Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA
---------------
c
Xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Lớp : K

Hà Nội -2007
XÂY DỰNG NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Xây dựng nhà nước pháp quyền là một tất yếu khách quan ở
nước ta. Đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa đã được Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định: “Nhà nước là trụ cột của hệ thống
chính trị, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”
1
. Nhà nước
pháp quyền là một vấn đề chính trị - pháp lý rộng lớn. Phù hợp với
bậc đào tạo cử nhân Luật học, chương này của giáo trình chỉ trình
bày một số vấn đề cơ bản, phổ thông nhất. Việc đi sâu vào các nội
dung cụ thể của nhà nước pháp quyền sẽ được đề vập ở các chương
trình nghiên cứu chuyên sau.
I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG, HỌC THUYẾT
NHà NƯỚC PHÁP QUYỀN.
Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu
được tích lũy và phát triển trong Lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư
tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ rất sớm, tring tư tưởng


chính trị - Pháp lý thời cổ đại đã chứa đựng nhiều nhân tố của nhà
nước pháp quyền. Đến thời kỳ cách mạng Dân chủ tư sản, những tư
tưởng quý báu đó đã được kế thừa, phát triển để trở thành học thuyết
về nhà nước pháp quyền. Học thuyết đó đã được áp dụng ở các mức
độ, phạm vi khỏc nhau ở nhiều nước tư sản. Ngày nay, học thuyết đó
đến lượt mình lại tiếp tục được bổ sung, phát triển cho phù hợp với
những đổi thay sâu sắc của xã hội hiện đại.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn kiện Đại hội Đại biểu To n quà ốc lần thứ IX. Nxb. Chính
trị Quốc gia, H Nà ội, 2001, tr.131-132.
II. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHà
NƯỚC PHÁP QUYỀN.
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền.
Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác
nhau về khái niệm và các yếu tố cơ bản của nhà nước pháp quyền. Cụ
thể các quan điểm trường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ
bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của luật, nghĩa vụ
tuân thủ pháp luật của chính nhà nước
2
; cơ chế phân chia quyền lực,
kìm chế và đối trọng giữa các ngành quyên lực: Lập pháp, hành pháp
và tư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người v.v…
Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước
pháp quyền bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ biện
chứng: Nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước.
Trên cách hiểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể
hiện ở những điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở
pháp luật, bản thân nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ

pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của
sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà
nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một hình thức tổ chức nhà
nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập
chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu
một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu
đa dạng, chính đáng của cá nhân, tổ chức.
2
Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, Xây dựng nh nà ước pháp quyền Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo đề t i KX.05.07, tà ại H Nà ội, tháng 6/2002, tr.72.
Thứ hai, một hình thức tổ chức nnh mà pháp luật có vị trí, vai
trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối
với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và toàn xã hội. Nhấn
mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền
không loại trừ đạo đức. Đường lối của Đảng và Nhà nước ta cũng đã
xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với giáo dục, nâng
cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đều không được trái pháp luật và
trái đạo đức xã hội.
Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì
con người - giá trị cao quý nhất. Theo đấy, pháp luật là công cụ ghi
nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuân thủ pháp luật là
nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào.
Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chính là sự thể
hiện một xã hội được tổ chức thành nhà nước, có sự phát triển lành
mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một tổ chức công
quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình
đẳng pháp lý và đồng trách nhiệm. Các đặc điểm, tiêu chí trên của
nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các
quốc gia cả trên bình diện lý luận, nền văn hóa và tổ chức nhà nước,

hệ thống pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là hiện tượng chính trị - pháp lý phức
tạp, rộng lớn được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Do
vậy khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm
nhà nước pháp quyền.
Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm
nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện được
những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà
nước pháp quyền.
Định nghĩa nhà nước pháp quyền:
Căn cứ vào những đặc trưng tiêu biểu nhất của nhà nước pháp
quyền, có thể nêu một định nghĩa như sau về nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự
phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả
vì lợi ích chính đáng của con người.
2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có
thể nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền như
sau:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn
thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội
bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến cộ
của nhân loại.
- Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của
luật trong hệ thống các văn bản pháp luật.
- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính pháp lý
cao, khách quan, công bằng, nhân đạo phù hợp đạo đức xã hội, tất cả

vì lợi ích chính đáng của con người.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa
nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng
trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ
chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường
những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và
hành vi sai trái của mình.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do,
dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật
đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ
chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân
định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng
trong mối quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế
đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện
quyền lực nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân
phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân với các tổ chức
của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hòa đồng với cộng
đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà
nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất, những tiêu chí chủ
yếu nhất để “nhận diện” nhà nước pháp quyền. Tùy theo cách thức
tiếp cận, trong lý luận chính trị - pháp lý còn nêu thêm nhiều đặc
điểm khác của nhà nước pháp quyền. Nếu đi sâu về pháp luật, cũng
có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong nhà nước pháp
quyền như tính minh bạch, công bằng, nhân đạo v.v…
Nhận diện từ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ

chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực
quan hệ xã hội. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước
pháp quyền không gì khác hơn là con người.
III. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHà
NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦA
DÂN, DO DÂN VÀ VI DÂN.
1. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là yêu cầu phát
triển tất yếu khách quan.
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong công cuộc đổi
mới đất nước hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết phù hợp với những
điều kiện phát triển khách quan của đất nước và xu thế chung của
thời đại. Sự nghiệp này xuất phát từ hàng loạt các yêu cầu khách
quan của đất nước.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện dân chủ hóa sâu sắc và toàn diện mọi mặt đời sống
xã hội;
- Đảm bảo và bảo vệ các quyền công dân;
- Chủ động tham gia vào quá trình hội hội nhập khu vực và
quốc tế.
- Thực hiện công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội
đặt ra và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

×