Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.46 KB, 72 trang )



1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRIỆU ĐỨC QUYÊN



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2010-2014








Thái Nguyên, năm 2014


2
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình phấn đấu và học tập với sự ủng hộ động viên từ gia đình,
bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường, và
sự dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành chương trình học đại học
ngành Phát triển nông thôn và khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, ban chủ nhiệm lớp cùng thầy cô trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi
xin cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Thắng, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, đóng
góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Ban
dân vận huyện Phú Lương, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Phú Lương,
Phòng thống kê huyện Phú Lương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ban
thống kê, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, phòng địa chính xã Động Đạt, giúp
tôi có điều kiện thực tế tìm hiểu hoàn thành đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận này không tránh khỏi thiếu
sót, kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn chỉ bảo, giúp đỡ để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện


Triệu Đức Quyên





3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Một số khái niệm 4

2.1.1. Khái niệm cơ hội 4

2.1.2. Khái niệm phát triển 4


2.1.3. Khái niệm công bằng 4

2.1.4. Khái niệm phụ nữ nghèo chủ hộ 5

2.1.5. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới 5

2.1.6. Khái niệm kinh tế hộ gia đình 6

2.2. Vai trò của phụ nữ 6

2.2.1. Vai trò vốn có của người phụ nữ 6

2.2.2. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp 11

2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 12

2.3.1. Vấn đề sức khỏe 12

2.3.2. Về chuyên môn kỹ thuật 14

2.3.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn nhân lực và ra quyết
định 15

2.3.4 Vấn đề bên ngoài xã hội 15

2.3.5 Yếu tố bên trong nông hộ 16

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17


3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Nội dung nghiên cứu 17

3.3. Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 17

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 18

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 19



4
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 20

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20

4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 23

4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã
Động Đạt 29

4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế

hộ trên địa bàn xã 29

4.2.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 36

4.3. Quan điểm, phương hướng và một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc
nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ 51

4.3.1. Yếu tố thuận lợi 51

4.3.2. Yếu tố cản trở 52

4.3.3. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt 55

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ gia đình trong phát triển kinh tế 56

4.4.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, các cấp trong việc thực
hiện bình đẳng giới 56

4.4.2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của
xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn 56

4.4.3. Nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ, kết hợp với giáo dục
truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ 57

4.4.4. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực 58

4.4.5. Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với

quá trình ra quyết định ở cơ quan, đơn vị, gia đình 59

4.4.6. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối
với phụ nữ 59

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1. Kết luận 61

5.2. Kiến nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64



5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra 18
Bảng 4.1: Diện tích đất phân loại theo đất của xã Động Đạt và một số xã lân
cận năm 2013 21
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Động Đạt 2011 – 2013 22
Bảng 4.3. Tình hình dân số xã Động Đạt giai đoạn 2011- 2013 24
Bảng 4.4. Lao động xã Động Đạt chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 25
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã
Động Đạt từ năm 2011 - 2013 26
Bảng 4.6. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2011 – 2013 29
Bảng 4.7. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 31
Bảng 4.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kì 2011 - 2016 33
Bảng 4.9. Phân loại kinh tế hộ tại xã Động Đạt theo chuẩn mới và mức sống

dân cư giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.10. Phụ nữ tham gia vào cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể tại thôn
nghiên cứu 37
Bảng 4.11. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở 03 thôn nghiên cứu 38
Bảng 4.12. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ 38
Bảng 4.13. Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở thôn
nghiên cứu 41
Bảng 4.14. Phân công lao động trong các hoạt động ở thôn nghiên cứu 42
Bảng 4.15. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại điểm nghiên cứu 46
Bảng 4.16. Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 46
Bảng 4.17. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại thôn nghiên cứu 48
Bảng 4.18. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công
cuộc phát triển 54


6
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Động Đạt năm 2013 22
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng dân số theo giới giai đoạn 2011 - 2013 25
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 32
Biểu đồ 4.4. Trình độ văn hóa của lao động nữ xã Động Đạt năm 2013 34
Biểu đồ 4.5. Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ trong 03 thôn nghiên
cứu trong một năm 45
Biểu đồ 4.6. Trình độ của nam và nữ trong độ tuổi lao động ở vùng thôn
nghiên cứu 49
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại khu vực
nghiên cứu 50
Biểu đồ 4.8. Nhân tố tác động đến nâng cao vai trò của phụ nữ 57





7
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
UBND Ủy Ban Nhân Dân
HĐND Hội Đồng Nhân Dân
NN & PNNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
LĐ & TBXH Lao động & Thương binh xã hội
TB Trung bình
Đoàn TN Đoàn Thanh niên
CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học
LHPN Liên hiệp Phụ nữ
CNVC Công nhân viên chức











1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao

động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu
cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò
của mình trong các lĩnh vực xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất,
phụ nữ luôn là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con
người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn góp phần vào việc
duy trì dân số để phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ
có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ
nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia của họ, bằng nhiều hình thức.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm gần 50% dân số cả nước, họ tham gia vào
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và
càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt
chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, lịch sử Việt
Nam đã ghi nhận những cống hiến của người phụ nữ. Trong công cuộc đổi
mới Đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn và phát huy, nêu cao tinh thần yêu
nước, đoàn kết, năng động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên
trong mọi lĩnh vực. Trong gia đình, người phụ nữ vừa là người con dâu, người
vợ, người mẹ, người thầy của các con, người chăm lo vun vén hay còn là
người thầy thuốc của gia đình.
Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm và phát huy vai trò của phụ
nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… Ở khu vực nông thôn,
cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi
phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong việc
phát triển kinh tế, ổn định an ninh quốc phòng địa phương, làm thay đổi diện
mạo khu vực nông thôn Việt Nam.


2
Xã Động Đạt là một xã miền núi của huyện miền núi Phú Lương của
tỉnh Thái Nguyên, với 49,3% dân số là phụ nữ [16]. Lực lượng này đã và

đang góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã. Tuy
nhiên, sự đóng góp này chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương
xứng với vị trí và vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các mối quan hệ xã
hội và đời sống gia đình. Đặt biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người
phụ nữ vừa phải tham gia hoạt động trong xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò
trong gia đình là một người vợ, người mẹ…
Qua quá trình công tác và nghiên cứ trong lĩnh vực liên quan đến phụ
nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội ban ngành đoàn
thể: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay như thế nào? Thực
trạng và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay ra sao? Giải
pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ ?
Vì vậy nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã miền núi Động Đạt
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình
được đặt ra như một nhu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính
khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những
tiềm năng to lớn của người phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong
quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, và hộ gia đình tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữa trong phát triển kinh tế hộ gia
đình nông thôn, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát
huy tiền năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
gia đình góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong xã Động Đạt.


3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương.
- Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữa
trong phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn xã Động Đạt và huyện Phú
Lương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thực tế thông qua việc
tiếp cận với các hoạt động thực tiễn của đề tài.
- Vận dụng những kiến thức đã được học tại trường và thực tiễn sau đó
có thêm kiến thức, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tiễn phục vụ công tác
sau này.
1.4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thấy được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, qua
đó khắc phục được những tồn tại, và những hiệu quả mà đề tài đem lại cho
đời sống xã hội của xã.



4
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm cơ hội
Cơ hội là một hoàn cảnh hoặc điều kiện thuận lợi mà ta cảm nhận được
nhưng rồi lại chẳng mang đến cho ta giá trị hoặc lợi ích gì trừ khi ta biết cách
lãnh đạo bản thân và người khác để tạo ra giá trị từ hoàn cảnh hoặc điều kiện

thuận lợi đó [4].
2.1.2. Khái niệm phát triển
- Phát triển được hiểu là một xã hội đạt đến mức thỏa mãn các nhu cầu
mà xã hội ấy coi là thiết yếu. Các nhu cầu ấy bao gồm: dinh dưỡng, giáo dục,
sức khỏe, vệ sinh, cung cấp nước sạch [2].
- Phát triển là sự tăng lên cả mặt số lượng và chất lượng. Hay nói cách
khác phát triển được coi là sự tăng trưởng về kinh tế, sự tiến bộ về xã hội và
sự bền vững về môi trường [2].
- Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống
của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội (Ranan Weitz, 1995) [1].
2.1.3. Khái niệm công bằng
Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả
phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người.Công bằng trước hết
phải được hiểu là sự bình đẳng trong cơ hội (equal opportunity), cơ hội làm
việc, cơ hội đầu tư, nghĩa là bình đẳng trong việc tiếp cận những cơ hội mà
với cố gắng và năng lực con người có thể đạt đến một mức sống cao hơn hiện
nay. Nói khác đi, nếu mọi tầng lớp dân chúng đều có cơ hội tham gia quá
trình phát triển và được hưởng thành quả tương ứng với sức lực, khả năng và
trí tuệ của họ thì đó là sự phát triển trong công bằng [3].


5
2.1.4. Khái niệm phụ nữ nghèo chủ hộ
- Khái niệm phụ nữ: Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã
trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội [9].
- Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người
hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc
điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ
thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường [9].

- Khái niệm nghèo: Theo ESCAP (1993) : Nghèo là tình trạng của một
bộ phận không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người, những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển và phong tục tập quán của từng địa phương [8].
- Phụ nữ nghèo chủ hộ là những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
bị chồng bỏ hoặc chồng mất, hoặc vì một lý do nào khác mà họ không có một
người đàn ông bên mình. Đó là những phụ nữ góa, ly dị hay ly thân, hoặc có
con mà không có chồng. Những gia đình này thường là những gia đình dễ bị
tổn thương trước những cú sốc về thiên tai, kinh tế [5].
2.1.5. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới
* Giới: Chỉ sực khác biệt xã hội về quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em
trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới., được hình thành và khác nhau
ngay trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian.
Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm,
nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính [4].
*Giới tính: (Gender) Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ
nữ và nam giới trên cả khía cạnh sinh học và xã hội. Là phạm trù chỉ quan
niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và
gắn cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới
tính khác nhau. Bởi vậy, đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được [4]


6
* Bình đẳng giới: Nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng
được công nhận và có vị thế bình đẳng [4].
Nam giới và nữ giới được bình đẳng về:
- Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng.
- Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triền.
- Quyền tự do và chất lượng cuộc sống.
2.1.6. Khái niệm kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình nông thôn là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư
liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu
hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao [21].
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên
các khía cạnh:
- Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân
tích kinh tế, các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao
động…) được góp thành vốn chung,mọi người đều hưởng phần thu nhập và
mọi quyết định đều dựa trên ý chung của các thành viên là người lớn trong hộ
gia đình.
- Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ
họ hàng, có cùng chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối
quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được
xem là hộ gia đình (Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung
một cơ sở kinh tế. [21]
2.2. Vai trò của phụ nữ
2.2.1. Vai trò vốn có của người phụ nữ
Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời.
Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại. Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn giải


7
phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ”. Vai trò của người phụ nữ luôn
được xã hội coi trọng và ghi nhận. Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã
hội, không chỉ giỏi công việc gia đình mà còn tích cực tham gia công tác xã
hội, gặt hái nhiều thành công trên các lĩnh vực. Vai trò của người phụ nữ trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng được khẳng định một cách
rõ nét hơn. Đó là những vai trò sản xuất, tái sản xuất và vai trò cộng đồng.

2.2.1.1. Vai trò sản xuất
Lịch sử loài người từ trước đến nay đã ghi nhận phụ nữ bao giờ cũng
có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Đối với xã hội, phụ nữ là một
lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người.
Ở Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo nhưng do
những điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế và xã hội quy định nên vai trò
phụ nữ luôn được đề cao. Trước hết là một quốc gia nông nghiệp lúa nước
cho phép phụ nữ tham gia vào mọi khâu trong quá trình sản xuất, các truyền
thuyết dân gian về “bà mẹ lúa” cùng với tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần còn
khá phổ biến cho tới tận ngày nay đã phản ánh công lao của phụ nữ trong việc
phát minh ra nghề nông cũng như vai trò quan trọng của họ trong sản xuất
nông nghiệp. Một đặc điểm khác là lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
cũng là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và làm thủy lợi đây là hai nhân tố
cơ bản tạo nên sự cố kết cộng đồng và là điều kiện thúc đẩy nhà nước hình
thành sớm ở Việt Nam thì đó cũng chính là nguyên nhân làm cho phụ nữ Việt
Nam phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm đối với gia đình và làng xóm. Đó
là khi nam giới thường xuyên phải vắng nhà vì bị huy động đi phu làm thuỷ
lợi và đi lính bảo vệ tổ quốc thì phụ nữ phải đảm đang gánh vác mọi việc từ lao
động sản xuất ngoài đồng ruộng cho tới nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ
già…Không những thế, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam
đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây


8
dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm
lược, bà Trưng, bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Ngoài ra
vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử còn thể hiện ở chỗ Việt Nam là một
nước nông nghiệp nhưng thu nhập từ nghề nông lại rất bấp bênh bởi thiên tai
thường xuyên xảy ra. Không những thế đất đai ít, dân số ngày càng tăng, thu
nhập ít ỏi từ nghề nông không đủ cho người nông dân trang trải gánh nặng tô

thuế và nuôi sống gia đình họ. Vì vậy người nông dân buộc phải làm thêm
nhiều nghề phụ và phát triển buôn bán nhỏ để đảm bảo cuộc sống. Những công
việc này phần lớn cũng do phụ nữ đảm nhiệm. Phụ nữ tham gia vào mọi hoạt
động sản xuất cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội.
Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam
Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và
Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc
tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người
phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích
cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội
đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển
theo xu thế chung của nhân loại”.
Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu
sắc và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước [6].
2.2.1.2.Vai trò tái sản xuất
Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản
thân con người để duy trì và phát triển xã hội góp phần sáng tạo nên nền văn
hoá nhân loại và là lực lượng không thể thiếu trong đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại.


9
Trước hết phải nói rằng, phụ nữ có ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc và
sự ổn định của gia đình. Đối với gia đình, phụ nữ là người chăm sóc và giáo
dục con cái chủ yếu, là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống và giữ vai trò trọng
yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình. Bất kỳ ở thời đại nào, quốc
gia nào, dân tộc nào sự ảnh hưởng của người phụ nữ cũng có sức lan tỏa rộng
lớn và thẩm thấu vào từng tế bào của xã hội tạo nên nó, nuôi sống nó. Họ là

người vợ hiền, luôn sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi và những đắng cay cùng chồng
để giữ cho cuộc sống gia đình hạnh phúc. Không chỉ giúp đỡ chồng trong
công việc gia đình, người vợ còn động viên, đưa ra những lời khuyên chân
thành giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công sự nghiệp của
chồng. Phụ nữ còn là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là
những tấm gương cho con cái noi theo, là người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh lợi
ích của bản thân với mong muốn con cái trưởng thành và thành đạt trong cuộc
sống. Họ là những người mẹ, người vợ luôn tiếp sức cho chồng con vượt qua
những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích cho gia đình, xã hội. Họ là
những người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, nuôi con khỏe, dạy con
ngoan, là hạt nhân xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn dân cư.
Có một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói: “Phụ nữ làm cho cách xử thế ở đời
được trau chuốt và khiến người ta chuộng sự lễ độ. Họ là thầy dạy chân chính
về mĩ quan và là người khích lệ mọi hi sinh. Hiếm có người đàn ông nào yêu
thương họ mà lại là người man rợ”.(G. Legouve).
Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng
dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những
người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng
bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những
khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Đúng như nhà thơ Victor Hugo đã
tùng viết: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu
và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ” [6].


10
2.2.1.3. Vai trò cộng đồng
Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực
tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và
nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị
gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều

lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công
nghiệp dịch vụ, may mặc Chị em đã có những đóng góp tích cực vào nghiên
cứu, triển khai các đề tài khoa học, dự án, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
nông, lâm nghiệp, xây dựng thành công các mô hình sản xuất. Chị em tham
gia tích cực vào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, kết hợp giữa chăn nuôi với
trồng trọt, xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa. Phụ nữ ngành giáo dục
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thi đua “dạy
tốt, học tốt” góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ
lần thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai
trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt
Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa
bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng
với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang".
Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào
các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều


11
lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…có thể nói, vai trò của
phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp
quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam [6].

2.2.2. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp
Bên cạnh những vai trò vốn có nói trên, phụ nữ Việt Nam còn đóng vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, họ lại là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Điều đó
được Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc khẳng định và nhấn mạnh, phụ
nữ là thành phần đóng góp quan trọng và đáng kể vào nền kinh tế cũng như
an toàn thực phẩm, nhưng họ cũng là thành phần thiệt thòi và yếu thế hơn
nam giới về mặt sở hữu đất canh tác cũng như những phương tiện sản xuất,
chưa được tiếp cận đúng mức với những nguồn tài nguyên cần thiết để nâng
cao năng lực sản xuất của mình. Đó là khoảng cách hoặc sự mất cân bằng giới
trong nông nghiệp, FAO kết luận.
Những nguồn tài nguyên cần thiết được kể ra là đất canh tác, phân bón,
thuốc trừ sâu, nguồn nước tưới, cơ giới tức máy cày, máy tưới, máy gặt, rồi
thì những thông tin về sự cải tiến, kỹ thuật hay phương pháp gieo trồng ứng
dụng khoa học vào nông nghiệp, nguồn hỗ trợ tài chính cho sản xuất. Tất cả
những điều đó phụ nữ nông thôn không được biết đến nhiều, không được
phục vụ nhiều như nam giới. Đó là lời ông Hiroyuki Konuma, phó tổng giám
đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, cũng là người đại diện khu vực
của tổ chức tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nói rằng tại một quốc gia
nông nghiệp như Việt Nam, số phụ nữ nông thôn nắm phần chủ động về tài
sản tức được vay tiền để sản xuất trong nông nghiệp chỉ chiếm 24% so với
33% phía nam giới. Mặt khác, những phương tiện hỗ trợ để sản xuất và phát


12
triển đối với phụ nữ vùng nông thôn Việt Nam chỉ vào khoảng 7,5% so với
33% phía nam giới.
Ở Việt Nam phụ nữ trong nông nghiệp chịu thiệt thòi hơn so với đàn ông
về mọi mặt. Phụ nữ Việt Nam sở hữu đất đai ít hơn nam giới, họ không được sử
dụng máy móc cơ giới trong nông nghiệp nhiều như đàn ông, họ không được

biết nhiều về các loại phân bón, không biết nhiều về lúa giống, không được
quyết định làm cách nào để nâng sản lượng, chính vì thế họ sản xuất kém hơn
đàn ông là vậy. Bà Terry Raney, chuyên gia kinh tế của Tổ chức Nông lương
Thế giới cũng quả quyết rằng dù không trầm trọng nhưng nếu khoảng cách giới
tính trong nông nghiệp đó ở Việt Nam được san bằng thì phụ nữ có khả năng sản
xuất không kém nam giới, góp phần trực tiếp và tích cực trước hết vào sự an
toàn lương thực cho chính người dân Việt Nam của họ trước.”
Những điều này không chỉ là kêu gọi suông hay nói suông mà được,
không thể ngồi chờ ngày một ngày hai chính sách và luật lệ sẽ thay đổi sẽ tạo
thuận lợi hơn cho phụ nữ, bà Terry Raney chia sẻ tiếp. Theo bà người phụ nữ
phải nắm phần chủ động. Có những nhóm phụ nữ làm nông, có những nông
hội dành cho phụ nữ, qua đó chính người đàn bà khẳng định vai trò, khả năng
và chỗ đứng thực tế của mình trên đất đai, trên ruộng vườn mà chính họ đổ
mồ hôi một nắng hai sương tạo ra miếng ăn cũng như của cải cho gia đình và
đất nước của họ [7].
2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn
2.3.1. Vấn đề sức khỏe
Sức khỏe là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với
phụ nữ thì sức khỏe lại ngày càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả
năng lao động của phụ nữ, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và
các thành viên trong gia đình. Những bà mẹ khỏe mạnh, sẽ sinh ra những


13
người con khỏe mạnh. Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khỏe cho phụ nữ là
một phương tiện cho việc phát triển kinh tế và phát triển con người.
- Về sức khỏe vật chất:
Qua kết quả khảo sát mức sống của Việt Nam (2010) cho thấy tình
trạng đau ốm theo giới tính như sau 68% (nữ) và 64% (nam). Tình trạng ốm
đau của phụ nữ cao hơn nam giới trong nghiên cứu trên đã phản ánh một thực

tế: sức khỏe phụ nữ là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là phụ nữ khu ở các
khu vực nông thôn. So với phụ nữ ở đô thị, phụ nữ ở nông thôn có tỷ lệ ốm
đau cao hơn 69,2% và 63,7%. Theo tôi, sức khỏe của phụ nữ nông thôn chịu
ảnh hưởng của một số yếu tố sau đây:
+ Lao động vất vả: Phụ nữ đảm nhận khối công việc nhiều hơn nam
giới. Thời gian làm việc của phụ nữ dài hơn và căng thẳng hơn. Bên cạnh đó,
phụ nữ nông thôn thường lao động vất vả trong thời gian mang thai, thời gian
này họ vẫn lao động bình thường, thậm chí lao động nặng trong những tháng
cần phải chú ý giữ gìn để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
+ Môi trường ô nhiễm: Với phụ nữ, ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm
càng nhiều, vì thời gian phụ nữ lao động hằng ngày trên đồng ruộng nhiều
hơn nam giới, nên dễ bị nhiễm độc bởi các hóa chất. Ở nhiều vùng nông thôn
Việt Nam có nhiều hồ, ao tù. Đây là nguồn nước chủ yếu của người dân nông
thôn (tắm, giặt giũ…) đồng thời cũng tạo điều kiện cho kí sinh trùng sinh sôi
nảy nở.
+ Lấy chồng sớm, sinh đẻ nhiều: Có thể nhận thấy ở Việt Nam có hiện
tượng tảo hôn. Những năm gần đây, ở các vùng nông thôn có hiện tượng tảo
hôn, lấy chồng sớm có xu hướng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân văn hóa – xã
hội, trong đó nguyên nhân muốn xây dựng gia đình để tách hộ nhận ruộng
khoán, nếu kết hôn muộn sẽ không có cơ hội nhận ruộng vì chính sách giao
ruộng dài hạn (15 đến 20 năm). Lấy chồng sớm dẫn đến hệ quả chưa được


14
chuẩn bị tốt về thể chất và tâm lý để làm dâu, làm vợ, làm mẹ, dẫn đến kiến
thức nuôi dạy con còn han chế… Sự thiếu hiểu biết về kế hoạch hóa nên dẫn
đến mang thai, sinh nở, nạo hút thai nhiều.
+ Dinh dưỡng không đảm bảo: Do còn thiếu kiến thức, dịch vụ xã hội
chưa được đảm bảo, nên suy dinh dưỡng ở phụ nữ không chỉ làm tăng tỷ lệ để
khó, tai biến thai sản dẫn đến tử vong mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con

cái. Hiện nay 35% trẻ em ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng (năm 2010).
- Về sức khỏe tinh thần:
Đời sống văn hóa nghèo nàn, sự thiếu đơn điệu trong đời sống văn hóa,
thiếu nơi vui chơi giải trí, hội họp sinh hoạt… Đời sống văn hóa nông thôn
nghèo nàn là một trong những lý do thúc đẩy thanh niên rời bỏ nông thôn ra
thành thị. Do vậy, xóa bỏ sự nghèo nàn trong đời sống văn hóa ở nông thôn
luôn là một yêu cầu bức thiết trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn chặn và loại bỏ những tệ nạn xã hội,
mê tín dị đoan, số đề…
2.3.2. Về chuyên môn kỹ thuật
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong những năm
gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt lao động nữ ở nông thôn thoát
ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhưng chưa thực sự
giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế
truyền thống, cùng với thiếu hụt của về năng lực và điều kiện của lao động nữ
trong sản xuất, kinh doanh. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm được tích
lũy theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Với phụ nữ nông thôn hiện nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ
có một ưu điểm nổi bật là sự khéo léo, tính toán giỏi giang và thành đạt chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người, số thành công do được học


15
hành, đào tạo chưa nhiều. Nhược điểm này sẽ là một hạn chết không nhỏ
trong việc phát huy nguồn nhân lực để phát triển nông thôn.
2.3.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn nhân lực và ra quyết định
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, những ảnh hưởng của
bất bình đẳng giới trong sự phát triển là: sự hạn chế của phụ nữ trong tiếp cận
các nguồn lược sản xuất đất đai, các dịch vụ khuyến nông và tín dụng. Phụ nữ

ít được tham gia trong các lĩnh vực, các cấp, ít có tiếng nói quyết định trong
nhiều lĩnh vực của đời sống gia đình, xã hội, ít nhiều còn bị phân biệt trong
tiếp cận phúc lợi về y tế, giáo dục [22].
2.3.4 Vấn đề bên ngoài xã hội
Quan niệm về giới, những phong tục, tập quán trong xã hội: Lao động nữ
trước hết phải lo việc gia đình, con cái. Dù làm bất công việc gì, việc nội trợ
vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta nhiều năm
nay. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng
sáng tạo của chị em, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình.
Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè
nặng lên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực,
thời gian, trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội. Chính sự
tồn tại của những quan niệm, hủ tục trên đã khiến nhiều chị em trở nên không
mạnh bạo làm ăn, không năng động sáng tạo bằng năm giới và gặp nhiều khó
khăn trong giao tiếp xã hội. Như vậy quan niệm giới, sự bất bình đẳng nam nữ
và phong tục tập quán đã là một nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai
trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kĩ thuật lao động nữ còn nhiều
hạn chế: Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi, phương tiện thông tin nghe nhìn
và sách báo đến với người dân còn nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ
tiếp cận và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức, phát triển
sản xuất và chăn nuôi, trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian sản xuất
và chăn nuôi, trồng trọt người phụ nữ dường như có ít thời gian dành cho nghỉ


16
ngơi hoặc hưởng thụ văn hóa tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức
xã hội mà họ phải dành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do
vậy lao động nữ bị hạn chế về chuyên môn và sự hiểu biết.
Lao động nữ bị hạn chế về kĩ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp

không ít khó khăn trong việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn,
tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kĩ
thuật mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống. Do vậy,
hiệu quả trong công việc và năng xuất lao động của họ luôn thấp hơn so với
nam giới.
2.3.5 Yếu tố bên trong nông hộ
Yếu tố không thể không nhắc đến có ảnh hưởng lớn tới vai trò của phụ nữ
đó chính là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra. Phụ nữ thường cho
rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình con cái…là việc của họ. Họ
cũng tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Vì lẽ
đó, họ đã vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ
công việc của gia đình và sản xuất càng đè nặng lên đôi vai người phụ nữ
khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, họ tự mất dần vai trò của mình
trong gia đình cũng như trong xã hội. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, phụ
nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song có
nhiều nguyên nhân gây cản trợ sự tiến bộ và vai trò của họ trong cuộc sống.
Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ
đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bất
bình đẳng. Vì thế cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với phụ nữ trên khắp
thế giới. Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng
và củng có thêm về nền văn minh nhân loại.






17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn xã
Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi ba thôn của xã
Động Đạt là: Đồng Nghiêm, Ao Chám, Đuổm
- Về thời gian nghiên cứu:
+ Các số liệu thứ cấp được lấy từ năm 2011- 2013
+ Các số liệu sơ cấp được lấy trong năm 2013
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ 01/2014 – 05/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã
Động Đạt.
- Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia
đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.
- Đề xuất ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữa
trong phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn xã Động Đạt và huyện Phú Lương.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1 Thông tin thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp được từ các bài báo, bài viết,
sách, các báo cáo và văn bản có liên quan đã được công bố.
- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND
huyện, xã từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet…


18
3.3.1.2. Thông tin sơ cấp

- Phương pháp quan sát: là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián
tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, dịa vật trên địa bàn
nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: là phỏng vấn dựa trên danh
mục các câu hỏi cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể
tùy thuộc vào ngữ cảnh hoặc đối tượng phỏng vấn.
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn điểm điều tra: Đề tài chọn ba thôn Đồng Nghiêm, Ao Chám,
Đuổm làm địa bàn nghiên cứu.
+ Chọn mẫu điều tra: Trong 353 hộ của ba thôn Đồng Nghiêm, Ao
Chám, Đuổm. Kết quả chọn mẫu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra
Thôn
Số hộ
điều tra
Phân theo mức sống
Nghèo Trung bình Khá
Đồng Nghiêm 25 3 13 9
Ao Chám 25 3 15 7
Đuổm 35 5 16 14
Tổng 85 11 44 30
Đây là bước hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến độ chính xác
của các kết quả nghiên cứu. Vì vậy, hộ nghiên cứu phải đại diện cho các hộ
trong vùng, số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ và đảm
bảo đủ các hộ thuộc 03 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu sơ cấp: Được tổng hợp và sử lý trên chương trình Exel.

×