hoạt động,

tương đương với lượng rau dùng hàng ngày trung bình một người vào khoảng
250 – 300 gr/ngày (tức khoảng 7,5 – 9 kg/người/tháng), lượng rau phải cung
cấp trung bình/người khoảng 360gr/ngày (tức khoảng 10,8kg/tháng/người).
Vì vậy, rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, nhưng
phải đòi hỏi an toàn vệ sinh thực phẩm, song sản xuất rau an toàn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu thị trường. [19]
Theo báo Hanoinet – Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng
lớn nên những năm gần đây, các địa phương trên cả nước đã dành nhiều ưu
tiên cho phát triển các vùng RAT và khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ.
Song trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, RAT vẫn khó “ chen chân” vào
các nhà hàng, siêu thị và các đại lý phân phối lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng rau và quả
chiếm 13,2% tổng giá trị sản lượng Nông nghiệp và 16% giá trị sản lượng
trồng trọt của cả nước. Nhưng sản lượng rau an toàn chỉ chiếm khoảng 5% và
chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của số người tiêu dùng, các bếp ăn tập thể
nội bộ, các trường học và những doanh nghiệp quan tâm đang ngày càng tăng
về số lượng.
* Thành phố Hồ Chí Minh: Theo tình hình hiện nay cho thấy tiềm năng
tiêu thụ của RAT là rất lớn (nhu cầu tiêu thụ rau của thành phố ước tính
khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ngày), hệ thống chuỗi siêu thị Sài Gòn Coop trên
địa bàn thành phố thu mua rau an toàn khoảng 40 tấn/ngày. [22]
*Thành phố Hà Nội: Sản lượng rau xanh toàn thành phố là 569.802
tấn/năm, đáp ứng 60% nhu cầu rau xanh của thành phố, trong đó RAT được
trên 131.000 tấn, đáp ứng được 14%, còn lại 40% lượng rau phải nhập từ các
tỉnh lân cận. [23]
15
* Tỉnh Tuyên Quang cũng như các tỉnh lân cận.
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của tỉnh Tuyên Quang rất lớn,
hàng năm số lượng rau an toàn sản xuất ra đều chưa đủ cung cấp cho toàn tỉnh
và các tỉnh lân cận. Tiềm năng phát triển thị trường tiêu thụ RAT tại thành

phố Tuyên Quang như: Siêu thị, chợ trung tâm, các nhà hàng, các bếp ăn của
khu công nghiệp…
Các tỉnh lân cận của Tuyên Quang đều là những khu tập trung dân cư
lớn như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang… Đây là những thị
trường lớn về tiêu thụ rau an toàn.
- Tình hình sản xuất rau cụ thể của thành phố Tuyên Quang
Để tăng hiệu quả kinh tế trên 1ha sử dụng diện tích đất nông nghiệp,
đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Thời gian qua
đã có nhiều vùng sản xuất rau trên điạ bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng quy
trình sản xuất rau an toàn. Tỉnh đã quan tâm xây dựng đề án phát triển rau an
toàn giai đoạn 2009 – 2015 và triển khai dự án mở rộng mô hình sản xuất rau
theo hướng an toàn tại một số xã, phường trong tỉnh như: Xã Vĩnh Lợi,
phường Tân Hà, Hưng Thành, Ỷ La và TP. Tuyên Quang với quy mô mở
rộng thêm 100 ha. Góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc áp
dụng công nghệ sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP được triển khai
trong những năm tới.
Với việc thực hiện triển khai dự án sản xuất rau an toàn trên địa bàn
tỉnh đã có một số vùng chuyên canh sản xuất rau như: Hưng Thành, Ỷ La,
Tân Hà… người dân thường trồng rau màu vụ đông thay vì trồng các loại cây
màu khác như khoai lang, khoai tây…
Là một trong những người đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở thành phố Tuyên Quang, ông
Nguyễn Ngọc Phú, trưởng cơ sở sản xuất RAT Phú Trúc, tổ 20, phường Hưng
Thành cho biết: Gia đình ông đã áp dụng mô hình trồng RAT đảm bảo đầy đủ
điều kiện sản xuất RAT theo hướng VietGAP từ năm 2009 đến nay ông đã
chuyển toàn bộ diện tích đất sẵn có của gia đình để trồn rau, củ, quả. Luân
phiên các loại cây trồng như bắp cải, xu hào, súp lơ, mướp hương, rau đay,
các loại rau gia vị…Hầu hết những loại rau màu này đều cho sản phẩm chất
16
lượng cao và có thời gian thu hoạch sớm hơn khoảng nửa tháng so với canh

tác theo cách thông thường. Trồng theo hướng này hoàn toàn phải sử dụng
các chế phẩm từ phân vi sinh, áp dụng các tiến bộ KHKT mới để canh tác,
hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV. Do đó vừa tiết kiệm được chi phí,
đồng thời nâng cao giá trị của cây rau thương phẩm. Trồng theo hướng an
toàn, vừa đảm bảo sự ổn định bởi không phải “hụt hơi” chạy theo giá thị
trường vì đã có đầu ra đảm bảo và cũng yên tâm đối với sức khỏe người tiêu
dùng. Hiện cơ sở có 12 thành viên (hộ), khi mới triển khai diện tích trồng
RAT chỉ có 0,7 ha nhưng đến nay đã phát triển lên 2,7 ha.
Theo đánh giá của nhiều người trồng rau tại các vùng chuyên canh rau
của tỉnh thì các sản phẩm sản xuất theo tiêu chí VietGAP cho năng suất và
chất lượng cao hơn so với việc sản xuất theo kiểu truyền thống. Bà Đỗ Thị
Xuân, cùng tổ 20, phường Hưng Thành, một hộ trồng RAT cho biết: ban đầu
gia đình bà chỉ dám chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang
trồng rau nhưng sau vài vụ thu hoạch thấy có hiệu quả bà đã quyết định
chuyển toàn bộ diện tích gần 3 sào sang trồng súp lơ, cà chua, bắp cải… mùa
nào rau đấy,năng suất luôn cao hơn từ 10- 15% so với trồng rau theo cách
thông thường. Cũng theo bà Xuân thì tuy giá trị đầu tư ban đầu hơi cao vì
phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn của hệ thống an toàn nhưng việc thu hồi
lại vốn cũng khá nhanh bởi giá bán các loại sản phẩm luôn ổn định và cao hơn
10- 15% sao với rau trồng không theo hướng an toàn. Trừ toàn bộ chi phí,
hàng năm vườn rau nhà bà Xuân đều cho thu nhập trên 50 triệu đồng.
Nhiều người làm nghề nông ở các phường Tân Hà, Ỷ La… cũng đã tiếp
cận mạnh mẽ với sản xuất rau an toàn theo các tiêu chí của tiêu chuẩn
VietGAP. Bà Lục Thị Nheo, tổ 3, phường Tân Hà có 2 sào quanh năm trồng
rau các loại và hoa cúc, hoa hồng theo các tiêu chí đủ điều kiện sản xuất an
toàn theo hướng VietGAP. Năm 2010, chỉ một vụ đông, trừ mọi chi phí, gia
đình bà thu về gần 40 triệu đồng. Gia đình anh Đoàn Văn Cường cùng tổ 3,
phường Tân Hà có trên 2 sào trồng các loại rau và được cấp giấy chứng nhận
đầy đủ điều kiện sản xuất RAT theo hướng VietGAP vào năm 2010. Từng đó
diện tích rau đã mang về cho gia đình anh mức lãi trên 60 triệu đồng, lợi

nhuận cao gấp 3- 5 lần so với cây rau trồng theo cách thông thường.
17
Anh Nguyễn Xuân Quế, cán bộ Khuyến nông phường Tân Hà cho biết:
hiện phường có 24 hộ trồng RAT theo hướng VietGAP trên diện tích 1,8 ha.
Theo nhiều hộ gia đình thì việc trồng RAT theo hướng VietGAP đã giảm
được chi phí chăm sóc, không ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời cũng tạo
được độ phì nhiêu cho đất… Tuy nhiên, hiện nay những cá nhân, nhóm hộ gia
đình trồng rau màu theo hướng VietGAP ở các vùng trồng rau màu cung cấp
cho thị trường thành phố, vẫn còn chiếm một tỉ lệ nhỏ so với hàng nghìn hộ
nông dân đang sinh sống bằng việc trồng rau màu. Việc giúp cho người làm
nông nghiệp ở thành phố tiếp cận với các tiêu chuẩn VietGAP trên diện rộng
và đồng bộ thực sự chỉ diễn ra khi người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm
nông nghiệp được sản xuất an toàn theo các tieu chí VietGAP ngày càng
nhiều. Sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như sự khắt khe
của thị trường đã khiến cho kiểu canh tác cũ ngày càng khó có “đất sống”.
Người sản xuất nông nghiệp ở thành phố cần phải có sự chuyển mình nhanh
chóng thay đổi tư duy sản xuất để kịp thời thích nghi với thị trường nếu
không muốn bị bỏ lại phía sau. [15]















18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình sản xuất rau an toàn tại xã
Vĩnh Lợi.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập chung đi sâu nghiên cứu về thực trạng sản xuất rau an toàn
của xã trong thời gian qua và đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy mô
hình phát triển một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
- Một số loại rau được nghiên cứu điển hình là: súp lơ, bắp cải, cà
chua, xu hào, mướp đắng Tình hình sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả của các
loại rau.
3.1.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
3.1.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ ngày 16/01/2014 - 27/04/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm tự nhiên, điều
kiện Kinh tế - Xã hội, cơ sở hạ tầng.
- Tìm hiểu những nhận thức đánh giá của người dân về công tác triển
khai mô hình rau an toàn.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương
trong những năm gần đây.

+ Căn cứ theo nội dung về tiêu chuẩn Rau an toàn (Chỉ tiêu về hình
thái, chỉ tiêu về nội chất)
+ Căn cứ theo nội dung về Nguyên tắc sản xuất rau an toàn theo tiêu
chuẩn GAP (đất, nước tưới, giống, phân bón, bảo vệ thực vật và thu hoạch,
đóng gói)

×