BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG QUÝ
BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ THỐNG
NHẤT - HUYỆN HOÀNH BỒ -TỈNH
QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH:Dược học cổ truyền
MÃ SỐ: 60720406
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ơn
HÀ NỘI 2014
1
MỤC LỤC
Tên mục
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU 8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 10
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.1.1. Tài nguyên cây thuốc trên Thế giới 10
1.1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 11
1.2. Huyện Hoành Bồ và xã Thống Nhất 18
1.2.1. Huyện Hoành Bồ 18
1.2.2. Xã Thống Nhất 21
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………… 24
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu 24
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 24
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học và phân bố cây thuốc 24
2.2.2. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc 25
2.2.3. Điều tra thị trƣờng cây thuốc 26
2.2.4. Điều tra phát triển và bảo tồn cây thuốc 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 28
3.1. TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY THUỐC 28
3.1.1. Tính đa dạng sinh học của cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh 28
3.1.2. Phân bố của cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng
Ninh 36
3.2. GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA CÂY THUỐC Ở XÃ THỐNG NHẤT 37
3.2.1. Giá trị sử dụng 37
3.2.2. Giá trị kinh tế……………………………………………………… 41
3.2.3. Giá trị tiềm năng ………………………………………………… …42
3.3 BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở XÃ THỐNG
NHẤT 43
3.3.1. Lịch sử sản xuất Dƣợc liệu hàng hóa ở xã Thống Nhất 43
3.3.2. Tình trạng bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở xã Thống Nhất 44
3.3.3. Phát triển tài nguyên cây thuốc ở xã Thống 48
2
3.4. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN CÂY
THUỐC Ở KHU VỰC 63
3.4. 1. Đánh giá toàn diện nguồn tài nguyên cây thuốc trong khu vực 63
3.4. 2. Khai thác hợp lý nguồn cây thuốc hoang dã 64
3.4. 3. Bảo tồn nguồn gen cây làm thuốc 68
3.4. 4. Khuyến khích phát triển trồng cây thuốc 68
3.4.5 Các giải pháp về tổ chức 69
3.4.6. Tiềm năng phát triển trồng Cây thuốc ở các Trại giam ngành Công
an…………………………………………………………………………… 70
Chƣơng 4 . BÀN LUẬN 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………………. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 78
PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 81
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
GTGT
CGT
TNCT
GACP
NXB
YHCT
YHHĐ
KB
DMTTY
KHCN
WHO
Viết đầy đủ
Giá trị gia tăng
Chuỗi giá trị
Tài nguyên cây thuốc
Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc
Nhà xuất bản
Y học cổ truyền
Y học hiện đại
Chƣa xác định đƣợc tên hoặc loài,hoặc chi, hay họ
Danh mục thuốc thiết yếu
Khoa học và công nghệ
Tổ chức Y tế thế giới
4
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tổng kết đa dạng sinh học của cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện
Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh theo các ngành thực vật
29
Bảng 3.2: Danh mục các họ cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh (Xếp theo thứ tự tên họ)
29
Bảng 3.3: Danh mục các chi cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh (xếp theo thứ tự tên chi)
32
Bảng 3.4: các dạng sống của cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh
36
Bảng 3.5: Phân bố của cây thuốc ở xã Thống Nhất
36
Bảng 3.6: Danh mục các bệnh, chứng bệnh có thể chữa trị bằng cây thuốc ở
xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh (Xếp theo thứ tự
bệnh)
37
Bảng 3.7: Danh mục các cây thuốc quý và thông dụng ở xã Thống Nhất –
huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh.
38
Bảng 3.8: Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở xã Thống Nhất –
huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh
39
Bảng 3.9: Danh mục các cách dùng thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành
Bồ - Tỉnh Quảng Ninh
40
Bảng 3.10: Số lƣợng các cây thuốc chữa các chứng /bệnh đƣợc quy định
trong "Danh mnc thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV"
40
Bảng 3.11: Danh mục các cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh đƣợc mua bán ở chợ
41
Bảng 3.12: Danh mục các cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ -
Tỉnh Quảng Ninh đƣợc sử dụng trong sản xuất công nghiệp (xếp theo tên
khoa học)
42
Bảng 3.13: Danh mục các loài cây có nguy cơ đe doạ ở xã Thống Nhất –
44
5
huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh
Bảng 3.14: Danh mục các loài ở xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh
Quảng Ninh có trong sách đỏ Việt Nam (Xếp theo tên khoa học)
45
Bảng 3.15: danh mục các cây thuốc hiếm (mức độ giảm cao nhất trong 10
năm gần đây)
46
Bảng 3.16: GTGT chuỗi Sâm cau theo kênh thị trƣờng
47
Bảng 3.17: Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm cây Sâm cau
48
Bảng 3.18: các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng cây Sâm cau
49
Bảng 3.19: Tác động của các chính sách và thể chế trong chuỗi cây Sâm cau
53
Bảng 3.20: GTGT chuỗi Ba kích theo kênh thị trƣờng
54
Bảng 3.21: Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm cây Ba kích
54
Bảng 3.22: các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng cây Ba kích
55
Bảng 3.23: Tác động của các chính sách và thể chế trong chuỗi cây Ba kích
56
Bảng 3.24: GTGT chuỗi Ba kích theo kênh thị trƣờng
59
Bảng 3.25: Các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm cây Ba kích
60
Bảng 3.26: các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng cây Ba kích
61
Bảng 3.27: Tác động của các chính sách và thể chế trong chuỗi cây Ba kích
62
Bảng 3.28: Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT) trong
chuỗi giá trị của dƣợc liệu Ba kích có nguồn gốc từ xã Thống Nhất
63
Bảng 3.29: Một số trại giam của ngành công an có thể tham gia bảo tồn và
phát triển dƣợc liệu (xếp theo thứ tự tên trại)
70
Bảng 4.1: So sánh hệ cây thuốc ở xã Thống Nhất và hệ cây thuốc Việt Nam
72
Bảng 4.2: So sánh số loài cây xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh
Quảng Ninh sử dụng với một số dân tộc khác của Việt Nam.
72
6
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Bản đồ xã Thống Nhất
21
Hình 3.1: Đƣờng cong chỉ số lƣợng cây thuốc ở xã Thống Nhất – huyện
Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh qua phỏng vấn bằng kỹ thuật liệt kê tự do
28
Hình 3.2. Sơ đồ CGT cây Sâm cau
52
Hình 3.3. Sơ đồ CGT cây Ba kích
58
7
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1.1 : Mẫu biểu điều tra cây thuốc ở chợ
81
Phụ lục 1.2 : Phiếu ghi thông tin mẫu điều tra
83
Phụ lục 1.3 : Phiếu giám định tên khoa học
84
Phụ lục 2: Danh mục các cây thuốc xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh
Quảng Ninh sử dụng (Xếp theo tên khoa học)
85
Phụ lục 3: Thống kê các loại Cây thuốc đang sử dụng, kinh doanh
99
Phụ lục 4: Bảng số liệu thu thập qua phỏng vấn bằng liệt kê tự do số lƣợng loài
Cây thuốc ở Xã Thống Nhất
105
8
MỞ ĐẦU
Nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng, nƣớc ta có
nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với khoảng 4.000 loài cây thuốc. Nguồn tài
nguyên này đã và đang góp phần bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân [20]. Mặc dù
vậy, với sự phát triển nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, kinh tế, sự du nhập thuốc
tân dƣợc … đã làm tri thức sử dụng bị mai một, cũng nhƣ nguồn tài nguyên cây
thuốc bị khai thác quá mức. Nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hơn nữa, tri thức
sử dụng cây cỏ ngày càng bị mai một. Nhiều loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng
nhƣng lại thiếu thông tin về chúng, về quá trình đang diễn ra tại cộng đồng liên
quan tới sử dụng hay bảo tồn cũng nhƣ phát triển cây thuốc.
Để bảo tồn nguồn cây thuốc ở Việt Nam, đòi hỏi các nhà quản lý, nhà khoa
học hay các nhà bảo tồn cần phải nắm đƣợc hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc
nhƣ: trữ lƣợng, phân bố, tình trạng khai thác và bảo tồn của ngƣời dân địa phƣơng,
cũng nhƣ các yếu tố về tự nhiên và xã hội mỗi vùng miền nơi có tài nguyên cây
thuốc. Từ đó, có những định hƣớng hay phƣơng pháp huy động các cơ quan chức
năng với ngƣời dân tham gia bảo tồn.
Bởi vậy, bảo tồn tài nguyên cây thuốc là vấn đề cấp bách ở Việt Nam trong
tình hình mới hiện nay, dựa trên sự phát triển các hệ thống lý luận, cách tiếp cận
khoa học kỹ thuật nhàm quản lý, giám sát, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững
nguồn tài nguyên cây thuốc.
Xã Thống Nhất là một xã nằm ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, có diện
tích 8.119,4 ha, với nhiều cây thuốc quý nhƣ Ba kích, Linh chi, Quế, Hồi, Hoàng
tinh cách, Mặc dù vậy hiện chƣa có nghiên cứu điều tra nào về tài nguyên cây
thuốc đƣợc thực hiện ở khu vực này [2].
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Bước đầu điều tra nguồn tài
nguyên cây thuốc ở Xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh” với
các mục tiêu sau:
1. Xác định tính đa dạng sinh học và tri thức sử dụng tài nguyên cây thuốc ở
Xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
9
2. Xác định tình trạng khai thác, sử dụng, và bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở
Xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
3. Đề xuất phƣơng án bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc ở khu vực.
10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tài nguyên cây thuốc trên Thế giới
Các tài liệu cổ xƣa nhất về sử dụng cây thuốc đã đƣợc ngƣời Ai Cập cổ đại
ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trƣớc đây với 800 bài thuốc và trên 700
loại thuốc, trong đó có Lô hội (Aloe vera), Kỳ nham (Hyoscyamus niger), Gai dầu
(Cannabis sativa L.), Thầu dầu (Ricinus communis), Tỏi (Allium sativum),
Khoảng 5.000 năm trƣớc, ngƣời Trung Quốc cổ đại đã ghi chép 365 vị thuốc trong
bộ “ Thần nông bản thảo” [37]. Khoảng 2.000 năm trƣớc, ngƣời Ấn Độ cổ đại đã
ghi chép nền Y học ngƣời Hindu, trong đó có các loài cây gây ngủ, ảo giác, chữa
Rắn cắn,…[44]
Ngày nay, trên thế giới có 52.885 loài cây cỏ đƣợc sử dụng vào mục đích
chữa bệnh, chiếm 10 -18% trong số 297.000 – 510.000 loài cây cỏ trên toàn thế
giới. Trong đó, Trung Quốc có 11.146 loài [43], chiếm 41% số loài cây cỏ trong
nƣớc, Ấn Độ có 7.500 loài, chiếm 44% [34] , khoảng 2.000 loài ở vùng Amazon
thuộc Colombia [8]. Indonesia có khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài
[29] , Nepan và Sri Lanka mỗi nƣớc có khoảng 550 – 700 loài [10],[11]. Số loài cây
thuốc ở các quốc gia Châu Phi ít hơn nhƣ Somalia có 200 loài [11] , Botswana có
314 loài [37].
Mức độ sử dụng cây thuốc ở các nƣớc công nghiệp ngày càng tăng. Ngày
nay có khoảng 40% dân số ở các nƣớc công nghiệp phát triển sử dụng các dạng
thuốc bổ sung [36]. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc cây cỏ trên thị trƣờng châu
Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỉ USD [33].
Có 119 chất tinh khiết đƣợc chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc cao
đƣợc sử dụng làm toàn thuốc trên toàn thế giới, trong đó có tới 74% số chất có mối
quan hệ hay cũng đƣợc sử dụng nhƣ các cộng đồng đã sử dụng, ví dụ nhƣ
Rotundine từ cây Bình vôi, Cafeine từ cây Chè, [37]. Riêng Trung Quốc, trong
giai đoạn từ 1979-1990 đã có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc đƣa ra thị
trƣờng, trong đó có 11 chế phẩm chữa các bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thƣ
11
và 6 chế phẩm chữa các bệnh đƣờng tiêu hoá [40]. Theo Ngân hàng Thế giới (WB),
nguồn tài nguyên cây thuốc là một trong những nguồn tài nguyên giá trị nhất ở vùng
nhiệt đới [44]. Dự đoán nếu phát triển tối đa các thuốc thảo mộc từ các nƣớc nhiệt
đới, có thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nƣớc thế giới
thứ ba [29].
Nguồn tài nguyên cây cỏ còn là đối tƣợng sàng lọc để tìm các thuốc mới.
Viện Ung thƣ Quốc gia Mỹ đã đầu tƣ nhiều công sức và tiền bạc để sàng lọc đến
35.000 (trong số trên 250.000) loài cây cỏ tìm thuốc chữa ung thƣ trên khắp thế
giới[37].
Rõ ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc là
một kho tàng khổng lồ, trong đó phần khám phá còn quá ít ỏi.
1.1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha. Một phần gắn liền với
lục địa và một phần thông với đại dƣơng, kéo dài từ bắc xuống nam hơn 1.800 km,
phân bố từ vĩ độ 8
0
30’ đến 33
0
2’ bắc và từ kinh độ 102
0
10’ đến 109
0
24 đông [19].
Địa hình đa dạng và phức tạp với hai vùng đồng bằng lớn là châu thổ Sông Hồng ở
phía bắc và Sông Cửu long ở phía nam, có hai dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn và
Trƣờng Sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2.000m và các cao nguyên nhỏ nhƣ
Đồng Văn, Mộc Châu,…Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khác nhau giữa miền Bắc (23,4
0
c - Hà Nội) và miền
Nam (27
0
C - TP Hồ Chí Minh), lƣợng mƣa trung bình hàng năm nói chung vƣợt
1.500 mm nhƣng phân bố không đồng đều trong năm.
Các yếu tố nhƣ vậy dẫn đến Việt Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng
rậm nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, rừng rậm nhiệt đới mƣa nửa rụng lá, đến rừng á
nhiệt đới ẩm thƣờng xanh, á nhiệt đới hơi khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng
lùn núi cao… Các yếu tố này dẫn đến số loài cây cỏ đa dạng.
Việt nam đƣợc đánh giá là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh
vật. Hiện nay đã biết 10.386 loài thực vật bậc cao có mạch, có thể lên tới 12.000
loài [9]. Trong đó, nguồn tài nguyên làm thuốc chiếm khoảng 30%. Theo một số tác
giả nghiên cứu nhƣ của Võ Văn Chi trong cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam “ [6]
12
đã thống kê khoảng 3.200 loài cây thuốc; Đỗ Tất Lợi trong cuốn “ Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam “ [12] giới thiệu 800 cây con và vị thuốc.
Vùng núi Việt Nam chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, là nơi cƣ trú của khoảng 24
triệu ngƣời, với 54 dân tộc, mà chủ yếu là dân tộc thiểu số, chiếm hơn 1/3 dân số
quốc gia. Điều này làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam phong phú và đa
dạng vì cùng một loại cây mỗi dân tộc có cách sử dụng khác nhau [31].
Nguồn tri thức bản địa và cây thuốc là hai mặt của vấn đề tài nguyên cây
thuốc. Việt Nam ta có cả hai yếu tố này. Nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú và
YHCT Việt Nam ( bao gồm cả chính thống và bản địa ) rất phát triển. Trong lịch sử
nền Y học chính thống Việt Nam đã ghi nhận nhiều danh y nhƣ: Nguyễn Bá Tĩnh,
Hải Thƣợng Lãn Ông với những tác phẩm nổi tiếng nhƣ: “ Nam dƣợc thần hiệu “
của Tuệ Tĩnh, “ Hải thƣợng y tông tâm lĩnh “ của Hải thƣợng lãn ông… nhƣng cho
đến nay chƣa có sách thuốc nào ghi tên ông lang, bà mế nổi tiếng ở vùng dân tộc
thiểu số, cũng nhƣ kinh nghiệm chữa bệnh gia truyền của họ.
Thực tế cho thấy, tuy các ông lang hay bà mế không có lý thuyết Âm dƣơng,
Ngũ hành, Hàn nhiệt,… nhƣng họ có quan điểm riêng trong cách chữa bệnh, có
kinh nghiệm quý và bài thuốc hay mà ta chƣa biết, có khi chữa bệnh nan y mà
YHHĐ chƣa giải quyết đƣợc.
Phần lớn cây thuốc Việt Nam mọc hoang ở vùng núi rừng, nơi mà nguồn tài
nguyên thiên nhiên đang bị xói mòn do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Sự tăng
dân số quá mức, khai thác quá mức…dẫn đến sự đe dọa và tuyệt chủng của nhiều
loài cây thuốc. Hơn nữa, việc thế hệ trẻ ít quan tâm nền YHCT mà chú trọng
YHHĐ và các ông lang hay bà mế chƣa biết cách truyền kinh nghiệm tới thế hệ sau.
Điều đó dẫn đến sự thất truyền, mất đi tài sản vô cùng quý báu cho dân tộc ta.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, từ năm 1993 tới nay Bệnh viện
YHCT – Bộ Công an đã chú trọng công tác và phát triển nguồn tài nguyên cây
thuốc. Qua đó, cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc rất hay và độc đáo mà chƣa có
trong sách vở. Đây thực sự là kho tàng tài nguyên cây thuốc phong phú mà chúng ta
cần tìm hiểu khai thác và có phƣơng pháp bảo tồn thích hợp. Nó đang và sẽ đóng
góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng
13
ngƣời Việt dƣới con mắt đánh giá cao của bạn bè quốc tế, trong sự phát triển của
dân tộc ta từ xƣa tới nay [32].
1.1.2.1. Các nghiên cứu khoa học và chủ trƣơng chính sách về TNCT ở
Việt Nam đến nay
Ở nƣớc ta, công tác điều tra tài nguyên cây thuốc trải qua nhiều giai đoạn. Ở
miền Bắc, đƣợc tiến hành từ năm 1961, do Viện dƣợc liệu chủ trì. Ở miền Nam, do
Phân Viện dƣợc liệu TP.HCM kết hợp với các trạm dƣợc liệu các tỉnh thực hiện từ
năm 1980 – 1985 ở hầu hết các tỉnh thành phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở
vào[27].
Gần đây việc tái điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc trong cả nƣớc đƣợc
thực hiện, do Viện Dƣợc liệu và Trung tâm Sâm và Dƣợc liệu TP.HCM thực hiện
phối hợp với các địa phƣơng, tập trung ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Kết
quả ghi nhận đƣợc cho đến năm 2005 trong cả nƣớc có tất cả 3.948 loài cây thuốc
thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật[20] vƣợt qua con số 3.200 loài đƣợc ghi nhận
trong Từ điển cây thuốc Việt Nam [6]. Trong số đó trên 90% là cây hoang dại và có
144 loài đã đƣợc đƣa vào “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006” và “Cẩm
nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” [21]. Điều này cho thấy tiềm năng cây
thuốc rất phong phú mà chúng ta vẫn chƣa phát hiện hết trong tự nhiên và việc sử
dụng chúng trong dân gian cũng nhƣ từ những nền Y học cổ truyền khác của thế
giới.
Hơn 20 năm qua với những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế – xã hội nhƣ:
tách tỉnh, công nghiệp hóa trong nƣớc, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do nạn
khai thác gỗ không đúng quy định, phá rừng làm nƣơng rẫy, trồng cây công nghiệp
(keo, bạch đàn, cà phê, cao su,…) hoặc xây dựng các công trình dân sự. Ngoài ra,
một nguyên nhân quan trọng khác đã làm cho nguồn cây thuốc ở nƣớc ta nhanh
chóng cạn kiệt là việc khai thác cây thuốc ồ ạt mà không tổ chức bảo vệ tái sinh tự
nhiên. Điều đó đã ảnh hƣởng đến sự phân bố tự nhiên, thành phần các loài cây
thuốc giảm mạnh, trữ lƣợng các cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc
quí có nguy cơ tuyệt chủng do không đƣợc bảo tồn và khai thác hợp lý.
14
Trƣớc những thực trạng trên, Bộ Khoa Học và Công nghệ đã giao cho Viện
Dƣợc Liệu là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai công tác bảo tồn nguồn gen và
giống cây thuốc Việt Nam. Ngày 22/3/2005, Bộ trƣởng Bộ Y tế đã phê duyệt kế
hoạch thực hiện Chính sách quốc gia về Y Dƣợc học cổ truyền đến năm 2010 [16],
trong đó nêu rõ: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn quy
hoạch vùng chuyên trồng dƣợc liệu, từng bƣớc đến 2010 đạt GACP. Theo quan
điểm chỉ đạo của Ban bí thƣ TW Đảng [1] cũng nhấn mạnh: “Phát triển nền Đông y
Việt Nam theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa Đông y và Tây y trên tất cả các
khâu: Tổ chức, đào tạo, kế thừa, nghiên cứu, áp dụng vào phòng bệnh và khám,
chữa bệnh, nuôi trồng dƣợc liệu, bảo tồn các cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất
thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động Đông y”.
Theo Cục Quản lý Dƣợc năm 2005 thì ở nƣớc ta hơn 90% nguyên liệu phải
nhập khẩu, chủ yếu là sản xuất các dạng thuốc thông thƣờng. Điều đó cho thấy tình
trạng sản xuất nguyên liệu dƣợc ở Việt Nam còn bất cập. Trong khi “Chiến lƣợc
phát triển ngành Dƣợc giai đoạn đến năm 2010” (tháng 8/2002) đã nêu rõ “ Mục
tiêu phát triển ngành Dƣợc thành một ngành mũi nhọn theo hƣớng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa. Phải từng bƣớc đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc bảo đảm sản
xuất từ trong nƣớc 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội” [7].
Thủ tƣớng Chính phủ cũng ra hai quyết định trong năm 2007 về phát triển
công nghiệp dƣợc. Một là “ Tập trung nghiên cứu và hiện đại hoá công nghệ chế
biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu ; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi
trồng và chế biến dƣợc liệu theo tiêu chuẩn GACP của WHO để đảm bảo đủ nguyên
liệu cho sản xuất thuốc; khai thác hợp lý dƣợc liệu tự nhiên, bảo đảm lƣu giữ tái
sinh và phát triển nguồn gen dƣợc liệu; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các cơ sở chiết
xuất hoạt chất tinh khiết từ dƣợc liệu sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu”. Hai là mục
tiêu “Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết
tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp đƣợc từ các nguồn dƣợc liệu và tài nguyên thiên
nhiên quý báu là thế mạnh của nƣớc ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại
thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu”[17],[18] .
15
Gần đây, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo : Bộ
Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các địa phƣơng liên quan tổ chức
tổng kết, đánh giá kết quả toàn diện 20 năm thực hiện Đề án “ Bảo tồn gen và giống
cây thuốc”[26].
Tháng 5/2009 Bộ Y tế phối hợp với Bộ KHCN đã tổ chức hội thảo về bảo
tồn nguồn gen và giống cây thuốc ở Tam Đảo – Vĩnh Phúc. Từ những chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dƣợc
liệu của nƣớc ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay Viện Dƣợc liệu đang đề
xuất với Bộ Y tế thí điểm xây dựng một Vƣờn quốc gia cây thuốc tại tỉnh Hòa Bình
với diện tích 200 ha cách Hà Nội 73 km. Từ đó có thể mở rộng ra 2 vƣờn nữa ở
miền Trung và miềm Nam [28].
1.1.2.2. Tình trạng khai thác và bảo tồn TNCT ở Việt Nam:
Việc khai thác TNCT ở Việt Nam trong nhiều năm qua chƣa chú ý bảo vệ tái
sinh đã làm cho nguồn cây thuốc ở Việt Nam mau cạn kiệt. Tình hình này có thể
thấy rất rõ đối với những loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, nhất là cây
nguyên liệu cho công nghiệp Dƣợc. Ví dụ nhƣ cây Vàng đắng (Coscinium
fenestratum (Gaertn.) Colebr.). Kết quả điều tra đến năm 1986 đã xác định cây phân
bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (từ vĩ độ 16
0
15’ ở Phú Lộc – Thừa Thiên Huế trở
vào), trên phạm vi 121 xã, 44 huyện, 14 tỉnh. Từ năm 1980 – 1990 tính trung bình
khai thác từ 1.000 – 2.500 tấn/năm, ở các tỉnh Gia Lai – Kon Tum, Nghĩa Bình,
Quảng Nam – Đà Nẵng, Đắk Lắk và Sông Bé (theo đơn vị hành chính lúc đó). Đến
giai đoạn 1991 – 1995, mỗi năm chỉ còn dƣới 200 tấn. Từ năm 1995 đến nay, về cơ
bản không còn khai thác Vàng đắng ở nƣớc ta [22].
Đặc biệt là một số cây thuốc có nhu cầu dƣờng nhƣ không hạn chế, nhƣ Ba
Kích (Morinda officinalis How); Đảng Sâm (Codonopsis javanica Blume) và các
loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum,… vốn phân bố khá phổ
biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lƣợng khai thác những cây thuốc này hiện đã suy
giảm nghiêm trọng, thậm chí trở nên khan hiếm đến mức đã đƣợc đƣa vào Danh lục
đỏ cây thuốc Việt Nam và Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật [21].
16
Các cây thuốc trƣớc kia có thể khai thác hàng chục nghìn tấn/năm nhƣ: Ba
kích, Đẳng sâm, Hoàng tinh, đã giảm rõ rệt. Ngay cả ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, tình trạng khai thác cây thuốc cũng rất tùy tiện, nhƣ tại khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu, Phƣớc Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), từ năm 1998, hàng ngày có
khoảng 5-10 ngƣời tự do vào rừng lấy dây Ký ninh (trị sốt rét) và vận chuyển ra
khỏi rừng một cách công khai với số lƣợng khoảng 80-100 kg dây tƣơi/ngƣời. Tại
khu bảo tồn thiên nhiên Ta Kou (Bình Thuận), thần xạ (một dƣợc liệu có công dụng
chính là trị viêm xoang) bị khai thác với số lƣợng lớn, bán công khai cho khách thập
phƣơng.
Núi Ba Vì, từ lâu đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ một “núi thuốc nam” có
một không hai của vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn. Thế nhƣng, qua hơn 20
năm đƣợc đồng bào ngƣời Dao tại đây khai thác và sử dụng, nguồn tài nguyên cây
thuốc đã gần nhƣ cạn kiệt, 12 loại cây thuốc ở đây đã gần nhƣ tuyệt diệt, trong đó
có: Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng,…[14],[15].
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 ghi 114 loài cây thuốc quý hiếm,
thuộc 47 họ thực vật, thì năm 2006 đã tăng 139 loài thuộc 58 họ. Một số loài gần
nhƣ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, nhƣ Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Sâm ngọc
linh (Panax vietnamensis), [21]
Cùng với sự ƣu ái của tự nhiên về “nguồn vàng xanh”, các cộng đồng dân tộc
ở khắp các tỉnh miền núi cũng đang sở hữu một kho tri thức bản địa lâu đời về các
bài thuốc Nam. Song, trong số hàng trăm, nghìn bài thuốc đƣợc lƣu truyền lại qua
nhiều thế hệ bằng cách ghi chép, truyền khẩu, đã có không ít bài thuốc bị thất
truyền, mà một phần nguyên nhân là do nạn khai thác cây thuốc không theo quy
định nhƣ hiện nay.
Nhận thức đƣợc vai trò của cây thuốc và các mối đe doạ sự phát triển lâu bền
của chúng trong tự nhiên, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dƣợc liệu đã nghiên cứu
xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để xác định các loài cần ƣu
bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam đƣợc biên soạn tƣơng đối hoàn
chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao gồm 128 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao có
mạch. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 (lần thứ 2) đã đƣợc xây dựng,
17
với tổng số 114 loài, đánh giá theo tiêu chuẩn khung phân hạng IUCN (1994). Danh
lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 (lần thứ 3) đƣợc công bố gồm 139 loài thuộc 58
họ thực vật bậc cao có mạch.
Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ đƣợc đánh giá theo khung phân hạng
IUCN (2001). Đến năm 2007, nâng số loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam
lên 144 loài, thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong cuốn cẩm nang này,
thuộc ngành Lá thông (Psilotophyta): 1 loài; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1
loài; ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta): 2 loài; ngành Thông (Pinophyta): 17 loài;
ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 123 loài. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ đã
đƣợc đánh giá về mức độ bị đe dọa theo IUCN (2001) cụ thể nhƣ sau: Thuộc cấp
CR (Critically Endangered) có 18 loài. Thuộc cấp EN (Endangered) có 57 loài.
Thuộc cấp VU (Vulnerable) có 69 loài [3].
Trong những năm qua nhiều đề tài nghiên cứu bảo tồn chuyển vị cây thuốc
đã đƣợc triển khai ở Việt Nam. Các công trình chủ yếu vào nghiên cứu bảo tồn một
số loài cây thuốc có giá trị kinh tế cao hiện đang bị đe doạ trong tự nhiên, điển hình
nhƣ:
- Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền đã đƣợc Bộ Y tế giao cho Viện
Dƣợc liệu chủ trì thực hiện từ năm 1997. Trải qua 12 năm thực hiện dự án, Viện
Dƣợc liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc, đem về trồng, nhân giống ở các vƣờn
cây thuốc. Đặc biệt là 65 loài có nguy cơ cao đã đƣợc trồng tại: Vùng Sa Pa (8
vƣờn); khu vực Vƣờn Quốc gia Bạch Mã (4 vƣờn); Yên Bái (2 vƣờn); Nghệ An (1
vƣờn); Hòa Bình (1 vƣờn); Thanh Hóa (1 vƣờn); Lạng Sơn (4 vƣờn); Hà Giang (1
vƣờn); Vĩnh Phúc (1 vƣờn); Hà Nội (1 vƣờn). Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo, tập
huấn và truyền thông cho ngƣời dân để nâng cao nhận thức về bảo tồn, sử dụng
nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và cây thuốc dân tộc nói riêng. Đồng thời
bảo tồn đƣợc tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc chữa bệnh của cộng
đồng dân tộc Việt Nam.
Bảo tồn đa dạng cây thuốc bằng công cụ luật pháp: tại Việt Nam, các quy
định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có cây thuốc đƣợc hình thành
khá sớm. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy
18
định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể
đƣợc coi là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn đề này.
Hiện nay, Việt Nam có luật Đa dạng Sinh học đƣợc Quốc hội thông qua ngày
13/11/2008. Ngoài ra còn nhiều bộ luật và văn bản liên quan khác, nhƣ: Luật Bảo
vệ Môi trƣờng (năm 2005); Luật Thƣơng mại (năm 2005); Luật Bảo vệ và Phát
triển Rừng (năm 2004); Luật Thủy sản (năm 2003); Bộ luật Hình sự (năm1999);
Nghị Định 109/2003 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất
ngập nƣớc; Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2015
và định hƣớng đến năm 2020,…
Với nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhiều loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt
chủng trong tự nhiên đã đƣợc nhân giống và trồng cấy với số lƣợng cá thể khá lớn
nhƣ Hoàng liên (Coptis spp., Berberis spp.), một số loài đã đƣợc phát triển thành
hàng hoá và thoát khỏi nguy cơ đe doạ nhƣ Sì to (Valeriana jatamansi, ). Mặc dù
đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhƣng đây là hƣớng nghiên cứu cần đƣợc đầu
tƣ lâu dài và cần một đội ngũ cán bộ khoa học có kinh nghiệm, tâm huyết [30].
1.2. Huyện Hoành Bồ và xã Thống Nhất
1.2.1. Huyện Hoành Bồ
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên [2],[25],[24]
- Vị trí địa lý:
Hoành Bồ là một huyện của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 106
0
50’ đến
107
0
15’ kinh độ Đông, 20
0
54’47’’ đến 21
0
15’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba
Chẽ và Sơn Động ( Bắc Giang), phía nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ
Long, phía đông giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thành phố Uông Bí [24].
- Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng núi thuộc cánh cung Đông triều chạy từ Tây sang Đông,
huyện Hoành Bồ có dãy núi Thiên Sơn ở phía đông với đỉnh Am Vát cao nhất
(1.091m), nối với núi Mã gia và núi rừng Khe Cát tạo nên một hệ thống núi kiểu
mái nhà, chia địa hình dốc về hai phía Bắc và Nam. Sông suối cũng chia thành hai
hệ thống : phía bắc chảy về huyện Ba Chẽ đổ ra sông Ba Chẽ, phía nam sông suối
chảy dồn về vịnh Cửa Lục và suối Míp chảy về hồ Yên Lập để đổ ra vịnh Hạ Long.
19
Hoành Bồ có các địa hình sau:
+ Địa hình núi thấp: có độ cao từ 500m đến 1.090m ở các xã Đồng Sơn, Kỳ
Thƣợng chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên. Vùng núi có độ dốc >35
0
, độ chia cắt
từ 3,5 – 4,5 km/km
2
nên quá trình xói mòn diễn ra mạnh.
+ Địa hình đồi: chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, có độ cao từ 20 –
500m, đồi sắp xếp dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, phân bố theo hƣớng
Đông Tây, có độ dốc từ 12 – 35
0
, một số khối đá vôi có cấu tạo dốc đứng, phân bố
rải rác trong khu vực đồi. Địa hình đồi có mật độ chia cắt trung bình từ 3,2-
4,5km/km
2
. Quá trình phong hóa và xói mòn diễn ra mạnh ở địa hình đồi nên lớp
phủ thổ nhƣỡng thƣờng có tầng dày mỏng đến trung bình.
+ Địa hình thung lũng: chiếm 8% diện tích, thƣờng hẹp, dốc với cấu tạo chữ
V, ít có hình U. Do đó, tận dụng để canh tác hạn chế.
+ Địa hình đồng bằng: chiếm 10% diện tích, đây là diện tích đất nông nghiệp
trồng lúa chủ yếu của huyện.
+ Các đồi sót cấu tạo bởi đá vôi: Chủ yếu tập chung ở xã Sơn Dƣơng, Thống
Nhất, Vũ Oai. Các nguồn đá sót này có thể khai thác làm đá xây dựng hoặc nguyên
liệu làm xi măng[24].
- Khí hậu
+ Thuộc vùng khí hậu Đông Bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp là
khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu,
Đông). Nhiệt độ không khí trung bình từ 22 – 29
0
, cao nhất 38
0
, thấp nhất 5
0
. Nhìn
chung nhiệt độ phân bố đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi từ 26-
28
0
, mùa đông 15-21
0
. Lƣợng nhiệt trên cũng đủ cung cấp cho cây trồng lƣơng thực,
màu và cây công nghiệp. Lƣợng mƣa trung bình một năm khá lớn 2.016mm, năm
mƣa cao nhất 2.818mm, thấp nhất 870mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 89% tổng lƣợng mƣa/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng
ít mƣa nhất là tháng 12.
+ Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, thấp nhất là 18%. Độ ẩm chênh
lệch không lớn trong năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh hƣởng
không tốt cho giống cây trồng.
20
+ Gió: Có 2 loại gió thịnh hành thổi theo 2 mùa rõ rệt:
. Mùa hè: Thƣờng thổi theo hƣớng Nam và Đông Nam ( từ tháng 5 đến tháng
9) gió thổi từ Vịnh mang nhiều hơi nƣớc gây ra mƣa nhiều, với tốc độ gió trung
bình khoảng 3-4m/s tạo ra luồng không khí mát mẻ.
. Mùa đông: Gió thƣờng thổi theo hƣớng Bắc và Đông Bắc ( từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau) với tốc độ gió trung bình 2,98m/s, đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn
về gây giá lạnh, giá rét, thời tiết khô hanh, thƣờng ảnh hƣởng tới sản xuất nông
nghiệp, gia súc và gia cầm… [25].
+ Bão: Là một huyện ven biển thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão, bão thƣờng
xuất hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 9, hàng năm có từ 3-4 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 gây ra mƣa lớn thiệt hại
cho sản xuất Nông, Lâm, Ngƣ nghiệp và đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu của huyện Hoành Bồ có đủ độ nóng, hàng năm có 1.600
giờ nắng, tích ôn hữu hiệu là 8000
0
c, độ ẩm cao, lƣợng mƣa lớn.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế
- Về sản xuất công nghiệp và tiểu công nghiệp: giá trị sản xuất 9 tháng đầu
năm 2013 ƣớc đạt 2.069 tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp trung ƣơng và tỉnh
quản lý đạt 1.858 tỷ đồng, khối doanh nghiệp địa phƣơng quản lý đạt 211 tỷ đồng.
Nhìn chung tình hình sản xuất công nghiệp đang từng bƣớc đƣợc cải thiện, các sản
phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện đều tăng so cùng kỳ nhƣ: xi măng, gạch ngói
các loại…
- Dịch vụ, thƣơng mại: có nhiều biến động do điều chỉnh tăng giá xăng dầu,
điện, gas, tăng mức lƣơng cơ bản cho cán bộ công viên chức nhà nƣớc và các đối
tƣợng chính sách xã hội làm cho giá cả tăng so cùng kỳ, nhất là các mặt hàng lƣơng
thực và thực phẩm. Giá trị sản xuất thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt 550 tỷ đồng, doanh
thu vận tải 200 tỷ đồng.
- Sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ
nghiệp 9 tháng ƣớc đạt 119,1 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp là 63,8 tỷ đồng, lâm
nghiệp 37,5 tỷ đồng, thủy sản 17,8 tỷ đồng. Toàn huyện đã gieo trồng đƣợc 4.187,7
ha cây trồng các loại[25].
21
1.2.2.2. Dân số
Theo báo cáo dân số năm 2009 của Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ,toàn
huyện có 46.288 ngƣời, mật độ phân bố là 56 ngƣời/km². Dân cƣ của huyện có năm
dân tộc chính sinh sống là: Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày, Hoa. Ngoài ra còn một số ít
các dân tộc khác.
1.2.2.3. Tài nguyên cây thuốc
Hiện chƣa có nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc đƣợc thực hiện trong địa
bàn huyện. Các khảo sát bƣớc đầu cho thấy cây thuốc trong khu vực huyện khá
phong phú, hiện nay trên địa bàn huyện có công ty cổ phần công nghệ xanh Đồng
Sơn đƣợc UBND tỉnh cấp 125ha để trồng và phát triển cây thuốc trong đó các cây
thuốc còn khả năng khai thác phần lớn là cây thuốc thông thƣờng nhƣ: Ba chẽ, Bách
bộ, Câu đằng, Chè dây, Cẩu tích, Cốt khí, Cốt toái bổ, Dạ cẩm, Hy thiêm, … Số cây
thuốc quan trọng nhƣ Bình vôi, Đẳng sâm,…đang phát triển vƣờn thuốc nam thị trấn
Trới và vƣờn thuốc Hoành Bồ [25].
1.2.2. Xã Thống Nhất [2 ]
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 1.1. Bản đồ xã Thống Nhất
22
Thống nhất là một xã miền núi ven biển, nằm ở phía đông nam của huyện
Hoành Bồ, cách trung tâm huyện 15km dọc theo tỉnh lộ 326. Thống Nhất là một xã
có dân cƣ đông đúc, có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng bộ lẫn đƣờng
thủy, đƣợc tiếp giáp bởi:
- Phía đông giáp với xã Vũ Oai
- Phía tây giáp xã Lê Lợi, Sơn Dƣơng
- Phía nam giáp TP. Hạ Long
- Phía bắc giáp xã Đồng Lâm
Xã Thống nhất có tổng diện tích đất trong địa giới hành chính là: 8.119,4 ha
[2] chiếm 9,2 % diện tích tự nhiên của huyện.
- Địa hình
Thống nhất là một xã miền núi ven biển chủ yếu là đồi núi, nên địa hình rất
phức tạp, địa hình đất nghiêng từ Tây sang Đông, diện tích đất chủ yếu là đồi, núi,
đất nông nghiệp và rừng ngập mặn nên rất thuận lợi cho việc trồng rừng, trồng cây
ăn quả, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, địa hình có độ dốc không đều,
nơi có địa hình cao nhất là núi Đá Bia cao 423m.
Đại bộ phận địa hình nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông triều –
Móng cái, địa hình thấp dần xuống Nam, càng xuống biển thì đồi núi càng thấp và
xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng hóa kết hợp giữa sự phát triển kinh tế
Miền núi và Trung du ven biển.
1.2.2.2. Điều kiện kinh tế
Với vị trí địa lý thuận lợi, xã Thống Nhất có lợi thế về phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội trong tƣơng lai. Đất sản xuất nông nghiệp 759,79 ha, chiếm 9,35% diện
tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 3359,67 ha, chiếm 41,4 % diện tích tự nhiên. Đất phi
nông nghiệp 2575,07 ha, chiếm 37,7 % diện tích tự nhiên.
Tuy nhiên xã có còn nhiều khó khăn nhƣ: Hệ thống hạ tầng chƣa phát triển,
đặc biệt là hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống kênh mƣơng nội đồng.
Đời sống ngƣời dân trong xã còn nhiều khó khăn.
1.2.2.3. Dân số
23
Xã Thống Nhất là một xã miền núi. Địa bàn rộng, gồm 12 thôn, 2.328 hộ,
115 hộ tạm trú với 9.236 khẩu và 690 ngƣời tạm trú. Gồm 5 dân tộc chung sống
(Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, Hoa), trình độ dân trí nhìn chung không đồng đều, còn
thấp. Đời sống nhân dân khó khăn chủ yếu dựa vào sản xuất Nông – Lâm nghiệp
kết hợp kinh doanh dịch vụ.
1.2.2.4. Tài nguyên cây thuốc
Hiện chƣa có nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc đƣợc thực hiện trong địa
bàn xã. Các khảo sát bƣớc đầu cho thấy cây thuốc trong khu vực xã khá phong phú,
trong đó các cây thuốc còn khả năng khai thác phần lớn là cây thuốc thông thƣờng
nhƣ: Ba chẽ, Bách bộ, Câu đằng, Chè dây, Cẩu tích, Cốt khí, Cốt toái bổ, Dạ cẩm,
Hy thiêm, … Số cây thuốc quan trọng nhƣ Bình vôi, Đẳng sâm,…
24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tƣợng: Cây thuốc (gồm các cây thuốc mọc hoang dại và đƣợc trồng ở
vƣờn của các hộ gia đình), ngƣời dân địa phƣơng và nơi buôn bán cây thuốc của xã
Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh.
+ Tiêu chí lựa chọn ngƣời dân tham gia nghiên cứu: Có chủ đích lựa chọn
một hay nhiều ngƣời trong gia đình biết biết cách sử dụng, buôn bán và biết thu hái
cây thuốc trên địa bàn xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh( không
phân biệt về tuổi hay giới tính).
- Địa điểm nghiên cứu: xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
- Cặp ép tiêu bản, giấy báo, cồn 96
o
, nhãn.
- Máy ảnh, phim, bút phớt, bút chì.
- Máy tính và các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel.
- Bản đồ xã Thống Nhất – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
- Máy định vị tọa độ địa lý toàn cầu (GPS).
- Giấy Ao, bộ phiếu điều tra.
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học và phân bố cây thuốc
a) Điều tra tính đa dạng sinh học: Theo hai phƣơng pháp
(1) Liệt kê tự do:
Đƣợc cải tiến từ kỹ thuật liệt kê tự do sử dụng trong nhân học và tài nguyên
cây cỏ nói chung [43], đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Điều tra tại cộng đồng