Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Khảo sát hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGÔ THỊ HOÀNG YẾN


KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM
CHỨC NĂNG TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM
2011


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


HÀ NỘI - NĂM 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
*****

NGÔ THỊ HOÀNG YẾN

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM
CHỨC NĂNG TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NĂM
2011

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I



CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CKI 60 73 20



Nơi thực hiện
: Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện
: 06/2012 – 10/2012
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thái
Hằng


HÀ NỘI - NĂM 2013

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nỗ lực nghiên cứu thực hiện đề tài, thời điểm hoàn thành
khóa luận cũng là lúc tôi xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của
mình đến những người đã hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình . Với tất cả lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô giáo
PGS.TS.Nguyễn Thị Thái Hằng, người đã trực t
iếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện
đề tài. Cô không chỉ đem đến cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu
mà còn luôn bên cạnh động viên, khích lệ và cho tôi những lời khuyên quý
báu khi tôi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống .
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong bộ môn Quản lý và kinh
tế Dược đã mang lại cho tôi những kiến t

hức quý báu về kinh tế và quản trị
học, khơi dậy trong tôi niềm yêu thích môn học để tôi có thể quyết tâm
hoàn thành tốt đề tài này .
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
sau Đại học và các Thầy Cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng
dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường
Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty CP Dược phẩm Quận 3, các
nhà thuốc, các anh chị Dược sĩ phụ trách nhà thuốc, các anh chị nhân viên
bán hàng, Trình dược viên, Sở y tế , Phòng y tế các quận huyện đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập thông tin cho luận văn này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người
thân và bạn bè tôi. Những người luôn bên cạnh và động viên tôi vượt qua
khó khăn, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống
Hà Nội, ngày 3O tháng 10 năm
2012
Sinh viên
Ngô Thị Hoàng Yến
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined.
Chương 1. TỔNG QUAN
Error! Bookmark not defined.
1.1 THỰC PHẨM C
HỨC NĂNG Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm:
Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Tên gọi
Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Phân loại

Error! Bookmark not defined.
1.1.3.1 Phân loại theo bản chất cấu tạo v
à tác dụng của thực phẩm chức
năng: Error! Bookmark not defined.
1.1.3.2. Theo dạng bào chế Error! Bookmark not defined.
1.1.3.3. Phân loại theo công dụng
Error! Bookmark not defined.
1.1.3.4. Phân loại ở Mỹ Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năngError! Bookmark n
ot
defined.
1.1.5 Phân biệt thực phẩm chức năng với thuốc đông yError! Bookmark n
ot
defined.
1.1.6 Phân biệt thực phẩm chức năng với thuốcError! Bookmark n
ot
defined.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC PHẨMError! Bookmark not defined.
1.2.1. Bộ Y tế Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Error! Bookmark not defined.
1.2.
3. Sở y tế Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Trung tâm
y tế dự phòng tuyến tỉnhError! Bookmark not defined.
1.3 HỒ SƠ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN SẢN P
HẨM CỦA TPCN .Error!
Bookmark not defined.
1. 3.1 Sản phẩm TP
CN sản xuất trong nướcError! Bookmark not defined.

1.3.2. Sản phẩm TPCN nhập khẩu Error! Bookmark not defined.
1.4. QUẢN LÝ TPCN
Error! Bookmark not defined.
1.5. NHÃN HÀNG HÓA
Error! Bookmark not defined.
1.6. KINH DOANH TPCN TẠI NHÀ THUỐC
Error! Bookmark not
defined.
1.7. QUI ĐỊNH QUẢNG CÁO TP
CN Error! Bookmark not defined.
1.7.1. Bộ phận quản lý quảng cáo
Error! Bookmark not defined.
1.7.2. Hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩmError! Bookmark not defined.
1.8. Giá bán thực phầm chức năng
Error! Bookmark not defined.
1.9. Những vi phạm về thực phẩm chức năng hiện nayError! Bookmark n
ot
defined.
1.10. Tình hình phát triển về sản xuất và sử dụng tpcn hiện nay
Error!
Bookmark not defined.
1.10.1. Trên thế giới
Error! Bookmark not defined.
1.10.2. Ở Việt Nam
Error! Bookmark not defined.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng nghiê
n cứu Error! Bookmark not defined.

2.2. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.3.Cỡ mẫu nghiên cứu
Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHI
ÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
3.1. Số lượng nhà thuốc bán tpcn
Error! Bookmark not defined.
3.2. Khảo sát và tỉ lệ các mặt hàng tpcn hiện diện tại mỗi nhà thuốcError!
Bookmark not defined.
3.3. Khảo sát tổng số lượng và tỉ lệ các mặt hàng tpcn được b
án ở 96 nhà
thuốc theo dẠng bào chế Error! Bookmark not defined.
3.4. Khảo sát nguồn cung ứng tpcn ( khảo sát trong 96 nhà thuốc).Error!
Bookmark not defined.
3.5. Khảo sát thực trạng bảo quẢn tpcn tại các nhà thuốcError! Bookmark
not defined.
3.6. Khảo sát giá bán lẻ các mặt hàng tpcn được bán trong 96 nhà thuốcError!
Book
mark not defined.
3.7. Tỉ lệ % lãi tpcn hiện diện tại nhà thuốc so với thuốc và mỹ phẩmError!
Book
mark not defined.
3.8. Hình thức mu
a bán tpcn tại các nhà thuốcError! Bookmark not defined.
3.9. Đánh giá hành vi m
ua tpcn của người tiêu dùngError! Bookmark not
defined.
3.10. Các yếu tố ảnh hưởng chọn bán tpcn của nhà thuốc Error! Bookmark
not defined.
3.11. Độ tuổi nên dùng tpcn theo ý kiến nhà thuốcError! Bookmark n

ot
defined.
3.12. Nhà thuốc biết rõ yêu cầu cơ bản của sở y tế và phòng y tế về việc kiểm
tra tpcn tại nhà thuốc
Error! Bookmark not defined.
3.13. Khảo sát nguồn cung cấp thông ti
n về tpcn Error! Bookmark not
defined.
3.14. Kkhảo sát cách nhận biết dấu hiệu trên nhãn sản phẩm tpcn giữa người
tiêu dùng và nhân viên bán hàng tại nhà thuốcError! Bookmark not defined.
3.15. Phân loại tpcn và thuốc theo thành phần và hàm lượng
Error!
Bookmark not defined.
3.16. Khảo sát những yếu tố chọn mua t
pcnError! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Error! Bookmark not defined.
4.1. Bàn luận về việc đăng ký thực phẩm chức năngError! Bookmark n
ot
defined.
4.2. Bàn luận về việc các nhà thuốc lựa chọn kinh doanh TPCN Error!
Bookmark not defined.
4.3. Bàn luận về việc sử dụng thực phẩm chức năngError! Bookmark n
ot
defined.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Error! Bookmark not defined.
ĐỀ XUẤT
Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa là
BYT Bộ Y tế
GPP Good Pharmacy Practice: Thực hành tốt nhà thuốc
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPCN Thực phẩm chức năng
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng. phân bố mẫu khảo sát nhà thuốc trên địa bàn thành phố HCM.
36
Bảng 3.2. Số lượng và tỉ lệ nhà thuốc có bán các nhóm TPCN…… ……37
Bảng 3.3. Số lượng và tỉ lệ các mặt hàng TPCN hiện diện tại mỗi nhà thuốc 38
Bảng 3.4. Số lượng và tỉ lệ các mặt hàng thực phẩm chức năng được bán ở 96
nhà thuốc theo dạng bào chế 39
Bảng 3.5. Thống kê nguồn cung ứng thực phẩm chức năng cho
các nhà thuốc
40
Bảng 3.6. Khảo sát thực trạng bảo quản thực phẩm chức năng tại các nhà
thuốc …40
Bảng 3.7. Thống kê giá bán lẻ các mặt hàng thực phẩm chức năng 41
Bảng 3.8. Thống kê tỉ lệ % lãi bình quân TPCN, thuốc và mỹ phẩm tại nhà
thuốc. 43
Bảng 3.9. Thống kê tỉ lệ % hình thức mua bán TPCN tại nhà thuốc 43
Bảng 3.10. Thống kê tỉ lệ % đánh giá hành vi tiêu dùng TPCN theo ý kiến của
nhà thuốc…… ……………………………………………………44
Bảng 3.11. Thống kê tỉ lệ % các yếu tố ảnh hưởng chọn m
ua bán TPCN của

nhà thuốc… ……………………………………………………………46
Bảng 3.12. Thống kê tỉ lệ % độ tuổi nên dùng TPCN theo ý 47
Bảng 3.13 Thống kê tỉ lệ % nhà thuốc biết rõ yêu cầu cơ bản của Sở Y tế và
Phòng Y tế về việc kiểm tra TPCN tại nhà thuốc……… ………………48
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin TPCN…… …50
Bảng 3.15. Khảo sát cách nhận biết dấu hiệu trên nhãn sản phẩm TPCN giữa
người tiêu dùng và nhân viên bán hàng tại nhà thuốc ………… ……51
Bảng 3.16. Khảo sát những yếu tố quyết định chọn mua thực phẩm chức
năng… 58





DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý TPCN ở Việt Nam 19
Biểu đồ 3.2 Thống kê số lượng nhà thuốc bán các nhóm TPCN… ………37
Biểu đồ 3.3. Thống kê giá bán lẻ các mặt hàng TPCN… ………… 42
Biểu đồ 3.4. Thống kê tỉ lệ % hình thức mua bán TPCN tại nhà thuốc…….44
Biểu đồ 3.5. Thống kê tỉ lệ % đánh giá hành vi tiêu dùng TPCN theo ý kiến
của nhà thuốc 45
Biểu đồ 3.6 Thống kê tỉ lệ % các yếu tố ảnh hưởng chọn mua bán TPCN của
nhà thuốc
46
Biểu đồ 3.7. Thống kê tỉ lệ % độ tuổi nên dùng TPCN theo ý kiến nhà 48
Biểu đồ 3.8. Thống kê tỉ lệ % nhà thuốc biết rõ yêu cầu cơ bản của Sở Y tế và
Phòng Y tế về việc kiểm tra TPCN tại nhà thuốc…… ………………49
Biểu đồ 3.9. Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin 50
Biểu đồ 3.10. Khảo sát cách nhận biết dấu hiệu trên nhãn sản phẩm TPCN

giữa người tiêu dùng và nhân viên bán hàng tại nhà thuốc……
……………52
Biểu đồ 3.11. Khảo sát những yếu tố quyết định chọn m
ua thực phẩm chức
năng .58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên
nhiên có trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền
và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc
đưa các hoá chất vào cơ thể - thủ phạm của các phản ứng phụ, quen thuốc,
lờn thuốc.

Nhờ những thành tựu mới của công nghệ sinh học, một số nước đã
tạo ra được các loại thuốc -thực phẩm
(Food and Drug Interface Products)
hay còn gọi là thực phẩm chức năng (functional food); ngoài ra còn được
gọi tên là dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics), thực phẩm bổ sung dinh
dưỡng (food suplement ), hay thực phẩm bổ dưỡng bảo vệ sức khoẻ. Các
loại thực phẩm này nằm ở ranh giới giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh. Căn
cứ thông tư số 08/2004/TT-BYT, Bộ Y tế thống nhất khái niệm và tên gọi
thực phẩm chức năn
g là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân làm cho thực phẩm
nghèo nàn về
chất như đất đai
bạc màu hoặc thực phẩm qua nhiều khâu chế biến công

nghiệp làm mất đi nhiều
chất bổ dưỡng. Mặt khác, do vật nuôi, cây trồng
đang bị con người bón thúc để
chạy theo năng suất nên đã phát triển mất
tự nhiên, mất cân đối, có khi còn chứa
nhiều độc tố (do phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,
những chất đi vào vật
nuôi như thuốc tăng trọng, thuốc tiêm phòng bệnh dịch, chất hóa học được
sử dụng trong công nghiệp thực phẩm).
Bên cạnh những yếu tố về ăn uống thì m
ôi trường xung quanh cũng
ảnh hưởng đến sức khỏe. Hằng ngày cơ thể chúng ta phải chịu ảnh hưởng
của tia phóng xạ,tia cực tím, chất thải công nghiệp, khí thải ô tô, xe máy,
nguồn nước ô nhiễm n
hững tác
động có hại này là nguyên nhân chính làm
1

cho hệ miễn dịch không đủ điều kiện
hoạt động, sức đề kháng của cơ thể
ngày một kém đi nên cơ thể dễ mắc các bệnh
như: tim mạch, ung thư, và
các bệnh nguy hiểm khác.Trong đó,những bệnh chưa có thuốc chữa chiếm tỉ
lệ khá cao, đây chính là nỗi lo âu của mọi người. Đối với những bệnh đã có
thuốc chữa thì việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn vì tác dụng phụ gặp
phải rất đa dạng và nguy hiểm. Chúng không chỉ có ở thuốc tân dược mà
còn có thể gặp cả ở thuốc đông dược. Khi
sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây ảnh
hưởng đến chức năng gan thận có thể gây ngộ độc cho người dùng. Ngoài

ra, sự phối hợp các dược liệu hiện nay vẫn còn là vấn đề khó khăn trong
quản lý, cho cả những nhà chuyên môn và cả nhà quản lý dược.
Ngành
công nghệ chế biến thực phẩm ngày càng phát triển, người ta
có khả năng nghiên cứu và sản xuất nhiều loại thực phẩm có
bổ sung thêm
các “thành phần có lợi” hoặc lấy ra bớt các “thành phần có hại” theo những
công thức nhất định . Từ đó, đã tạo ra nhiều loại thực phẩm với chức năng
phục vụ cho sức khỏe của con người, các thực phẩm này được gọi là thực
phẩm chức năng (TPCN). Thực tế cho thấy với việc sử dụng TPCN mỗi
ngày đã có tác động rất hiệu quả trong việc hỗ trợ .
Hiện thị trường thuốc của Việt Nam trong những năm gần đây xuất
hiện khá nhiều sản phẩm t
hực phẩm chức năng nhập khẩu của nhiều nước
như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Âu, và Trung Quốc với công dụng “làm đẹp”
(cosmetic food), các chế phẩm chống ôxy hoá, chống lão hoá, tăng khả
năng miễn dịch cho cơ thể, chống tai biến mạch máu não.

Bên cạnh thuốc nhập ngoại còn có các sản phẩm trong nước sản xuất
do các nhà máy Liên doanh, nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài và các
nhà máy Việt Nam. Nền công nghiệp Dược Việt Nam hiện nay, việc nghiên
cứu tạo ra các chế phẩm thực phẩm chức năng với phương châm “Công
nghệ cao, bản sắc cổ truyền” đang là hướng nghiên cứu rất lý thú và có lợi
2

thế, vì lẽ chúng ta có thế mạnh về tài nguyên sinh học nhiệt đới và có kho
tàng kinh nghiệm phong phú của y học dân tộc.
Do
vấn đề “Thực phẩm chức năng” ở Việt Nam còn rất mới về tên
gọi, hình thức kinh doanh, phương thức quản lý nên có một số nhà kinh

doanh cơ hội đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng nên đã quảng cáo
quá đáng chức năng của thực phẩm chức năng. Hiện có quá nhiều kênh
phân phối sản phẩm “
Thực phẩm chức năng” như công ty dược phẩm, công
ty bán hàng đa cấp, siêu thị và các nhà thuốc. Sự vận chuyển, bảo quản sản
phẩm cũng góp phần ảnh hưởng chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người.
Đánh giá được h
oạt động kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN) tại
các nhà thuốc, để có định hướng dòng sản phẩm c
hức năng tiềm năng và
nhằm hỗ trợ công tác quản lý thực phẩm chức năng trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.
Vì những lý do trên, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát hoạt
động kinh doanh Thực phẩm chức năng tại một số nhà thuốc trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011” với những mục tiêu như sau:
1. Tìm hiểu Chủng loại các nhóm thực phẩm chức năng thường bán tại nhà

thuốc.
2. Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doa
nh thực phẩm chức năng tại một
số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để từ đó có những đề
xuất, kiến nghị về việc quản lý, buôn bán thực phẩm chức năng với các cơ
quan quản lý chức năng




3


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1.1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều định nghĩa thực p
hẩm chức năng (TPCN) của các quốc
gia trên thế giới, nhưng chưa một định nghĩa nào được xem xét là đầy đủ:
Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “ Thực phẩm
chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ hơn thực
phẩm dinh dưỡng cơ bản”
- Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm
(châu Âu): Cho rằng khó có thể
định nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó. Các yếu
tố “chức năng” đều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức
này cho rằng: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ thức
ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày và có
khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi được sử dụng”

- Các nước Châu Âu, Mỹ và Nhật đưa ra định nghĩa: “ TPCN là một
thực phẩm ngoài hai chức năng truyền thống là: Cung cấp các chất dinh
dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm giác, còn có chức năng thứ ba được chứng
minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học như
tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi
khuẩn đường ruột
-
Úc định nghĩa: “TPCN là những thực phẩm có tác dụng đối với
sức khỏe hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. TPCN là thực phẩm
gần giống như thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục
đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò
sinh lý của chúng khi bị giảm dự trữ. TPCN là thực phẩm được chế biến,

sản xuất t
heo công thức, chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự
nhiên”.
4

- Hàn Quốc: Trong pháp lệnh về TPCN năm 2002 định nghĩa:
“TPCN là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới dạng bột, viên nén, viên
nang, hạt, lỏng có các thành phần hoặc chất có hoạt tính, chức năng, chất
dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy, và bảo vệ sức khỏe”.

- Còn tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27 -
1/08/2001) tại Áo định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là TPCN khi
chứng m
inh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc nhiều chức
phận của cơ thể ngoài các tác dụngdinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, khỏe khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”.
Bộ Y tế Việt Nam: Thông t
hư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc
“Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra

định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng
của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh” [ 8]
Như vậy có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song
tất cả đều thống nhất
cho rằng thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm
giới hạn giữa thực phẩm truyền thống và thuốc . Vì thế người ta còn gọi
thực phẩm chức năng là thực phẩm- thuốc
1.1.2 Tên gọi
Thực phẩm chức năng tùy theo công dụng, hàm lượng vi chất v

à
hướng dẫn, còn có các tên gọi khác sau:
-Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng là thực phẩm thông thường
có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
-Thực phẩm bổ sung là những thực phẩm được chế biến từ những
nguyên liệu có hoạt tính sinh học cao (thực phẩm bổ sung dinh dưỡng)
hoặc được bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng (thực phẩm tăng cường vi chất
dinh dưỡng) với mức khuyến cáo sử dụng phù hợp lứa tuổi, đối tượng sử
dụng t
heo quy định.
5

-Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một thuật ngữ chung của Trung
quốc, có ý nghĩa tương đương như TPCN.
-Sản phẩm dinh dưỡng y học là một loại thực phẩm đặc biệt đã qua
thử nghiệm lâm sàng, được chứng minh là có công dụng như nhà sản xuất
đã công bố và được cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành, đồng thời
có chỉ định và cách sử dụng với sự giúp đỡ, giám sát của thầy t
huốc.
1.1.3 Phân loại
TPCN có nhiều tên gọi nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau
1.1.3.1 Phân loại theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức
năng:
a) Nhóm TPCN bổ sung Vitam
in và khoáng chất:
Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, Nhật Bản … như
việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, Vitamin A vào đường hạt,
vitamin vào nước giải khát, sữa … việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành
bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn”


thiếu chất dinh dưỡng (thiếu iode, thiếu vitamin A, thiếu Sắt).
Ví dụ: Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu
vitamin C, vitamin A, vitamin E, Caroten rất phát triển ở Anh.
Sữa bột bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ,
Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Braxin…
Bổ sung Iode vào muối ăn và một số sản phẩm bánh kẹo được phát
triển ở trên 100 nước.
Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được
phát triển mạnh mẽ ở Thái
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Bổ sung DHA, EPA… vào sữa, thức ăn cho trẻ.
b) Nhóm TPCN “không béo”, “không đường” và “giảm năng lượng”
Hay gặp là: nhóm trà thảo dược được sản xuất, chế biến để hỗ trợ giảm cân,
giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu
6

hóa, để tăng cường sức lực và sức đề kháng (Ví dụ: trà giảm béo, trà
sâm…) các loại thực phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu
đường.
c) Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực
Được sản xuất chế biến bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ
thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao.
d) Nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hóa
Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ
của các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa của
người. Chất xơ có t
ác dụng làm nhuận tràng, tăng khối lượng phân do đó
chống được táo bón, ngừa ung thư đại tràng. Người ta theo dõi thấy, khối
lượng phân tử nhỏ hơn 100 g mỗi ngày dễ làm tăng nguy cơ ung thư đại
tràng. Do đó cần có khối lượng phân tử lớn hơn 132 g mỗi ngày. Điều đó

cần lượng chất xơ là 17,9 g/ngày. Ngoài ra chất xơ còn có vai trò đối với
chuyển hóa cholesterol, phòng ngừa nguy cơ suy mạch vành, sỏi mật, tăng
cảm
giác no, giảm bớt cảm giác đói do đó hỗ trợ việc giảm cân, giảm béo
phì, hỗ trợ đái đường.
Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ được sản xuất, chế biến như các loại
nước xơ, v
iên xơ, kẹo xơ
e) Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột bao gồm xơ tiêu
hóa sinh học (Probiotics) và tiền sinh học (Prebiotics) đối với hệ vi
khuẩn cộng sinh ruột già.
Các vi khuẩn cộng sinh (Probiotics) là các vi khuẩn trong cơ thể, ảnh
hưởng có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh. Các vi khuẩn
này kích thích chức phận miễn dịch bảo vệ của cơ thể. Các TPCN loại này
thường được chế biến từ các sản phẩm của sữa, tạo sự cân bằng vi sinh
trong đường ruột. Ví dụ: Lactobacillus casein là 1 loại vi khuẩn gram (+),
7

không gây bệnh, sử dụng rộng rãi trong chế biến sữa và đã thấy cải thiện
miễn dịch tế bào cơ thể.
Người ta thấy vi khuẩn này có ích để đề phòng các dị ứng do IgE trung
gian. Người ta cũng thấy Bifidobacteria có hoạt tính tăng cường miễn dịch
và khả năng tạo phân bào cao.
Các Prebiotics: là các chất như oligosaccharide ảnh hưởng tốt đến vi
khuẩn ở ruột làm cân bằng môi trường vi sinh và cải thiện sức khỏe. Các
thực phẩm chức năng lại này cung cấp các thành phần thực phẩm
không
tiêu hóa, nó tác động có lợi cho cơ thể bằng cách kích thích sự tăng trưởng
hay hoạt động của một số vi khuẩn đường ruột, nghĩa là tạo điều kiện cho
vi khuẩn có lợi phát triển, giúp cải thiện sức khỏe.

Syntiotics: là do sự kết hợp Probiotics và Prebiotics tạo thành. Synbiotics
kết hợp tác dụng của vi khuẩn mới và kích thích vi khuẩn của chính cơ thể.
f) Nhóm TPCN đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị
Thức ăn cho phụ nữ có thai.
Thức ăn cho người cao tuổi.
Thức ăn cho trẻ ăn dặm.

Thức ăn cho vận động viên, phi hành gia.
Thức ăn qua ống thông dạ dày.
Thức ăn cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: người bị
phenylketonuri, galactosemie
Thức ăn cho người tiểu đường.
Thức ăn cho người cao huyết áp.
Thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật.
1.1.3.2. Theo dạng bào chế
Thực phẩm chức năng có hình thức sản xuất và đóng gói bên ngoài
tương tự như thuốc , do vậy các dạng bào chế của nó cũng được gọi theo

dạng bào chế như là thuốc, qua đó TPCN được chia thành nhiều nhóm:
8

viên, nước, bột, kẹo ngậm, trà…, trong đó nhóm thực phẩm chức năng
dạng viên là nhóm phong phú và đa dạng nhất. Tùy theo nhà sản xuất, có
các dạng viên nang, viên nén, viên sủi, chứa các hoạt chất sinh học, vitamin
và khoáng chất.
Ví dụ:
Viên C sủi
Viên tăng lực
Viên đề phòng loãng xương (có nhiều canxi)
Viên đề phòng t

hoái hóa khớp
Các TPCN chống oxy hóa do các viên có chứa h
oạt chất sinh học từ thảo
dược
TPCN chống ung t

TPCN phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh gan mật, cao huyết áp, bệnh ti
m
mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh và các chứng, bệnh mạn tính khác.
1.1.3.3. Phân loại theo công dụng
Ngoài các cách trên TPCN còn được phân loại theo công dụng như sau:
- Thực phẩm chức năng có tác dụng làm Đẹp (làm ốm/gầy, đẹp da, đẹp tóc)
- Thực phẩm chức năng có tác dụng giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng
- Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ sinh lý nam, nữ
- Thực phẩm chức năng có tác dụng chống lão hóa
- Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh (bệnh về gan, t
hận,
tim mạch, cao huyết áp, khớp)
Cách phân loại này được dùng để khảo sát hoạt động kinh doanh TPCN tại
các nhà thuốc.
1.1.3.4. Phân loại ở Mỹ
*Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, Hội
đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các TP
CN như sau:
a) Nhó
m thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất
9

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu
(không gây sâu răng).

- Những l
oại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong
đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol
ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến
thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins,
isoflavones, aidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật
hoặc sterol esters.
b) Nhóm
có bằng chứng đủ độ tin cậy
- Cá nhiều mỡ chứa axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim
mạch.
c) Nhó
m có bằng chứng ở mức vừa phải
- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm
giảm
cholesterol máu…
- Nước ép trái cranb
erry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm
trùng đường tiểu.
d) Nhóm
có bằng chứng chưa đủ tin cậy: cần nghiên cứu thêm
- Trà xanh chứa catechins làm giảm
nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu
hóa.
- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm
nguy cơ
một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.
e) Nhóm
còn tranh cãi nhiều
- Rau có l

á màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa
võng mạc.
- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa axit béo CLA ( conjugated
linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.
- Các loại ra
u họ cải (bông cải xanh, cải bẹ ) chứa hoạt chất sulphoraphan
e
có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
10

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và
chức năng miễn dịch.
Như vậy, theo trình
tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác
định là có lợi ích rõ ràng. Những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân
nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với
tình hình tài chính.
1.1.4 Điều kiện để xác định là thực phẩm chức năng
Những sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất dinh dưỡng như
vitamin, muối
khoáng và các chất có hoạt tính sinh học nếu được Nhà sản
xuất công bố sản phẩm đó là thực phẩm chức năng, được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành chứng nhận
phù hợp với pháp luật về thực phẩm và có đủ các điều kiện sau thì được coi là
thực phẩm chức năng:
a) Đối với thực phẩm bổ su
ng vi chất dinh dưỡng:
Nếu lượng vi chất đưa v
ào cơ thể hằng ngày theo hướng dẫn sử dụng ghi
trên nhãn của sản phẩm có ít nhất 1 vitamin hoặc muối khoáng cao hơn 3 lần

giá trị của Bảng khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng RNI 2002 (Recommended
Nutrient Intakes) , ban hành kèm theo Thông tư này, thì phải có giấy chứng
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước
cho phép lưu hành xác nhận tính an toàn của sản phẩm
và phải ghi rõ trên
nhãn hoặc nhãn phụ sản phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu) mức đáp ứng
RNI của các vi chất dinh d ưỡng được bổ sung;
b) Đối với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất sinh học:

Nếu công bố sản phẩm có t
ác dụng hỗ trợ chức năng trong c ơ thể người, tăng
sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật thì phải có báo cáo thử nghiệm
lâm sàng về tác

dụng của sản phẩm hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng
của thành phần của sản
phẩm có chức năng đó hoặc giấy chứng nhận của c
ơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu
11

hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn.
c) Nội dung ghi nhãn của thực phẩm chức năng phải đáp ứng các điều kiện
theo quy định của pháp luật về nhãn và các điều kiện s
au:
Nội dung hướng dẫn sử dụng cho những sản phẩm có mục đích sử dụng đặc
biệt cần phải ghi: Tên của nhóm
sản phẩm (thực phẩm bổ sung, thực phẩm
bảo vệ sức k
hỏe, thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dinh
dưỡng y học), đối tượng sử dụng, công dụng sản phẩm, liều lượng, chống

chỉ định, các lưu ý đặc biệt hoặc tác dụng phụ của sản phẩm (nếu có);
Đối với thực phẩm chứa hoạt chất sinh học, trên nhãn hoặc nhãn phụ bắt
buộc
phải ghi dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh”;
Trên nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng không được ghi chỉ định điều t
rị
bất kỳ một bệnh cụ thể nào hoặc sản phẩm có tác dụng thay thế thuốc chữa
bệnh.
Đối với những sản phẩm có chứa vitamin và muối khoáng chưa được đề
cập
trong Bảng khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng quy định tại Khoản 1
của Mục này,
sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng chưa rõ là thực
phẩm hay thuốc, sản
phẩm có chứa các chất có hoạt tính sinh học chưa đủ
tài liệu chứng minh tính an toàn và tác dụng của hoạt chất đó, Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Cục quản lý Dược
Việt Nam và Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế xem xét để phân loại và thống
nhất quản lý.
*Quản lý đối với thực phẩm chức năng
-
Thực phẩm chức năng có đủ các điều kiện trên sẽ được quản lý và thực
hiện
theo các quy định của pháp luật về thực phẩm. Các sản phẩm n ày phải
được công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm - Bộ Y tế theo đúng qui định của pháp luật về thực phẩm trước
khi lưu hành trên thị trường.
12


- Việc thông tin, quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm được coi là thực phẩm chức
năng phải được thực hiện theo qui định của pháp luật về thông tin, quảng
cáo, ghi nhãn và phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng không gây
thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
1.1.5 Phân biệt thực phẩm chức năng với thuốc đông y
Thuốc đông y khác TPCN ở điểm s
au:
- Thuốc đông y được sản xuất từ các vị thuốc, bài thuốc theo phương pháp
bào chế cổ truyền dựa trê
n y lý của đông y.
- Thuốc đông y được sản xuất từ một hoặc nhiều cây thuốc theo ph ương
pháp bào c
hế hiện đại, không phụ thuộc y lý cổ truyền, có thể l àm từ
nguyên liệu thô hoặc từ cao
chiết hoạt chất toàn phần hoặc từ cao chiết một
nhóm hoạt chất đã định.
Cả 2 dạng thuốc trên đều phải được bào
chế theo những quy trình nghiêm
ngặt, đủ hàm lượng có tác dụng điều trị một số chứng bệnh nhất định, có chỉ
định điều trị rõ ràng và thời gian sử dụng nhất định (điều t
rị theo liệu trình).
1.1.6 Phân biệt thực phẩm chức năng với thuốc
Về định nghĩa :
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng
thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh
Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để
nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý cơ thể
Về Nhà sản xuất công bố trên sản phẩm ;


Thực phẩm chức năng là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm- TPCN không phải là
thuốc
Thuốc: là sản phẩm t
huốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công
dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định Tuân thủ quy chế nhãn thuốc
13

Thời gian sử dụng
Thực phẩm chức năng có thể dùng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng
(thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ lây
bệnh….mà vẫn an toàn, không có độc hại
Không có phản ứng phụ, không có biến chứng
Thuốc : dùng từng đợt điều trị, không thường xuyên
Có biến chứng, có phản ứng phụ
Điều kiện sử dụng:
Thực phẩm chức năng không cần khám bệnh kê đơn của thầy thuốc
Thuốc phải có kê đơn của thầy thuốc
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THỰC PHẨM
1.2.1. Bộ Y tế
- Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm
sóc v
à bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng;
khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y,
pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; dược; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực
phẩm; trang thiết bị y tế; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hó
a gia đình; sức
khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Là cơ qua

n thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn
thực phẩm (VSATTP) và thực hiện quyền kết luận cao nhất về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
1.2.2. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cục An
toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về VSATTP có nhiệm vụ thực thi, điều hành
công tác quản lý nhà nước về VSATTP trong phạm vi cả nước theo thẩm
quyền được quy định tại Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
14

×