Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng vắcxin dịch vụ tại Trung tâm y tế dự phòng Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.11 KB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG VẮC XIN DỊCH VỤ TẠI TRUNG
TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HÓC MÔN,
TP.HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG KHÁNH LINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
VẮC XIN DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
DỰ PHÒNG HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà


HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS.Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng Phòng Sau Đại Học – Trường Đại
học Dược Hà Nội – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
-

Ban Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ
Chí Minh cũng như toàn thể anh chị em khoa Dược đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm đề tài.

-

Các Thầy Cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại Học Dược
Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người luôn gần gũi, động viên giúp đỡ tôi cố gắng phấn đấu trong học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015
Học viên

Nguyễn Hoàng Khánh Linh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BM

Biểu mẫu

CB, VC, NLĐ

Cán bộ, viên chức, người lao động.

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSTH

Dược sỹ trung học

HĐKH

Hội đồng khoa học

HĐMS

Hội đồng mua sắm

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT


Hồ sơ dự thầu

KHTC

Kế hoạch tài chánh

KSDB

Kiểm soát dịch bệnh

LHQ

Liên hợp quốc

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTYTDP

Trung tâm Y tế dự phòng.


TYT

Trạm Y tế

VCDV

Vắc xin Dịch vụ

VSDTTW

Vệ sinh dịch tể trung ương

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y
tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG

TÊN BẢNG

SỐ

SỐ
TRANG

Bảng 1.1


Danh mục vắc xin trong chương trình TCMR

3

Bảng 1.2

Một số loại vắc xin dịch vụ

5

Bảng 1.3

Ưu nhược điểm của các hình thức lựa chọn nhà

11; 12

thầu
Bảng 1.6

Quy trình nhập kho vắc xin dịch vụ

13

Bảng 1.8

Cơ cấu nhân lực TTYTDP Hóc Môn năm 2014

24

Bảng 3.10


Danh mục vắc xin dịch vụ năm 2013

Bảng 3.11

Danh mục vắc xin dịch vụ đề nghị bổ sung năm

32,33,34
35

2014
Bảng 3.12

Danh mục các công ty cung ứng vắc xin năm 2014

38

Bảng 3.13

Tổng giá trị vắc xin dịch vụ năm 2014

Bảng 3.14

Tỷ lệ tiền tồn kho-sử dụng vắc xin năm 2014

44

Bảng 3.15

Trang thiết bị bảo quản vắc xin dịch vụ


43

Bảng 3.16

Các bước báo cáo số lượng vắc xin dịch vụ

46

40;41


DANH MỤC CÁC HÌNH

HINH
SỐ

TÊN HÌNH

SỐ
TRANG

Hình 1.1

Chu trình cung ứng vắc xin

7

Hình 1.2


Sơ đồ lựa chọn vắc xin

8

Hình 1.3

Chu trình mua sắm vắc xin

9

Hình 1.4

Chu trình cấp phát vắc xin

15

Hình 1.5

Sơ đồ kiểm tra cấp phát vắc xin

19

Hình 1.6

Sơ đồ tổ chức của TTYTDP Hóc Môn

24

Hình 1.7


Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

26

Hình 1.8

Hình 3.6

Sơ đồ qui trình xây dựng danh mục vắc xin của
TTYTDP Hóc Môn
Sơ đồ cung ứng vắc xin trong chương trình Dịch
vụ tại trung tâm

30

34

Hình 3.7

Quy trình mua vắc xin tại TTYTDP Hóc Môn

36

Hình 3.8

Sơ đồ quy trình nhập kho vắc xin

44

Hình 3.9


Sơ đồ quy trình báo cáo vắc xin

45

Hình 3.10

Quy trình cấp phát vắc xin

48

Hình 3.11

Bảng theo dõi nhiệt độ tủ lạnh bảo quản vắc xin

50

Hình 3.12

Thực hiện 3 kiểm tra 3 đối chiếu

50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển của nền công nghiệp vắc xin và sự triển khai rộng rãi hoạt
động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi các bệnh dịch nguy hiểm.
Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vắc xin mới vẫn
đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ
có vắc xin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế

giới.
Phòng bệnh là vấn đề chính của y tế dự phòng, vắc xin là biện pháp phòng bệnh
hiệu quả nhất để bảo vệ cho người được tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ
dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Các bậc cha mẹ
luôn quan tâm đến sức khoẻ, sự an toàn của trẻ em và làm tất cả những gì có thể để
bảo vệ con em mình. Vắc xin là một sự lựa chọn an toàn và chất lượng đối với tất cả
mọi người.
Y học dự phòng luôn là chiến lược chính để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
nói chung và cho trẻ em nói riêng. Tiêm chủng là một trong những can thiệp y tế thành
công và hiệu quả nhất, giúp ngăn ngừa từ 2 đến 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tiêm
chủng ngăn ngừa những bệnh gây suy nhược, tàn tật và tử vong do những căn bệnh có
thể dự phòng được bằng vắc xin như bạch hầu, viêm gan A và B, sởi, quai bị, bệnh
viêm phổi, bại liệt, tiêu chảy do Rotavirus, uốn ván và sốt vàng da…
Lợi ích của tiêm chủng đang ngày càng mở rộng đến thanh thiếu niên và người
lớn, bảo vệ con người chống lại bệnh chết người như cúm, viêm màng não và các loại
ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư gan) thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành.
Việt Nam là điểm sáng về tiêm chủng, sớm đạt mục tiêu thiên niên kỷ về chăm
sóc sức khỏe trẻ em. Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ góp phần
giảm chi phí điều trị, giảm nguy cơ tàn phế của trẻ em...
Để đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng cung ứng vắc xin liên quan đến
hiệu quả của công tác dự phòng, giám sát, phòng chống dịch bệnh của Trung tâm Y Tế
Dự Phòng Huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài
nghiên cứu:

1


“ Phân tích hoạt động cung ứng các loại vắc xin dịch vụ tại Trung tâm y tế
Dự phòng huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014” được thực hiện với các
mục tiêu sau:

1. Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm các loại vắc xin dịch vụ tại Trung tâm
Y tế Dự phòng huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ và cấp phát các loại vắc xin dịch vụ tại Trung tâm
Y tế Dự phòng huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 2014.
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng cung ứng vắc
xin dịch vụ tại Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Hóc Môn.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

VẮC XIN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG BỆNH

1.1.1. Khái niệm, danh mục vắc xin tại Việt Nam
1.1.1.1.

Khái niệm:

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu
chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh
cụ thể.
Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh
vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây
bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra
tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh [31].
1.1.1.2.

Danh mục vắc xin tại Việt Nam


Phòng chống dịch bệnh cần được coi là một trong những hoạt động ưu tiên
trong hệ thống y tế hiện nay. Trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh không thể
thiếu vũ khí vắc xin. Nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh chủ động là nhu cầu chính
đáng của người dân dù tiêm chủng mở rộng quốc gia hay tiêm chủng dịch vụ.
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt
Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu
ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ
khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao [32].
Ø Các loại vắc xin dùng trong chương trình TCMR:

Bảng 1.1: Danh mục vắc xin trong chương trình TCMR
STT
1
2

Vắc xin

Liều lượng

VẮC XIN PHÒNG LAO (BCG)
VẮC XIN BẠCH HẦU-HO GÀ-UỐN

0,1 ml
0,5ml

VÁN (DPT)
3


VẮC XIN VIÊM GAN B

0,5ml

4

VẮC XIN BẠI LIỆT UỐNG (OPV)

Giọt

5
6

VẮC XIN SỞI

0,5ml

VẮC XIN UỐN VÁN (UV)

0,5ml
3


VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN

7

1 ml

(JEVAX)

VẮC XIN THƯƠNG HÀN

8

0,5ml

VẮC XIN QUINVAXEM ( bạch hầu, ho
9

1 ml

gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm
màng não do vi khuẩn Hib.

10

VẮC XIN MR (Sởi-Rubella)

0,5ml

11

VẮC XIN TẢ UỐNG

1,5 ml

Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ trung ương
Khác với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù
hàng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắc xin dịch
vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu

thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu. Đơn vị cấp
phép nhập khẩu là Bộ Y tế.
Bảng 1.2: Một số loại vắc xin dịch vụ
STT

Tên vắc xin

1

VERORAB

2

PENTAXIM

Công dụng
Phòng bệnh dại
Ho gà- Bạch hầu- Uốn ván - Viêm gan
B - Bại liệt - Hib

Phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà vô
bào, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt bất
3

INFANRIX HEXA

hoại và các bệnh gây ra do vi khuẩn
Haemophilus influenzae type B (HiB),
nhất là viêm màng não mủ.


4

VARICELLA

Phòng bệnh Thủy đậu

5

VARILRIX

Phòng bệnh thủy đậu

4


6

MENINGO A+C

Phòng bệnh não mô cầu A+C

7

TETAVAX

Phòng uốn ván

8

PNEUMO 23


9

VAXIGRIP 0.25ml

10

VAXIGRIP 0.5ml

Phòng ngừa các nhiễm trùng do Phế cầu
khuẩn gây nên, đặc biệt là viêm phổi.
Phòng cúm cho trẻ em dưới 36 tháng
Phòng cúm cho người lớn và trẻ em trên
36 tháng

11

FLUARIX 0.5ml

12

INFLUVAC 0.5 ml

13

TYPHIMVI

14

AVAXIM 80


15

AVAXIM 160

16

ENGERIX B 10mcg

17

ENGERIX B 20mcg

18

EUVAX B 10mcg

19

EUVAX B 20mcg

Phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ trên
6 tháng tuổi,
Phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ trên
36 tháng tuổi.
Phòng bệnh thương hàn
Dự phòng nhiễm virus viêm gan A ở trẻ
em từ 12 tháng đến tròn 15 tuổi.
Phòng ngừa các trườnghợp nhiễm virus
viêm gan A ở người từ 16 tuổi trở lên.

Phòng virus viêm gan B cho trẻ em
dưới 10 tuổi
Phòng virus viêm gan B cho người lớn
và trẻ em trên 10 tuổi
Phòng virus viêm gan B cho trẻ em
dưới 15 tuổi
Phòng virus viêm gan B cho trẻ em 15
tuổi trở lên

5


Twinrix được chỉ định sử dụng cho
20

TWINRIX

người lớn chưa có miễn dịchvà trẻ em
từ 1 tuổi trở lên, những người có nguy
cơ nhiễm cả viêm gan A và viêm gan B.

21

MMRII

Phòng bệnh sởi-quai bị - Rubella

22

TRIMOVAX


Phòng bệnh sởi-quai bị - Rubella

23

CERVARIX

Phòng ung thư cổ tử cung

24

GARDASIL

Phòng ung thư cổ tử cung

25

ROTARIX

26

ROTATEQ

Phòng ngừa viêm dạ dày - ruột do
Rotavirus.
Phòng ngừa viêm dạ dày - ruột do
Rotavirus.

27


VNNB B 1ml

Phòng viêm não Nhật Bản B.

1.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG VẮC XIN DỊCH
VỤ Ở CÁC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI VIỆT NAM
Vắc xin cũng là thuốc, tuy có tính chất đặc thù riêng so với thuốc nhưng việc
quản lý cung ứng các loại vắc xin tại các Trung tâm Y tế dự phòng cũng tuân thủ
theo 4 chức năng căn bản của quy trình cung ứng : Lựa chọn, thủ tục mua sắm,
phân phối và sử dụng.
Cung ứng vắc xin dịch vụ là quá trình đưa vắc xin từ nơi sản xuất đến tận tay
người sử dụng. Cung ứng vắc xin dịch vụ trong Trung tâm là hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu hợp lý trong việc phòng và chữa bệnh, đây là nhiệm vụ trọng tâm của
công tác Dược tại Trung tâm y tế dự phòng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và
lợi ích của việc phòng bệnh chữa bệnh.

6


LỰA CHỌN

Thông tin

SỬ
DỤNG

Cấp
phát

- Nhu cầu phòng bệnh

- Ngân sách

Khoa
học

SỬ
DỤNG

Kinh tế

CẤP PHÁT

Hình 1.1: Chu trình cung ứng vắc xin dịch vụ

Cung ứng vắc xin dịch vụ là một chu trình khép kín. Bốn chức năng không
tách biệt mà có quan hệ mật thiết với nhau, đan xen nhau. Mỗi bước trong chu
trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo. Cung ứng vắc
xin dịch vụ phải đảm bảo 2 mục tiêu chính:
• Cung ứng đảm bảo số lượng, chất lượng vắc xin dịch vụ
• Quản lý, theo dõi việc nhập, cấp phát vắc xin dịch vụ an toàn kinh tế trong

phòng bệnh.
2.2.1. Lựa chọn vắc xin dịch vụ
Lựa chọn là khâu đầu tiên trong quá trình cung ứng. Việc lựa chọn vắc xin dịch
vụ đưa vào danh mục vắc xin dịch vụ của Trung tâm được thực hiện theo nguyên
tắc sau:
§ Thông qua Hội đồng thuốc và điều trị của TTYTDP.
§ Dựa trên số lượng vắc xin dịch vụ đã sử dụng trong năm trước.
§ Cân đối nguồn kinh phí được giao
§ Tính hợp pháp của nhà cung ứng

§ Tiêu chí kỹ thuật của vắc xin dịch vụ: từng lô vắc xin khi nhập vào Việt Nam
đều phải được kiểm nghiệm và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử
dụng…
Hoạt động lựa chọn vắc xin dịch vụ ở TTYTDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố
7


như tình hình dịch bệnh, phác đồ tiêm chủng, nguồn tài chính của Trung tâm, chủ
trương chính sách của nhà nước, các yếu tố môi trường, địa lý [17].
NHẬN BIẾT CÁC
BỆNH CẦN ĐƯỢC
TIÊM PHÒNG

LỰA CHỌN CÁC
VẮC XIN THÍCH
HỢP NHẤT

XÁC ĐỊNH SỐ
LƯỢNG VẮC XIN
YÊU CẦU

Hình 1.2: Chu trình lựa chọn vắc xin

2.2.1.1/ Mô hình dịch bệnh của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng: là số liệu thống kê
về dịch bệnh trong khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số
bệnh nhân đến khám và tiêm ngừa. Đây là căn cứ quan trọng, không chỉ là trong
quá trình lựa chọn xây dựng danh mục vắc xin phù hợp mà còn giúp Trung tâm dự
báo và kế hoạch định hướng phát triển trong tương lai. Mỗi TTYTDP được xây
dựng trên các địa bàn khác nhau, ứng với đặc trưng nhất định về cấu trúc dân cư,
địa lý, môi trường, yếu tố văn hoá, kinh tế xã hội…Từ đó dẫn đến mỗi mô hình

dịch bệnh của mỗi TTYTDP cũng khác nhau.
2.2.1.2/ Phác đồ tiêm chủng: đây là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý và
là căn cứ quan trọng khi xây dựng danh mục vắc xin dịch vụ của Trung tâm. Dựa
trên phác đồ tiêm chủng để lựa chọn vắc xin dịch vụ sẽ giúp nâng cao tính hiệu
quả và an toàn của quá trình phòng bệnh sau này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một
hướng dẫn thực hành tiêm ngừa bằng vắc xin phải bao gồm đủ cả 4 thông số: hợp
lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế
2.2.2. Hoạt động mua và dự trù vắc xin dịch vụ
Quá trình mua vắc xin dịch vụ là một bước quan trọng có thể ảnh hưởng đến
các bước khác trong chu trình hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả của hoạt động
cung ứng. Quá trình mua sắm hiệu quả đảm bảo cung cấp đúng vắc xin, đủ số
8


lượng , chất lượng đã được thừa nhận với giá cả hợp lý [12][13][18][19].
Chu trình mua vắc xin dịch vụ gồm các bước sau: (Hình 1.3)
QUYẾT ĐỊNH SỐ
LƯỢNG CẦN THIẾT
XÉT DUYỆT LẠI
NHỮNG LỰA CHỌN

CÂN ĐỐI NHU CẦU
VÀ NGÂN QUĨ

LỰA CHỌN
PHƯƠNG THỨC
MUA

THU THẬP THÔNG
TIN TIÊU THỤ


LỰA CHỌN NHÀ
CUNG CẤP

PHÂN PHỐI

ĐỊNH RÕ CÁC THỜI
HẠN HỢP ĐỒNG

THANH TOÁN

TIẾP NHẬN VÀ
KIỂM TRA

GIÁM SÁT TÌNH
TRẠNG ĐƠN ĐẶT
HÀNG

Hình 1.3: Chu trình mua sắm vắc xin dịch vụ

2.2.2.1. Các nguyên lý cơ bản của thực hành mua sắm thuốc- vắc xin dịch vụ
tốt [25].
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, thực hành mua sắm vắc xin dịch
vụ tốt gồm các nguyên tắc sau:
-

Mua vắc xin dịch vụ theo tên gốc (tên chung quốc tế không được đăng ký bản
quyền): để đảm bảo cạnh tranh công bằng. Định rõ tiêu chuẩn chất lượng và
không ghi tên biệt dược.


-

Giới hạn việc mua vắc xin dịch vụ theo danh mục vắc xin dịch vụ được Bộ Y
tế cho phép: lựa chọn vắc xin an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý. Sử dụng những
sản phẩm được phê chuẩn cho những vắc xin không thuộc danh mục.
9


-

Mua với số lượng lớn: khi mua nhiều thì giá giảm.

-

Thẩm định và giám sát chất lượng nhà cung ứng: chất lượng hà cung ứng thể
hiện qua chất lượng vắc xin, dịch vụ đáng tin cậy và khả năng tài chính tốt.

-

Mua sắm canh tranh: trong đấu thầu rộng rãi sẽ mua được giá tốt nhất.

-

Cam kết nguồn hàng duy nhất: tất cả các vắc xin được ký kết sẽ được cung cấp
bởi nhà trúng thầu.

-

Số lượng đặt hàng dựa trên sự ước tính chính xác nhu cầu thực tế: dựa trên số
liệu tiêu thụ chính xác và mô hình dịch bệnh.


-

Đảm bảo thanh toán và khả năng tài chính tốt.

-

Thủ tục mua sắm minh bạch, rõ ràng.

-

Phân chia các chức năng chủ chốt hoặc các vị trí đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn khác nhau thành các tiểu ban, đơn vị.

-

Có chương trình đảm bảo chất lượng hàng hóa. Thiết lập và duy trì hệ thống
chính thức cho việc đảm bảo chất lượng.

-

Kiểm toán hàng năm và công bố kết quả.

2.2.2.2. Xác định nhu cầu về số lượng
Nhu cầu vắc xin dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mô hình dịch bệnh,
hiệu lực phòng bệnh của vắc xin, yếu tố môi trường, xã hội, giá vắc xin, thông tin
quảng cáo và quyết định cuối cùng của khách hàng.
Vắc xin dịch vụ có đặc điểm là cung cầu theo cơ chế thị trường, nhu
cầu của người dân và nhà cung cấp.Cách tính sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng của
năm trước và tăng thêm 10% - 30% do khoa KSDB báo cáo số liệu thống kê sử

dụng hàng năm.
2.2.2.3.Phương thức mua vắc xin dịch vụ
Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí của các cơ sở y tế công lập trong
việc mua thuốc (vắc xin), hóa chất, dịch truyền, sinh phẩm, vật tư tiêu hao, Bộ Y
tế quy định việc cung ứng thuốc (vắc xin) phải được thực hiện qua thể thức đấu
thầu, chọn thầu, chỉ định công khai theo quy định của nhà nước. Ngày 19 tháng 01
năm 2012 Bộ Y tế - Bộ tài chính ban hành thông tư liên tịch số 01/1012/ TTLTBYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, thông tư này có
hiệu lực từ ngày 01/06/2012.
v Các hình thức lựa chọn bên nhà thầu [12][20][18][19]:
10


-

Đấu thầu rộng rãi

-

Đấu thầu hạn chế

-

Chỉ định thầu

-

Chào hàng cạnh tranh

-


Mua sắm trực tiếp

-

Tự thực hiện

-

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

v Ưu nhược điểm của các hình thức lựa chọn nhà thầu được trình bày ở
bảng 1.3.

Hình thức đấu thầu

Đấu thầu rộng rãi

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhiều loại giá, có

Khối lượng công việc

một số giá thấp, có

lớn do yêu cầu phải

các nhà cung cấp


thẩm định giá và nhà

mới.

cung cấp.
Ít loại giá nên sự lựa

Đấu thầu hạn chế

Ít loại giá, các nhà

chọn bị giới hạn.

cung cấp hội đủ điều

Yêu cầu phải thiết lập

kiện, chất lượng dễ

một hệ thông thẩm

dàng được đảm bảo.

định điều kiện của
nhà cung cấp.

Nhà cung cấp thường
Chào hàng cạnh tranh được biết đến, công


Giá thường cao

việc định giá ít.

Mua sắm trực tiếp

Dễ dàng và nhanh
chóng

Giá cao

Bảng 1.3 Ưu nhược điểm của các hình thức lựa chọn nhà thầu
11


2.2.2.4.

Kiểm nhập vắc xin dịch vụ

-

Vắc xin dịch vụ phải đi thẳng từ nơi mua về Trung tâm.

-

Vắc xin dịch vụ phải còn trong bao bì đóng gói; phải được bảo quản ở +2
đến +80C cả trong lúc vận chuyển. Hàng nguyên đai, nguyên kiện, nếu bị
thiếu phải báo cho cơ sở cung cấp để giải quyết.

-


Lập biên bản kiểm nhập gồm có: thủ kho vắc xin, kế toán và người giao
hàng.

-

Phải có giấy chứng nhận đã kiểm nghiệm kèm theo ở mỗi lần giao vắc xin.
Bảng 1.6: Quy trình nhập kho vắc xin

TT

Nội dung công việc

1

Kiểm tra vắc xin dịch vụ (loại vắc xin, số lượng...)

Cán bộ thực hiện
Người giao, người
nhận

Kiểm tra nhiệt độ của xe lạnh, hòm lạnh bảo quản
2

vắc xin đến. Ghi lại nhiệt độ vào biên bản giao

Người giao, người
nhận

nhận

3

Kiểm tra và ghi lại nhiệt độ bên trong tủ lạnh vắc

Người giao, người

xin khi ghi vào sổ quản lý

nhận

Giao/ nhận các loại vắc xin dịch vụ nhạy cảm với
4

nhiệt độ cao trước; vắc xin ít nhạy cảm với nhiệt

Người giao, người
nhận

độ sau.
Kiểm tra đối chiếu từng loại vắc xin dịch vụ, dung
5

môi với hoá đơn xuất kho: loại vắc xin, dung môi,

Người giao, người

nơi sản xuất, số liều/lọ, số lô, hạn dùng, tình trạng

nhận


chỉ thị nhiệt độ (nếu có)

6

7

Sắp xếp dung môi vào tủ lạnh (theo Quy trình bảo

Người

nhận



quản lý kho vắc

quản vắc xin trong tủ lạnh)
Sắp xếp dung môi vào tủ lạnh (nếu còn chỗ) hoặc

xin
Người

nhận



quản lý kho vắc

để nơi mát trong kho


xin

12


8

Ký vào biên bản giao nhận hoá đơn xuất và lưu

Người

vào hồ sơ. Nếu có điều gì bất thường báo cáo với

quản lý kho vắc

lãnh đạo và tuyến trên.

xin

Ghi chép các thông tin vắc xin dịch vụ, dung môi
9

vào mục nhận trong sổ quản lý vắc xin dịch vụ:
loại vắc xin, dung môi, nơi sản xuất, số liều, số lô,
hạn sử dụng, nhiệt độ/tình trạng chỉ thị nhiệt độ

Người

nhận


nhận

xin

Theo Tổ chức y tế Thế giới thì tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu,
bao bì, vật tư dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và
các thành phẩm trong kho.Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì
vậy yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách ghi chép đặc biệt là sổ sách ghi chép
việc xuất, nhập hàng ngày. Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ vắc xin trong kho mà
còn là cả một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm kê, kiểm tra dự trữ
và các biện pháp kỹ thuật bảo quản vắc xin. Trong bảo quản vắc xin có thể giảm
cả về số lượng và chất lượng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng
đế hiệu quả phòng bệnh và gây nên nhiều tác hại khác [1]. Mục tiêu của bảo quản
vắc xin dịch vụ là bảo vệ vắc xin khỏi mất mát, hỏng, trộm cắp và quản lý đường
đi đáng tin cậy của vắc xin từ nguồn cung cấp đến người sử dụng một cách kinh tế
và nhanh chóng nhất.
Hoạt động bảo quản vắc xin tốt có những đặc điểm sau:
Kho vắc xin dịch vụ được chia thành các khu vực có điều kiện môi trường và
nhiệt độ bảo đảm ( +2 đến +80C )
-

Mỗi một loại vắc xin dịch vụ được bảo quản ở một khu vực phù hợp

-

Vắc xin dịch vụ xếp trong mỗi khu vực theo một trình tự hợp lý

-

Vắc xin dịch vụ phải được bảo quản trong tủ lạnh chuyên dụng


-

Duy trì chế độ vệ sinh, kiểm tra, loại bỏ vắc xin quá hạn sử dụng và hỏng,
theo dõi vắc xin dịch vụ xuất nhập.

-

Nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có chế độ khen
thưởng và kỷ luật.
13



quản lý kho vắc

2.2.3. Hoạt động tồn trữ và cấp phát vắc xin dịch vụ

-




-

Hồ sơ và sổ sách luôn sẵn có.

-

Để tăng hiệu quả, nhân viên phải có điều kiện và phương tiện làm việc tốt.


-

Vắc xin dịch vụ phải được kiểm tra và kiểm kê thường kỳ.

v Khi nhận vắc xin dịch vụ , cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra và lưu giữ
những thông tin sau đây tại cơ sở tiêm chủng [22]:
a) Ngày nhận;
b) Loại vắc xin dịch vụ; Tên vắc xin dịch vụ;
c) Số giấy phép đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
d) Giấy chứng nhận xuất xưởng của từng lô vắc xin dịch vụ do cơ quan có
thẩm quyền cấp (bản sao);
e) Tên cơ sở sản xuất, nước sản xuất; tên đơn vị cung cấp;
f) Hàm lượng, quy cách đóng gói; số lô;
g) Hạn dùng của từng lô;
h) Số liều nhận của từng lô;
i) Tình trạng nhiệt độ bảo quản;
j) Chỉ thị kiểm tra nhiệt độ: chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin dịch vụ , chỉ thị nhiệt
độ đông băng khi tiếp nhận (nếu có); thẻ theo dõi nhiệt độ;
k) Nếu có nước hồi chỉnh kèm theo thì phải ghi lại những thông tin đối với
nước hồi chỉnh bao gồm: cơ sở sản xuất, nước sản xuất, đơn vị cung cấp, số
lô, hạn dùng của từng lô.
Không tiếp nhận vắc xin dịch vụ nếu phát hiện có bất cứ biểu hiện bất thường
nào về các thông tin, tình trạng trên. Sau khi vắc xin đã nhập vào kho, khoa Dược
tồn trữ, bảo quản, cấp phát vắc xin dịch vụ theo sơ đồ sau:
Kho Dược TTYT Dự phòng
Kiểm tra đối chiếu
Khoa Kiểm soát dịch bệnh

Phòng tiêm chủng

Hình 1.4: Chu trình cấp phát vắc xin dịch vụ
14


2.2.3.1. Tồn trữ vắc xin dịch vụ
Vắc xin dịch vụ nhạy cảm với nhiệt độ và đông băng do vậy phải bảo quản
vắc xin ở nhiệt độ cho phép từ nơi sản xuất tới khi sử dụng. Hệ thống bảo quản,
vận chuyển và phân phối vắc xin gọi là dây chuyền lạnh.
Vắc xin dịch vụ có thể bị hư hỏng, giảm hoặc mất hiệu lực nếu không được
bảo quản đúng cách. Vắc xin dịch vụ khi đã bị hỏng thì hiệu lực bảo vệ giảm hoặc
mất. Vì vậy, việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ thích hợp là điều kiện quan trọng để
đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng [24].
v Nhiệt độ bảo quản vắc xin dịch vụ [24].
- Nhiệt độ bảo quản các vắc xin dịch vụ phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất, thông thường +2 đến + 80C.
v Bảo quản, sử dụng dung môi [24]
- Dung môi được đóng gói cùng với vắc xin dịch vụ phải được bảo quản ở
nhiệt độ từ +2oC đến +8oC.
- Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc xin dịch vụ có thể được bảo quản
ngoài dây chuyền lạnh nhưng phải được làm lạnh trước khi sử dụng 01 ngày hoặc
một khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2oC đến +8oC
với nhiệt độ của vắc xin trước khi pha hồi chỉnh.
- Không được để đông băng dung môi.
- Dung môi của vắc xin dịch vụ nào chỉ được sử dụng cho vắc xin đó. Sử dụng
vắc xin và dung môi của cùng nhà sản xuất.
v Bảo quản vắc xin dịch vụ trong dây chuyền lạnh
Nguyên tắc chung bảo quản vắc xin dịch vụ trong dây chuyền lạnh
- Sắp xếp vắc xin dịch vụ và dung môi theo loại, theo lô, hạn sử dụng để thuận
tiện cho việc cấp phát.
- Vắc xin dịch vụ được sử dụng theo nguyên tắc hạn ngắn phải được sử dụng

trước, tiếp nhận trước phải sử dụng trước và/hoặc theo tình trạng của chỉ thị nhiệt
độ lọ vắc xin dịch vụ (VVM).
- Sắp xếp hộp vắc xin dịch vụ đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin và có
khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp.
- Theo dõi nhiệt độ của buồng lạnh, tủ lạnh hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày
nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày vào buổi sáng lúc đến
và buổi chiều trước khi về.
15


- Không bảo quản vắc xin dịch vụ đã hết hạn sử dụng; vắc xin có gắn chỉ thị
nhiệt độ đã đổi màu báo cần hủy trong dây chuyền lạnh.
- Dây chuyền lạnh sử dụng bảo quản vắc xin dịch vụ chỉ được sử dụng cho vắc
xin dịch vụ.
- Không để vắc xin TCMR, thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ
uống trong dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin dịch vụ.
- Không mở thiết bị dây chuyền lạnh thường xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh: rửa tay sạch trước khi cầm hộp, lọ vắc xin.

2.2.3.2. Cấp phát vắc xin dịch vụ
Bảng 1.7: Quy trình xuất kho của vắc xin dịch vụ
STT
1
2

3

4

5


Nội dung

Cán bộ thực hiện

Kiểm tra kế hoạch cấp phát vắc xin dịch vụ lần

Thủ kho vắc xin

này
Viết phiếu xuất kho

Thủ kho vắc xin

Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp phát.

Người cấp, nhận

Ghi nhiệt độ vào phiếu xuất kho

vắc xin dịch vụ

Xác định tủ lạnh chứa vắc xin dịch vụ cần cấp
theo phiếu xuất
Lấy các loại vắc xin dịch vụ cần cấp theo đúng
loại, đúng số lượng, đúng lô ra khỏi tủ lạnh

Người cấp

Người cấp


Xếp bình tích lạnh/đá lạnh vào đáy xung quanh
6

hòm lạnh/ phích vắc xin dịch vụ (theo quy trình

Người nhận

đóng gói vắc xin vào phích vắc xin)
Đối chiếu, giao/nhận từng loại vắc xin dịch vụ
7

theo phiếu xuất. Lưu ý giao các loại vắc xin

Người cấp, người

dịch vụ nhạy cảm với nhiệt độ cao trước, vắc

nhận

xin ít nhạy cảm với nhiệt độ giao sau
16


Xếp các loại vắc xin dịch vụ vào hòm lạnh/
8

phích vắc xin theo đúng quy định (quy trình

Người nhận


đóng gói vắc xin vào phích vắc xin)

9

10

Xếp dung môi (nếu có) vào hòm lạnh/ phích vắc
xin (nếu còn chỗ) hoặc để nơi mát

Ký vào biên bản giao/ nhận hoá đơn xuất kho

Người nhận

Người nhận

Ghi chép: nơi nhận vắc xin dịch vụ, dung môi,
đơn vị sản xuất, nước sản xuất, số liều/lọ, số lô,
11

hạn dùng, số lượng cấp phát, nhiệt độ, tình trạng

Người cấp

chỉ thị nhiệt độ vào mục xuất trong sổ quản lý
vắc xin tại cơ quan
12

Vận chuyên vắc xin dịch vụ ,dung môi sau khi
nhận


Người nhận

Quy trình cấp phát vắc xin dịch vụ tại khoa Dược của Trung tâm thường dựa
trên các biểu mẫu, phiếu giao nhận… Khi cấp phát yêu cầu thủ kho phải thực hiện
3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo đúng quy chế.
3 Đối chiếu

3 Kiểm Tra





• Phiếu giao nhận
• Chất lượng vắc xin dịch vụ
• Nhãn vắc xin dịch vụ

Tên vắc xin dịch vụ
Nồng độ, hàm lượng, nhiệt độ
Số lượng vắc xin dịch vụ giao

Hình 1.5: Sơ đồ kiểm tra cấp phát dịch vụ

Khoa Dược chịu trách nhiệm về toàn bộ vắc xin dịch vụ được cấp phát phải
đúng số lượng, tên vắc xin, hàm lượng,...
17


1.3. Thực trạng cung ứng vắc xin dịch vụ tại Việt Nam những năm gần đây:

Phòng chống dịch bệnh cần được coi là một trong những hoạt động ưu tiên
trong hệ thống y tế hiện nay. Trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh không thể
thiếu vũ khí văc xin.
Vắc xin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn.
Phòng bệnh chủ động là nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng. Đầu tư
cho tiêm chủng dự phòng bằng vắc xin là đầu tư cho phát triển. Lợi ích to lớn của
việc tiêm chủng và tích cực đưa trẻ đi tiêm phòng là chi phí cho việc đưa trẻ đi
tiêm rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để chữa bệnh.
Tuy nhiên thực tế vẫn có những người không tuân thủ lịch tiêm chủng, thiếu
lòng tin với tác dụng và tính an toàn của vắc xin TCMR sau một số tai biến xảy ra
thời gian qua. Điều đó làm giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêm chủng nói chung và
tiêm vắc xin dịch vụ nói riêng. Nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh chủ động là nhu
cầu chính đáng của người dân dù TCMR hay tiêm dịch vụ. Đặc thù vắc xin là
được sản xuất bằng công nghệ sinh học nhiều công đoạn phức tạp. Thời gian cần
để sản xuất khoảng 6 tháng, hạn dùng ngắn và điều kiện bảo quản đặc biệt.
Khi ngờ vực độ tin cậy của vắc xin TCMR, người dân chỉ tin tiêm vắc xin
dịch vụ , tiêm các vắc xin dịch vụ không nằm trong Chương trình TCMR như
thủy đậu, cúm, phế cầu chủng, viêm màng não do não mô cầu, HPV ... Cứ vậy,
tình trạng ế, rồi "cháy” vắc xin dịch vụ xảy ra. Sở dĩ khan hiếm vắc xin dịch vụ vì
năm 2013 nhập về không tiêu thụ hết khiến năm 2014 doanh nghiệp nhập cầm
chừng.
Muốn đảm bảo đủ vắc xin dịch vụ, giữa các cơ sở tiêm chủng và các doanh
nghiệp trong nước, các nhà cung cấp nước ngoài phải phối hợp chặt chẽ - lập kế
hoạch sản xuất và cung ứng. Phối hợp lỏng lẻo khiến xảy ra tình trạng căng thẳng
thiếu thừa khó đoán.Ngành y tế bị trách oan mà người dân nhiều khi phải chen lấn,
xếp hàng lấy số khổ sở ở các điểm tiêm chủng [37].
Hiện nay, phần lớn các vắc xin dịch vụ lưu hành ở Việt Nam là hàng ngoại,
giá thành rất cao. Tất cả vắc xin này phải được Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cấp
số đăng ký mới được phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác công ty Dược chỉ
nhập vào một lượng vừa phải để có thể bán hết nên mỗi khi có dịch, tình trạng

khan hiếm vắc xin lại xảy ra.
18


Việt Nam có khoảng 90 triệu dân, dịch bệnh xảy ra thường xuyên nhưng cả
nước hiện chỉ có 3 điểm sản xuất vắc xin ở Hà Nội, Nha Trang và Đà Lạt. Như
vậy là quá ít. Nếu không chủ động cung ứng vắc xin dịch vụ ngay thì giá vắc xin
cũng sẽ ngày càng tăng cao như giá thuốc hiện nay và Việt Nam lại lâm vào tình
trạng phụ thuộc các hãng Dược nước ngoài.
Thời điểm này, khi nguy cơ các loại dịch bệnh đang tăng thì Việt Nam lại rơi
vào tình trạng thiếu trầm trọng vắc xin dịch vụ, nhất là các loại vắc xin “5 trong
1”, “6 trong 1” và thủy đậu. Điều này càng làm tăng những nghi ngại sẵn có về
công tác quản lý vắc xin, đặc biệt là về việc thiếu một chiến lược sản xuất và sử
dụng vắc xin dịch vụ dài hạn [33].
Tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ đang là mối lo ngại với người dân.
Tiêm chủng dịch vụ là tiêm chủng theo nhu cầu của người dân, thực hiện ở các
điểm tiêm chủng dịch vụ, chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ước
tính có khoảng 200.000 trẻ tiêm dịch vụ hàng năm (chiếm khoảng 8% trong tổng
số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng). Vắc xin tiêm dịch vụ được nhập khẩu từ nước
ngoài. Trong thời gian qua, tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ chủ yếu xẩy ra
đối với vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1) và Infanrix Hecxa (vắc xin 6 trong 1)
phòng các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván - Bại liệt – Viêm não màng não do
Heamophilus influenza typ B – Viêm gan B, do các nhà cung ứng không đáp ứng
đủ đơn đặt hàng của Việt Nam.
Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai các giải pháp để giải quyết tình trạng khan
hiếm vắc xin dịch vụ. Yêu cầu các nhà nhập khẩu vắc xin, các điểm tiêm dịch vụ
phải chủ động có kế hoạch đặt hàng với đối tác nước ngoài; Bộ Y tế tạo mọi điều
kiện thuận lợi để nhập khẩu vắc xin dịch vụ nhanh nhất. Bố trí các điểm Tiêm
chủng mở rộng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để kịp thời tiêm chủng cho trẻ em
theo đúng lịch [34].

Thời gian tới, để bảo đảm cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và
tránh tình trạng người dân không được tiêm chủng hoặc chờ đợi tiêm chủng các
loại vắc-xin dịch vụ, bên cạnh các chính sách dài hạn như chủ động sản xuất vắc
xin trong nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc đề nghị
các nhà sản xuất tăng số lượng nhập khẩu vắc xin tiêm chủng dịch vụ tại Việt
Nam; yêu cầu các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đảm bảo đủ vắc-xin. Đặc biệt, Bộ Y tế
19


×