Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lạm phát và các phương thức chống lạm phát ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.29 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đang hoạt động đầy sôi nổi với các chiến lược
cạnh tranh gay gắt nhằm thu được lợi nhuận cao và có vị thế trên thương trường.
Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh phải nhanh chóng tiếp
cận, nắm bắt những vấn đề mới của nền kinh tế. Một trong số đó là “ lạm phát “
Đây như là một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, là một vấn đề hết sức
phức tạp, đòi hỏi lớn sự đầu tư về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt
kết quả khả quan. Kiếm soát lạm phát bây giờ không còn chỉ riêng là nhiệm vụ
của chính phủ là còn là nghĩa vụ của mỗi cộng đồng kinh tế, của mỗi tổ chức
tham gia xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
Lạm phát ! Ảnh hưởng đến toàn bộ nên kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội
và đặc biệt là đến giới lao động. Trong thời điểm này, tuy nền kinh tế nước ta đã
có những bước đi rất vững chắc nhưng việc kiềm chế lạm phát vẫn đang còn là
vấn đề nóng hổi, để giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối, và quan
trọng hơn là để nâng cao đời sống nhân dân.
Bài viết của em với đề tài : “ Lạm phát và các phương thức chống lạm
phát ở Việt Nam “.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
Mặc cho sự tồn tại của nhiều cách đo lường khác nhau nhưng các định nghĩa
về lạm phát cơ bản không phải là tùy tiện. Ý tưởng chính đằng sau khái niệm
lạm phát là việc loại trừ những biến động nhất định về giá cả một số hàng hóa,
làm méo mó việc đo lường xu hướng lạm phát của một nước. Đặc biệt đối với
một số loại giá được coi là có biến động lớn, khá ngẫu nhiên, mang tính nhất
thời và không theo bất cứ một xu hướng nào. Tất cả những loại giá đó chỉ gây ra
sự thay đổi tạm thời mặt bằng giá nói chung và sẽ lại biến mất sau đó. Những
biến động bất thường này sẽ xảy ra.

1. Khái niệm về lạm phát.


Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi
các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng, nhất là quy
luật lưu thông tiền tệ.
Theo định nghĩa của các nhà kinh tế học đưa ra thì: Lạm phát là sự tăng lên
của mức giá trung bình theo thời giạn. Và nó được đặc trưng bởi chỉ số lạm
phát, và bằng GNP danh nghĩa / GNP thực tế. Trong thực tế nó được thay thế
bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI.
+ Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng
công thức sau:
CPI
t
= 100 x ( Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng
hoá kỳ cơ sở ).
2. Phân loại lạm phát:
-Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số: có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/ năm. Kiểu lạm phát này làm cho giá cả trên thị trường biến động tương đối
ít.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Có thế nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý cho người lao động chỉ trông chờ vào
thu nhập. Và nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến nền kinh tế vi mô.
- Lạm phát 2 con số : lạm phát này sảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với
tỷ lệ 2 con số 1 năm, ở mức 2 con số làm cho giá cả chung tăng lên nhanh
chóng, gây biến động lớn về nền kinh tế, các hợp đồng được số hóa, lúc này
người kinh doanh cũng tích trữ hàng hóa, vàng bac và bất động sản, còn ngân
hàng và các tổ chức tài chính thì sẽ cho vay với mức lãi suất cũng biến động
theo từng thời điểm nhất định.
Dấn đến việc nên kinh tế sẽ nhanh bị suy thoái trầm trọng, kém pát triển.
- Siêu lạm phát: sảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người với tốc độ lưu thông tiền tệ

chóng mặt, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao
động vị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không chính sác, các
yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng
rối loạn. Tuy nhiên siêu lạm phát cũng rất ít khi sảy ra .
3. Nguyên nhân gây ra lạm phát.
3.1. Phạm phát theo thuyết tiền tệ:
- Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm
phát, vì dụ như thời tiết không thuận, nông dân mất mùa, giá cả lương thực tăng
làm cho giá nguyên vật liệu tăng và giá hàng tiêu dùng cũng tăng. Tăng lương
đẩy giá lên cao. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và
có thể giải thích như sau:
+ Theo thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.
+ Theo học thuyết Keynes: lạm phát sảy ra do thừa cầu về hàng hóa và dịch vụ
trong nền kinh tế.
+ Theo học thuyết chi phí đẩy: lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên
nhân có vai trò khác nhau và ở thời điểm khác nhau.
Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà
dựa vào đó NHTW đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp, trong việc chống lạm phát, và
luôn giảm sút việc cung tiền.
* Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách :
+ NHTW in nhiều tiền hơn ( khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt), hoặc
+ Các NHTM có thể tăng tín dụng
Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí.
Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng,
nếu cung không tăng tương ứng với cầu thì việc sư cầu sẽ được bù đắp bằng việc
tăng giá.
3.2. Lạm phát theo cầu ( thuyết Keynes ).

Xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu
có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng thường hình
thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng.
Tăng cung tiền là nguyên nhân suy nhất dẫn đến việc tăng cầu về hàng hóa và
dịch vụ . Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi
tiền tệ , sẽ dẫn đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm, nếu cầu
về hàng hóa vượt quá mức cung song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc so
sử dụng máy móc với công xuất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không
đáp ứng được sự gia tăng của cầu , sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy.
Lạm phát do cầu tăng lên hay do cầu kéo được ra đời từ đó. Do đầu tư bao gồm
đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu,
nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất
khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những
nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập
khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất
khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo
theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn
cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả
các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ,
nhất là lương thực thực phẩm tăng theo.
3.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy.
Xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử
dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương ( tiền công ) thường là chi phí sản xuất
quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất
có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể
không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền
lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn

Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất
nghiệp nên gọi là lạm phát “ định trệ “ . Hình thức của lạm phát này phát sinh từ
phía cung , do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .
Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng
sẵn sàng trả với giá cao hơn.
Ví dụ: nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch
vụ. Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất
sẽ tăng lên . Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu
dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương
cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo thành vòng
soáy lượng giá .
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn được
chuyển cho người tiêu dùng nội địa, nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội
tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác, ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng,
sự thay đổi chính trị , an ninh quốc phòng …. Song nguyên nhân trực tiếp vẫn
là số lượng tiền tệ lưu thông vượt quá số lượng hàng hóa sản xuất ra . Việc tăng
đột ngột của thuể VAT cũng làm tăng chỉ số giá
3.4. Lạm phát dự kiến.
Trong thực tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã thì lạm phát vừa vẫn có su
hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó . Giá cả trong trường hợp này tăng đều
một cách ổn định . Mọi người có thể dự đoán được trước nên gọi là lạm phát dự
kiến.
3.5. Các nguyên nhân khác .
Giữa lạm phát và lãi suất, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì lãi suất danh nghĩa sẽ
tăng theo , tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền , càng giữ nhiều tiền càng thiệt .
Điều này đặc biết đúng trong cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng
mức độ tiền gửi vào ngân hàng vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua
về mọi loại hàng hóa có thể dự trữ gây nên mất cân bằng cung cầu trên thị

trường hàng hóa và tiếp tục đẩy giá cao lên.
Giữa lạm phát và tiền tệ, khi ngân sách thâm hụt lớn , các chính phủ có thể in
thêm tiền để trang trải , lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây
nên lạm phát . Và một khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh đỏi
hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt . Kiểu lạm
phát soáy ốc này thường sảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát . Tuy nhiên, chính
phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng cách vay dân thông qua tín phiếu. Lượng tiền
danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ gẩy ra lạm phát , nhưng nếu
thâm hụt kéo dài, số tiền phải trả cho dân sẽ lớn đến mức cần phải in tiền để
trang trải thì khả năng lạm phát mạnh là điều chắc chắn.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các nguyên nhân liên quan đến chính sách nhà nước , chinh sách thuế, chính
sách cơ cấu không hợp lý , các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào ,
nguyên nhân do nước ngoài.
3.6. Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam
- Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng,
phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ,
thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu lạm
phát ở áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá.
- Lạm phát trơ ì (lạm phát quán tính): có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến
khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ đều đặn, tỷ lệ lạm
phát thịnh hành có thể được dự đoán và do đó được đưa vào các hợp đồng tiền
lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó. Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi
khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi.
Thông thường những cú sốc đối với nền kinh tế từ phía cung hay cầu làm cho tỷ
lệ lạm phát thực tế di chuyển lên trên hay xuống dưới tỷ lệ lạm phát cơ bản. Các
cú sốc chính về phía cầu bao gồm sự tăng nhanh của tổng cầu do dự đoán thu
nhập sẽ tăng.
Lạm phát do chính sách, lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nền kinh

tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạn chế
không đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách. Thông thường,
những cú sốc bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá năng lượng hay
thu hẹp thương mại với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổ sung cho áp
lực lạm phát.
Các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở VN với những trọng số
khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Năm 2007, là năm mà các nguyên nhân
đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giới nên bùng nổ lớn. Chúng tôi
tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trong và bên ngoài để dễ xem xét khi
đưa ra quyết định ngắn hạn và dài hạn.
7

×