Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị động kinh tại bệnh viện tâm thần thái nguyên năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.73 KB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




PHAN THỊ KIM NGÂN


KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN
TÂM THẦN THÁI NGUYÊN NĂM 2010

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I










HÀ NỘI 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


PHAN THỊ KIM NGÂN




KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN
TÂM THẦN THÁI NGUYÊN NĂM 2010

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK 60.73.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thị Vui.
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội.
Thời gian thực hiện: 30/06/2012 đến 30/10/2012.




HÀ NỘI 2013

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
tới Tiến sĩ Đào Thị Vui, người thầy đã tận tình hướng dẫn để em có
thể hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới trường đại học Dược Hà Nội,
phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện để lớp CK1 chúng em được
học tập với những điều kiện thuận lợi nhất. Hơn thế nữa, những kiến
thức được các thầy cô truyền dạy trong quá trình học tập có ý nghĩa
rất lớn trong công việc hằng ngày của chúng em.
Dù đã được hướng dẫn tận tình và được tạo điều kiện về thời

gian, song do kiến thức có hạn, luận văn của em chắc chắn còn nhiều
sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để
luận văn này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cô
luôn mạnh khỏe để dìu dắt các thế hệ dược sĩ ngày hôm nay.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Động kinh là một trong những bệnh lý thần kinh mạn tính khá thường
gặp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ vài tuổi cho đến người cao tuổi,
nhưng động kinh thường khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi), [6]. Động kinh
nếu được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời và hợp lý thì người bệnh có
thể bình phục, hoà nhập tốt với xã hội và có cuộc sống ổn định.
Theo Liên hội Chống động kinh Quốc tế (ILAE: International League
Against Epilepsy) tỉ lệ mắc động kinh khoảng 0.5% dân số. Với tỉ lệ này,
động kinh luôn là mối quan tâm của ngành y tế nhiều nước, nhất là các nước
đang phát triển [10].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu dịch tễ động kinh được thực
hiện tại các tỉnh như Nguyễn Thuý Hường nghiên cứu tại Hà Tây[8], Nguyễn
Văn Doanh tại Bắc Ninh[3], Dương Huy Hoàng tại Thái Bình[5] Tại Thái
Nguyên, nghiên cứu của Ngô Quang Trúc và cộng sự (1999)[16] đưa ra tỉ lệ
hiện mắc động kinh là 1.7/1000. Sau đó 10 năm, năm 2009, nghiên cứu của
Trần Văn Tuấn tại Thái Nguyên[14] đưa ra tỉ lệ hiện mắc động kinh là
1.61/1000.
Vì là bệnh mạn tính nên động kinh được điều trị chủ yếu tại cộng đồng.
Từ năm 1999 tỉnh Thái nguyên đã triển khai đưa thuốc kháng động kinh về
tới trạm y tế xã, phường để cấp phát cho người bệnh động kinh thuộc diện

quản lý. Tuy nhiên, người bệnh động kinh vẫn phải đến điều trị tại bệnh viện
do không kiểm soát được cơn động kinh hoặc các cơn động kinh liên tục
(trạng thái động kinh). Tại Bệnh viện Tâm thần Thái nguyên, năm 2010 có
142 lượt người bệnh điều trị nội trú với chẩn đoán là động kinh và 100% được
điều trị bằng thuốc kháng động kinh.
Khi điều trị tại cộng đồng, người bệnh động kinh đang ở giai đoạn bệnh
ổn định, không có hoặc ít có biểu hiện lâm sàng. Thuốc được sử dụng ở giai
2

đoạn này theo phác đồ ổn định kéo dài. Còn khi điều trị tại bệnh viện, người
bệnh chủ yếu ở giai đoạn cấp tính, thuốc điều trị phải căn cứ vào từng trường
hợp người bệnh cụ thể. Đáp ứng của người bệnh với thuốc kháng động kinh
được sử dụng tại bệnh viện sẽ là cơ sở để thực hiện phác đồ điều trị tại cộng
đồng.
Vậy các thuốc kháng động kinh được sử dụng như thế nào trong bệnh
viện ? Vấn đề này chúng tôi thấy ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu, đa số các
nghiên cứu về động kinh được tiến hành tại cộng đồng, một vài nghiên cứu tại
bệnh viện là các nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng động kinh.
Để tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo
sát việc sử dụng thuốc điều trị động kinh tại bệnh viện Tâm thần Thái
Nguyên năm 2010 ” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm người bệnh động kinh điều trị tại bệnh viện Tâm
thần Thái Nguyên năm 2010.
2. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc điều trị động kinh tại bệnh viện Tâm
thần Thái Nguyên năm 2010.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐỘNG KINH:

1.1.1. Các định nghĩa[10]:
- Cơn co giật: Là biểu hiện lâm sàng của sự kích thích quá mức và
bất thường của một nhóm neuron trên vỏ não.
- Bệnh động kinh: Là các cơn co giật tái phát mà không có các yếu
tố khởi phát do các bệnh lý toàn thể hay thần kinh.
- Trạng thái động kinh: Là các cơn động kinh xuất hiện liên tiếp
nhau mà bệnh nhân không có khoảng tỉnh. Đây là một cấp cứu thường
gặp trong thần kinh.
1.1.2. Các nguyên nhân gây động kinh[7][11]:
Có nhiều nguyên nhân gây động kinh, tuỳ theo lứa tuổi:
- Ở trẻ sơ sinh: khoảng 1 % trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường
là động kinh triệu chứng (động kinh thứ phát), các nguyên nhân chính là:
Ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết,
hạ canxi huyết, hạ magie huyết, hạ natri huyết, thiếu hụt pyridoxin, nhiễm
khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn và các rối loạn chuyển
hoá khác.
- Trẻ em: Sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em. Các nguyên nhân
thường gặp là: liệt do tổn thương não, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương,
tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh
thoái hoá não, bệnh hệ thống, bệnh di truyền, chấn thương, không rõ nguyên
nhân…
- Người lớn: có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở
người lớn bao gồm cả nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như: động kinh
nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não, bệnh mạch máu não,
nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống,
4

bệnh bẩm sinh, nhiễm độc ( rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thuốc), bệnh rối
loạn chuyển hoá.

- Người già: ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung
thư di căn, các rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch não, teo não. Đặc biệt
cần quan tâm tới thiếu máu não cấp tính.
Bảng 1.1: Tóm tắt các nguyên nhân gây động kinh theo lứa tuổi
Lứa tuổi Nguyên nhân gây động kinh
Dưới 2 tuần tuổi
Ngạt sau đẻ
Chấn thương sau đẻ
Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Dị tật não
Tụ máu dưới màng cứng
Hạ calci máu
Hạ đường máu
Từ 2 tuần tuổi đến 4
tháng tuổi
Nhiễm khuẩn
Hạ calci máu
Dị tật não
Từ 4 tháng đến 2
tuổi
Co giật do sốt
Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Nguyên nhân mạch máu
Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
Hội chứng u thần kinh – da
Từ 2 tuổi đến 10
tuổi
Động kinh kịch phát vùng trung tâm thái dương
Động kinh di chứng của bệnh lý sơ sinh
Động kinh sau chấn thương

Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh
Hội chứng u thần kinh – da
5

Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Từ 10 tuổi đến 20
tuổi
Động kinh sau chấn thương
Động kinh di chứng của bệnh lý sơ sinh
Nhiễm khuẩn thần kinh trung ương
Dị dạng mạch máu
Từ 20 đến 40 tuổi
Động kinh sau chân thương
Động kinh do u não
Động kinh do rượu
Động kinh di chứng của bệnh lý sơ sinh
Dị dạng mạch máu
Từ 40 đến 60 tuổi
Động kinh do u não
Động kinh do rượu
Động kinh sau chân thương
Dị dạng mạch máu
Trên 60 tuổi
Dị dạng mạch máu
Động kinh do u não tiên phát và di căn
Động kinh kết hợp với sa sút trí tuệ và thoái hoá

- Một số nguyên nhân thường gặp:
+ Động kinh do chấn thương sọ não: Đây là nguyên nhân quan
trọng gây cơn động kinh. Khoảng 1/3 số người bị chấn thương sọ não có cơn

động kinh sau chấn thương. Sự xuất hiện của cơn động kinh sau chấn thương
sọ não phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn thương và vị trí não bị tổn
thương. Sau khi bị chấn thương sọ não 5 năm, khả năng bị động kinh là 0.7%
đối với chấn thương nhẹ, 1.2% đối với chấn thương trung bình và 10% đối
với chấn thương nặng. Nguy cơ bị động kinh cao nhất trong năm đầu tiên và
giảm dần trong các năm tiếp theo. So sánh với các chấn thương nhẹ, nguy cơ
6

bị động kinh sau chấn thương sọ não nặng cao hơn gấp 30 lần trong năm đầu
tiên và 8 lần sau 5 năm. Các chấn thương sọ não hở thường dễ gây động kinh
hơn các chấn thương sọ não kín.
+ Động kinh do u não: Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp
gây động kinh. Động kinh có thể chỉ xuất hiện khi bệnh cảnh lâm sàng của u
não đã rõ nhưng có khi cơn động kinh lại là biểu hiện đầu tiên của u não và có
thể là triệu chứng duy nhất kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm.
+ Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Tai biến mạch máu não là
nguyên nhân gây động kinh phổ biến đã được khẳng định ở người già. Sau
khi bị tai biến mạch máu não, thời gian xuất hiện các cơn động kinh có thể rất
khác nhau, trung bình là 2 năm. Tỷ lệ bị động kinh sau năm thứ nhất là 6% và
tăng lên đến 11% sau 5 năm và có sự khác biệt đáng kể giữa các loại tai biến
mạch máu não. Các dị dạng động - tĩnh mạch cũng rất hay gây động kinh. Tỷ
lệ động kinh ở những người bị dị dạng mạch máu não thay đổi theo các
nghiên cứu khác nhau, từ 17 đến 50%.
+ Động kinh do di chứng viêm não và viêm màng não: Đa số gặp ở
trẻ em. Trong tiền sử của bệnh nhân có viêm não, viêm màng não. Ngoài
động kinh ra bệnh nhân còn có những di chứng khác như thiểu năng tâm thần,
triệu chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não
+ Động kinh do có nang sán lợn ở não: là nguyên nhân thường gặp
của động kinh. Tỷ lệ những bệnh nhân bị kén sán não có động kinh vào
khoảng 54%.

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh cơn động kinh[7]:
Động kinh là một quá trình bệnh lý có nhiều nguyên nhân và nhiều yếu
tố bệnh sinh. Trong sự xuất hiện cơn động kinh người ta thấy có vai trò quan
trọng của 2 yếu tố: Yếu tố di truyền (thiên hướng mắc bệnh) và yếu tố gây
cơn ( các bệnh mắc phải). Hai yếu tố này kết hợp với nhau làm thay đổi tập
quán sinh hóa màng tế bào thần kinh và dẫn đến trạng thái tăng kích thích tế
7

bào. Trong thực tế chỉ có một số đám tế bào nhất định chịu ảnh hưởng của 2
yếu tố đó và chúng được gọi là những tế bào động kinh. Những tế bào này dễ
lâm vào tình trạng khử cực kịch phát (paroxysmale depolarisationshift =
PDS). Khi gặp những điều kiện thuận lợi PDS sẽ chuyển thành sự phóng điện
dạng cơn và gây diễn biến động kinh trên lâm sàng.
Những nghiên cứu gần đây đã nêu lên hai cơ chế chính gây phóng điện
kịch phát như sau:
- Do tăng khử cực của màng các tế bào thần kinh: khi các yếu tố bệnh
lý tác động đến các neuron thần kinh dẫn đến tăng K
+
ra ngoài tế bào, gây khử
cực các tế bào và các neuron phóng điện.
- Do giảm hoạt động của chất GABA: những nghiên cứu gần đây đã
xác định cơ chế ức chế giải phóng chất GABA(gama-amino-butyric- acid) là
cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây nên cơn động kinh. GABA có tác dụng lên tế
bào bia ( cơ quan nhận GABA
A
) ở vỏ não, tăng ngưỡng chịu kích thích của
các neuron vỏ não, đồng thời kiểm soát tính thấm của tế bào với Cl
-
, Na
+

, K
+
,
tăng phân cực màng tế bào. Các yếu tố làm giảm chất GABA hoặc làm ức
chế cơ quan nhận GABA
A
sẽ dẫn đến xuất hiện cơn động kinh
Yếu tố di truyền Yếu tố gây cơn
( Thiên hướng mắc bệnh) ( Các bệnh mắc phải)

Dẫn truyền sinh hóa thay đổi

Tăng kích thích neuron

Sự khử cực kịch phát

Diễn biến động kinh trên lâm sàng
Hình 1.1: Bệnh sinh của động kinh
8

1.1.4. Phân loại động kinh[11]:
Cho đến hiện nay, hai cách phân loại chính đang được Liên hội Quốc tế
Chống động kinh thống nhất áp dụng đó là Phân loại cơn động kinh (1981) và
Phân loại Hội chứng động kinh (1989). Trong khi phân loại theo cơn cho
phép người thầy thuốc chẩn đoán nhanh thể của cơn động kinh thì phân loại
hội chứng động kinh, tuy cần nhiều thời gian hơn, lại cho phép tiếp cận tốt
hơn nguyên nhân gây động kinh, qua đó giúp việc điều trị và tiên lượng được
chính xác hơn. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về một số hạn chế nhất định
nhưng hai bảng phân loại này vẫn luôn được coi là cơ sở để người thầy thuốc
chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh. Ngoài ra còn có bảng phân loại

theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế năm 1992 (ICD – 10) với các mã bệnh
cụ thể. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến phân loại động kinh
theo cơn là phân loại đang được áp dụng tại bệnh viện Tâm thần Thái
Nguyên.
1.1.4.1. Phân loại quốc tế các cơn động kinh (1981):
 Các cơn động kinh toàn thể:
- Các cơn vắng ý thức
+ Điển hình
+ Không điển hình
- Các cơn giật cơ
- Các cơn co giật
- Các cơn tăng trương lực
- Các cơn tăng trương lực - co giật
- Các cơn mất trương lực
 Các cơn động kinh cục bộ:
- Các cơn động kinh cục bộ đơn giản với những dấu hiệu
+ Vận động
+ Cảm giác thân thể hoặc giác quan
9

+ Thực vật
+ Tâm thần
- Các cơn động kinh cục bộ phức tạp
+ Khởi đầu cục bộ đơn giản tiếp theo là những rối loạn về ý thức
và/hoặc các động tác tự động.
+ Rối loạn ý thức ngay lúc bắt đầu có cơn, có hoặc không có động
tác tự động kèm theo.
- Các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hóa thứ phát
+ Các cơn động kinh cục bộ đơn giản toàn bộ hóa thứ phát
+ Các cơn cục bộ phức tạp toàn bộ hóa thứ phát

+ Các cơn cục bộ đơn giản tiến triển thành các cơn động kinh cục bộ
phức tạp sau đó toàn bộ hóa thứ phát.
 Các cơn động kinh không phân loại.
1.1.5 .Chẩn đoán[11]:
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định:
Chẩn đoán động kinh dựa vào hai cơ sở là lâm sàng và điện não.
- Về lâm sàng: dựa vào định nghĩa và đặc điểm các loại cơn động
kinh. Đặc điểm chung của các cơn động kinh là:
+ Cơn xuất hiện đột ngột
+ Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có hai cơn.
+ Các biểu hiện phù hợp với một loại cơn nhất định.
+ Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, cắn phải lưỡi, mất định hướng
có nhiều khả năng là cơn động kinh.
+ Cơn xuất hiện trong đêm thường là cơn động kinh
- Điện não: ghi trong cơn có sóng động kinh điển hình, ghi ngoài cơn
có thể không có sóng động kinh điển hình, có trường hợp điện não bình
thường. Hoạt động điện não trong cơn có đặc điểm chung là sóng chậm xuất
hiện thành nhịp hoặc các hoạt động kịch phát toàn bộ dưới dạng các nhọn-
10

sóng chậm và đa nhọn sóng. Hoạt động điện não ngoài cơn gồm có hoạt động
kịch phát toàn bộ với chủ yếu là các nhọn-sóng, đa nhọn-sóng và hoạt động
kịch phát cục bộ (khu trú) với chủ yếu là các nhọn, nhọn sóng, nhọn chậm
xuất hiện không thành nhịp. Hiện nay, tại bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên
chỉ ghi được điện não ngoài cơn động kinh.
1.1.5.2. Chẩn đoán nguyên nhân cơn động kinh:
Để xác định nguyên nhân các cơn động kinh căn cứ vào:
- Lâm sàng
- Các xét nghiệm đặc hiệu
- Chụp CT-Scaner hoặc MRI.

Chỉ chẩn đoán là động kinh vô căn khi:
- Là cơn động kinh toàn thể
- Không có triệu chứng thần kinh khu trú
- Các xét nghiệm âm tính, kể cả CT-Scaner hoàn toàn bình thường
1.1.6. Điều trị động kinh[11]:
Hiện nay, điều trị động kinh có hai phương pháp chủ yếu là sử dụng
thuốc kháng động kinh và phẫu thuật. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ
nghiên cứu phương pháp sử dụng thuốc kháng động kinh.
1.1.6.1. Nguyên tắc chung chọn thuốc kháng động kinh để điều trị:
- Thuốc phải kiểm soát được cơn (phù hợp với loại cơn và thể động
kinh), hạn chế tối đa tác dụng phụ nếu có, qua đó chất lượng cuộc sống của
người bệnh phải được cải thiện (không bị ảnh hưởng do động kinh gây ra
cũng như không bị phiền hà trong quá trình dùng thuốc). Liều sử dụng phải
dựa trên trọng lượng bệnh nhân.
- Khuyến khích dùng đơn trị liệu, nâng dần liều để đạt liều tối ưu (liều
thấp nhất có thể kiểm soát cơn). Nếu thuốc thứ nhất không tác dụng, tiếp tục
dùng đơn trị liệu bằng thuốc thứ hai. Khi thuốc thứ hai không có tác dụng có
thể dùng đa trị liệu. Khi phối hợp thuốc cần chú ý các tương tác thuốc có thể
11

xảy ra. Phối hợp một thuốc kháng động kinh cổ điển với một thuốc kháng
động kinh thế hệ mới sẽ hạn chế được thấp nhất sự tương tác này. Không phối
hợp quá ba thứ thuốc kháng động kinh thuộc các nhóm khác nhau trên cùng
một người bệnh.
- Không có công thức chung cho tất cả các bệnh nhân động kinh mà
tùy thuộc vào thể động kinh, kinh nghiệm của thầy thuốc, sự chấp nhận của
người bệnh (sự nhạy cảm đối với thuốc, hoàn cảnh kinh tế, thuốc có trên thị
trường…)
- Bệnh nhân phải được theo dõi thường xuyên để điều chỉnh liều
thuốc cho phù hợp và phát hiện sớm tác dụng không mong muốn của thuốc để

điều trị kịp thời.
- Không ngừng thuốc đột ngột, cần thận trọng khi quyết định ngừng
thuốc. Về nguyên tắc, chỉ nghĩ đến việc ngừng thuốc sau 2 năm liên tục
không có cơn trên lâm sàng và điện não đồ bình thường.
1.1.6.2. Chọn thuốc theo cơn động kinh:
- Động kinh tăng trương lực – co giật (cơn lớn): Tất cả các loại thuốc
kháng động kinh, trừ ethosuximid.
- Các cơn vắng ý thức: valproat, ethosuximid, lamotrigin.
- Các cơn giật cơ: valproat, phenobarbital, levetiracetam,
ethosuximid…
- Các cơn động kinh cục bộ: carbamazepin/oxcarbazepin, valproat,
phenytoin, topiramat, lamotrigin.
1.1.6.3. Chọn thuốc theo đặc điểm người bệnh:
- Tránh dùng các thuốc kháng động kinh có ảnh hưởng đến rối loạn
nhận thức cho các người bệnh chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi, trẻ
em đang độ tuổi phát triển tâm sinh lý, tuổi học đường, người làm công tác
khoa học hoặc điều khiển phương tiện giao thông…
12

- Các bệnh nhân có nhu cầu thẩm mỹ cần chú ý valproat có thể gây
tăng cân, phenytoin gây trứng cá.
- Một số thuốc có tỉ lệ gây dị ứng cao hơn các thuốc khác:
carbamazepin, lamotrigin, phenytoin.
- Phụ nữ có thai cần hạn chế tối đa liều kháng động kinh để đề phòng
một tỉ lệ dị dạng bào thai.
- Một số thuốc dùng lâu có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa gây loãng
xương, do vậy cần thận trong khi dùng cho người cao tuổi: phenytoin,
phenobarbital, carbamazepin.
- Thuốc hay gây triệu chứng tiêu hóa như ethosuximid.
- Đối với bệnh nhân động kinh phối hợp với một bệnh khác cần lưu

ý có những thuốc có tác dụng điều trị cả hai loại bệnh (valproat có thể có tác
dụng đối với migrain; carbamazepin, gabapentin, lamotrigin còn có tác dụng
chống đau thần kinh). Trái lại có những thuốc làm nặng thêm bệnh cùng tồn
tại với động kinh như vigabatrin, gabapentin, topiramat có thể làm tăng tỉ lệ
bệnh tâm thần.
Các hướng dẫn khi điều trị động kinh bằng thuốc kháng động kinh
(AED) được mô tả dưới dạng một sơ đồ như sau [20].










13


14


Chẩn đoán ĐK
Bắt đầu điều trị với 1 AED. Chọn AED theo cơn và tác dụng phụ
3: không còn cơn?
Không chịu được ADR?
Không chịu được ADR?

Giảm liều AED. Quay lại 3 Tăng liều AED. Quay lại 3

Chất lượng cuộc sống được cải thiện?
Giảm liều AED1, thêm AED 2
Đúng


Sai

Duy trì
điều trị
Tìm hiểu các
ảnh hưởng
4: không còn cơn?
Trên 2 năm không có cơn?
Xem xét việc
dừng thuốc
Quay lại 3
Xem xét loại bỏ AED1
Không chịu được TDP?

Loại bỏ AED ít hiệu quả
nhất, thêm AED thứ 2
Tăng liều AED2, kt
tương tác .Quay lại 4
Không còn cơn?
Tiếp tục hoặc
quay
lại 4
Xác định lại chẩn đoán
có thể phẫu thuật
hoặc dùng thuốc khác

Đúng Sai
Sai Đúng
Sai
Đúng
Yes
Sai
Đúng Sai
Đúng
Sai

Đúng
Sai
Hình 1.2: Hướng dẫn điều trị động kinh
13
15




























1.2. CÁC THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH ĐƯỢC SỬ DỤNG
1.2.1. Phenytoin[2]:
16

1.2.1.1. Dược động học:
- Phenytoin là một acid yếu, ít tan trong nước. Tiêm bắp thuốc có thể
gây kích ứng tại chỗ tiêm, hấp thu chậm và không hoàn toàn nên thuốc chủ
yếu dùng đường uống. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương đạt được sau
khi uống là 3-12 giờ. Thuốc phân phối đến khắp các mô. Liên kết với protein,
chủ yếu là albumin (90%). Nồng độ thuốc ở thần kinh trung ương tương
đương trong huyết tương. Phần lớn được chuyển hóa qua gan, thải qua mật và
thận dưới dạng không hoạt tính.
1.2.1.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
- Thuốc có tác dụng tốt với động kinh cục bộ và động kinh co cứng-giật
rung ( động kinh cơn lớn), không có tác dụng với động kinh cơn vắng.
- Trên thần kinh trung ương: không có tác dụng ức chế toàn bộ hệ thần
kinh trung ương. Liều độc gây kích thích.
- Với động kinh co cứng-giật rung, ở giai đoạn co cứng, phenytoin làm

giảm hoàn toàn, nhưng ở giai đoạn giật rung thì trái lại, có thể tăng lên và kéo
dài. Đây cũng là đặc điểm thường thấy ở những thuốc điều trị động kinh toàn
bộ thể co cứng-giật rung.
- Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống loạn nhịp tim.
- Cơ chế tác dụng: Ở liều điều trị, phenytoin làm ổn định màng tế bào
do làm chậm sự phục hồi của kênh Na
+
từ trạng thái không hoạt động trở về
trạng thái hoạt động. Liều cao (gấp 5-10 lần liều điều trị), phenytoin còn tác
dụng theo nhiều cơ chế khác như làm giảm tính tự động, tăng hoạt tính của
GABA…
1.2.1.3. Chỉ định trong động kinh:
- Động kinh cục bộ và động kinh co cứng-giật rung.

1.2.1.4. Tác dụng không mong muốn
17

- Rối loạn thần kinh: gây rung giật nhãn cầu, mất điều vận, song thị,
chóng mặt, lú lẫn, ảo giác
- Tăng sản lợi: thường gặp ở lứa tuổi đang phát triển.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau thượng vị, chán ăn.
- Rối loạn nội tiết: giảm giải phóng ADH, tăng glucose máu và xuất
hiện đường niệu (do ức chế bài tiết insulin). Giảm calci máu và gây chứng
nhuyễn xương.
- Rối loạn về máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và bất sản dòng hồng
cầu. Khắc phục bằng cách dùng kèm acid folic.
- Tác dụng không mong muốn khác: ban dạng sởi, hội chứng Stevens-
Johson, lupus ban đỏ hệ thống và hoại tử tế bào gan.
1.2.1.5. Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc

- Suy tim, suy gan, suy thận nặng
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
1.2.1.6. Tương tác thuốc:
- Chloramphenycol, dicumafol, disulfiram, isoniazid, cimetidin…làm
giảm chuyển hóa của phenytoin nên tăng nồng độ thuốc trong máu.
-Phenytoin còn làm tăng chuyển hóa của corticoid, làm giảm hiệu lực
của viên tránh thai đường uống.
- Khi phối hợp phenytoin với carbamazepin, phenytoin với theophylin
sẽ giảm tác dụng của nhau.
1.2.1.7. Liều dùng:
- Người lớn: 150 – 300mg/24h rồi tăng dần tới 600mg/24h. Tiêm chậm
tĩnh mạch 200 – 400mg.
- Trẻ em: 5 - 10mg/kg/24h.
- Chú ý: Ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn động kinh tái phát nặng,
Vì vậy, khi muốn ngừng điều trị phải giảm liều từ từ.
18

1.2.2. Phenobarbital[2]:
1.2.2.1. Dược động học:
- Phenobarbital hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, khi cần có thể tiêm tĩnh
mạch. Không tiêm dưới da và tiêm bắp vì gây đau và dễ hoại tử nơi tiêm. Sau
khi uống khoảng 60 phút xuất hiện tác dụng và duy trì được 8- 12 giờ.
Phenobarbital liên kết với protein huyết tương khoảng 50%, phân bố rộng vào
các mô, đặc biệt là não, qua được nhau thai và sữa mẹ. Chuyển hóa ở gan
bằng phản ứng hydroxyl hóa tạo chất chuyển hóa không có hoạt tính. Thải trừ
chủ yếu qua nước tiểu, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào pH nước tiểu (pH nước
tiểu giảm làm chậm thải trừ thuốc, tác dụng kéo dài và ngược lại).
1.2.2.2. Tác dụng chống động kinh và cơ chế:
- Nhiều barbiturat có tác dụng chống động kinh nhưng phenobarbital có
tác dụng mạnh nhất.

- Thuốc có tác dụng gây ngủ và có xu hướng làm rối loạn hành vi ở trẻ
em nên không được sử dụng như một thuốc điều trị đầu tay.
- Cơ chế: Tác dụng kháng động kinh của phenobarbital là thông qua
receptor GABA.
1.2.2.3. Chỉ định trong động kinh:
- Tương tự như phenytoin, phenobarbital có tác dụng với hầu hết các
loại động kinh, trừ động kinh cơn vắng.
1.2.2.4. Tác dụng không mong muốn và độc tính:
- Tác dụng không mong muốn: Thường liên quan tới tác dụng ức chế
thần kinh trung ương như buồn ngủ, ngủ gà, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất
điều hòa động tác, rung giật nhãn cầu. Có thể gặp tác dụng nghịch thường:
mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi. Các tác dụng không mong muốn
khác gồm: rối loạn chuyển hóa porphyrin, dị ứng (mẩn ngứa, viêm da, viêm
miệng…), giảm hồng cầu, thiếu máu do thiếu acid folic.
19

- Độc tính cấp: Thường gặp khi dùng liều cao gấp 5 - 10 lần liều bình
thường. Biểu hiện ngộ độc là ngủ sâu, mất phản xạ, hạ thân nhiệt, giãn đồng
tử, trụy tim mạch, trụy hô hấp, hôn mê có thể tử vong. Xử trí: Thải nhanh
thuốc ra khỏi cơ thể bằng các cách như gây nôn, uống than hoạt, truyền dung
dịch kiềm, thuốc lợi tiểu. Trợ hô hấp và tuần hoàn.
- Độc tính mạn (quen thuốc): Thường gặp khi dùng thuốc kéo dài. Khi
đã quen thuốc, nếu ngừng đột ngột sẽ gặp hội chứng cai thuốc: co giật, mê
sảng, mất ngủ, đau cơ khớp…
1.2.2.5. Chống chỉ định:
- Suy hô hấp
- Suy gan nặng
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
1.2.2.6. Tương tác thuốc:
- Phenobarbital là chất gây cảm ứng mạnh các enzym chuyển hóa thuốc

ở cytocrom P
450
, vì vậy làm giảm hoặc mất tác dụng của nhiều thuốc phối
hợp.
- Các thuốc sau đây khi dùng đồng thời với phenobarbital hoặc các
barbiturat khác sẽ bị giảm tác dụng: thuốc chống đông máu dẫn xuất
coumarin, sulphamid chống tiểu đường, thuốc chống trầm cảm ba vòng,
kháng sinh rifampicin, griseofulvin, các corticoid, viên uống tránh thai…
- Bản thân phenobarbital còn tự gây cảm ứng, vì vậy khi dùng lâu dài
tác dụng của chính nó cũng bị giảm.
- Ngược lại một số thuốc lại làm tăng tác dụng của phenobarbital như
phenylbutazol, thuốc an thần kinh và các thuốc ức chế thần kinh khác.
1.2.2.7. Liều dùng chống động kinh:
- Người lớn: 1-5mg/kg/24h
- Trẻ em: 3-5mg/kg/24h
- Sau đó điều chỉnh liều cho đạt hiệu quả mong muốn.
20

1.2.3. Acid valproic[2]:
1.2.3.1. Dược động học:
- Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong
huyết tương đạt được sau khi uống 1- 4h nhưng có thể bị chậm lại nếu dùng
cùng thức ăn. Thể tích phân bố là 0,2L/kg. Liên kết với protein huyết tương
khoảng 90%. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy tương đương trong huyết
tương. Thuốc chuyển hóa ở gan tạo 2 chất chuyển hóa là acid 2- propyl- 2-
pentenoic và acid 2- propyl- 4- pentenoic vẫn còn hoạt tính như chất mẹ. Thời
gian bán thải khoảng 15 giờ.
1.2.3.2.Tác dụng và cơ chế:
- Acid valproic có tác dụng đối với mọi loại động kinh: động kinh cục
bộ, động kinh toàn bộ thể co cứng – giật rung và tác dụng tốt với động kinh

cơn vắng.
- Thuốc dung nạp tốt, ít tác dụng không mong muốn, ít gây buồn ngủ
nên dùng tốt cho trẻ nhỏ.
- Cơ chế tác dụng: Acid valproic tác dụng theo nhiều cơ chế:
+ Kéo dài thời gian phục hồi của kênh Na
+
, do đó làm ổn định
màng tế bào.
+ Làm tăng hoạt tính của các enzym tổng hợp GABA và ức chế các
enzym làm mất hoạt tính GABA như GABA- transaminase.
+ Ức chế nhẹ kênh Ca
++
loại T tương tự ethosuximid.
1.2.3.3. Chỉ định:
- Điều trị các loại động kinh: động kinh cục bộ, động kinh cơn lớn,
động kinh múa giật và đặc biệt là động kinh cơn vắng.


1.2.3.4. Tác dụng không mong muốn:
21

- Có thể gặp rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh trung ương như
buồn ngủ, run cơ, mất điều vận Phản ứng dị ứng ngoài da như ban đỏ.
- Nghiêm trọng nhất là độc tính đối với gan, làm tăng enzym gan và
một số ít trường hợp có thể gây viêm gan kịch phát và gây tử vong.
- Thuốc cũng có thể gây quái thai và gây dị tật gai đôi.
1.2.3.5. Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc.
- Viêm gan cấp hay mạn tính.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

- Rối loạn chức năng tụy.
1.2.3.6. Tương tác thuốc:
- Acid valproic ức chế enzym chuyển hóa của phenobarbital,
carbamazepin và phenytoin, làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết
tương.
- Acid valproic dùng kết hợp với clonazepam làm tăng hiệu quả điều trị
động kinh cơn vắng nhưng cũng làm tăng độc tính của thuốc.
1.2.3.7. Liều dùng:
- Liều khởi đầu: 15mg/kg/24h. Sau tăng dần liều hằng tuần lên 5-
10mg/kg cho tới khi đạt hiệu quả.
- Liều duy trì trung bình: 60mg/kg/24h.
1.2.4. Benzodiazepin[2]:
Tuy phần lớn các benzodiazepin đều có tác dụng chống động kinh,
nhưng chỉ có một số thuốc được dùng trong lâm sàng là: clonazepam,
clorazepat, diazepam và lorazepam.


1.2.4.1. Dược động học:
22

- Các benzodiazepin hấp thu được cả qua đường uống và đường tiêm.
Sau khi uống 30 phút đến 6 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu, duy trì
tác dụng từ 6 – 20 giờ. Liên kết với protein huyết tương từ 70- 99%. Thuốc
phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau
thai và sữa mẹ. Các thuốc đều chuyển hóa ở gan bởi nhiều enzym tạo ra các
chất chuyển hóa còn hoạt tính và kéo dài hơn chất mẹ. Thải trừ chủ yếu qua
nước tiểu. Thời gian bán thải khác nhau từ 2- 3 giờ (triazolam) tới 50- 100 giờ
(prazepam, flurazepam). Tác dụng của thuốc kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, bệnh
nhân suy gan, suy thận.
1.2.4.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng chống động kinh:

- Thuốc có tác dụng với các cơn động kinh cơn nhỏ, động kinh trạng
thái
- Cơ chế: benzodiazepin làm tăng hoạt tính của receptor GABA
A
, qua
đó làm mở kênh Cl
-
dễ dàng và làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung
ương. Nồng độ cao thuốc tác dụng theo cùng cơ chế với phenytoin,
carbamazepin và acid valproic là ức chế sự phóng điện với tần suất cao của
các tế bào thần kinh trung ương thông qua việc ức chế hoạt động của kênh
Na
+
.
1.2.4.3. Chỉ định:
- Động kinh cơn nhỏ, động kinh trạng thái.
1.2.4.4. Chống chỉ định:
- Người bệnh suy hô hấp
- Nhược cơ
- Suy gan, thận nặng.
1.2.4.5. Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: buồn ngủ, chóng mặt, mất phối hợp vận động, lú lẫn,
hay quên.

×