MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang bước vào kỷ
nguyên của công nghệ thông tin (CNTT) cùng với nền kinh tế tri thức, trong
xu thế toàn cầu hóa. Điều đó đòi hỏi con người phải linh hoạt, sáng tạo và thái
độ tích cực để tiếp nhận và làm chủ tri thức, làm chủ thông tin. Để có được
những con người đó, thì giáo dục - đào tạo luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đất nước, từng
dân tộc. Sự phát triển như vũ bão của CNTT kết hợp với xu thế toàn cầu hóa
đó góp phần hình thành một nền kinh tế mạng, ảnh hưởng mạnh mẽ và làm
thay đổi sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội của các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới tạo ra những nhân tố mới của nền kinh tế và xã hội;
bước đầu hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao động phải có kiến thức cơ bản,
chuyên môn vững vàng, có kỹ năng tay nghề cao. Muốn đào tạo ra những con
người đó thì đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải có những biến đổi mạnh mẽ, phải
luôn cập nhật và triển khai một cách hiệu quả những thành tựu khoa học tiên
tiến, nhất là CNTT vào dạy học trong nhà trường từ giáo dục mầm non đến
phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và đại học nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” đã nhận định “Sự
đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt
để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới;
những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận
dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển”. Chỉ thị 58 – CT/TW
của Bộ Chính trị khóa VIII khẳng định: “Ứng dụng và phát triển CNTT là
nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH; là phương tiện chủ lực
để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
1
Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng đều phải
ứng dụng CNTT để phát triển”.
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương
rất cụ thể trong toàn ngành về đổi mới PPDH; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo
kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; dạy tin học cho học
sinh hay ứng dụng CNTT trong quản lý: hồ sơ giáo viên, học sinh, các báo
cáo; truy cập mạng Internet… Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT vào trong dạy
học bước đầu đã có kết quả đáng kể. Chỉ thị 29/2001/CT- BGD& ĐT về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành gi¸o dôc giai đoạn
2001 – 2005 nêu rõ: “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn
trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến
người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy học”.
Hưởng ứng công cuộc đổi mới của ngành giáo dục - đào tạo, Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã quan tâm đến công tác đổi mới nội dung,
PPDH đã quan tâm đầu tư các nguồn lực cho việc ứng dụng CNTT trong dạy
học và trong công tác quản lý của các cấp học nói chung và cấp học giáo dục
mầm non nói riêng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nối mạng LAN, xây
dựng trang Website; chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học tương đối đồng bộ và hiệu quả. Khuyến khích giáo viên
ở các cấp học sử dụng giáo án điện tử, phương tiện dạy học hiện đại, do đó đã
có chuyển biến về nhận thức và được cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh,
các cấp ủy đảng chính quyền địa phương đồng tình, ủng hộ.
Mặt khác, việc ứng dụng CNTT trong dạy học còn nhiều bất cập như
trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn hạn chế; công tác quản lý
trang thiết bị còn lỏng lẻo, điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học của các
trường chưa đồng nhất do điều kiện kinh tế, xã hội, do quan niệm của từng địa
phương, nhất là công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục trong việc thiết
kế, sử dụng giáo án điện tử còn nhiều hạn chế.
2
Có nhiều cán bộ quản lý hạn chế trong việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng
tin học nên công tác chỉ đạo, quản lý còn buông lỏng; không đi sâu đi sát
kiểm tra, đánh giá khách quan chính xác để chấn chỉnh kịp thời.
Năm học 2008 – 2009, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Sở GD-ĐT thực hiện
nhiệm vụ năm học với chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học” và
năm học 2009 – 2010, năm học 2010 - 2011 thực hiện nhiệm vụ năm học với
chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” nhằm
nâng cao chất lượng quản lý, cải tiến phương pháp dạy học, gây hứng thú học
tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Những năm gần đây, giáo dục mầm non tỉnh Nam Định đã được chính
quyền các cấp, các cấp quản lý giáo dục, phụ huynh, các nhà tài trợ… quan
tâm đầu tư mua sắm đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại như máy
tính, máy chiếu Projector, màn hình… cho các trường mầm non trong tỉnh.
Đồng thời Sở GD - ĐT đã phát động phong trào giảng dạy bằng giáo án điện
tử trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ. Tuy nhiên, nhiều trường còn bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình triển
khai ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục cho trẻ. Đặc biệt, chưa có biện
pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, khai thác nguồn dữ liệu
phục vụ cho quá trình dạy học tích cực.
Từ những lý do trên, với mong muốn tìm ra những biện pháp để quản
lý việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động
thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng CNTT nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, tác giả
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các
trường mầm non tỉnh Nam Định, đề xuất một số biện pháp quản lý của Sở
3
Giáo dục – Đào tạo tỉnh Nam Định nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở các trường mầm non.
3. Khách thể nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở các
trường mầm non tỉnh Nam Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở
các trường mầm non tỉnh Nam Định.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Một số biện pháp quản lý có tác dụng cho việc ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn
hiện nay.
4.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát:
Cán bộ, chuyên viên phụ trách mầm non của Phòng, Sở GD - ĐT; cán
bộ quản lý, giáo viên 5 trường mầm non của huyện Trực Ninh, 5 trường mầm
non của phòng GD & ĐT thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
5. Giả thuyết khoa học:
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục của các trường
mầm non tỉnh Nam Định đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nếu tìm được
một số biện pháp quản lý mới thích hợp, khắc phục được những hạn chế
đang tồn tại trong thực tiễn, thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ
trong các trường mầm non tỉnh Nam Định.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định.
4
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý mang tính khả thi việc ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định.
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng
dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các Văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, của
ngành giáo dục về phát triển giáo dục, về ứng dụng CNTT trong giáo dục.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Phương pháp khác: Phương pháp phân tích, xử lý số liệu…
8. Nh÷ng vÊn ®Ò mới của đề tài:
Đánh giá được thực trạng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp
quản lý nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non.
9. Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu
tham khảo, Phụ lục, nội dung được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định.
Chương 3: Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục ở các trường mầm non tỉnh Nam Định.
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ứng dụng CNTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong
GDMN trên thế giới
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến ứng
dụng công nghệ thông tin như: Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Mỹ… Để có được ứng dụng CNTT như ngày nay họ đã có một
quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài với nhiều dự án, chương trình quốc
gia về tin học hóa cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào lĩnh
vực giáo dục. Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri
thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Vì vậy, họ đã
thu được những thành tựu rất đáng kể trong các lĩnh vực như: Điện tử, sinh
học, y tế, giáo dục,…
Từ những năm 1990, ứng dụng CNTT vào phương pháp dạy và học mới
trong trường học đã được các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,
Australia đề cập tới trong chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia mình
nhằm đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng cho sự phát triển
nhanh của nền công nghệ cao các nước này. Tuy nhiên, các quốc gia này đều
cùng chung một vấn đề là các hệ thống giáo dục bao gồm trường học các cấp
và đại học là quá lớn và lâu đời. Phương pháp giáo dục cổ điển đã thành hệ
thống không còn thích ứng với sự phát triển nhanh của kỷ nguyên CNTT vì
thế vấn đề đặt ra là phải có những thay đổi mang tính cách mạng trong nhà
6
trường về phương pháp quản lý, phương pháp dạy và học và cùng với nó là
các trang bị thiết bị hiện đại trong lớp học, trường học và viện nghiên cứu.
Chính vì thế, các tập đoàn lớn như IBM, Intel đã đầu tư rất lớn cho các dự án
hỗ trợ giáo dục toàn cầu nhằm thay đổi việc ứng dụng CNTT vốn lạc hậu
trong các trường và thử nghiệm các phương pháp dạy và học mới, những
phương pháp được cho là rất gần với môi trường học tập hiện đại như: học
tích cực, khuyến khích khả năng tự tìm tòi nghiên cứu của cá nhân, khuyến
khích tính sáng tạo, khả năng làm việc độc lập; rèn luyện kỹ năng trình bày
cũng như phê phán, đánh giá… Một số chương trình giáo dục đã thành công
trên thế giới như IBM tái sáng tạo giáo dục (Reinventing Education), Intel
(teach to the future), IBM Kidsmart…
Đối với giáo dục mầm non (GDMN), theo kết quả của báo cáo do tổ
chức Hệ thống các trường quốc gia Australia đánh giá hiệu quả của chương
trình IBM Kidsmart trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, việc ứng dụng
CNTT trong giáo dục mầm non nhằm mục đích:
- Tạo đà phát triển năng lực, kỹ năng cho trẻ từ lứa tuổi mầm non và
phục vụ mục tiêu GDMN của Bộ Giáo dục các nước tham gia chương trình.
- Hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên mầm non ứng dụng hiệu quả công
nghệ mới vào quá trình dạy và học thông qua các khóa tập huấn và phát triển
nghiệp vụ.
- Hỗ trợ các tiến trình đổi mới GDMN thông qua ứng dụng công nghệ.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và GDMN nói riêng là
nhu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức giáo dục trẻ ngành giáo dục, là yêu cầu của xã hội đòi hỏi một
lực lượng lao động có chất lượng cao thích nghi với sự phát triển nhanh của
thông tin truyền thông. Chính vì thế cần có sự đặt nền móng cho trẻ từ lứa
tuổi trước khi đến trường.
7
Có thể nói khởi nguồn vấn đề ứng dụng CNTT trong việc giáo dục trẻ là
cho trẻ chơi những trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử được thiết kế và cài đặt
vào các thiết bị điện tử hoặc máy vi tính. Nghiên cứu về trò chơi điện tử đối
với trẻ em, bà Esther Gabriel, chuyên gia tâm lý học Mỹ về những vấn đề của
trò chơi điện tử đã có nhận xét như sau: “Trong khi chơi trò chơi điện tử, trẻ
có thể tiến bộ về tư duy, vì trẻ phải thu nhận nhiều thông tin vừa phải ghi nhớ,
suy diễn và xử lý thông tin nhanh. Trò chơi này giúp cho trẻ phản xạ nhạy bén
và phát triển óc tưởng tượng, nhất là các trò chơi có nội dung về các cuộc
phiêu lưu và các pha mạo hiểm. Trò chơi điện tử cũng có thể giúp cho trẻ
cách học cần thiết để đạt tới một mục đích. Không nên quên rằng trẻ vừa chơi
lại vừa sử dụng máy tính thì trẻ còn có khả năng mở mang kiến thức về tin
học”.
1.1.2 Ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT trong GDMN ở Việt Nam
Việt Nam với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế tri
thức và sự bùng nổ của Internet, của các sản phẩm phần mềm tin học ứng
dụng làm cho đời sống xã hội được nâng lên, làm thay đổi nhận thức của con
người và đi vào mọi lĩnh vực, ngành nghề trong đó có giáo dục và đào tạo.
Giáo dục luôn được coi là nền tảng của sự phát triển khoa học – công
nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Mục tiêu của kế hoạch đến năm 2015, Việt Nam có khoảng 30% số
lượng sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại
học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động
quốc tế; đảm bảo 100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được
đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT; 100% học sinh trung
học cơ sở và 80% học sinh tiểu học được học tin học. Đến năm 2015, 65% số
giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy,
bồi dưỡng. Đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên
dạy nghề, sinh viên có máy tính dùng riêng. [16]
8
Về định hướng phát triển CNTT giai đoạn năm 2020, cần đạt được 70%
số lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo về CNTT; trên 90% giảng
viên đại học và trên 70% giáo viên cao đẳng về CNTT có trình độ từ thạc sỹ
trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ.
Cũng vào giai đoạn này, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông
và các cơ sở giáo dục khác cũng được học ứng dụng CNTT. [16]
Trong hoạt động dạy học, CNTT được coi là một trong những công cụ
lao động đắc lực giúp cán bộ quản lý nâng cao chất lượng quản lý, giúp các
thầy cô nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh có thể sử dụng máy tính như
một công cụ học tập để củng cố, cập nhật những kiến thức mới bởi vì CNTT
có chức năng: thu thập, xử lý, lưu giữ và truyền dữ liệu. CNTT làm nội dung
bài giảng sinh động, phong phú và phương pháp truyền đạt của người thầy
linh hoạt, sáng tạo thông qua hình ảnh, âm thanh.
Thông qua nối mạng Internet, giáo viên và học sinh có thể biết thêm
nhiều thông tin cần thiết cho mỗi bài học, kiến thức được khắc sâu và mở
rộng; nhờ có CNTT học sinh có thể tự học mọi nơi, mọi lúc, cập nhật những
thông tin cần thiết phù hợp với nhu cầu bản thân và xã hội… đó chính là mục
tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới trong việc đào tạo con người
mới.
Như vậy, ứng dụng CNTT trong dạy học chính là cơ sở tất yếu để thực
hiện mục tiêu GD - ĐT hiện nay.
Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT đã tạo điều kiện cho mối liên kết giữa
nhà trường và gia đình, cộng đồng đạt hiệu quả, thu hút được các lực lượng
cùng chăm lo cho giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế
xã hội (KT-XH), đặc biệt là đối với GD-ĐT, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chủ trương, chính sách quan trọng để đẩy mạnh việc ứng dụng và quản
lý việc ứng dụng CNTT như chương trình quốc gia về CNTT (1996 – 2000)
9
và Đề án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003 – 2005) ban hành
kèm theo Quyết định 47 của Ban Bí thư TW Đảng. Đề án tin học hóa quản lý
hành chính nhà nước (2001–2005) ban hành kèm theo Quyết định số
112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt quan
trọng ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 .
Gần đây đã có rất nhiều những bài viết, những cuộc hội thảo và đề tài
khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta,
chẳng hạn như:
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bài viết “Ứng dụng CNTT trong
giáo dục – 8 bài học kinh nghiệm quốc tế”.
Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai
thác tài liệu ở thư viện” – Thư viện tỉnh Phú Yên ngày 7/7/2006.
Hội thảo khoa học toàn quốc “Các giải pháp công nghệ và quản lý
trong ứng dụng CNTT – TT vào đổi mới phương pháp dạy – học”.
Dự án “Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM”
PGS. TS Đào Thái Lai “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường phổ thông Việt Nam”.
GS.TSKH Đỗ Trung Tá “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”.
Lưu Anh Kỳ “Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công
nghệ thông tin”.
Vụ Giáo dục Mầm non nghiên cứu đề tài “cho trẻ mẫu giáo làm quen
với máy tính” mã số B97-45-07-TD với phần mềm giáo dục mầm non 1 và
mầm non 2 liên quan đến toán, chữ cái và tô vẽ được thực hiện tại 19 trường
trọng điểm trong toàn quốc và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong GDMN chỉ thực sự mạnh mẽ từ
năm 2000 với việc đưa chương trình IBM Kidsmart như là một giải pháp giáo
10
dục tổng thể được nghiên cứu rất kỹ lưỡng bởi các chuyên gia giáo dục và
công nghệ thông tin nổi tiếng thế giới. Kidsmart mang đến các trường mầm
non và trung tâm văn hóa thiếu nhi thiết bị hiện đại, phần mềm giáo dục, tập
huấn giáo viên, phương pháp giáo dục mới và hàng loạt các cơ hội học tập
trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ giữa các giáo viên, chuyên gia giáo dục và
cộng đồng. Theo TS. Trần Lan Hương: "Khi bắt đầu đưa chương trình
Kidsmart vào thử nghiệm, nhiều người đã đặt nghi vấn liệu máy tính có phù
hợp với lứa tuổi mẫu giáo, có đóng vai trò giáo dục và ảnh hưởng đến sự phát
triển giao tiếp xã hội, ngôn ngữ của trẻ? Bây giờ thì đã có thể khẳng định nó
là chương trình dạy học tích cực, có thể coi như một bộ sưu tập phong phú về
các chiến lược giáo dục”.
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung và GDMN nói riêng
là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc
quản lý ứng dụng CNTT trong các nhà trường hiện nay như thế nào cho có
hiệu quả là vấn đề cần phải bàn luận. Gần đây, đã có một số công trình nghiên
cứu biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông như: tác
giả Nguyễn văn Tuy với đề tài “Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”;
tác giả Đỗ Văn Tiến với đề tài “Biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào
dạy học trong các trường THCS của phòng giáo dục - đào tạo huyện Gia Lâm
– Hà Nội”; tác giả Vũ Thị Thu Hương với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường tiểu học quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội”…
Qua nghiên cứu, các tác giả đều khẳng định việc ứng dụng CNTT trong
dạy học là hết sức cần thiết và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý
mà người hiệu trưởng áp dụng trong nhà trường. Các tác giả cũng đề xuất,
kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc triển khai một số biện pháp quản lý
việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường thuộc phạm vi quản lý. Tuy
11
nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến biện pháp quản lý việc ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Vấn đề ứng dụng
CNTT trong dạy học không phải là mới mẻ nhưng cũng còn nhiều bất cập,
lúng túng cho các Hiệu trưởng khi đưa ra các biện pháp quản lý việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non sao cho có hiệu quả. Quản lý
việc ứng dụng CNTT vào hoạt động GDMN là công việc cần thiết và lâu dài
đòi hỏi phải có định hướng triển khai đúng đắn và mang tính chiến lược.
1. 2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Các
Mác với tư tưởng sâu sắc về hoạt động quản lý: “một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự
điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Như vậy quản lý
là điều khiển, là chỉ huy, là tổ chức, là hướng dẫn, là phối hợp quá trình hoạt
động của con người trong các tổ chức xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khác
nhau về quản lý.
Nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động
F.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần
làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [39, tr.100]
- Theo tác giả người Mỹ, H.Koontz và những người khác: “Quản lý là
thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau
trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”[27,
tr.19].
Quản lý theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục 1998) là:
Tổ chức, hoạt động của một đơn vị, cơ quan;
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa quản lý như sau: “Quản lý
là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những
12
người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những
mục tiêu đã dự kiến”. [40, tr.43].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng:” Quản lý là quá trình tác động
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua các công cụ, phương tiện
để đạt được mục tiêu quản lý” [43].
Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác
quản lý. Hiệu quả đó phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể
quản lý và mục đích công tác quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý.
Mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý có thể do chủ thể quản lý
áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do sự cam kết, thỏa thuận giữa
chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tác động quản lý
tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý.
Mục tiêu chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý là căn cứ
chủ thể quản lý để tạo ra hoạt động quản lý.
Công cụ quản lý là các phương tiện (khách quan và chủ quan) mỗi chủ
thể quản lý dùng nó để tác động vào quá trình quản lý thông qua chức năng
quản lý bao gồm:
+ Chế định luật là chính sách quy định về mục tiêu, về nội dung, về
phương pháp, tổ chức thực hiện, các chính sách, chế độ quy định đối với các
hoạt động trong hoạt động quản lý.
+ Các chế định được xây dựng từ đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước từ các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển xã hội.
Song thực tiễn luôn luôn biến đổi khi đó chủ trương đường lối cũng thay đổi,
các chế độ cũ không còn phù hợp, không phát huy được tác động tích cực
trong quản lý và sự phát triển xã hội thì phải sửa đổi. Điều này đòi hỏi người
quản lý phải luôn nắm vững các chế định để vận dụng một các thích hợp. Hay
nói cách khác: Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù
hợp với quy luật khách quan.
13
+ Thiết chế bộ máy để thực hiện thì công cụ tổ chức là rất cần thiết đối
với người quản lý. Nó giúp xây dựng một cơ cấu, bộ máy thích hợp cho công
việc, cải tiến bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu những việc
làm không hiệu quả.
Các nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực:
+ Nhân lực là lực lượng quan trọng nhất. Bởi vì nguồn lực người là yếu
tố quyết định cho sự phát triển cña xã hội.
+ Vật lực bao gồm tất cả vật tư, trang thiết bị tài sản cố định phục vụ
cho việc thực hiện một nhiệm vụ công tác.
+ Tài lực là vốn đầu tư tài chính bao gồm ngân sách nhà nước, tư nhân
và có thể là nguồn tài trợ từ nước ngoài.
+ Tin lực là nguồn thông tin cần thiết giúp con người đưa ra những
quyết định đúng dắn, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển.
Từ những dấu hiệu chung ta có thể khái quát cấu trúc hệ thống quản lý
bao gồm các yếu tố trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý
Hoạt động quản lý bao gồm các chức năng cụ thể:
- Chức năng lập kế hoạch: Là quá trình xác định mục tiêu, xác định các
bước đi để đạt được mục tiêu. Như vậy thực chất của lập kế hoạch là đưa toàn
14
MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Mục tiêu quản lý
Chủ thể quản lý Khách thể quản lý
bộ những hoạt động vào công tác kế hoạch hóa với mục đích, biện pháp rõ
ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho việc
thực hiện mục tiêu.
- Chức năng tổ chức: Là quá trình tổ chức sắp xếp, liên kết giữa các yếu
tố công việc – con người – bộ máy sao cho phù hợp ăn khớp với nhau cả
trong nội bộ từng yếu tố. Yếu tố trung tâm của tổ chức là con người. Bố trí
con người phải phù hợp với công việc. Tổ chức bộ máy phải lệ thuộc quy mô,
tính chất của các mối quan hệ giữa người và việc. Toàn bộ hoạt động của bộ
máy cuối cùng phải đạt hiệu quả cao, vì lợi ích của con người.
- Chức năng điều hành (chỉ huy): Là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của
người quản lý đối với các hoạt động của các thành viên của tổ chức để đạt
được mục tiêu quản lý. Điều hành là hoạt động thường xuyên mang tính kế
thừa và phát triển.
- Chức năng kiểm tra: Quản lý mà không có kiểm tra không gọi là quản
lý. Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý, kiểm tra chính là thiết lập
mối quan hệ ngược lại trong quản lý. Kiểm tra bao gồm các yếu tố cơ bản:
Xem xét, thu nhập thông tin ngược, đánh giá việc thực hiện công việc theo
chuẩn, nếu có sai lệch phải uốn nắn, điều chỉnh.
Các chức năng quản lý có mối quan hệ biện chứng với nhau và tạo
thành chu trình quản lý. Mối quan hệ đó được minh họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Mối quan hệ các chức năng quản lý
15
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Thông tin
Các chức năng này giúp cho nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình.
Muốn vậy người quản lý phải luôn nắm bắt thông tin, xử lý thông tin và tiến
hành việc quản lý theo các chức năng trên để dẫn dắt tổ chức, cơ sở đến mục
tiêu cần đạt được trên cơ sở thông tin là mạch máu của quản lý.
Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau đời sống xã hội đều có sự tham gia
của hoạt động quản lý như: Quản lý nhà nước, quản lý GD, quản lý doanh
nghiệp, quản lý nhà trường… mỗi lĩnh vực quản lý có đặc thù riêng song nó
đều có những nét cơ bản, đặc trưng chung của cả hoạt động quản lý và chính
hoạt động quản lý luôn góp phần quyết định vào việc nâng cao chất lượng
hiệu quả của từng tổ chức, của từng con người trong một hệ thống nhất định.
Với cách hiểu trên dễ dàng nhận thấy quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư
cách là một hệ thống và có liên quan đến nhiều yếu tố. Vì vậy quản lý không
chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật và hoạt động quản lý vừa có tính
khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính
xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử
xã hội của các thế hệ loài người, về hoạt động giáo dục, giáo dục là quá trình
tác động của xã hội và của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục để hình thành
cho họ những phẩm chất nhân cách.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục tuỳ theo cách tiếp
cận của các nhà lý luận:
Tác giả M.I. Kônđacốp định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, kế hoạch hóa, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục
cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở
nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật
16
khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và
tâm trí trẻ em… ”[34,94]
Theo X.Tgroup Lewin: Quản lý giáo dục là quá trình nghiên cứu khoa
học về các sự kiện và phương pháp tham gia và quyết định tổ chức hoạt động
giáo dục và khoa học quản lý chương trình giáo dục.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính
chất của nhà trường XHXN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất.[40,12].
Theo UNESCO: Quản lý giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo
dục, nhất là các quy trình, thủ tục, quy định, quy chế… và cách thức vận hành
của hệ thống giáo dục, tất cả các cấu phần hoạt động của hệ thống.
Quản lý giáo dục gồm 3 lĩnh vực:
+ Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện
chính sách và phân bổ nguồn lực).
+ Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực tài chính, con người và vật
chất).
+ Quản lý sư phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học, quá
trình giáo dục, thành tích và kết quả học tập).
Qua các định nghĩa trên ta có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục
tiêu giáo dục đề ra. Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng
17
tới sử dụng có hiệu quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết
quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất.
1.2.3. Quản lý nhà trường
“Nhà trường là một thiết chế xã hội, là một đơn vị cấu trúc cơ bản của
hệ thống giáo dục quốc dân” [41,150]. Do đó, quản lý nhà trường là quản lý
thiết chế của hệ thống giáo dục, đó chính là quản lý giáo dục ở cấp vi mô, cấp
độ một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý nhà
trường có nghĩa là tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường biến các
quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của đảng và Nhà nước
thành hiện thực.
Theo tác giả Mai Quang Huy: ”Quản lý nhà trường là hiện thực đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [29,4]
Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, để mô hình hóa “nhà trường” người ta
thường quan tâm đến 10 yếu tố hạt nhân hình thành và phát triển quá trình
đào tạo bao gồm:
+ Mục tiêu đào tạo (M)
+ Nội dung đào tạo (Tri thức) (N)
+ Phương pháp đào tạo (P)
+ Lực lượng đào tạo (thầy) (Th)
+ Đối tượng đào tạo (trò) (Tr)
+ Hình thức tổ chức đào tạo (H)
+ Điều kiện đào tạo (Đ)
+ Môi trường đào tạo (M
Ô
)
+ Quy chế đào tạo (Q)
+ Bộ máy đào tạo (B
Ô
)
18
Mười nhân tố trên liên hệ tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy
định lẫn nhau tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa chúng. Các nhân tốc đó
đều hướng vào trung tâm đó là sự phát triển của nhà trường. Mô hình dưới
đây có thể khái quát mối quan hệ của 10 nhân tố trên:
Do đó, quản lý nhà trường là một hệ thống hoạt động có mục đích có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận
hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà
trường XHCN, mà điểm hội tụ là hoạt động dạy học, giáo dục thế hệ trẻ nói
riêng và người học nói chung.
Như vậy, quản lý xã hội lấy tiêu điểm là quản lý giáo dục (giáo dục là
quốc sách hàng đầu) thì quản lý giáo dục phải coi nhà trường là nút bấm
(quản lý lấy nhà trường làm nền tảng) và quản lý nhà trường phải lấy quản lý
hoạt động dạy học là khâu cơ bản. Quản lý hoạt động dạy học là tác động hợp
quy luật của chủ thể quản lý dạy học bằng các quy định pháp lý về giáo dục -
đào tạo, bộ máy tổ chức, nhân lực, tài lực dạy học và thông tin, môi trường
dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý dạy học.
19
T
H M Đ
Tr
Mô
P
Bô
N
Q
Th
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục mầm non
1.2.4.1. Giáo dục mầm non
“Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi” (Điều 21, Luật GD, 2005).
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Điều 22, Luật GD, 2005).
“Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển
tâm sinh lý trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưìng, chăm sóc và giáo dục”.
“Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu
gương, động viên, khích lệ” (Điều 23, Luật GD, 2005).
Theo Điều lệ trường mầm non, Chương III, Điều 24: Hoạt động nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bao gồm:
1. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua
các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
2. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng;
chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toan.
3. Hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt
động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
4. Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ
tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
5. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động
tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em cho các cha mẹ và cộng đồng.
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích, khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người học theo
20
hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng
những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại
và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La
tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là qui trình,
cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".
Hoạt động giáo dục là hoạt động quan trọng nhất để hình thành nhân
cách con người và sức lao động của con người.
Sự giáo dục của mỗi con người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong
suốt cuộc đời.
Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục trong
những năm tháng đầu đời, một trong những giai đoạn học hỏi, tiếp thụ nhiều
nhất trong cuộc đời. Giai đoạn này dạy cho trẻ biết các quy ước trong cuộc
sống, các kỹ năng cơ bản thông qua các trò chơi.
Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần, trí tuệ. Trẻ mầm non hiếu động, tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi
thứ xung quanh. Nhưng trẻ còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề ở
cuộc sống xung quanh mà trẻ cần có sự hướng dẫn chỉ bảo của người lớn.
Trẻ con lại rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ
nghĩnh màu sắc sặc sỡ, các nhân vật “động” sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ
tập trung chú ý, giờ họat động sẽ cho kết quả tốt nhất. Do vậy, giáo viên phải
vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp giáo dục khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục đề ra.
1.2.4.2. Quản lý hoạt động giáo dục mầm non
Quản lý hoạt động giáo dục mầm non là sự tác động của các chủ thể
quản lý (từ hiệu trưởng các nhà trường mầm non, đến các cơ quan quản lý
giáo dục) bằng các chức năng quản lý vào các đối tượng quản lý (các hoạt
21
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục mầm non) để ®ạt được mục tiêu giáo
dục mầm non.
Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục mầm non tập trung vào quản lý các
hoạt động nhằm “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học
lớp một”.
1.2.5. Công nghệ thông tin
1.2.5.1. Khái niệm CNTT:
- Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số (Luật số: 67/2006/QH11, Luật Công nghệ thông tin).
- Công nghệ thông tin là công nghệ ứng dụng cho việc xử lí thông tin.
- Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm tất cả những dạng công nghệ
được dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi và sử dụng thông tin trong các hình
thức đa dạng của nó [38].
1.2.5.2. Khái niệm tin học
Tin học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và tính chất của
thông tin khoa học, cùng với việc thu thập, xử lý, lưu trữ, biến đổi và truyền
gửi chúng.
Trong thực tế nhiều khi người ta dùng lẫn lộn, dùng chung hai khái
niệm “tin học” và “CNTT”.
CNTT và tin học đều là lĩnh vực khoa học có đối tượng nghiên cứu là
việc thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.
CNTT nghiên cứu về các khả năng và các giải pháp, tức là nghiêng về
công nghệ theo nghĩa truyền thống. Khi nói CNTT là hàm ý muốn nói tới
nghĩa kỹ thuật công nghệ. Còn tin học thì nghiên cứu về cấu trúc và tính chất,
vì thế tin học gần gũi với cách hiểu là môn khoa học hay môn học. Khi nói tới
“tin häc” là hàm ý muốn nói tới nghĩa lý thuyết, nghĩa môn học.
22
Khi nói đến đưa tin học và CNTT vào nhà trường nghĩa là:
- Tăng cường đầu tư cho việc giảng dạy môn tin học cho cán bộ, giáo
viên và học sinh.
- Sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn học.
- Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý của Nhà trường về các mặt
như quản lý cán bộ khoa học, quản lý tài chính, quản lý đào tạo, quản lý tuyển
sinh…
1.2.5.3. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ các máy tính được kết nối với nhau
thông qua các thiết bị kết nối trên cơ sở các môi trường kết nối với mục đích
chia sẻ tài nguyên dùng chung như chia sẻ thiết bị, chia sẻ phần mềm dùng
chung, chia sẻ dữ liệu…
Ngày nay, mạng máy tính được phân loại dựa trên các tiêu chí về
không gian và mục đích sử dụng.
Mạng LAN (Local Area Network) là mạng máy tính trong đó các máy
tính và các thiết bị mạng được kết nối với nhau trong một không gian làm
việc nhỏ (01 toàn nhà). Thiết bị kết nối đặc trung của mạng LAN là Switch
Level 2, Hub, môi trường truyền tin thường là Cab hoặc sóng vô tuyến. Đặc
tính của mạng LAN là khả năngchia sẻ rất cao, tốc độ truyền tin lớn.
Mạng WAN (Wide Area Network) là mạng máy tính diện rộng trên
không gian của một thành phố, một khu vực rộng lớn. Thiết bị kết nối đặc
trưng là Switch Level 3 và Rouer, môi trường truyền tin là cab quang, cab
đồng, sóng vô tuyến… Đặc tính của mạng WAN là khả năng chia sẻ thông tin
và phần mềm dùng chung cao, thường được sử dụng cho một ngành, một tập
đoàn kinh tế có các chi nhánh phân bố nhiều nơi trên một không gian rộng.
Mạng Internet là mạng máy tính toàn cầu trong đó có nhiều cá nhân, tổ
chức tham gia. Thông tin được chia sẻ trên Internet được xuất xứ từ nhiều
nguồn gốc khác nhau và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Từ những
23
thông tin phục vụ cho giáo dục, y tế, quốc phòng, du lịch cho đến các thông
tin cã thể có hại cho các tổ chức, quốc gia và các nền văn hóa. Vì mỗi quốc
gia có hệ thống pháp lý riêng của họ và những hệ thống pháp lý này đôi khi
trái ngược nhau nên thông tin được đưa lên Internet hầu như không thể kiểm
soát được. Chẳng hạn tòa án Canada muốn đưa một công nhân nước họ vì tội
tuyên truyền, ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới nhưng họ không thể đưa anh ta ra
tòa được vì thông tin anh ta đưa lên mạng được lưu trữ ở Mỹ nơi mà điều này
được cho phép.
Những thông tin, dữ liệu và kiến thức loài người đưa lên Internet là vô
cùng lớn có thể được coi là vô hạn, nó bao gồm cả những thông tin tốt và
những thông tin xấu. Tuy nhiên cho đến nay Internet vẫn là một trong những
phát kiến lớn nhất của loài người. Là cơ sở của nền kinh tế thông tin và góp
phần vào việc giúp con người ở mọi nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
Xây dựng một thế giới tốt đẹp ở đó mọi khoảng cách về văn hóa, tập quán và
biên giới dường như bị xóa mờ.
1.2.5.4. Ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng CNTT là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các
hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động này.
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quản lý việc sử
dụng CNTT trong hoạt động dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của
người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và
ngài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của
nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra.
Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học có hiệu
quả đòi hỏi nhà quản quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng
24
v Nh nc v phỏt trin giỏo dc, phỏt trin CNTT trong nc v trong
ngnh giỏo dc.
1.3. Cỏc quan im ch o phỏt trin ng dng CNTT ca ng, Nh nc
và của ngành về ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục
Th gii ang bc vo thi i mi thi i ca xó hi thụng tin v
nn kinh t tri thc c hỡnh thnh trờn c s phỏt trin v ng dng rng rói
CNTT. Cuc cỏch mng thụng tin vi quỏ trỡnh ton cu hoỏ cú nh hng
sõu sc n mi lnh vc trong i sng kinh t xó hi, a con ngi
chuyn nhanh t xó hi cụng nghip sang xó hi thụng tin, t kinh t cụng
nghip sang kinh t tri thc, ú s cnh tranh ph thuc ch yu vo nng
lc sỏng to, thu thp, lu gi, x lý v trao i thụng tin.
Vi xu th bin i to ln ú ũi hi mi quc gia phi nm bt c
nhng c hi t ú cú ch trng, chin lc ỳng n song khụng trỏnh khi
nhng nguy c, thỏch thc. Vi s ch o trc tip, kp thi, sõu sỏt ca
ng, nh nc, vi ý chớ v quyt tõm cao, chỳng ta cú th tng cng nng
lc, tn dng tim nng CNTT, chuyn dch nhanh c cu nhõn lc v c cu
kinh t xó hi theo hng xõy dng mt xó hi thụng tin, kinh t da trờn tri
thc gúp phn y nhanh quỏ trỡnh Cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ t nc.
Nm bt c xu th bin i mnh m ca cuc cỏch mng thụng tin,
ng v Nh nc ta ó cú nhiu vn bn ch o, xỏc nh CNTT l mt
trong nhng ng lc quan trng nht trong s phỏt trin t nc.
- Hin phỏp nc CHXHCN Vit nam nm 1992 ó ghi rừ: Giỏo dc
v o to l quc sỏch hng u;
- Ch th 58 CT/TW ngy 17/10/2000 ca B Chớnh tr v y mnh
ng dng v phỏt trin CNTT phc v s nghip cụng nghip hoỏ, hin i
hoỏ ó ch ra ng dng v phỏt trin CNTT nc ta nhm gúp phn gii
phúng sc mnh vt cht, trớ tu v tinh thn ca ton dõn tc, thỳc y cụng
cuc i mi, phỏt trin nhanh v hin i hoỏ cỏc ngnh kinh t, tng cng
25