Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện quân y 109 giai đoạn 2010 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.61 KB, 72 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
****************






VŨ HẢO VÂN



NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THU
ỐC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 109
GIAI ĐOẠN 2010-2012






LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I







HÀ NỘI - 2014



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
*****************




VŨ HẢO VÂN


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THU
ỐC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 109
GIAI ĐOẠN 2010-2012




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


CHUYÊN NGÀNH:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412


Người hướng dẫn khoa học
:
TS. VŨ THỊ THU HƯƠNG




Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Quân y 109
Thời gian thực hiện: 15/11/2013 đến 15/3/2014





HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám đốc, Phòng sau đại học cùng các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Vũ Thị Thu Hương, cô
đã trực tiếp hướng dẫn và dành nhiều công sức giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban kế
hoạch tổng hợp và khoa Dược- Bệnh viện Quân y 109- Quân khu II đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.


Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2014
Học viên



Vũ Hảo Vân









MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
1

Chương 1: TỔNG QUAN
………………………………………………… 3



1.1
Một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
3

1.1.1 Mô hình bệnh tật

3

1.1.2 Phác đồ điều trị 3

1.1.3 Danh mục thuốc

4


1.2 Hoạt động cung ứng thuốc
5

1.2.1 Lực chọn thuốc

5

1.2.2 Quản lý việc mua thuốc

6

1.2.3 Quản lý sử dụng thuốc……………………………………

8



1.3.

Nguyên tắc cung ứng thuốc
9

1.3.1. Thuận tiện 9

1.3.2. Đầy đủ kịp thời

9

1.3.3. Chất lượng thuốc đảm bảo ……………………………. 9

1.3.4. Giá cả hợp lý 9

1.3.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý…………………. 10

1.3.6. Kinh tế……………………………………………………. 10


1.4.

Thực trạng cung ứng thuốc hiện nay
………………………… 11

1.4.1. Tham khảo đề tài 11

1.4.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam …………………….


11

1.4.3. Thực trạng cung ứng sử dụng thuốc ở các bệnh viện ……. 13


1.5.

Một vài nét về bệnh viện Quân y 109
…………… 13

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Quân y 109 …

13

1.5.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện quân y 109…………… 14

1.5.3.
Chức năng nhiệm vụ của khoa Dược- Bệnh viện quân y 109
16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17


2.1.

Đối tượng nghiên cứu
……… … ……………………………… 17




2.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………. 17


2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………… ……………… 17


2.2.

Nội dung nghiên cứu
…………………………………… 17

2.2.1.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc
17
2.2.2. Nghiên cứu hoạt động lựa chọn thuốc 17

2.2.3. Nghiên cứu hoạt động mua sắm thuốc ………… 18

2.2.4 Giám sát sử dụng thuốc ……………………………… … 18


2.3.

Phương pháp nghiên cứu
………………………………………….

18

2.3.1

.
Phương pháp hồi cứu, phân tích số liệu…………………… 18

2.3.2. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu………. 18

2.3.3. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu……………… 19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
.……………… 20


3.1.

Nghiên cứu hoạt động lựa chọn thuốc
………… ….……… 20



3.1.1. Qui trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện …………. 20



3.1.2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện qua các năm 21


3.2.

Nghiên cứu hoạt động mua sắm thuốc
………………………… 32




3.2.1. Quy trình đấu thầu mua sắm thuốc ……………………… 32



3.2.2. Quy trình mua sắm thuốc…………… 33



3.2.3. Thủ tục thanh toán

35


3.3.

Giám sát sử dụng thuốc
………………………………………… 35



3.3.1. Hướng dẫn và theo dõi sử dụng thuốc tại bệnh viện ………

35



3.3.2. Giám sát việc thực hiện DMTBV thông qua Bệnh án 36




3.3.3. Giám sát việc thực hiện kê đơn, chỉ định thuốc…………… 37



3.3.4. Giám sát sử dụng thuốc nội trú 38



3.3.5. Theo dõi ADR 39



3.3.6. Hoạt động thông tin thuốc …………………………………

39


3.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc


40



3.4.1. Cơ cấu nhân lực ………………………………………… 40




3.4.2.
3.4.3.
Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật………… …
Chỉ tiêu và công suất sử dụng giường …………………….
43

44



3.4.4 Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú trong các năm 2010-
2012
45



3.4.5.
Tỷ lệ các đối tượng bệnh nhân qua các năm 2010-2012 …………
46




3.4.6. Kinh phí mua thuốc ………………………………………. 47



3.4.7 Chi phí thuốc trong toàn bộ chi phí của Bệnh viện …. 49




3.4.8 Chi phí thuốc cho từng đối tượng trong tổng chi phí của
từng năm……………………………………………

49



3.4.9 Chi phí của một số nhóm thuốc chính qua các năm …… 50

BÀN LUẬN
………………………………

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
……………………………………………

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC










DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


ADR Adverse Drug Reaction
(Phản ứng có hại của thuốc)
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y tế
CT Chỉ thị
DMT Danh mục thuốc
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTCBCY Danh mục thuốc ch÷a bÖnh chủ yếu
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DSĐH Dược sỹ đại học
DSSĐH Dược sỹ sau đại học
DSTH Dược sỹ trung học
DT Dược tá
LS Lâm sàng
MHBT Mô hình bệnh tật
HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
TTY Thuốc thiết yếu
TCY Thuốc chủ yếu
WHO World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)





DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế dược

………………………………

12
Bảng 3.1. DMT bệnh viện phân theo nhóm tác dụng ………………. 21
Bảng 3.2. Số lượng và số tiền của 10 nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất 23
Bảng 3.3. Các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng- chống nhiễm khuẩn 24
Bảng 3.4. Các nhóm thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá…………… 26
Bảng 3.5. Thuốc hạ sốt- giảm đau- chống viêm không steroid…… 27
Bảng 3.6. Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp…………………………. 28
Bảng 3.7. Danh mục thuốc pha chế tại Khoa Dược qua các năm …… 30
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại qua các năm
………………
30
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc gốc và biệt dược 31
Bảng 3.10. Số lượng công ty tham gia đấu thầu thuốc………………….

33
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa Dược sĩ- Bác sĩ- y tá điều dưỡng- bệnh nhân


36
Bảng 3.12. Giám sát việc thực hiện DMTBV thông qua bệnh án …. 37

Bảng 3.13. Giám sát việc thực hiện kê đơn, chỉ định thuốc………… 37
Bảng 3.14. Giám sát sử dụng thuốc nội trú 38
Bảng 3.15. Số lượng báo cáo về ADR qua các năm

39
Bảng 3.16. Hoạt động thông tin thuốc…………………………………

40
Bảng 3.17. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Quân y 109 năm 2012
……
41
Bảng 3.18. Cơ cấu nhân lực của Khoa Dược Quân y 109………………

42
Bảng 3.19. Các bệnh thường gặp ở BV Quân y 109 trong các năm

43
Bảng 3.20. Công suất sử dụng giường bệnh………………………… 45
Bảng 3.21. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú…………………………. 46
Bảng 3.22. Tỷ lệ đối tượng bệnh nhân qua các năm………………… 46
Bảng 3.23. Các nguồn kinh phí mua thuốc của BV Quân y 109 qua các năm 47
Bảng 3.24. Chi phí thuốc trong tổng chi phí của bệnh viện qua các năm 49
Bảng 3.25. Kinh phí từng đối tượng qua các năm

49
Bảng 3.26. Tiền thuốc sử dụng của một số nhóm thuốc chính qua các năm

50


























DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Quân y 109………….……….

15

Hình 3.1.Quy trình xây dựng DMT tại Bệnh viện từ kết quả đấu thầu thuốc

20
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh số lượng thuốc điều trị KST - CNK…… 25
Hình 3.3. Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại qua các năm

31
Hình 3.4. Quy trình đấu thầu mua sắm thuốc BV Quân y 109 từ năm 2010- 2012 32
Hình 3.5. Quy trình mua sắm thuốc tại BV Quân y 109 33
Hình 3.6. Qui trình giao nhận thuốc tại BV Quân y 109………………. 34
Hình 3.7. Qui trình thanh toán thuốc tại BV Quân y 109……………… 35
Hình 3.8. Cơ cấu nhân lực Khoa Dược từ năm 2010- 2012………… 42
Hình 3.9. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược- BV Quân Y 109…………………

43
Hình 3.10. Công suất sử dụng giường bệnh qua các năm…………… 45
Hình 3.11. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú

46
Hình 3.12. Tỷ lệ số lượng bệnh nhân qua các năm…………………. 47
Hình 3.13. Các nguồn kinh phí mua thuốc của Bệnh viện Quân y 109 qua các năm … 48
Hình 3.14. Kinh phí của từng đối tượng qua các năm 50
Hình 3.15. Tiền thuốc sử dụng của một số nhóm thuốc chính qua các năm
51








1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, ngành Dược đã
không ngừng phát triển, nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng đưa vào sản xuất
thuốc. Nhiều loại thuốc có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng đã được
đưa ra thị trường. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp
cận với nhiều loại thuốc tốt, thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương,
đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Đúng với chính
sách quốc gia về thuốc của Việt Nam là “Cung cấp thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của toàn dân đầy đủ, kịp thời với các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt,
giá thành hợp lý. Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn, hiệu quả”.
Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, việc cung ứng thuốc cho bệnh viện cũng còn
một số bất cập và yếu kém, chưa thích ứng với sự phát triển của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Năng lực sản xuất và màng lưới cung ứng thuốc còn
cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, chất lượng nhiều loại thuốc
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị, giá thuốc chữa bệnh còn
cao so với thu nhập của nhân dân. Nhiều loại thuốc có tác dụng tương tự nhau đã
được đưa vào bệnh viện, gây khó khăn cho các bác sĩ để cập nhập thông tin và so
sánh tác dụng của các thuốc với nhau.
Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ra chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc “ Chấn
chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong các bệnh viện” và yêu cầu các bệnh
viện đều phải qua đấu thầu với mục đích: Hạ giá thành các loại thuốc, chọn lựa
được thuốc tốt, thuốc có chất lượng cao để phục vụ cho công tác khám và điều trị
cho bệnh nhân, giảm kinh phí mua thuốc cho các bệnh viện, tiết kiệm ngân sách và
giảm được mức chi trả viện phí của bệnh nhân .
Trong 3 năm qua, bệnh viện Quân y 109- Cục Hậu cần- Quân khu 2 đã thực
hiện tốt các chỉ thị của Cục Quân y, BYT về cung ứng thuốc cho bệnh viện. Song,
để làm tốt hơn nữa việc cung ứng thuốc cho bệnh viện bảo đảm chất lượng, có hiệu


2
quả, phù hợp với mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị của bệnh viện. Chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Quân Y
109 giai đoạn 2010-2012” với các mục tiêu sau:
1. Phân tích, đánh giá hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại Bệnh viện
Quân y 109 giai đoạn 2010- 2012.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng thuốc tại
Bệnh viện Quân y 109 giai đoạn 2010- 2012.
Từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc
nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý tại bệnh viện Quân y 109 trong giai đoạn tới.





















3
Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Mô hình bệnh tật
1.1.1.1. Khái niệm
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập
hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động những
yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thời
gian nhất định

[11].
1.1.1.2. ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình bệnh tật
+ Quản lý được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội
+ Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong cộng
đồng và xã hội để có chiến lược, sách lược, phòng chống và đối phó với bệnh tật.
+ Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng
thuốc đúng khoa học
+ Chủ động nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc
+ Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có thể thanh
toán được, những bệnh mới sẽ xuất hiện, dự đoán tương lai các bệnh tật. Nhờ đó
lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch đầu tư y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học y
dược, các kế hoạch chiến lược chung của ngành chủ động hợp lý và hiệu quả
[1],[3],[28].
1.1.2. Phác đồ điều trị
1.1.2.1. Khái niệm phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị là sự tổng kết và đúc kết kinh nghiệm của các nhà điều trị
trong bệnh viện, nó được làm cơ sở để điều trị từng loại bệnh cụ thể. Mỗi một loại
bệnh có thể có nhiều phác đồ điều trị khác nhau, song tất cả các phác đồ đó đều

phải được bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế.
* Hợp lý: Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.

4
* An toàn: Các chỉ định phải phù hợp với bệnh không gây tai biến, không
làm cho bệnh nặng thêm và không có tương tác thuốc.
* Kinh tế: Chi phí tiền thuốc ít nhất, tránh chi phí không cần thiết. Không
được cho thuốc đắt tiền mà hiệu quả điều trị cũng tương tự.
* Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để hậu quả xấu hoặc đạt được
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định. Tỷ lệ người bệnh được chữa
khỏi tính trên 100 người bệnh được điều trị [12],[21].
1.1.2.2. Chủ trương, chính sách của nhà nước
Ưu tiên thuốc thiết yếu, thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu, thuốc sản
xuất trong nước có chất lượng đảm bảo [16],[2],[5].
1.1.3. Danh mục thuốc
1.1.3.1. Danh mục thuốc thiết yếu
Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam đưa ra khái niệm DMTTY:
“DMTTY là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
đa số nhân dân. Những loại thuốc luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết,
chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý” [9]
* Ưu điểm của DMTTY
+ Có đầy đủ các chủng loại thuốc để đáp ứng điều trị các bệnh thông thường
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có điều kiện ưu tiên để dự trù, xuất nhập
khẩu, sản xuất kinh doanh, bảo quản để các loại thuốc có sẵn với số lượng thích
hợp, dạng thuốc phù hợp với trình độ của cán bộ y tế và dân trí ở địa phương.
+ Tên thuốc là tên gốc, tên thông dụng quốc tế, dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ
sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận.
+ Xác định nhu cầu thuốc một cách hợp lý.
+ Dễ thông tin và hướng dẫn cho cán bộ y tế.
+ Tạo điều kiện thuận cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý của

ngành [25].
1.1.3.2. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu

5
Là danh mục được xây dựng trên cơ sở DMTTY của Việt Nam và của Tổ chức
Y tế thế giới hiện hành.
Mục tiêu:
+ Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
+ Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh.
+ Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia BHYT.
+ Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ
BHYT.
DMTCBCY sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sử dụng cho
các bệnh viện (bao gồm cả Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ), phòng khám đa
khoa, các cơ sở y tế có bác sĩ.
Các cơ sở y tế không có bác sĩ, dùng theo bản hướng dẫn sử dụng DMTTY
hiện hành do BYT ban hành.
1.1.3.3. Danh mục thuốc Bệnh viện
DMT bệnh viện được xây dựng dựa trên DMTCBCY, MHBT và kinh phí của
bệnh viện.
DMT bệnh viện có khả năng cung ứng, có hiệu quả cao trong điều trị, dễ bảo
quản, ít tác dụng phụ, ưu tiên thuốc nội phù hợp với khả năng tài chính của bệnh
viện, phù hợp với điều kiện, trình độ kê đơn của các bác sĩ, giá thành điều trị thấp
hoặc chấp nhận được [16],[24].
1.1.3.4. Thuốc ngoài danh mục
Là các thuốc chuyên khoa do bệnh viện pha chế và phải đảm bảo chất lượng
theo qui định
1.2. Hoạt động cung ứng thuốc
1.2.1. Lựa chọn thuốc
Là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng. Các bước tiến

hành lựa chọn thuốc như sau:
1.2.1.1. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

6
Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng thuốc và điều trị, là công đoạn
đầu tiên trong quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện
Mỗi bệnh viện có một DMT khác nhau. Việc xây dựng được một DMT phù
hợp với nhu cầu và khả năng của bệnh viện, quyết định rất lớn đến chất lượng công
tác cung ứng thuốc của Khoa Dược bệnh viện.
Việc xây dựng DMT cần có sự phối hợp của các bác sĩ ở các khoa lâm sàng với
dược sĩ của Khoa Dược, tìm hiểu kĩ về sử dụng thuốc mới, cân nhắc loại bỏ thuốc
đã bị khuyến cáo,…
1.2.1.2. Xây dựng nhu cầu thuốc sử dụng
Thông thường, việc xác định nhu cầu về số lượng thuốc được dựa vào:
+ Tồn kho năm trước
+ Nhu cầu năm mới (năm nay hoặc năm sau)
+ Tình hình bệnh nhân
+ Một số kỹ thuật mới triển khai
+ Thảm hoạ (dự đoán)
Tuy nhiên, khi có sự thay đổi cơ chế cung ứng, thay đổi phác đồ điều trị…thì
việc xác định nhu cầu thuốc rất khó khăn.
1.2.2. Quản lý việc mua thuốc
1.2.2.1. Chọn hình thức mua
Theo quy định của Luật đấu thầu, thì tuỳ theo giá trị và đặc điểm của gói
thầu mà chọn một trong các hình thức mua sắm sau [19]
+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
+ Chào hàng cạnh tranh
+ Mua sắm trực tiếp
+ Chỉ định thầu

+ Tự sản xuất, pha chế tuỳ theo năng lực và điều kiện kỹ thuật cho phép.
1.2.2.2. Chọn nhà cung ứng

7
Sau khi lựa chọn hình thức mua sắm và được Cục Hậu cần- Quân khu 2 phê
duyệt kế hoạch mua sắm, bệnh viện phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà cung
ứng. Phân tích, đánh giá các nhà cung ứng về năng lực tài chính, nhân sự, sự tín
nhiệm trên thị trường, giá cả.
Sau khi ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bệnh viện công bố kết quả
đấu thầu để hai bên thương thảo và ký hợp đồng mua bán. Việc thương thảo cần tập
trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp
lệnh hợp đồng.
1.2.2.3. Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng
Khi đặt hàng, để xác định số lượng thuốc đặt hàng chính xác cần phải chú ý
đến các thông số sau [11]
+ Mức tối thiểu: Đó là lượng dự trữ tối thiểu cần phải có và phải chú ý đến sự
chậm trễ trong giao hàng và nhu cầu tăng đột biến. Theo qui định của Bộ y tế mức
dự trữ phải sử dụng được từ 2- 3 tháng.
+ Mức đặt hàng: Là số lượng sẽ mua trong kỳ và phải đặt hàng trước khi thiếu
thuốc, xác định thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận thuốc, nhu cầu mỗi thuốc
trong kỳ.
+ Mức tối đa: Số lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho.
Bên mua hàng phải giám sát đơn đặt hàng về số lượng thuốc, chủng loại thuốc,
chất lượng, giá cả, tiến độ giao hàng như đã qui định trong hợp đồng.
1.2.2.4. Nhận thuốc và kiểm nhập
Thông thường, hợp đồng mua bán đã qui định rõ địa điểm giao hàng (thường là
giao đến kho thuốc của Khoa Dược bệnh viện). Khi tiến hành nhận thuốc phải đối
chiếu hoá đơn, phiếu báo lô với lô hàng, phiếu kiểm nghiệm, tên thuốc, hàm lượng,
nguồn gốc, qui cách đóng gói, hạn dùng, giá và số lượng. Thuốc phải được đảm
bảo ở điều kiện theo đúng yêu cầu, kể cả trong thời gian vận chuyển. Phải lập biên

bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng qui chế.
1.2.2.5. Thanh toán

8
Thanh toán bằng chuyển khoản, séc hoặc tiền mặt theo đúng số lượng mua và
giá đã trúng thầu. Thời hạn thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký kết.
1.2.2.6. Thu thập thông tin về tiêu thụ
Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để chuẩn
bị cho kỳ mua thuốc tiếp theo.
1.2.3. Quản lý sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã đang và vẫn là vấn đề toàn cầu đáng
quan tâm. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20 tổ chức y tế thế giới đã nêu bật vấn
đề này và đưa ra các gợi ý, mang ý nghĩa chiến lược để từng bước khắc phục tình
trạng đó. Bên cạnh việc lựa chọn và phân phối thuốc đã có nhiều tiến bộ thì việc sử
dụng thuốc không an toàn, bất hợp lý tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng vẫn tồn
tại, thậm chí là ngày càng trầm trọng [25].
Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên hậu quả về kinh tế - xã hội rất nghiêm
trọng, nó làm tăng đáng kể chi phí và làm giảm chất lượng điều trị về chăm sóc y
tế, mặt khác nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ
thuộc quá mức vào thuốc.
+ Tác động lên chất lượng điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc không đúng có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm chất lượng chăm sóc người bệnh ảnh hưởng
xấu đến kết quả điều trị.
+ Tác động đến chi phí chăm sóc sức khỏe : Sử dụng quá nhiều thuốc kể cả
thuốc thiết yếu cũng gây tăng chi phí về thuốc. Kết quả là lãng phí nguồn lực tài
chính của bệnh nhân và của cả hệ thống chăm sóc y tế. Sử dụng thuốc không đủ
liều có thể làm tăng chi phí cho điều trị do kéo dài thời gian điều trị.
+ Tác động đến xã hội: Lạm dụng thuốc có tác động đến bệnh nhân làm cho họ
lệ thuộc vào thuốc, người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc trong mọi tình huống,
người bệnh có thể đòi hỏi thuốc tiêm không cần thiết bởi vì họ đã quen với việc

được chỉ định những thuốc này trước đó.

9
Vậy thế nào là sử dụng thuốc hợp lý: Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả
sử dụng, nâng cao độ an toàn và bảo đảm tính kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá
thể bệnh nhân. Tính hợp lý cần phải cân nhắc sao cho chỉ số hiệu quả trên rủi ro và
hiệu quả/ kinh tế đạt cao nhất [3].
1.3. Nguyên tắc cung ứng thuốc
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 nguyên tắc để hướng dẫn giám sát và
đánh giá việc cung ứng thuốc ở bệnh viện như sau:
1.3.1. Thuận tiện
- Thời gian từ khi người bệnh ngoại trú đến nơi cấp thuốc, khi nhận được
thuốc trong vòng 30 phút.
- Thời gian từ khi Khoa Dược nhận được yêu cầu cấp phát thuốc đến khi
thuốc được đưa đến khoa lâm sàng từ 1- 2 giờ.
1.3.2. Đầy đủ, kịp thời
- DMT bệnh viện phải có số lượng và chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu
điều trị phù hợp với MHBT, kinh phí, trình độ chuyên môn, trang thiết bị của bệnh
viện.
- Xây dựng cơ số thuốc tồn kho hợp lý, đảm bảo lượng thuốc đáp ứng nhu
cầu điều trị, có thuốc cùng loại để thay thế.
1.3.3. Chất lượng thuốc đảm bảo
- Các thuốc phải bảo đảm chất lượng và thuốc được phép lưu hành do Bộ y
tế cấp đăng ký.
- Không có thuốc chưa có số đăng ký hoặc chưa được phép nhập, chưa được
sản xuất.
- Không có thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
- Không có thuốc quá hạn dùng.
- Thuốc phải được đóng gói, bảo quản đúng theo qui định.
1.3.4. Giá cả hợp lý

Có bảng công khai giá thuốc cho bệnh nhân
10
- Ưu tiên các thuốc sản xuất trong nước và thuốc mang tên gốc
- Không được tự ý tăng giá khi nhu cầu tăng
- Có đủ các loại thuốc cùng chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau. Thuốc sản
xuất trong nước, thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược, thuốc mang tên gốc phải phù
hợp với khả năng tài chính của người mua.
1.3.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý
- Người cấp thuốc phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trung cấp trở lên
(ở kho cấp phát lẻ ngoại trú và nội trú).
- Có đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện do dược sĩ phụ trách.
- Người cấp thuốc phải hướng dẫn tận tình cho bệnh nhân về cách sử dụng
thuốc hợp lý- an toàn.
- Các chỉ tiêu đánh giá kê đơn thuốc hợp lý an toàn.
Chỉ số kê đơn Trị số tối ưu
* Số lượng thuốc trung bình 1 đơn 1.5
* Tỷ lệ % đơn thuốc có 1 kháng sinh 20- 30%
* Tỷ lệ % đơn thuốc có 1 thuốc tiêm 20%
- Xây dựng được mối quan hệ giữa Dược sĩ- Bác sĩ- Y tá điều dưỡng- Người
bệnh.
- Thông tin kịp thời các loại mới, thuốc không đảm bảo chất lượng, thuốc hết
số đăng ký tới hội đồng thuốc và điều trị.
- Kê đơn thuốc đúng với bệnh tật, không có thuốc tương tác với nhau, ghi rõ số
lượng, hàm lượng của từng loại thuốc.
- Thực hiện tốt qui chế thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện và các qui chế
chuyên môn khác [14],[15].
- Tổ chức tốt việc theo dõi các phản ứng có hại của thuốc.
1.3.6. Kinh tế
- Giá thuốc, giá thành điều trị phải phù hợp với khả năng chi trả của người
bệnh.

11
- Đảm bảo đủ lợi ích điều trị và chi phí thấp hợp lý với toàn dân và người
bệnh.
- Tiết kiệm chi phí cho người bệnh [12].
1.4. Thực trạng cung ứng thuốc hiện nay
1.4.1. Tham khảo một số đề tài
Tham khảo đề tài “Hoạt động cung ứng thuốc tại viện huyết học truyền
máu trung ương giai đoạn 2004- 2008”, cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại nhiều
hơn thuốc nội, tỷ lệ của hai loại thuốc này hàng năm thay đổi và không có quy
luật.[26]. Tỷ lệ thuốc ngoại từ năm 2004 đến năm 2008 nằm trong khoảng từ 74%
đến 80%.
Các bệnh viện tuyến trung ương do nhu cầu điều trị cao và máy móc hiện
đại, mô hình bệnh tật phong phú, nhiều bệnh hiểm nghèo, cơ cấu nhân lực dồi dào,
cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu nên tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại cao hơn thuốc
nội.
Tham khảo đề tài “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2007”, cho thấy tỷ lệ thuốc ngoại, thuốc nội
gần tương đương nhau, tỷ lệ thuốc ngoại từ năm 2005 đến năm 2007 từ 48% đến
58% [22].
Các bệnh viện tuyến tình mô hình bệnh tật tuy phong phú nhưng do trang
thiết bị còn thiếu, chưa hiện đại, những chuyên khoa sâu còn hạn chế. Tình trạng sử
dụng thuốc nội và thuốc ngoại chênh lệch không đáng kể. Bệnh viện có ý thức chấp
hành chủ trương của Bộ y tế về tăng cường sử dụng thuốc nội.
1.4.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm
sóc sức khoẻ nhân dân. Bức tranh bệnh tật của nhân dân ta trong nhiều thập niên
vừa qua đã có những thay đổi quan trọng theo hướng tích cực, trong đó có sự đóng
góp xứng đáng của ngành dược thông qua việc sản xuất và cung ứng dược phẩm
12
phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mạng lưới cung ứng thuốc rộng

khắp đã đưa thuốc đến mọi tầng lớp nhân dân, đã đảm bảo tốt nhu cầu về thuốc
chữa bệnh, cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu thuốc triền miên trước năm
1990 [17]. Tiền thuốc được tiêu thụ tăng mạnh qua từng năm.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế dược [20]
Đơn vị tính: USD
Năm
Tổng giá trị
tiền thuốc
Trị giá thuốc
trong nước
Trị giá thuốc
nhập khẩu
Tiền thuốc bình
quân đầu người
2001 472.356 170.39 417.361 6.0
2002 525.807 200.29 475.128 6.7
2003 608.699 241.87 451.352 7.6
2004 707.535 305.95 600.995 8.6
2005 817.396 395.157 650.180 9.85
2006 956.353 475.403 710.000 11.23
2007 1.136.353 600.630 810.711 13.39
2008 1.425.657 715.435 923.288 16.45
2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19.77

Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 10 lần trong
vòng 10 năm từ 1990 đến 1999, nhưng vẫn thấp so với mức tiêu thụ chung của thế
giới (40 USD/ người/ năm) và của các nước đang phát triển (10 USD/ người/ năm).
Nguyên nhân gia tăng mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam là do
khả năng cung ứng thuốc ngày một tăng, có sự thay đổi cơ cấu thuốc và dạng bào
chế, thu nhập của người dân tăng lên.

Giữa các khu vực, các vùng ở Việt Nam cũng có sự chênh lệch lớn về mức độ
tiêu thụ thuốc bình quân đầu người. Điều này chủ yếu do sự khác biệt về mức thu
nhập giữa các địa bàn dân cư. Khu vực miền núi phía bắc mức độ tiêu thụ thuốc
bình quân đầu người là 0,5- 1,5 USD/ người/ năm. Trong khi đó, ở thành phố Hồ
Chí Minh là 17- 18 USD/người/năm. Trong những năm tới khi thu nhập của người
13
dân tăng lên thì mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam cũng sẽ tăng lên và
đạt xấp xỉ mức tiêu thụ của các nước đang phát triển nói chung. Thực tế đến năm
2009 đã 19,77 USD/người/năm (tăng 3,32USD so với năm 2008 và 13,77 USD so
với năm 2001). [20]
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam là mô hình bệnh tật đặc trưng của một nước đang
phát triển có khí hậu nhiệt đới (bệnh tiêu hoá, hô hấp, nhiễm trùng ). Các loại
thuốc được tiêu thụ chủ yếu là các loại kháng sinh, các loại vitamin và thuốc giảm
đau - hạ sốt - chống viêm. Các loại thuốc chữa bệnh tim mạch, tâm thần, ung thư
(hiện nay là các bệnh phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển) chiếm thị phần
nhỏ hơn, tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên trên thị trường [11]

1.4.3. Thực trạng cung ứng sử dụng thuốc ở các bệnh viện
Việt Nam là một nước mà bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm hàng đầu trong mô
hình bệnh tật [15], do đó thuốc kháng sinh được cung ứng nhiều. Việc sử dụng
thuốc kháng sinh chưa thật hợp lý. Bác sĩ kê đơn có nhiều loại thuốc trong một
đơn. Người bệnh tự sử dụng và sử dụng không đúng thuốc, không tuân theo đúng
hướng dẫn vẫn còn phổ biến.
Thuốc ngoại chiếm tỷ lệ lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn ngân sách
dành cho điều trị vốn còn rất hẹp của nhà nước, ảnh hưởng đến quỹ BHYT và làm
cho người nghèo gặp nhiều khó khăn khi đi khám chữa bệnh.
Hiện nay tại các bệnh viện, thuốc dùng cho người bệnh được mua từ nhiều
nguồn: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp liên doanh
với nước ngoài
Theo thống kê, trong tổng chi phí khám chữa bệnh từ quỹ BHYT, chi phí thuốc

chiếm tỷ lệ 50- 60% cho điều trị nội trú, 70- 90% cho điều trị ngoại trú [6]
1.5. Một vài nét về bệnh viện Quân y 109
1.5.1. Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Quân y 109
Bệnh viện Quân y 109 là bệnh viện tuyến cuối của Quân khu 2 với 200 giường
bệnh, trực thuộc Cục Hậu cần- Quân khu 2, có các nhiệm vụ và chức năng như sau:
14
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ đóng quân tại địa bàn
Quân khu 2 và sẵn sàng ứng cứu những thảm họa xảy ra trong địa bàn khu vực
đóng quân.
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh trong
và ngoài tỉnh để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Nghiên cứu khoa học: tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào trong chẩn đoán và điều trị.
- Quản lý tài chính trong bệnh viện.

1.5.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Quân y 109
Hiện nay Bệnh viện có 24 khoa ban được phân thành các phòng chức năng,
khối lâm sàng và cận lâm sàng. Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng.


15


















Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện Quân y 109
Ban giám đốc
Các phòng chức
năng
Khối lâm sàng
Khối
cận lâm sàng
Ban chính trị
Ban k
ế hoạch
tổng hợp
Ban Tài chính
Ban Hậu cần
Ban Hành
chính
Ban y tá điều
dưỡng
K chân
thương
Nội soi- tiêu hoá

Khoa Nhân dân

K Mắt
Khoa nội truyền
nhiễm
Khoa Đông y
Hóa nghiệm
Phòng khám
bệnh
Khoa Giải
phẫu bệnh
Khoa lí liệu
Khoa chẩn
đoán hình
ảnh
Khoa dược
Nội tim mạch
K Ngoại bụng
K. Tai - Mũi-
Họng
K.Răng -
Hàm- Mặt
K. Thần kinh
Khoa hồi sức
cp c
Phòng mổ
13

×