Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát hoạt động sử dụng thuốc tại trung tâm y tế đầm hà năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 67 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***






PHAN THỊ TUYẾT




KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ ĐẦM HÀ NĂM 2011







LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1











HÀ NỘI, NĂM 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***





PHAN THỊ TUYẾT





KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
SỬ DỤNG THUỐC TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ ĐẦM HÀ NĂM 2011




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1




Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.73.20
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương.







HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo, các giảng viên của trường đại học Dược Hà Nội, ban giám hiệu nhà
trường, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn. Tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Giảng viên Bộ môn Quản lý và kinh tế
dược – Trường Đại học Dược Hà Nội người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội
Phòng đào tạo Sau đại học
Các thầy cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược.

Đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập nâng cao tại Trường
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Y tế Đầm Hà đã tạo điều kiện cho tôi
được đi học tập nâng cao và được triển khai luận văn tại Trung tâm
.
Cảm ơn gia đình, chồng con và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!

Đầm Hà, ngày 18 tháng 10 năm 2013
HỌC VIÊN




Phan Thị Tuyết

MỤC LỤC



Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Chương 1: Tổng quan
2
1.1 Qui trình sử dụng thuốc: 2
1.1.1 Chẩn đoán theo dõi 2
1.1.2 Kê đơn thuốc 3

1.1.3 Cấp phát thuốc 5
1.1.4 Tuân thủ điều trị 6
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc: 7
1.2.1 Trong cơ sở y tế 7
1.2.2 Trong cộng đồng 8
1.3 Tình hình sử dụng thuốc: 8
1.3.1 Trên thế giới 8
1.3.2 Ở Việt Nam 9
1.3.3 Tại Quảng Ninh
9
1.4 Trung tâm y tế Đầm Hà 10
1.4.1 Chức năng nhiệm vụ 10
1.4.2 Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của trung tâm y tế 12
1.4.3 Hội đồng thuốc điều trị 14
1.4.4 Mô hình bệnh tật và hoạt động khám chữa bệnh 17
1.4.5 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu nhân lực của khoa dược 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3 Cách
tiến hành 23
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 24
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 26
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 27
3.1 Thực trạng kê đơn thuốc nội trú - ngoại trú tại Trung tâm y tế
Đầm Hà năm 2011
27
3.1.1 Kê đơn thuốc nội trú 27
3.1.2 Kê đơn thuốc ngoại trú 31
3.2 Thực trạng hoạt động tồn trữ cấp phát và hướng dẫn sử dụng

thuốc tại Trung tâm y tế Đầm Hà năm 2011:
34
3.2.1 Hoạt động tồn trữ và bảo quản thuốc 34
3.2.2 Hoạt động cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc 42
Chương 4: Bàn luận 50
Kết luận 54
Kiến nghị
55




















DANH MỤC BẢNG


TT TÊN BẢNG Trang
1.1 Cơ cấu nhân lực của Trung tâm y tế Đầm Hà năm 2011 14
1.2 Mô hình bệnh tật của Trung tâm y tế Đầm Hà năm 2011 18
1.3 Nhân lực khoa Dược - Cận lâm sàng năm 2011 21
3.4 Tỷ lệ bệnh án thực hiện các quy định về ghi hồ sơ bệnh án 27
3.5 Tỷ lệ bệnh án thực hiện đúng qui chế kê đơn trong điều trị 28
3.6 Số ngày nằm viện trung bình/người bệnh/đợt điều trị 29
3.7 Số thuốc sử dụng trung bình/người bệnh/ngày điều trị 29
3.8 Tỷ lệ bệnh án kê thuốc kháng sinh 30
3.9 Tỷ lệ thuốc được kê trong bệnh án thuộc danh mục thuốc của
Trung tâm
31
3.10 Tỷ lệ đơn thuốc thực hiện đúng qui chế kê đơn 31
3.11 Số thuốc trung bình trong một đơn 32
3.12 Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc 32
3.13 Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh 33
3.14 Tỷ lệ đơn thuốc có kê vitamin 33
3.15 Phân loại hệ thống kho dược của trung tâm y tế Đầm Hà
năm 2011
34
3.16 Giá trị tiền thuốc tồn kho hàng tháng 35
3.17 Kết quả duyệt thuốc của khoa dược trung tâm y tế Đầm Hà
năm 2011
45
3.18 Số đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh nội trú và
ngoại trú tại Trung tâm y tế Đầm Hà năm 2011
47
3.19 Các hoạt động thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc tại
Trung tâm y tế Đầm Hà năm 2011
48



DANH MỤC HÌNH


TT TÊN HÌNH Trang
1.1 Quy trình sử dụng thuốc 2
1.2 Mô hình tổ chức của trung tâm y tế Đầm Hà 13
1.3 Mô hình tổ chức của khoa Dược - Cận lâm sàng 21
3.4 Quy trình tồn trữ và bảo quản thuốc - vật tư y tế 36
3.5 Biên bản kiểm nhập thuốc - vật tư y tế 38
3.6 Sổ theo dõi xuất - nhập thuốc gây nghiện, hướng tâm thần 39
3.7 Báo cáo sử dụng thuốc hàng tháng 40
3.8 Tủ thuốc cấp phát lẻ 41
3.9 Quy trình cấp phát thuốc tại kho chính Trung tâm y tế Đầm

43
3.10 Quy trình cấp phát thuốc nội trú 44
3.11 Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú 46







CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR: Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)
CKI: Chuyên khoa I

CT: Công thức
DMTTT: Danh mục thuốc của trung tâm
DSĐH: Dược sỹ đại học
DSTH: Dược sỹ trung học
KHTH: Kế hoạch tổng hợp
QĐ: Quy định
TTYT: Trung tâm y tế
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)









ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn
diện cho người bệnh [8].
Tại cơ sở khám chữa bệnh ngoài các trang thiết bị y tế phù hợp và hiện
đại thì hoạt động quản lý sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả là nhiệm vụ
quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh [2], [3].
Trung tâm Y tế Đầm Hà là trung tâm y tế có giường bệnh trực thuộc Sở Y
tế Quảng Ninh. Một m
ô hình chưa phân hạng bao gồm cả Y tế dự phòng và
Bệnh viện. Nằm tại huyện miền núi biển đảo của tỉnh Quảng Ninh thuộc biên
giới phía Bắc nước ta. Có chức năng nhiệm vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho
nhân dân trong huyện và khu vực lân cận.

Hàng năm Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà sử dụng lượng thuốc không
nhỏ để phục vụ công tác phòng và khám chữa bệnh. Công tác quản lý sử dụng
thuốc là nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám
chữa bệnh
của đơn vị. Vì vậy chúng tôi tiến hành “Khảo sát hoạt động sử dụng thuốc tại
Trung tâm Y tế Đầm Hà năm 2011”. Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị nội trú và ngoại trú tại
Trung t
âm Y tế Đầm Hà năm 2011.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc của
Khoa dược Trung tâm Y tế Đầm Hà năm 2011.
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý
sử dụng thuốc tại đơn vị để góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe toàn
diện cho người bệnh.




1
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Qui trình sử dụng thuốc:
Quy trình sử dụng thuốc gồm 4 hoạt động chính: Chẩn đoán theo dõi, kê
đơn, cấp phát thuốc và tuân thủ điều trị. Bốn hoạt động trên của quy trình quản
lý sử dụng thuốc đều có vai trò quan trọng, tác động qua lại và có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả điều trị [1], (Hình 1.1).











Kê đơn
Chẩn đoán
theo dõi
Cấp phát
thuốc
Tuân thủ
điều trị
Hình 1.1: Quy trình sử dụng thuốc.

1.1.1. Chẩn đoán theo dõi:
- Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc của người bệnh xem người
bệnh có hay phải dùng thuốc chữa bệnh không, đã dùng những thuốc gì trước
khi đến viện để từ đó có hướng điều trị hợp lý.
- Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh xem bệnh
nhân đã bị dị ứng thuốc bao giờ chưa, nếu có t
hì đó là loại thuốc nào để giúp
việc kê đơn dùng thuốc cho phù hợp.

2
- Liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24
giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, để quyết định
chỉ định sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng thuốc.
1.1.2. Kê đơn thuốc:

- Người kê đơn [9]:
+ Bác sỹ.
+ Y sỹ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là y tế xã) và bệnh
viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bá
c
sỹ, chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc cho người bệnh.
+ Lương y, y sỹ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện
huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho
người bệnh.
+ Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sỹ, y sỹ được chỉ
định dùng thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.
- Thuốc chỉ định cho người bệnh cần đảm bảo 5 tiêu chí sau [9], [3], [10]
:
+ Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh.
+ Phù hợp với tình trạng bệnh lý và cơ địa của người bệnh.
+ Phù hợp với tuổi và cân nặng.
+ Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có).
+ Không lạm dụng thuốc.
- Cách ghi chỉ định thuốc [9]
, [10]:
+ Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh
án. Không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
+ Nội dung chỉ định thuốc bao gồm tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm
dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.

3

+ Ghi chỉ định dùng thuốc theo trình tự đường tiêm, đường uống, đặt,
dùng ngoài và các đường dùng khác.
+ Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc
cần thận trọng khi sử dụng là:
Thuốc phóng xạ.
Thuốc gây nghiện.
Thuốc hướng tâm thần.
Thuốc kháng sinh.
Thuốc điều trị lao.
Thuốc corticoid.
. Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì
đánh số thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị
cần ghi từ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.
- Chỉ định thời gian dùng thuốc:
+ Trường hợp người bệnh cấp cứu thầy thuốc phải chỉ định thuốc theo
diễn biến của bệnh.
+ Trường hợp người bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn
liều thích hợp, thầy thuốc phải chỉ định thuốc hàng ngày.
+ Trường hợp người bệnh đã được lựa chọn thuốc và liều t
hích hợp thì
thời gian chỉ định t
huốc tối đa không quá 2 ngày (đối với ngày làm việc) và
không quá 3 ngày (đối với ngày nghỉ lễ).
- Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:
+ Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc cho thích hợp.
+ Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng theo đường uống không đáp ứng được yêu
cầu điều trị hoặc với thuốc

chỉ dùng đường tiêm.

4
+ Thầy thuốc phải:
Thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều dưỡng chăm
sóc theo dõi và người bệnh (hoặc người nhà người bệnh).
Theo dõi đáp ứng của người bệnh khi dùng thuốc và sử lý kịp thời các tai
biến do dùng thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa dược ngay khi
xảy ra.
1.1.3. Cấp phát thuốc:
- Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc đảm bảo chất lượng và hướng dẫn sử
dụng t
huốc.
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
- Tổ chức cấp phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
- Phát thuốc kịp thời để đảm bảo người bệnh dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại
trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
- Việc ra lẻ thuốc phải đảm bảo thực hiện trong m
ôi trường vệ sinh sạch
sẽ và thao tác hợp vệ sinh.
- Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viên, khoa Dược thực
hiện pha chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.
- Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh
thuốc, đơn thuốc có sai sót. Phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau
khi có ý kiến của dược sỹ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc người
kê đơn thuốc) ký xác nhận bên cạnh.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng
dược lý, tác dụng không m
ong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng

tồn trữ.
- Khoa Dược làm đầu mối trình lãnh đạo bệnh viện báo cáo tác dụng
không mong muốn của thuốc và gửi về Trung tâm quốc gia về thông ti
n thuốc
và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử trí [13], [14].

5
1.1.4. Tuân thủ điều trị:
- Trước khi người bệnh dùng thuốc:
+ Công khai thuốc dùng hàng ngày cho từng người bệnh bằng cách thông
báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc, đồng thời yêu cầu người bệnh hoặc
người nhà người bệnh ký nhận vào phiếu công khai thuốc. Phiếu công khai
thuốc để ở kẹp đầu hoặc cuối giường bệnh.
+ Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.
+ Kiểm
tra thuốc (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng một lần, số
lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm
dùng thuốc và đường dùng thuốc) so với y lệnh, kiểm tra hạn sử dụng và chất
lượng cảm quan của thuốc.
+ Khi phát hiện những bất thường trong y lệnh như chỉ định sử dụng
thuốc quá liều quy định, đường dùng thuốc không hợp lý hoặc dùng nhiều thuốc
đồng thời
gây tương tác, điều dưỡng viên phải báo cáo với thầy thuốc điều trị
hoặc thầy thuốc trực.
- Chuẩn bị đủ phương tiện và thuốc cho người bệnh dùng thuốc: khay
thuốc, nước uống hợp vệ sinh đối với người bệnh dùng thuốc uống, lọ đựng
thuốc uống theo giờ cho từng người bệnh; phương tiện vận chuyển thuốc phải
đảm bảo sạch sẽ - gọn gàng - dễ thấy; chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và
phác đồ chống sốc đối với thuốc phải dùng đường tiêm
; chuẩn bị dung dịch tiêm

cho người bệnh phải pha đúng dung môi, đủ thể tích và theo qui định của nhà
sản xuất.
- Trong khi người bệnh dùng thuốc phải:
+ Đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm khuẩn.
+ Đảm bảo 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đùng liều dùng, đúng
đường dùng, đúng thời gia
n.
+ Phải trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát
hiện kịp thời các bất thường của người bệnh trong khi dùng thuốc.

6
- Sau khi người bệnh dùng thuốc:
+ Theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý các bất thường của người
bệnh, ghi chép đầy đủ các diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án.
+ Bác sỹ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng của thuốc và xử lý kịp
thời các tai biến do dùng thuốc, ghi sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
+ Ghi cụ thể số thuốc điều trị cho mỗi người bệnh, mỗi khi thực hiện xong
một thuốc phải đánh dấu thuốc đã thực hiện.
+ Bảo quản thuốc còn lại (nếu có) theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
+ Xử l
ý và bảo quản dụng cụ liên quan đến dùng thuốc cho người bệnh
theo đúng quy định.
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc:
Muốn tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
và có hiệu quả cần xét
đến toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc để can thiệp vào tất cả
những vấn đề chưa hợp lý. Một trong những vấn đề dưới đây có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sử dụng thuốc:
1.2.1. Trong cơ sở y tế:
- Trình độ người thầy thuốc chẩn đoán theo dõi, kê đơn: Thầy thuốc phải

khai thác kỹ các tiền sử, phải có trình độ chuyên m
ôn giỏi, có kinh nghiệm
nghiệp vụ, phải theo dõi sát các diễn biến bệnh thì mới kê đơn thuốc hợp lý và
hướng dẫn sử dụng thuốc có hiệu quả.
- Người dược sỹ cấp phát, hướng dẫn sử dụng: Dược sỹ cấp phát phải là
người nắm vững chuyên m
ôn nghiệp vụ dược, tận tình chu đáo, hướng dẫn
người bệnh sử dụng thuốc an toàn- hợp lý.
- Điều dưỡng chăm sóc, phục vụ và hướng dẫn sử dụng: Điều dưỡng
chăm sóc tận tình, phục vụ chu đáo, hướng dẫn sử dụng thuốc cẩn thận góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị.

7
- Sự tuân thủ điều trị của thầy thuốc, của bệnh nhân: Thầy thuốc điều trị
thực hiện tốt qui chế kê đơn. Người bệnh có hiểu biết về thuốc và tuân thủ sự chỉ
định, hướng dẫn của thầy thuốc góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
- Ngoài các yếu tố trên thì hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý sử dụng thuốc: Xây dựng danh
mục thuốc phù hợp với nhu cầu điều trị, kiểm
tra giám sát chặt chẽ hoạt động sử
dụng thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
1.2.2. Trong cộng đồng:
+ Trình độ dân trí: Do kém hiểu biết về thuốc nên người dân còn tự ý mua
thuốc sử dụng không cần đi khám
bác sỹ, do vậy việc tuân thủ điều trị không có
dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc không cao.
+ Công tác quản lý thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn chưa
chặt chẽ (nhất là những thuốc cần phải kê đơn theo quy định) nên việc chưa tuân
thủ điều trị và lạm dụng thuốc thường sảy ra.
+ Tình trạng quảng cáo rầm rộ khiến việc sử dụng thuốc tự do không cần

hướng dẫn của thầy thuốc dẫn đến hiệu quả điều trị không cao [18]
.
+ Trình độ của người bán thuốc cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng
thuốc: Hiện nay đại đa số người đứng bán thuốc chỉ có trình độ trung cấp Dược,
Do vậy việc tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh còn hạn chế dẫn đến hiệu quả
điều trị không cao.
1.3. Tình hình sử dụng thuốc:
1.3.1. Trên thế giới:
Suốt mấy chục năm
qua chi phí sử dụng thuốc trên thế giới ngày càng
tăng, với tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 10%. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng
thuốc trên thế giới rất chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Năm 1976 ở các nước phát triển chiếm
khoảng 27% dân số thế giới đã sử
dụng hơn 75% lượng thuốc được sản xuất. Sau 10 năm thì khoảng cách này càng
tăng thêm. Năm 1985, 25% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng

8
tới 79% lượng thuốc. Từ năm 2006 đến nay, trên 18% dân số thế giới thuộc các
nước phát triển đã sử dụng trên 85% lượng thuốc [ 19].
1.3.2. Ở Việt Nam:
Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa,
tập trung do đó thuốc được sử dụng theo kế hoạch với giá bao cấp của nhà nước.
Hầu như mọi người dân đều được nhà nước bao cấp hoàn t
oàn về thuốc nên hoạt
động quản lý sử dụng thuốc được thuận lợi hơn. Tuy nhiên tình trạng khan hiếm
thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm s
óc sức khỏe cho toàn dân.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà nước xóa bỏ
cả chế độ bao cấp thuốc cho người dân, đã phản ánh đúng giá trị của thuốc.

Thuộc tính hàng hóa của thuốc đã được công nhận, nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng, hiệu quả trong công tác phòng và chữa bệnh.
Sau hơn 20 năm đổi mới,
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,
ngành Dược nước ta cũng như các ngành khác đã có những bước phát triển mới.
Chi phí hàng năm dành cho ngân sách thuốc được tăng lên theo sự phát triển của
kinh tế xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh.Ngành Y tế luôn chú trọng đến công
tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, đặc biệt là hoạt động quản lý sử
dụng thuốc, nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn - hợp lý và góp phần nâng cao
chất lượng điều trị.
1.3.3. Tại tỉnh Quảng Ninh:
Mỗi năm
chi phí thuốc từ kinh phí Y tế đạt trên 20% tổng kinh phí cho Y
tế toàn tỉnh. Chi phí thuốc chi từ kinh phí Y tế bình quân cho mỗi đầu người
tăng dần theo sự phát triển của xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh.
Ngành Y tế Quảng ninh luôn chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe
toàn diện cho nhân dân: Kinh phí thuốc của Tỉnh dành cho các bệnh viện chiếm
khoảng 70% so với kinh phí t
huốc chung trong toàn Tỉnh. Viện trợ Quốc tế về
thuốc chiếm khoảng 2,5%.

9
Công tác quản lý sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh công
luôn được chú trọng nâng cao từng bước đáp ứng nhu cầu điều trị.
Công tác quản lý hành nghề Y - Dược tư nhân cũng được thực hiện
thường xuyên.
Tuy nhiên thực trạng sử dụng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều bất hợp lý do
nhiều nguyên nhân:
- Trong các cơ sở Y tế công thì thủ tục hành chính còn phức tạp gây mất
thời gian, nhiều nơi điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như trì

nh độ của
các bác sỹ chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh…
- Thị trường hiện nay thuốc được quảng cáo rầm rộ và bày bán tự do. Do
thiếu kiến thức về thuốc vì vậy người dân vẫn tự ý sử dụng thuốc không cần kê
đơn, hoặc có kê đơn thì họ cũng không m
ua đủ thuốc theo đơn (nhất là những
người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa), cũng có người mượn đơn thuốc
của người khác để dùng vì tự thấy triệu chứng bệnh của họ giống triêu chứng
của mình.
- Người bán thuốc hiện nay có thể là dược sỹ, có thể không phải ( nhất là
ở vùng sâu, vùng xa ).
- Công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên do thiếu nhân lực.
1.4. Trung tâm Y tế Đầm Hà:
1.4.1. Chức năng nhiệm vụ:
Trung tâm Y tế Đầm Hà l
à một Trung tâm Y tế có giường bệnh, tương
đương bệnh viện hạng 3, có 50 giường bệnh, có các chức năng nhiệm vụ sau [8]:
- Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân là các cán bộ
nhân dân trong huyện và các huyện lân cận để cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú,
ngoại trú.
- Phòng chống dịch bệnh: Công tác phòng bệnh cũng là nhiệm vụ quan
trọng song song với công tác khám chữa bệnh. Trung tâm
y tế Đầm Hà là một
trung tâm y tế có giường bệnh, có nhiệm vụ phòng và chống các dịch bệnh trên

10
địa bàn huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh.Trung
tâm có nhiệm vụ chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện nhiệm
vụ phòng chống dịch bệnh, đồng thời thực hiện các chương trình mục tiêu y tế
quốc gia.

- Đào tạo cán bộ: Ban giám đốc trung tâm luôn luôn khuyến khích, tạo
điều kiện cho cán bộ viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên m
ôn, kỹ thuật,
công nghệ thông tin … Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho toàn dân. Từ những năm 2009 trở về trước toàn Trung tâm mới chỉ có 7 bác
sỹ kể cả lãnh đạo, đến nay đã có gần 20 bác sỹ. Hiện tại có 02 bác sỹ và 01 dược
sỹ đang học chuyên khoa I và nhiều cán bộ khác được cử đi học các lớp đào tạo
ngắn hạn khác nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng
cao hiệu quả phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
- Nghiên cứu khoa học: Luôn tạo điều kiện cho cán bộ viên chức tham gia
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm
tốt công tác phòng và chữa bệnh cho toàn dân trên địa bàn. Hàng năm toàn
Trung tâm đều có 07- 08 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.
- Chỉ đạo tuyến: Hàng năm lập kế hoạch và phân công cán bộ tham gia chỉ
đạo tuyến xã về chuyên m
ôn kỹ thuật trong cả phòng chống dịch bệnh, thực hiện
các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và khám chữa bệnh cho nhân dân trên
địa bàn. Công tác chỉ đạo tuyến được thực hiện thường xuyên góp phần nâng
cao hiệu quả phòng và chống dịch bệnh cũng như hiệu quả điều trị cho nhân dân
tuyến xã.
- Công tác đối ngoại: Phối hợp với các trung tâm y tế, các bệnh viên đa
khoa khu vực lân cận để làm tốt nhiệm vụ phòng dịch và chữa bệnh cho t
oàn
dân. Trung tâm được hỗ trợ về chuyên môn từ các đơn vị bạn và cũng hỗ trợ
điều trị cho nhân dân các huyện lân cận.
- Quản lý kinh tế: Là trung tâm y tế có giường bệnh, là đơn vị sự nghiệp
có thu - Trung tâm luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thu

11

chi ngân sách của đơn vị. Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí từ ngân sách
Nhà nước, nguồn Bảo hiểm y tế, viện phí…[ 21], [ 22].
1.4.2. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của trung tâm:
* Trung tâm có 02 khối:
- Khối điều trị.
- Khối dự phòng.
+ Giám đốc Trung tâm là người lãnh đạo và điều hành cao nhất.
- 01 Phó giám đốc phụ trách chuyên môn phụ trách khối điều trị.
- 01 Phó giám đốc kiêm Trưởng Phòng KHTH phụ trách khối dự phòng.
* Trung tâm Y
tế Đầm Hà có 07 khoa phòng:
1.Phòng Kế hoạch tổng hợp gồm các bộ phận:
- Tổ chức - Hành chính.
- Kế toán - Tài chính.
- Bộ phận điều dưỡng.
- Bộ phận kế hoạch.
2. Khoa phòng khám gồm:
- Phòng cấp cứu.
- Phòng khám chung.
- Phòng khám chuyên khoa.
3. Khoa Ngoại - Sản: Gồm cả ngoại khoa và sản khoa.
4. Khoa Nội - Nhi - Lây: Gồm cả nội tổng hợp, khoa nhi và khoa
truyền nhiễm.
5. Khoa Dược - Cận lâm sàng gồm:
- Bộ phận Dược.
- Bộ phận Cận lâm
sàng (Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh).
6. Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản.
7. Khoa kiểm soát dịch bệnh - vệ sinh an toàn thực phẩm.



12

Ban Giám đốc

























Phòng Kế hoạch

tổng hợp
Khoa
Nội - Nhi - Lây
Khoa
Ngoại - sản
Bộ phận
kế hoạch
Bộ phận
tổ chức-HC
Q
ả ị
Bộ phận
Tài chính -
Kế toán
Bộ phận
Điều dưỡng
Khoa Dược -
Cận lâm sàng
Bộ phận
Dược
Bộ phận
Cận lâm sàng


Khoa
Khám bệnh

Khoa
Chăm sóc sức
khỏe sinh sản


Khoa
Kiểm soát dịch bệnh và
vệ sinh ATTP
Hình 1.2: Mô hình tổ chức của TTYT Đầm Hà




13
* Cơ cấu nhân lực toàn trung tâm:
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực của TTYT Đầm Hà trong năm 2011.
TT Cán bộ Số lượng Tỷ lệ %
1 Bác sỹ CKI 03 4,28
2 Bác sỹ 05 7,14
3 Dược sỹ đại học 01 1,43
4 Dược sỹ trung học, dược tá 03 4,29
5 Cử nhân điều dưỡng 03 4,29
6 Điều dưỡng và kỹ thuật viên trung cấp 32 45,71
7 Đại học, cao đẳng khác 02 2,86
8 Cán bộ khác 21 30

Tổng số cán bộ của Trung tâm 70 100

Năm 2011:
Tổng số Bác sỹ của Trung tâm là 8 chiếm 11,42% trong tổng số cán bộ
viên chức toàn Trung tâm.
Số cán bộ là điều dưỡng và kỹ thuật viên trung cấp chiếm 45,71%.
Tổng số cán bộ dược có 04 trong đó: DSĐH 01 (chiếm 1,43 % trong tổng
số cán bộ của trung tâm), DSTH 02 (01 là cán bộ hợp đồng) và 01 dược tá.

Sự chênh lệch giữa cán bộ y và cán bộ dược tại Trung tâm là tương đối
lớn (Tổng số cán bộ dược chỉ chiếm
5,72% trong tổng số cán bộ trong toàn
Trung tâm).
1.4.3. Hội đồng thuốc và điều trị
Ngày 04/7/1997Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 08/BYT-TT Thông tư
hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở
bệnh viện [7].
Hội đồng thuốc và điều trị của trung tâm y tế Đầm Hà được thành lập
ngày 05 tháng 1 năm 2007.

14
1.4.3.1. Tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị-
Trung tâm Y Tế Đầm Hà:
+ Tổ chức:
Hội đồng t
huốc và điều trị của trung tâm y tế Đầm Hà gồm 09 thành viên:
• Chủ tịch hội đồng: Phó Giám đốc Trung tâm.
• Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực: Trưởng khoa Dược.
• Thư ký hội đồng: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.
. Các ủy viên:
- Các ủy viên thường xuyên: Là trưởng các khoa điều trị, khám bệnh và
điều dưỡng trưởng của trung tâm.
- Ủy viên không thường xuyên là trưởng phòng Tài chính kế toán.
+ Chức năng: Hội đồng thuốc và điều trị trung tâm có chức năng tư vấn
cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của trung
tâm, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong trung tâm.
+ Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình giám
đốc phê duyệt các qui định cơ bản về cung ứng,

quản lý và sử dụng thuốc của trung tâm.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng trong trung
tâm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị
của Trung tâm.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt qui trình cấp phát thuốc, theo dõi
dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi qui trình trên
được phê duyệt.
- Giúp giám đốc giám sát việc thực hiện
các hoạt động: Chẩn đoán bệnh,
làm hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc, qui trình sử dụng thuốc, tổ chức theo dõi các
phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong trung tâm.

15

×