Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá tương tác thuốc bất lợi trên bệnh án điều trị nội trú tại khoa nội tiêu hoá tiết niệu bệnh viện đa khoa TW thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.43 KB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI










DƯƠNG ANH TUẤN


ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT
LỢI TRÊN BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA TIẾT NIỆU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I









HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


DƯƠNG ANH TUẤN



ĐÁNH GIÁ TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI
TRÊN BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
KHOA NỘI TIÊU HÓA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ:
CK.60.73.05

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hoàng Anh
Nơi thực hiện đề tài: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 30/6/2012 đến 30/10/2012








HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. Đại cương về tương tác thuốc
3
1.1.1. Khái niệm về tương tác thuốc 3
1.1.2. Dịch tễ học của tương tác thuốc: 4
1.1.3. Phân loại tương tác thuốc 5
1.1.3.1. Tương tác dược động học 6
1.1.3.1.1. Đối kháng do ảnh hưởng tới dược động học
7
1.1.3.1.2. Hiệp đồng do ảnh hưởng tới dược động học
11
1.1.3.2. Tương tác dược lực học 14
1.1.3.2.1. Tương tác đối kháng
14
1.1.3.2.2 Tương tác hiệp đồng
15
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất hiện tương tác thuốc 17
1.1.5. Hậu quả của tương tác thuốc 19
1.1.6. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tương tác thuốc trong thực hành
lâm sàng
20

1.2. Bệnh lý tiêu hóa tiết niệu và tương tác thuốc
21
1.3. Giới thiệu về phần mềm tra cứu tương tác thuốc micromedex
25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
2.1. Đối tượng nghiên cứu
26
2.2. Phương pháp nghiên cứu
26
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: 26
2.2.2. Cách thức lấy thông tin: 26
2.2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu 26
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá 27
2.2.4.1. Đặc điểm của bệnh nhân
27
2.2.4.2. Đánh giá tương tác thuốc trên đơn thuốc
27
2.2.4.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện
tương tác thuốc:
28
2.3. Xử lí kết quả
28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
29
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
29
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới, ngày nằm viện trong mẫu nghiên cứu 29
3.1.2. Đặc điểm các bệnh chính trong mẫu nghiên cứu 29
3.1.3. Đặc điểm của bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu 31

3.2. Đặc điểm thuốc được kê đơn
31
3.3. Đánh giá tương tác thuốc trên đơn thuốc trong mẫu nghiên
cứu
32
3.3.1. Tổng số tương tác và cặp tương tác 32
3.3.2. Tỷ lệ đơn có tương tác thuốc và tương tác có ý nghĩa lâm sàng 32
3.3.3. Số tương tác thuốc, tương tác có ý nghĩa lâm sàng trong đơn 34
3.3.4. Số lượng tương tác và tương tác có YNLS trong mẫu nghiên
cứu
35
3.3.5. Các tương tác và tương tác có ý nghĩa lâm sàng thường gặp 36
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất hiện tương tác thuốc
trong đơn
37
3.4.1. Ảnh hưởng của số lượng thuốc trong đơn đến khả năng xảy ra
tương tác:
37
3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi đến khả năng xuất hiện tương tác thuốc 38
3.4.3. Ảnh hưởng của bệnh chính đến khả năng xuất hiện tương tác 39
CHƯƠNG 4-BÀN LUẬN
41
4.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
41
4.2. Tương tác xuất hiện trong bệnh án
41
4.3. Một sốcặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và cơ chế gây
tương tác, cách khắc phục:
43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

47
Tài liệu tham khảo
Danh sách bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Phiếu thu thập số liệu hồi cứu bệnh án

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

ADE Adverse Drug Event- Sự cố bất lợi khi dùng thuốc
ADR Adverse Drug Reaction- Phản ứng có hại của thuốc
CCĐ Chống chỉ định
CSDL Cơ sở dữ liệu
ICD-10
International Classification of Diseases- Phân loại bệnh tật quốc tế

MM Micromedex
NSAID Chống viêm giảm đau không steroid
NXB Nhà xuất bản

TB Trung bình
TTT Tương tác thuốc

YNLS Ý nghĩa lâm sàng


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác thuốc (drug interactions) là một phản ứng giữa một thuốc
với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có
thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào
chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc [4]. Tương tác thuốc là
vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên

nhân gây ra các biến cố bất lợi của thuốc [28
], làm tăng chi phí điều trị,
tăng các bệnh mắc kèm thậm chí gây tử vong [11].
Tỷ lệ các phản ứng có hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ
tăng theo cấp số nhân. Một thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7%
ở bệnh nhân dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ là 40% khi
dùng phối hợp 16-20 loại [4]. Tương tác thuốc bất lợi gây phản ứng có hại
trên bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, nguy cơ đe dọa tính mạng thậm
chí gây tử vong …
Tuy nhiên, tương tác thuốc bất lợi có thể phòng tránh được bằng
cách chú ý thận trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để
giảm t
hiểu nguy cơ.Vì vậy, sàng lọc, phát hiện, đánh giá và quản lý tương
tác thuốc luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người dược sỹ lâm

sàng.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I
trực thuộc Bộ Y Tế, với gần 1000 giường bệnh, hơn 800 cán bộ nhân viên
có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng
Đông Bắc. Trong một khảo sát mới nhất của Khoa Dược Bệnh viện Đa
khoa TW Thái Nguyên về tương tác thuốc tại khoa Nội tiêu hóa tiết niệu
trên nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng từ tháng 3/2009 đến tháng
9/2009 thì có đến gần 50% đơn thuốc có xuất hiện tương tác [10].
Xuất phát từ thực tế tiếp tục triển khai hoạt động giám sát tương tác
thuốc tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài

1
“Đánh giá tương tác thuốc bất lợi trong bệnh án điều trị nội trú tại
khoa Nội tiêu hóa tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Trung ương T
hái

Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát các tương tác thuốc thường gặp trong bệnh án điều
trị nội trú tại khoa Nội tiêu hóa tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm tăng tương tác thuốc
trong bệnh án
Từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất góp phần hạn chế các tương tác
bất lợi trên các đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội tiêu hóa
tiết niệu Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.


















2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tương tác thuốc

1.1.1. Khái niệm về tương tác thuốc
Tươn
g tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng của một thuốc khi
được sử dụng đồng thời với thuốc khác hoặc với thức ăn, đồ uống. Kết quả
có thể là tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính của một thuốc hay cả hai, gây
nguy hiểm cho bệnh nhân hoặc làm mất hiệu quả điều trị, hoặc cũng có thể
làm
thay đổi các kết quả xét nghiệm, đôi khi còn xuất hiện những tác dụng
dược lý mới không có khi sử dụng riêng từng thuốc [3],[4],[5].
Hậu quả của tương tác thuốc xảy ra hay không, nặng hay nhẹ phụ
thuộc vào đặc điểm của từng cá thể bệnh nhân như tuổi, giới, bệnh lý mắc
kèm
và phương pháp điều trị [14], [16].
Tương tác có thể gây hại, như warfarin làm chảy máu ồ ạt khi phối
hợp với phenylbutazon. Bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm ức chế
mono amino oxydase (MAOI) lên cơn tăng huyết áp cấp tính đe dọa tính
mạng nếu chế độ ăn quá nhiều tyramin (chế phẩm từ sữa, phomat; hội
chứng phomat (cheese syndrome). Liều thấp cimetidin cũng có thể làm
tăng nồng độ theophylin trong huyết tương tới mức gây ngộ độc (co giật).
Isoniazid (INH) làm
tăng nồng độ phenytoin trong huyết tương tới ngưỡng
gây độc [4].
Tương tác thuốc có khi làm giảm hiệu lực thuốc. Uống các
tetracyclin hoặc fluoroquinolon cùng thuốc kháng acid hoặc chế phẩm của
sữa sẽ tạo phức hợp và mất tác dụng kháng khuẩn.
Tương tác thuốc đôi lúc mang lại lợi ích đáng kể, như phối hợp
thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp[5
].
Tương tác thuốc có thể vừa lợi vừa hại (con dao 2 lưỡi), ví dụ kết hợp
rifampicin với isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi), nhưng dễ gây viêm

gan (có hại).

3
Theo một số tác giả tương tác thuốc khả năng còn được dùng để chỉ
những phản ứng lý, hoá gặp khi trộn lẫn thuốc trong dung dịch, gây kết tủa,
vẩn đục, đổi màu
, mất tác dụng , thường gọi là tương kỵ thuốc
(incompatibility). Tương tác cũng có thể để nêu ảnh hưởng của thuốc làm
sai lệch những kết quả thử nghiệm về hoá sinh, huyết học [4].
1.1.2. Dịch
tễ học của tương tác thuốc:
Tần suất xảy ra tương tác và hậu quả của tương tác xảy ra thuốc rất
khác nhau, phụ thuộc rất lớn vào đối tượng nghiên cứu (bệnh nhân nội trú,
bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân được chăm sóc tại gia đình, bệnh nhân trẻ
tuổi hay bệnh nhân cao tuổi ), phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu (tiến
cứu hay hồi cứu), loại tương tác được ghi nhận( bất kì tương tác nào hay chỉ
tương tác gây ra ADR). Chương trì
nh hợp tác giám sát sử dụng thuốc tại
Boston đã thống kê 83.200 cặp phối hợp trong 10.000 bệnh nhân, phát hiện
3600 phản ứng có hại (ADR), trong số đó 6,5% ADR là hậu quả của tương
tác thuốc [28]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy tương tác thuốc - thuốc
là nguyên nhân của 4,6% biến cố bất lợi (ADE) trong quá trình điều trị,
trong đó, 2,8% biến cố bất lợi có thể khắc phục bằng các biện pháp liên
quan đến tương tác
thuốc, cụ thể nguy cơ xảy ra tương tác trên nhóm bệnh
nhân ngoại khoa chiếm 1 7 % , n ộ i k h o a c h iế m 2 2 % , 1 9 % bệnh nhân điều
trị trong các viện dưỡng lão, nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú chiếm 23%,
tương tác thuốc là nguyên nhân của 10,5% ADE dẫn tới tử vong khi không
có các biện pháp can thiệp kịp thời [12], [20], [28].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu xác định tỷ lệ xảy ra tương tác ở

các khoa l
âm sàng hoặc ở các bệnh viện khác nhau đã được thực hiện. Khảo
sát tương tác bất lợi trong đơn thuốc có dùng kháng sinh trên 322 bệnh
nhân tại các khoa Tiết niệu, Chấn thương, Tiêu hóa tại bệnh viện Hai Bà
Trưng - Hà Nội cho thấy tỷ lệ đơn có tương tác chiếm trên 50%, trong đó
tương tác giữa các kháng sinh với nhau chiếm 70,43% (các tương tác được

4
duyệt bằng phần mềm Inco
mpatex của Pháp) [6]. Trong một nghiên cứu
phân tích đơn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại một bệnh viện tuyến
trung ương 1999, tỷ lệ đơn thuốc gặp tương tác bất lợi là 35,21% (các
tương tác được duyệt bằng phần mềm MIMs in te r a c tiv e ) [ 8 ] .
1.1.3. Phân loại tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể được phân loại theo hai cách:
- Dựa trên kết quả của tương tác: tương tác thuốc -
thuốc được chia
làm 3 loại là tương tác thuốc bất lợi, tương tác thuốc có lợi, tương tác thuốc
vừa có lợi vừa có hại [5].
Tương tác thuốc bất lợi là hiện tượng khi phối hợp hai hay nhiều
thuốc làm gia tăng độc tính hay làm giảm hoặc mất hiệu quả điều trị của
từng thuốc. Ví dụ phối hợp warfarin và phenylbutazon làm tăng nguy cơ
chảy máu, phối hợp
isoniazid và phenytoin làm tăng nồng độ và nguy cơ
tăng độc tính của phenytoin, sử dụng đồng thời kháng sinh tetracyclin hoặc
fluoroquinolon cùng antacid sẽ tạo phức hợp chelat dẫn tới mất hiệu quả
điều trị của kháng sinh.
Tương tác thuốc có lợi là hiện tượng phối hợp hai hay nhiều thuốc
đem lại tác dụng hiệp đồng trong điều Ví dụ như phối hợp thuốc hạ huyết
áp (nhóm

ức chế men chuyển hoặc nhóm chẹn kênh canxi) với thuốc lợi
tiểu để tăng tác dụng điều trị tăng huyết áp.
Tương tác thuốc cũng có thể vừa có lợi vừa có hại, ví dụ kết hợp
rifampicin với isoniazid để chống trực khuẩn lao (có lợi) nhưng lại làm
tăng nguy cơ gây viêm gan (có hại).
- Dựa vào cơ chế tương tác thường chia thành 2 loại tương tác thuốc:
Tương tác dược động học (
pharmacokinetic interactions) và tương tác
dược lực học (pharmacodynamic interactions) [1],[7].
Tương tác động học (pharmacokinetic interactions): Tương tác dược
động học là những tương tác làm thay đổi một hay nhiều thông số cơ bản

5
của các q
uá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc. Đây là
loại tương tác xảy ra trong giai đoạn lưu hành của thuốc trong cơ thể
[3],[4].
Tương tác dược lực học (pharmacodynamic interactions): Tương tác
dược lực học là những tương tác xảy ra tại các thụ thể (receptor) của thuốc.
Tương tác có thể xảy ra trên cùng một thụ thể hoặc trên các receptor khác
nhau, tương tác loại này gặp khi phối hợp các thuốc có t
ác dụng dược lý
hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng nhau. Đây là loại tương
tác đặc hiệu, các thuốc có cùng cơ chế sẽ có cùng một kiểu tương tác dược
lực học. Tương tác dược lực học không làm biến đổi các thông số dược
động học mà làm biến đổi khả năng đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc.
1.1.3.1. Tương tác dược động học
Thuốc được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường. Sau khi
được hấp thu
để phát huy tác dụng dược lý, thuốc được coi là vật lạ, cơ thể sẽ tìm mọi

cách để thải trừ. Sơ đồ sau đây cho thấy sự vận chuyển của thuốc trong cơ
thể từ lúc hấp thu đến khi bị thải trừ:
Trong quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, tích lũy và đào thải,
thuốc phải vượt qua
nhiều màng sinh học để sang vị trí mới. Có ba giai
đoạn chính:
- Hấp thu: Thuốc từ nơi tiếp nhận (uống, tiêm dưới da, tiêm bắp,
đặt trực tràng ) được chuyển vào đại tuần hoàn.
- Phân bố: Trong máu, thuốc kết hợp với protein - huyết tương;
phần không kết hợp sẽ chuyển vào các mô, rồi gắn với thụ thể đặc hiệu,
vào vị trí đích để phát huy hoạt tính.
- Chuyển hóa và đào thải: Thuốc được chuyển hóa, chất chuyển
hóa sẽ thải qua thận, qua mật h
oặc qua các nơi khác.

6
Trong mỗi giai đoạn trên ở trong cơ thể người, các t
huốc sẽ gặp nhau
và tương tác lẫn nhau, để cho kết quả lâm sàng, hoặc có lợi, hoặc có hại.
Thuốc còn gặp thức ăn, đồ uống, nên còn có tương tác thuốc - thức ăn.
1.1.3.1.1. Đối kháng do ảnh hưởng tới dược động học
a) Cản trở hấp thu qua ống tiê
u hóa
Nhôm hydroxyd cản trở hấp thu phosphat, INH, doxycyclin…
carbonat làm giảm hấp thu sắt qua ống tiêu hóa.
Thuốc chống toan dạ dày làm tăng pH trong dịch ống tiêu hóa, nên
ngăn cản sự hấp thu của những thuốc là acid yếu (phenylbutazon,
ketoconazol, aspirin, sulfamid, một số barbiturat, coumarin chống đông ).
Thuốc kháng cholinergic, thuốc ức chế histamin H
2

(như cimetidin),
thuốc ức chế bơm proton (như omeprazol) cũng làm tăng pH dạ dày, nên
làm giảm khả năng hòa tan dược chất dẫn tới giảm hấp thu ketoconazol
khi sử dụng qua đường uống.
Thuốc kháng sinh phổ rộng diệt vi khuẩn có ích ở ruột, ngăn cản tổng
hợp các vitamin E, K. Thuốc nhuận tràng loại muối (magnesi sulfat, natri
sulfat), cisaprid, metoclopramid làm tăng nhu động của ống tiêu hóa, nên làm
giảm hấp thu nhiều thuốc (vì bị tống nha
nh khỏi ruột).
Thuốc ngừa thai (uống) bị liên hợp ở gan (chuyển hóa pha II; xem ở
các trang sau), rồi tới ruột, theo chu kỳ ruột - gan, quay trở lại gan để duy
trì hiệu lực. Dùng kháng sinh phổ rộng có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn
trong ruột, những vi khuẩn có ích bị tiêu diệt nên không đủ để phá dạng
liên hợp của thuốc ngừa thai như thường lệ, thuốc không theo chu kỳ để
quay trở lại gan được, phải thải theo phân. Hậu quả có thể là mang thai
ngoài ý muốn.
Với thuốc uống dài ngày, mỗi ngày nhiều lần (như thuốc chống đông
máu), thì ảnh hưởng tới tốc độ hấp thu không quan trọng, vì tổng lượng hấp
thu không thay đổi đáng kể. Nhưng với các thuốc dùng liều duy nhất hằng

7
ngày, cần hấp thu nhanh (như thuốc ngủ, giảm đau), cần có nhanh nồng độ
cao trong máu, thì tương tác nào làm
chậm tốc độ hấp thu qua ống tiêu hóa
(tác dụng đối kháng) sẽ dễ làm giảm hoạt tính của thuốc.
b) Đối kháng ở giai đoạn chuyển hóa

Có thuốc vào cơ thể, rồi thải nguyên vẹn, không qua chuyển hóa
(như bromid, saccharin, lithi, một số kháng sinh nhóm aminoglycosid ).
Có thuốc khi uống bị trung hòa ngay bởi dịch vị, như natri bicarbonat. Tuy

nhiên nhiều thuốc sau khi hấp thu, phải được chuyển hóa, sau đó mới thải
trừ. Những chất vừa được chuyển hóa (metabolite) sẽ có tính phân cực
(polarity) cao, ít tan trong lipid hơn chất mẹ, dễ tan trong nước hơn, nên
khó khuếch tán thụ động qua các màng sinh học trong cơ thể, do đó dễ thải
hơn. Kết quả thông thường là sau khi chuyển hóa
, thuốc sẽ mất tác dụng,
mất độc tính.
Gan giữ vai trò quan trọng nhất trong chuyển hóa thuốc. Nhiều
enzym xúc tác cho chuyển hóa thuốc nằm ở màng lưới nội bào không hạt
của tế bào gan (Smooth - surfaced Endoplasmic Reticulum; SER). ở các hệ
enzym của dịch cơ thể cũng có một số enzym xúc tác cho chuyển hóa
thuốc, như huyết tương có esterase giúp thủy phân ester (procain, cocain,
acetylcholin, suxamethoni
um ).

Những phản ứng giáng hóa
Đây là những phản ứng oxy hóa, khử hoặc thủy phân (gọi chung là
phản ứng pha I).
Phản ứng oxy hóa
+ Oxy hóa thuốc qua sự xúc tác enzym của lưới nội bào không hạt
của tế bào gan. Thông thường, các yếu tố có hoạt tính enzym oxy hóa thuốc
thuộc loại này gọi là "microsom".
Những loại phản ứng chính gồm: hydroxyl hóa ở nhân thơm hoặc ở
chuỗi thẳng, oxy hóa N

mất alkyl, oxy hóa O

mất alkyl

8

Hệ enzym quan trọng nhất cho chuyển hóa pha I là cytochrom P
450

(viết tắt: CYP), là một họ lớn của microsom, gồm các isoenzym chuyển
electron, qua đó xúc tác cho sự oxy hóa của rất nhiều thuốc. Những
electron này do enzym NADPH – cytochrom P
450
- reductase vận chuyển từ
NADPH đưa tới cytochrom P
450
. Các enzym cytochrom P
450
được sắp xếp
vào 14 họ gen của động vật có vú và 17 dưới lớp (sub-families), được viết
theo quy ước sau:
Ví dụ: CYP
3
A
4
, trong đó CYP = cytochrom P
450
; còn 3 là họ; A =
dưới lớp; 4 = gen đặc hiệu.
Với động vật có vú và người, các enzym quan trọng nhất cho chuyển
hóa thuốc là CYP
1
A
2
, CYP
2

C
9
, CYP
2
C
19
, CYP
2
D
6
, CYP
3
A
4
.
Tính đặc hiệu của các CYP này rất quan trọng để cắt nghĩa về tương
tác ở khâu chuyển hóa thuốc.
+ Phản ứng oxy hóa khác: ví dụ oxy hóa rượu và aldehyd nhờ xúc
tác của alcol dehydrogenase và aldehyd dehydrogenase.
Phản ứng thủy phân
Các ester, amid bị thủy phân nhờ xúc tác của esterase, amidase.

Những phản ứng liên hợp (phản ứng pha II)
Sau khi giáng hóa ở pha I, chất chuyển hóa vừa tạo thành có thể liên
hợp với các chất sẵn có trong cơ thể (như các acid glucuronic, acetic,
sulfuric, mercapturic hoặc glycocol, glutathion), để cuối cùng cho chất liên
hợp ít tan trong lipid hơn, tính phân cực mạnh hơn, dễ tan trong nước hơn,
và hoàn thiện khâu thải qua thận, qua mật từ từ làm mất độc tính của
thuốc.
Nhiều thuốc có thể ức chế các dưới lớp của cyto

chrom P
450
(pha I) và
enzym UDP - glucuronyl - transferase (xúc tác cho sự liên hợp của thuốc với
acid glucuronic ở phản ứng chuyển hóa pha II), có thuốc lại gây cảm ứng,
làm tăng sinh CYP và UDP - glucuronyl - transferase, cho nên trong từng

9
giai đoạn của sự chu
yển hóa kể trên, các thuốc có thể tương tác với nhau để
cho, hoặc tác dụng đối kháng, hoặc tác dụng hiệp đồng, có lợi hoặc có hại
cho người bệnh, tùy thuộc cách tương tác của thuốc.
 Cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan
Barbiturat (như phenobarbital), doxycyclin, spironolacton,
rifampicin, glutethimid, carbamazepin, phenytoin, nghiện thuốc lá, DDT
gây cảm ứng cytocrom P
450
(CYP), sẽ làm tăng lượng CYP mới sinh (chứ
không làm tăng lượng CYP đã có), kết quả là làm cho nhiều thuốc khác
chuyển hóa mạnh qua gan (cũng là tăng thanh lọc) và mất nhanh tác dụng.
[4]
Ví dụ, phụ nữ bị lao dùng rifampicin hoặc bị động kinh dùng
phenobarbital, phenytoin, carbamazepin dễ "vỡ kế hoạch" do hoạt chất của
thuốc chống thụ thai bị tăng nhanh chuyển hóa, mất tác dụng ngừa thai
(rifampicin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin là những thuốc gây
cảm ứng mạnh CYP và UDP - glucuronyl - transferase ở gan
).
Rifampicin có thể làm tăng nhanh chuyển hóa INH qua CYP, tạo
thành những chất chuyển hóa gây độc.
Pyridoxin (vitamin B

6
) gây cảm ứng dopa - decarboxylase làm tăng
phản ứng khử carboxyl của levodopa, nên levodopa bị chuyển thành
dopamin ở tại ngay mô ngoại biên (nhược điểm!). Dopamin sẽ không vượt
qua được hàng rào máu - não để chữa bệnh Parkinson. Cần phối hợp
levodopa với carbidopa (là chất ức chế decarboxylase ngoại biên) để bảo vệ
levodopa, tránh bị hủy sớm bởi vitamin B
6
ở mô ngoại biên.

Ngăn cản tái hấp thu qua ống thận
Kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng đào thải những thuốc là acid yếu.
Ngược lại, acid hóa nước tiểu sẽ làm tăng thải những thuốc là kiềm yếu.
Natri bicarbonat (kiềm) giúp tăng thải phenobarbital, salicylat (acid);
amoni clorid (acid) làm tăng thải amphetamin (kiềm). Ví dụ, 54,5% của liều

10
dùng dextroamphetamin (kiềm) sẽ thải trong vòng 16 giờ nếu nước tiểu được
giữ ở pH ~ 5, nhưng c
hỉ thải 2,9% cũng trong thời gian này, nếu pH nước
tiểu là ~ 8.
1.1.3.1.2. Hiệp đồng do ảnh hưởng tới dược động học
Tác dụng hiệp đồng:
Thuốc A có tác dụng là m, thuốc B có tác dụng là n. Gọi là hiệp đồng
(hợp lực), nếu khi kết hợp A với B, tác dụng cuối cùng có thể là:
=
m + n là hiệp đồng cộng (additiv effect);
> m + n là hiệp đồng vượt mức (synergism).
Cũng có khi A không có tác dụng giống B, nhưng A vẫn làm tăng tác
dụng của B, ta nói A làm tăng tiềm lực (potentiation) của B.

a) ảnh hưởng tới hấp thu

Adrenalin gây co mạch mạnh tại chỗ: Tiêm dưới da procain trộn lẫn
adrenalin, thì thuốc gây tê procain sẽ chậm hấp thu (nhờ tác dụng hiệp
đồng với adrenalin), tác dụng gây tê sẽ kéo dài. Insulin trộn lẫn protamin và
kẽm (protamin - zinc - insulin; PZI) sẽ chậm hấp thu nơi tiêm, kéo dài tác
dụng chống tiểu đường. Procain làm chậm hấp thu penicilin G khi tiêm
dưới da (penicilin - procain). Uống dầu parafin nhuận tràng làm tăng hấp
thu nhiều thuốc tan trong lipid và gây độc (như thuốc chống giun sán).
b) Đẩy nhau ra khỏi protein huyết tương

Nguy cơ của tương tác loại này chủ yếu xảy ra với những thuốc kết
hợp mạnh ( 90%) tại cùng những vị trí trên phân tử protein huyết tương
(đẩy nhau có cạnh tranh; competitive displacement), ví dụ với warfarin,
diazepam, furosemid, dicloxacilin, propranolol, phenytoin v.v
Aspirin, phenylbutazon đẩy warfarin khỏi protein huyết tương, hàm
lượng dạng tự do (không gắn) của warfarin khi đó tăng gấp ba, tác dụng
chống đông máu nhân lên hệ số 3.

11
Sulfam
id kìm khuẩn, cloramphenicol, các salicylat, thuốc chống
viêm không steroid ở huyết tương đẩy bilirubin sang dạng tự do, gây vàng
da trẻ sơ sinh, bilirubin dạng tự do có thể vào tới thần kinh trung ương, gây
vàng da nhân não (Kernicterus).
Acid valproic đẩy phenytoin khỏi nơi gắn ở protein huyết tương, lại
còn ức chế chuyển hóa của phenytoin. Tương tác giữa hai thuốc này có thể
gây phản ứng có hại nghiêm trọng, vì nồng độ dạng tự do (không gắn) của
phenytoin trong huyết thanh tăng lên rõ rệt.
Phenylbut

azon, các salicylat, aspirin cũng tương tác với tolbutamid
và các sulfamid chống đái tháo đường cũng theo cơ chế này và dễ gây
choáng do làm hạ glucose máu.
c) Ngăn cản chuyển hóa

Một số thuốc chính, như INH, iproniazid, cloramphenicol, cimetidin,
quercetin, levodopa, enoxacin, disulfiram, erythromycin, allopurinol,
ciprofloxacin, dextropropoxyphen, clarithromycin, fluconazol, fluoxetin,
ketoconazol, diltiazem, verapamil, metronidazol, phenylbutazon,
miconazol, itraconazol, nefazodon, paroxetin, ritonavir ức chế được
enzym microsom gan (CYP và /hoặc UDP - glucuronyl - transferase), làm
cho nhiều thuốc khác khó chuyển hóa qua gan, nên kéo dài tác dụng (và
tăng độc tính). Ví dụ cimetidin làm chậm chuyển hóa (và làm chậm thanh
lọc) qua gan của warfarin, diazepam, clordiazepoxid, phenytoin,
theophylin, carbamazepin, lidocain, metronidazol Thuốc ức chế MAO,
furazolidon, ức chế được enzym MAO, gây tích lũy tyramin không được
chuyển hóa, làm tăng huyết áp đột ngột.
Cần đặc biệt lưu ý khi kê đơn với các nhóm thuốc sau (để tránh
tương tác bất lợi nghiêm trọng):
- Thuốc có phạm vi an toàn hẹp

12
Thuốc chống loạn nhịp t
im (ví dụ: quinidin), thuốc chống ung thư
(như methotrexat), digoxin, lithium, theophylin, warfarin
- Thuốc chuyển hóa mạnh qua enzym gan
Alprazolam, astemizol, amitriptylin, carbamazepin, cisaprid,
clozapin, corticoid, cyclosporin, desipramin, diazepam, imipramin,
phenytoin, theophylin, triazolam, warfarin.
- Thuốc ức chế mạnh enzym gan (đã nêu ở trên).

- Thuốc gây cảm ứng mạnh enzym gan (nêu ở các phần sau).
- Giảm đào thải qua thận
Kiềm hóa nước tiểu làm tăng tái hấp thu các thuốc là kiềm yếu qua
đoạn thẳng (pars recta) của ống lượn gần. Acid hóa nước tiểu làm
tăng tái
hấp thu qua ống thận của các thuốc là acid yếu.
Ví dụ:
Kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicarbonat, acetazolamid, thuốc lợi
niệu nhóm thiazid, hoặc uống thuốc chống toan (liều cao, dùng dài ngày) sẽ
làm giảm thải trừ (tác dụng hiệp đồng), làm tăng tác dụng và độc tính của
các thuốc là kiềm nhẹ (như amphetamin, phenylbutazon, oxyphenbutazon,
indomethacin, sulfinpyrazon).
Có khi có cơ chế tương tác nằm ở khâu đào thải tích cực qua ống
thận (active tubular transport) qua cạnh tranh ở cùng chất vận chuyển
(carrier), thuốc nào chiếm được carrier sẽ bị đào thải, làm cho thuốc kia
quay trở lại dịch kẽ của cơ thể để tăng tích lũy và phát huy tá
c dụng bền, có
khi tăng độc tính.
Probenecid cạnh tranh trên cùng carrier ở ống thận với penicilin G,
ampicilin, carbenicilin, cephalosporin, nên probenecid đẩy ngược những
thuốc này trở lại dịch kẽ và làm chậm đào thải tích cực của chúng (lợi ích
điều trị của kháng si
nh -lactam). Probenecid cũng làm chậm thải dapson,
rifampicin, nitrofurantoin, methotrexat, salicylat, clorpropamid, acid

13
nalidixic, indom
ethacin qua ống lượn, cũng theo cơ chế cạnh tranh cùng
carrier.
Các salicylat và một số thuốc chống viêm không steroid (như

ketoprophen) cạnh tranh với methotrexat cùng carrier ở ống thận, làm tăng
độc tính của methotrexat, có thể gây tử vong do tương tác có hại.
Quinidin cũng làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh, một
phần do cơ chế cạnh tranh tại carrier ở ống thận [2],[3], [4], [5].
1.1.3.2. Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học là khi thuốc A gây ảnh hưởng tới đáp ứng
sinh học của thuốc B hoặc tới độ nhạy cảm của mô trong cơ thể khi dùng
cùng thuốc B. Những thuốc gặp tương tác này sẽ có tác dụng đối khá
ng
hoặc hiệp đồng với nhau, nhiều khi có hậu quả lâm sàng tai hại. Ví dụ,
bệnh nhân tăng huyết áp thường phải dùng thuốc hạ áp suốt đời: Nếu dùng
cùng một số thuốc chống loạn nhịp hoặc chống đau thắt ngực có thể gây
trạng thái giảm
huyết áp quá mức, gây rủi ro (như khi lái xe, vận hành máy
móc); khi uống rượu sẽ có tác dụng âm tính trên bệnh tăng huyết áp và gây
tụt huyết áp không kiểm soát được; thuốc trầm cảm 3 vòng đối kháng với
tác dụng hạ áp của guanethidin,  - methyldopa, clonidin; Nhiều thuốc tác
động trên hệ thần kinh trung ương cũng tác động lên huyết áp.
1.1.3.2.1. Tương tác đối kháng
a) Cạnh tranh:

Chất chủ vận (agonist) và chất đối kháng (antagonist) cạnh tranh với
nhau ở cùng một nơi của thụ thể (receptor; R), ví dụ khi xét các chất chủ
vận - chất đối kháng sau đây:
Pilocarpin - atropin (thụ thể M), histamin - phenergan (thụ thể H
1
),
histamin - cimetidin (thụ thể H
2
), aldosteron - spironolacton (thụ thể cần

cho trao đổi Na
+
/K
+
ở ống lượn xa), isoproterenol - propranolol (thụ thể ):

14
Có khi sử dụng kiểu tương tác này để giải độc thuốc. Ví dụ: Để giải
độc hoặc để cai nghiện m
orphin (hoặc heroin, các opiat khác), ta dùng
naloxon (tiêm) hoặc naltrexon (uống) để đối kháng ở thụ thể morphinic.
b) Không cạnh tranh

Chất đối kháng có thể tác động lên thụ thể ở vị trí khác với chất chủ
vận; chất đối kháng gây biến dạng thụ thể (thụ thể dị dạng), qua đó làm
giảm ái lực gắn của thụ thể với chất chủ vận.
Ví dụ khác về tác dụng đối kháng không cạnh tranh ở thụ thể:
Thuốc lợi niệu nhóm thiazid làm tăng glucose máu, nên làm giảm tác
dụng hạ đường huyết của insul
in và của thuốc dùng điều trị đái tháo đường,
nên cần điều chỉnh liều lượng các thuốc này trong trường hợp dùng phối
hợp.
Tác dụng kháng sinh của thuốc kháng sinh nhóm -lactam là ở pha
phân bào của vi khuẩn (ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn), tác dụng
này bị hạn chế một phần nếu dùng penicilin phối hợp với tetracyclin,
sulfamid, cloramphenicol, vì những thuốc sau là kìm khuẩn, làm
chậm sự
phân bào.
1.1.3.2.2 Tương tác hiệp đồng
a) Hiệp đồng trên cùng thụ thể


Ví dụ khi dùng kháng sinh cùng nhóm aminoglycosid với nhau.
Trong thực tế, không dùng cách phối hợp này.
b) Hiệp đồng trực tiếp, nhưng khác thụ thể

Dùng thuốc mê cùng thuốc giãn cơ cura, khi đó tính vận động của cơ
cùng bị ức chế bởi thuốc mê (cơ chế trung ương) và bởi cura trên bản vận
động (cơ chế ngoại biên).
Propranolol hiệp đồng trực tiếp cùng quinidin chống loạn nhịp tim,
nhưng khác thụ thể: propranolol phong bế , thuốc kia làm ổn định màng tế
bào cơ tim. Phối hợp thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi niệu để chữa tăng

15
huyết áp cũng là hiệp đồng t
rực tiếp, nhưng khác thụ thể. Aspirin dùng
cùng dẫn xuất coumarin (như warfarin) làm tăng tác dụng chống đông máu:
aspirin chống kết dính tiểu cầu, còn warfarin ức chế tổng hợp các yếu tố
đông máu.
Clopromazin (aminazin) là ví dụ rất điển hình của tác dụng hiệp
đồng trực tiếp: aminazin không chứa đựng tác dụng của những thuốc khác,
nhưng lại làm tăng rất rõ tiềm lực của chúng (potentiation), ví
dụ khi phối
hợp aminazin với thuốc mê, thuốc giảm đau, rượu, thuốc tê, cura, thuốc
ngủ, an thần, chống động kinh , Hậu quả của tương tác này có khi rất
nghiêm trọng!
c) Hiệp đồng vượt mức (tương tác có lợi)

Acid folic là coenzym giúp tạo nên các base purin, thymin và các
acid amin cần cho tổng hợp DNA, RNA và protein là những nguyên liệu
cần cho vi khuẩn phát triển. Sulfamid cùng với trimethoprim (hoặc

pyrimethamin) ức chế hai loại enzym khác nhau ở hai khâu khác nhau,
nhưng trong cùng một quá trình tổng hợp acid tetrahydrofolic. Hai loại
thuốc đó dùng chung sẽ hiệp đồng vượt mức, tương tác có lợi (chứ không
phải một phép cộng thông thường), mạnh hơn hẳn khi dùng đơn độc từng
loại. Đó là nguyên tắc tạo nên công thức thuốc kháng khuẩn như Co-
trimoxazol
; Sulfamethoxazol + Trimethoprim hoặc chống sốt rét như
Sulfadoxin + Pyrimethamin có hiệu lực cao:
Trong một số trường hợp cần thiết nhất định, phối hợp (nhưng không
trộn lẫn) các kháng sinh -lactam với aminoglycosid (như streptomycin,
gentamicin ) cũng đem lại tác dụng hiệp đồng vượt mức: ngoài tác dụng
kháng sinh của chính nó, thì -lactam (do ngăn cản tổng hợp vách vi khuẩn)
còn tạo điều kiện để aminoglycosid dễ xâm nhập vào bên trong tế bào vi
khuẩn để tác
động lên quá trình tổng hợp protein tại ribosom.

16
Phối hợp t
huốc nhóm cephalosporin với thuốc nhóm aminoglycosid
cho tác dụng hiệp đồng vượt mức, được ưu tiên sử dụng phối hợp trong
một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng do Klebsiella spp, Enterobacter spp,
Proteus spp, Providencia spp, Serratia spp, Pseudomonas aeruginosa,
Haemophilus influerzae, tuy nhiên có thể làm tăng độc tính trên thận, cần
theo dõi chức năng thận của người bệnh trong quá trình điều trị (lượng
nước tiểu, creatinin máu)
Acid clavulanic và sulbactam là hai phân tử -lactam, tuy có tác
dụng kháng sinh rất yếu nhưng lại có ái lực mạnh với -lactamase. Kết hợp
một -lactam
với acid clavulanic hoặc sulbactam cho tác dụng hỗ trợ có lợi
vì enzym -lactamase bị ức chế tạo điều kiện cho -lactam được bền vững

để phát huy tác dụng. Ví dụ:
Acid clavulanic + amoxicilin = Augmentin
Acid clavulanic + ticarcilin = Timentin
Sulbactam + ampicilin = Unasyn.
+ Phối hợp rifampicin với isoniazid cũng là hiệp đồng vượt mức:
tương tác này vừa có lợi (làm tăng khả năng diệt trực khuẩn lao), vừa
dễ gây phản ứng có hại [2
],[3], [4], [5].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất hiện tương tác thuốc
- Các yếu tố thuộc về bệnh nhân
Yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định tốc độ của enzym trong quá
trình chuyển hóa thuốc, trong đó hệ thống chuyển hóa quan trọng nhất là
cytocrom P450. Bệnh nhân có enzym chuyển hóa thuốc chậm thường có ít
nguy cơ gặp tương tác thuốc hơn bệnh nhân c
ó enzym chuyển hóa thuốc
nhanh [19], [28].
Những khác biệt về dược động học của thuốc ở những đối tượng đặc
biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú

17
dẫn đến nguy cơ xảy ra tương tác cao hơn người bình thường.
Bên cạnh đó,
nữ giới, người béo phì, người suy dinh dưỡng cũng là những đối tượng
nhạy cảm với hiện tượng tương tác thuốc [28].
Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh một lúc phải sử dụng đồng thời
nhiều thuốc. Những biến đổi bệnh lý đó dẫn đến thay đổi số phận của
thuốc trong cơ thể, làm
thay đổi dược động học của thuốc đồng thời các tổn
thương mạn tính của quá trình bệnh lý kéo dài cũng làm thay đổi đáp ứng
thuốc của bệnh nhân. Kết quả là nguy cơ tương tác thuốc tăng theo cấp số

nhân với số lượng thuốc phối hợp. Những tình trạng và bệnh lý mắc kèm
làm gia tăng nguy cơ tương tác thuốc như: suy tim, suy mạch vành, tăng
huyết áp, suy gan, viêm loét đư
ờng tiêu hóa, động kinh, nghiện rượu, suy
thận, tiểu đường, người bí tiểu, người đ a n g số t c a o  [ 5 ] .
- Các yếu tố thuộc về thuốc
Tần suất tương tác thuốc 3 - 5% khi dùng vài thuốc và tới 20% khi
dùng 10 - 20 thuốc [5] ; ADR là 7% khi phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng có
thể 40% khi phối hợp 16-20 loại [b]
Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý
nghĩa lâm
sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng
trên 7 thuốc [27].
Các thuốc có khoảng điều trị hẹp như: Kháng sinh aminoglycosid
(amikacin, gentamicin, tobramycin), carbamazepin, phenobarbital,
insulin, thuốc điều trị đái tháo đường đường uống nhóm sulfonylurea
(glibenclamid, gliclazid, glimeprid), theophylin, heparin không phân đoạn,
methotrexat, amiodaron, digoxin, thuốc hạ lipid máu nhóm statin
(atorvastatin, simvastatin) có nguy cơ cao xảy ra tương tác [5], [27].
- Các yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế
Các bác sỹ kê đơn cũng như các dược sỹ không thể nhớ được toàn bộ
các cặp tương tác. Một số nguồn thông tin tra cứu tương tác mà các b
ác sỹ

18
có thể tiếp cận trong việc kiểm tra TTT như: Tờ rời hướng dẫn sử dụng,
MIMS, VIDAL, Dược thư, thông tin từ dược sỹ lâm sàng hoặc sử dụng các
phần mềm tra
cứu TTT sẽ làm giảm thiểu các tương tác bất lợi cho bệnh
nhân, đặc biệt là những thuốc có khoảng điều trị hẹp.

1.1.5. Hậu quả của tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra phổ biến t
rong điều trị. Có
những tương tác làm tăng hiệu quả điều trị, người thầy thuốc vận dụng
tương tác đó để đem lại lợi ích cho b ệ nh n h â n n hư n g b ê n c ạ n h đ ó , c ó n hữ
n g tư ơ n g tá c g â y ra hậ u q u ả nghiê m tr ọ n g , ảnh hưởng của TTT trên
bệnh nhân rất đa dạng, TTT có thể làm tăng phản ứng bất lợi của thuốc, có

thể dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trị, gây phản ứng có hại trên bệnh
nhân. Ví dụ việc phối hợp ciprofloxacin với antacid làm giảm hiệu quả
điều trị của ciprofloxacin, phối hợp simvastatin và clarithromycin làm tăng
nguy cơ xảy ra ADR của simvastatin đặc biệt là tiêu cơ vân [1], [4].
Tương tác thuốc bất lợi làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí
điều trị, tăng biến cố bất lợi trong điều t
rị và kéo dài thời gian nằm viện.
Ước tính khoảng 0,6% số bệnh nhân nhập viện do gặp các ADR liên quan
đến tương tác thuốc [13], khoảng 2,8% biến cố bất lợi có thể phòng tránh
được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan đến tương tác thuốc bất lợi [25].
Tại Mỹ, Halmiton đã đánh giá thiệt hại về kinh tế do tương tác thuốc gây
ra lên tới 1,3 tỷ đô l
a mỗi năm [18]. Trong một ca điều trị cụ thể với một
bệnh nhân Parkinson, Shad và cộng sự đã tính thiệt hại do tương tác thuốc
lên tới gần 20.000 đô la. M ộ t ng hiên c ứ u k h á c c ủ a Einarson tr ê n 104 b ệ n h
n h â n đ iề u tr ị b ằ n g w a rf a rin ch o thấy thời gian nằm viện của nhóm bệnh
nhân có xuất hiện tương tác thuốc trong bệnh án tăng lên đáng kể so với
nhóm bệnh nhân không có tương tác thuốc [24].
Theo thống kê dịch tễ học cho thấy khoảng 4,4% đến 25% ADR xuất
hiện trên bệnh nhân liên quan đến TTT [21],[29]. Ước tính có tới 3% tổng

19

số bệnh nhân nhập viện là do TTT [26]
, [30]. Với bệnh nhân cao tuổi, tỷ lệ
nhập viện do TTT còn tăng lên tới 4,8% [27].
Tương tác thuốc bất lợi không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe và kinh
tế cho bản thân bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác
như cán bộ y tế (phải chịu tr á c h n hiệ m pháp lý ) , bệ nh v iệ n hoặc cơ sở điều tr ị
( g ia tă n g chi phí điều trị) , công t y s ả n x
uất hoặc kinh doanh dược phẩm (rút
sản phẩm đăng kí khỏi thị trường) Chính vì thế, việc phát hiện và kiểm
soát tương tác thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị, mang lại lợi
ích cho nhiều đối tượng không chỉ riêng bệnh nhân.
1.1.6. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tương tác thuốc trong thực hành
lâm sàng
Trên lâm sàng, thầy thuốc dùng thuốc phối hợp với mục đích: Làm
tăng tác dụng của thuốc chính (hiệp đồng tăng mức); Làm giảm tác dụng
không mong muốn của thuốc điều trị; Giải độc (thuốc đối kháng, thuốc
làm tăng thải trừ, giảm hấp thu, trung hòa ); Làm giảm sự quen thuốc và
kháng thuốc
Tuy nhiên, nếu không nắm rõ tác dụng phối hợp, thầy thuốc có thể
làm giảm tác dụng điều trị hoặc tăng tác dụng độc của thuốc. Các nghiên
cứu cho thấy tần suất xuất hiện TTT khác nhau và khá phổ biến. Phần lớn
TTT xảy ra ở mức độ nhẹ, các TTT có ý nghĩa lâm sàng (là các tương tác
thuốc dẫn đến thay đổi tác dụng điều trị hoặc độc tính của thuốc so với khi
sử dụng đơn độc, tới mức cần thiết phải
có các biện pháp can thiệp kịp thời
như hiệu chỉnh liều hoặc theo dõi đặc biệt [14], [31]. ) tuy chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 4,7% đến 8,8% nhưng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm
trọng thậm chí gây tử vong [22].
Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý
nghĩa lâm sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng

trên 7 thuốc [15],[17].

20

×