Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

cái tôi trong nhân cách người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.92 KB, 11 trang )

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Việt Nam được thế giới biết đến là những con người thân thiện.Họ đến
Việt Nam không chỉ nước ta đẹp về những cảnh quan du lịch.Mà còn vì con người
đẹp về nhân cách.Những nét đẹp đó vốn có trong mỗi con người Việt.Nó trở thành
một điều gì đó mà mối chúng ta không thể phủ nhận.Có lúc đó còn là truyền
thống.Tuy nhiên,bên cạnh những nét đẹp đáng lưu giữ,lại len lỏi và dần chiếm lĩnh
trong tính cách người Việt đó là cái tôi vị kỉ,cái tôi thời thượng.Vì vậy,cái tôi trong
nhân cách người Việt là một vấn đề mà nhiều người trong chúng ta đang đề
cập.Đồng thời,từ đó còn biết được những thách thức của nó trong bối cảnh toàn
cầu hóa.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cái tôi” nhân cách.Dù có muốn bạn cũng
không thể phủ nhận điều đó.Nhưng rất khó để định nghĩa được cái tôi?Hay ai biết
được nhân cách của con người là như thế nào?
1.Khái niệm cái tôi – nhân cách
a.Khái niệm cái tôi
Có rất nhiều cách hiểu về định nghĩa “cái tôi”.Chẳng hạn,theo từ điển The
Saurus thì “cái tôi” là sự tự nhận thức về tư cách,nhân phẩm,hay giá trị của chính
mình.Đặc biệt, là để phân biệt mình với người khác.Hay theo quan điểm triết
học,cái tôi là một phạm trù mang tính triết học, nó mạnh và uy lực lớn lao, nhưng
nó cũng là mối nguy vô cùng to lớn đối với con người.Còn theo ngôn ngữ học:
‘tôi” tức là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.Đối tượng là bản thân người nói.Do
đó,cái tôi có tính hướng nội, khác với đại từ ngôi thứ hai mang tính hướng
ngoại.Cái tôi mỗi người phát triển theo thời gian, trong quá trình sống của con
người.Khi con nhỏ,người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động về nhận thức của chính
mình,hay nói cách khác là cái tôi được phát triển tương đối độc lập.Chúng ta hãy
tưởng tượng :khi ta quát mắng trẻ con,chúng chỉ khóc một lúc rồi sau đó vui
vẻ.Nhưng đối với người lớn lại khác,khi bị xúc phạm lại phản ứng rất nặng nề.
Tuy nhiên, hãy xem xét nó hãy khí cạnh về cái tôi trong nhân cách người Việt: tích
cực và tiêu cực.Xét về mặt tích cực: đó là sự phù hợp với những giá trị, nhân
phẩm.Ngược lại,là sự xác định sai về giá trị, nhân phẩm của mình đến tự ti , tự tôn.


b.Khái niệm về nhân cách
Có bao nhiêu học thuyết tâm lý là có bấy nhiêu về nhân cách.Tuy nhiên, mọi học
thuyết đều nhất trí với một số khái niệm , cho dù chúng được giải thích khác nhau.
Khái niệm tổng thể gồm toàn bộ các yếu tố của tâm lý.Nhân cách là toàn bộ những
đặc điểm cá nhân, do điều kiện sinh học và xã hội tạo ra, tổng hợp lại, làm cho cá
nhân ấy một hiện tượng tâm lý, một dáng dấp tâm lý không giống cá nhân
khác,nhân cách còn gọi là bản ngã cá tính.
2.Cái tôi trong nhân cách người Việt
a.Ưu điểm của cái tôi trong nhân cách người Việt
Đất nước ta trải qua nghìn năm văn hiến,khắc khổ và tự hào trong chiến
tranh.Đồng thời, đi lên với nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và bị tàn phá của
chiến tranh.
Nói đến người Việt, người ta không khỏi nhắc đến tinh thần đoàn kết, cố kết cộng
đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách.Chẳng cần tìm đâu
xa,cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chống Nhật,. . .xâm lược.Thắng lợi sẽ
không thể có khi thiếu đi tinh thần đoàn kết của dân tộc.Và cũng qua đó,thể hiện
khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng sử mềm dẻo.Đó là các
chiến thuật, biện pháp đấu tranh chống lại những thủ đoạn độc tàn của kẻ thù như
chiến thuật “ vườn không nhà trống” của Đảng ta trong cuộc chiến chống Pháp
xâm lược.
Nhắc đến người Việt là nhắc đến cái giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kì
xa hoa.Tà áo dài của người phụ nữ, hay chiếc ao bà ba của người dân Nam Bộ là
nét đặc trưng cho sự giản dị, toát lên vẻ đẹp thuần khiết ở đó!
Chúng ta bắt gặp trong những tác phẩm thơ,văn là cái tôi trữ tình, đầy lãng mạn,
người nghệ sỹ gửi gắm trong đó tất cả niềm đam mê, tình yêu, cảm xuc, sự nhiệt
huyết,. . . vào trong trong từng câu từ. Đấy là đại diện cho tàn thể cộng đòng dân
tộc Việt với tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc, lãng mạn.
Cuộc chiến tranh mà bọn xâm lược gây ra cho nước ta đã để lại bao thương đau:
cảnh con mất cha, vợ mất chồng,. . . nhà cửa, làng mạc bị tàn phá.Ấy vây mà,sau
khi dành thắng lợi con người Việt Nam có thể từ bỏ qua tất cả, vượt lên nỗi đau,

thả hết tù binh chiến tranh.Tất cả các nước trên thế giới đều phải thốt lên: Việt
Nam nhân ái, vị tha và rộng lượng.Bên cạnh đó, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa
nước, tạo hóa đã cho người Việt ta bản chất cần cù, siêng năng,chịu thương chịu
khó, giỏi chịu đựng gian khổ.
Truyền thống người Việt đó chính là “ tiên học lễ, hậu học văn”.Vì vậy, cái lẽ của
người Việt chính là tôn trọng người trên,những người cao tuổi.Bởi vì, họ quan
niệm:người đi trước là người có nhiều kinh nghiệm, thế hệ sau cần noi gương và
học hỏi.
Đó chỉ là một phần trong nhân cách người Việt.Nếu ngồi đó mà kể thì chắc chắn
bạn cần phải có rất nhiều thời gian.Đó còn là sự bí ẩn,dần dần thời gian sẽ khám
phá ra nó.
b.Những mặt hạn chế của cái tôi trong nhân cách người Việt
Thực thể con người là sản phẩm của nghịch lí âm dương, vừa đối lập , vừa thống
nhất, vừa chứa đựng và chuyển hóa thành một.
Người phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ.Lấy
“tâm thiện” là lý tưởng.Phương Tây tôn sùng toàn bộ,tôn sùng văn minh, vật chất,
không quan tâm đến người phẩm chất. Từ đó, nhiều người than phiền rằng đạo lý
ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hóa không bằng người kia .Chúng ta
thấy trong cái tôi của nhân cách con người Việt hiên nay đã biểu hiện những điểm
hạn chế cần phải khắc phục.Đó là:
Thứ nhất,không thích nói đến thất bại.Có người nói:” Hình như phải nói thẳng,
nói thật về sự thất bại, sai lầm, nhược điểm của mình, phải thừa nhận “ tôi sai” là
việc khiến người Việt Nam rất đau khổ. Ngược lại, khi có dịp nói về thành công sự
tài giỏi, trí tuệ họ lại rất hân hoan.” Thói xấu ấy của người Việt càng bộc lộ rõ hơn
trong thời buổi ngày nay.Họ sợ thua kém hơn người khác, không chịu nhận rằng
mình kém cỏi.Không chịu đào thải cái xấu để hoàn thiện mình.
Thứ hai,con người Việt Nam ít nói xin lỗi và cảm ơn! Nếu như một ngày ra
đường, bạn lỡ quệt xe vào người khác,dù người đó không sao nhưng bạn không nói
gì mà lẳng lặng chạy xe đi.Bạn sẽ nghĩ họ phản ứng ra sao khi mình có thái độ như
thế? Và chỉ cần một câu xin lỗi của bạn sự việc sẽ không như bạn không mong.

Thứ ba, trong cái tôi của nhân cách còn mang nặng tính bạo lực và dối trá.Điều
đó ăn sâu vào tâm tưởng người Việt từ khi nhỏ cho đến khi lớn lên, không phân
biệt đối tượng là ai.Người Việt không dùng lời nói mà dùng bằng hành động.Chúng
ta đã từng chứng kiến những sự việc tưởng như vô lý và dễ dàng giải quyết chứ
không phải kết cục là người thân tàn sát lẫn nhau như: cha đánh con phải nhập
viện vì em không nghe lời,nói dối anh đi học mà đi đánh điện tử, . . . Và còn nhiều
kết cục đáng tiếc nữa chỉ vì tính bạo lực và giả dối.
Thứ tư, cái bệnh hời hợt nằm trong chính bản chất cái tôi nhân cách.Nếu như
người ta không tồn tại cái “ bệnh” này thì chắc có lẽ cuộc sống này không có nhiều
điều đáng lưu tâm đến vậy.Cái bệnh này nó khó chữa như con người ta nghiện ma
túy vậy.Để xóa bỏ nó thì quả là một quá trình gian nan và vất vả, có khi không đem
lại kết quả gì!Cái bệnh hời hợt dửng dưng là đáng sợ nhất.Dửng dưng với người
thân, với công việc, với gia đình,bạn bè, với cuộc sống, có khi với chính cả bản
thân mình.Bạn đã từng thấy cái cảnh con người ta chen nhau xem một người tay
nạn sắp chết giơ tay cầu cứu mà không ai có phản ứng gì chưa?Họ chỉ đến xem vì
để thõa mãn tính hiếu kì của mình và họ cũng sợ mình bị liên lụy.Chẳng ai quan
tâm đến người bị nạn.
Thứ năm, chi phối tâm tưởng người Việt ta là sự hám danh và kém thực.Bởi cái
tật là cái gì cũng muốn hơn người khác mà không biết sức lưc của mình có hạn.Rất
nhiều ở Việt Nam , nó như một điều quá bình thường. Xét trong giáo dục,coi trọng
khoa bảng đã dẫn tới việc mua bằng bán điểm.Trong xây dựng, muốn địa phương
phải có trụ sở thật to, bỏ hàng chục tỷ nuôi bóng đá, . . .còn người dân thì đói rết,
trẻ em không có trường học, . . .
Thứ sáu, vấn đề không am hiểu pháp luật và chưa biết thực thi pháp luật thành nề
nếp trong cuộc sống:” trên nói dưới không nghe ” là sự thể hiện rõ nét nhất vấn đề
này.Chẳng hạn, khi nhà nước có quy định :Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.Ấy
vậy mà, dân vẫn điều khiển xe máy ngoài đường không đội mũ bảo hiểm, coi quy
định nhà nước như không tồn tại.
Những nét đẹp trong nhân cách người Việt đang dần mất đi và thay thế vào đó là
những vệt đen của cái tôi nhỏ nhen, hạn hẹp,ích kỉ, . . .Nó lấn át và ngày càng lan

rộng ra, trở nên ưu thế.Dù có nhận ra nó, muốn xóa nó khỏi cuộc sống của mình
nhưng để làm được thì vẫn là điều hữu hạn.Trong cái tôi vẫn còn chứ đựng nhiều
vấn đề mà chúng ta không thể đề cập đến .Chỉ có thể tìm hiểu nó ở một khía cạnh
nào đó của một góc nào đó.
3.Những thách thức đặt ra trước cái tôi trong nhân cách người Việt trong bối cảnh
toàn cầu hóa
Con người sinh ra muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải tổng hòa các mối
quan hệ với tự nhiên.Do cái tôi trong nhân cách của người Việt ta còn quá lớn, còn
quá coi trọng thể diện của mình.Bởi vậy,ảnh hưởng không nhỏ cho xu hướng toàn
cầu hóa hiên nay của đất nước.Cái tôi quá nhỏ bé không thể hòa hợp hay chính xác
hơn là dung hòa giữa một cái tôi bó hẹp và cái tôi rộng lớn thế giới.Nó cản trở ,
kìm hãm sự phát triển, giao lưu của đất nước với các quốc gia khác trên thế giới.
Xã hội và đất nước hiện nay đang cần những con người nhanh nhẹn, hòa đồng,
vậy mà con người vẫn mang nặng nề cái thói lề mề, cố chấp ấy, vẫn giữ khư khư
nó không chịu nhìn thẳng vấn đề thực tiễn để nắm bắt cơ hội trong buổi thế giới
toàn cầu.Chính mình vùi mình trong cái hố sâu, như thế ta sẽ không thấy được cái
hay, cái tích cực mà bên ngoài thế giới mang lại.Không gian xã hội của cá thể vốn
được bao bọc bởi lũy tre làng , cái tôi sẽ không thể lọt ra đi tìm nhân cách thế
giới.Những nguyên nhân làm cho cái tôi trong nhân cách người Việt như bây giờ là
do: thế hệ trước sống và lớn lên trong xã hội và môi trường xung quanh ác liệt của
chiến tranh; nền kinh tế bao cấp nặng nề và lâu dài; cùng đó là những nguyên nhân
khác đã làm cho con người Việt Nam mất đi tính năng động và trở nên lười biếng,
khó có thể bỏ suy nghĩ nhà nước lo cho.Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lại
bỡ ngỡ , không biết làm sao.Để cái tôi vị kỷ trở thành cái tôi hiện đai, không có
cách nào mà mỗi cá nhân phải thay đổi mình.Trước tình hình đất nước đang hội
nhập, mà ta không chịu loại bỏ cái mặt tiêu cực cái tôi nhân cách thì chính những
con người Việt cũng không thể gần nhau chứ nói gì hòa nhập, giao lưu, học hỏi các
nước trên thế giới.Hãy biết nhìn vào thực tiễn và dẹp bỏ những hạn chế cái tôi để
phát triển cùng đất nước, để gắn con người Việt lại với nhau, để kết nối cùng thế
giới.

III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
“Cái tôi” chắc chắn trong mỗi cá nhân ai cũng có, xấu_tốt đều tồn tại trong một
chủ thể.Nhưng làm sao có thể phát huy cái mặt tốt và hạn chế đi cái xấu, để hoàn
thiện nhân cách tốt đẹp đó là điều rất khó khăn.Nhưng không phải là không thể.

×