Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề ôn thi đại học môn địa lý 2016, đề số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN Đề thi khảo sát chất lượng lớp 12 – Lần 1
Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Môn: Địa Lí – Thời gian: 180 phút
Câu I: (2,5 điểm)
1. Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam?
2. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Bắc Bộ.
Câu II: (3 điểm)
1. Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân và biểu hiện?
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.
Câu II: (2 điểm): Cho bảng số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (Đơn vị: %)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 100,0 79,3 17,9 2,8
1995 100,0 78,1 18,9 3,0
2000 100,0 78,2 19,3 2,5
2005 100,0 73,5 24,7 1,8
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005.
2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu IV: (2,5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21 Công nghiệp chung và kiến thức được học. Anh (chị)
hãy:
1. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch đó.
…………………Hết……………………
Hướng dẫn chấm
Ý
Nội dung Điểm
Câu I
1


Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam? 1,0
* Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính
chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh
khoáng Châu Á - Thái Bình Dương, trên đường di cư của nhiều loài động thực
vật nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng
quý giá
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa
các miền
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới cần có những
biện pháp phòng chống tích cực.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Bắc Bộ. 1,5
- Đặc điểm:
+ Hướng của sông ngòi: tây bắc - đông nam và vòng cung, phần lớn đều đổ ra
biển Đông, trừ hệ thống sông Kỳ Cùng- Bằng Giang đổ vào sông Tây Giang
(Trung Quốc)
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có các hệ thống sông : Hồng, Thái Bình, Mã,
Kỳ Cùng - Bằng Giang
+ Chế độ nước: có mùa lũ khoảng từ tháng VI đến tháng X, mùa cạn từ tháng
XI đến tháng IV năm sau. Sông có độ dốc lớn, lượng phù sa nhiều.
- Giải thích:
+ Các dãy núi chính của vùng chạy theo hai hướng: tây bắc - đông nam và
vòng cung.
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của miền nên mạng lưới sông

ngòi dày đặc, sông đào lòng mạnh, mang theo lượng phù sa lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
+ Bắc Bộ có mùa đông rõ rệt nhất nước ta với đặc trưng thời tiết là lạnh-khô
(nửa đầu mùa đông) và lạnh -ẩm-mưa phùn (cuối đông) nên sông ngòi cạn
nước vào mùa đông.
0,25
Câu
II
1
Thiên nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân và … 1,5
- Nguyên nhân:
+ Do lãnh thổ nước ta trải dài…15 vĩ tuyến
+ Do ảnh hưởng của địa hình: các dãy núi ĐT, các dãy núi đâm ngang ra biển,
do ảnh hưởng của gió mùa
- Biểu hiện:
Khu vực phía Bắc Khu vực phía Pham
- Ranh giới
- Đặc trưng
- Đặc điểm
khí hậu
- Cảnh
quan thiên
nhiên
- Vĩ tuyến 16 trở ra
- Thiên nhiên mang đặc trưng
cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm

gió mùa có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm khá
cao. Có mùa đông lạnh từ 2-3
tháng: Tb < 18
0
C. Biên độ
nhiệt lớn. Cảnh sắc thiên
nhiên thay đổi theo mùa X-H-
T-Đ
- Đới rừng nhiệt đới gió mùa
là cảnh quan thiên nhiên tiêu
biểu của miền. Thành phần
loài: Nhiệt đới chiếm ưu thế,
ngoài ra còn có các loài cây á
nhiệt đới, vùng đồng bằng vào
mùa đông trồng được cả cây
rau ôn đới
- Vĩ tuyến 16 trở vào
- Thiên nhiên mang đặc trưng
cho vùng khí hậu cận xích
đạo gió mùa không có mùa
đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm cao
Không có tháng nào nhiệt độ
xuống dưới 20
0
C. Biên độ
nhiệt nhỏ.Cảnh sắc thiên
nhiên thay đổi theo 2 mùa
- Đới rừng cận xích đạo gió

mùa là cảnh quan thiên nhiên
tiêu biểu của miền.Thành
phần loài: phần lớn thuộc
vùng xích đạo và nhiệt đới từ
phương nam đi lên hoặc từ
phía Tây Ấn Độ-Mianma di
cư sang.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Đặc điểm nguồn lao động nước ta 1,5
- Số lượng:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số nước ta đông, thuộc loại trẻ( dẫn
chứng)
+ Tốc độ tăng nguồn lao động tương đối cao nên hàng năm số lao động được
bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động.
- Chất lượng:
+ Mặt mạnh:
* Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất đặt biệt là
sản xuất nông nghiệp.
* Trình độ lao động nói chung ngày càng được nâng cao (DC)
+ Mặt hạn chế:
* Thiếu kỹ luất, tác phong công nghiệp chưa cao; thiếu lao động có tay nghề,
đặc biệt là đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề
* Phân bố không đều cả về sô lượng và chất lượng (DC)
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
III
1
Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
+ Chính xác về khoảng cách năm.
+ Có chú giải và tên biểu đồ.
+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
- Biểu đồ:
1,0
BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA
0,5
2
Nhận xét và giải thích 1,0
- Nhận xét
+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai
đoạn 1990 - 2005 có sự chuyển dịch, nhưng còn chậm:
+ Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng giảm tỉ trọng của trồng trọt và tăng tỉ
trọng của chăn nuôi (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng tiến bộ là tất yếu.
+ Giảm tỉ trọng của trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực) và tăng tỉ trọng của

chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Dịch vụ nông nghiệp chiếm
tỉ trọng không đáng kể và còn đóng vai trò nhỏ bé trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
IV
1. Chứng minh sự chênh lệch giữa các vùng về tình hình phát triển và phân bố
công nghiệp.
1,5
Hết
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp không đều giữa các vùng lãnh thổ
- Các vùng tập trung công nghiệp, tốc độ phát triển nhanh: Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Duyên Hải Miền Trung: sự phát triển công nghiệp và mức độ tập trung công
nghiệp vào loại trung bình.
- Các vùng công nghiệp kém phát triển: Tây Nguyên, Tây Bắc.
- Sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ quá lớn: (DC)
+ Giữa vùng phát triển nhất so với vùng chậm phát triển nhất chênh nhau quá
xa về giá trị sản xuất công nghiệp (giữa Đông Nam Bộ so với Tây Bắc, Tây
Nguyên).
+ Ngay giữa các vùng được coi phát triển cũng có sự chênh lệch (giữa Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

2. Giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch đó.
- Các vùng có sự phát triển và mức độ tập trung cao là do có sự đồng bộ về
các nhân tố về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở
hạ tầng, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, thị trường tiêu thụ và
các chương trình hợp tác đầu tư nước ngoài.
- Các vùng chậm phát triển và mức độ tập trung thấp là do sự thiếu đồng bộ
các nhân tố trên.
0,5
0,5
Tổng Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV 10,0

×