Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá thực trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế quận ngô quyền hải phòng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.87 KB, 66 trang )





























BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




BÙI KHÁNH HUY



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG
VẮC XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI
PHÒNG NĂM 2013



LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I







HÀ NỘI – 2014






























BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




BÙI KHÁNH HUY




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG
VẮC XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ QUẬN NGÔ QUYỀN - HẢI
PHÒNG NĂM 2013


LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I


CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60 73 20


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Năm 2014





HÀ NỘI – 2014

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN 3

1.1.1 Vài nét về chương trình Tiêm chủng mở rộng 3

1.1.2. Thực trạng cung ứng vắc xin tại Việt Nam 6

1.2. QUY TRÌNH CUNG ỨNG VẮC XIN 9

1.2.1. Lựa chọn vắc xin 10

1.2.2. Sử dụng vắc xin 11

1.2.2.1. Phác đồ TCMR 11

1.2.3.2. Phương tiện bảo quản vắc xin 16

1.2.3.3. Dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh ở cơ sở y tế 16

1.3. VÀI NÉT VỀ TTYT QUẬN NGÔ QUYỀN – HẢI PHÒNG 18

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 20


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 20

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 20

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 20

2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1. DỰ TRÙ VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN 22

3.1.1. Công tác dự trù vắc xin 22

3.1.2. Công tác sử dụng vắc xin 25

3.2. CÔNG TÁC BẢO QUẢN VẮC XIN 33

3.2.1. Phương tiện và trang thiết bị bảo quản 33

3.2.2. Duy trì điều kiện bảo quản 35


Chương 4: BÀN LUẬN 42

4.1. Hoạt động dự trù và sử dụng vắc xin 42

4.2. Hoạt động bảo quản vắc xin 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

1. Kết luận 48

2. Kiến nghị và đề xuất 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC













LỜI CẢM ƠN



Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Gs. TS. Nguyễn
Thanh Bình người thầy đáng kính đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội và đặc biệt là
các thầy cô Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và toàn bộ nhân viên của
Trung tâm Y tế Quận Ngô Quyền - Hải Phòng đã tạo điều kiện để tôi có
được các thông tin hữu ích phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn Gia đình, Bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để
hoàn thành đề tài này.












DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCG Vắc xin phòng Lao
BYT Bộ Y tế

DPT Vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
HiB Viêm não mô cầu
OPV Vắc xin phòng Bại Liệt
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TTYT Trung tâm Y tế
TYT Trạm Y tế
UNICEF Quỹ nhi đồng thế giới
UV Uốn ván
VG B Viêm gan B
VVM Chỉ thị nhiệt độ đông băng
WHO Tổ chức y tế Thế giới












DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

1. Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1. Số lượng dự trù và lĩnh vắc xin năm 2013
Bảng 3.2. So sánh số lượng vắc xin tính theo số trẻ mới sinh và số dự
trù thực tế
Bảng 3.3. Triển khai tiêm Vắc xin

Bảng 3.4. Số lượng sử dụng vắc xin so với số vắc xin cần
Bảng 3.5. Danh mục trang thiết bị để bảo quản vắc xin
Bảng 3.6. Kết quả sổ kiểm soát nhiệt độ tại các phường năm 2013
Bảng 3.7. Kết quả theo dõi nhiệt độ tại TTYT Quận Ngô Quyền năm
2013
Bảng 3.8. Kết quả thanh kiểm tra công tác duy trì nhiệt độ tại TTYT
Quận Ngô Quyền năm 2013
2. Danh mục hình vẽ đồ thị
Hình 3.1. Hoạt động cung ứng Quinvaxem năm 2013
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh số liệu vắc xin cần và số lượng dự trù
Hình 3.3. Số lượng sử dụng vắc xin năm 2013
Hình 3.4. Hoạt động sử dụng vắc xin Lao năm 2013
Hình 3.5. Hoạt động sử dụng vắc xin bại liệt năm 2013
Hình 3.6. Số lượng sử dụng vắc xin Quinvaxem năm 2013
Hình 3.7. Số lượng sử dụng vắc xin Sởi năm 2013
Hình 3.8. Tỷ lệ số ngày kiểm tra nhiệt độ tại TTYT Quận Ngô
Quyền trong năm 2013
Hình 3.9. Số ngày kiểm tra nhiệt độ đủ 2 lần tại các TYT phường
năm 2013
Hình 3.10. Đánh giá độ chính xác của sổ theo dõi nhiệt độ
Hình 3.11. Mức độ kiểm tra nhiệt độ tại các phường năm 2013

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chủng vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất
trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Tại Việt Nam,
chương trình TCMR bắt đầu từ năm 1985 với sáu loại vắc xin cho tất cả trẻ
em dưới 12 tháng tuổi. Hiện chương trình đã bao phủ 100% số xã, phường
cả nước, đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hơn 90%. Thành công của công tác
TCMR đã làm cho tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng

giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Sau 28 năm triển khai, chương trình
TCMR ở Việt Nam dự phòng cho 6,7 triệu trẻ em khỏi mắc 11 bệnh truyền
nhiễm và cứu 43 nghìn trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho
gà, uốn ván, bại liệt và sởi.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp phản
ứng phụ không mong muốn liên quan đến vấn đề tiêm chủng vắc xin. Phân
tích sâu các nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên chúng ta thấy có ba nguyên
nhân chính sau: Tỷ lệ trẻ dưới một tuổi tử vong hằng năm do nhiều nguyên
nhân; chất lượng vắc xin; quy trình tiêm chủng. Vì vậy để nâng cao chất
lượng và bảo đảm Chương trình TCMR tiếp tục được toàn dân ủng hộ và
tham gia nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc các bệnh cũng như tiến tới thanh toán
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em thì chất lượng tất cả các loại
vắc xin cần được bảo đảm bởi quy trình nghiêm ngặt từ nhà sản xuất đến
người sử dụng.
TTYT Quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng là nơi trực tiếp quản
lý và tiến hành công tác TCMR tại các trạm Y tế phường trên địa bàn
Quận. Mỗi tháng có hàng nghìn trẻ em tới tiêm vắc xin phòng bệnh. Công
tác nâng cao chất lượng và bảo đảm tiêm chủng an toàn luôn là công việc
được đặt lên hàng đầu. Ngoài công tác giám sát các quy trình tiêm chủng
thì công tác cung ứng vắc xin cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đánh giá sâu về công tác cung ứng, bảo quản

2
vắc xin tại TTYT.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá thực trạng cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm
chủng tại trung tâm y tế Quận Ngô Quyền – Hải Phòng năm 2013.
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng dự trù và sử dụng vắc xin tại TTYT Quận Ngô
Quyền năm 2013.

- Đánh giá thực trạng bảo quản vắc xin tại TTYT Quận Ngô Quyền
năm 2013.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
trong công tác cung ứng vắc xin tại TTYT Quận Ngô Quyền – Hải Phòng.
















3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN
1.1.1 Vài nét về chương trình Tiêm chủng mở rộng
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai
ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương
trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ
em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và
gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được

mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay
toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với
Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền
nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao
gồm vắc xin phòng bệnh Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm
gan B, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Tả, Thương hàn, Viêm phổi/ Viêm màng
não mủ do Hib.
Ngay từ khi đi vào hoạt động, TCMR đã phải đối mặt với không ít
khó khăn. Đó là điều kiện giao thông từ huyện đến xã nhất là đến những
thôn bản vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tiêm chủng
của phụ nữ và trẻ em, nhận thức của cộng đồng và bà mẹ về tiêm chủng,
phòng bệnh còn hạn chế… Cơ sở y tế xã thường bị quá tải bởi nhiều dịch
vụ y tế. Nguồn kinh phí cho tiêm chủng hoạt động còn thiếu… Mặc dù vậy,
chương trình TCMR của Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, đã
triển khai có kết quả và được cộng đồng Quốc tế thừa nhận là nước triển
khai công tác tiêm chủng mở rộng tốt nhất, hiệu quả nhất.
Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và được triển
khai ở 100% xã phường trong cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm là Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm

4
1993 đến nay tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt trên
90%. Từ năm 1995 cả nước không còn xã trắng về tiêm chủng. Việc xoá
được 8 xã trắng cuối cùng về tiêm chủng đã thể hiện việc triển khai nghiêm
túc chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta, chủ trương đảm bảo công
bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y tế và thực hiện
nghiêm túc cam kết về quyền trẻ em của Việt Nam. Đây là thắng lợi của sự
kết hợp chặt chẽ giữa Quân - Dân y, đặc biệt với lực lượng bộ đội biên
phòng đảm bảo đưa dịch vụ tiêm chủng đến được từng bản làng trên khắp
mọi miền đất nước, đến mọi dân tộc, mọi gia đình.

Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là Thanh toán
bệnh Bại liệt năm 2000, Loại trừ Uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ các
bệnh trong Chương trình tiêm chủng: bệnh Ho gà, Bạch hầu, Sởi giảm rõ
rệt. So sánh năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009 tỷ lệ
mắc Ho gà giảm 543 lần, Bạch hầu giảm 433 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 69
lần.
Với việc không ngừng nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng,
tăng cường hỗ trợ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, chúng ta đã đạt
được 10 năm bảo vệ thành quả Thanh toán bệnh Bại liệt và duy trì 5 năm
Loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh, đạt các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ mắc các bệnh
trong TCMR và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Loại trừ Sởi vào năm 2012.
Việt Nam thành công trong chiến lược tự lực sản xuất vắc xin và
triển khai các vắc xin mới nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ trẻ em phòng
chống các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Từ năm 1997, bốn vắc xin mới
được đưa vào TCMR phòng các bệnh Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản,
Thương hàn và Tả. Từ tháng 6 năm 2010, vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib
được đưa vào sử dụng trong TCMR, tiêm miễn phí cho trẻ < 1 tuổi trên
toàn quốc. Cho tới nay, chương trình TCMR đã đưa 8 loại vắc xin tiêm
chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi phòng các bệnh Lao, Bạch hầu, Ho

5
gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt, Sởi và Viêm phổi/ Viêm màng não mủ
do Hib cho trẻ em. Việc mở rộng và triển khai thêm vắc xin mới, thế hệ
tiên tiến đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
tiêm chủng và sự quan tâm của nhà nước đối với sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ trẻ em Việt Nam.
Thành tựu trên là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn
ngành Y tế Việt Nam để thực hiện đường lối y học dự phòng chủ động và
tích cực của Đảng và Nhà nước ta. Thành quả của chương trình TCMR là
một điển hình cho những hoạt động y tế được xã hội hoá cao, được sự đảm

bảo mạnh mẽ và bền vững về những chính sách ưu tiên của nhà nước. Đây
cũng là biểu hiện tốt đẹp của sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành Y
tế và các Bộ, Ngành, Đoàn thể xã hội đối với công tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân. Thành công của công tác tiêm chủng cũng minh chứng rõ hiệu
quả của các hoạt động hợp tác Quốc tế với Chính phủ các nước, các tổ chức
Quốc tế đối với Ngành Y tế Việt Nam nói chung và dự án Tiêm chủng mở
rộng nói riêng.
Hạn chế:
Sau hơn 26 năm triển khai chương trình TCMR, kết quả đạt được là
rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ về chăm sóc sức khỏe
trẻ em. Song chương trình TCMR vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức.
Bệnh Sởi, Bạch hầu, Ho gà chỉ được khống chế, nguy cơ bệnh phát triển,
đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, biên giới là khá cao. Nhiều loại vắc xin
phòng, chống các bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm ở trẻ em chưa
được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc chỉ triển khai
trong quy mô hẹp. Cùng với đó, việc xuất hiện các phản ứng, biến chứng
sau tiêm chủng dẫn đến người dân hoang mang khi mà trình độ cán bộ y tế
ở các trạm y tế xã phường còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất thì còn
nhiều khó khăn.

6
1.1.2. Thực trạng cung ứng vắc xin tại Việt Nam
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được ngành y tế triển
khai trên phạm vi cả nước từ năm 1984, phòng các bệnh truyền nhiễm cho
trẻ em. Hàng trăm triệu liều vắc-xin đã được tiêm miễn phí cho các cháu bé
để phòng 11 loại bệnh như: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Viêm não Nhật
Bản, Viêm gan B, Tả
Thống kê cho thấy, đến nay, tỷ lệ mắc bệnh Sởi giảm 23 lần, bệnh
Bạch hầu giảm 167 lần, bệnh Ho gà giảm 428 lần, ngoài ra bệnh Uốn ván
sơ sinh đã được loại trừ, bệnh Sởi dự kiến sẽ được thanh toán vào năm

2015 Ðây là một trong những thành tựu quan trọng và nhân đạo nhất của
ngành y tế Việt Nam những năm qua. Chương trình TCMR có tính xã hội
hóa cao nhất và được Nhà nước ưu tiên thực hiện cho toàn bộ trẻ em Việt
Nam. Ðể bảo đảm hậu cần vững chắc cho Chương trình TCMR, Việt Nam
đã thành công với chiến lược tự túc vắc-xin từ những cơ sở sản xuất trong
nước. Ðã có mười loại vắc-xin được sản xuất tại Việt Nam, đáp ứng hơn
70% nhu cầu vắc-xin sử dụng trong Chương trình TCMR là: Lao, Bại liệt,
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản, Tả và
Thương hàn. Hiện tại, Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm
một số vắc-xin thế hệ mới như: Quai bị, Hib, Rubella, Dại tế bào, Cúm
A(H5N1), Cúm mùa A(H1N1).
Vẫn biết TCMR là mang lại lợi ích rất lớn cho cả cộng đồng trẻ em,
tuy nhiên, những năm gần đây, vấn đề tai biến do vắc-xin là một thử thách
lớn đối với Chương trình TCMR của ngành y tế. Theo báo cáo của Ban chủ
nhiệm chương trình TCMR quốc gia thì trong số 11 loại vắc-xin đang tiêm
chủng cho trẻ em Việt Nam mỗi năm gần đây đã ghi nhận 2 loại vắc-xin có
liên quan nhiều đến tai biến tử vong đó là vắc-xin Quinvaxem và vắc-xin
viêm gan B. Còn 9 loại vắc-xin khác hầu như không có tai biến nặng.
Ðể phân tích sâu nguyên nhân các cháu tử vong có liên quan đến

7
tiêm chủng, chúng ta cần xem xét ba nguyên nhân chính sau: Tỷ lệ trẻ dưới
một tuổi tử vong hằng năm do nhiều nguyên nhân; chất lượng vắc-xin; quy
trình tiêm chủng. Theo số liệu của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình (Bộ Y tế) thống kê năm 2012 thì tỷ suất chết của trẻ dưới một tuổi ở
Việt Nam là 15,8/1.000 trẻ đẻ sống. Như vậy, trong số 1,5 triệu trẻ đẻ ra có
khoảng 50 trẻ dưới một tuổi tử vong hằng ngày trên cả nước. Do đó, việc
tiêm vắc-xin cho trẻ dưới một tuổi, kể cả tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh,
thì sự trùng hợp ngẫu nhiên của việc tiêm vắc-xin với trẻ tử vong hằng
ngày có tần suất trùng hợp là rất cao.

Việc xảy ra ngày 20-7 tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa
(Quảng Trị) với ba trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B cùng một điểm
tiêm chủng đã được Hội đồng tư vấn đánh giá phản ứng sau tiêm loại bỏ
nguy cơ tử vong do đột tử. Như vậy, chỉ còn hai nguyên nhân đang cần
được làm rõ là quy trình tiêm chủng và chất lượng vắc-xin. Ðây là vấn đề
phức tạp và vì vậy Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Công an điều tra xác minh độc
lập.
Ðến nay, Bộ Y tế đã ban hành quy trình tiêm chủng an toàn cũng
như các quy định bảo đảm chất lượng vắc-xin trong bảo quản, vận chuyển
và sử dụng tại các bàn tiêm chủng. Như vậy, bảo quản vắc-xin không đúng
quy định, sử dụng sai quy trình, để lẫn vắc-xin với các thuốc và sinh phẩm
khác dễ có nguy cơ tiêm nhầm thuốc; không lưu lọ vắc-xin sau khi tiêm;
không khám sàng lọc trẻ để chống chỉ định các trường hợp nguy cơ tai biến
cao là những lỗi mà cán bộ tiêm chủng không được vi phạm.
Chất lượng tất cả các loại vắc-xin được bảo đảm bởi quy trình
nghiêm ngặt từ nhà sản xuất đến người sử dụng. Chất lượng vắc-xin được
đánh giá qua hai tiêu chuẩn quy định nghiêm ngặt là an toàn và hiệu lực,
bắt buộc cho mỗi vắc-xin muốn đăng ký lưu hành ở bất kỳ quốc gia nào.
Các quy định về an toàn được thể hiện qua các dấu hiệu phản ứng toàn thân

8
và tại chỗ như: sốt, đau tại chỗ tiêm, vã mồ hôi, dị ứng ; hầu hết các vắc-
xin đều có phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, từ nhẹ đến vừa và nặng, tùy
từng loại vắc-xin.
Hiệu lực của vắc-xin được nhà sản xuất thực hiện qua nhiều nghiên
cứu và phải vượt qua được các khâu kiểm định chất lượng từ cơ sở đến
quốc gia và quốc tế một cách nghiêm ngặt. Ðể vắc-xin có hiệu lực như
mong muốn, nhà sản xuất phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng qua nhiều
giai đoạn với nhiều lịch tiêm chủng cho các đối tượng khác nhau ở nhiều
thời điểm khác nhau; nhiều khoảng cách giữa các mũi tiêm và có thể kéo

dài hàng chục năm mới có được lịch tiêm chủng ổn định.
Như vậy, khi đặt vấn đề thay đổi lịch tiêm sau 24 giờ đối với vắc-xin
viêm gan B, việc quan trọng nhất là phải chứng minh bằng các thử nghiệm
lâm sàng một cách khoa học rằng, lịch tiêm sau 24 giờ cho trẻ ở những nơi
có tỷ lệ viêm gan B cao như ở Việt Nam (khoảng từ 10% đến 16%) sẽ tốt
hơn là tiêm trong 24 giờ sau khi sinh; việc thứ hai là phải chứng minh trẻ
được tiêm sau 24 giờ sẽ không có tai biến tử vong xảy ra liên quan đến vắc-
xin. Vấn đề quan trọng là Tổ Chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà sản
xuất vắc-xin viêm gan B đã có đầy đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về
lịch tiêm chủng vắc-xin viêm gan B có hiệu quả và đang được áp dụng trên
toàn cầu. Do đó, cũng không nên nghiên cứu để thay đổi lịch tiêm chủng
này.
Ðể nâng cao chất lượng và bảo đảm Chương trình TCMR tiếp tục
được toàn dân ủng hộ và tham gia nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc các bệnh
cũng như tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em,
cần tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và hiệu quả. Theo đó,
tăng cường nguồn ngân sách để việc sản xuất các vắc-xin thế hệ mới được
triển khai nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bổ sung và sửa đổi quy trình tiêm
chủng an toàn, trong đó: Tổ chức lại buổi tiêm chủng; tăng cường công tác

9
khám sàng lọc trẻ có chống chỉ định tiêm chủng bằng cách mỗi bàn tiêm
chủng trong một ngày không được quá 50 cháu để cán bộ y tế có thời gian
khám sàng lọc tiêm chủng. Kéo dài ngày tiêm chủng thành tuần tiêm
chủng.
Tăng cường công tác giám sát quy trình tiêm chủng an toàn ở cả
trung ương và các địa phương. Giao trách nhiệm giám sát thường xuyên,
chặt chẽ buổi tiêm chủng an toàn cho ngành y tế các tỉnh, thành phố bằng
các văn bản pháp luật. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ TCMR cũng như
tiêm chủng dịch vụ về các quy định an toàn tiêm chủng, bảo đảm cho các

cán bộ tiêm chủng có đủ kỹ năng thực hành tiêm chủng an toàn trên cả
nước.
1.2. QUY TRÌNH CUNG ỨNG VẮC XIN
Theo WHO chu trình cung ứng thuốc được thể hiện qua các bước
sau:







Dòng lưu chuyển các hoạt động cung ứng
Đường phối hợp

Chu trình cung ứng thuốc theo 4 bước lựa chọn, mua thuốc, cấp phát,
sử dụng là chu trình khép kín, đó là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến
người sử dụng là bệnh nhân và chính kết quả sử dụng trên bệnh nhân sẽ là
cơ sở vững chắc cho quá trình cung ứng tiếp theo. Chu trình cung ứng vắc
xin gồm 4 bước: lựa chọn, mua thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc; do vắc
LỰA CHỌN
CẤP PHÁT
MUA THUỐC
SỬ DỤNG
Các lĩnh vực
quản lý khác

10
xin trong chương trình TCMR đều đã được lựa chọn và cấp phát miễn phí
đến tất cả các trạm y tế nên muốn nâng cao chất lượng vắc xin tại TTYT

chúng tôi chỉ nghiên cứu quá trình bảo quản và dự trù, sử dụng vắc xin.
1.2.1. Lựa chọn vắc xin
Vắc xin trong chương trình TCMR được cấp phát miễn phí đến các
trung tâm y tế tuyến huyện quản lý và từ đây sẽ được cấp phát xuống các
trạm y tế xã để tiêm cho trẻ.
Các loại vắc xin trong chương trình TCMR:
- Vắc xin phòng Lao BCG
- Vắc xin phòng Bại Liệt OPV
- Vắc xin phòng Viêm gan B
- Vắc xin phòng Sởi
- Vắc xin phòng Bạch hầu - ho gà - uốn ván DPT
- Vắc xin Quivaxem phòng 5 bệnh Bạch hầu - ho gà - uốn ván -
viêm gan B - Hib.
Việc dự trù lên kế hoạch cho buổi tiêm chủng được tiến hành theo
quy trình sau:
• Bước 1: Lập bảng liệt kê từng khu, dân số và đối tượng tiêm
chủng.
Điền vào hình thức tiêm chủng thích hợp cho từng tổ dân phố (tiêm
chủng thường xuyên, ngoài trạm, định kỳ)
• Bước 2: Tính số mũi tiêm chủng hàng năm.
Số mũi tiêm cho trẻ: 7 mũi tiêm (1 mũi BCG, 3 mũi DPT -VGB-
HiB, 2 mũi sởi, 1 mũi DPT nhắc).
Số mũi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai: 2 mũi tiêm (không
kể số mũi tiêm với VGB sơ sinh, vắc xin Viêm não, Thương hàn, và Uốn
ván cho nữ tuổi sinh đẻ).
Để tính số mũi tiêm tối thiểu trong 1 năm, ta nhân số đối tượng tiêm

11
chủng hàng năm với 9.
• Bước 3: Tính số mũi tiêm cần cho mỗi tháng.

Để tính tổng số mũi tiêm hàng tháng, ta chia tổng số mũi tiêm của 1
năm cho 12.
• Bước 4: Tính số buổi tiêm chủng cần cho mỗi tháng ở điểm cố định
và ngoài trạm.
Một buổi tiêm chủng cố định tại trạm y tế có thể thực hiện được ít
nhất 100 mũi tiêm và buổi tiêm chủng ngoài trạm ít nhất 50 mũi tiêm.
Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào số cán bộ y tế, số
vắc xin sẵn có và các phương tiện khác…
Tính số buổi tiêm chủng hàng tháng bằng cách:
Chia số mũi tiêm của mỗi tháng cho 100 đối với buổi tiêm chủng cố
định.
Chia số mũi tiêm của mỗi tháng cho 50 đối với buổi tiêm chủng
ngoài trạm.
1.2.2. Sử dụng vắc xin
1.2.2.1. Phác đồ TCMR
Thông tư số 26/2011/TT - BYT ngày 24/06/2011 của Bộ Y tế về việc
“ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử
dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”

đã ban hành danh mục các bệnh
truyền nhiễm, đối tượng, lịch sử dụng vắc xin bắt buộc trong chương trình
TCMR như sau:
Lứa tuổi Loại Vaccin phòng bệnh

Lịch tiêm
Sơ sinh
Lao (BCG) Mũi 1: nhắc lại sau 4 năm

Viêm gan siêu vi B Mũi 1
1 tháng tuổi Viêm gan B Mũi 2


12
2 tháng tuổi (6-90
ngày)
Viêm gan B
Mũi 3: một năm sau nhắc
lại mũi 4
Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván Mũi 1
Bại liệt Uống
Viêm màng não mủ, V
iêm
phổi … do Hib
Mũi 1
3 tháng tuổi (90-120
ngày)
Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván Mũi 2
Bại liệt Uống
Viêm màng não mủ, V
iêm
phổi … do Hib
Mũi 2
4 tháng tuổi (120 ngày)

Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván Mũi 3: nhắc lại sau 1 năm

Bại liệt Uống
Viêm màng não mủ, V
iêm
phổi … do Hib
Mũi 3: nhắc lại sau 1 năm


9 tháng Sởi Mũi 1
12 tháng tuổi
Viêm não Nhật Bản B

Tiêm 2 mũi: mỗi mũi
cách nhau 1 tuần,
1 năm sau tiêm nhắc lại
mũi 3 và cứ
3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
cho đến 15 tuổi
15 tháng tuổi Sởi, Quai bị, Rubella Tiêm một mũi
Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, chương trình TCMR đã đưa loại vắc
xin “5 trong 1” Quinvexem vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Đây là
vắc xin phòng 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và Viêm

13
màng não mủ Hib. Với loại vắc xin mới này, thay vì phải tiêm 5 mũi để
phòng 5 bệnh trên thì trẻ em Việt Nam sẽ chỉ phải tiêm một mũi là có thể
phòng chống được các bệnh truyền nhiễm trên. Lịch tiêm chủng 3 mũi vắc
xin Quinvaxem là 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu liều vắc xin Quinvaxem nào bị
bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà
không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm
tối thiểu là 4 tuần (1 tháng).
1.2.2.2. Quy trình sử dụng vắc xin trong TCMR
a. Trước khi tiêm
- Kiểm tra nhãn lọ vắc xin, dung môi. Nếu không có nhãn phải hủy
bỏ.
- Kiểm tra hạn sử dụng lọ vắc xin và dung môi. Nếu quá hạn sử dụng
phải hủy bỏ.

- Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu có). Phải huỷ bỏ nếu thấy
hình vuông bên trong cùng màu hay sẫm màu hơn màu của hình tròn bên
ngoài.
- Kiểm tra lọ vắc xin, hủy vắc xin nếu có thay đổi về màu sắc hoặc
bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khác.
- Sử dụng đúng loại vắc xin cần tiêm cho trẻ.
b. Trong quá trình tiêm chủng
- Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su.
- Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên. Không chạm tay
vào kim tiêm .
- Lấy hơn 0,5ml vắc xin hoặc hơn 0,1ml đối với vắc xinBCG (để có
thể đuổi khí).
- Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm.
- Dừng lại ở vạch 0,5 ml hoặc 0,1 ml đối với vắc xin BCG.
c. Sau buổi tiêm chủng

14
- Nếu bình tích lạnh chưa tan hết đá bên trong hoặc túi đựng đá chưa
tan hết, bảo quản những lọ vắc xin, dung môi chưa mở trong hộp riêng
trong dây chuyền lạnh (+2
o
C đến +8
o
C) để dùng trước trong buổi tiêm
chủng sau.
- Nếu đá tan hết, hủy bỏ tất cả vắc xin trừ vắc xin có chỉ thị nhiệt độ
lọ vắc xin cho thấy vắc xin còn sử dụng được. Bảo quản những vắc xin này
trong hộp riêng trong dây chuyền lạnh (+2
o
C đến +8

o
C) để dùng trước cho
buổi tiêm chủng sau.
- Các lọ vắc xin đã mở không được sử dụng nữa.
- Lưu giữ lọ vắc xin và dung môi đã sử dụng trong vòng 2 tuần.
- Lau khô và giữ sạch hòm lạnh, phích vắc xin.
1.2.3. Bảo quản vắc xin
Vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng do vậy phải bảo quản
vắc xin ở nhiệt độ cho phép từ nơi sản xuất tới khi sử dụng. Hệ thống bảo
quản, vận chuyển và phân phối vắc xin gọi là dây chuyền lạnh.
1.2.3.1. Nguyên tắc chung bảo quản văc xin
a. Vắc xin
Vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ +2
o
C đến
+8
o
C.
b. Dung môi
Nếu dung môi được đóng gói cùng với vắc xin thì bảo quản ở nhiệt
độ từ +2
o
C đến +8
o
C . Nếu dung môi không đóng gói cùng với vắc xin và
không có đủ chỗ trong dây chuyền lạnh thì có thể được bảo quản ở nhiệt độ
phòng nhưng phải được làm lạnh ít nhất một ngày trước khi sử dụng ở
nhiệt độ từ +2
o
C đến +8

o
C.
Không được để dung môi bị đông băng.
c. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao tới vắc xin
Tất cả các vắc xin đều chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ nhưng một số

15
vắc xin nhạy cảm bởi nhiệt độ cao hơn các vắc xin khác, ảnh hưởng của
vắc xin với nhiệt độ cao được xếp thứ tự như sau:
Mức chịu ảnh hưởng Vắc xin
1. Bại liệt uống (OPV) Mức độ nhạy cảm cao
2. Sởi
3. Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)
4. Lao (BCG)
5. Hib, Bạch hầu - Uốn ván (trẻ nhỏ)
6. Uốn ván - bạch hầu (trẻ lớn), uốn ván,
Viêm gan B, Viêm não Nhật Bản Mức độ nhạy cảm thấp

(Chú ý: tất cả vắc xin đông khô đều trở nên rất nhạy cảm với nhiệt
độ cao sau khi pha hồi chỉnh)
d. Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh tới vắc xin.
Một số vắc xin cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh, khi bị đông
băng hoặc khi ở nhiệt độ dưới 0ºC có thể làm mất hiệu lực của vắc xin.
Không được để những vắc xin này tiếp xúc với nhiệt độ đông băng và nhiệt
độ cao.
e. Ảnh hưởng của ánh sáng tới vắc xin.
Vắc xin BCG, vắc xin Sởi là những vắc xin rất nhạy cảm với ánh
sáng và không được để những vắc xin này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
mặt trời và ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn nêông).
f. Thời gian bảo quản vắc xin và hạn sử dụng.

Thời gian bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh ở tuyến xã tối đa
là 1 tháng, tuyến huyện từ 1-2 tháng.
Cần lưu ý tới chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu có) và hạn sử dụng của
vắc xin, không bao giờ được dùng vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị
nhiệt độ lọ vắc xin cho thấy vắc xin cần phải hủy bỏ.

16
1.2.3.2. Phương tiện bảo quản vắc xin
Ở các tuyến khác nhau cần các loại dụng cụ khác nhau để vận
chuyển và bảo quản vắc xin và dung môi ở nhiệt độ thích hợp.
1) Tuyến trung ương và khu vực bảo quản vắc xin trong buồng lạnh,
tủ đá. Tại tuyến này tủ lạnh, hòm lạnh, xe lạnh được sử dụng để vận chuyển
vắc xin.
2) Kho tỉnh, huyện tuỳ số lượng vắc xin cần buồng lạnh, tủ đá (để
làm đông băng bình tích lạnh), tủ lạnh, hòm lạnh.
3) Tại trạm y tế có thế sử dụng tủ lạnh, hòm lạnh và phích vắc xin.
1.2.3.3. Dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh ở cơ sở y tế
Mục đích của dụng cụ theo dõi dây chuyền lạnh là để kiểm tra nhiệt
độ của vắc xin và dung môi trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
a. Chỉ thị nhiệt độ
Chỉ thị nhiệt độ (VVM) là nhãn được dán lên lọ vắc xin. Chỉ thị nhiệt
độ có thể thay đổi mầu khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao quá thời
gian cho phép.
Trước khi mở lọ vắc xin phải kiểm tra chỉ thị nhiệt độ xem vắc xin
có bị hỏng bởi nhiệt độ không.
Các nhà sản xuất đều có gắn VVM trên lọ của hầu hết các vắc xin.
VVM có thể in trên nhãn của lọ vắc xin hoặc trên nắp lọ. Đó là 1 hình
vuông nằm bên trong hình tròn. Khi lọ vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ cao,
hình vuông sẽ chuyển màu sẫm.
Chỉ sử dụng lọ vắc xin khi hình vuông bên trong sáng hơn hình tròn

bên ngoài.
Ưu tiên sử dụng trước nếu lọ vắc xin có VVM mà hình vuông bên
trong bắt đầu sẫm mầu nhưng vẫn sáng hơn hình tròn bên ngoài.
b. Nhiệt kế
Cán bộ y tế thường sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của dây

17
chuyền lạnh.
Nhiệt kế tròn, kim di chuyển chỉ vạch chia độ, các số có dấu (+) khi
nhiệt độ nóng và dấu (-) khi nhiệt độ lạnh.
Nhiệt kế dài, chất lỏng màu di chuyển chỉ vạch chia độ, di chuyển
lên khi nhiệt độ nóng, xuống khi nhiệt độ lạnh.
Nhiệt kế tròn có thể mất sự chính xác khi sử dụng thời gian dài. Hầu
hết nhiệt kế này phải điều chỉnh lại bằng vặn lại ốc phía sau nhiệt kế sau
một thời gian sử dụng (dùng một nhiệt kế dài làm mẫu để so sánh và điều
chỉnh). Nhưng để chắc chắn rằng nhiệt kế chạy chính xác hay không phải
so sánh với 2 chiếc khác nhau ở trong và ngoài tủ lạnh.
c. Chỉ thị nhiệt độ đông băng
* Đồng hồ đông băng
Đồng hồ đông băng không thể thay đổi được, nó chuyển màu khi vắc
xin tiếp xúc với nhiệt độ đông băng. Nó gồm có thẻ màu trắng và 1 lọ nhỏ
dịch lỏng màu, tất cả được bọc trong vỏ nhựa.
Nếu đồng hồ đông băng ở nhiệt độ 0ºC trên 1 giờ, lọ sẽ bị vỡ và dịch
lỏng màu tràn ra thẻ trắng.
Dụng cụ này dùng để báo nhiệt độ đông băng đối với các vắc xin dễ
bị đông băng như DPT, UV, TD, Td, (đông băng ở -6,5°C), viêm gan B
(-0,5°C), Hib dạng dung dịch và vắc xin DPT - VGB, DPT - VGB - Hib và
Viêm não Nhật Bản.
Tủ lạnh bảo quản vắc xin cần có chỉ thị nhiệt độ đông băng. Cần đặt
chỉ thị nhiệt độ đông băng trong mỗi hòm lạnh trong quá trình vận chuyển

và phân phối vắc xin. Điều này giúp phát hiện nguy cơ khi vắc xin tiếp xúc
với nhiệt độ âm.
Để dụng cụ này cùng với vắc xin dễ bị đông băng trong tủ lạnh. Đối
với tủ lạnh mở cửa ở phía trước thì để ở giá giữa, nơi để các vắc xin dễ bị
đông băng và dung môi. Tủ lạnh cửa mở phía trên để ở giữa không để sát

18
thành tủ nơi có thể xảy ra đông băng.
* Chỉ thị nhiệt độ đông băng điện tử
Freeze-tag gồm có thiết bị đo nhiệt độ điện tử vòng tròn với hiển thị
trên màn hình. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0°C ± 0, 3°C trên 60 phút ±
3 phút thì hiển thị sẽ đổi từ tình tr
ạng tốt (√) sang tình trạng nguy hiểm (X)
hình ảnh dưới. Sử dụng chỉ thị nhiệt độ đông băng đóng gói cùng vắc xin
DPT, uốn ván và bạch hầu - uốn ván hay vắc xin viêm gan B. Chỉ thị nhiệt
độ đông băng điện tử có hạn sử dụng 5 năm.
1.3. VÀI NÉT VỀ TTYT QUẬN NGÔ QUYỀN – TP HẢI PHÒNG
Quận Ngô Quyền là một trong 7 quận của thành phố Hải Phòng, nằm
ở phía Đông Bắc thành phố. Diện tích 11,24km
2
; dân số của quận (đến năm
2013) gần 180.000 người, chiếm gần 10% dân số toàn thành phố Hải
Phòng. Quận Ngô Quyền có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội
và quốc phòng – an ninh của thành phố Cảng Hải Phòng; là nơi tập trung
các đầu mối giao thông quan trọng nối Hải Phòng với các địa phương khác
trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quận gồm 13
phường: Cầu Đất, Lạch Tray, Máy Tơ, Lê Lợi, Gia Viên, Lương Khánh
Thiện, Máy Chai, Lạc Viên, Cầu Tre, Vạn Mỹ, Đằng Giang, Đông Khê,
Đồng Quốc Bình.
TTYT Quận Ngô Quyền được thành lập vào năm 2007 với chức

năng chính là triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y
tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn
vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục
sức khỏe trên địa bàn quận. Quản lý chỉ đạo trạm y tế các phường trong
quận thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật chăm sóc bảo vệ và nâng cao
sức khỏe nhân dân
.
Tổ chức chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật trạm y tế phường
trong địa bàn thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia chăm
sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân như: TCMR, phòng chống Sốt

×