Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp tại khoa nội bệnh viện trường đại học y dược thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 88 trang )


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I











HÀ NỘI 2014
BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 60720412


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Vui
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: 15/11/2013 – 15/03/2014









HÀ NỘI 2014

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các tổ chức, cá nhân, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học
Dược Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
làm khóa luận.
Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa Nội – Bệnh viện Trường ĐH Y-Dược
Thái Nguyên đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thị Vui, người
thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS.DS Phạm Thị Tuyết Nhung, Trưởng
khoa Dược Bệnh viện Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quí báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân yên nhất trong gia đình,
các bạn đồng nghiệp, các bạn bè thân thiết, những người luôn giúp đỡ và
động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống


Học viên
Nguyễn Thị Tuyết Lan
MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN


1.1. B
ỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
3

1.1.1.Đ
ịnh nghĩa bệnh THA
3

1.1.2.Tình hình b

ệnh THA
3

1.1.3. Phân độ T
HA
4

1.1.4.Cơ chế bệnh sinh

7

1.1.5. Các yếu tố nguy cơ c
ủa bệnh THA
10

1.1.6. Các biến chứng thư
ờng gặp của THA
11

1.2. ĐI
ỀU TRỊ THA
13

1.2.1. Mục tiêu và nguyên t
ắc điều trị
13

1.2.2 Đi
ều trị cụ thể
13


1.2.3 Hướng dẫn điều trị THA

17

1.2.4 Chỉ định bắt buộc và ưu tiên v
ới một số thuốc hạ huyết áp
17

1.2.5 Ph
ối hợp thuốc trong điều trị THA
18


1.2.6 Lưu ý khi dùng thu
ốc
19

1.3. T
ỔNG QUAN VỀ CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ THA
20

1.3.1 Thuốc lợi tiểu

20

1.3.2 Thuốc tác động lên th
ần kinh giao cảm
21


1.3.3 Thuốc giãn m
ạch
23


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chu
ẩn lựa chọn
26

2.1.2 Tiêu chu
ẩn loại trừ
26

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C
ỨU
26

2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu

26

2.2.2 Thiết kế nghiên c
ứu
27

2.2.3 Một số khái niệm dùng trong nghiên c
ứu
27


2.3 NỘI DUNG NGHIÊN C
ỨU
29

2.3.1 Kh
ảo sát đặc điểm bệnh nhân
29

2.3.2 Khảo sát việc sử dụng thuốc

29

2.4 X
Ử LÝ SỐ LIỆU
29

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN C
ỨU
30

3.1.1. Phân bố theo tuổi và gi
ới tính
30

3.1.2 Các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm

31


3.1.3 Phân đ
ộ THA
34

3.1.4 Thời gian bị bệnh của BN trong mẫu nghiên cứu

35

3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA TRONG MẪU
NGHIÊN CỨU
3.2.1 Các thuốc điều trị THA đã được sử dụng trong mẫu NC

37

3.2.2 Các phác đ
ồ điều trị THA khởi đầu
38

3.2.3 S
ự thay đổi phác đồ điều trị khởi đầu
42

3.2.4 Tương tác thu
ốc
45

3.2.5 Tác dụng không mong mu
ốn
46


3.2.6 S
ự tuân thủ chỉ định bắt buộc thuốc điều trị THA
47

3.2.7 S
ự thay đổi phân độ HA khi ra viện
47

3.2.8 Ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đ
ến kết quả điều trị
48

3.2.9 Th
ời gian điều trị tại BV của BN
49

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

51

4.1.1 Phân bố theo tuổi và giới tính

51

4.1.2 Tần xuất các yếu tố nguy cơ và các bệnh mắc k
èm
52


4.1.3 Phân loại THA theo nhóm yếu tố nguy cơ và bệnh mắc k
èm
54

4.1.4 Th
ời gian bị bệnh của bệnh nhân
55

4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THA TRONG MẪU
NGHIÊN CỨU
4.2.1 Các nhóm thuốc đã sử dụng trong mẫu nghiên c
ứu
56

4.2.2 Kh
ảo sát việc phối hợp thuốc điều trị THA
57

4.2.3 Các tương tác gặp phải trong mẫu nghiên c
ứu
60

4.2.4 Tác d
ụng không mong muốn
61

4.2.5 Sự tuân thủ dùng thu
ốc theo chỉ định bắt buộc
62


4.2.6 Sự thay đ
ổi phân độ huyết áp
62

4.2.7 Ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đ
ến kết quả điều trị
62

4.2.8 Thời gian điều trị của bệnh nhân

63

K
ẾT LUẬN
65

KIẾN NGHỊ

67

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin bệnh án

Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (06/2012- 05/2013)


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN


BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body-Mass Index).
BN: Bệnh nhân.
ĐTĐ: Đái tháo đường.
KT: Kích thích.
HATT: Huyết áp tâm thu.
HTTr: Huyết áp tâm trương.
HATB: Huyết áp trung bình.
HAMT: Huyết áp mục tiêu
HDL: Hight Density Lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng cao).
HDL-C: Hight Density Lipoprotein – Cholesterol.
ISH: International Society Hypertension.
JNC VI: Sixth Report of the Joint National Committee.
LDL: Low Density Lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng thấp).
LDL-C: Low Density Lipoprotein – Cholesterol.
NC: Nghiên cứu
SGOT: Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase.
SGPT: Serum Glutamic Pyruvic Transaminase.
TBMMN: Tai biến mạch máu não.
TG: Triglycerid.
THA: Tăng huyết áp.
VLDL: Very low Density Lipoprotein (Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp).
WHO: World Health Oganization (Tổ chức y tế thế giới).
YTNC: Yếu tố nguy cơ.
YTNCTM: Yếu tố nguy cơ tim mạch


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1.

Phân độ tăng huyết áp theo hư
ớng dẫn của Bộ Y tế 2010
5

Bảng 1.2.
Phân độ tăng huyết áp cho người lớn ≥ 18 tu
ổi JNC VII 2003
5

Bảng 1.3.
Phân độ tăng huyết áp theo WHO- ISH (2004)

6

Bảng 1.4.
Phân độ tăng huyết áp theo yếu tố nguy cơ tim m
ạch
6

Bảng 1.5.
Kết quả điều chỉnh lối sống để điều trị THA (JNC VII -
2003)
14

Bảng 1.6.
Chỉ định bắt buộc đối với một số nhóm thuốc hạ
áp
17

Bảng 1.7.

Thận trọng và CCĐ đối với một số nhóm thuốc hạ
áp
18

Bảng 1.8.
Các thuốc chẹn beta giao cả
m
22

Bảng 1.9.
Phân loại thuốc chẹn kênh ca
lci
24

Bảng 3.1.
Phân bố bệnh nhân THA theo tuổi và giớ
i tính
30

Bảng 3.2.
Tần xuất các yếu tố
nguy cơ
32

Bảng 3.3.
Các yếu tố
nguy cơ
32

Bảng 3.4.

Các bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứ
u
33

Bảng 3.6.
Phân độ tăng huyết áp của BN trong mẫu NC 34

Bảng 3.6.
Phân độ tăng huyết áp theo yếu tố nguy cơ tim mạch trong
mẫu nghiên cứ
u
35

Bảng 3.7.
Phân bố về thời gian mắc bệnh

36

Bảng 3.8.
Danh mục và tỷ lệ sử dụng các thuốc điều trị tăng huyế
t áp
37

Bảng 3.9.
Các phác đồ điều trị khởi đầu đã được sử dụng cho BN 38

Bảng 3.10.
Các nhóm thuốc sử dụng trong phác đồ đơn trị liệu

40


Bảng 3.11.
Các kiểu kết hợp thuốc sử dụng trong phác đồ đa trị liệ
u
41

Bảng 3.12.
Sự thay đổi phác đồ điều trị của bệ
nh nhân THA
43

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa phác đồ khởi đầu và phác đồ cuối 45

Bảng 3.14.
Các tương tác thuốc đã gặ
p
46

Bảng 3.15.
Tác dụng không mong muố
n
46

Bảng 3.16.
Chỉ định bắt buộc

47

Bảng 3.17.
Sự thay đổi phân độ tăng HA khi ra việ

n
48

Bảng 3.18.
Tỷ lệ đạt HAMT theo nhóm yếu tố
nguy cơ
48

Bảng 3.19.
Tỷ lệ đạt HAMT trong phác đồ đơn trị liệu và đa trị liệ
u
49

Bảng 3.20.
Thời gian điều trị tại BV của BN theo phân độ
THA
50

























DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Hình 1.1
.

Các yếu tố của huyết áp và cơ chế tăng huyết áp

7

Hình 1.2.
Vai trò R.A.A trong đi
ều trị THA
8

Hình 1.3
. Qui trình 4 bước điều trị THA tại tuyến cơ s

16


Hình 1.4.

ớng dẫn điều trị THA
17

Hình 1.5.
Ph
ối hợp thuốc trong điều trị THA
19

Hình 3.1
. Phân bố BN theo tuổi và giới tính

31

Hình 3.2.
Phân độ tăng huyết áp của BN trong mẫu nghiên c
ứu
34

Hình 3.3.
Phân đ
ộ tăng huyết áp theo nhóm YTNCTM của BN
35

Hình 3.4.
Tỷ lệ các nhóm thuốc sử dụng trong mẫu nghiên c
ứu
37


Hình 3.5.
Tỷ lệ giữa phác đồ đơn và đa tr
ị liệu
39













1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh tim mạch phổ biến trên thế giới cũng
như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người.
Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có
khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [44].
Tỷ lệ mắc bệnh THA ngày càng tăng trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng. Bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội
và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học thế giới. Theo thống

kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1978, tỷ lệ mắc bệnh THA trên thế giới
chiếm khoảng 10% - 15% dân số, năm 2000 chiếm khoảng 26,4% dân số
toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [43].
Theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành
phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, trong khi đó tỷ
lệ bệnh nhân THA được điều trị bằng thuốc chỉ chiếm 11,49%, như vậy còn
gần 90% bệnh nhân THA vẫn chưa được điều trị [24].
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính, mà phần lớn không tìm thấy
nguyên nhân, bệnh tiến triển “thầm lặng” không có triệu chứng, nhưng gây
ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không gây chết người thì cũng để lại
nhiều di chứng nặng nề (tai biến mạch máu não, suy tim ) ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội
Ngày nay, với sự phát triển của nền y dược hiện đại, các thuốc điều
trị THA ngày càng đa dạng về các chế phẩm bào chế, với các dược chất
khác nhau, hàm lượng khác nhau, biệt dược khác nhau… cũng như về giá
cả, đây là điều kiện thuận lợi lớn để các thầy thuốc lựa chọn các biện pháp
tối ưu trong điều trị nhưng cũng là thách thức không nhỏ trong lựa chọn
thuốc đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
2

Bệnh viện Trường ĐH Y- Dược Thái Nguyên là một bệnh viện thực
hành, ngoài việc là nơi học tập của sinh viên, bệnh viện còn phục vụ việc
khám chữa bệnh cho các đối tượng bảo hiểm y tế và dịch vụ, trong đó bệnh
nhân mắc bệnh tăng huyết áp chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với các bệnh
khác. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về việc sử
dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện. Do đó, xuất phát từ
thực tế trên và để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị bệnh
THA tại bệnh viện, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp tại Khoa Nội Bệnh viện Trường
ĐH Y-Dược Thái Nguyên” với hai mục tiêu sau:

1- Khảo sát đặc điểm bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị tại
Khoa Nội Bệnh viện Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên
2- Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Khoa Nội
Bệnh viện Trường ĐH Y-Dược Thái Nguyên














3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội Tăng huyết áp quốc tế
(ISH), Liên uỷ ban quốc gia về tăng huyết áp của Hoa Kỳ (JNC) đã thống
nhất đưa ra định nghĩa về tăng huyết áp như sau: Tăng huyết áp được xác
định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết tâm trương ≥ 90 mmHg
hoặc đang sử dụng thuốc chống tăng huyết áp [8].
1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp

Năm 2003 theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới/Hội THA quốc tế
(WHO/ISH) thì THA đứng hàng thứ tư trong số sáu TYNC chính (xếp theo
thứ tự giảm dần là thiếu cân, tình dục không an toàn, nguồn nước sinh hoạt
bẩn, tăng huyết áp, hút thuốc lá và uống rượu) chi phối gánh nặng bệnh tật
toàn cầu [41].
Tăng huyết áp là một bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lý tim
mạch ở tất cả các nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ
THA thay đổi ở từng nước qua các năm: Mỹ (2004) là 29%, ở Anh (2006)
là 40%, ở Canada (2007) là 25% và ở Ai Cập (2006) là 26,3% và năm 2003
ở Ý là 37,7%, Thuỵ Điển là 38,4%, Phần Lan là 48,7%, còn ở Đức là
55,3% [28].
Các cuộc điều tra về dịch tễ học tại Việt Nam trong những năm gần
đây cho thấy bệnh có chiều hướng gia tăng. Theo điều tra năm 1982, tỷ lệ
THA chung là 1,95% và ở người trên 60 tuổi tỷ lệ THA là 9,2% [25]. Năm
1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là 16,05%
[22]. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch Trung ương, tỷ lệ THA
là 23,2% [24].
Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 của Việt Nam, tỷ
4

lệ tăng huyết áp từ 16 tuổi trở lên ở nam giới là 15,1% và nữ giới là 13,5%.
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố nguy
cơ tại 4 tỉnh miền Bắc năm 2001 - 2002 cho thấy tần suất THA ở người
trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 10,2%;
4,2% và 1,9%; tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm 11,5%, trong số đó
kiểm soát HA tốt chỉ chiếm 19,1% [24]. Năm 2007, Viên Văn Đoan và
cộng sự theo dõi và điều trị cho 5840 bệnh nhân THA trong vòng 5 năm
cho thấy 90,8% bệnh nhân THA được quản lý tốt, 9,2% bệnh nhân chưa
được quản lý tốt, trong số bệnh nhân được quản lý tốt có tới 71,48% bệnh
nhân đạt được huyết áp mục tiêu và 28,52% bệnh nhân THA chưa đạt được

huyết áp mục tiêu [14].
Thái Nguyên là một trong những thành phố công nghiệp của nước ta.
Trong những năm gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng
cao, đồng thời tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt
là bệnh THA. Tác giả Nguyễn Thu Hiền và cộng sự (2007) đã nghiên cứu,
khảo sát trên 378 người tại tỉnh Thái Nguyên (Linh Sơn- Đồng Hỷ) cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân THA chiếm tới 33,3%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân được
điều trị thường xuyên chỉ chiếm 1,6%, và có tới 75,4% bệnh nhân THA
không hiểu biết về bệnh và không điều trị [18]. Đây chính là một thực tế
trong công tác điều trị bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng ở tỉnh Thái
Nguyên.
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp.
1.1.3.1. Phân độ tăng huyết áp theo chỉ số huyết áp.
Hiện tại có nhiều tài liệu hướng dẫn phân độ THA theo chỉ số HA
khác nhau. Ở đây chúng tôi lựa chọn phân độ THA theo khuyến cáo của
Bộ Y tế năm 2010, của JNC VII 2003, phân độ THA theo Tổ chức Y tế
5

Thế giới (WHO) - ISH 2004 vì đây là 3 khuyến cáo thường được sử dụng
nhất trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị THA.
Bảng 1.1 Phân độ THA theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2010 [7]
Phân độ HA HATTh
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
HA tối ưu < 120 và < 80
HA bình thường 120 – 129 và/hoặc 80 – 84
Tiền THA 130 – 139 và/hoặc 85 – 89
THA độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
THA độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109

THA độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90
Nếu HATTh và HATTr không cùng mức phân độ thì chọn mức cao
hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các mức
biến động của HATTh.
Bảng 1.2 Phân độ THA cho người lớn ≥18 tuổi (JNC VII 2003) [43]
Phân độ THA HATTh (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền THA 120 - 139 80 - 89
THA độ 1 140 - 159 90 - 99
THA độ 2 ≥ 160 ≥ 100

Theo JNC VII chỉ còn 2 độ phân chia THA, trong đó gọi là độ 2 khi
HATTh ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 100 mmHg. BN tiền THA có nguy cơ
tiến triển thành THA. Phân loại này dựa trên HA tại phòng khám. Nếu
6

HATTh và HATTr không cùng một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để
xếp loại.
Bảng 1.3 Phân độ THA theo WHO - ISH (2004)
Phân độ THA HATTh (mmHg) HATTr (mmHg)
THA độ 1 140 - 159 < 80
THA độ 2 160 - 179 80 – 89
THA độ 3 ≥ 180 ≥ 110

Phân độ của WHO - ISH chặt chẽ hơn JNC VII. Cách phân độ này
khác với JNC VII là không có phân loại tiền THA.
* Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nằm ở hai mức độ khác
nhau, chọn mức độ cao hơn để xếp loại.
* Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, 2

hay 3 theo giá trị của huyết áp tâm thu nếu huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
1.1.3.2. Phân độ tăng huyết áp theo nguy cơ tim mạch
Mức độ diễn biến của bệnh THA không chỉ dựa vào chỉ số HA
(vì nhiều khi không hoàn toàn phản ánh đúng tình trạng bệnh lý và khả
năng tử vong) mà còn theo các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích.
Bảng 1.4 Phân độ THA theo yếu tố nguy cơ tim mạch [7]
Nguy cơ nhóm
A
Nguy cơ nhóm
B
Nhóm nguy cơ C

Nguy cơ nhóm D

Không có
YTNCTM nào
Có từ 1-2
YTNCTM
Có ≥ 3 YTNCTM
hoặc hội chứng
chuyển hóa hoặc
tổn thương cơ
quan đích hoặc
ĐTĐ
Đã có biến cố
hoặc có bệnh tim
mạch hoặc có
bệnh thận mạn
tính


7

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Huyết áp động mạch được tính theo công thức:
Huyết áp = Cung lượng tim × Sức cản ngoại vi
Như vậy nếu một trong hai hoặc cả hai yếu tố tăng sẽ làm cho huyết
áp tăng cao.















Hình 1.1. Các yếu tố của huyết áp và cơ chế tăng huyết áp
Cơ chế bệnh sinh gồm THA nguyên phát và THA thứ phát:
1.1.4.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Có 90 – 95% trường hợp là THA không có nguyên nhân (THA nguyên
phát). Dưới đây là một số cơ chế đã được công nhận trong bệnh sinh của
THA.
 Tăng hoạt động thần kinh giao cảm
Khi tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm, sẽ làm tăng hoạt động của

tim, dẫn đến tăng tần số tim và cung lượng tim. Đồng thời sẽ gây ra phản
Huyết áp
Cung lượng tim = × Sức cản ngoại vi
Tự động điều hòa
Tần số
Thể tích tâm thu Đường kính lòng mạch
THA
↑ tiền gánh

Cường giao cảm Co thắt Phì đại
Stress Thể tích máu tăng
↑ Renin angiotensin

Thận giữ Na
+

↑ nhập Na
+

8

xạ co thắt toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận làm
tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả là THA động mạch.
 Vai trò của hệ Renin - Angiotensin - Aldosterol (R.A.A) [10], [11]
Renin là một enzym do các tế bào tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ
chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích: Các tế bào cơ trơn trên thành
mao mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của
động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra
renin để điều hoà huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận. Yếu tố kích
thích tiết renin là nồng độ muối trong huyết tương và kích thích thụ cảm

thể β adrenergic, khi renin được tiết ra, sẽ chuyển angiotensinogen thành
angiotensin I, sau đó nhờ enzym chuyển angiotensin I thành angiotensin II,
angiotensin II có tác dụng tăng huyết áp do:
+ Kích thích vỏ thượng thận tăng tiết Aldosterol gây tăng giữ nước và muối.
+ Có hoạt tính co mạch .













Hình 1.2. Vai trò R.A.A trong tăng huyết áp
Hệ thống cầu thận và
một số tổ chức khác
Angiotensinogen

2
Globulin do gan sản xuất)

Angiotensin I
Angiotensin II

Chất trung gian

Angiotensin III

Renin
Enzym chuyển
Co động mạch

Kích thích vỏ thượng thận
tăng sản xuất aldosteron

Tăng tái hấp thu muối và
nước

Tăng thể tích máu

T¨ng søc kh¸ng cña
®éng m¹ch ngo¹i vi

THA

9

 Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh THA
Một chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có 2% muối, nước uống có 1%
muối) ở những người ăn mặn, khả năng lọc của thận tăng và cũng tăng tái
hấp thu nước, làm thể tích máu tăng. Khi ion natri ứ đọng nhiều trong các
sợi cơ trơn ở thành các tiểu động mạch sẽ làm tăng độ thấm của calci qua
các màng tế bào, dẫn đến tăng khả năng làm co các mạch máu, tăng sức cản
ngoại vi gây tăng huyết áp.
 Giảm chất điều hoà huyết áp: prostaglandin E2 và kallikrein ở thận
có chức năng sinh lý điều hoà huyết áp, hạ calci máu, tăng calci niệu. Khi

các chất này thiếu hoặc bị ức chế sẽ gây tăng huyết áp.
 Thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực: Thụ cảm thể áp lực ở
xoang động mạch cảnh thông qua vòng phản xạ thần kinh điều hoà huyết
áp, khi thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực xoang động mạch cảnh,
vòng phản xạ luôn được duy trì gây THA.
 Quá trình tự vữa xơ: Quá trình tự vữa xơ, làm giảm độ đàn hồi của
thành động mạch lớn gây THA, thường gặp ở người già có HATT cao
trong khi HATTr vẫn ở mức bình thường.
1.1.4.2. THA thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát: khi THA chỉ là một triệu chứng của những tổn
thương ở một cơ quan như thận, nội tiết, tim mạch, não… Điều trị nguyên nhân
huyết áp sẽ trở lại bình thường [9]. Nguyên nhân gây THA có thể là:
- Bệnh thận ở nhu mô thận: Cơ chế do thận liên quan đến thể tích lòng
mạch hoặc tăng hoạt động R.A.A, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết
hoặc kém thải trừ natri nên natri bị giữ lại làm THA [30].
- Do cường aldosteron và hội chứng Cushing: Hậu quả angiotensin II
kích thích làm tăng aldosteron gây giữ natri bằng cách kích thích sự trao đổi
natri và kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thể tích tuần hoàn gây THA
[10].
10

- Hẹp eo động mạch chủ: Trong hẹp eo động mạch chủ gây THA ở chi
trên trong khi lại hạ HA ở chi dưới, HA ở chi trên cao hơn HA ở chi dưới
≥ 30 mmHg [30].
- Các nguyên nhân khác: THA kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu
chi, tăng calci máu do cường tuyến cận giáp, u tuỷ thượng thận, phụ nữ có
thai, do dị dạng động mạch thận, sử dụng estrogen.
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA
Hiện nay y học đã chứng minh có một số YTNC gây nên bệnh THA.
Dưới đây là một số YTNC gây bệnh THA thường gặp.

* Đái tháo đường týp 2
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2
có THA kèm theo chiếm khoảng 71% [41].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Tô Văn Hải (2005) trên 400 bệnh
nhân ĐTĐ thì có 218 bệnh nhân có kèm theo THA (chiếm tỷ lệ 54,5%)
[15]. Cao Mỹ Phương và cộng sự (2005) thì tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có tăng
huyết áp kèm theo chiếm 55,56% [32].
* Rối loạn lipid máu
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần lipid ở trong máu.
Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa
động mạch và dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim
và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi
cũng chính là yếu tố gây THA.
* Hút thuốc lá, thuốc lào
Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất
nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp.
Vì vậy nếu không hút thuốc lá cũng là biện pháp phòng bệnh THA.


11

* Uống nhiều bia, rượu
Uống rượu, bia quá mức cũng là YTNC gây bệnh tim mạch nói chung và
bệnh THA nói riêng. Ngoài ra, uống rượu, bia quá mức còn gây bệnh xơ gan
và các tổn thương thần kinh nặng nề khác từ đó gián tiếp gây THA.
* Tuổi, giới
Tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh THA càng nhiều, do thành động
mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, vì thế
làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần.
* Thừa cân, béo phì

Cân nặng có quan hệ khá tương đồng với bệnh THA, người béo phì hay
người tăng cân theo tuổi cũng làm tăng nhanh huyết áp vì vậy chế độ làm
việc, ăn uống hợp lý và tập luyện thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng
cơ thể, đồng thời cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây
THA.
* Thói quen ăn mặn
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối (natri
chlorid) thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Người dân ở vùng biển
có tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn nhiều so với những người ở đồng bằng và
miền núi.
* Các yếu tố khác: Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu), ít vận động thể lực
(lối sống tĩnh tại), tiền sử gia đình có người bị THA
1.1.6. Các biến chứng thường gặp của THA
THA thường gây ra biến chứng ở các cơ quan như:
 Tim mạch
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính, cũng là nguyên nhân
tử vong cao nhất đối với THA [12]. THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to
ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy
tim.
12

Tăng huyết áp là yếu tố sinh vữa xơ động mạch, tạo điều kiện cho sự hình
thành vữa xơ động mạch.
 Mạch não
Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có
thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu
não thoáng qua hoặc bệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn
mửa, nhức đầu dữ dội [12].
 Thận
+ Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.

+ Xơ thận gây suy thận dần dần.
+ Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
+ Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ
renin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.
 Mắt
Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener
Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt [11]:
+ Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng
+ Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch
(dấu hiệu Salus Gunn)
+ Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai
thị
+ Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị
 Bệnh động mạch ngoại vi
Là các bệnh về mạch máu bên ngoài tim và não. Đó thường là chỗ hẹp
của các mạch máu dẫn máu đến chân, tay, dạ dày hoặc thận.


13

1.2. ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị
* Nguyên tắc chung [7]:
- THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ
hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu (HAMT) và giảm tối đa
“nguy cơ tim mạch”.
- “HAMT” cần đạt là < 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh
vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HAMT
cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt HAMT, cần tiếp tục duy trì

phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều
chỉnh kịp thời.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở BN đã có tổn thương cơ quan đích.
Không nên hạ HA quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu.
- Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp với đối tượng bệnh.
- Điều trị các yếu tố nguy cơ và bệnh mắc kèm (nếu có).
1.2.2. Điều trị cụ thể.
1.2.2.1. Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc.
Là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không,
phải tiến hành trước và song song với tất cả các phương pháp điều trị.
*Thay đổi lối sống [27]
Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi BN để ngăn
ngừa tiến triển và giảm được HA, giảm số thuốc cần dùng…
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
14

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), hạn chế uống rượu, bia, ngừng
hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột.
* Lợi ích của điều chỉnh lối sống
- Dự phòng THA
- Hạ HA có hiệu quả
- Giảm được số lần, liều dùng và tăng cường tác dụng của thuốc
- Giảm được YTNCTM (đặc biệt ở người ĐTĐ hay RLLPM )
Bảng 1.5 Kết quả điều chỉnh lối sống để điều trị THA (JNC 7-2003) [45].
Điều chỉnh Khuyến cáo HATT giảm

Giảm cân
Duy trì
BMI 18,5 - 24,9
Giảm 5 - 10 mmHg/10
kg cân nặng
Tuân thủ ăn
kiêng
để giảm
huyết áp
Ăn nhiều trái cây, rau
, giảm mỡ bão hoà
và mỡ toàn phần
8 - 14 mmHg
Giảm muối ăn
Giảm Natri trong khẩu phần ăn < 100 mEq/l
(2,4g Na hay 6g NaCl)
2 - 8 mmHg
Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực đều đặn như đi bộ
nhanh (ít nhất 30 phút/ngày vào
hầu hết
các ngày trong tuần)
4 - 9mmHg
Hạn chế số lượng
rượu tiêu thụ hàng
ngày
Uống không quá 2 ly rượu nhỏ mỗi
ngày
tương đương 30ml Ethanol

720 ml bia,
300 ml rượu hay 90 ml Whisky cho nam
giới. Với nữ giới& người nhẹ cân: liều
lượng rượu cần giảm chỉ còn một nửa.
2 - 4mmHg
15

1.2.2.2. Điều trị bằng thuốc tại tuyến cơ sở.
- Mục đích dùng thuốc là nhằm hạ HA, chỉ dùng thuốc điều trị THA
sau khi đã điều chỉnh lối sống nhưng không có hiệu quả hoặc trong một số
trường hợp đặc biệt. Có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp [7].
- Chọn thuốc khởi đầu:
+ THA độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu
thiazid liều thấp; ƯCMC; chẹn kênh calci loại tác dụng kéo dài; chẹn bêta
giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
+ THA từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh
calci, ƯCMC, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm).
+ Từng bước phối hợp các thuốc hạ HA cơ bản, bắt đầu từ liều thấp
như lợi tiểu thiazid (hydrochlorothiazid 12,5mg/ngày), chẹn kênh calci
dạng phóng thích chậm (nifedipin chậm (retard) 10-20mg/ngày), ƯCMC
(enalapril 5mg/ngày, perindopril 2,5-5 mg/ngày…)[7].
- Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo BN được
uống thuốc đúng, đủ và đều, đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám,
phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản
lý THA ở tuyến cơ sở
.

- Nếu chưa đạt HAMT: Chỉnh liều tối ưu hoặc bổ xung thêm một
loại thuốc khác cho đến khi đạt HAMT.
- Nếu vẫn không đạt HAMT hoặc có biến cố: Cần chuyển tuyến trên

hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch.

×