Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá thực trạng bảo quản và tồn trữ thuốc của chi nhánh công ty cổ phần dược hậu giang tại hải phòng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.28 KB, 82 trang )

1



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





VŨ THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
BẢO QUẢN VÀ TỒN TRỮTHUỐC
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2013


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I


HÀ NỘI NĂM 2014



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




VŨ THỊ HẢI YẾN



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
BẢO QUẢN VÀ TỒN TRỮ THUỐC
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2013

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412


Người hướng dẫn khoa học:GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chi nhánh Hải Phòng
Thời gian thực hiện: Năm 2014



HÀ NỘI NĂM 2014


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc”
GDP Thực hành tốt phân phối thuốc
FIFO First In First Out

FEFO First Expires First Out
UBND Ủy ban nhân dân
DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
CNHP Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tại Hải
Phòng
KC Khoảng cách
IMS International Medical Survey



















DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Thị phần của các doanh nghiệp trong quý 4/2013 14
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Hải Phòng 19

Hình 3.3: Sơ đồ kho chính 32
Hình 3.4: Sơ đồ kho phụ 33
Hình 3.5. Tỷ lệ số ngày kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong năm 2013 35
Hình 3.6. Đánh giá số lần ghi đúng giờ của “Sổ ghi chép nhiệt độ, độ ẩm” . 36
Hình 3.7. Đánh giá độ chính xác của “Sổ ghi chép nhiệt độ, độ ẩm” 37
Hình 3.8: Tỷ lệ thuốc đúng và chưa đúng số lô 44
Hình 3.9: Tỷ lệ thuốc tuân theo nguyên tắc FIFO 46













LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự tận tình chỉ bảo của
các Thầy, các Cô, sự giúp đỡ nhiệt tình giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình – Trưởng bộ môn Quản Lý và Kinh Tế
Dược, Trường đại học Dược Hà Nội, người đã hướng dẫn tận tình, chu đáo
để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường đại học Dược Hà Nội, Phòng sau Đại Học,

Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Dược, các thầy giáo, cô giáo Trường đại học
Dược Hà Nội đã giảng dạy và cho tôi cơ hội được học tập và nâng cao kiến
thức tạitrường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Chi nhánh Công ty cổ phần dược Hậu Giang tại Hải Phòng nơi tôi
thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Trưởng chi nhánh CNKT. Trần
Thanh Hải vàDS. Đinh Ngọc Quang cùng các cán bộ chi nhánh đã giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
những người luôn bên cạnh chăm sóc, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc
sống và trong suốt quá trình làm đề tài.
Học Viên



DS. Vũ Thị Hải Yến




MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. PHÂN PHỐI THUỐC 3
1.1.1. Khái niệm vai trò của phân phối 3
1.1.2. Thực hành tốt phân phối thuốc 4
1.1.3 Tình hình phân phối thuốc của Việt Nam 7
1.2. BẢO QUẢN VÀ TỒN TRỮ THUỐC 10

1.2.1. Khái niệm và vai trò của bảo quản thuốc 10
1.2.2. Thực hành tốt bảo quản thuốc 10
1.2.3. Tồn trữ thuốc 11
1.3. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HẬU
GIANG 12
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12
1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh và vị thế 13
1.3.3. Hệ thống các giá trị cốt lõi 15
1.3.4. Tầm nhìn và sứ mệnh 18
1.3.5. Mô hình tổ chức 19
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG TẠI HẢI PHÒNG. 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Phương pháp thu nhập số liệu 22
2.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 26
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
28
3.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO QUẢN THUỐC 28
3.1.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 28
3.1.2. Công tác kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm 33
3.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ THUỐC 38
3.2.1. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho tồn trữ 38
3.2.2. Hoạt động tồn trữ 40

3.2.3. Kết quả hoạt động tồn trữ 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
57
4.1 HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN 57
4.2 CÔNG TÁC TỒN TRỮ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
64
1 KẾT LUẬN 64
1.1. Hoạt động bảo quản 64
1.2. Hoạt động tồn trữ 64
2 ĐỀ XUẤT 66
2.1. Đối với CNHP 66
2.2 Đối với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 66




ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Thuốc là
một trong các yếu tố quan trọng góp phần vào công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe. Vì vậy việc sản xuất và cung cấp thuốc đạt chất lượng, kịp thời,
đủ số lượng trở thành một yêu cầu cần thiết đối với các cơ sở khám chữa
bệnh và cung cấp thuốc.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc cho công tác phòng, điều trị và
chẩn đoán bệnh. Thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu không ngừng
tăng về số lượng, ngày càng phong phú về chủng loại, loại bào chế. Cùng
với đó là mạng lưới phân phối cũng phát triển rộng khắp cả nước để cung
cấp thuốc kịp thời đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho nhu cầu khám
chữa bệnh.
DHG với vị thế dẫn đầu ngành dược trong nhiều năm qua với khoảng

cách đáng kể với các đổi thủ trong ngành và duy trì thị phần thuộc Top 5
các doanh nghiệp phân phối trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Với hệ
thống phân phối sản phẩm sâu rộng gồm12 công ty con phân phối, 24 chi
nhánh, 68 nhà thuốc tại các bệnh viện.Mỗi công ty con và chi nhánh đều có
kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP. Các công ty con và quầy thuốc – nhà thuốc
chủ yếu tập trung ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (Mekong 1 và
Mekong 2) và hơn 20.000 khách hàng là nhà bán lẻ … DHG đã góp phần
rất quan trọng trong việc cung cấp thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh của
nhân dân. Trong đó không thể không kể tới vai trò của chi nhánh Công ty
Cổ phần Dược Hậu Giangtại Hải Phòng với địa bàn phụ tránh là Hải Phòng
và Quảng Ninh với việc bảo quản, tồn trữ và cung cấp thuốc đảm bảo chất
lượng và kịp thời đã góp phần nhỏ bé của mình vào công việc bảo vệ sức
khỏe của nhân dân. Là một chi nhánh chuyên phân phối thuốc nên thực
trạng phân phối cũng mang những đặc điểm chung của ngành hiện nay, tuy
nhiên cũng có những đặc thù riêng của chi nhánh. Để đánh giá thực trạng
bảo quản và tồn trữ của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chi nhánh Hải
Phòng tôi đã chọn đề tài:

2

“Đánh giá thực trạng bảo quản và tồn trữ thuốc của Chi nhánh
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tại Hải Phòng năm 2013” nhằm thực
hiện các mục tiêu:
1. Đánh giá các công tác bảo quản thuốc tạiChi nhánh Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang tại Hải Phòng trong năm 2013.
2. Đánh giá hoạt động tồn trữ thuốctạiChi nhánh Công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang tại Hải Phòng trong năm 2013.
Từ đó phát huy các ưu điểm và tìm cách khắc phục các hạn chế chưa
đạt được để công tác bảo quản và tồn trữ thuốc của Chi nhánh Công ty cổ
phần Dược Hậu Giang tại Hải Phòng ngày càng tốt hơn.



















3

Chương 1. TỔNG QUAN

1. PHÂN PHỐI THUỐC
1.1.1. Khái niệm vai trò của phân phối
*Khái niệm: Là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho
của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử
dụng hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm
phân phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác
nhau.[2]
*Vai trò của phân phối

Đảm bảo thuốc đến tay người sử dụng vào thời điểm mong muốn,
đúng số lượng cần thiết với chất lượng tốt và chi phí thấp nhất.
Cung cấp thông tin phản hồi của người sử dụng, thông tin về tiêu
thụ, chất lượng thuốc, chất lượng thuốc cho nhà sản xuất.
Vận chuyển và dự trữ bảo quản thuốc
*Các tiêu chuẩn đánh giá cung cấp thuốc theo WHO [1]
Thuận tiện: Điểm bán thuốc gần khu dân cư, thủ tục mua bán nhanh
chóng.
Kịp thời: có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu đặc biệt là các
thuốc thiết yếu, có sẵn thuốc để thay thế.
Giá cả hợp lý: có niêm yết giá, không tăng giá khi nhu cầu tăng.
Hướng dẫn sử dụng hợp lý, an toàn: người bán thuốc phải là người
có chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm và đạo đức.
Chất lượng thuốc đảm bảo: thuốc phải được đảm bảo chất lượng.
Kinh tế: giá thành điều trị, giá thuốc điều trị phù hợp với khả năng
chi trả của người bệnh đồng thời đảm bảo khả năng có lãi của người cung
cấp.

4

1.1.2. Thực hành tốt phân phối thuốc
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của
con người. Vì vậy để đảm bảo chất lượng thuốc khi cung cấp đến tay người
tiêu dùng Ngành Dược nước ta trong giai đoạn vừa qua đã triển khai thực
hiện 2 mục tiêu cơ bản của chính sách thuốc quốc gia về thuốc “Bảo đảm
cung cấp thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho công tác khám chữa
cho nhân dân”, “Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả”. Để
bảo đảm cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải
thực hiện tốt công tác bảo đảm chất lượng toàn diện bao gồm các giai đoạn
liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc. Để

đảm bảo điều đó bộ y tế cho ban hành nhiều chính sách trong đó quan trọng
nhất là áp dụng triển khai thực hiện các nguyên tắc thực hành tốt (GPs) bao
gồm: “ Thực hành tốt sản xuất thuốc của hiệp hội các nước Đông Nam Á”,
“Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP)”, “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc ( GSP)”, “Thực hành tốt bảo quản thuốc theo khuyến cáo của tổ chức
y tế thế giới (GMP- WHO)”, “Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP)” và
“Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)”
“Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm
chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc
kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối
thuốc.
Nội dung cơ bản của “Thực hành tốt phân phối thuốc” [2], [6], [4]
*Quy định về tổ chức và quản lý
+ Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân, được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện hành nghề kinh doanh thuốc.
+Thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp, có đủ nhân sự, các nhân
viên phải được đào tạo, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm để tiến hành
tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ sở phân phối.
*Quy định về nhân sự: có đủ nhân sự phù hợp với quy mô và các
nhân viên phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

5

+ Có trình độ chuyên môn phù hợp và được đào tạo để đủ khả năng
đáp ứng các yêu cầu công việc.
+ Các nhân viên chủ chốt tham gia vào việc bảo quản, phân phối
thuốc phải có đủ khả năng và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm được
giao.
+ Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục phù hợp với
nhiệm vụ được giao, phải đảm bảo sức khoẻ và phải được định kỳ kiểm tra

sức khoẻ.
* Quy định về quản lý chất lượng
+ Có chính sách chất lượng bằng văn bản mô tả những mục đích và
chính sách chung của nhà phân phối về vấn đề chất lượng.
+ Phải có các quy trình cung ứng và xuất kho đã được phê duyệt để
bảo đảm thuốc được mua từ các nhà cung cấp hợp pháp
+ Phải xây dựng các quy trình làm việc cho tất cả các hoạt động về
hành chính và kỹ thuật. Các quy trình làm việc này phải được phê duyệt,
ban hành chính thức bởi cán bộ có thẩm quyền của cơ sở.
+ Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua,
cung cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
* Cơ sở, kho tàng và bảo quản
+ Có các điều kiện kho tàng, phương tiện bảo quản thuốc tuân thủ
theo đúng các nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP), được
trang bị hệ thống giá kệ thích hợp.
+ Khu vực bảo quản: Phải có các biện pháp phòng tránh người không
được phép, có đủ diện tích để cho phép bảo quản có trật tự các loại sản phẩm
khác nhau, như sản phẩm chờ đóng gói, sản phẩm biệt trữ, sản phẩm xuất
xưởng, loại bỏ, trả lại hoặc thu hồi. Diện tích tối thiểu là 30 m
2
, dung tích tối
thiểu 100 m
3
. Khu vực bảo quản phải được thiết kế, điều chỉnh để đảm bảo
các điều kiện bảo quản thuốc và phải trang bị hệ thống giá kệ thích hợp. Và
khoảng cách giữa nền kho và giá để thuốc phải đủ lớn để dễ dàng làm vệ

6


sinh và kiểm tra thuốc. Giá kệ bảo quản thuốc phải ở trong tình trạng tốt,
sạch sẽ. Không được để trực tiếp thuốc trên nền kho.
+ Phải có một hệ thống để bảo đảm các sản phẩm hết hạn trước sẽ
được phân phối trước (FEFO viết tắt của First Expire, First Out). Tuy
nhiên, trong những trường hợp cụ thể, có thể chấp nhận những sai lệch so
với các nguyên tắc này, với điều kiện các sai lệch này chỉ có tính chất tạm
thời và được áp dụng phù hợp.
+Điều kiện bảo quản: Điều kiện bảo quản của các thuốc phải phù
hợp với điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn thuốc. Thiết bị theo dõi điều
kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ phù hợp.
+ Kiểm soát quay vòng kho:Định kỳ phải tiến hành kiểm kê đối
chiếu thuốc tồn kho so với hồ sơ sổ sách.Tất cả các sai lệch đáng kể thuốc
bảo quản tại kho phải được điều tra để đảm bảo rằng không xảy ra sự lẫn
lộn không đáng có.
*Vận chuyển và thuốc trong quá trình vận chuyển :
+ Quá trình vận chuyển thuốc phải đảm bảo giữ nguyên tính toàn
vẹn và chất lượng thuốc.
+ Trong thời gian vận chuyển, việc vận chuyển, bảo quản thuốc phải
được thực hiện phù hợp với các quy trình vận chuyển.
*Hồ sơ, tài liệu
+ Phải có sẵn các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động kinh
doanh thuốc, các tài liệu chuyên môn thích hợp để tra cứu, các quy định,
quy trình, hồ sơ tài liệu để bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu về bảo
quản, phân phối thuốc và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu
cầu.
+ Các quy trình:Phải có các quy trình hướng dẫn bằng văn bản mô tả
tất cả các thao tác khác nhau trong hoạt động phân phối thuốc.
+ Các hồ sơ ghi chép: Các ghi chép về tất cả các hoạt động liên quan
đến bảo quản, vận chuyển phân phối thuốc, điều kiện bảo quản thuốc phải
được ghi tại thời điểm diễn ra mỗi thao tác và theo cách thức mà tất cả các


7

hoạt động hoặc các sự kiện quan trọng có thể tra cứu được. Các ghi chép
phải rõ ràng và phải được lưu giữ.
* Khiếu nại : Phải có quy trình bằng văn bản để xử lý các khiếu nại.
Phải phân biệt các khiếu nại về sản phẩm hay bao bì sản phẩm với các
khiếu nại liên quan đến việc phân phối sản phẩm.Nếu phát hiện hoặc nghi
ngờ một lỗi liên quan đến một thuốc, phải cân nhắc việc kiểm tra các lô
khác của cùng sản phẩm.
* Sản phẩm bị loại và bị trả về : Sản phẩm bị loại bỏ và những sản
phẩm bị trả lại cho nhà phân phối phải được nhận dạng phù hợp và được xử
lý theo một quy trình, trong đó ít nhất phải có việc giữ các sản phẩm đó ở
khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn lộn và ngăn ngừa việc tái phân phối cho tới
khi có quyết định về biện pháp xử lý.
1.1.3 Tình hình phân phối thuốc của Việt Nam
Hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam ngày càng phát triển, tính
chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao và đã có những đóng góp rất lớn
thực hiện thành công 2 mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc
của Việt Nam.
Với tính xã hội hóa cao, với sự tham gia của các thành phần kinh tế,
mạng lưới phân phối thuốc phát triển mạnh mẽ trên toàn quốc, đảm bảo đủ
thuốc cho nhu cầu điều trị, người dân có thể dễ dàng tiếp cận cơ sở bán lẻ
thuốc.
Việc triển khai áp dụng chính sách quản lý toàn diện chất lượng
thuốc, các cơ sở bán buôn thuốc đã triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu
chuẩn GSP, GDP và GPP từ tháng 01/2007; các cơ sở bán lẻ phải triển khai
thực hiện tiêu chuẩn, nguyên tắc GPP. Như vậy cùng với việc áp dụng và
tuân thủ GMP, ngành dược đã đảm bảo chất lượng thuốc từ khâu sản xuất,
cả quá trình tồn trữ, vận chuyển, lưu thông cho tới tận khâu bán lẻ cho

người bệnh. Hiện tại, toàn quốc có 43.629 cơ sở bán lẻ thuốc, trong đó có
hơn 10.000 nhà thuốc tư nhân. Tính trung bình 2000 người dân có một cơ
sở bán lẻ thuốc. [13]

8

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo thường xuyên
cung ứng đủ thuốc, có chất lượng, đạt yêu cầu, sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế trong đó ngành dược
đóng vai trò không nhỏ. Doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam năm
2012 là gần 3 tỷ USD – bằng một phần ba thị trường Ấn Độ. Thị trường
Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017.
Theo Business Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 về tốc độ
tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm.
Chi tiêu cho dược phẩm bình quân trên đầu người ở Việt Nam cũng
tăng trưởng theo. Theo Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người
năm 2010 đạt 22,25 USD. Trong khi đó, theo thống kê của IMS, trong năm
2010, chi tiêu cho dược phẩm bình quân toàn thế giới ở mức 125
USD/người/năm. Việt Nam đứng cuối bảng về chi tiêu tiền thuốc đầu
người năm 2010 trong các thị trường dược phẩm mới nổi nhóm 3 (bao gồm
Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Rumania, Ai Cập, Ukraine, Pakistan và
Việt Nam) với mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người của nhóm này
là 56 USD/ năm. Các thị trường dược phẩm mới nổi nhóm 2 (bao gồm
Brazil, Ấn Độ và Nga) có mức bình quân chi tiêu tiền thuốc đầu người là
32 USD /năm. Con số tương ứng của Trung Quốc (nhóm 1) là 31 USD[15].
Mức chi tiêu về thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự đoán có thể
tăng hơn gấp đôi vào năm 2015. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự
phát triển của xã hội và bởi sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế quốc
gia. Ngày nay, 65% trên 89 triệu người dân Việt Nam có bảo hiểm y tế.

Đến năm 2020, con số này có thể đạt 90% .

Năm 2013, kinh tế thế giới nói chung đang gặp khó khăn, giá lương
thực, thực phẩm và nguyên vật liệu cơ bản biến động phức tạp. Trong
nước, kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thị trường trong nước ảm
đạm, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất còn cao. Số doanh
nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao. Tuy nhiên hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành dược vẫn được duy trì tương đối ổn định cụ thể:

9

Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2013 là 2.775 triệu USD tăng
6,7% so với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2013 ước
tính đạt khoảng 1.300 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012. Sản lượng
này chiếm khoảng 46,08% so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng và bình
quân tiền thuốc đầu người là 31,18 USD tăng 5,7% so với năm 2012. [5]
Về cấu trúc thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong top 10
doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, dẫn đầu là Công
ty Dược Hậu Giang nhưng thị phần cũng không quá lớn (10,79%), các
doanh nghiệp khác trong top dẫn đầu cũng chỉ có thị phần dưới 10%. [9]
Thời gian qua, Doanh số các công ty dược phẩm nội địa chiếm gần
một nửa nhu cầu về thuốc của Việt Nam trong năm 2012.Tuy nhiên, gần
như tất cả những sản phẩm này là các thuốc generic giá rẻ, hơn 70% giá trị
của thị trường là từ nhập khẩu. Tất cả sản phẩm dược công nghệ cao tại
Việt Nam đều từ nhập khẩu, đặc biệt là các loại thuốc biệt dược, đặc chủng
do Việt Nam chưa sản xuất được, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào
và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Vì thế, thuốc nhập khẩu là kênh phân
phối rất lớn trên thị trường thuốc Việt Nam.
Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm được thể hiện ở bảng sau: [13]
Bảng 1.1: Số liệu thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc trong 5 năm gần đây

Năm
Tổng trị giá
tiền thuốc sử
dụng
(1.000USD)
Trị giá SX
trong nước
(1.000USD)
Trị giá thuốc
nhập khẩu
(1.000USD)
Bình quân
tiền thuốc
đầu người
(USD)
2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39
2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45
2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77
2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25
2011 2.432.500 1.140.000 1.527.000 27,60

10

2. BẢO QUẢN VÀ TỒN TRỮ THUỐC
1.2.1. Khái niệm và vai trò của bảo quản thuốc
*Bảo quản thuốc là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói,
bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài
liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất. [3]
1.2.2. Thực hành tốt bảo quản thuốc
*Khái niệm “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good

Storage Practices, viết tắt: GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc
bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản
xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho
thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
* Nội dung cơ bản của thực hành tốt bảo quản thuốc[3], [7]
+ Nhân sự: Có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp được đào tạo về
“Thực hành tốt bảo quản thuốc”.,
+ Nhà kho và trang thiết bị: Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng,
trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc,
bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có.
+ Các quy trình bảo quản: Các thuốc cần được bảo quản trong các
điều kiện đảm bảo được chất lượng của chúng. Thuốc cần được luân
chuyển để cho những hàng nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử
dụng trước. Nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out)
hoặc hết hạn trước xuất trước (FEFO- First Expires First Out) cần phải
được thực hiện.
+Tiếp nhận thuốc.Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối
chiếu so với các tài liệu chứng từ liên quan, các hồ sơ ghi chép phải được
lưu trữ cho từng lần nhập hàng.
+ Cấp phát - quay vòng kho: Chỉ được cấp phát các thuốc đạt tiêu
chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng. Phải duy trì các bản ghi chép dễ
hiểu, thể hiện tất cả các lần nhập kho, xuất kho của thuốc, việc cấp phát cần
phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước-xuất trước).

11

+ Bảo quản thuốc: Các điều kiện bảo quản cần được duy trì trong
suốt thời gian bảo quản, bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt
quá trình bảo quản. Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo
nguyên tắc FIFO hoặc FEFO được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết

hoặc hết hạn dùng.
+ Thuốc trả về: Tất cả các thuốc trả về phải được bảo quản tại khu
biệt trữ và chỉ quay trở lại kho thuốc lưu thông sau khi có sự phê duyệt bởi
người có thẩm quyền căn cứ trên các đánh giá thoả đáng về chất lượng,
đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
1.2.3. Tồn trữ thuốc
Tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì trong quá
trình sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm
trong kho. Tồn trữ không chỉ là việc cất gữi hàng hóa trong kho mà là một
quá trình xuất nhập kho hợp, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Công tác tồn trữ là một mắt xích quan
trọng trong việc đưa thuốc đến tận tay người tiêu dùng với số lượng đầy đủ,
chất lượng đảm bảo, kịp thời về mặt thời gian và giảm đến mức tối đa các
hư haotrong quá trình bảo quản và phân phối thuốc. [12]
Đối với một cơ sở chuyên thực hiện phân phối thuốc cho các bệnh
viện, cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc việc thực hiện tốt công tác tồn trữ là
một lợi thế cạnh tranh lớn không thể bỏ qua. Để đảm bảo chất lượng thuốc
trong quy trình tồn trữ đòi hỏi các kho phải có cơ sở vật chất đáp ứng các
yêu cầu về bảo quản thuốc điều trị có quy trình thực hành bảo quản thuốc
tốt trong kho.
Công tác tồn trữ bao gồm các nội dung:
+Xác định nhu cầu thuốc: là việc tập hợp tất cả các loại thuốc với
hàm lượng thích hợp, số lượng đủ và đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong một thời gian, không gian nhất
định. Hiện nay việc xác định nhu cầu thuốc của một chi nhánh chuyên phân
phối ngoài dựa vào các yếu tố như mô hình bệnh tật, kỹ thuật chẩn đoán
hiệu lực điều trị của thuốc, các thuốc cạnh tranh cùng hàm lượng, dạng bào

12


chế của các đối thủ cạnh tranh… mà còn phụ thuộc vào các chính sách
khuyến mại tiếp thị của tổng công ty.
+Tiếp nhận, bảo quản thuốc tại kho để làm nhiệm vụ cung ứng thuốc
theo đơn hàng.
1.3. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HẬU GIANG
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày thành lập: Tiền thân của Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm
(nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Sau 30/04/1975 Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao xí
nghiệp 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý
Năm 1988, UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập công ty cung
ứng vật tư, thiết bị y tế vào Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang.
Ngày 02/9/2004 cổ phần hóa Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang
thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ
đồng
Niêm yết: Ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn
HOSE.
Các đợt tăng vốn điều lệ:
Bảng 1.2: Các đợt tăng vốn điều lệ của DHG[14]
ĐVT: 1.000 đồng
Thời điểm
Vốn trước
phát hành
Vốn tăng
Vốn sau
Phát hành
8/2007 80.000.000 20.000.000 100.000.000
12/2007 100.000.000 100.000.000 200.000.000
12/2009 200.000.000 66.629.620 266.629.620

9/2010 266.629.620 2.500.000 269.129.620

13

Các sự kiện quan trọng
1996: Năm đầu tiên sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn
“Hàng Việt Nam chất lượng cao” (15 năm liền)
Năm đầu tiên nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP
Năm đầu tiên DHG dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam liên
tục cho đến nay
2004: Cổ phần hóa
2006: Niêm yết cổ phiếu
Trải qua 36 năm hình thành và phát triển, hiện nay DHG được công
nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Đây là
những yếu tố cần thiết giúp công ty vững bước trên con đường hội nhập.
1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh và vị thế
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm
chức năng và mỹ phẩm. Trong đó doanh thu từ dược phẩm chiểm tỷ trọng
chủ yếu trong cơ cấu kinh doanh.
Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu chủ yếu trong cơ cấu kinh doanh.
Tên sản
phẩm
Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Dược Phẩm

94,20% 88,67% 87,71% 87,70% 87,55%
Thực phẩm
chức năng
5,80% 11,28% 12,28% 12,30% 12,45%
Mỹ phẩm 0,003% 0,05% 0,01% 0,003% 0,002%
Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%
Vị thế và quy mô công ty: Dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt
Nam 17 năm liên tiếp kể từ năm 1996. Tốc độ tăng trưởng của DHG nhìn
chung cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường. Đặc biệt năm 2012 tốc độ
tăng trưởng của DHG đạt 18% là một nỗ lực đàng ghi nhận của công ty

14

trong tình hình kinh tế khó khăn chung của các công ty dược trong nước
với tốc độ trong nước chỉ ước đạt 5%[9]
Về Thị phần: Theo Báo cáo kết quả thực hiện năm 2013 của Cục
Quản lý Dược Việt Nam, tổng tiền thuốc ước tính sử dụng năm 2013 là
2,78 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2012 (2,6 tỷ USD). Trong đó, giá trị
thuốc sản xuất trong nước ước tính đạt 1,3 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm
2012, chiếm 46,84% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Tiền thuốc bình quân
đầu người năm 2013 ước tính 31,18 USD/người/năm (năm 2011 là 29,5
USD/người/năm).
Năm 2013, doanh thu thuần từ dược phẩm tự sản xuất của DHG đạt
3.005 tỷ VND. Quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ USD tại thời điểm 31/12/2013
là 21.125, thị phần của DHG so với thị trường thuốc sản xuất trong nước
chiếm 11% và so với tổng giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm 5%. [10]

Theo báo cáo của IMS Quý 4/2013, DHG là doanh nghiệp trong
nước duy nhất có thị phần nằm trong Top 3 các doanh nghiệp dẫn đầu thị
trường dược phẩm Việt Nam cùng với các doanh nghiệp nước ngoài khác,
tiếp tục đứng vị trí thứ 3 sau hai tập đoàn lớn là Sanofi Group và
GlaxoSmithKline Group.

Hình 1.1: Thị phần của các doanh nghiệp trong quý 4/2013
Nguồn: IMS Health Quý 4/2013

15

Năm 2013, Doanh thu thuần từ Dược phẩm tự sản xuất năm 2013đạt:
3.527 tỷ VNĐ, tăng trưởng 20,34% so với cùng kỳ, thị phần DHG so với
thị trường thuốc sản xuất trong nước chiếm 10,8%và so với tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng chiếm 5%. Theo báo cáo của IMS các năm 2008- 2011 DHG
là doanh ngiệp trong nước duy nhất có thị phần nằm trong top 5 các doanh
nghiệp dẫn đầu thị trường dược phẩm Việt Nam cùng với các doanh nghiệp
dược phẩm nước ngoài khác và đứng thứ 4 trong các nhà sản xuất Dược
Phẩm tại Việt Nam [10]
Hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước từ Lạng Sơn đến Mũi Cà
mau với 12 Công ty con phân phối, 24 chi nhánh và 68 quầy thuốc bán lẻ
trực thuộc DHG tại các bệnh viện tỉnh ( Tính đến ngày 31/03/2013)[5]
1.3.3. Hệ thống các giá trị cốt lõi
* Lấy chất lượng, an toàn, hiệu quả làm cam kết cao nhất
Điều DHG quan tâm nhất là:
+ Chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải được ưu tiên hàng đầu.
+ Hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty đạt tối đa.
+ Môi trường làm việc tại Công ty là an toàn và lành mạnh.
+ Công việc của Nhân viên được thực hiện một cách chuyên nghiệp.
+ Nhân viên tại Công ty có công việc ổn định và được cống hiến lâu

dài.
* Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
Con người là nguồn lực quí giá nhất, vì vậy DHG luôn quan tâm:
+ Nhân viên được đào tạo chính quy, sẵn sàng chấp nhận những thử
thách mới và luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu đầy thách thức.
+ Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp, mọi nơi trong Công
ty.
+ Khuyến khích tinh thần sáng tạo, cải tiến, đổi mới và hoàn thiện
trong mỗi Nhân viên.
* Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động

16

- DHG muốn tìm và giữ những con người phù hợp nhất trong tất cả
các lĩnh vực chuyên môn.
- DHG muốn mỗi nhân viên hiểu rằng: dù ở vị trí công việc nào, họ
đều là một phần không thể thiếu trong Công ty.
+ Xác định và mô tả rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân.
+ Ban hành mệnh lệnh và hướng dẫn thi hành các chính sách của
Công ty, nội qui làm việc, qui tắc đạo đức và các hướng dẫn khác rõ ràng,
cụ thể, sát thực tế, dễ thực hiện và có kiểm tra nhắc nhở.
+ Quan tâm rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa.
+ Thăng chức, trả công, trả thưởng dựa trên sự đánh giá công bằng
năng lực và thành tích công việc của từng nhân viên, thành tích của tập thể
và giá trị của thị trường.
*Lấy bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào Công ty
- Với DHG, đạo đức được xem là giá trị tiềm tàng bên trong, là
những chỉ dẫn trong xử thế hàng ngày, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
danh tiếng Công ty, là nền tảng cho sự thành công và phát triển bền vững
của Công ty, thể hiện đặc điểm riêng có của đội ngũ nhân viên DHG.

- Quan trọng hơn hết, hình ảnh DHG phụ thuộc vào cách đối xử của
mỗi người trong DHG – bởi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
mối đe dọa lớn nhất không phải là sự khủng hoảng về tài chính, mà đó là sự
khủng hoảng về hình ảnh Công ty.
- DHG xem việc xây dựng, gìn giữ và phát triển những chuẩn mực
đạo đức, các giá trị và quan niệm tốt đẹp trong cách tổ chức và kiểm soát
công việc, cách quản lý và ra quyết định, cách giao tiếp ứng xử và truyền
thông như là những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp; với mục đích:
+ Đề cao các giá trị: “Chất lượng – Hiệu quả - Sáng tạo – Trung
thành – Kỷ cương – Chuyên nghiệp” trong mọi hoạt động của từng cá nhân
và tập thể.

17

+ Tạo một ấn tượng đẹp, một nét riêng thuyết phục với xã hội, với
mọi người; từ đó vun đắp uy tín nhằm tăng cường sự phát triển của Công
ty.
+ Xây dựng một tập thể gắn bó, thương yêu nhau với những thành
viên giỏi về công việc, ngày càng hoàn thiện về nhân cách.
+ Xem “Bản sắc Dược Hậu Giang” là sức mạnh nội lực, là một trong
những giải pháp quản trị điều hành phối hợp giữa truyền thống và hiện đại,
giữa lịch sử và phát triển; là tài sản vô giá được truyền từ nhiều thế hệ.
*Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
- Trên nguyên tắc hợp tác và cùng có lợi, DHG luôn duy trì và phát
triển mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở bình đẳng, lành mạnh, tuân thủ
pháp luật và cùng phát triển.
+ Xem khách hàng là người mang lại nguồn lợi cho công ty
+ Tuân thủ tất cả các luật lệ và qui định nhằm đảm bảo việc giữ vững
niềm tin đối với người tiêu dùng, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và xã
hội.

+ Cải tiến và hoàn thiện các chính sách chăm sóc khách hàng mang
nét đặc trưng văn hóa Dược Hậu Giang: thân thiện, chu đáo, tận tâm.
+ Thực thi hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm ngăn ngừa việc
vi phạm pháp luật và đạo đức trong kinh doanh.
+ Duy trì mối quan hệ công bằng và minh bạch với các nhà cung cấp.
*Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
- Tất cả các hoạt động của Công ty đều hướng đến mục tiêu luôn
luôn dẫn đầu trong các quá trình đòi hỏi công nghệ cao (sản xuất,
marketing, quản lý).
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với các thuộc tính khác biệt,
vượt trội, mang lại giá trị mới tăng thêm cho người tiêu dùng; góp phần
định hướng tiêu dùng của thị trường.

18

- Phát triển và cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao, chú trọng đến
sức khỏe và an toàn cho khách hàng và người tiêu dùng.
- Mở rộng nguồn tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực trẻ, phù
hợp, thu hút và phát triển các tài năng.
* Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.
- DHG là thành viên trong cộng đồng nơi làm việc DHG luôn luôn
sánh vai với cộng đồng để cùng phát triển.
+ Ban hành và tuân thủ các biện pháp tích cực liên quan đến môi
trường, an toàn và sức khỏe, và xúc tiến các hoạt động liên quan đến trách
nhiệm nhằm tăng cường các biện pháp này.
+ Tổ chức các hoạt động để tăng cường sự phát triển của các thế hệ
tương lai nhằm đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội.
+ Giành được thiện chí và niềm tin thông qua việc đóng góp cho
cộng đồng địa phương với trách nhiệm là những thành viên trong xã hội.
+ Chăm sóc, dạy dỗ con em Nhân viên, tạo cho các cháu có lòng tự

hào về Công ty. Quan tâm ươm mầm tương lai.[14]
1.3.4. Tầm nhìn và sứ mệnh
TẦM NHÌN
"Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"
SỨ MẠNG
"Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn"






×