Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.19 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



DƯƠNG LỆ GIANG


Tên đề tài:
“THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ HF TỪ GIAI
ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 2 THÁNG TUỔI TẠI TRẠI BÒ SỮA CÔNG
TY CP SỮA TH MILK FOOD JSC NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN -
NGHỆ AN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Từ Quang Hiển







Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng quan trọng nhất trong suốt giai
đoạn học tập của sinh viên. Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống
lại toàn bộ kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực
tế sản xuất, rèn luyện nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn,
nắm được phương pháp tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Sau gần 6 tháng thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành được bản
khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự
giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân, em
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo đã tận tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Từ Quang Hiển đã hướng dẫn em
hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới mọi người thân trong
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ em cả về vật chất
và tinh thần để em yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Em cũng xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng
chấm khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên




Dương Lệ Giang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TN : Thí nghiệm
ĐC : Đối chứng
KL : Khối lượng
Nxb : Nhà suất bản
Cs : Cộng sự
TS : Tiến sĩ
Ss : Sơ sinh
KHKT : Khoa học kỹ thuật
HF : HolsteinFresina
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí đàn bê thí nghiệm 25
Bảng 2.2. Chế độ ăn của bê theo tuổi 25
Bảng 2.3. Lịch dùng vaccine phòng bệnh cho bê thí nghiệm 26
Bảng 2.4. Tỉ lệ sống của bê thí nghiệm 29
Bảng 2.5. Sinh trưởng tích lũy của bê thí nghiệm 30
Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của bê thí nghiệm 31
Bảng 2.7. Sinh trưởng tương đối của bê thí nghiệm 32
Bảng 2.8. Lượng thức ăn tiêu thụ/con/ngày của bê 34
Bảng 2.9. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 35
Bảng 2.10. Tiêu tốn protein và tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng

khối lượng 35
Bảng 2.11. Các bệnh cảm nhiễm của bê 36
Bảng 2.12. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở bê 37



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bê qua các kỳ cân 30
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đàn bê thí nghiệm 32
Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của bê thí nghiệm 33



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai 1
1.1.1.3. Khí hậu thủy văn 1
1.1.1.4. Tài nguyên nước, đất đai 2
1.1.1.5. Giao thông 3
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3
1.2.1.1. Tình hình dân cư dân trí 3
1.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội 3
1.1.2.3. Tình hình kinh tế 3

1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 4
1.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi thú y 4
1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 4
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Trại 4
1.1.4.1. Cơ cấu của trại 4
1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trại 5
1.1.5. Đánh giá chung 5
1.1.5.1. Thuận lợi 5
1.1.5.2. Khó khăn 6
1.2. Nội dung, biện pháp thực hiện và kết quả công tác phục vụ sản xuất 6
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6
1.2.1.1. Công tác chăn nuôi 6
1.2.1.2. Công tác thú y 6
1.2.1.3. Công tác khác 6
1.2.2. Biện pháp thực hiện 7
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.3.1. Công tác thú y 8
1.2.3.2. Công tác chăn nuôi 11
1.2.3.3. Công tác khác 12
1.3. Kết luận và đề nghị 13
1.3.1. Kết luận 13
1.3.2. Đề nghị 13
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14
2.1. Đặt vấn đề 14
2.2. Tổng quan tài liệu 15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15
2.2.1.1. Giống và sự phân bố 15
2.2.1.2. Đặc điểm ngoại hình 15
2.2.1.3. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của bê 16
2.2.1.4. Các đặc điểm sinh trưởng của bê 16

2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 19
2.2.1.6. Chăm sóc quản ly bê 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 22
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 23
2.2.3. Một vài nét về bê thí nghiệm 24
2.2.3.1. Nguồn gốc, đặc điểm bê con 24
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 25
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và cách chỉ tiêu theo dõi 25
2.3.3.1. Nội dung nghiên cứu 25
2.4.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 25
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 26
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 28
2.4. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả 28
2.4.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của bê 28
2.4.1.1. Tỉ lệ nuôi sống đàn bê theo tuần tuổi 28
2.4.1.2. Khả năng sinh trưởng của bê thí nghiệm 29
2.4.1.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 33
2.4.2. Mức độ cảm nhiễm của bê 36
2.4.2.1. Các bệnh cảm nhiễm của bê 36
2.4.2.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở bê 36
2.5. Kết Luận và đề nghị 37
2.5.1. Kết luận 37
2.5.2. Tồn tại 38
2.5.3. Đề nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nghĩa Sơn nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý
105
0
16’ - 105
0
26’ kinh Đông và 19
0
25’ - 19
0
28’ vĩ độ Bắc.
Xã là nơi giao nhau giữa con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí
Minh với quốc lộ 48: Đường Hồ Chí Minh chạy dọc qua huyện Nghĩa Đàn
theo hướng Bắc Nam. Quốc lộ 48 bắt đầu từ Quốc lộ 1A (tại xã Yên Lí thuộc
huyện Diễn Châu, cách Nghĩa Sơn 50km về phía Đông) là con đường huyết
mạch của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chạy ngang qua huyện Nghĩa Đàn
theo hướng Đông - Tây và giao nhau với đường Hồ Chí Minh tại xã Nghĩa
Mỹ - thị trấn Thái Hòa.
Do vậy Nghĩa Sơn có vị trí giao thông rất thuận lợi cho việc vận
chuyển bò sữa, nguyên vật liệu phục vụ trong quá trình chăn nuôi và sản
phẩm được phân phối tới mọi nơi trên toàn quốc.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Nghĩa Sơn được chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi chiếm riện tích
lớn 92%, trong đó 65% đồi núi thoai thoải, 27% đồi núi cao, 8% còn lại là

diện tích đồng bằng nhỏ và hẹp. Kiểu địa hình này rất thích hợp cho chăn nuôi
đại gia súc, đặc biệt là phát triển đồng cỏ cho bò thịt, bò sữa. Mặt khác đồi núi
thấp là chiếm phần lớn tạo ra một vùng tiểu khí hậu mát mẻ so với các vùng
trung tâm xung quanh thích hợp cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi
bò sữa.
* Khí hậu thủy văn
Nằm trong khu vực Bắc trung bộ, nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ dệt.
Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, chịu ảnh hưởng của gió phơn
Tây Nam khô và nóng. Vào mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc lạnh và ẩm ướt.
2
Nhiệt độ trung bình năm là 25,2
0
C, trung bình tháng cao nhất là tháng
6, tháng 7 từ 31 - 33
0
C, dưới 20
0
C chỉ xuất hiện ở ba tháng: tháng 12, tháng 1,
và tháng 2. Có 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình vượt qua
25
0
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) là 18
0
C. Biên độ nhiệt độ ngày và
đêm qua các tháng mùa Hè từ 8
0
C - 10
0
C. Trong các tháng mùa đông do nhiệt

độ xuống thấp nên thường xuất hiện sương mù, có năm có sương muối nhưng
ít ảnh hưởng đến sản xuất.
Mùa mưa ở Nghĩa Sơn bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12, bình quân
khoảng 126 ngày mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1519,9 -
31105,5 mm. Từ tháng 1 đến tháng 7 lượng mưa thấp hơn 200 - 706 mm.
Tổng lượng nước bốc hơi bình quân năm là 825 mm.
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm phổ biến từ 86 - 87%, chênh
lệch giữa các tháng là không đáng kể.
1.1.1.4. Thủy văn
Nghĩa Sơn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của
sông Cả bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào. Sông Hiếu dài 217 km, chảy qua
huyện Nghĩa Đàn dài 44 km, tổng diện tích lưu vực 3900km
2
. Ngoài ra trên
địa bào của xã còn có một số nhánh sông như sông Sào dài 43km. Các sông
suối quanh năm có nước thuận lơi cho sản xuất và thủy lợi. Bên cạnh đó còn
có nguồn nước ngầm qua khảo sát cho thấy khá dồi dào, mực nước ngầm bình
quân 6 - 7 m, mùa khô hạn 10 - 14m, mùa mưa 4 - 5m, có nơi 2m. Như vậy
nguồn nước ở Nghĩa Sơn là tiềm năng lớn cung cấp nước phục vụ cho sản
xuất cũng như chăn nuôi.
Nghĩa Sơn thuộc vùng núi thấp, địa hình ít phức tạp. Bao vòng ngoài là
những dãy núi có độ cao 300 - 400m, nối tiếp nhau liên tiếp, dạng địa hình
này chiếm khoảng 27% diện tích tự nhiên. Khu vực phía Nam và vùng trung
tâm có địa hình đồi thoải, có độ cao 70 - 200m, chiếm diện tích lớn nhất
khoảng 65% diện tích tự nhiên. Nằm xem kẽ giữa các vùng đồi thoải là những
thung lũng thấp, có độ cao 40 - 70m, chiếm khoảng 8% diện tích. Tổng diện
tích đất tự nhiên 16,5km
2
. Với địa hình đất đai trên Nghĩa Sơn có thế mạnh
phát triển lâu dài các ngành kinh tế trọng điểm.

3
1.1.1.5. Giao thông
Xã Nghĩa Sơn là nơi giao nhau giữa con đường mòn Hồ Chí Minh với
quốc lộ 48. Đường Hồ Chí Minh tiếp cận với tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ xã
Nghĩa Lâm và chạy dọc theo hướng Bắc - Nam đi qua các xã của huyện
Nghĩa Đàn. Quốc lộ 48 bắt đầu từ quốc lộ 1A cách xã Nghĩa Sơn 50km về
phía Đông, là con đường huyết mạnh của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Với
giao thông thuận lợi trên là điều kiện thuận tiện giúp đẩy mạnh tốc độ phát
triển kinh tế toàn huyện.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Tình hình dân cư dân trí
Theo số liệu thống kê đến 01/01/2009 dân số toàn huyện Nghĩa Đàn có
28.772 hộ, 131.134 người (bằng 2,2% dân số cả tỉnh). Trong đó xã Nghĩa Sơn
có 5.5439 người, mật độ dân số bình quân là 212 người/km
2
. Dân số của xã
định cư tương đối ổn định trên 12 thôn (bản) bao gồm ba dân tộc cùng chung
sống là Kinh, Thái và Tày. Trong đó người Kinh chiếm 70,6%, người Thái
chiếm 21,5%, và người dân tộc Tày chiếm khoảng 7,9%.
1.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội
Xã Nghĩa Sơn phấn đấu đưa giáo dục đào tạo đạt mức tiên tiến trong
tỉnh. Bên cạnh nâng cao đội ngũ giáo viên, xã sẽ phấn đấu tăng cường đầu tư
củng cố hóa trường học, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Năm 2010 tỉ lệ
gia đình văn hóa cả xã là 69,3%.
Xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Luôn phấn đấu đẩy mạnh công tác xã
hội hóa, gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn
đề xã hội. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đang phấn đấu xây dựng
nền văn hóa, giáo dục và y tế của xã ngày càng hiện đại hơn.
1.1.2.3. Tình hình kinh tế
Xã đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10%/năm, giá trị sản

xuất toàn xã đạt gần 100 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,6 triệu
đồng/năm. Các dự án lớn được nhà nước đầu tư xây dựng đã đi vào hoạt
động, đặc biệt là dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung theo quy
mô công nghiệp. Đây là dự án lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đầu tiên tại Nghệ An và trên cả nước. Dự án do Ngân hàng
4
thương mại Cổ phần Bắc Á tư vấn, đầu tư tài chính và Công ty cổ phần Thực
phẩm sữa TH làm chủ đầu tư, với mức đầu tư ban đầu là 1,2 tỉ USD. Dự án
này đạt mục tiêu đưa tổng số đàn bò phát triển lên 45.000 con, phạm vi
nguyên liệu 8.100 ha và một nhà máy chế biến sữa công suất 500 tấn/ ngày
bằng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại của Israel.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi thú y
Nghĩa Đàn là vùng có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc như
trâu, bò, lợn và gia cầm là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nông dân.
Tổng đàn trâu của xã năm 2013 ước đạt 1000 con, bò là 978 con, đàn lợn
2045 con, đàn gà 5689 con. Các ngành chức năng đã chỉ đạo để thực hiện dự
án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tiến triển hết sức thuận lợi. Dự án của
công ty cổ phần sữa TH cho ra sản phẩm năm 2013 đạt 14.781 tấn sữa. Hàng
năm toàn xã đều thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khoanh vùng
dập dịch và tiến hành tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh nguy hiểm. Các tổ
thú y trong toàn xã kịp thời tổ chức phun tiêu độc khử trùng và tổ chức lập
chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông quan trọng.
1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Đất đai toàn xã chủ yếu là đất đỏ Bazan đây là quỹ đất tốt, tầng đất dày
cùng với địa hình ít phức tạp nên thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng
nhất là cây lâu năm, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả các loại. Cây
trồng chủ yếu: Chè, cao su, cà phê, mía, cam, lúa, ngô. Năm 2013 tổng sản
lượng lương thực đạt 15.240 tấn, mía đạt 121.410 tấn, cao su 78 tấn, cam 875 tấn.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Công ty

1.1.4.1. Cơ cấu của Công ty
Toàn bộ trang trại bò sữa TH milk có khoảng 2000 công nhân viên
được chia làm các bộ phận hoạt động gồm có:
- Bộ phận hành chính
- Bộ phận trồng trọt
- Bộ phận nhà máy chế biến sữa
- Bộ phận thú y
- Bộ phận chăn nuôi (6 trại nhỏ)
5
- Bộ phận sản suất thức ăn (có 2 trung tâm)
Trong đó trang trại số 2 nơi tôi tiến hành công tác thí nghiệm có tổng số
tất cả là 156 công nhân viên hoạt động trong 8 bộ phận đó là:
- Bộ phận đàn
- Bộ phận thú y
- Bộ phận hành chính
- Bộ phận điện nước
- Bộ phận khu bê
- Bộ phận thức ăn
- Bộ phận khu vắt sữa
- Bộ phận lái máy
Có 1 trưởng trại quản lý chung, và 2 phó trại. Mỗi bộ phận có 1 người
trưởng và một người phó.
Toàn trại có tổng số 12 dãy chuồng với tổng số hơn 5000 bò, gồm bò
chờ đẻ, bò vắt sữa, bò tơ và bò có chửa. Có 3 dãy nhà nuôi nuôi bê với tổng
số 6 dãy chuồng. Khu vắt sữa và khu hành chính nằm ở trung tâm trại để
thuận tiện cho việc vắt sữa của bò và triển khai các hoạt động của trại, có một
khu bò đẻ riêng, một dãy nhà là khu bệnh viện dành cho bò bị bệnh thuận tiện
cho việc điều trị.
1.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trại
Là trại của công ty Cổ phần sữa TH milk chuyên nuôi bò vắt sữa, 100%

bò HF. Trại có hệ thống vắt sữa hiện đại với công nghệ gắn chíp điện tử cho
bò, kết nối hệ thống phần mềm theo dõi tự động (Afimilk), sữa vắt được cung
cấp cho nhà máy chế biến, tạo ra các dòng sản phẩm sữa tươi nguyên chất,
sữa chua, và một số sản phẩm khác.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống thủy lợi tương đối đảm bảo phù
hợp cho sự phát triển nông nghiệp của địa phương.
Xã luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như chính
quyền các cấp, nên luôn đi đầu trong các phong trào và đạt được những kết
quả tốt.
6
Đội ngũ lãnh đạo công ty là những người có năng lực, nhiệt tình năng
động, bên cạnh đó là đội ngũ các chuyên gia người nước ngoài nhiều kinh
nghiệm thực tế, luôn theo sát các hoạt động của trại.
Một đội ngũ công nhân luôn có tinh thần trong công việc của trại, có
trách nhiệm và tinh thần làm việc hăng say.
Trại luôn có các chính sách quan tâm tới đời sống vật chất cũng như
tinh thần của công nhân viên.
1.1.5.2. Khó khăn
Điều kiện kinh tế của một số hộ gia đình trong xã còn hạn chế, nên việc
triển khai các tiến bộ KHKT vào thực tiễn sản xuất trên diện rộng còn gặp
khó khăn.
Sự nhận thức của người dân chưa thực sự đồng đều nên công tác tiêm
phòng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp một số khó khăn.
Việc vận chuyển giết mổ gia súc một số nơi còn tùy tiện nên việc ngăn
chặn và phát hiện dịch bệnh chưa thực sự triệt để và kịp thời.
Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò
sữa nói riêng có chu kỳ sản xuất lâu dài, tốc độ quay vòng vốn chậm nên việc
thu hồi vốn là lâu hơn. Mặt khác, để đầu tư cho một chu kỳ sản suất đòi hỏi

lượng lớn vốn đầu tư. Trong khi đó kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp,
trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ.
1.2. Nội dung, biện pháp thực hiện và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại trang trại, dựa vào tình hình thực tế, những
kiến thức đã học cùng với sự hướng đẫn, chỉ đạo của cán bộ tại trang trại, tôi
đã tham gia vào một số công việc sau:
- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng cho đàn bê tại trang trại số 2.
- Tiến hành ghi chép số liệu bê nhận của các ngày, số lượng sữa nhận,
số lượng thức ăn và cám được chuyển đến hàng ngày cho khu bê.
- Tham gia công tác tu sửa chuồng trại, công tác vệ sinh thú y, vệ sinh
phòng bệnh theo một quy trình cụ thể là chăm sóc nuôi dưỡng bê con từ giai
đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi trong điều kiện nuôi nhốt.
- Làm tốt công tác vệ sinh thú y
7
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh chăn
nuôi, vệ sinh thức ăn nước uống.
- Phun sát trùng định kỳ ở khu vực chuồng trại và khu vực xung quanh,
thay nước sát trùng hàng ngày cho hố sát trùng của khu bê.
- Sát trùng các vật dụng phục vụ cho chăn nuôi, nhất là xô uống cho bê
phải sát trùng hành ngày.
- Tiến hành vệ sinh, nhổ cỏ quanh khu vực chăn nuôi.
- Tiêm phòng vaccine cho bê và cho bò mẹ.
- Tiêm phòng vaccine cho đàn bê và bò mẹ theo định kỳ của trại.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, tiến hành quan sát đàn bê hàng
ngày kịp thời phát hiện những bê có biểu hiện bất thường, kém ăn, mệt mỏi.
Căn cứ vào đó để chẩn đoán và phối hợp với bộ phận thú y trong công tác
điều trị.
- Tham gia các buổi học và buổi thảo luận kiến thức của các chuyên gia

nước ngoài.
- Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học trên đàn bê.
- Tham gia khử sừng, lấy máu, đỡ đẻ cho bò mẹ, điều trị bò bị viêm vú,
khám thai bò
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt nội dung và phương pháp nghiên cứu, trong thời
gian thực tập tôi đã ra kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu hợp
lý để thu được kết quả tốt nhất.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát với nội dung phục vụ sản xuất.
- Bám sát cơ sở trong thời gian thực tập.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến chỉ đạo.
- Học hỏi ý kiến cán bộ thú y của trang trại.
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn.
- Mạnh dạn trong các thao tác kỹ thuật thú y.
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy chế của nhà trường, của
trang trại đề ra.
8
- Tranh thủ thời gian tìm và đọc tài liệu, trau dồi kiến thức chuyên môn
cũng như những kiến thức liên quan.
- Với đề tài nghiên cứu, theo dõi một cách khoa học và chính xác các
chỉ tiêu đề ra.
- Thường xuyên liên lạc với Thầy giáo hướng dẫn đề tài để hoàn thiện
dần trong quá trình thực tập.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Kết quả công tác tuyên truyền
- Trại quy định mỗi tuần 1 buổi các chuyên gia người nước ngoài dạy
và phổ biến kiến thức cho cán bộ thú y trại để nâng cao tay nghề cũng như
chuẩn đoán và điều trị bệnh có hiệu quả hơn.
- Mỗi tuần một buổi có Trưởng bộ phận thú y sẽ dạy cho các cán bộ thú
y mới những quy trình khám và điều trị bệnh.

- Cán bộ thú y trại thường xuyên tham gia cùng thú y các xã lân cận
trong việc phòng chống dịch bệnh và truyền đạt kiến thức cho nhân dân quanh vùng.
1.2.3.1. Công tác thú y
* Điều tra tình hình dịch bênh
Nghệ An có diện tích lớn nhất cả nước nên ngành chăn nuôi phát triển
mạnh với nhiều trang trại, trung tâm chăn nuôi của nhà nước, tư nhân và công
ty liên doanh với nước ngoài. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trong các hộ gia
đình có quy mô vừa và nhỏ khá phát triển. Do vậy, công tác phòng bệnh trong
tỉnh rất được chú trọng.
* Công tác tiêm phòng
Công tác tiêm phòng là rất quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung
và bò sữa nói riêng. Nó có ý nghĩa lớn đề phòng bệnh cho đàn gia súc, tạo
miễn dịch đặc hiệu đối với các bệnh mang tính lây truyền. Theo dõi sức khỏe
của đàn bò sữa mới nhập, nhằm nuôi cách ly và chăm sóc sau quá trình vận
chuyển. Mặt khác, điều kiện khí hậu thời tiết tại Nghĩa Sơn nóng ẩm dễ phát
sinh các loại dịch bệnh. Theo kết quả điều tra điều kiện tự nhiên thì Nghĩa
Sơn thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc, có thể phát triển tốt chăn nuôi bò sữa,
nhưng cũng tiềm ẩn các yếu tố bất lợi đối với sức khỏe đàn gia súc và khả
năng lây lan dịch bệnh. Do vậy tiêm phòng cho đàn bò sữa là cần thiết và là
9
yêu cầu bắt buộc đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trại số 2 tiến
hành tiêm phòng cho đàn bò sữa sau mỗi lần nhập mới gia súc vào trang trại.
* Công tác vệ sinh, phòng bệnh
Đây là một khâu quan trọng trong chăn nuôi, nếu làm tốt công tác này
sẽ loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo không khí chuồng nuôi
sạch sẽ, hạn chế khí độc thải ra từ phân và nước tiểu.
- Hàng ngày tham gia quét dọn vệ sinh, thu gom rác, khơi thông cống
thoát nước, rắc vôi sát trùng xung quanh trại
- Định kỳ phun thuốc sát trùng (han-Iodine 100%) xung quanh các ô
chuồng và toàn trại.

* Công tác phòng bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm của người chăn nuôi. Ý
thức được điều đó nên trại rất quan tâm đến khâu phòng bệnh, do đó việc tiêm
phòng được trại thực hiện nghiêm túc theo quy định nhằm làm giảm thiệt hại
về kinh thế khi dịch bệnh sảy ra. Với một số quy định như sau:
- Sát trùng các đồ vật, vật dụng chăn nuôi.
- Hạn chế tối đa người vào khu vức chăn nuôi.
- Phun thuốc sát trùng (han-Iodine 100%) định kỳ xung quanh các ô
chuồng và toàn trại.
- Khi vào trại phương tiện phải được phun sát trùng, công nhân và
người thăm quan phải đi ủng và mặc quần áo bảo hộ theo quy định.
- Tiêm phòng vaccine cho đàn bê.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:
+) Bệnh tiêu chảy
Là loại bệnh do vi khuẩn Bacteria, Escherichia coli Samonella, giun
sán, ký sinh trùng
- Triệu chướng con vật chán ăn, mệt mỏi, sốt, phân nhão màu vàng.
Nếu bệnh nặng phân màu đen thối khắm.
- Điều trị :
Chúng tôi dùng một trong ba loại thuốc sau:
10
Vetrimoxin, Trilulmix hoặc Oxytetra, kết hợp cho uống điện giải. Trường
hợp nặng có thể truyền Lactat riger, Natrisodium và Glucose 5%.
- Số bê điều trị: 72con
- Số bê khỏi bệnh: 67con, đạt tỷ lệ 93,1%
+) Bệnh viêm phổi
- Triệu chứng
Bê mỏi mệt, ủ dũ, ít ăn hoặc bỏ ăn, tăng nhịp thở, có lúc há miệng thở
và thở bằng thể bụng. Bê có thể ho, chảy nước mắt, nước mũi. Có thể sốt cao

40
0
C và gây hội chứng thần kinh run rẩy, co giật, đi xiêu vẹo. Một số bê còn
có biến chứng viêm ruột ỉa chảy (Nguyễn Quang Tính (2008) [10].
- Điều trị
Đảm bảo chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ. Đảm bảo đông ấm, hè
thoáng, tránh gió lùa.
Dùng thuốc Nuflor tiêm bắp với liều 1ml/15kg TT, sau 48 giờ thì tiêm
tiếp mũi tiếp theo và kết hợp với Finadne.
Trường hợp nặng chuyền Lactat ringer kết hợp với Natrisodium và
Glucose
- Số bê điều trị: 48 con
- Số bê khỏi bệnh: 46 con, đạt tỷ lệ 95,8%
+) Viêm kết mạc mắt
- Triệu chứng
Viêm kết mạc mắt mãn tính: Mắt ít sưng, nước mắt chảy, có nhử mắt
thường xuyên, mắt hơi đỏ.
Viêm kết mạc cấp tính: Hai mí mắt sưng, kết mạc mắt bị sung huyết
màu đỏ bầm, nước mắt chảy lúc đầu trong sau đó đặc như mủ.
- Điều trị
Cố định gia súc chắc chắn sau đó tiến hành điều trị.
Viêm mãn tính: Dùng nước muối sinh lý rửa sạch xung quanh sau đó
dùng Penicillin pha nước muối sinh lý với tỉ lệ 1/10 rửa lại và theo dõi trong 3
ngày.
- Số bê điều trị: 12 con
- Số bê khỏi bệnh: 12 con, đạt tỷ lệ 100%
11
+) Viêm rốn
- Triệu chứng
Rốn sưng to, nóng, đỏ, sờ vào có phản xạ đau, rốn không rụng, trong

lỗ rốn có mủ, sốt cao 40 - 41
0
C, ủ rũ, ăn kém, thường đứng lưng con lại.
- Điều trị
Cho bê nằm ở nền chuồng khô ráo. Cố định bê, dùng kéo cắt sạch lông
xung quanh rốn, rửa sạch bằng cồn Iodine 10%, sau đó dùng bông thấm khô
và xịt Sprays mỗi ngày 2 lần.
Dùng thuốc Vetrimoxin tiêm bắp với liều 1ml/10kg TT. Điều trị trong
3 ngày.
- Số bê điều trị: 54 con
- Số bê khỏi bệnh: 51 con, đạt tỷ lệ 94,4%
+) Bệnh viêm vú
- Triệu chứng
Vú sưng to, tấy đỏ, bầu sữa rắn, con vật đau, sữa không bình thường và
sản lượng sữa giảm. Biểu hiện toàn thân con vật sốt, kém ăn.
- Điều trị
Vắt, thải sữa của bò viêm vú, chú ý thao tác nhẹ nhàng, 2 - 3ngày đầu
mỗi ngày tiêm tĩnh mạch cổ 200ml dung dịch Glucose 40% và 100ml dung
dịch Canci clorua 10%, kết hợp thụt bầu vú ngày 1 lần bằng 100.000đv
Penicillin hòa tan trong 100ml nước sinh lý 37 - 38
0
C.
1.2.3.2. Công tác chăn nuôi
* Công tác giống
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng thì giống là
tiền đề, đóng vai trò quan trọng vào việc nâng cao năng suất chất lượng sản
phẩm. Vì vậy trong thời gian thực tập tôi cùng cán bộ kỹ thuật tham gia vào
việc chọn lọc bê con đạt tiêu chuẩn đưa vào nuôi làm bò sữa hậu bị.
* Chăm sóc nuôi dưỡng
Việc chăm sóc nuôi dưỡng giữ một vai trò quan trọng đến sự sinh

trưởng và phát triển của đàn bê.
Hàng ngày vào đầu giờ sáng và chiều tiến hành kiểm tra tình trạng bê,
quan sát nền chuồng phát hiện những bê tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sau đó cho
bê ăn với khẩu phần theo quy định riêng của các giai đoạn. Khi bê ăn xong
12
kiểm tra xem con nào không ăn hoặc ăn ít thì thăm khám, kiểm tra thân nhiệt
để có biện pháp thú y kịp thời.
Hiện nay trại đang sử dụng thức ăn chính cho bê con là sữa mẹ, đồng
thời cho bê tập ăn thêm thức ăn dạng viên.
1.2.3.3. Công tác khác
Ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, chẩn đoán và điều
trị, tôi còn tham gia vào một số công việc như: Khử sừng cho bê, điều trị viêm
vú cho bò mẹ, lấy mẫu máu
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Số lượng
khỏi
Tỉ lệ (%)

1
Phòng bệnh
Vacxin LMLM 227 227 100
THT (Chủng P52) 227 227 100
Tiêu chảy (Rotavec K99) 103 103 100
Vacxin brucella 57 103 100
2
Chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm phổi 48 46 95.8
Bệnh tiêu chảy 72 67 93,1
Viêm khớp 25 23 92
Viêm vú bò mẹ 90 85 94.4
Viêm kết mạc mắt 12 12 100
Viêm rốn 54 51 94,4
Viêm tai 7 7 100
3
Công tác khác
Khử sừng bê 78 78 100
Lấy mẫu máu 69 69 100
Trực bò đẻ 2 2 100
Khám thai bò 6 6 100
Mổ khám bò chết 2 2 100
13
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo trại, cán bộ kỹ thuật và thầy
giáo hướng dẫn GS.TS Từ Quang Hiển cùng với sự nỗ lực của bản thân, trong
thời gian thực tập tại trang trại tôi đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản xuất,
học hỏi được nhiều kiến thức, rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về
chuyên môn:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn qua thực tế.
- Biết cách chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên bê.
Qua thời gian thực tập tại trang trại bò sữa TH, đã giúp tôi tự tin hơn
vào bản thân về kiến thức chuyên môn, củng cố thêm lòng yêu nghề. Đồng
thời cũng qua đó tôi nhận thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn, chịu khó
học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè, anh chị đi trước. Thường xuyên cập
nhập tài liệu, thông tin mới về chuyên môn để tiếp cận khoa học kỹ thuật mới.
Qua đó nhận thấy rằng việc thực tập tại cơ sở sản xuất là rất cần thiết và bổ

ích cho bản thân cũng như các bạn sinh viên trước khi ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập ở trang trại bò sữa TH, tôi có một số đề nghị sau:
- Cần làm tốt hơn công tác vệ sinh thú y.
- Ban lãnh đạo trại cũng như cán bộ kỹ thuật cần theo dõi sát sao những
công việc của công nhân, có những biện pháp can thiệp xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm nội quy của trại.
- Đặc biệt cần có sự phối hợp cao hơn nữa giữa các bộ phận trong trại
để mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng và khoa học hơn.
- Trại cần có biện pháp kịp thời để diệt ruồi và các loại côn trùng trong
và xung quanh chuồng nuôi.
- Cần sát trùng kỹ hơn nữa về những người ra, vào trong trại.
- Dụng cụ thú y phải sạch sẽ, gọn gàng để tiện cho những ca điều trị
khẩn cấp.

14
PHẦN 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
“Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê HF từ giai đoạn sơ sinh đến
2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa TH milk food JSC Nghĩa Sơn -
Nghĩa Đàn - Nghệ An”
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp,
nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của
mọi người dân trong xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng
triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối
với nước ta khi có tới hơn 70% người lao động sống dựa vào nông nghiệp.
Nước ta là một nước với nền nông nghiệp lâu đời. Bên cạnh trồng trọt,

ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng chiếm một vị trí rất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm
quan trọng cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho
ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Trong những năm gần đây, việc chú trọng công tác chăn nuôi bò sữa
đang ngày càng được đảng và nhà nước quan tâm, với sự quan tâm đó các
trung tâm giống, các công ty nhà nước và công ty có vốn đầu tư của nước
ngoài đã có nhiều nỗ lực trong việc nhập khẩu các giống bò sữa ngoại có năng
suất cao để cải thiện đàn bò sữa hiện có ở nước ta. Rất nhiều trang trại chăn
nuôi bò sữa theo hướng hiện đại đã được hình thành, tạo nên các vùng chăn
nuôi với quy mô lớn. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về thức ăn, giống, chăm
sóc quản lý, chuồng trại đã được áp dụng thành công.
Trong ngành chăn nuôi bò sữa, thì giai đoạn chăm sóc và nuôi dưỡng
bê con đóng vai trò khá quan trọng, nhất là giai đoạn từ 0 đến 2 tháng tuổi, nó
quyết định tới chất lượng đàn bò sữa sau này.
Một trong các trại đang thực hiện chăn nuôi theo phương châm đó là
trang trại chăn nuôi bò sữa TH thuộc Công ty cổ phần thực phẩm Sữa TH
Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ
15
chuyên môn và tay nghề cao, cùng với công nghệ tiên tiến của Israel, trại đang
ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Để có
thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra, thì bên cạnh những chính sách cần có
những đầu tư về mặt kỹ thuật cũng như các khâu trong quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng, biết cách phòng tránh bệnh tật. Cùng với đó là một số chính sách
quản lý kinh tế sao cho có lợi nhất. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Theo dõi khả năng sinh trưởng của bê
HF từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi tại trại bò sữa Công ty CP Sữa
TH milk food JSC Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn - Nghệ An”
* Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bê con nuôi tại trang trại.

* Ý nghĩa của đề tài
Theo dõi được khả năng sinh trưởng của bê con, từ đó có các biện pháp
hợp lý nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của đàn bê sau cai sữa.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Giống và sự phân bố
Holstein Fresina là giống bò sữa nổi tiếng thế giới, được tạo ra tại tỉnh
Fulixon, phía Bắc Hà Lan từ thế kỷ XIV. Đặc điểm đặc trưởng là có màu lông
trắng đen, một số lang đỏ, có điểm trắng ở trán, viết trắng ở vai kéo dài xuống
bụng và bốn chân. Bò có khả năng cho sữa cao, có khả năng cải tại các giống
bò khác theo hướng sữa, nhiều nước đã tiến hành lai với bò trong nước tạo ra
con lại như Anh, Canada (Phạm Sỹ Lăng (2005) [11].
2.2.1.2. Đặc điểm ngoại hình
Theo Phùng Quốc Quảng và cs, (2005) [16], bò có tuổi thành thục sớm
15 - 20 tháng là có thể cho phối giống, khối lượng cơ thể bê sơ sinh có thể đạt
từ 30 - 45 kg, trưởng thành bò cái nặng 450 - 750 kg.
Nguyễn Xuân Trạch (2003) [22], cho biết bò có kiểu hình đặc trưng thân
hình nêm, phần sau sâu hơn phần trước, thân bò hẹp về trước, đầu dài thanh
nhẹ trán phẳng, bốn chân cân đối dài khỏe, da cổ nhiều nếp gấp, không có yếm,
bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng đàn hồi tốt. Sản lượng sữa
trung bình 5000 đến 6000kg trên chu kỳ 300 ngày. Tỉ lệ mỡ sữa thấp 3,4%.
16
2.2.1.3. Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của bê
Theo Phùng Quốc Quảng và cs (2005) [16], khác với động vật dạ dày
đơn như lợn, ngựa, dạ dày bò có cấu tạo phức tạp bao gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ to nhất, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày,
là túi đặc biệt nhất, tại đây hàng loạt phản ứng sinh hóa học được tiến hành
liên tục để phân giải tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Từ thượng vị dạ dày có rãnh
thực quản hình lòng máng chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách. Dạ tổ ong
là dạ tiếp theo dạ cỏ được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn, dạ tổ ong gồm

nhiều ngăn nhỏ như tổ ong làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ
lại. Dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép
thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế. Dạ múi khế có nhiều nếp gấp ở mặt trong
để tăng thêm diện tích hấp thụ và có tuyến tiêu hóa như dạ dày đơn của lợn.
* Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ
Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [8], hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò rất
quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn thô xơ để biến chúng thành những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu cho gia súc. Có thể nói nôm na công
lao chế biến rơm, cỏ và các loại phụ phẩm thành sữa, thịt ở bò chính là nhờ hệ vi
sinh vật phong phú này. Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng biến các chất chứa ni tơ
không phải protein như urê, muối amon cabamit…thành protein động vật trong
bản thân chúng. Do đó, người ta thường bổ sung urê vào khẩu phần cho trâu bò,
hoặc sử lý rơm rạ, thân cây ngô sau thu hoạch với urê để tăng tỉ lệ đạm trong
khẩu phần.
2.2.1.4. Các đặc điểm sinh trưởng của bê
* Khái niệm sinh trưởng của gia súc
Theo Trần Đình Miên (1975) [14], sự sinh trưởng là quá trình tích lũy
các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều dài, bề ngang,
khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di
truyền từ đời trước. Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng
thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng các bộ phận của gia súc.
Theo Dương Mạnh Hùng và cs (2004) [9], sinh trưởng là quá trình tích
luỹ các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài,
chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở
17
đặc tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng
và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể. Sự sinh trưởng của con vật được
tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể được trưởng thành.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp
protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá sự

sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng không phải là sinh
trưởng (ví dụ như có trường hợp tăng khối lượng chủ yếu là tăng mỡ và nước
chứ không phải sự phát triển của mô cơ), sự sinh trưởng thực sự là sự tăng lên
về khối lượng, chất lượng và các chiều của tế bào mô cơ, ông cho rằng cường
độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng
đến sự phát triển của con vật.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, ta không thể không đề cập đến quá trình
phát dục. Đây là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm, hoàn thiện thêm
về tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình
thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình
phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn từ khi trứng rụng tới khi trưởng thành, khi
con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở
các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu
là tích luỹ mỡ, còn tích lũy cơ xem như ở trạng thái ổn định.
Sinh trưởng và phát dục được đặc biệt quan tâm trong nhân giống vật
nuôi. Sinh trưởng được thể hiện rõ nhất là sự tăng lên về khối lượng hoặc kích
thước xảy ra qua các gia đoạn tuổi và được vẽ lên dưới dạng đường cong hình
chữ S (sigmoid).
Đường cong này chỉ ra rằng đời sống bắt đầu vào lúc thụ thai và sinh
trưởng nhanh tới lúc sinh ra và sau đó đến tuổi dậy thì hay tuổi thành thục về giới
tính. Sau tuổi thành thục về giới thì tốc độ sinh trưởng chậm lại đến khi trưởng
thành. Gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn
gia súc sinh trưởng chậm. Việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng
không phải là công việc dễ dàng, phương pháp xác định đơn giản được nhiều
người dùng là cân khối lượng, từ đó xây dựng lên đường cong sinh trưởng.

×