BỘ Y TẾ
TRƯỜNG DẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGYỄN THỪA TIẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH
PHỐ VINH NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG DẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỪA TIẾN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH
PHỐ VINH NĂM 2012
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK60732001
Người hướng dẫn: PGS TS. Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận
được sự dạy dỗ, hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô
giáo, các cán bộ công tác tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, gia đình và
bạn bè. Đến nay luận văn đã hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:PGS TS
Nguyễn Thị Song Hà, Trưởng Phòng Sau đại học Trường Đại học Dược Hà
Nội - đã giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy, các cô Trường Đại học Dược Hà Nội đặc biệt là Bộ môn Tổ
chức quản lý Dược đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức và động viên giúp đỡ
tôi trong suốt những năm học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh
viện Đa khoa thành phố Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh chị, các bạn lớp
Chuyên khoa I khóa 13 đã chia sẻ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Vinh, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thừa Tiến
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
TỔNG QUAN 3
1.1. QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 3
1.1.1. Lựa chọn thuốc 3
1.1.2 Mua thuốc: 7
1.1.3. Cấp phát, tồn trữ thuốc. 10
1.1.4. Quản lý sử dụng thuốc: 12
1.2. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY: 14
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP VINH: 19
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa TP Vinh : 19
1.3.2. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện: 20
1.3.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện. 20
1.3.4. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa TP Vinh 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Phương pháp mô tả hồi cứu 24
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu . 24
2.2.5. Trình bày và xử lý số liệu 25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TP VINH 27
3.1.1. Về quy trình lựa chọn thuốc. 27
3.1.2. Danh mục thuốc bệnh viện 28
3.1.3 Phân tích tính thích ứng của danh mục thuốc: 30
3. 2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP
VINH NĂM 2012 36
3.2.1. Quy trình đấu thầu 36
3.2.2. Hình thức lựa chọn nhà thầu 38
3.2.3. Kinh phí mua thuốc 39
3.2.4. Nguồn mua thuốc 41
3.2.5. Phương thức giao nhận 42
3.2.6. Thủ tục thanh toán: 43
3.3. Khảo sát hoạt động cấp phát, tồn trữ thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa
TP Vinh : 43
3.3.1. Phân tích công tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện: 43
3.3.l. Hoạt động cấp phát thuốc: 49
3.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TP VINH 2012 53
3.4.1. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện. 53
3.4.2. Hoạt động của tổ dược lâm sàng: 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH 59
4.1.1 Lựa chọn thuốc 59
4.1.2. Mua sắm thuốc 60
4.1.3. Cấp phát và tồn trữ thuốc 60
4.1.4. Giám sát sử dụng thuốc 62
4.2 VỀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. 62
KẾT LUẬN VÀĐỀ XUẤT 64
KẾT LUẬN 64
ĐỀ XUẤT 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADR
Tác dụng có hại của thuốc
BHYT
Bảo hiểm y tế
BYT
Bộ Y tế
DLS
Dược lâm sàng
DMT
Danh mục thuốc
DMTCY
Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY
Danh mục thuôc thiết yếu
DSDLS
Dược sỹ dược lâm sàng
DSĐH
Dược sỹ đại học
GTTT
Giá trị tiêu thụ
HSBA
Hồ sơ bệnh án
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
SLTT
Số lượng tiêu thụ
TCY
Thuốc chủ yếu
TTT
Thông tin thuốc
TW
Trung ương
VNĐ
Việt Nam Đồng
MỤC LỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa TP Vinh 20
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện 22
Bảng 1.3. Số lượng bệnh nhân đến KCB tại bệnh viên đa khoa TP Vinh trong năm
2011 23
Bảng 3.1. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý năm
2011 29
Bảng 3.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 31
Bảng 3.3. So sánh cơ cấu danh mục thuốc bệnh viên với danh mục 33
Bảng 3.4: So sánh tỷ lệ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc bệnh
viện. 35
Bảng 3.5. Mức độ phục vụ thuốc của danh mục Bệnh viện đa khoa TP Vinh năm
2012 36
Bảng 3.6. Kinh phí mua thuốc của khoa Dược trong năm 2011 39
Bảng 3.7. Kinh phí một số nhóm thuốc của khoa Dược bệnh viện 40
Bảng 3.8: Các doanh nghiệp trúng thầu năm 2011 42
Bảng 3.9. Số lượng các trang thiết bị bảo quản thuốc của bệnh viện 45
Bảng 3.10. Giá trị tiền thuốc xuất, nhập, tồn kho của khoa Dược BV đa khoa TP
Vinh năm 2011 48
Bảng 3.11. Giá trị tiền thuốc dự trữ của BVDKTPV các năm 2011 49
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện [11] 3
Hình 1.2. Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV [33] 4
Hình 1.3. Chu trình mua thuốc [37] 8
Hình 1.4. Quy trình cấp phát thuốc trong bệnh viện 11
Hình 1.5. Chu trình quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện [36] 13
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức khoa dược 21
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài 26
Hình 3.1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện Đa khoa thành phố
Vinh 27
Hình 3.10. Quy trình bình bệnh án tại bệnh viện đa khoa TP Vinh 58
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện một số bệnh có tỷ lệ tăng cao trong năm 2012 32
Hình 3.3. Quy trình đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Nghệ An 37
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện kinh phí mua một số nhóm thuốc trong năm 201241
Hình 3.5. Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa TP Vinh50
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú 51
Hình 3.7. Sơ đồ hệ thống kho Dược BV TP Vinh : 44
Hình 3.8. Sơ đồ mô tả quy trình thực hiện nghiệp vụ kho 47
Hình 3.9. Quy trình giám sát thực hiện danh mục thuốc 54
Hình 3.10. Quy trình bình bệnh án tại bệnh viện đa khoa TP Vinh 58
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng công tác
khám chữa bệnh là vấn đề cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng,
an toàn, hiệu quả và hợp lý. Hiện nay, công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện
đã đạt được những thành tựu nhất định. Hầu hết các bệnh viện đã thành lập Hội
đồng thuốc và điều trị, 96% khoa dược bệnh viện cung cấp đầy đủ thuốc cho
nhu cầu điều trị, 99% bệnh viện đảm bảo đúng thuốc trong danh mục của bệnh
viện và ở 94% bệnh viện bảo đảm chất lượng, số lượng và nguồn gốc thuốc.
Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tiết kiệm đã có tiến bộ. Hệ thống bệnh viện
đang sử dụng 65% thuốc sản xuất trong nước về chủng loại, phần còn lại là
thuốc nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên về giá trị, thuốc trong nước chỉ chiếm 50%
do giá rẻ hơn, và đa số là thuốc mang tên gốc. Công tác theo dõi tác dụng phụ
của thuốc được tăng cường. Các khoa dược bệnh viện từng bước vươn lên đảm
nhiệm chức năng thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, bước đầu thiết lập mỗi quan
hệ giữa bác sỹ, dược sỹ và y tá nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả
cho người bệnh. Tuy nhiên công tác cung ứng thuốccòn có nhiều bất cập. Có
quá nhiều nguồn cung ứng thuốc cho bệnh viện. Ảnh hưởng của các hoạt động
Marketing đối với việc kê đơn của bác sỹ ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng
kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê thuốc với tên biệt dượcgây tình trạng lạm
dụng thuốc và sử dụng không hợp lý. Nhiều bệnh viện chưa đảm bảo cung ứng
đủ thuốc chủ yếu, người bệnh nội trú phải tự mua thuốc. Có một số bệnh viện
giá thuốc cao hơn so với thị trường
Thuốc = sản phẩm + thông tin. Như vậy thông tin thuốc là chìa khoá cho
mọi hoạt động của HĐT & ĐT, là yếu tố đầu tiên quyết định sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn hiệu quả.
1
Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh là bệnh viện đa khoa hạng II trực
thuộc Sở Y tế Nghệ an.
Với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thành
phố Vinh và vùng phụ cận, hiện nay bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh có 220
giường bệnh và hơn 200 cán bộ nhân viên. Với sự lớn mạnh nhanh chóng của
bệnh viện, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngay càng tăng cao, công tác
cung ứng thuốc của bệnh viện càng cần được quan tâm và chú trọng. Nhằm góp
phần nhận thức rõ thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa
thành phố Vinh, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc, chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu: " Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa
khoa thành phố Vinh năm 2012 " nhằm mục tiêu:
- Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại Bệnh viện Đa khoa
thành phố Vinh năm 2012.
- Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện năm
2012.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra những ý kiến đề xuất kiến nghị, góp
phần nâng cao hiệu quả cung ứng thuốc của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN
Quản lý cung ứng thuốc bệnh viện là một chu trình khép kín gồm các bước thể
hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện [11]
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại thuốc để cung ứng. Chủng loại
thuốc cung ứng được thể hiện qua danh mục thuốc bệnh viện. Xây dựng
DMTBV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hội đồng thuốc và điều
trị, là khâu quan trọng của chu trình cung ứng thuốc. DMTBV là cơ sở để đảm
bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả
[2], [4], [38].
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện:
LỰA CHỌN
(Selection)
Mô hình bệnh tật
Phác đồ điều trị
Ngân sách
Khoa
học
Thông tin
Công
nghệ
Kinh tế
MUA THUỐC
(Procurement)
CẤP PHÁT
(Distribution)
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG (Use)
3
Hình 1.2. Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV [33]
* Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám
và điều trị, hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán bệnh tật, do
đó hồ sơ bệnh án cần phải được ghi chép đầy đủ thông tin chủ yếu, những chẩn
đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số. Tổ chức y tế thế giới (WHO)
ban hành danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD (International
Classification Diseases), phân loại này đã được bổ sung sửa đổi 10 lần.
Bảng phân loại bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10) là sự tiếp nối hoàn thiện hơn
về cấu trúc phân nhóm và mã hoá của các bản ICD trước. Gồm 21 chương bệnh,
mỗi chương có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh,
mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân hay tính chất đặc thù của
bệnh đó. Với hệ thống mã 3 và 4 ký tự, kết hợp giữa ký tự chữ và ký tự số ký tự
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ
ĐIỀU TRỊ
MHBT bệnh viện
Trình độ chuyên môn của
thầy thuốc
Chính sách quốc gia về
thuốc của nhà nước
Phác đồ điều trị
Nhiệm vụ bệnh viện
Kinh phí mua thuốc
Thuốc đã sử dụng, dự đoán
trong tương lai
Danh mục thuốc
bệnh viện
4
đầu tiên là ký tự bắt đầu từ A đến Z ( trừ chữ cái U không sử dụng) và 2 đến 3
ký tự tiếp theo [21] .
MHBT bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ lựa chọn
xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để bệnh viện hoạch định
phát triển toàn diện trong tương lai. MHBT luôn thay đổi theo thời gian, vì vậy
các nhà quản lý cần phải nắm được để có những can thiệp và dự phòng phù hợp.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới, Việt Nam có một
MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát triển. MHBT đang biến đổi
phức tạp, chiếm tỷ lệ cao là các bệnh nhiễm khuẩn, những các bệnh không do
nhiễm khuẩn cũng càng ngày càng tăng. Theo WHO, giống như các nước đang
phát triển khác Việt Nam phải chịu gánh nặng bệnh tật gấp đôi bởi vì trong khi
những bệnh truyền nhiễm còn chưa kiểm soát được thì những bệnh không nhiễm
khuẩn như đái tháo đường, cao huyết áp tăng mạnh, thêm vào đó là đại dịch
HIV/AIDS và dịch lao hoành hành [18], [19].
* Phác đồ điều trị (hướng dẫn thực hành điều trị): là căn cứ quan trọng
không thể thiếu trong việc lựa chọn và xây dựng DMTBV. Pháp đồ điều trị là văn
bản chuyên môn có tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn,
được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn
thực hành điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau.
Các tiêu chí của hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc gồm:
- Hợp lý: Đúng thuốc, đúng chủng loại, phối hợp đúng, còn hạn dùng
- An toàn: Không gây tai biến, không có tương tác thuốc
- Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh, không để lại hậu quả xấu
- Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất [11]
Ở Việt Nam, nhận thấy ý nghĩa sát thực của hướng dẫn thực hành điều trị,
rất nhiều bệnh viện đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh viện mình,
dựa trên hướng dẫn thực hành điều trị của Bộ Y tế.
5
* Chủ trương, chính sách của nhà nước: Ưu tiên thuốc thiết yếu, thuốc có
trong danh mục thuốc chủ yếu, thuốc sản xuất trong nước có chất lượng đảm
bảo [6].
* Danh mục thuốc thiết yếu: là căn cứ lựa chọn thuốc quan trọng trong
bệnh viện. Danh mục TTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc luôn luôn sẵn có bất kì
lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp
lý. Danh mục TTY có đầy đủ các chủng loại thuốc để đáp ứng điều trị các bệnh
thông thường, tên thuốc đơn giản, dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận,
thuận tiện cho việc thông tin và xác định được nhu cầu thuốc một cách hợp lý [11].
Ngày 01 tháng 07 năm 2005, Bộ trởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số
17/2005/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục TTY lần thứ V gồm 355 thuốc
tân dược của 314 hoạt chất, 94 thuốc Y học cổ truyền, 126 cây thuốc nam và
215 vị thuốc để thay thế danh mục TTY lần thứ IV ban hành ngày 28/07/1999
[9]. Nếu như trong danh mục cũ, chế độ sử dụng thuốc được phân thành nhiều
bậc dựa theo xếp hạng bệnh viện thì hiện nay điều này đã được cải thiện: bệnh
viện hạng 1 và hạng 2 được sử dụng thuốc với cùng một chế độ; tương tự là
bệnh viện hạng 3 và không hạng [9] .
* Danh mục thuốc chủ yếu: Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chủ yếutại
các cơ sở khám chữa bệnh nhằm mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn,hợp
lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh và phù hợp với khảnăng
kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Danhmục
thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu củaViệt Nam
và của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành, có hiệu quả tốt trong điềutrị Danh mục
thuốc mới nhất được ban hành kèm theo quyết định số 31/2011/QĐ - BYT ngày
11/07/2011 với 1143 thuốc tân dược (các thuốc trong danh mục này không ghi
hàm lượng, nồng độ, thể tích và khối lượng đóng gói), 57 tên thuốc phóng xạ và
6
hợp chất đánh dấu, 91 thuốc chế phẩm YHCT xếp theo 1 1 nhóm tác dụng, 210
vị thuốc YHCT xếp theo 25 nhóm tác dụng [8].
DMTCY là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, xây
dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào danh mục này, đồng
thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện để lựa chọn tên cụ
thể tên thành phẩm của thuốc (bao gồm cả nồng độ, hàm lượng, dạng dùng) để
phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Với các thuốc tân dược, được sử dụng
các thuốc phối hợp nếu thuốc độ được phép lưu hành và các thành phần đơn chất
của thuốc đó đều có trong danh mục. Ưu tiên lựa chọn thuốc gốc, thuốc đơn
chất, thuốc sản xuất trong nước, khuyến khích sử dụng thuốc của doanh nghiệp
đạt GMP [8].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật: việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào
trình độ chuyên môn của các y bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện.
* Khả năng kinh phí của bệnh viện: kinh phí của bệnh viện là một trong
những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn và quyết định danh mục thuốc của
bệnh viện. Kinh phí của bệnh viện phụ thuộc vào sự đầu tư của nhà nước, chất
lượng khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT, sự tài trợ của các cơ quan tổ
chức trong và ngoài nước.
Như vậy, lập DMTBV phải trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích, dự
đoán nhu cầu, điều kiện cung ứng thuận lợi, có hiệu quả điều trị cao nhất, ít tác
hại nhất, ưu tiên thuốc nội cùng loại, hoặc thuốc của những hãng đã được chứng
minh hiệu quả lâm sàng. Mặt khác DMTBV phải phù hợp với khả năng tài chính
của bệnh viện, phù hợp với điều kiện, trình độ kê đơn, khả năng kinh tế của
bệnh nhân và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế [7] [12].
1.1.2 Mua thuốc:
Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện được bắt đầu sau khi đã có bản dự
trùthuốc của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc (theo 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
7
hoặc một năm). Hoạt động mua thuốc chấm dứt khi thuốc đã được kiểm nhận
vào kho thuốc của khoa Dược.
Quản lý mua sắm thuốc thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 1.3. Chu trình mua thuốc [37]
* Xác định nhu cầu thuốc
- Để chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được chủ động và để cho hoạt
động cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cần phải xác định được nhu cầu thuốc.
Xác định nhu cầu thuốc chính là xác định số lượng thuốc.
- Có 3 phương pháp ước tính nhu cầu thuốc:
+ Phương pháp thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
+ Phương pháp dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
Xác định nhu cầu,
số lượng
Thu thập thông tin về
sử dụng, đánh giá
Cân đối kinh phí và
nhu cầu
Thanh toán
Chọn phương thức
mua
Nhận thuốc và
kiểm tra
Chọn nhà cung ứng
Đặt hàng
Và theo dõi
8
+ Phương pháp dựa trên MHBT và phác đồ điều trị.
* Chọn phương thức mua: Theo chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997 của
Bộ Y tế đã chỉ rõ: "Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu,
chọn thầu, chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước" vàthông tư số
10/TTLT/BYT-BTC ngày 10/08/2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài Chính hướng dẫn
thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc bệnh cho nên việc lựa chọn hình thứcđấu
thầu rộng rãi là phương thức mua thuốc chủ yếu, các hình thức chào hàng cạnh
tranh và chỉđịnh thầu thường chỉ sử dụng cho các nhu cầuđặc biệt hoặc phát sinh
trong quá trình cung ứng thuốc[13], [14] .
* Chọn nhà cung ứng: Sau khi kết quả trúng thầu được Sở Y Tế phê
duyệt, bệnh viện tiến hànhký kết hợpđồng với các nhà thầu trúng. Việc đặt hàng
sẽtiến hành theo dự trù nhưng cũng cần phải xác định lượng đặt hàng và lượng
dựtrữ để phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, tránh tồn đọng hay thiếu thuốc.
- Lượng dự trữ thường xuyên: theo khuyến cáo thì số lượng dự trữthường
xuyên cho kho thuốc bệnh viện bằng 1,5 - 2 lần số lượng cấp pháthàng tháng.
-Lượng dự trữ bảo hiểm: đề phòng các biến động như giá USD tăng,mốc
thời điểm điều chỉnh thuế nhập khẩu, dự phòng trong thời gian hết hợpđồng cũ
nhưng chưa kịp tổ chức đấu thầu.
- Khoảng cách đặt hàng: theo nguyên tắc trong kho luôn phải lưu khomức
dự trữ tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình KCB diễn ra liên tục trongmọi
điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường.
* Nhận thuốc và kiểm tra: Nhận thuốc và ghi chép sổ sách rõ ràng
sốlượng, qui cách, đối chiếu với các hoá đơn, phiếu báo lô
* Thanh toán: Thanh toán theo phương thức cụ thể tuỳ bệnh viện, có
thểbằng tiến mặt, chuyển khoản Thanh toán theo số lượng đã mua và đúng
giáđã ghi trong bản hợp đồng mua bán.
* Thu thập thông tin về sử dụng, tiêu thụ: Cập nhật thông tin về tình hình
tiêu thụ để có kế hoạch cho các kỳ mua hàng sau hợp lý hiệu quả hơn.
9
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát thuốc.
Sau khi thuốc đã nhập vào kho, khoa Dược tồn trữ bảo quản, cấp
phátthuốc, hóa chất, hàng tiêu hao đến các khoa lâm sàng và cận lâm sàng phục
vụbệnh nhân.
* Quản lý về tồn trữ, bảo quản:
Tồn trữ bảo quản bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, quá trình kiểm tra,
kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Thực hiện nghiêm
túc quy chế dược về quản lý, bảo quản, kiểm nhập thuốc, theo dõi hạn dùng của
thuốc. Tất cả các khoa trong bệnh viện có sử dụng thuốc đều phải thực hiện các
quy chế dược. Trách nhiệm của khoa dược là hướng dẫn bác sĩ, y tá thực hiện
nghiêm túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy
chế dược tại bệnh viện.
Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình tồn trữ đòi hỏi các khoa
Dược phải có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc điều trị có
quy trình thực hành bảo quản thuốc tốt trong khoa Dược.
Kho thuốc phải được thiết kế đúng quy định.
Đảm bảo thực hiện 5 chống.
Đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý đối với thuốc gây nghiện, hướng
tâm thần, thuốc độc A - B theo đúng quy chế do Bộ Y Tế ban hành[3], [22].
Các loại thuốc đều phải đảm bảo được quản lý giám sát đầy đủ về nguồn gốc
xuất xứ, số đăng ký lưu hành, lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lượng cảm
quan.
* Quản lý cấp phát thuốc
Thông thường khoa Dược các bệnh viện cấp phát thuốc theo sơ đồ sau:
10
Thuốc Y cụ Hóa chất
Hình 1.4. Quy trình cấp phát thuốc trong bệnh viện
Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến khoa lâm sàng và đến bệnh nhân
được xây dựng cụ thể dựa trên tính chất, đặc điểm của từng bệnh viện, trên
nguyên tắc cấp phát kịp thời, thuận tiện [37]. Ngày 16/4/2004 chỉ thị
05/2004/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng,
sử dụng thuốc trong bệnh viện đã nêu rõ: khoa Dược phải cung cấp các dịch vụ
(thuốc, hóa chất) đến tận khoa lâm sàng. Để đảm bảo công tác cấp phát thuốc
theo quy chế bệnh viện, khoa Dược phải:
- Có kho chính, kho lẻ :
+ Kho chính: trưởng kho là dược sĩ, giúp trưởng khoa làm dự trù mua
thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn kho, cấp
phát thuốc cho các kho lẻ và phòng pha chế.
+ Kho lẻ: cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám
bệnh. Thuốc pha chế trong bệnh viện phải được bàn giao cho kho cấp phát lẻ.
Trường hợp hai cơ sở xa nhau sẽ cấp phát ngay tại phòng pha chế.
- Thuốc thuốc gây nghiện, hướng tâm thần phải thực hiện cấp phátthuốc
đúng quy chế.
Khoa cận
lâm sàng
Kho chính
Tổ pha chế
Khoa lâm
sàng
Kho lẻ
Người bệnh
11
- Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc sau khi có ý kiến củadược
sĩ khoa dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký xác nhận vào phiếu.
- Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ ủy nhiệmký tên.
- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếutheo
đúng quy chế sử dụng thuốc.
* Hoạt động cấp phát được đánh giá là có hiệu quả khi:
- Luôn dự trữ trong kho một lượng thuốc hợp lý, không để xảy ra
tìnhtrạng thiếu hoặc thừa thuốc.
- Thuốc được bảo quản trong điều kiện tốt, không bị quá hạn sử dụng.
- Hạn chế tối đa tình trạng hao hụt thuốc vì các nguyên nhân khác nhau.
- Thuốc được cấp cho các viện, kho, phòng đúng, đủ và kịp thời.
-Có đủ phương tiện vận chuyển thuốc nhanh chóng.
- Theo dõi và hướng dẫn quản lý tốt tủ thuốc trực tại các khoa,
phòngtrong bệnh viện.
- Xử lý kịp thời và hợp lý những khó khăn ngoài dự kiến.
- Lưu trữ các hồ sơ và dữ liệu đầy đủ, trung thực, chính xác và minh bạch [38].
1.1.4. Quản lý sử dụng thuốc:
Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề được quan tâm. Sử
dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên hậu quả về kinh tế - xã hội rất nghiêmtrọng.
Nó làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ và làm giảm chấtlượng
điều trị, đồng thời nó làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làmcho bệnh
nhân lệ thuộc thuốc.
Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả sử dụng, nâng cao độ an toànvà
đảm bảo tính kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá thể bệnh nhân. Tính hợplý phải
cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/rủi ro và Hiệu quả/kinh tế đạt caonhất[10]. Tổ
chức Y tế thế giới đã đưa ra khái niệm "yêu cầu về sử dụngthuốc hợp lý là bệnh
nhân nhận được thuốc thích hợp với bệnh cảnh, với liềudùng thích hợp với từng
12
cá nhân, trong thời gian thích hợp với giá cả thấp nhấtvới người đó và cộng
đồng" [39].
Chu trình quản lý sử dụng thuốc mô tả theo sơ đồ sau:
Hình 1.5. Chu trình quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện [36]
* Kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và bán
thuốc theo đơn. Tên thuốc trong đơn phải ghi theo tên quốc tế. Phải chính xác
đường dùng, liều dùng mỗi lần, số lần dùng thuốc một ngày, thời khắc dùng thuốc,
thời gian cả đợt điều trị. Việc kê đơn phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
+ Khi thấy thật cần thiết phải dùng tới thuốc.
+ Những thuốc tối cần thiết, có đầy đủ thông tin.
+ Chọn thuốc trị đúng bệnh cho từng người bệnh cụ thể
+ Liều thuốc hợp lý.
+ Chỉ định dùng đúng lúc.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái người bệnh.
+ Hạn chế, thận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc hoặc
thuốc hỗn hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng đối với các phản ứng phụ, không mong muốn của thuốc.
+ Chọn thuốc hiệu quả cao, tốn ít chi phí [3], [22].
Kê đơn
đúng quy định
Giao phát
Hướng dẫn, theo
dõi sử dụng
Đóng gói,
dán nhãn
13
* Đóng gói và dán nhãn thuốc: theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thuốc
được ghi nhãn đúng là mỗi thuốc phải có bao gói riêng, có đầy đủ các thông tin:
tên bệnh nhân, tên thuốc, hàm lượng, thời gian và cách sử dụng. Nếu bệnh nhân
được hướng dẫn tỉ mỉ cách dùng thuốc từ bác sĩ, người bán, người cấp phát
thuốc thì khả năng tuân thủ chỉ định cao. Nếu người bệnh không nhớ cách dùng
thì khả năng họ sẽ tự sử dụng theo ý mình, gây ra những sai sót trong sử dụng
thuốc. Vì vậy, việc ghi nhãn thuốc là rất quan trọng trong sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý.
* Giao phát: thuốc sau khi được dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ được
cấp phát cho bệnh nhân.
* Hướng dẫn, theo dõi sử dụng:
+ Thông tin về thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân cách sử
dụng thuốc hợp lý an toàn.
+ Theo dõi giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh trong quá trình
điều trị.
+ Theo dõi phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của thuốc.
+ Cảnh giác với những thuốc chưa biết phản ứng có hại.
1.2. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY:
Nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới với phạm vi ngày càng sâu
rộng, đời sống của đại bộ phận dân chúng được nâng cao. Nhu cầu sử dụng
thuốc trong nước đang ngày càng tăng. Bình quân tiền thuốc/ người năm 2011 là
27,6 USD tăng 24,1% so với năm 2010 (22,25 USD/ người).
14
Bảng 1.1: Chi phí của các bệnh viện năm 2008– 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Các khoản chi
2008
2009
Tỷ
lệ2009/2008(%)
Ngân sách nhà nước cấp
25.269,00
32.012,50
126,7
Tổng tiền viện phí thu được
17.257,18
22.525,60
130,5
Tổng tiền mua thuốc trong bệnh
viện
7.955,00
10.791,30
135,7
Tiền thuốc BHYT
4.572,30
6.574,00
143,8
Tiền thuốc viện phí
2.674,20
3.351,80
125,3
Tỷ lệ tiền thuốc/tổng tiền viện phí (%)
46,1%
47,9%
(Nguồn: Cục quản lý chữa bệnh)[28]
Tổng kinh phí hoạt động của các bệnh viện tăng qua các năm. Tiền mua
thuốc các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các
bệnh viện qua các năm. Thuốc nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao, theo số liệu
không chính thức năm 2011 thuốc ngoại chiếm hơn 60% (11.131/18.500 tỷ
đồng) tiền mua thuốc của các bệnh viện. Đâylà một thách thức cho công tác
dược khi phải quản lí một lượng lớn kinh phí đúng các quy định, đảm bảo cung
ứng đầy đủ và kịp thời cho điều trị.
Thực trạng nguồn ngân sách cấp cho các bệnh viện rất hạn chế trong khi
nguồn kinh phí từ BHYT tăng theo mức đóng của người tham gia nhưng cũng
rất khó khăn trong khi các dịch vụ và kỹ thuật mới y tế liên tục phát triển, danh
mục thuốc ngày càng mở rộng , các khoa dược luôn phải cân đối giữa nhu cầu
thuốc và khả năng kinh phí của bệnh viện
Việc thiếu hụt ngân sách dành cho mua thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng và chất lượng thuốc. Yếu tố đầu tiên quyết định đến việc chọn lựa thuốc
khi chấm thầu là chất lượng, hiệu quả điều trị, nhưng yếu tố quyết định cuối
15