Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xương khớp tại bệnh viện dược cổ truyền đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 66 trang )


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN ĐỨC THU



KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I








HÀ NỘI 2013


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN ĐỨC THU



KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số: CKI 60 73 20

Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian: 06/2012 đến 10/2012
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Huyền





HÀ NỘI 2013
QUY ƯỚC VIẾT TẮT



ADR Phản ứng có hại của thuốc
NSAID Thuốc kháng viêm không steroid
THK Thoái hóa khớp
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

YDCT Y dược cổ truyền
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
VAS
Visual Analog Scale





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. BỆNH XƯƠNG KHỚP THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN 4
1.1.1. Tìm hiểu về xương khớp 4
1.1.2. Bệnh xương khớp theo quan điểm của Y học cổ truyền 7
1.1.3. Quan niệm về bệnh sinh 7
1.1.4. Quan niệm về chẩn đoán 8
1.1.5. Quan niệm về điều trị 8
1.2. MỘT SỐ BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP 10
1.2.1. Bệnh Thoái hóa đa khớp 10
1.2.2. Thoái hóa khớp cột sống lưng và cột sống cổ 10
1.2.3. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp 11

1.2.4. Bệnh đau thần kinh tọa 11
1.2.5. Bệnh thoát vị đĩa đệm 12
1.3. MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP 12
1.3.1. Theo Y học cổ truyền 12
1.3.2. Theo Y học hiện đại 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu 22
2.2.3. Các biến số khảo sát 22
2.2.4. Quy trình nghiên cứu 24
2.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 24
2.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN TRONG MẪU NHIÊN CỨU 27
3.1.1. Thông tin bệnh nhân tham gia mẫu nghiên cứu 27
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân 27
3.1.3. Đặc điểm bệnh án 30
3.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN ĐỒNG NAI 35
3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc thang YHCT và thuốc tân dược 35
3.2.2. Các bài thuốc thang YHCT được sử dụng để điều trị (n=93) 36
3.2.3. Các loại thuốc tân dược được sử dụng 37
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP TẠI BỆNH VIỆN
VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN ĐỒNG NAI 38



3.3.1. Tác dụng giảm đau 38
3.3.2. Tác dụng điều trị chung 39
3.3.3. Tác dụng phụ của thuốc 39
3.3.4. Các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của thuốc 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 42
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRONG CUỘC NGHIÊN CỨU 42
4.1.1. Đặc điểm về giới tính 42
4.1.2. Đặc điểm về độ tuổi 42
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 43
4.2. ĐẶC ĐIỂM BỆNH ÁN 44
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỜI GIAN MẮC BỆNH 46
4.4. CÁC BỆNH MẮC KÈM Ở BỆNH NHÂN XƯƠNG KHỚP 48
4.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC THANG YHCT ĐỂ ĐIỀU TRỊ 48
4.6. CÁC LOẠI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG 50
4.7. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH 52
4.8. TÁC DỤNG PHỤ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 55
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính nhóm nghiên cứu 27
Bảng 3.2. Đặc điểm độ tuổi nhóm
nghiên cứu 28

Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp nhóm nghiên cứu 29
Bảng 3.4. Các bệnh cơ xuơng khớp mắc phải 30
Bảng 3.5. Thời gian mắc bệnh của nhóm
nghiên cứu 31
Bảng 3.6. Các bệnh lý mắc kèm của nhóm nghiên cứu 32
Bảng 3.7. Vị trí xương khớp tổn thương 33
Bảng 3.8. Triệu chứng bệnh xương khớp mắc phải 34
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng thuốc thang YHCT v
à thuốc tân dược 35
Bảng 3.10. Số lượng bài thuốc được sử dụng để điều trị 36
Bảng 3.11. Thuốc tân dược được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp 37
Bảng 3.12. So sánh mức độ giảm điểm đau trung bình VAS tại các thời
điểm 38
Bảng 3.13. Tác dụng điều trị chung của bệnh nhân tham
gia nghiên cứu . 39
Bảng 3.14. Tác dụng phụ của t
huốc 39
Bảng 3.15. Các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của thuốc 40



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS 25
Hình 2.2. Đo độ gấp duỗi của khớp gối 25
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ % giới tính bệnh nhân tham gia cuộc nghiên cứu27
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ % nghề nghiệp bệnh nhân tham gia cuộc nghiên
cứu 29
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ % bệnh xương khớp bệnh nhân đang mắc phải 30
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ % thời gian mắc bệnh

31
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ % bệnh mắc kèm với bệnh xương khớp đang điều
trị 32
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ % vị trí xương khớp bị tổn thương 33
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ % triệu chứng bệnh xương khớp mắc phải 34
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ % tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân
35
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ % số lượng bài thuốc thang YHCT được sử dụng
36
Hình 3.11. Mức độ giảm điểm đau trung bình VAS tại các thời điểm 38
Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ % tác dụng phụ của thuốc 39
Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ % các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của
thuốc
40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những tiến bộ vượt bậc về khoa học - kỹ thuật trong nhiều thế kỷ, đặc
biệt thế kỷ XX vừa qua đã mang lại cho con người nhiều khả năng và giải
pháp mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có khả năng và giải
pháp cứu chữa bệnh tật của Y học, nhờ đó sức khỏe và tuổi thọ của con
người ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Tuổi thọ ngày càng cao nên tỷ lệ người có tuổi (>= 65 tuổi) trong cộng
đồng cũng ngày càng tăng. Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế
giới, người có tuổi đang chiếm 11 - 12% dân số, ước tính đến năm 2020
con số này sẽ lên đến 17%, thậm chí có thể lên tới 25% ở các nước Âu, Mỹ,
tuổi thọ tăng cao, dân số thế giới ngày càng già đi và tuổi già đã trở thành
thách thức của nhân loại[1
], [50] Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi
người đặc biệt là cho người có tuổi, một bộ phận rất quan trọng trong mỗi

gia đình và cộng đồng đang là một mục tiêu quan trọng của công tác y tế
trong giai đoạn chuyển tiếp sang Thiên niên kỷ mới.
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ Y học nhưng vẫn còn nhiều căn bệnh
gây đau đớn, gây tàn phế và giảm chất lượng sống vẫn tiếp tục đeo bám
con người. Các bệnh lý Xương Khớp thường gặp nhất (chiếm tỷ lệ cao nhất
cả ở các nước phát triển và đang phát triển), gây đau đớn kéo dài cho hàng
trăm triệu người, gây tàn phế cho nhiều người. Nhóm bệnh lý này gắn liền
với nghỉ việc, giảm năng suất lao động và hạn chế hoạt động hàng ngày.
Trong tương lai, tỷ lệ này còn đang tiếp tục tăng cao vì sự gia tăng tuổi
thọ Ngoài tác động rất lớn về kinh tế, xã hội, các bệnh Xương Khớp còn
ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý tình cảm của con người.
Bệnh lý cột sống - cơ - xương - khớp là diện bệnh rất phổ biến ở nước ta do
điều kiện khí hậu nóng ẩm, điều kiện kinh tế xã hội cũng như thói quen ăn
uống các đồ béo ngọt. Ở Việt Nam, nhóm bệnh lý cơ xương khớp - cột
1



sống chiếm tỷ lệ khá cao trong nhân dân, ở mọi lứa tuổi, mọi địa phương.
Nhóm bệnh lý này tuy ít gây tử vong song nó để lại di chứng nặng nề cho
người bệnh, làm giảm khả năng sinh hoạt và lao động của họ, ảnh hưởng
tới đời sống thu nhập cá nhân họ và lợi ích chung của kinh tế xã hội[1], [2],
[5], [48].
Theo Đông y, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng,
đỏ hay chỉ tê, mỏi, nặng ở khớp đều thuộc chứng Tý, nghĩa là tắc nghẽn,
không t
hông. Nhiều bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng rất tốt với bệnh
này.
Đông y cho rằng, so sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các
yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả

là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi,

nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Các phương pháp điều trị bao gồm: tập luyện vận động, dưỡng sinh,
xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu; dùng thuốc bên ngoài (như
đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau) hoặc uống trong. Trong điều trị, các
thầy thuốc còn chú ý đến bệnh mới mắc hay đã lâu ngày, hoặc tái phát
nhiều lần. Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp loại bỏ yếu tố gây bệnh
là chính. Nếu bệnh lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần thì
phải vừa nâng đỡ
tổng trạng, bổ khí huyết, vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh.
Nhìn chung, hiện nay có thể điều trị cách bệnh về xương khớp bằng
nhiều phương pháp. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi quan tâm chính
vào phương pháp điều trị bệnh bằng các bài thuốc Y học cổ truyền thông
qua việc thực hiện đề tài “Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị bệnh
xương khớp tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai”.
2



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát đặc điểm các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh xương khớp
tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Đồng Nai.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc bệnh xương khớp tại Bệnh viện Y
dược cổ truyền Đồng Nai. Từ đó có ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
và an toàn trong sử dụng thuốc điều trị bệnh xương khớp tại

3




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH XƯƠNG KHỚP THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ
TRUYỀN
1.1.1. Tìm hiểu về xương k
hớp
Cơ thể con người là một cỗ máy hoàn hảo. Chúng ta đều có một cấu
tạo bộ xương như nhau, có thể sử dụng nó làm những việc hoàn toàn khác
nhau với tốc độ, sức mạnh và kiểm soát hoàn hảo sự cân bằng tinh tế. Thai
nhi 5 tháng tuổi gần như có đầy đủ các xương, thực ra đó là bộ khung gồm
các sụn dẻo và dai. Những chiếc xương thực sự sẽ hình t
hành sau đó. Đặc
điểm tiến hóa kỳ diệu này cho phép bộ xương của hài nhi chịu được sự co
nén và xương sọ có thể bị ép lại chút ít trong khi sinh. Các mảnh xương sọ
không khớp với nhau hoàn toàn cho tới khi đứa bé được 18 tháng tuổi.
Chúng ta ra đời với 350 chiếc xương, nhiều hơn 150 xương so với đười ươi
trưởng thành. Nhiều chiếc đã hòa nhập vào với nhau trong thời thơ ấu, đến
tuổi 25 t
hì trung bình mỗi người chỉ có 206 chiếc xương[8].
Xương là một trong những tác phẩm của tạo hóa, chúng nhẹ song
khoẻ đến mức khó tin. Chúng có thể chịu đựng được trọng lực gấp 4 lần
khả năng chịu lực của bê tông cốt thép. Dưới lớp vỏ bọc là cơ, các xương
định hình trong cơ thể, chúng đỡ cơ thể và tạo ra đòn bẩy cho các cơ. Bộ
xương của chúng ta khoảng 13kg, chiếm gần 1/5 khối lượng cơ thể, mỗi
chiếc xương được tạo hình sao cho rất lý tưởng để thực hiện một chức năng
đặc biệt. Cấu trúc phức tạp của các chi khiến cho chúng vô cùng linh hoạt
và đa tác dụng. Hai tay được nâng đỡ bởi một bộ khung xương ở 2 bên vai
kết nối lỏng lẻo với p
hần còn lại của bộ xương. Xương bả vai không gắn

với xương lồng ngực ở phía dưới vì thế cho phép cánh tay có một tầm hoạt
động rất lớn[18
] Trong các xương ẩn chứa cả một thế giới kỳ diệu, 1/3
trọng lượng của xương được tạo ra từ các mô sống nối với nhau bởi một
4



mạng lưới mạch máu và các dây thần kinh vô cùng nhỏ bé. Lõi của một số
xương chứa đầy tuỷ có nhiệm vụ tạo ra tế bào máu. Kiểu cấu tạo nhỏ li ti
này có rất nhiều trong bộ xương của chúng ta. Cấu trúc mở của nó vừa
khoẻ vừa rất gọn nhẹ[22].
Xương không phải bất biến, chất khoáng tạo nên chất cứng - canxi và
photpho vẫn không ngừng tan rã và bị cuốn đi theo dòng máu, đồng thời
các chất khoáng m
ang đến các ống nhỏ li ti trong xương cũng liên tục tạo
ra xương mới. Cứ sau 2 năm là bộ xương của chúng ta gần như được thay
mới, các tinh thể xương mới xếp thành từng lớp để tạo nên sự rắn chắc
tương tự như cấu tạo của sợi cacbon. Tất cả các khớp nối trong cơ thể con
người, khớp đầu gối là phức tạp nhất, n
ó vừa phải co duỗi được trong khi
phải mang một tải trọng lớn. Xương bánh chè giúp các cơ có thể căng ra
quanh khớp xương. Để giảm ma sát xuống tối đa, các xương được phân
cách bởi một cái đệm mềm, nó chứa đầy một chất nhờn tự nhiên có vị ngọt
gọi là dịch khớp[28]. Các khớp và xương phối hợp với nhau để trợ giúp
cho sự vận động của các cơ. Xương cột sống phải đỡ cho phần khối lượng
từ thắt lưng trở lên, nó còn là chiếc áo giáp cho tuỷ sống, chứa các sợi dây

tuỷ truyền thông như một “Siêu xa lộ thông tin” có nhiệm vụ trao đổi tín
hiệu giữa não và các phần còn lại của cơ thể. 31 cặp dây thần kinh toả ra từ

tuỷ sống về phía gốc cột sống, tạo thành một mớ các d
ây thần kinh riêng
biệt gọi là “đuôi ngựa”. Đốt cuối cùng của xương sống, xương cụt không
có dây thần kinh nào, đó chính là dấu vết vô dụng của cái đuôi đã tiến hóa.
Những mấu lồi ra của dọc xương sống có tác dụng giữ chặt các cơ, khiến
các đốt xương sống gắn liền với nhau. 24 chiếc xương riêng rẽ, những đốt
sống được nối với nhau bởi đĩa sụn có khả năng hấp thụ những chấn động.

Trọng lực của cơ thể đã ép các đĩa xuống khi chúng ta đứng vì thế chúng ta
sẽ giảm một phần nhỏ chiều cao vào ban ngày và lấy lại nó khi ngủ vào ban
đêm. Bộ khung xương của chúng ta được nâng đỡ bởi hai chân, đó là
những chiếc xương khoẻ nhất của cơ thể con người có thể chịu sức nặng
5



hơn một tấn. Các xương chân chính là bản sao của xương tay, nhưng được
tạo hình cho những chức năng khác nhau. Những ngón chân ngắn tạo ra sự
đàn hồi và các xương cong để dàn trải sức nặng của cơ thể được truyền đến
qua xương gót chân[42]
Trong khi các loại máy khác ngày càng bị xuống cấp, bộ máy con
người lại được cải thiện khi sử dụng, luyện tập thường xuyên. Theo triết lý
y học phương Đông:
“Thận chủ cốt” tức là tạng Thận phụ trách việc sinh
ra, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ xương. Khi chức năng của Thận bình
thường thì xương được phát triển cân đối, cấu trúc ổn định, rắn chắc và
phát triển theo quá trình phát triển của cơ thể. Nếu như có sự "trục trặc”
nào đó ảnh hưởng xấu đến xương, gây bệnh cho xương thì từ vùng Thượng
thận sẽ tiết ra tố chất điều đến vùng bệnh để xử lý (vì vậy nhiều lúc chúng
ta đau nhức trong xương, trong khớp không cần uống thuốc mà tự khỏi).


Thận có hàng trăm chức năng khác nhau, một khi chức năng chủ cốt suy
giảm thì cấu trúc xương sẽ bất thường, khả năng phòng vệ và điều trị cho
xương khớp cũng suy giảm. Khi ấy tố chất mà vùng Thượng thận sinh ra để
giải quyết “trục trặc” viêm
nhiễm, đau nhức cho xương khớp sẽ không còn
được như ý và xương bị suy thoái (thưa xương, loãng xương, thoái hóa dị
dạng xương, viêm xương, viêm khớp và thoái hóa khớp) [22]. Cột sống của
chúng ta dễ dàng uốn cong là bởi cấu trúc của các đĩa đệm trong mỗi khớp
nối. Khi đốt sống bị thoái hóa, mòn vẹt ảnh hưởng sự định vị của đĩa đệm
làm
nó trật ra, chèn vào thần kinh, ép vào tuỷ sống gây đau và tê bại.
Những tế bào xương sống gần chỗ bị thoái hóa sẽ tăng sinh phát triển lấp
vào tạo thành các mô sùi lên như cái gai xương, nó chèn vào thần kinh làm
đau nhức[25]
Y học cổ truyền quan tâm nghiên cứu điều trị tận gốc. Khi chức năng
chủ cốt của Thận suy giảm và xương khớp bị bệnh thì ngoài việc điều trị
trực tiếp xương khớp còn phục hồi chức năng của Thận cường kiện cơ thể
chống tái phát bệnh. Từ hàng ngàn năm
qua đã có hàng trăm bài thuốc kinh
6



nghiệm với những triết lý luận trị thông thái. Y học cổ truyền đã thành
công đáng kể trong việc bảo vệ phục hồi, cường kiện chức năng Thận,
trong đó có chức năng chủ cốt để điều trị hiệu quả các chứng bệnh về
xương khớp thoái hoá xương khớp (tuy nhiên đã một thời y học hiện đại
phát triển lấn lướt làm nhiều người thiếu quan tâm
và lãng quên).

1.1.2. Bệnh xương khớp theo quan điểm của Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng,

nóng, đỏ hay chỉ tê, mỏi, nặng ở khớp đều thuộc chứng Tý, nghĩa là tắc
nghẽn, không thông[26], [28], [39], [58], [59].
Y học cổ truyền cho rằng, so sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ
nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm
phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp.
Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc
tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi,
các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi
dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì
vậy, khi chữa
các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân,
xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng
chống tái phát.
1.1.3. Quan niệm về bệnh sinh[5], [9], [10], [11], [17], [20], [26]
Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các
yếu tố gây bệnh là Phong - Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm
đến kinh lạc - cơ - khớp, làm
cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn
không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở
một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngà
y, hay do người già các chức
năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không
nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây
7




nên đau. Vì vậy khi chữa các bệnh về khớp, các phương pháp chữa theo Y
học cổ truyền đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân ở xương, đưa các yếu tố
gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện
tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương.
1.1.4. Quan niệm về chẩn đoán[6], [15], [17], [28], [39]
Y học cổ tru
yền chẩn đoán bệnh dựa trên quan sát, hỏi và thăm khám
người bệnh, riêng đối với bệnh lý khớp xương, dựa trên nguyên nhân gây
bệnh tùy thuộc vào biểu hiện chứng trội mà chẩn đoán bệnh như: biểu hiện
đau không cố định, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, kèm theo sợ gió,
nổi mẩn ngứa… thì được chẩn đoán là phong tý và như thế sẽ có nhiệt tý,
thấp tý, hàn tý…
Ngoài ra, việc chẩn đoán còn dựa trên các chức năng tạng phủ của cơ
thể, tùy thuộc vào triệu chứng sẽ có chẩn đoán tạng bệnh kèm
theo như can
thận hư, tâm tỳ hư…
Trên lâm sàng, thường bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng phối
hợp, ít khi tách bạch từng biểu hiện riêng biệt, nên thực tế lâm sàng thường
có các chẩn đoán bệnh lý như: phong hàn thấp tý, phong t
hấp nhiệt tý,
chứng tý can thận âm hư…
1.1.5. Quan niệm về điều trị

Do quan niệm sưng - đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành
của khí huyết, và do chức năng tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra
khí huyết làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân mạch đầy đủ
gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị nhằm vào mục tiêu giải tỏa
sự tác nghẽn, đuổi nguyên nhâ

n gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết -
mạnh gân xương[5], [58], [59].
Các phương pháp điều trị bao gồm từ không dùng thuốc như: tập
luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu,
đến việc dùng thuốc vào điều trị bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp
8



sưng đau đến uống trong, sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng
chất vào điều trị.
Trong việc điều trị, các thầy thuốc YHCT còn chú ý đến bệnh mới
mắc hay bệnh đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần. Nếu mới mắc thì dùng
các phương pháp để loại bỏ yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp) là chính,
nếu bệnh lâu ngày hay tái phát nhiều lần thì vừa phù chính (nâng đỡ tống
trạng, bổ khí huyết), vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh để tránh tái phát và đề
phòng những biến chứng và những di chứng về sau[57]
.
Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp đau tăng,
thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường
kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ăn uống kém…
Riêng cho từng thể bệnh lâm
sàng: nếu thiên về phong chứng sẽ có
thêm triệu chứng như: đau di chuyển các khớp, đau nhiều khớp thường là
các khớp phần trên cơ thể như cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay, đau
đầu, sợ gió, rêu lưỡi trắng. Nếu thiên về thấp chứng thêm các triệu chứng:
đau cố định tại các khớp bệnh, không di chuyển, kèm theo tê nặng mỏi là
chủ yếu. Nếu thiên về hàn chứng thì đau nhiều về đêm
, trời lạnh đau tăng,
chườm nóng giảm đau, đau kiểu co thắt và buốt[48]

Nguyên tắc chung:
 Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá đáng nếu không có
yêu cầu của thầy thuốc, chú ý ăn thức ăn giàu đạm, nhiều khoáng
chất và vitamin, uống nước đủ mỗi ngày trung bình từ 1,2 lít trở
lên, không ăn uống nhiều chất kích thích hoặc khó tiêu.
 Tập luyện nhẹ: như đi bộ, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh.
 Đi gậy nếu là đau khớp gối hoặc khớp háng.
 Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, nhượng chân,
vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau, chú ý liều
lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng phỏng da cho bệnh
nhân.
9



 Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí - huyết.
 Châm cứu giúp giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết và bổ
dưỡng.
 Dùng thuốc theo biện chứng luận trị.
Biện pháp không dùng thuốc:
 Cho khớp nghỉ ngơi
 Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh
 Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung
điện,…
 Các vật dụng hỗ trợ: gậy, nạng, đai,v.v…
 Chế độ dinh dưỡng phù hợp
1.2. MỘT SỐ BỆNH XƯƠNG KHỚP THƯỜNG GẶP
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số bệnh
xương khớp phổ biến: Thoái hóa đa khớp; Thoái hóa cột sống lưng và cột
sống cổ; Viêm đa khớp; Đau thần kinh tọa; Thoát vị đĩa đệm.

1.2.1. Bệnh Thoái hóa đa k
hớp[2, 343-355]
Thoái hóa khớp (THK) là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính,
gây đau và biến dạng khớp. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái
hóa của sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống, gắn liền với những thay đổi sinh
học - cơ học giải phẫu - và bệnh lý ở phần khoang khớp gồm xương dưới
sụn và màng hoạt dịch và khoang giữa các thân đốt sống.
Thoái hóa khớp là bệnh l
ý chủ yếu của sụn khớp và đĩa đệm cột sống,
nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như xương dưới
sụn, bao hoạt dịch, bao khớp … bệnh thường xảy ra ở các khớp chịu lực
nhiều như: cột sống thắt lưng - cổ, gối, gót….
1.2.2. Thoái hóa khớp cột sống lưng và cột sống cổ[2,327-342]
10



Thoái hóa cột sống là bệnh hình thành do sự mất cân bằng giữa quá
trình tạo xương và hủy xương[4]. Bệnh tiến triển một cách âm thầm, lặng
lẽ, báo hiệu bởi các triệu chứng đau buốt, nhức mỏi bả vai, cổ, sống lưng,
thắt lưng; Thoái hóa cột sống là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như
thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, bán thân bất toại, liệt

Bệnh thoái hóa cột sống là một bệnh mạn tính thường gặp nhất ở
người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi thành phần trong xã hội.
Phụ nữ gặp nhiều hơn nam
giới. Vị trí thường bị thoái hóa Thoái hóa cột
sống thắt lưng chiếm 31,12%, bệnh thoái hóa cột sống cổ chiếm 13,96%
trong các bệnh thoái hóa khớp.
Có sự liên quan chặt chẽ giữa bệnh thoái hóa cột sống và tuổi tác.

Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự
chịu lực t
ác động thường xuyên lên khớp cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có
thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn.
1.2.3. Bệnh viê
m đa khớp dạng thấp[1,117-137]
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh khá thường gặp, đặc biệt là ở
giới nữ. Đây là một bệnh đã xác định được nguyên nhân, đó là do bệnh
nhân tự sản xuất ra một chất gọi là kháng thể có tác dụng chống lại các chất
tạo ra đầu khớp của chính bản thân mình, vì thế bệnh được xếp vào loại
bệnh tự miễn dịch.
1.2.4. Bệnh đau thần k
inh tọa [1,113-176]
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có
đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các
nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột
sống.
11



Đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do
những tổn thương ở cột sống thắt lưng. Năm 1928, một nguyên nhân mới
đã được phát hiện đã làm thay đổi hẳn khái niệm về nguyên nhân gây bệnh,
đó là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
1.2.5. Bệnh thoát vị đĩa đệm [1,87-98]
Những đốt sống tạo thành cột sống ở sau lưng được chêm bởi những
đĩa nhỏ gọi là đĩa đệm. Những đĩa này tròn và dẹt có vỏ ngoài dai để ba
o

bọc một lớp nhày, trong, được gọi là nhân. Bình thường những đĩa này chịu
một áp lực do cột sống đè lên.
Khi những đĩa này khoẻ mạnh, chúng có chức năng giảm sốc cho cột
sống và làm cho cột sống mềm dẽo dễ uốn, giúp cho cột sống có thể cúi,
ngữa, vặn mình qua lại được dễ dàng.
Khi đĩa đệm bị chấn thương, nó sẽ m
òn, rách, chúng có thể phồng lên,
hoặc vỡ ra. Đó gọi là thoát vị đĩa đệm.
1.3. MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
1.3.1. Theo Y học cổ truyền
1.3.1.1. Bài thuốc “Độc hoạt tang k
ý sinh” [45]
Độc hoạt tang ký sinh là một cổ phương thông dụng để chữa trị các
chứng phong thấp, thấp khớp gây đau nhức, chân tay co duỗi khó
khăn. Phương thang bao gồm Sâm, Linh, Quế, Thảo để kiện Tỳ, ôn dương
hoá thấp, gia tăng trương lực cơ và tăng cường chính khí; Khung, Quy,
Thục, Thược, Đỗ trọng, Ngưu tất để dưỡng Can, Thận, khỏe mạnh gân cốt;
thêm
các vị thuốc có tác dụng khu phong, thông kinh hoạt lạc như Độc
hoạt, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao, Phòng phong. Bài thuốc này thiên về
sơ phong, tán tà, chữa phong thấp, thấp khớp ở vùng hạ tiêu như eo lưng.
đầu gối, khớp chân. Nếu đau nhức ở vùng cánh tay, bàn tay có thể gia thêm
12



Khương hoạt 8gr, Quế chi 4gr. Sau đây là nguyên thang của bài Độc hoạt
ký sinh thang.
Nhân sâm 8 g Ngưu tất 8 g
Phục linh 8 g Độc hoạt 12 g

Cam thảo 6 g Tang ký sinh 12 g
Xuyên khung 8 g Tần giao 12 g
Đương quy 12 g Phòng phong 12 g
Thục địa 16 g Nhục quế 4 g
Bạch thược 12 g Tế tân 4 g
Đỗ trọng 12 g

Đổ vào 3 chén nước sắc còn hơn nửa chén. Nước thứ hai đổ vào thêm
2 chén, sắc còn hơn nửa chén. Trộn đều hai lần thuốc sắc được. Chia làm
hai hoặc ba lần uống trong một ngày. Uống trong lúc thuốc còn ấm.
Mỗi
đợt có thể uống từ 5 đến 7 thang.
1.3.1.2. Bài thuốc “Quy tỳ thang” [54]
- Thành phần:
Nhân sâm (Đảng sâm) 12 g Bạch truật 12 g
Phục thần 12 g Long nhãn nhục 12 g
Toan táo nhân sao 12 - 20 g Đương qui 8 - 12 g
Viễn chí 4 - 6 g Chích thảo 4 g
Hoàng kỳ 12 g Sinh khương 3 lát
Mộc hương 4 g Đại táo 2 - 3 quả

- Cách dùng: sắc nước uống.
Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12 g.
- Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
* Giải thích bài thuốc:
13



Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và "Đương qui bổ huyết thang"

gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là một
bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn.
Trong bài:
- Sâm, Linh, Truật, Thảo (Tứ quân): bổ khí, kiện tỳ để sinh huyết là
chủ dược.
- Đương qui, Hoàng kỳ: bổ khí sinh huyết.
- Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí: dưỡng tâm an thần.
- Mộc hương: lý khí ôn tỳ.
- Sinh khương, Đại táo: điều hòa vinh vệ.
- Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm
.
1.3.1.3. Bài thuốc “Hữu quy hoàn gia giảm” [42]
Thục địa 12 g Thỏ ti tử 9 g
Tục đoạn 9 g Hoài sơn 9 g
Cẩu tích 9 g Đương qui 8 g
Đỗ trọng 9 g Phụ tử 3 g
Cao ban long 9 g Kỉ tử 9 g
Sơn thù 9 g

1.3.1.4. Bài thuốc “Độc hoạt thang ký sinh thang gia phụ tử” [48]
Độc hoạt 12 g Tần giao 8 g
Ngưu tất 12 g Bạch thược 12 g
Phòng phong 12 g Đương quy 8 g
Đỗ trọng 12 g Cam thảo 6 g
Tang ký sinh
12 g Đảng sâm 12 g
Quế chi 8 g Phụ tử chế 6 g
Tế tân 8 g Phục linh 12 g
Thục địa 12 g
14




1.3.2. Theo Y học hiện đại
1.3.2.1. Meloxicam 7,5 mg
Meloxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc họ
oxicam, có đặc tính kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Meloxicam có tính
kháng viêm mạnh cho tất cả các loại viêm. Cơ chế chung của những tác
dụng trên là do Meloxicam có khả năng ức chế sinh tổng hợp
prostaglandine, chất trung gian gây viêm. Ở cơ thể sống (invivo),
Meloxicam cơ chế sinh tổng hợp prostaglandine tại vị trí viêm mạnh hơn ở
niêm mạc dạ dày hoặc ở thận.
Đặc tính an toàn cải tiến này do thuốc ức chế chọn lọc đối với CO
X-2
so với COX-1. So sánh giữa liều gây loét và liều kháng viêm hữu hiệu
trong thí nghiệm gây viêm ở chuột cho thấy thuốc có độ an toàn và hiệu
quả điều trị cao hơn các NSAID thông thường khác.
Tác dụng
Meloxicam có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và chóng kết tập
tiểu cầu. Tuy nhiên tác dụng hạ sốt kém nên Meloxicam chủ yếu dùng giảm
đau và chống viêm.
Meloxicam tan ít trong mỡ nên thấm tốt vào hoạt dịch và các tổ chức
viêm
. Thuốc xâm nhập kém vào mô thần kinh nên ít tác dụng không mong
muốn trên thần kinh.
Chỉ định
+ Dạng viên: điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm đau mãn tính
trong:
- Viêm đau xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp)
- Viêm khớp dạng thấp.

- Viêm cột sống dính khớp
+ Dạng tiêm: điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn viêm đau cấp tính.

15



1.3.2.2. Diclophenac
Diclofenac, dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không
steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh.
Diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, do đó
làm giảm đáng kể sự tạo thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan
là những chất trung gian của quá trình viêm. Diclofenac cũng điều hòa con
đường lipoxygenase và sự kết tụ tiểu cầu.
Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, diclofenac gây
hại đường tiêu hóa do giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo
mu
cin (chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa). Prostaglandin có vai trò
duy trì tưới máu thận. Các thuốc chống viêm không steroid ức chế tổng hợp
prostaglandin nên có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và
hội chứng hư đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính.
Với những người bệnh này, các thuốc chống viêm không steroid có thể làm
tăng suy thận cấp và suy tim
cấp.
Chỉ định
- Điều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp.
- Thống kinh nguyên phát.
- Đau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.
- Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên.
1.3.2.3. Glucosamin

Glucosamin là một amino - monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp
proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng
tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của
quá trình trùng hợp là muco - polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo
nên đầu sụn khớp, Glucosam
ine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá
hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết
của xương, giảm quá trình mất calci của xương.
16



Do Glucosamin làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ
nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế Glucosamine không
những làm giảm triệu chứng của thoái khớp (đau, khó vận động) mà còn
ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.
Đó là tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh
thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không đau, cải thiện
chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Glucosamin không được xem là
thuốc mà chỉ là chế phẩm "hỗ trợ dinh dưỡng" (food supplement) vì được
sản xuất và phân phối không thông qua sự quản lý của FDA (tương đương
với Cục Quản lý Dược Việt Nam), có thể mua tại các siêu thị, không thông
qua đơn thuốc của bác sĩ. Hiện Glucosam
in có được dùng trong bệnh lý
viêm xương khớp nhưng chỉ với tác dụng hỗ trợ. Ở nước ta, một số thuốc
có thành phần Glucosamin đã được giới thiệu (có tên là Bosamin, Viartril-
S) nhưng chưa được bán rộng rãi.
Chỉ định

Thuốc có tác dụng tăng tổng hợp các tinh chất sụn proglycan và
glucosaminoglycan làm tăng tính đàn hồi của tinh chất sụn, cải thiện cấu
trúc sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và thay đổi cấu t
rúc của sụn
khớp, cần được duy trì điều trị dài ngày (đơn vị tính là năm).
Liều lượng: Glucosamine Sulfate (tinh thể) 500 mg x 2 - 3 lần/ ngày
1.3.2.3. Corticoid
Corticoid là những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thượng thận
(cortico-surrénale) tiết ra, có cấu trúc hóa học steroid nên được gọi tắt là
nhóm thuốc corticoid. Ðến nay người ta đã tổng hợp được rất nhiều nhóm
thuốc steroid và sử dụng rộng rãi, đồng thời cũng kéo theo tì
nh trạng lạm
dụng thuốc rất phổ biến.

17



Thuốc có nhiều công dụng điều trị:
- Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì
như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, dị ứng. Chỉ riêng với đặc tính này,
thuốc cũng đã trị được nhiều loại bệnh như viêm khớp do thấp khớp, bệnh
thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn
thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại (khoa da), trị viêm
phần trước mắt
(khoa mắt), trị viêm mũi (khoa tai mũi họng)
- Chống dị ứng: Dùng điều trị trong các bệnh dị ứng da, dị ứng đường
hô hấp, hen suyễn nặng
- Ngoài ra còn nhiều chỉ định chuyên môn khác do tác dụng đa dạng
của thuốc như bệnh da pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô

căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn
- Thuốc corticoid dạng viên uống thường ít khi dùng để điều t
rị thoái
hoá khớp.
- Thường dùng các thuốc dạng tiêm phóng thích chậm (depo-
corticosteroid) khi có đau khớp và có dấu hiệu viêm màng hoạt dịch thứ
phát.
- Liều lượng corticoid tuỳ thuộc từng khớp, cách tiêm, số lần tiêm.
Khoảng cách giữa các lần tiêm trong vòng 1 tuần.
Tác hại của việc lạm dụng thuốc
- Việc lạm dụng corticoid sẽ gây rất n
hiều tác hại cho người dùng.
Nhiều loại kem trị mụn chứa corticoid nếu dùng dài ngày sẽ làm mụn nổi
nhiều hơn khi ngưng thuốc hoặc gây nám da mặt.
- Dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (tưởng nhầm là thuốc rửa trong
mắt, giúp mắt sáng long lanh) sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể, thấy cảnh vật
mờ mờ ảo ảo
- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gâ
y béo bệu, mặt tròn như mặt
trăng.
- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
18

×