Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và cơ cấu thuốc được sử dụng tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần quảng ninh năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.4 KB, 77 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***








HOÀNG THỊ THU HƯƠNG



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ
CẤP PHÁT VÀ CƠ CẤU THUỐC ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN BẢO VỆ
SỨC KHỎE TÂM THẦN QUẢNG NINH
NĂM 2011





LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1



















HÀ NỘI, NĂM 2013



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
***









HOÀNG THỊ THU HƯƠNG



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ
CẤP PHÁT VÀ CƠ CẤU THUỐC ĐƯỢC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN BẢO VỆ
SỨC KHỎE TÂM THẦN QUẢNG NINH
NĂM 2011




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1


Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60.73.20
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương.








HÀ NỘI, NĂM 2013

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Bệnh tâm thần 3
1.1.1 Khái niệm
3
1.1.2 Phân loại
4
1.1.3 Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần:
5
1.2 Dịch tễ học bệnh tâm thần 5
1.2.1 Trên thế giới:
5
1.2.2 Tại Việt Nam
6
1.3
Tình hình sử dụng thuốc trong dự án bảo vệ chăm sóc sức
khỏe tâm thần cộng đồng:
6
1.3.1 Trên cả nước
6
1.3.2 Tại Quảng Ninh
6
1.4 Quản lý thuốc hướng tâm thần 7
1.4.1
Danh mục thuốc hướng tâm thần sử dụng tại Bệnh viện theo
quy định tại thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010
7
1.4.2 Cấp phát, sử dụng thuốc hướng tâm thần
7

1.4.3 Bảo quản thuốc hướng tâm thần
8
1.4.4 Báo cáo tồn kho, sử dụng thuốc hướng tâm thần:
8
1.4.5 Hủy thuốc hướng tâm thần
8
1.5 Quy chế sử dụng thuốc 9
1.5.1 Quy định chung
9
1.5.2 Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh
9
1.5.3 Lĩnh thuốc và phát thuốc:
11
1.5.4 Bảo quản thuốc
12
1.5.5 Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc
13
1.5.6. Chống nhầm lẫn thuốc
13
1.6 Bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh 14
1.6.1
Cơ cấu nhân lực của bệnh viện BVSK tâm thần Quảng
Ninh năm 2011
14
1.6.1
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện BVSK tâm thần Quảng
Ninh năm 2011
17
1.6.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
18

1.6.4
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược Bệnh viện BVSK tâm
thần Quảng Ninh
20


1.6.5 Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của khoa Dược
21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3 Cách thức tiến hành 25
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.4.1 Thời gian cấp phát thuốc trung bình
25
2.4.2 Tỷ lệ thuốc được phát thực tế:
26
2.4.3 Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ
26
2.4.4 Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng
26
2.4.5
Tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng/hài lòng/không hài lòng với
hoạt động cấp phát thuốc
27
2.5 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 27
2.5.1 Phương pháp phân tích số liệu
27
2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu
27

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1
Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát tại khoa Dược bệnh viện
BVSK tâm thần Quảng Ninh năm 2011
28
3.1.1. Hoạt động tồn trữ
28
3.1.2 Hoạt động cấp phát thuốc
35
3.1.3 Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện
47
3.2
Phân tích thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm
thần Quảng Ninh năm 2011
49
3.2.1 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng
49
3.2.2
Tỷ lệ sử dụng tiền thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nhập khẩu theo khối điều trị
50
3.2.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm
51
3.2.4
Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng theo phân nhóm giữa các
khối điều trị:
51
3.2.5 Số lượng thuốc cấp phát cho các TTYT huyện thị năm 2011
53
3.2.6 Giá trị sử dụng thuốc cho các TTYT huyện thị năm 2011

54
Chương 4: BÀN LUẬN 55
1 Hoạt động cấp phát thuốc 55

Thuốc được sử dụng tại bệnh viện 57
KẾT LUẬN 59
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 60

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I
Kính gửi:
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I;
- Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội;
- Giáo viên hướng dẫn.

Họ và tên học viên: Hoàng Thị Thu Hương
Tên đề tài: Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và cơ cấu thuốc được
sử dụng tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2011.
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược

số: CK 60.73.20
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 15 giờ ngày 24
tháng 11 năm 2013 tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh ( theo Quyết
định số 671/QĐ-DHN ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường
đại học Dược Hà Nội).
NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH
Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng:
1. Chuẩn hóa từ ngữ:

“Đánh giá hoạt động cấp phát, sử dụng thuốc tại Bệnh viện Bảo vệ
sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2011” chỉnh thành: “Phân tích hoạt
động tồn trữ cấp phát và cơ cấu thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Bảo vệ
sức khỏe t
âm thần Quảng Ninh năm 2011”.
2. Chỉnh lỗi chính tả:
- “Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân ” chỉnh thành: “Đánh giá
mức độ hài lòng của người nhà bệnh nhân”.
- Chuyển bảng (trang 50) “Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú tại
Bệnh viện” lên trang 47.
Hà nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Đại diện tập thể hướng dẫn Học viên


Hoàng Thị Thu Hương

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải nghĩa
ADR Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)
BVSK Bảo vệ sức khỏe
BHYT Bảo hiểm y tế
CTQG Chương trình quốc gia
DLS Dược lâm sàng
KHTH Kế hoạch tổng hợp
SĐK Số đăng ký
SKS Số kiểm soát
TTYT Trung tâm y tế
TCKT Tài chính kế toán
TCHC Tổ chức hành chính

WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Orgarization)








DANH MỤC BẢNG
TT Tên
bảng Trang
1.1 Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện BVSK tâm thần QN năm 2011 14
1.2 Chức năng quản lý của người trưởng khoa Dược 22
1.3 Cơ cấu nhân lực của khoa Dược bệnh viện 23
3.4 Phân loại và đặc điểm thiết kế hệ thống kho dược bệnh viện
BVSK tâm thần Quảng Ninh
27
3.5 Trang thiết bị bảo quản thuốc tại các kho của khoa dược bệnh
viện BVSK tâm thần Quảng Ninh
28
3.6 Giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2011 30
3.7 Chuẩn bị thuốc uống cho bệnh nhân nội trú trong ngày 40
3.8 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng theo đối tượng 45
3.9 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc 45
3.10 Cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo nguồn gốc 46
3.11 Giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm tại Bệnh viện BVSK tâm
thần Quảng Ninh năm 2011
46
3.12 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm theo khối điều trị tại

Bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh năm 2011
47
3.13 Số lượng thuốc cấp phát cho các trung tâm y tế huyện thị năm
2011
48
3.14 Tiền thuốc cấp phát cho các TTYT huyện thị năm 2011 49
3.15 Một số chỉ số kê đơn cấp phát thuốc ngoại trú 50
3.16 Một số chỉ số chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện 51

DANH MỤC HÌNH

TT Tên
hình Trang
1.1 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện BVSK tâm thần QN năm 2011 16
1.2 Mô hình tổ chức của khoa Dược bệnh viện 20
3.3 Bảo quản thuốc tại khoa dược bệnh viện BVSK tâm thần 29
3.4 Tủ thuốc hướng tâm thần tại kho nội trú bệnh viện BVSK tâm
thần Quảng Ninh
31
3.5 Quy trình kiểm nhập thuốc của Bệnh viện BVSK tâm thần
Quảng Ninh
32
3.6 Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện 34
3.7 Thẻ kho thuốc nội trú 36
3.8 Quy trình cấp phát thuốc nội trú 37
3.9 Lọ đựng thuốc uống của bệnh nhân 39
3.10 Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân cấp cứu 41
3.11 Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú 42
3.12 Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú TTYT 43
3.13 Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân 52






LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa I này tôi đã được
Ban giám hiệu nhà trường và các thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Thị Thanh

Hương - giảng viên bộ môn Quản lý và kinh tế dược trường Đại học Dược
Hà Nội người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Phòng đào
tạo sau đại học, các thầy cô giáo bộ môn Quản lý và k
inh tế dược trường
Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, khoa Dược, phòng Kế hoạch

tổng hợp, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức hành chính Bệnh viện Bảo vệ
sức khỏe tâm thần Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khoá học, cung
cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng
nghiệp gia đình luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.



Quảng Ninh, ngày 18 tháng 10 năm 2013
HỌC VIÊN






Hoàng Thị Thu Hương



ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng
với sự phát triển của xã hội, sự tập trung dân cư vào các
thành phố ngày càng đông, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, tiếng ồn
ngày càng nhiều cuộc sống ngày càng bị căng thẳng thì bệnh tâm thần
ngày càng tăng [14]. Một số bệnh tâm lý - tâm thần có xu hướng gia
tăng như các bệnh lý liên quan đến rượu các chất ma tuý, rối nhiễu tâm
lý trong trẻ em tuổi học đường, loạn thần tuổi già… Chính vì vậy,
dự
án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được thực hiện với mục tiêu
nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân
theo phương thức lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế xã, phường.
Bệnh viện tâm thần tỉnh là nơi triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm
thần cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Khoa Dược bệnh viện tâm
thần có nhiệm vụ
bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc cho điều trị nội, ngoại trú đáp ứng yêu
cầu điều trị hợp lý.
Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ tâm thần Quảng Ninh là Bệnh viện

chuyên khoa hạng III với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, phòng bệnh,
khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trong
tỉnh Quảng Ninh. Năm
2011 Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng
Ninh được giao chỉ tiêu là 190 giường bệnh nội trú và quản lý trên 2300
bệnh nhân điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú trong năm 2011 là:
1560; tổng số người bệnh điều trị ngoại trú là 2610; tổng số lần khám tại
phòng khám là: 5631 [1].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt
động cung ứng t
huốc Bệnh viện. Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu
về 4 nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong Bệnh viện. Bệnh viện
BVSK tâm thần Quảng Ninh cũng có những đặc thù riêng và đến nay
chưa có đề tài nào nghiên cứu về quá trình cấp phát, sử dụng thuốc tại
Bệnh viện. Để đánh giá hoạt động cấp phát, sử dụng thuốc tại Bệnh

1
viện Bảo vệ sức khỏe tâm
thần Quảng Ninh, đề tài: “Phân tích hoạt
động tồn trữ cấp phát và cơ cấu thuốc được sử dụng tại Bệnh viện
Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2011” được thực hiện
với 2 mục tiêu:
1. Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại khoa Dược Bệnh viện
Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2011.
2. Phân tích cơ cấu thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Bảo vệ sức
khỏe tâm t
hần và trung tâm y tế huyện thị Tỉnh Quảng Ninh năm 2011.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
quản lý cấp phát, sử dụng thuốc tại Bệnh viện.




















2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh tâm thần
1.1.1. Khái niệm:
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não
bộ bị rối loạn mà
gây nên những biến đổi bất bình thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác
phong, suy luận, ý thức người bệnh [14].
Bệnh tâm thần là một loại bệnh phổ biến. Ở nước ta trong những
năm gần đây, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó cũng
đã xuất hiện một số mặt tiêu cực như nạn tham

nhũng, cạnh tranh không
lành mạnh, quá trình đô thị hoá, sự tăng dân số cơ học tập trung ở các thành
phố lớn, mở rộng giao lưu quốc tế khó kiếm soát, sự phân hoá giai cấp giàu
nghèo, thất nghiệp, Đó là những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến
sức khoẻ tâm thần xã hội, đã làm nảy sinh và gia tăng một số bệnh lý và
những rối loạn tâm
thần. Theo WHO thì có khoảng 450 triệu người trên thế
giới đang bị rối loạn sức khoẻ tâm thần và hành vi. Người nghèo có thu
nhập thấp và tầng lớp công nhân thường là những đối tượng rơi vào trạng
thái rối loạn tâm thần nhiều hơn cả. Theo đó, cứ 4 người thì có 1 người có
một hoặc nhiều các rối loạn tâm thần trong cuộc đời. Sức kh
oẻ tâm thần ở
Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Kết quả điều tra
của viện sức khoẻ tâm thần quốc gia năm 1999 - 2000 cho thấy có khoảng
15% người mắc 1 trong 10 bệnh tâm thần phổ biến. Nghiên cứu của Bệnh
viện tâm thần Quảng Ninh năm 2006 cho thấy có khoảng 16%-22% là thất
nghiệp và làm ruộng, ảnh hưởng đến thu nhập của người bệnh làm hạn chế
trong việc đi khám
và điều trị sớm các bệnh. Thực tế các rối loạn khác kèm
theo như mất ngủ, lo âu còn cao hơn
. Bệnh tâm thần thường không gây
chết người đột ngột nhưng làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động cũng
như làm đảo lộn cuộc sống trong mỗi gia đình và toàn xã hội [17].

3
Từ xưa đến nay, nói
đến bệnh tâm thần người ta thường nghĩ ngay
đến số ít các bệnh điển hình như: tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng
với những biểu hiện rối loạn rõ về hành vi, ứng xử, lời nói, nhân cách.
Ngày nay, nói đến rối loạn tâm lý - tâm thần là nói đến các biểu hiện lệch

lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều
chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can thiệp chuyên m
ôn.
1.1.2. Phân loại:
Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD X), có 300 dạng
tật chứng, rối loạn tâm lý - tâm thần. Các dạng bệnh thường gặp:
* Các rối loạn tâm thần thực tổn:
Mất trí trong bệnh Alzheimer (F00. x)
Mất trí trong bệnh mạch máu (F01.x)
Mất trí trong bệnh Parkinson (F02.3)
Các rối loạn tâm
thần khác do tổn thương não & rối loạn chức năng não
(F06.x)
* Các rối loạn tâm thần & hành vi do sử dụng các chất tác động tâm
thần.
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu (F10.x)
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất có thuốc phiện
(F11.x)
* Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang
tưởng
Bệnh tâm thần phân liệt (F20.x)
Các rối loạn tâm thần loại phân liệt (F21)
Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng (F22.x)
Các rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (F23.x)
Các rối loạn phân liệt cảm xúc (F25)
* Rối loạn khí sắc (cảm xúc)

4
Giai đoạn hưng cảm (F30)
Rối loạn cảm

xúc lưỡng cực (F31.x)
Giai đoạn trầm cảm (F32.x)
Trầm cảm tái diễn (F33.x)
* Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể
(F40 - F48)
* Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành (F60
- F69)
* Chậm phát triển tâm thần (F70 - F79)
* Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu
niên (F90 - F98) [12].
1.1.3. Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần:
* Thuốc chống l
oạn thần:
Thuốc chống loạn thần cổ điển: Clopromazin, Levomepromazin,
Haloperidol, Thioridazin…
Thuốc chống loạn thần thế hệ mới: Olanzapin, Risperidon,
Quetiapine, Paliperidone, Sulpirid, Amisulpirid ….
* Thuốc giảm lo âu: Diazepam, Hydroxyzin
* Thuốc chống trầm cảm:
Các thuốc chống trầm cảm cổ điển: Amitryptilin, Imitriptylin
Các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới: Fluoxetin, Paroxetin,
Sertraline, Mirtazapine
* Thuốc chống động kinh: Phenobarbital,
Phenytoin, Carbamazepin,
Acid Valproic, Gabapentin, Topiramate, Oxcarbamazepin
1.2. Dịch tễ học bệnh tâm thần
1.2.1. Trên thế giới:
Trên 1/3 dân số ở hầu hết các nước đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là có rối
loạn tâm thần ở một vài thời điểm trong cuộc đời của họ [28].


5
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta, chỉ tính ri
êng tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp (tâm
thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, lo âu, chậm phát triển tâm thần, rối
loạn hành vi ở thanh thiếu niên, loạn thần tuổi già, nghiện ma túy - nghiện
rượu, rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não) đã có trên 15% dân số bị
các bệnh này (riêng lạm dụng rượu và nghiện rượu chiếm 6%).
Theo điều tra của Bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh về 10 rối
loạn tâm
thần thường gặp tại một số xã phường của Quảng Ninh năm 2010
thì chỉ tính riêng tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp (tâm thần phân
liệt, động kinh, trầm cảm, lo âu, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi
ở thanh thiếu niên, loạn thần tuổi già, nghiện ma túy, nghiện rượu, rối loạn
tâm thần sau chấn thương sọ não) đã có 12,67% dân số bị các bệnh này [2]
.
1.3. Tình hình sử dụng thuốc trong dự án bảo vệ chăm sóc sức
khỏe tâm thần cộng đồng:
1.3.1. Trên cả nước
Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng
đồng giai đoạn 2007-2011: Tiền thuốc chi cho 1 bệnh nhân trong 1 năm là:
150.000đ.
1.3.2. Tại Quảng Ninh:
Năm 2011, tổng số bệnh nhân tâm thần đang được quản lý, điều trị
ngoại trú tại 14 Trung tâm
y tế huyện thị, Thành Phố khoảng 2700 với kinh
phí thuốc ngoại trú 170.000đ/bệnh nhân/năm.
Các thuốc cấp về tuyến xã (phường):
Aminazin 25mg
Levomepromazin 25mg

Haloperidol 1,5mg
Carbamazepin 200mg
Valproat Natri 200mg

6
Gardenal 100m
g, 10mg
Phenytoin 100mg
Amitryptilin 25mg
Các thuốc khác: thuốc vitamin và khoáng chất.
1.4. Quản lý thuốc hướng tâm thần:
1.4.1. Danh mục thuốc hướng tâm thần sử dụng tại Bệnh viện theo
quy định tại thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010.
+ Diazepam
+ Phenobarbital
+ Zolpidem
1.4.2. Cấp phát, sử dụng thuốc hướng tâm thần:
1.4.2.1. Khoa dược phát thuốc hướng tâm thần, tiền chất cho các
khoa điều trị theo phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần, tiền chất và trực tiếp
cấp phát thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú. Trưởng khoa dược h
oặc
dược sĩ đại học được trưởng khoa dược uỷ quyền bằng văn bản ký duyệt
phiếu lĩnh thuốc hướng tâm thần, tiền chất của các khoa điều trị.
Tại các khoa điều trị, sau khi nhận thuốc từ khoa dược, điều dưỡng
viên được phân công nhiệm vụ phải đối ch
iếu tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng, số lượng thuốc trước khi tiêm hoặc phát cho người bệnh.
Thuốc hướng tâm thần, tiền chất thừa do không sử dụng hết hoặc do
người bệnh chuyển viện hoặc tử vong, khoa điều trị phải làm phiếu trả lại
khoa dược. Trưởng khoa dược căn cứ tình hình cụ thể để quyết định tái sử

dụng hoặc huỷ theo qui định hiện hành và lập biên bản lưu tại khoa dược.
Khoa dược phải theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thuốc hướng
tâm
thần, tiền chất xuất, nhập, tồn kho.
1.4.2.2. Đối với tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu ở các khoa, phòng
trong Bệnh viện có sử dụng thuốc hướng tâm thần, tiền chất do điều dưỡng
viên trực giữ và cấp phát theo y lệnh. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của

7
ca trực trước phải bàn giao thuốc và sổ theo dõi cho người giữ thuốc của ca
trực sau [8
].
1.4.3. Bảo quản thuốc hướng tâm thần
1.4.3.1. Bảo quản thuốc hướng tâm thần, tiền chất tại khoa dược:
- Cơ sở vật chất: Thuốc hướng tâm thần, tiền chất phải được bảo
quản trong kho tuân thủ các quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc;
Kho, tủ bảo quản thuốc hướng t
âm thần, tiền chất có khóa chắc chắn, được
trang bị thích hợp để đảm bảo an toàn, chống thất thoát. Nếu không có kho,
tủ riêng, thuốc hướng tâm thần, tiền chất có thể để cùng kho, tủ với thuốc
gây nghiện nhưng phải sắp xếp riêng biệt để tránh nhầm lẫn.
- Thủ kho: dược sĩ trung học trở lên.
1.4.3.2. Bảo quản thuốc hướng tâm thần, tiền chất tại tủ thuốc trực,
tủ thuốc cấp cứu: Thuốc hướng tâm
thần, tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc
cấp cứu phải để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khoá chắc chắn. Số lượng,
chủng loại thuốc hướng tâm thần, tiền chất để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp
cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản [8]
.
1.4.4. Báo cáo tồn kho, sử dụng thuốc hướng tâm thần:

Bệnh viện sử dụng thuốc hướng tâm thần, tiền chất: phải kiểm kê tồn
kho, báo cáo tháng, báo cáo 3 tháng, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và gửi
tới cơ quan xét duyệt dự trù, báo cáo được nộp chậm nhất là ngày 15 tháng
sau (nếu là báo cáo tháng), ngày 15 tháng 7 (nếu là báo cáo 6 tháng đầu
năm) hoặc ngày 15 tháng 01 năm sau (nếu là báo cáo năm)
[8].
1.4.5. Hủy thuốc hướng tâm thần:
* Nguyên liệu, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và tiền chất quá
hạn dùng, kém chất lượng, hết thời gian lưu mẫu, thuốc nhận lại từ các
khoa điều trị, thuốc nhận lại do người bệnh tử vong cần phải huỷ, cơ sở
thực hiện việc huỷ thuốc như sau:

8
+ Có văn bản đề nghị huỷ thuốc gửi cơ quan xét duyệt dự trù. Đơn
đề nghị huỷ thuốc phải ghi rõ t
ên thuốc, nồng độ- hàm lượng, số lượng, lý
do xin huỷ, phương pháp huỷ. Việc huỷ thuốc chỉ được thực hiện sau khi
được cơ quan xét duyệt dự trù phê duyệt;
+ Thành lập hội đồng huỷ thuốc do người đứng đầu cơ sở quyết
định. Hội đồng có ít
nhất 03 người, trong đó phải có cán bộ phụ trách cơ
sở;
+ Lập biên bản sau khi huỷ thuốc và lưu tại cơ sở;
+ Sau khi huỷ thuốc, phải gửi báo cáo việc hủy thuốc lên cơ quan
duyệt dự trù (kèm theo biên bản huỷ thuốc);
* Các loại dư phẩm, phế phẩm trong quá trình sản xuất thuốc hướng
tâm thần, tiền chất cần huỷ, phải được tập hợp và huỷ như theo quy định.
* Các loại bao bì trực tiếp đựng thuốc hướng tâm
thần, tiền chất
không sử dụng nữa phải tập hợp và hủy theo quy định.

* Việc huỷ thuốc hướng tâm thần và tiền chất phải riêng biệt với các
thuốc khác. Việc huỷ thuốc phải đảm bảo triệt để, an toàn cho người, súc vật
và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi

trường [8].
1.5. Quy chế sử dụng thuốc
1.5.1. Quy định chung
Sử dụng thuốc cho người bệnh phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu
quả và

kinh tế.
Thuốc phải được đảm bảo đến cơ thể người bệnh.
Phải thực hiện đúng các quy định về bảo quản, cấp phát, sử dụng và
thanh toán tài chính [7].
1.5.2. Chỉ định sử dụng và đường dùng thuốc cho người bệnh:
Bác sĩ được quyền và chịu trách nhiệm ra y lệnh sử dụng thuốc và
phải thực hiện các quy định sau:

9
* Y lệnh dùng t
huốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm:
tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng.
* Thuốc được sử dụng phải:
+ Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.
+ Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa người bệnh.
+ Dựa vào hướng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm liệu trình điều trị.
+ Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả
nhất và ít tốn kém.
* Khi t
hay đổi thuốc phải phù hợp với diễn biến của bệnh. Không sử

dụng đồng thời các loại thuốc tương kị, các loại thuốc tương tác bất lợi và
các thuốc có cùng tác dụng trong một thời điểm.
* Chỉ định sử dụng thuốc gây nghiện phải theo đúng quy chế .
* Phải giáo dục, giải thích cho người bệnh tự giác chấp hành đúng y
lệnh của b
ác sĩ điều trị.
* Nghiêm cấm chỉ định sử dụng những thuốc có hại đến sức khỏe đã
được thông báo hoặc khuyến cáo.
* Bác sĩ điều trị căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý và
tính chất dược lý của thuốc mà ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp:
+ Đường dưới lưỡi, với những thuốc cần t
ác dụng nhanh.
+ Đường uống, với những thuốc không bị dịch vị và men tiêu hóa phá
hủy.
+ Đường da, niêm mạc với những thuốc thấm qua da, niêm mạc,
thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
+ Đường trực tràng, âm đạo, với những thuốc đặt, đạn, trứng.
+ Đường tiêm
, với những thuốc tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm
bắp thịt, tiêm mạch máu, truyền tĩnh mạch.
* Chỉ dùng đường tiêm khi:
+ Người bệnh không uống được.

10
+ Cần tác dụng nhanh của thuốc.
+ Thuốc dùng đường tiêm
.
* Khi tiêm vào mạch máu phải có mặt của bác sĩ điều trị. Truyền
máu phải do bác sĩ, y tá (điều dưỡng) có kinh nghiệm thực hiện và bác sĩ
điều trị chịu trách nhiệm về an toàn truyền máu.

* Dung môi pha chế thuốc đã chọc kim, chỉ được dùng trong ngày,
nước cất làm dung môi phải có loại chai riêng, không dùng dung dịch mặn,
ngọt đẳng trương làm dung môi pha thuốc.
* Nghiêm cấm v
iệc ra y lệnh tiêm mạch máu các thuốc chứa dung
môi dầu, nhũ tương và các chất làm tan máu [7].
1.5.3. Lĩnh thuốc và phát thuốc:
* Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, y tá (điều dưỡng) hành chính khoa
có nhiệm vụ tổng hợp thuốc và thực hiện các quy định sau:
+ Tổng hợp thuốc phải theo đúng y lệnh.
+ Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được
trưởng khoa ký duyệt.
+ Thuốc gây nghiện phải có phiếu lĩnh thuốc, đơn thuốc ri
êng theo
quy chế
* Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa có nhiệm vụ lĩnh thuốc và thực
hiện các quy định sau:
+ Phải có phiếu lĩnh thuốc đúng theo mẫu quy định.
+ Nhận thuốc phải kiểm tra chất lượng, hàm lượng, số lượng, đối
chiếu với phiếu lĩnh thuốc và ký xác nhận đủ vào phiếu lĩnh.
+ Lĩnh xong phải mang thuốc về ngay khoa điều trị và bàn gi
ao cho
y tá (điều dưỡng) chăm sóc, để thực hiện theo y lệnh.
* Dược sĩ khoa dược thực hiện:
+ Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.

11
+ Thuốc nhập kho phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy
định.
+ Có trách nhiệm

cùng bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
+ Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc,
thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng, áp dụng điều trị và
giá tiền.
+ Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
* 3 kiểm t
ra:
+ Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.
+ Nhãn thuốc.
+ Chất lượng thuốc.
* 3 đối chiếu:
+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao [7].
1.5.4. Bảo quản thuốc:
* Thuốc lĩnh về khoa phải:
+ Sử dụng hết trong ngày theo y lệnh, trừ ngày chủ nhật và ngày
nghỉ.
+ Bảo quản thuốc tại khoa, trong tủ thường trực đúng theo quy định.
+ Trong tuần trả lại khoa dược những thuốc dư r
a do thay đổi y lệnh,
người bệnh ra viện, chuyển viện hoặc tử vong; phiếu trả thuốc phải có xác
nhận của trưởng khoa điều trị.
* Nghiêm cấm việc cho cá nhân vay mượn và đổi thuốc.
* Mất thuốc, hỏng t
huốc do bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập
biên bản, vào sổ theo dõi chất lượng thuốc, quy trách nhiệm và xử lý theo
chế độ bồi thường vật chất, do giám đốc bệnh viện quy định [7].


12
1.5.5. Theo dõi người bệnh sau khi dùng thuốc:
* Bác sĩ điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời
các tai
biến sớm và muộn do dùng thuốc.
* Y tá (điều dưỡng) chăm sóc có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các
diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời
các tai biến và khẩn cấp báo cáo bác sĩ điều trị.
* Phải đặc biệt chú ý các phản ứng quá mẫn, choáng phản vệ do
thuốc diễn biến xấu, hoặc tử vong [7]
.
1.5.6. Chống nhầm lẫn thuốc:
* Bác sĩ điều trị kê đơn, ra y lệnh điều trị và thực hiện:
+ Phải viết đầy đủ và rõ ràng tên thuốc, dùng chữ Việt Nam, chữ La
tinh hoặc tên biệt dược.
+ Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc viên,
thuốc nước tiếp đến các phương pháp điều trị khác.
+ Dùng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần, thuốc kháng sinh
phải đánh số theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều.
* Y tá (điều dưỡng) chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể người
bệnh an toàn và thực hiện các quy định sau:
+ Phải công khai thuốc được dùng hàng ngày cho từng người bệnh.
+ Phải có sổ thuốc điều trị, mỗi khi đã thực hiện xong phải đá
nh dấu
vào sổ.
+ Phải có khay thuốc, lọ đựng thuốc uống sáng, chiều, tối cho
từng người bệnh.
+ Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định
phải thận trọng, hỏi lại bác sĩ điều trị.

+ Trước khi tiêm thuốc, uống thuốc cho người bệnh phải thực hiện.
* 3 kiểm tra:
+ Họ tên người bệnh.

13
+ Tên thuốc.
+ Liều dùng.
* 5 đối chiếu:
+ Số giường.
+ Nh
ãn thuốc.
+ Đường dùng.
+ Chất lượng thuốc.
+ Thời gian dùng thuốc.
- Phải bàn giao thuốc còn lại của người bệnh cho kíp thường trực
sau.
- Khoa điều trị phải có sổ theo dõi ADR do thuốc.
- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và việc tự ý trộn lẫn các loại thuốc đã
tiêm [7].
1.6. Bệnh viện BVSK tâm thần Quảng Ninh
1.6.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện BVSK t
âm thần Quảng
Ninh năm 2011:



14

×