Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Theo dõi khả năng ấp nở của trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và khối lượng trứng tại Bạch Thông - Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 61 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NÔNG VĂN BẰNG




Tên đề tài:
“THEO DÕI KHẢ NĂNG ẤP NỞ CỦA TRỨNG ĐÀ ĐIỂU THEO
TUỔI CỦA ĐÀ ĐIỂU MÁI VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG
TẠI BẠCH THÔNG - BẮC KẠN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y


Khóa học : 2010 – 2014






Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NÔNG VĂN BẰNG




Tên đề tài:
“THEO DÕI KHẢ NĂNG ẤP NỞ CỦA TRỨNG ĐÀ ĐIỂU THEO
TUỔI CỦA ĐÀ ĐIỂU MÁI VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG
TẠI BẠCH THÔNG - BẮC KẠN”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Mạnh Hùng
Bộ môn : Cơ sở




Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã nhận được sự dạy
bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Chăn Nuôi Thú Y,
của cán bộ và công nhân viên tại trại đà điểu xã Mỹ Thanh (Bạch Thông - Bắc
Kạn) cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng cán bộ
ccông nhân viên của trại đà điểu xã Mỹ Thanh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dương
Mạnh Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình

thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã dành tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo Nhà trường, các thầy cô giáo
trong khoa Chăn nuôi Thú y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc các bạn
sinh viên mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nông Văn Bằng
LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với
thực tiễn”, quá trình thực tập tốt nghiệp giúp mỗi sinh viên tiếp cận với thực
tế sản xuất để khi ra trường trở thành những kỹ sư chăn nuôi thật sự, có trình
độ chuyên môn vững chắc, giỏi về lý thuyết, thạo về thực hành có như vậy
mới đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.
Thông qua thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức đã
học, gắn lý luận với thực tế sản xuất. Thực tập tốt nghiệp còn giúp cho sinh
viên tích lũy kinh nghiệm để sau khi ra trường có thể vận dụng những kiến
thức đã học trong nhà trường phục vụ sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Với mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi
về thực tập tại trại đà điểu xã Mỹ Thanh (Bạch Thông - Bắc Kạn) của công ty
TNHH Hoàng Giang với đề tài: “Theo dõi khả năng ấp nở của
trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và khối lượng trứng tại Bạch

Thông - Bắc Kạn”.
Tuy nhiên, với thời gian thực tập có hạn, trình độ kiến thức và kinh nghiệm
chưa nhiều cho nên bản khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô trong
khoa và bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nông Văn Bằng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Kết quả phục vụ sản xuất 10

Bảng 2.1: Số lượng đà điểu nuôi trên thế giới qua các giai đoạn 25

Bảng 2.2: Số lượng đà điểu ở một số nước trên thế giới năm 1996 26

Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu đàn đà điểu 3 năm gần đây (con) 36

Bảng 2.4: Tuổi thành thục sinh dục của đà điểu bố mẹ (N = 10con) 37

Bảng 2.5: Năng suất sinh sản theo tuổi của đà điểu mái (3,5 tháng) 38

Bảng 2.6: Tiêu tốn thức ăn/1 trứng và/1trứng giống ở các năm sinh sản khác
nhau 38

Bảng 2.7: Tỷ lệ lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng đà điểu (N = 10) 39

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu trứng ấp của đà điểu 39


Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu trứng ấp theo khối lượng trứng 40

Bảng 2.10: Tỷ lệ ấp nở theo hình thái trứng 41





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
CHDC : Cộng hòa dân chủ
ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lượng
SL : Số lượng
N : Số lượng mẫu
PTNT : Phát triển nông thôn
TB : Trung bình
THCS : Trung học cơ sở
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thứ tự
MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1 - CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1


1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1

1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 1

1.1.1.4. Điều kiện giao thông 2

1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 2

1.1.2.1. Điều kiện kinh tế 2

1.1.2.2. Điều kiện xã hội 2

1.1.2.3. Điều kiện văn hóa 3

1.1.3. Tình hình sản xuất 3

1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt 3

1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 3

1.1.3.3. Công tác thú y 4

1.1.4. Tình hình sản xuất của Trại đà điểu huyện Bạch Thông 4

1.1.5. Đánh giá chung 4

1.1.5.1. Thuận lợi 4


1.1.5.2. Khó khăn 5

1.2. NỘI DUNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 6

1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6

1.2.1.1. Công tác giống 6

1.2.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 6

1.2.1.3. Công tác thú y 7

1.2.2. Phương pháp thực hiện 9

1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 10

1.3.1. Kết luận 10

1.3.2. Đề nghị 10

PHẦN 2 - CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 11

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 11

2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 11


2.1.2. Mục tiêu của đề tài 11

2.1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 12

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 12

2.2.1.1. Đặc điểm sinh học 12

2.2.1.2. Khả năng sản xuất 13

2.2.2. Tình hình chăn nuôi đà điểu trên thế giới và Việt Nam 25

2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi đà điểu trên thế giới 25

2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam 28

2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 29

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 31

2.3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 33

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 33


2.3.3. Thời gian nghiên cứu 33

2.3.4. Nội dung nghiên cứu 33

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu và xác định các chỉ tiêu 33

2.3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33

2.3.5.2. Đà điểu theo dõi 34

2.3.5.3. Khẩu phần ăn của đà điểu sinh sản 34

2.3.5.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và công thức xác định các chỉ tiêu 34

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 36

2.4. KẾT QUẢ VÀ BẢNG BIỂU 36

2.4.1. Số lượng và cơ cấu đàn đà điểu 3 năm gần đây 36

2.4.2. Giai đoạn sinh sản 37

2.4.2.1. Tuổi thành thục về tính và đẻ quả trứng đầu tiên 37

2.4.2.2. Năng suất sinh sản của đà điểu mái theo năm tuổi 37

2.4.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho một trứng 38

2.4.2.4. Tỷ lệ lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng đà điểu 39


2.4.2.5. Kết quả ấp trứng của đà điểu 39

2.4.2.6. Kết quả ấp trứng theo khối lượng trứng ấp của đà điểu 40

2.4.2.7. Tỷ lệ ấp nở theo hình thái của trứng 41

2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42

2.5.1. Kết luận 42

2.5.2. Tồn tại 43

2.5.3. Đề nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Mỹ Thanh là một xã thuộc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn có diện
tích tự nhiên là 3323,59 ha nằm cách trung tâm huyện Bạch Thông 30 km về
phía đông nam, cách trung tâm thị xã Bắc Kạn khoảng 12 km về phía tây
nam, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, giáp với các xã như sau:
Phía Bắc giáp xã Nguyên Phúc, xã Cao Sơn.
Phía Đông giáp xã Cao Sơn, xã Côn Minh (Na Rỳ).

Phía Nam giáp xã Tân Sơn (Chợ Mới), xã Xuất Hóa (Thị xã Bắc Kạn).
Phía Tây giáp xã Xuất Hóa và Huyền Tụng (Thị xã Bắc Kạn), Xã
Nguyên Phúc.
Xã Mỹ Thanh được chia thành các thôn bản: Nà Cà, Châng, Phiêng
Kham, Luông 1, Luông 2, Khau Ca, Khuổi Duộc, Thôm Ưng, Cây Thị.
1.1.1.2. Điều kiện đất đai
Địa hình xã rất phức tạp, là nơi hội tụ của hệ thống ghép nối dạng cánh
cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung
lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa hình đồi núi cao, độ dốc
lớn, bình quân 26 - 30 độ cao trung bình từ 120m đến 130m, diện tích đất ít
chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Thanh là 3323,59 ha, trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: 248,80 ha.
Đất lâm nghiệp : 2260,10 ha.
Đất khác : 814,69 ha.
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn
Mưa, bão tập trung vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa
thấp trung bình hành năm khoảng 1600 mm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
mùa cũng rất đặc thù. Nhiệt độ trung bình tháng nóng từ 25
0
C đến 28
0
C trong
2
khi nhiệt độ trung bình tháng lạnh là 10
0
C đến 11
0
C. Nhiệt độ cao nhất là
39,9

0
C, thấp nhất là -0,9
0
C, tháng lạnh nhất là tháng 2.
Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 10, lượng mưa bình quân năm 1586mm, chiếm 90% lượng mưa cả
năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10%
lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,9
o
C và thấp nhất là 16,4
o
C.
Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm
sau, gió nóng thường xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
Xã có con sông Cầu chảy dọc theo địa bàn xã nên thuận lợi cho ngành
trồng trọt phát triển.
1.1.1.4. Điều kiện giao thông
Có đường giao thông nối từ xã đến thị xã và các xã lân cận nhưng do
đường giao thông xuống cấp trầm trọng nên việc đi lại và thông thương hàng
hóa còn gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông lâm nghiệp là chính.
Cơ cấu kinh tế của xã:
Nông lâm nghiệp : 92%
Tiểu thủ công nghiệp : 6%
Dịch vụ : 2%
Xã đang từng bước phát triển dần lên nhưng do người dân chủ yếu là
chăn nuôi và trồng trọt theo phương thức tự cung tự cấp nên ngành kinh tế

vẫn còn yếu kém, đời sống nhân dân còn thấp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao
chiếm 21,97% của xã.
1.1.2.2. Điều kiện xã hội
Trên địa bàn xã hiện có 3 trường học là THCS, trường tiểu học và
trường mầm non. Những điều kiện đó giúp cho dân trí của xã được nâng lên
rõ rệt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
3
Có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia có 6 giường bệnh và có 5 cán bộ,
thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là
người già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã.
1.1.2.3. Điều kiện văn hóa
Gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống trên 9 thôn, bản khác nhau,
trong đó: Dân tộc Dao 208 hộ chiếm 42,7%; Tày 215 hộ chiếm 44,2%; Nùng
24 hộ chiếm 4,9%; Kinh 36 hộ chiếm 7,4%; Sán Trí 1 hộ chiếm 0,2%.
1.1.3. Tình hình sản xuất
1.1.3.1. Tình hình sản xuất của ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt của xã phát triển mạnh, chủ yếu là trồng lúa nước (2
vụ), ngoài ra người dân còn trồng các cây nông nghiệp khác như ngô, sắn,
dong giềng, đỗ tương, chít để tăng thu nhập cho gia đình.
Với diện tích đất nông nghiệp lớn nên việc giao đất, giao rừng tới tay
các hộ gia đình đã thực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân
trong việc trồng và bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh và
diện tích rừng mới trồng cũng được chăm sóc và quản lý tốt.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho người dân trong
xã cũng như các vùng lân cận, sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng
thu nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng
trọt vào chăn nuôi làm tăng giá trị sản phẩm, biến các chế phụ phẩm của

ngành trồng trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao
cho người lao dộng.
Chăn nuôi của xã vẫn theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi hộ
gia đình, chưa sử dụng phương thức chăn nuôi kiểu công nghiệp nên ngành
chăn nuôi phát triển còn chậm.
Đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường, đàn trâu của xã có xu
hướng giảm. Do người dân bán trâu chuyển sang mua máy cày hoặc mua
ngựa thồ
4
1.1.3.3. Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể
thiếu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành
bại của người chăn nuôi.
Căn cứ vào lịch tiêm phòng kỳ gia súc, gia cầm hàng năm xã đã tổ chức
tiêm phòng gia súc, gia cầm và tiêm phòng chó dại cho các hộ gia đình. Ngoài
ra mùa đông rét lạnh hay thời tiết thay đổi xã còn có công tác kiểm dịch,
phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm như che chắn chuồng trại, dự
trữ thức ăn (chủ yếu là rơm rạ).
1.1.4. Tình hình sản xuất của Trại đà điểu huyện Bạch Thông
Trại đà điểu được hình thành từ năm 2009 do công ty TNHH Hoàng
Giang lập ra và có diện tích khoảng 4 ha, nằm ở ven con sông Cầu và được
ngăn cách với khu dân cư xung quanh bằng dòng sông này và dãy núi phía
trước trại. Trại chỉ nuôi đà điểu và phương thức chăn nuôi của trại là nuôi
nhốt hoàn toàn.
Hiện tại trại có 280 con đà điểu trong đó có 76 đà điểu trống mái và
204 đà điểu nuôi thịt và hậu bị. Trại mới được hình thành nên vẫn đang trong
giai đoạn phát triển mạnh.
Công tác thú y và vệ sinh thú y hết sức được quan tâm. Với phương
châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trại chăn nuôi đã triệt để thực hiện tốt quy
trình vệ sinh thú y đồng thời công tác chăm sóc nuôi dưỡng cũng chú ý đúng

mức nên dịch bệnh không xảy ra, đàn đà điểu tiếp tục duy trì và số lượng đầu
con không ngừng tăng lên.
1.1.5. Đánh giá chung
Qua điểu tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những
thuận lợi và khó khăn của xã.
1.1.5.1. Thuận lợi
Mỹ Thanh đang ngày một phát triển chung cùng với sự phát triển của
cả nước với mức tăng trưởng trung bình khá với những thuận lợi sau:
- Có tiềm năng trong phát triển ngành nông - lâm nghiệp.
- Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực đã
có sự chuyển dịch theo xu hướng sản xuất hàng hóa.
5
- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
- Đất sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương trong thời gian qua đã
được quản lý sử dụng hiệu quả hơn.
- Diện tích đất chưa sử dụng lớn có thể khai thác vào các mục đích phát
triển kinh tế.
1.1.5.2. Khó khăn
Về điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình phức tạp ảnh hưởng đến chất lượng, vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật.
+ Sự tác động bất lợi của thời tiết như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét.
- Về kinh tế
+ Tốc độ phát triển kinh tế đạt trung bình khá, nhưng do nền kinh tế
còn thấp nên đời sống của nhân dân chưa cao.
+ Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp - xây dựng
chiếm tỷ lệ nhỏ, sản xuất tự cung, tự cấp nên việc chuyển dịch vụ cơ cấu gặp
nhiều khó khăn.
Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với

quy mô nhỏ lẻ, chưa thu hút thị trường.
- Về xã hội
+ Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lượng qua đào tạo còn hạn chế.
+ Do đặc điểm địa hành nên hệ thống đường giao thông phức tạp chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt giao thông nội đồng.
+ Hệ thống công trình công cộng, phúc lợi xã hội còn thiếu và xuống cấp.
+ Tỷ lệ hộ nghèo cao.
+ Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất phần lớn chưa cứng hóa nên
chưa chủ động được tưới tiêu trong nông nghiệp.
+ Sự phân bố dân cư theo phong tục và địa hình đã gây khó khăn trong
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

6
1.2. NỘI DUNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của trại và địa
phương chúng tôi đã đề ra nội dung phục vụ sản xuất như sau.
1.2.1.1. Công tác giống
Đà điểu sinh sản của trại đã được chọn lọc từ trước, chủ yếu là nhập từ
viện chăn nuôi về để phát triển và mở rộng chăn nuôi.
- Tiêu chuẩn chọn đực giống
Đà điểu trống chọn hình thể cân đối cường tráng phát triển bình
thường, tính ôn hoà, hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong,
mắt lớn và linh hoạt thể trạng không quá béo hoặc quá gầy. Đặc biệt lưu tâm
hai ngón chân khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn. Cơ quan sinh dục phải lớn dài
và cong về phía trái, chiều dài trung bình 25 cm. Những cá thể quá hung dữ
thường không giữ lại làm giống vì khó kiểm soát và dễ làm chấn thương con
mái. Đà điểu trống biểu hiện khỏe mạnh ở màu đỏ rực rỡ của mỏ và thân.
- Ghép đàn và phối giống

Từ 18 - 20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm
quen nhau. Khi muốn giao phối con trống lượn quanh mái, có động tác xòe
cánh đầu đánh sang hai bên hông, nếu mái đồng ý cho phối thì nằm xuống
chờ trống leo lên với một chân phải để lên lưng mái và hai đuôi úp dính vào
nhau. Động tác phối xong con trống đứng dậy bỏ đi, còn con mái vẫn nằm,
miệng tép tép sau 3 - 4 phút mới đứng dậy. Sự phối giống thường diễn ra vào
buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối.
Trống tốt có thể phối 10 - 12 lần/ngày. Ghép 1 đà điểu đực giống với 2 - 3 đà
điểu mái sinh sản.
1.2.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Cùng với các công nhân trong trại tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng đàn
đà điểu bố mẹ và đàn đà điểu nuôi thịt của trại.
Cho đà điểu ăn, cho uống nước và vệ sinh chuồng trại.
Đảo, trộn thức ăn cho đà điểu.
Thu nhặt trứng và bảo quản trứng trước khi đem vào ấp.
7
Cùng với kỹ sư chuyên về ấp nở của trại thực hiện quá trình ấp nở đà điểu.
Úm đà điểu con mới nở ra.
1.2.1.3. Công tác thú y
Tham gia công tác vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại.
Chuẩn đoán và điểu trị bệnh cho đàn đà điểu trong trại.
- Xử lý một số trường hợp chấn thương
Thương tổn ở đà điểu là nguyên nhân gây giảm giá trị kinh tế, nó
không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống mà còn gây
thiệt hại cho khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt về da và thịt. Điều này có
thể khắc phục được khi chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo đúng yêu
cầu.
Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường
không thích hợp có thể gây nên tai nạn. Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị
gãy chân, què, trật khớp.

Khi đà điểu đang chạy nhảy, do một nguyên nhân nào dó làm chúng sợ
hãi, chúng sẽ chạy toán loạn; giẫm đạp lên nhau khi cửa ra vào không đủ
rộng. Những vấn đề gây nên chân đà điểu không bình thường do tai nạn
chiếm 90%.
Mật độ đàn quá cao, sẽ làm tăng độ thiệt hại do thương tổn. Việc có các
cột ở hàng rào và đường chạy hẹp cũng gây nên thương tổn. Hàng rào không phù
hợp cũng có thể có các tác động trái ngược: Gây thiệt hại về da, tăng tỷ lệ chết;
đà điểu sợ hãi do tiếng động cơ máy bay, trực thăng cũng như các con vật không
quen thuộc khác như: ngựa, trâu bò, đó cũng là nguyên nhân gây tổn thương và
chết. Nhân tố này gây nên có thể do ảnh hưởng bố trí vị trí của trang trại.
Phương tiện chăm sóc cũng đòi hỏi thích hợp: Độ cao, độ chắc chắn
cũng nhằm hạn chế tối đa stress và thiệt hại cho đà điểu.
Do đà điểu là động vật đi bằng hai chân, nên bất kỳ một ảnh hưởng nào
tác động đến chân đều ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, khả năng nuôi
sống và hiệu quả sản xuất của con giống trưởng thành.
Do ưa vận động với tốc độ cao, đà điểu có thể bị tổn thương do va
chạm cơ học: rách da cổ, da chân. Nếu vết rách dài 10 cm thì phải can thiệp.
- Biện pháp can thiệp:
8
+ Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau).
+ Xử lý vết thương: cắt sửa, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1
g), tiếp theo khâu kín vết thương (5 - 7 cm) khâu một mối.
+ Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50
KgP/lần (chỉ cần tiêm một lần).
- Hiện tượng ăn vật lạ ở đà điểu
Hiện tượng này thường gặp do: Bản tính vặt cỏ, tính tò mò tự nhiên và
sự nhạy cảm đặc biệt với các vật có máu sáng. Sỏi, đá, cát, kim loại, thuỷ tinh,
các que gậy đều có thể được đà điểu ăn một cách ngon lành. Điều đó dẫn đến
mất tính thèm ăn và gầy sút ở đà điểu non, gây nên giảm tốc độ sinh trưởng,
con vật ít uống nước và thường dẫn đến hiện tượng mất nước, ruột tổn

thương, trực tràng có thể lòi ra ngoài (lòi dom).
Những vật lạ này khi vào đường tiêu hoá có thể dẫn dến mất cân bằng
hệ sinh vật đường ruột, gây nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến chết.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do thức ăn không có khẩu
vị thích hợp làm cho đà điểu ăn ít - đói - chúng sẽ ăn bất cứ vật gì tìm được,
cũng có thể do thiếu khoáng và vitamin trong khẩu phần.
Ngoài ra các nhân tố gây stress như: vận chuyển, mật độ đàn quá
đông cũng gây nên hiện tượng đà điểu ăn vật lạ nêu trên.
Điều trị:
- Dùng dung dịch Parapin, Metamuxyl, Tympanyl
- Rửa ruột.
- Phẫu thuật (nếu có thể).
- Bổ sung chất điện giải.
- Bón cho đà điểu ăn.
- Dùng các chất kháng sinh và kháng nấm đề phòng kế phát.
- Những vấn đề liên quan đến sinh sản
Sinh sản kém có thể do: sức khẻo yếu, dinh dưỡng không thích hợp,
chưa thành thục tính dục, stress (tiếng ồn, động vật khác ).
- Tuổi thành thục biến động trong phạm vi rộng, được quyết định bởi
nhiều yếu tố trong đó có nhân tố di truyền.
9
Cũng có khi buồng trứng của con mái có vấn đề, ngăn cản quá trình thụ
tinh trong khi trứng vẫn được sản xuất đều đặn, con trống cho chất lượng tinh
trùng kém do dinh dưỡng.
Phương pháp ấp nhân tạo không phù hợp là nguyên nhân chính gây nên
hiện tượng chết phôi, vận hành máy ấp có những sai sót về nhiệt độ, ẩm độ,
độ thông thoáng, đảo trứng trong các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn giữa và
cuối đều dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến tỷ lệ ấp nở.
- Dinh dưỡng cho đàn bố mẹ không đảm bảo cũng dẫn đến tỷ lệ chết
phôi cao, đà điểu non yếu ớt, dễ cảm nhiễm bệnh tật.

- Bệnh lý hoặc dị dạng bẩm sinh.
Dị dạng mỏ và mắt có thể xuất hiện do thiếu Mn, axít folic và Zn, hoặc
do điều kiện ấp nở không phù hợp, di truyền, độc tố.
1.2.2. Phương pháp thực hiện
Trên cơ sở điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội và rút ra các thuận lợi,
khó khăn của địa phương, tôi đã đề ra biện pháp phục vụ sản xuất như sau:
Bám sát cơ sở, theo dõi thường xuyên tình hình chăn nuôi, thú y trại và
địa phương.
Tìm tài liệu và sách để học các kiến thức chuyên môn, áp dụng các kiến
thức đã học được trong nhà trường vào thực tiễn sản xuất.
Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn của người chăn
nuôi trong trại.
Nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, tận tụy với công việc.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, với vốn kiến thức đã học trong nhà
trường và sự nỗ lực của bản thân, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng
dẫn, chủ trại lợn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền, nhân dân và cán
bộ khuyến nông, thú y của địa phương, tôi đã đạt được một số kết quả.
Biết được tình hình chăn nuôi của trại.
Học được thêm nhiều kinh nghiệm về ấp nở trứng cũng như công tác
chăm sóc và nuôi dưỡng đàn đà điểu.
Hiểu thêm về tập tính cũng như đặc điểm sinh học, sinh lý về đà điểu.


10
Bảng 1.1: Kết quả phục vụ sản xuất
Nội dung ĐVT Số
lượng

An toàn / khỏi

Số lượng Tỷ lệ (%)

Vắc xin phòng bệnh An toàn
Newcastle cho đà điểu Con 250 250 100
Điều trị bệnh Khỏi
Tiêu chảy cho đà điểu Con 5 4 80
Chấn thương cho đà điểu Con 7 5 71,4
Công tác khác An toàn
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Ô chuồng 34 34 100
Chăm sóc, nuôi dưỡng Con 280 280 100
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại đà điểu tại xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông
tỉnh Bắc Kạn, được sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty TNHH Hoàng
Giang, thầy giáo hướng dẫn, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong trại chúng tối
học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích về kỹ thuật chăn nuôi đà điểu. Đồng
thời, qua quá trình thực tập chúng tôi đã có cơ hội được vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn sản xuất, biết cách chuẩn đoán một số bệnh thông
thường hay gặp ở đà điểu và biện pháp phòng trị có hiệu quả.
Qua thực tế làm việc chúng tôi đã mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin vào khả
năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao, củng cố thêm lòng yêu
nghề. Cũng qua quá trình thực tập, chúng tôi nhận thấy bản thân mình cần
phải cố gắng nhiều hơn nữa, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo,
bạn bè, kết hợp với lý thuyết đã học ở trường, đồng thời phải thường xuyên
nghiên cứu, tham khảo những tài liệu mới để biết thêm những tiến bộ khoa
học kỹ thuật.
1.3.2. Đề nghị
Trong quá trình thực tập ở trại tôi có một số kiến nghị như sau:

Tăng cường áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn
sản xuất.
Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ và công
nhân yên tâm làm việc.
11
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
“Theo dõi khả năng ấp nở của trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và
khối lượng trứng tại Bạch Thông - Bắc Kạn”

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà điểu là loại gia cầm có khả năng thích ứng cao, đề kháng tốt với một
số bệnh nguy hiểm của gia cầm, tạp ăn, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu
chuồng trại đơn giản, thích hợp với chăn nuôi gia đình và trang trại. Đà điểu
có giá trị kinh tế cao, thịt của đà điểu còn được coi là thịt sạch của thế kỉ XXI.
Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ đà điểu của các nước trên thế
giới ngày càng tăng. Riêng thị trường châu Âu, nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3
- 4 lần khả năng cung cấp.
Ở Việt Nam chăn nuôi đà điểu bắt đầu từ năm 1996 với 100 trứng nhập
từ Zimbabwe ấp nở được 38 con nuôi đạt kết quả tốt, năm 1998 nhập 150 đà
điểu giống gốc từ Australia. Đã có sản phẩm thịt, các trang trại nuôi sinh sản
đã sản xuất được đà điểu giống, tạo tiền đề hình thành một nghề chăn nuôi
mới có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vài
năm gần đây đà điểu đã được nuôi trại 1 số tỉnh phía Bắc trong đó có tỉnh Bắc
Kạn, Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm trung tâm nội địa vùng
Đông Bắc. Có tiềm năng lớn về diện tích đất trồng cỏ và có khí hậu tương đối
phù hợp với điều kiện sống của đà điểu nên số lượng đàn đà điểu của Bắc Kạn

tăng nhanh qua các năm.
Xuất phát từ thực tế đó, em thực hiện đề tài: “Theo dõi khả năng ấp nở
của trứng đà điểu theo tuổi của đà điểu mái và khối lượng trứng tại Bạch
Thông - Bắc Kạn”.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
- Khảo sát khả năng ấp nở trứng đà điểu theo tuổi đà điểu mái, khối
lượng trứng và hình thái trứng đà điểu.
12
2.1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá một cách khách quan và có hệ thống khả năng thích nghi của
đà điểu nuôi sinh sản, chất lượng trứng và độ ấp nở của trứng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu góp phần nâng cao
hiểu biết về đà điểu mới được nuôi thích nghi tại Việt Nam trong những năm
gần đây.
Những tư liệu này, có thể được sử dụng trong giảng dạy, học tập và
tham khảo trong nghiên cứu khoa học.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh học
Theo phân loại động vật, đà điểu thuộc:
- Lớp : Chim
- Bộ : Struthioniformes
- Phân bộ : Struthiones
- Gia đình : Struthionidae
Đặc điểm chung của đà điểu là to lớn, không biết bay, cơ quan tiếp đất
gồm 2 chân với 2 ngón khỏe đặc trưng, cổ dài và đầu nhỏ. Đà điểu sống ở
Nam bán cầu vùng cận nhiệt đới, thích nghi vùng cao nguyên tương đối khô
cằn có thảm cỏ thấp để cung cấp đủ thức ăn và có tầm nhìn thoáng nhằm phát
hiện sớm và chạy tránh kẻ thù. Tuy vậy, khi thuần hóa chúng có khả năng
thích ứng rộng từ 50 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam với tất cả các loại hình khí

hậu, sinh thái khác nhau. Nhiệt độ môi trường biến thiên từ -30
0
C đến 40
0
C
đều không có ảnh hưởng đến chúng.
Đà điểu trưởng thành con trống đứng cao 2,1 - 2,75 m, nặng 120 - 145
kg có khi nặng tới 150 kg; con mái cao 1,75 - 1,90m nặng 95 - 125 kg. Kích
thước lớn là kết quả của sự tiến hóa để phù hợp với tính không biết bay khi ở
môi trường đồng cỏ Châu Phi có nhiều động vật ăn thịt săn đuổi.
Đôi chân dài và chắc chắn cho phép đà điểu chạy nhanh nhất trong thế
giới loài chim thậm chí đánh bại cả động vật có vú vì có thể đạt tới tốc độ 50 -
60 km/h trong vòng 30 phút, ở đoạn nước rút, có thể vọt tốc độ đến 70 km/h
với sải dài 3,3 - 3,5m. Trong điều kiện hoang dã, đà điểu thành thục về tính từ
13
3 - 4 năm tuổi, khi đã thuần hóa hoặc nuôi tại trang trại tuổi thành thục sớm
lúc 2 - 3 năm, đà điểu mái thành thục sớm hơn trống từ 5 - 6 tháng tuổi.
Từ mới nở tới 01 năm tuổi, đà điểu trống và mái đều có màu lông xám
như nhau. Từ 10 - 11 tháng tuổi trở đi, màu sắc lông thay đổi theo tính biệt, con
trống biểu hiện màu lông đen tuyền ở thân còn lông cánh và lông đuôi màu trắng
kèm theo sự rực rỡ màu chân và mỏ chuyển thành đỏ tươi. Sự phân biệt rõ tới
mức bằng mắt thường đã nhận thấy chúng từ xa. Con mái thì ngược lại vẫn giữ
nguyên màu xám tro để chúng dễ ẩn mình khi đẻ cũng như khi ấp trứng.
2.2.1.2. Khả năng sản xuất
Theo Nguyễn Thị Hòa (2006) [2], dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng
đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở, tuy vậy kết quả nghiên cứu về lĩnh
vực này so với gia cầm vẫn còn vô cùng đơn giản.
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần:
Protein (%) 16,0 - 16,5
Năng luợng ME (kcal) 2600 - 2650

Lizin (%) 1,1
Methionin (%) 0,4 - 0,45
Ca (%) 2,8 - 3,0
P (%) 0,45 - 0,48
Vitamin A (UI) 16000
Vitamin D (UI) 3700
Vitamin E (UI) 58,5
- Vòng đời sinh sản
Theo Lý Hồng Đức, Lâm Triết Huy (1995) [1], vòng đời sinh sản của
đà điểu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ thể con sinh sản. Con mái nuôi
trong điều kiện tốt, cho ăn theo khẩu phần có thể đẻ trứng trong 35 - 40 năm.
Đỉnh cao của vòng sinh sản rơi vào năm tuổi thứ 5 - 7 và duy trì trong 12 - 15
năm. Con trống được sử dụng trong 10 - 12 năm. khi so sánh với các loài gia
cầm khác thì vòng đời sinh sản của đà điểu dường như kéo dài hơn. 40 năm là
con số ấn tượng khi so sánh với các loài gia cầm khác.
14
Đà điểu một năm có thể đẻ 40 - 60 trứng, mỗi trứng nặng 1,2 - 1,5 kg.
Con nở ra cân nặng 0,8 - 1,0 kg sau 10 - 12 tháng tuổi nuôi đạt khối lượng
100 - 110 kg/con. Qua thực tế cho thấy một năm từ 01 mái mẹ có thể sản sinh
20 - 25 con non sau 10 - 12 tháng nuôi đạt 2.000 - 2.500 kg thịt hơi. Nếu so
sánh với bò, lợn hoặc gia cầm thì hiệu suất sản xuất thịt hơi từ 01 mái mẹ ở đà
điểu đạt cao nhất. Thời gian khai thác đà điểu mái từ 40 - 50 năm và cho được
90 - 110 tấn thịt trong khi đó 01 đời bò chỉ sản xuất được 2,1 - 2,5 tấn thịt và
01 đời gà 240 kg thịt hơi, 01 đời lợn 4,5 - 7,7 tấn.
- Mùa vụ sinh sản - quy luật đẻ
Ở Việt Nam đà điểu đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 - 9 năm sau.
Nghỉ đẻ và thay lông 3 - 3,5 tháng, trong ngày đẻ tập trung từ 14 - 19 giờ. Vì
vậy, thời gian này phải bố trí người trực đẻ kịp thời nhặt trứng ra khỏi ổ tránh
để chúng dẫm vỡ. Nếu quá 19 giờ mà không thấy đẻ xem như ngày hôm đó
không đẻ.

Đà điểu mái đẻ theo từng đợt được 8 - 10 quả trứng thì nghỉ sau 7 - 10
ngày mới tiếp tục đẻ lại. Con đẻ ít có thể gián đoạn 1 - 2 tháng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng
Do nhu cầu con giống trên thế giới nên nâng cao sản lượng trứng đà điểu
có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở nhiều nước, người chăn nuôi hướng tới
vừa nâng cao số lượng trứng của một con mái vừa giảm độ tuổi thành thục sinh
dục. Trên thế giới đã có rất nhiều tiến bộ về lĩnh vực này. Kết quả chọn lọc được
tiến hành trên 100 năm qua cho thấy con mái bắt đầu đẻ trong điều kiện trang trại
vào năm tuổi thứ 2 - 2,5 trong khi con trống đến tuổi thành thục vào khoảng 3
năm. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp đà điểu đẻ trứng đầu vào tháng tuổi thứ
16 - 18.
Trong tự nhiên, đà điểu đến tuổi thành thục vào năm thứ 4 - 5. Vì thế,
thuần hóa đã giảm được tuổi thành thục sinh dục. Hơn thế nữa, đà điểu trang
trại đã đẻ được nhiều trứng hơn so với nhu cầu duy trì giống nòi. Trong tự
nhiên, một ổ trứng đà điểu thường có 12 - 18 quả (từ con mái chính). Trong
trang trại, những con mái đẻ từ 40 - 100 quả và đôi khi còn nhiều hơn thế. Một
số con mái nuôi trong các trang trại của Mỹ thậm chí còn đẻ tới 130 quả/mùa
15
cho dù hầu hết chỉ là 40 - 60. Số lượng trứng cao nhất của một con mái/mùa
được ghi nhận là ở Hoa Kỳ với 167 quả.
Sự khác biệt lớn trong số lượng trứng đà điểu là một ảnh hưởng của
nhiều yếu tố di truyền và môi trường. Một trong số đó là độ tuổi. Con mái non
trong mùa sinh sản đầu tiên đẻ 10 - 20 quả với khối lượng 1.100 - 1.600 g. Số
lượng và khối lượng trứng tăng lên trong các mùa tiếp theo. Trong mùa sinh
sản thứ 2, khối lượng trứng đạt trung bình khoảng 1.500 g. Các loài phụ đà
điểu cũng rất quan trọng. Black Châu Phi được biết đến có năng suất trứng cao
nhất. Hơn thế, loài này còn đến tuổi thành thục sớm hơn cả Blue Neck hoặc
Red Neck.
Theo Đặng Quang Huy (2001) [3], điều kiện khí hậu cũng là yếu tố quan
trọng và người ta cho rằng kiểu khí hậu tối ưu đối với đà điểu là ở Nam Phi

(ấm và khô). Sản lượng trứng ở đó cao hơn Châu Âu. Số lượng trứng/mùa ở
Nam Phi đạt khoảng 60 quả/mái trong khi đó ở Châu Âu thường dao động từ
35 - 50.
Sản lượng trứng cũng phụ thuộc vào độ dài ban ngày. Các quá trình
sinh học của đà điểu trong mùa sinh sản được ánh sáng kích thích rất lớn. Nó
đóng một vai trò đặc biệt trong các quá trình liên quan đến cực điểm giới tính
và hình thành trứng. ánh sáng kích thích quá trình sản sinh estrogen có nghĩa
là lượng huyết thanh trong máu tăng lên cùng với độ dài trong ngày. Tuy
nhiên, mức độ protein trong thức ăn được tăng lên trong mùa sinh sản và ở
phương diện nào đó cũng tăng khả năng sinh sản của chúng. Cần duy trì ánh
sáng nhân tạo kéo dài trong ngày đảm bảo thời gian chiếu sáng 16 h/ngày
trong cả mùa sinh sản.
- Đặc điểm sinh học của trứng
+ Khối lượng
Loài chim chạy đẻ trứng có kích thước rất lớn. Trứng đà điểu là loại
lớn nhất trong tất cả các loài chim hiện nay, to gấp 25 lần trứng gia cầm
(trung bình 60 g/quả).
Mặc dù, những con càng to thì đẻ trứng càng lớn nhưng trứng đà điểu
lại là loại nhỏ nhất nếu so sánh với khối lượng cơ thể của con mái trưởng
thành, chỉ bằng 1 - 1,2% so với khối lượng cơ thể.
16
Khối lượng trứng đà điểu, trung bình khoảng 1.500 g nhưng lại dao
động từ 1 đến 2 kg và khối lượng trứng trong bất kỳ lứa nào cũng đều rất
khác nhau.
+ Hình dạng và kích thước
Nhìn chung, trứng đà điểu không nhọn bằng trứng gia cầm cho nên rất
khó phân biệt đầu có buồng khí nếu không được soi kiểm tra.
Trứng đà điểu có chiều dài trung bình là 15,3 cm (giao động 14 - 17
cm), chiều rộng trung bình là 12,3 cm (giao động 11 - 13 cm) và dài /rộng là
1,25 (giao động 1,18 - 1,25). Phần bề mặt vỏ trứng xấp xỉ 582 cm

2
.
+ Cấu trúc trứng
Cấu trúc đà điểu tương tự như của gia cầm:
Cấu trúc trứng đà điểu












Nguồn: Reiner G, Dorau H.P, Drapo V (1995) [21]
AS - khoang khí; Bl - bì phôi; C - dây chằng; ISM - màng vỏ trong; ITW -
lòng trắng mỏng trong; OSM - màng vỏ ngoài; OTW - lòng trắng mỏng
ngoài; S - vỏ; TW - lòng trắng dầy; VM - màng noãn hoàng; Y - lòng đỏ
+ Chất lượng trứng
Chất lượng trứng tốt là tiền đề cho tỷ lệ nở và nuôi sống cao. Một quả
trứng chất lượng cao chỉ được đẻ ra khi con mái đang ở trong điều kiện và
tình trạng tốt nhất và được giao phối cùng con đực cũng đang trong tình trạng

×