Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện đa khoa khu vực cam ranh tỉnh khánh hòa năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 76 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN VĂN LIÊN

PHÂN TÍCH CƠ CẤU THUỐC TIÊU THỤ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
CAM RANH – KHÁNH HÒA NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1










HÀ NỘI - 2013




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN VĂN LIÊN

PHÂN TÍCH CƠ CẤU THUỐC TIÊU THỤ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
CAM RANH – KHÁNH HÒA NĂM 2012


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1










HÀ NỘI - 2013





BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN VĂN LIÊN



PHÂN TÍCH CƠ CẤU THUỐC TIÊU THỤ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
CAM RANH – KHÁNH HÒA NĂM 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60.73.20



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện đề tài: Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01/2013 đến tháng 4/2013






HÀ NỘI – 2013



LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế dược
– Trường Đại học Dược Hà Nội, người Thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội
Phòng đào tạo sau đại học
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo của
trường Đại học dược Hà Nội đã cho tôi cơ hội được học tập, nâng cao, truyền
đạt những kiến thức và kỹ năng quý báu tại trường.
Xin cảm ơn Ban
Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, Ban giám đốc, các cán
bộ khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính – Bệnh
viện Đa khoa khu vực Cam
Ranh đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi có số
liệu để hoàn thành luận văn.
Xin giành lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và những người bạn
của tôi, những người đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận văn này.

Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu
đó.

Cam Ranh, ngày 30 tháng 8 năm 2013
Học viên

N
guyễn Văn Liên




MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Vài nét về thị trường thuốc 3
1.1.1. Thị trường thuốc trên thế giới 3
1.1.2. Thị trường thuốc tại Việt Nam 5
1.2. Vài nét về tình hình sử dụng thuốc 8
1.2.1. Tình hình chi tiêu thuốc 8
1.2.2. Tình hình tài chính cho thuốc tại Việt Nam 9
1.3. Sử dụng thuốc tại bệnh viện 10
1.3.1. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc nhập khẩu
của bệnh viện các tuyến

11
1.3.2. Tỷ lệ tiền m
ua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung

ương

11
1.3.3. Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành
phố

12
1.3.4. Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện huyện 12
1.3.5. Phân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tượng 12
1.3.6. Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
13
1.4. Vài nét về mô hình bệnh tật 14
1.4.1. Mô hình bệnh tật 14
1.4.2. Mô hình bệnh tật trên thế giới 15
1.4.3. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam 16
1.4.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện 16
1.5. Vài nét về bệnh viện Đa khoa Khu vực Cam Ranh 17
1.5.1. Vị trí địa lý 17
1.5.2. Cơ cấu nhân lực 17
1.5.3. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2012 18
1.5.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh
19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Phương thức thu thập số liệu 23
2.2.3. Phương thức phân tích và xử lý số liệu 23

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 28
3.1.1 Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc nhập khẩu từ các nước p
hát triển 29
3.1.2 Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc nhập khẩu từ các đang nước phát
triển

30
3.2 Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc theo thành phần 32
3.3 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân hạng A,B,C 33
3.3.1 Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý 33
3.4 Cơ cấu tiêu thụ thuốc tối cần, thiết yếu và không thiết yếu theo
phân hạng ABC

45
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Bàn về cơ cấu tiêu thụ thuốc theo một số chỉ ti
êu chung về nguồn
gốc, xuất xứ, tên gốc, tên biệt dược và theo thành phần

47
4.2. Bàn về cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân hạng A,B,C 48
4.3 Bàn về cơ cấu thuốc tối cần, thiết yếu và không thiết yếu trong
phân hạng ABC

52
KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 55

























DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Phân bố tiêu thụ thuốc tại các khu vực trên thế giới
năm 2009
4
Bảng 1.2
Số lượng các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm được
thể hiện

6
Bảng 1.3
Một số số liệu về hệ thống lưu thông, phâ
n phối thuốc
của Việt Nam
7
Bảng 1.4 Giá trị sản xuất thuốc trong nước, 2005-2010 8
Bảng 1.5
Tỷ lệ tiền m
ua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc
ngoại nhâp của bệnh viện các tuyến
11
Bảng 1.6
Tỷ lệ tiền m
ua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh
viện trung ương
11
Bảng 1.7
Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện
tỉnh/t
hành phố
12
Bảng 1.8
Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện
huyện
12
Bảng 1.9 Phân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tượng
13
Bảng 1.10 Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
14

Bảng 1.11 MHBT của các nước trên thế giới 15
Bảng 1.12 Biên chế cán bộ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh 18
Bảng 1.13 Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện năm 2012 18
Bảng 1.14
MHBT tại bệnh viện ĐKKV Cam Ranh từ năm 2006 –
2010
19
Bảng 1.15
Các nhóm bệnh chiếm ưu thế trong chương bệnh chiếm
ưu thế qua 5 năm từ năm 2006 – 2010
21
Bảng 3.16
Cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu
28
Bảng 3.17 Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhập khẩu từ các nước phát triển
29
Bảng 3.18
Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhập khẩu từ các nước đang phát
triển
30
Bảng 3.19 Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo thành phần
32
Bảng 3.20
Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo phân hạng ABC 33
Bảng 3.21
Cơ cấu tiêu thụ thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược

33
Bảng 3.22

Cơ cấu tiêu thụ thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn
35
Bảng 3.23 Cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh nhóm β – lactam 36
Bảng 3.24 Cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh nhóm quinolon 38
Bảng 3.25 Cơ cấu tiêu thụ thuốc kháng sinh nhóm macrolid 38
Bảng 3.26 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị tim mạch 39
Bảng 3.27 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp 40
Bảng 3.28 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị tim mạch khác 41
Bảng 3.29 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực 42
Bảng 3.30
Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm
42
Bảng 3.31 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc giảm đau 43
Bảng 3.32 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc chống thoái hóa khớp 44
Bảng 3.33 Cơ cấu tiêu thụ nhóm thuốc chống viêm 45
Bảng 3.34
Cơ cấu tiêu thụ thuốc tối cần, thiết yếu và không thiết
yếu theo phân hạng ABC
45
































CÁC CHỬ VIẾT TẮT
Chử viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
BD Biệt dược
BHYT Bảo hiểm y tế
BV bệnh viện
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CTCP Công ty cổ phần
ĐKKV Đa khoa khu vực

DMT Danh mục thuốc
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
GLP Good laboratory
practice
Thực hành kiểm nghiệm thuốc
tốt
GMP Good manufacturing
practice
Thực hành sản xuất thuốc tốt
GPP Good pharmacy
practice
Thực hành tốt nhà thuốc
GSP Good storage practice Thực hành bảo quản thuốc tốt
GTTT Giá trị tiêu thụ
IMS Health Intercontinental
maketing services
Health
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
đối với dược phẩm trên thế giới
KCB Khám chữa bệnh
KT-XH Kinh tế-xã hội
MHBT Mô hình bệnh tật
NK Nhập khẩu
SL Số lượng
SLMH Số lượng mặt hàng
SX Sản xuất
TCMR Tiêm chủng mở rộng

TCMRQG Tiêm chủng mở rộng quốc gia
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ Việt Nam đồng
WHO World Health
Organization
Tổ chức y tế thế giới

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng Ngành Dược Việt Nam phát
triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
Trong những năm qua, ngành dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và hết sức cơ
bản. Ngành dược đã cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân
dân, thuốc sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% thị phần dược phẩm.
Đặc biệt trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thà
nh công diễn đàn
“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hỗ trợ cho ngành dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng
thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc nguồn nhập khẩu từ nước ngoài
[3].
Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền ki
nh tế thị trường có sự định
hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được
pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và
cam kết hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn,
đang phải đối diện với những hạn chế do cả nguyê
n nhân chủ quan lẫn khách quan. Tại
các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cung ứng thuốc như: cung ứng
không đủ chủng loại thuốc, giá thuốc không kiểm soát được, việc sử dụng thuốc chưa

thực sự hợp lý, đặc biệt là tình trạng kê đơn không phải là thuốc thiết yếu mà là những
thuốc có tính thương mại cao …. và tình trạng lạm dụng khá
ng sinh, lạm dụng thuốc
trong kê đơn thuốc vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội, gây
khó khăn cho bộ phận nhân dân lao động có thu nhập thấp. Trước tình trạng đó Bộ Y tế
đã ban hành nhiều văn bản để chấn chỉnh và đặc biệt là Thông tư số 23/2011/TT-BYT
ngày 10/6/2011 về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Với Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh trước đây là Trung tâm Y tế Cam
Ranh, bao gồm Bệnh viện Cam Ranh, Đội Y tế Dự phòng, Đội Sức khỏe sinh sản, 04
Phòng khá
m Đa khoa khu vực và 27 Trạm Y tế xã phường. Trung tâm Y tế Cam Ranh

1
lúc đó làm hai nhiệm vụ là phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân Thị xã Cam Ranh.
Đến cuối năm 2010 Trung tâm Y tế Cam Ranh được tách ra thành Bệnh viện Đa khoa
khu vực Cam Ranh và Trung tâm Y tế Thành phố Cam Ranh. Việc tách Bệnh viện Đa
khoa khu vực Cam Ranh ra khỏi Trung tâm Y tế Cam Ranh có nhiều lý do về mặt hành
chính nhưng cơ bản là để phát triển chuyên môn, tập trung làm tốt nhiệm vụ khám chữa
bệnh cho nhân dân và đến tháng 8/2011 được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ký quyết
định thăng hạng cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh từ hạng III lên hạng II trực
thuộc Sở Y tế Khánh Hòa. Hiện nay bệnh viện có quy m
ô 255 giường bệnh theo chỉ tiêu,
bao gồm có 14 khoa và 05 phòng chức năng. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho
nhân dân trong toàn thành phố Cam Ranh và các huyện lân cận bao gồm huyện Khánh
Sơn và Cam Lâm.
Từ những thực tế và yêu cầu cấp thiết nêu trên, để thấy rõ tình hình, nhu cầu thuốc
tiêu thụ tại bệnh viện và từ đó kiến nghị những vấn đề cần thiết, góp phần nâng cao và
thực hiện tốt hơn c
ông tác khám chữa bệnh, đáp ứng ngang tầm sự phát triển của bệnh
viện, đề tài:

“Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hòa năm 2012” được thực hiện với mục tiêu:
Xác định cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa k
hoa khu vực Cam Ranh năm
2012 theo một số chỉ tiêu, từ đó chỉ ra một số thuốc chưa hợp lý trong danh mục thuốc
bệnh viện.









2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về thị trường thuốc
1.1.1. Thị trường thuốc trên thế giới
Tốc độ tăng trưởng về tiêu dùng đối với sản phẩm thuốc sẽ tăng chậm đáng kể
trong vòng 4 năm tới do một khối lượng lớn thuốc chi phí thấp sẽ đưa vào các nhà thuốc
tại Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển, cùng việc tăng chậm trong chi tiêu của các quốc
gia này cho các loại thuốc có thương hiệu mà các quốc gia này sử dụng.
Điều này được cho là tin tốt đối với bệnh nhân và người thuê mướn la
o động, công
đoàn lao động và các chương trình chăm sóc sức khỏe được trợ cấp từ chính phủ, do
không phải lo lắng về chi phí đối với thuốc.
Trong cùng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, công nghiệp dược phẩm sẽ tăng
doanh thu tại các thị trường mới nổi bao gồm

Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, theo một báo
cáo từ IMS Health (tổng hợp và phân tích dữ liệu đối với dược phẩm trên thế giới).
Báo cáo dự đoán mới nhất về doanh số bán thuốc và khuynh hướng chi tiêu sẽ tăng
từ khoảng 956 tỉ USD trong năm 2011 đến dưới 1200 tỉ USD trong năm 2016, căn cứ
theo giá bán sĩ đã được báo cáo. Tuy nhiên IMS ước tính kế hoạch giảm giá mà các hãng
thuốc sử dụng đối với chương trình thuốc trợ giá của chính quyền và các hãng thương

mại, một chiến lược kinh doanh của họ, sẽ giảm bớt chi tiêu thực – giảm 15% [22].
Doanh số bán thuốc trên thế giới tăng với tốc độ 9-10% mỗi năm và cứ sau một
thập kỷ, giá trị sản lượng thuốc lại tăng gấp 2 đến 2,5 lần. Tính đến năm 2008, doanh số
bán thuốc đạt 773 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với năm
2003.Tuy nhiên phân bố tiêu thụ
thuốc lại khác nhau tại các khu vực:







3
Bảng 1.1: Phân bố tiêu thụ thuốc tại các khu vực trên thế giới năm 2009
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: IMS Health Market
Năm 2009
Các Khu vực
Tăng trưởng
năm 2008 (%)
Doanh số Tỷ lệ %
Tăng trưởng

so với 2008 %
Bắc Mĩ
1,9 323,8 38.67 5,5
Châu Âu
7,0 263,9 31,52 4,8
Châu Á, châu Đại
dương, Châu Phi
15,0 106,6 12,73 15,9
Nhật Bản
2,1 95,0 11,35 7,6
Mĩ La tinh
12,7 47,9 5,73 10,6
Thế giới 5,5 837,3 100 7,0

Sản lượng thuốc trên thế giới ngày càng tăng nhưng có một thực tế đáng quan tâm
là sự phân bố tiêu dùng rất chênh lệch giữa các nước đang phát triển và các nước phát
triển. Thị trường dược ở một số thị trường chủ chốt như châu Âu và châu Mỹ đang có
dấu hiệu bão hòa, một phần do dân số các nước nà
y đã ổn định và các loại thuốc quan
trọng bắt đầu hết hạn sáng chế. Ngược lại, ngành công nghiệp dược của các nước châu Á,
Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh… vẫn còn tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời
gian tới. Đây là các nước phát triển loại thuốc generic, dân số đông, thu nhập trên mỗi
đầu người không ngừng được cải thiện [17].
Trong báo cáo năm
2011 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình chi tiêu cho
thuốc trên toàn thế giới có nêu:
Chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2005/2006 dao
động trong khoảng từ 7,61 USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước
có thu nhập cao. Không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho dược
phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội.


4
So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình;
16% dân số sống ở các nước có mức thu nhập cao trên thế giới, riêng nhóm dân số
này đã chiếm hơn 78% chi phí sử dụng thuốc trên toàn cầu;
Tổng chi tiêu dược phẩm (Total Pharmaceutical Expenditure – TPE) chiếm 1,41%
đến 1,63% tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) theo các nhóm thu
nhập và các khu vực khác nhau, tuy nhiên có sự biến động đáng kể giữa các quốc gia từ
mức 0,2% đến 3,8% GD
P;
TPE liên quan chặt chẽ đến cả tổng chi cho y tế (Total Health Expenditures – THE),
và GDP. Tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi cho y tế lớn hơn ở những nước có thu nhập bình
quân đầu người thấp. Trung bình 24,9% tổng chi y tế dành cho thuốc, với mức dao động
từ 7,7% đến 67,6%;
Từ năm 1995 trở lại đây, ở tất cả các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp và trung
bình, chi phí sử dụng thuốc ở khối tư nhân đều tăng lên;
TP
E được xác định thông qua giá cả và số lượng của các loại dược phẩm tiêu thụ. Ở
các quốc gia có mặt bằng giá thuốc thấp và tổng chi phí sử dụng thuốc đầu người cao thì
việc sử dụng thuốc hợp lý là một giải pháp trọng tâm để kiểm soát TPE và sự tăng trưởng
của nó. Việc xây dựng thêm các chính sách về kiểm soát giá thuốc là cần thiết nhằm đảm
bảo sự cô
ng bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc [19].
1.1.2. Thị trường thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam các hoạt động sản xuất, ki
nh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong
thời gian qua đều biến đổi theo chiều hướng tích cực so với các năm trước. Nhìn chung thị
trường dược phẩm đã đi vào ổn định, bảo đảm tốt việc cung cấp đủ thuốc có chất lượng
cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng khan hiếm th

uốc, đầu cơ, tăng
giá đột biến đã được kiểm soát và hầu như không xảy ra trên toàn quốc.
Các cơ sở đạt GMP đã thực sự cố gắng vươn lên, cải tạo nhà xưởng cũ hoặc x
ây
dựng nhà máy mới đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn GMP và tiếp tục đầu tư, nâng cấp duy trì
theo tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt các công ty, xí nghiệp ở các tỉnh phí
a Nam đã tích cực huy

5
động mọi nguồn vốn như vốn tự có, vốn ưu đãi với sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân địa
phương, đã cải tạo xây dựng và mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu GMP.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam ngày càng tương đối đa dạng về dạng bà
o chế như:
Thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh, thuốc tiêm bột đông khô và các
nhóm thuốc khác [6].
Bảng 1.2. Số lượng các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm được thể hiện
Năm 2000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 89 98 105 114
GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 88 98 104 113
GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 106 126 137 158
(Nguồn: Cục Quản lý dược)[6]
Đánh giá về thực trạng sản xuất vắc xin, sinh phẩm y
tế:
Hiện nay,
Việt Nam đã có 8 đơn vị tham gia sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế và đã
sản xuất được cả 3 loại theo phân loại vắc xin trên của WHO, trong đó có 04 cơ sở có dây
chuyền đạt GMP, doanh thu sản xuất của vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất tại Việt Nam
năm 2009 là: 130 tỉ VNĐ.
Các vắc xin sử dụng trong C

hương trình TCMR là sản xuất tại Việt Nam, bao
gồm: vắc xin bạch hầu, ho gà , uốn ván, bại liệt uống, sởi, thương hàn, viêm gan B, lao,
viêm não Nhật Bản, tả. Trong thời gian tới, Chương trình TCMRQG đang nghiên cứu sẽ
đưa thêm một số vắc xin vào chương trình như: vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn
ván, viêm gan B, Hib), HPV (ung thư cổ tử cung) [6].









6
Bảng 1.3. Một số số liệu về hệ thống lưu thông, phân phối thuốc của Việt Nam
Loại hình
2007 2008 2009 2010 2011
Số doanh nghiệp trong nước
(Công ty TNHH, CTCP,
DNTN, DNNN)
1.330 1.336 1.676 2.318 2.278
Số doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (đã triển
khai hoạt động)
22 37 39 (26) 39 (26)
39
(32)
Chi nhánh công ty tại các tỉnh 164 160 320 446 502
Tổng số khoa dược và các

trạm chuyên khoa
977 1.012 1.099 1.213 1.213
Tổng số quầy bán lẻ 39.016 39,172 41.849 43.629 40.573
Tổng số nhà thuốc 9.066 11.629 10.250 10.533
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các Sở Y tế [6]
Theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2011, hệ thống sản xuất, cung ứng thuốc đã
đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu cho nhu cầu CSSK của nhân dân. Sản xuất trong
nước tăng, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu về thuốc (Bảng 1.4). Tuy nhiên mức tăng tính
theo tỉ lệ của những năm gần đây giảm đi so với những năm trước và tỉ lệ đáp ứng nhu
cầu cũng giảm
chút ít. Vì vậy nhà nước ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ sản xuất
thuốc trong nước.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất thuốc trong nước, 2005-2010
Năm
Giá trị sản xuất trong
nước (1000 USD)
Tỉ lệ tăng so với năm
trước
Đáp ứng nhu
cầu về thuốc
2005 395.157
2006 475.403 20%
2007 600.630 26%
2008 725.435 19% 50,2%
2009 831.205 16% 49%
2010 919.039 11% 48%
Nguồn: Cục quản lý Dược [4]

7
1.2. Vài nét về tình hình sử dụng thuốc

1.2.1. Tình hình chi tiêu thuốc
Trong hai mươi năm qua, mức tiêu dùng thuốc bình quân/đầu người ở Việt Nam
tăng trưởng vượt bậc. Năm 1990, mức tiêu dùng thuốc chỉ đạt 0,5 USD/người/ năm chủ
yếu dựa trên nguồn viện trợ của Liên Xô (cũ) và khối SEV (30 triệu rúp chuyển
đổi/năm). Thời kỳ đó, Việt Nam thuộc nhóm các nước tiêu thụ thuốc thấp nhất thế giới.
Năm 2010 Việt nam đã có mức tiêu thụ thuốc bình quân trên đầu người đạt 22,25
USD, tăng hơn 40 lần trong 2 thập kỷ nhưng vẫn c
òn ở mức thấp so với thế giới. Năm
2009, mức tiêu dùng thuốc bình quân trên thế giới là 100 USD người/năm. Dự báo năm
2015, mức tiêu dùng thuốc bình quân trên đầu người ở Việt Nam đạt gần 40 USD. Các
cơ sở kinh doanh dược phẩm và cơ sở bán lẻ thuốc phát triển mạnh đặc biệt
trong khu
vực kinh tế tư nhân.
Báo cáo tổng kết công tác y tế năm
2012 của Bộ Y tế có đánh giá: Tổng giá trị tiền
thuốc ước tính sử dụng năm 2012 là 2600 triệu USD, tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị
thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 1200 triệu USD, tăng 5,26% so
với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1750 triệu USD và bình quân tiền
thuốc đầu người là 29,
5 USD [3].
1.2.
2. Tình hình tài chính cho thuốc tại Việt Nam

Trong báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2011 của Bộ Y tế nói về tài chính cho
thuốc có nêu [4]: trong Nghị định 188/2007/NĐ-CP, Bộ Y tế có nhiệm vụ “Chủ trì, phối
hợp với các Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan quản lý nhà nước về giá thuốc,
sử dụng các biện pháp bình ổn giá trên thị trường”. Điều này mâu thuẩn với nhiệm vụ
khác của Bộ Y tế là thực hiện đại d
iện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước do mục đích chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tăng

cường lợi nhuận. Trong bối cảnh đó, rõ ràng việc kiểm soát giá thuốc là điều việc rất khó.
Chi phí thuốc trên đầu người năm 2010 là 22,25 USD tăng 12,5% so với năm 2009. Với
mục đích chăm sóc sức khỏe người dân, gia tăng chi phí thuốc không phải là chỉ số tốt,
mà có
thể là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong tiếp cận thuốc của người
bệnh, nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, đó lại là dấu hiệu tốt.

8
Chi phí thuốc cao có hai nguyên nhân: giá cao hoặc số lượng mua cao. Đối với
việc kiểm soát giá thuốc, năm vừa qua chưa có nhiều tiến bộ. Các đề xuất như xây dựng
chính sách phát triển sử dụng thuốc gốc (genegic), áp dụng biện pháp tham khảo giá
thuốc quốc tế và nội địa, giám sát và công khai giá bán lẻ, giá đấu thầu thuốc, quản lý
thặng dư số bán buôn thuốc tối đa, chống xung đột lợi ích, minh bạch hóa quá trình định
giá bán lẻ thuốc chưa đư
ợc quan tâm đúng mức, mặc dù Nghị định số 45/2005/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược đã được sửa đổi, mức phạt đã được tăng
cao. Tin học hóa việc giám định BHYT nhằm kiểm soát tốt hơn đơn thuốc tại bệnh viện
và thực hiện rộng rãi việc chi trả theo nhóm bệnh, theo định suất cũng chưa đư
ợc thực
hiện [6].
Năm 2011, thuốc sản xuất trong nước đạt tổng doanh thu xấp xỉ 1,2 tỷ USD,
chiếm lĩnh chưa đầy 50% thị trường nội địa. Theo dự báo, năm 2013 Việt Nam sẽ chi
khoảng 1,7 tỷ USD cho dược phẩm, nhưng dự kiến kim ngạch nhập khẩu thuốc cũng sẽ
vượt 1,37 tỷ USD, có nghĩa là thuốc nội sản xuất bán ra cũng chỉ thu về được khoảng
400.000 USD. Còn hiện tại, theo thống kê, giá trị thuốc nội so với tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng đang giảm dần trong các năm gần đây, từ 52,85% năm 2007 xuống còn 47,82%
năm 2011. Khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy, năm 2011, trong tổng số
18.500 tỷ đồng tiền mua thuốc của các bệnh viện thì thuốc ngoại chiếm hơn 11.300 tỷ
đồng. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các bệnh viện tuyến trung ương chỉ
1.3. Sử dụng thuốc tại bệnh v

iện
chiếm khoảng 12%.
Nhằm thực h
iện hiệu quả hơn việc sử dụng thuốc, Bộ Y tế ban hành Thông tư số
23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Trong
đó quy định chặt chẽ về các chỉ định, quản lý, hướng dẫn sử dụng thuốc và báo cáo tác
động có hại của thuốc.

Ngày sức khỏe Thế giới năm 2011 có chủ đề: “Chống kháng thuốc: không hành
động hôm nay, không chữa khỏi ngày mai”, nhằm tập trung sự chú ý các quốc gia để đưa
ra các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề nan giải này. Tuy nhiên tình trạng sử dụng
kháng sinh ở cộng đồng chưa được kiểm soát. Việc mua thuốc (kể cả thuốc kháng sinh)

9
không có đơn rất còn khá phổ biến. Năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành quyết định
1790/2011/QĐ-BYT về triển khai chương trình quốc gia giám sát sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh, nhưng chưa có kinh phí thực hiện.
Các
biện pháp khác được đề xuất nhằm tăng cường sử dụng thuốc an toàn hợp lý
chưa được thực hiện như: rà soát lại và sửa đổi chính sách thuốc chủ yếu dựa trên hướng
dẫn điều trị chuẩn, tiêu chí về chi phí – hiệu quả;
xây dựng mô hình kiểm soát việc sử
dụng kháng sinh, hệ thống giám sát sử dụng kháng sinh, tình hình kháng thuốc toàn quốc;
thành lập khoa vi sinh có chất lượng cao tại bệnh viện; đánh giá và điều chỉnh cho hiệu
quả hơn chương trình tuyên truyền về sử dụng thuốc an toàn hợp lý, thực hiện nghiêm
quy chế kê đơn.

1.3.
1. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Na
m và thuốc nhập khẩu của bệnh viện

các tuyến
Tổng số tiền m
ua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng
22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,7%
tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%).
Bảng 1.5. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhâp của bệnh
viện các tuyến
(đơn vị tính 1.000 đồng)
Năm 2009
Năm 2010 So sánh
Giá trị % Giá trị % %
Thuốc nhập khẩu 8.314.828.358 61,8 10.012.452.743 61,3 120,4
Thuốc sx trong nước 4.716.166.092 38,2 5.849.119.723 38,7 124
Tổng số 12.329.750.119 100,0 15.095.680.009 100,0 122,4
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]
1.3.
2. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung ương
Tổng trị gi
á tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ương
năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%).


10
Bảng 1.6. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện trung ương

(đơn vị tính 1.000 đồng)
Năm 2009 (34 bv)
Năm 2010 (34 bv) So sánh
Giá trị % Giá trị % %
Tổng số tiền mua thuốc

2.497.146.123

3.187.339.507

126,9
Thuốc nhập khẩu
2.190.480.667

2.808.855.748

128,2
Thuốc sx trong nước
306.665.456
12,3
378.483.759
11,9
123,4
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]

1.3.
3. Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/thành phố
Tổng trị gi
á tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh/thành
phố năm 2010 là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%).
Bảng 1.7. Tỷ lệ dùn
g thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện tỉnh/th
ành phố
(đơn vị tính 1.
000 đồng)
Năm 2009 (307 bv)

Năm 2010 (307 bv) So sánh
Giá trị % Giá trị % %
Tổng số tiền mua thuốc
5.614.780.198

6.588.872.310
117,4
Thuốc nhập khẩu
3.750.643.291

4.356.454.282

116,2
Thuốc sx trong nước
1.864.136.907
33,2
2.232.418.028
33,9
119,8
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]
1.3.
4. Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện huyện
Năm 2010, tổng trị gi
á tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh
viện huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng
hơn so với năm 2009 (60,4%).






11
Bảng 1.8. Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện huyện
(đơn vị tính 1.
000 đồng)
Năm 2009 (559 bv)
Năm 2010 (559 bv) So sánh
Giá trị % Giá trị % %
Tổng số tiền mua thuốc 3.758.491.543 4.721.256.804 128
Thuốc nhập khẩu
1.486.909.020

1.818.538.665

122,3
Thuốc sx trong nước
2.271.582.523
60,4
2.902.718.139
61,5
127,8
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]
1.3.
5. Phân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tượng
Tổng số tiền thuốc đã sử dụng năm
2010 là trên 13,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so
với cùng kỳ năm 2009, trong đó cơ cấu sử dụng thuốc theo đối tượng hầu như không thay
đổi so với năm trước, tiền thuốc BHYT chiếm 65,9%, đối tượng viện phí trực tiếp chiếm
28,7% trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng.
Bảng 1.9. Ph

ân tích tiền sử dụng thuốc theo đối tượng
(đơn vị tính 1.
000 đồng)
Năm 2009 (1018 bv) Năm 2010 (1018 bv)
So sánh

Đối tượng người bệnh
Giá trị % Giá trị % %
1. Bảo hiểm Y tế 6.715.159.239 62,0 9.050.841.624 65,9 134,8
2. Trẻ em dưới 6 tuổi 667.985.748 6,2 405.621.588 2,9 60,7
3. Người nghèo 149.279.899 1,4 148.096.463 1,1 99,2
4. Viện phí 3.137.971.369 28,9 3.941.143.107 28,7 125,6
TS tiền thuốc đã sử dụng 10.838.467.224 13.727.772.452 126,7
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]

1.3.
6. Phân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
Năm
2010, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm
37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid
trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm

12
2009) xuống còn 4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng
thuốc hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực hiện
tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng
kháng kháng sinh. Trong thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị, công tác bình bệnh án, phân tích sử dụng thuốc
trong các ca lâm sàng nhằm hạn c
hế việc lạm dụng kháng sinh và vitamin, nâng cao chất

lượng điều trị.
Bảng 1.10. Ph
ân tích sử dụng thuốc trong bệnh viện
(đơn vị tính 1.
000 đồng)
Diễn biến qua các năm Năm 2009
(1018 bv)
Năm 2010
(1018 bv)
So sánh
SL % SL % %
- Kháng sinh 4.160.923.799 38,4 5.178.820.866 37,7 124,5
- Vitamin 705.212.468 6,5 645.924.159 4,7 91,6
- Dịch truyền 892.487.187 8,2 1.122.417.724 8,2 125,8
- Corticoid 307.291.784 2,8 371.084.542 2,7 120,8
-Thuốc giảm đau, chống
viêm không steroid
1.240.587.200 11,4 2.495.777.610 18,2 201,2
Tổng số tiền thuốc đã s


dụng
10.838.467.224 13.727.772.452 126,7
(Nguồn: Cục Quản lý KCB)[6]
1.4. V
ài nét về mô hình bệnh tật
1.4.
1. Mô hình bệnh tật

Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức

khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Việc xác định mô hình
bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một
cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng
bước hạ thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm só
c sức khỏe nhân dân. Mô
hình bệnh tật luôn biến đổi theo thời gian và theo tình hình phát triển của đất nước. Việc

13
xác định mô hình bệnh tật tại một nơi cụ thể, tại một thời điểm cụ thể, sẽ là cơ sở khoa
học giúp cho công tác phòng bệnh, xây dựng kế hoạch cấp cứu và điều trị để giúp hạ thấp
tối đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong.
Mô hì
nh bệnh tật của một khu vực, trong một giai đoạn chính là kết cấu phần trăm các
nhóm
bệnh tật của các bệnh trong khu vực ở giai đoạn đó.

1.4.
2. Mô hình bệnh tật trên thế giới
MHBT
của các nước trên thế giới phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội
mỗi nước. Theo điều tra của ngân hàng thế giới và Trường đại học Oxfort (Mỹ) thì trên
thế giới có 2 loại MHBT có tính chất riêng biệt:
- MHBT của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh không nhiễm trùng như tim mạch,
tiểu đường, các bệnh mãn tính …
- MHBT của các nước đang phát
triển với các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỉ lệ cao như
sốt rét, ỉa chảy, nhiễm khuản hô hấp, tả, lỵ, thương hàn, lao …
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã n
hận thấy các
bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỉ lệ cao trong MHBT của các nước có

nền kinh tế kém và
chậm phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi. Trong khi đó các bệnh này đã
được thanh toán ở hầu hết các nước phát triển.
Như vậy trên thế giới có
2 loại MHBT: MHBT của các nước phát triển với chủ
yếu là các bệnh không nhiễm trùng và MHBT của các nước đang phát triển với tỉ lệ các
bệnh nhiễm trùng cao. Theo WHO cuộc chiến chống bệnh tật trên thế giới có ở thế kỷ 21
vẫn c
hủ yếu là bệnh nhiễm khuẩn và bệnh kinh niên không lây truyền [2] [14].








14
Bảng 1.11. MHBT của các nước trên thế giới
MHBT của c
ác
nước đang phát
triển (%)
MHBT của các

nước phát
triển (%)
STT Chương bệnh
MHBT
chung tr

ên
thế giới
1 Các bệnh nhiễm trùng 41,2 5,3 33,4
2
Các bệnh không nhiễm
trùng
50,0 87,3 58,1
3 Chấn thương 8,8 7,4 8,5
Cộng 100 100 100

MHBT của các nước phát triển, tỉ lệ các bệnh nhiễm trùng chỉ chiếm có 5,3%, trong
khi ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là 41,2%. Ở các nước phát triển MHBT chủ yếu
là các bệnh không nhiễm trùng chiếm 87,3% [14].
1.4.3. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam gắn với đặc điểm địa lý, khí hậu, vùng KT-XH. Đời
sống nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn, kiến thức phòng chống bệnh còn hạn chế. Hệ
thống y tế thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật - đặc biệt ở vùng s
âu, vùng xa. Các loại
bệnh tồn tại nổi trội đó là bệnh nhiễm trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ
cao, sinh đẻ, các bệnh như tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, dị ứng, ngộ độc, các bệnh
nghề nghiệp…ngày càng tăng. Các bệnh thiếu dinh dưỡng, di chứng do chiến tranh c
òn
tồn tại nhiều. Bên cạnh đó, sự thay đổi về khí hậu, sự phát triển kinh tế, phương tiện giao
thông… cũng làm tăng thêm mô hình bệnh tật tại Việt Nam.
1.4.4. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện
Bệnh viện là nơi trực tiếp khám và điều trị cho người mắc bệnh trong cộng đồng, vì
vậy MHBT của bệnh viện cũng bao gồm cả MHBT của cộng đồng. Nhưng khác với
MHBT ở cộng đồng là mỗi bệnh viện c
ó tổ chức khác nhau, đặt trên các địa bàn khác
nhau với địa điểm dân cư, địa lý khác nhau và đặt biệt là sự phân công chức năng, nhiệm

vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn đến MHBT của mỗi bệnh viện cũng khác nhau.

15
Ở Việt Nam có 2 loại MHBT của bệnh viện cơ bản đó là MHBT của bệnh viện đa
khoa và bệnh viện chuyên khoa.
MHBT của bệnh viện cũng giống như của cộng đồng đều bị chi phối bởi một số yết
tố như điều kiện kinh tế, xã hội, tôn giáo, địa lý, tổ chức mạng lưới và chất lượng dịch vụ
y tế, trình độ khoa học kỷ th
uật ….
Ngoài ra MHBT của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người bệnh và
phụ thuộc vào chính bệnh viện. Các yếu tố này đang xen với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
1.5. Vài nét về bệnh viện Đa khoa Khu vực Cam Ranh
1.5.1. Vị trí địa lý
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh thuộc thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh
Hòa, là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. Có phần lãnh thổ trên đất liền nhô
ra xa nhất về biển Đông. P
hía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận,
phía tây giáp tỉnh Đăk Lắk - Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông.
Thành phố Cam Ranh là địa phương ven biển nằm ở cực Nam tỉnh Khánh Hòa,
phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Khánh Sơn và huyện Bắc Ái tỉnh Ninh
Thuận, phía nam giáp huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, phía bắc giáp huyện Cam Lâm
tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Cam Ranh có diện tích tự nhiên là 32.501,08 ha, dân số toàn
thành phố hơn 133 nghìn người.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ca
m Ranh có địa chỉ phía trước của bệnh viện giáp
đường Nguyễn Thái Học, phía sau giáp đường Lê Hồng Phong, phía bên phải giáp đường
22 – 8 và phía bên trái giáp trường PTTH Phan Bội Châu Cam Ranh.
1.5.2. Cơ cấu nhân lực
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh là bệnh viện hạng II, với cơ cấu nhân lực
gồm có:

- Ban giám đốc bệnh viện: có 04 người (01 giám đốc và 3 phó giám đốc);
- 05 phòng chức năng;
- 09 khoa lâ
m sàng;
- 03 khoa cận lâm sàng;
- 02 khoa hậu cần;

16

×