Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho bệnh nhi dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện nhi TW từ 01 tháng 1 năm 2005 đến 31 tháng 12 năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 59 trang )

BỘYTẼ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
❖ ❖❖
TRẦN THỊ LÊ NA
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỂU TRỊ
NHIỂM KHUẨN HÔ HÂP CẤP TÍNH CHO BỆNH NHI
DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA HÔ HÂP BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG TỪ 01/01/2005 ĐẾN 31/12/2005
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001- 2006)
Người hướng dẫn : ThS. Bùi Đức Lập
Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Nơi thực hiện : Bộ môn Dược Lâm Sàng
Trường Đại Học Dược Hà Nội
Khoa hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương
Thời gian thực hiện: 01/2/2006 - 19/5/2006
LỜI CẢM ƠN
Sau năm năm dưới mái trường Đại học Dược Hà Nội, được sự quan tâm
của các thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các phòng
ban, cùng sự nhiệt tình giảng dạy của thầy cô ở các bộ môn trong tnỉồiig đã
truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn phục vụ công việc, cho em nhiều điều
quý giá trước khi ra trường, em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thẩy cô
trong Bộ môn Dược lâm sàng.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Phòng K ế hoạch tổng hợp, cctc
bác sỹ ở Khoa Hô hấp, phòng vi sinh, các cô ởphònẹ Hồ sơ lưu trữ Bệnh viện
Nhi Trung ương đã tạo điều kiện cho em thực hiện khoá luận
Cho em bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
ThS. Bùi Đức Lập
Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Nguyệt- Bệnh viện Nhi Trung ương
đã dẫn dắt và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khoá luận.


Em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, hạn hè đã Ìuôìì
ở bên em, động viên em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5/2006
Sinh viên: Trần Thi Lê Na
CÁC KÝ Tự VIẾT TẮT
AG
Aminosid
ARI
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
C2G
Cephalosporin thế hệ 2
C3G
Cephalosporin thế hệ 3
CTM
Cotrimoxazol
KS
Kháng sinh
NKHHCT Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
VĐHHD
Viêm đường hô hấp dưới
VĐHHT
Viêm đường hô hấp trên
VP
Viêm phổi
VMH
Viêm mũi họng
VTKPQ Viêm thanh khí phế quản
VTQ
Viêm thanh quản

VTPQ Viêm tiểu phế quản
WHO Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT YẤN ĐỀ.
1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ NKHHCT 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu đường hô hấp 3
1.1.2. Đại cương về bệnh NKHHCT
4
1.1.3. Tinh hình NKHHCT hiện nay ở thế giới 6
1.1.4. Tinh hình NKHHCT ở Việt Nam 7
1.1.5. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em 8
1.1.6. Các yếu tố liên quan đến căn nguyên gây NKHH

10
1.2. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN ĐlỂU TRỊ NKHHCT

11
1.2.1. Nguyên tắc điều trị
11
1.2.2. Các phác đồ điều trị 12
1.2.2.1. Viêm đường hô hấp trên 12
1.2.2.2. Viêm đường hô hấp dưới 13
1.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay 16
1.2.4. Tmh hình kháng KS của các chủng V K 17
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu

19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u 19

2.1.1. 7 lêu chuẩn lựa chọn 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 19
2.2.1. Cỡ m ẫu 19
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
20
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 20
2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ 20
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cúu VÀ BÀN LUẬN

21
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ng h iên c ứ u 21
3.1.1. Tỷ lệ trẻ nhiễm khuẩn hô hấp phân bố theo tuổi và giới tín h

21
3.1.2. Sự phân bố bệnh theo tuổi trong nghiên cứu

23
3.1.3. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo khu vực

25
3.1.4. Tỷ lệ cấy vi sinh và làm kháng sinh đ ồ 25
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhi sử dụng kháng sinh trước khi vào viện 28
3.1.6. Tỷ lệ các bệnh mắc kèm
28
3.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC 29
3.2.1. Các thuốc được sử dụng 29
3.2.2. Các phác đồ điều trị NKHHCT 32
3.2.2.1. Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp trên 32

3.2.2.2. Phác đồ điều trị viêm đường hô hấp dưới 33
3.2.3. Liều dùng của các kháng sinh hay sử dụng trong ỉ ngày

42
3.2.4. Hiệu quả điều trị NKHHCT 43
3.2.5. Thời gian sử dụng thuốc
44
3.2.6. Đánh giá chung việc sử dụng thuốc trên tiêu chí an toàn, hiệu quả, hợp lý
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐE XưẤT 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHU L ư c
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là nhóm bệnh rất phổ biến ở trẻ em đặc
biệt là trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Bệnh có tỷ lệ mắc cao, tần suất mắc nhiều lần trong
năm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ. Theo số liệu của WHO,
hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em chết (95% ở các nước đang
phát triển) thì có tới 4 triệu trẻ em chết do bệnh này [18].
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở trẻ em cũng có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, đứng đầu trong
các bệnh nhiễm khuẩn. Trung bình mỗi năm trẻ có thể mắc từ 3 đến 8 lượt và
là nguyên nhân khiến trẻ được đưa khám bệnh [18].
Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em rất phong phú và
đa dạng có thể do virus hoặc do vi khuẩn (Str.Pneumoniae, H.influenzae, )
gây nên.Theo WHO, khoảng từ 60% đến 80% căn nguyên gây nhiễm khuẩn
hổ hấp cấp tính ở các nước đang phát triển là vi khuẩn, đặc biệt vi khuẩn là
căn nguyên chính gây viêm phổi nặng dẫn đến tử vong ở trẻ em. Các cỏn2
trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính ở trẻ em hay thường gặp là: Str.Pneumoniae, H.influenzae, Moraxella
catarrhal is [IS].
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý như tự ý mua, dùng thuốc của

người dân không theo sự chỉ định của thầy thuốc, điều trị không đúng liều (lự
hạ liều khi trẻ đỡ), điều trị không đủ thời gian (khi con đỡ thì cho dừng uống
thuốc mà không điều trị triệt để); một số hiệu thuốc tự bán kháng sinh không
có đơn của bác sỹ; một số bác sỹ lạm dụng kháng sinh, một số bác sỹ chiều
theo ý muốn của gia đình bệnh nhi. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến ngày càng nhiều trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nặng do vi khuẩn
kháng thuốc [23].
Mặt khác, cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng biệt, các chức năng cơ
thể chưa hoàn thiện, dịch tễ học vi khuẩn có liên quan đến tuổi và bệnh, bởi
thế nên ảnh hưởng tới dược động học, dược lực học của thuốc, ngược lại các
tác dụng không mong muốn của thuốc cũng ảnh hưởng xấu tới sự phát triển
bình thường của trẻ.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi thực hiện đề tài :
""Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm khuẫn hô hấp cho bệnh
nhỉ dưới 5 tuổi tại khoa hô hấp bệnh viện nhi trung ương trong thời gian từ
o im 2005 đến 3011212005*’, với các mục tiêu sau:
> Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tinh
> Khảo sát, đánh giá việc sử dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh troììỊị
điêu trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm sử dụng thuốc an toàn, hiệu qiid
trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cho bệnh nhi điều trị tại Khoa hô hấp Bệnh
Viện Nhỉ Trung ương.
PH ẦN l
TỎNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu đường hô hấp [18], [31]
Khogng mủi
Tiếu t|-iiệt
Ptiôl phải

>Ì3ang phế mạc
Cơ hoảnh
Tiểu phế quản
Họng
|lTianh quản
K^li quản
Fhổi Irái
R-iế quân
V
•Ptiế nang vầ liểu phế nang
Hình 1.1. Cấu tạo bộ máy đưòìig hô hấp
Bộ máy hô hấp là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, nó cấu tạo liên
tục thành một hệ thống từ mũi, qua họng, thanh quản, khí phế quản và tới
phổi. Chức năng của nó là cung cấp oxy và thải khí cacbonic. Vì thế nếu tổn
thương bất kỳ một thành phần nào trong hệ thống này đều ảnh hưởng đến toàn
bộ thống và chức năng hô hấp của cơ thể [18],
Về giải phẫu các chuyên gia của WHO lấy nắp thanh quản làm ranh giới
để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (nếu tổn
thương phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên, tổn thương dưới
nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới) [18],
- Viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm amidal, VA, viêm
tai giữa.
- Viêm đường hô hấp dưới: viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Thực tế, phân loại theo mức độ nặng nhẹ hay dùng để đánh giá xử trí kịp
thời các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ;
- Không viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ)
- Viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa)
- Viêm phổi nặng (Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng).
- Bệnh rất nặng.
Bộ phận hô hấp trẻ em khác với người lớn không những nhỏ hơn về kích

thước mà còn có những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu và sinh lý ;
- Điều kiện hô hấp trẻ em tương đối khó khăn hơn người lớn. Nhu cầu
oxy đòi hỏi cao hơn do đó trẻ dễ bị thiếu oxy.
- Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hoá, ít tổ chức đàn hồi, nhiều mạch
máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi. Mặt khác khi có một tổn thương ở
phổi dễ gây ra rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn quá trình ngoại hô hấp cũng
như quá trình trao đổi khí ở phổi.
- Do những đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp nên ở trẻ em, nhất
là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi [18], [31].
1.1.2. Đại cương vê bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
I.I.2.I. Viêm đường hô hấp trên [15] [19], [20], [21].
Là nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp (từ nắp thanh quản trỏ’ lên)
bao gồm viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa và cảm
lạnh. Trung bình một người có thể mắc 3 - 5 lần trong 1 năm. Bệnh thường
gặp về mùa lạnh và mùa mưa nhiều hơn các mùa khác trong năm.
Nguyên nhân chủ yếu là virus, một số trường hợp do vi khuẩn và các
nguyên nhân khác.
4- Viêm họng cấp
Sự viêm cấp tính ở họng thường do virus. Sự viêm này cũng có thể được
gây ra bởi liên cầu khuẩn tan huyết (3 nhóm A, Mycoplasma pneumoniae,
Chlamydia pneumoniae hoặc các vi khuẩn khác. Bệnh có đặc trưng là sự viêm
họng và sự đau buốt khi nuốt. Phân biệt viêm họng virus với viêm họng vi
khuẩn chỉ dựa trên khám thực thể đơn thuần là điều khó khăn. Trong cả 2
bệnh này, niêm mạc họng đều có thể bị sung huyết nhẹ hoặc viêm nặng, và có
thể được phủ bọc bằng 1 lớp màng và 1 dịch rỉ có mủ. Viêm họng virus và viêm
họng liên cầu khuẩn đều có sốt, bệnh hạch ở cổ và sự tăng bạch cầu [5], [19], [27J.
^l- Viêm amidal
Sự viêm cấp tính amiđal thường do những liên cầu khuẩn hoặc ít hơn,
những virus. Viêm amidal có đặc trưng là sự viêm họng và đau, nổi rõ nhất khi
nuốt và thường lan ra đến tai. Thường có sốt cao, khó thở, nhức đầu và nôn [6] [7

l- Viêm thanh khí phê quản cấp
Nguyên nhân: chủ yếu là do virus Para influenzae
1.1.2.2, Viêm đường hô hấp dưới [1], [5], [6], [8], [15], [19], [20].
Thường gặp ít hơn, nhưng tiên lượng nặng hơn, dễ tử vong do đó phái
phát hiện sớm và điều trị đúng.
ị- Viêm phổi
Viêm phổi là tổn thương cấp diễn, lan toả cả phế nang, mô kẽ lãn phế
quản, chủ yếu do virus khởi đầu, sau đó bội nhiễm do vi khuẩn hoặc cả hai.
Thường vi khuẩn qua đường hô hấp, ngoài ra vi khuẩn qua đường máu,
bạch huyết, không điều trị kịp thời dễ dãn đến tử vong.
• Viêm tiểu phê quản cấp tính
Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do
virus hợp bào hô hấp gây ra.
Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh,
i- Viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản cấp thường do virus Para influenza, hay xảy ra ở trẻ từ
6 tháng - 3 tuổi, vào mùa Đông.
1.1.3. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ỷ trẻ em trên thê giói
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới.
Theo số liệu của WHO hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
chết thì có tới 4 triệu trẻ em tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính mà trên
90% số đó ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của Wajula (1991) tỉ lệ
đến khám vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Etiopia là 25,5%; ở Batda Irak
39,9%; ồ Sao Palo- Brazin là 41,8%; ở Luân Đôn- Anh là 30,5% và ở Herslon
- Australia là 34%. Số trẻ vào bệnh viện điều trị vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính ở Daka - Bangladest là 35,8%; ở Rangun - Mianma 31,5%; ở Ixlamabat -
Pakistan là 33,6% và ở Nadóla - Zambia là 34% [9], [13], [14], [18], [23],
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính không những có tỉ lệ mắc cao mà còn bị
mắc nhiều lần trong năm. Tại hội nghị Washington (1991) những số liệu sau

đây đã được thông báo là số lẩn viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Gadehirol
là 13,0; ở Basse - Gambia 17,0; ở Magagua - Kinia 18,0; ở Seattle - Hoa Kỳ là
3,0. Trung bình trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3 đến 8 lần trong mộl
năm, mỗi lần kéo dài từ 3 đến 5 ngày và số lần trẻ bị mắc nhiễm khuẩn hò hấp
cấp tính liên quan đến nhiều yếu tố như : trẻ đẻ non, trẻ bị suy dinh dưỡng, điều
kiện kinh tế thấp kém, môi trường bị ô nhiễm [9], [14], [23 .
Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính khác nhau giữa thành thị và
nông thôn, tỷ lệ này càng rõ rệt ở các nước đang phát triển. Sỡ dĩ có sự chênh
lệch này là do môi trường thành thị bị ô nhiễm, mật độ dân cư đông đúc và có
sự tiếp xúc nhiều giữa trẻ lành và trẻ mắc bệnh [23],
1.1.4. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em Việt Nam
Việt Nam là nước đang phát triển, dân số làm nông nghiệp là chủ yếu
nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cùng với suy dinh dưỡng và
tiêu chảy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khoẻ
của trẻ em. Một số điều tra cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính khá cao. Thống
kê của ASI năm 1999 đã cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ
em nước ta là 65,8% (chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh tại cộng đồng).
Theo thống kê tại các bệnh viện, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm hơn 1 /3
tổng số trẻ đến khám tại các phòng khám và chiếm khoảng 30% - 40% tổng
số trẻ phải nhập viện. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự thì
bệnh hệ hô hấp chiếm 33% chỉ sau bệnh hệ tiêu hoá (34%) [14], còn về lình
hình bệnh tật trẻ em ở các bệnh viện tỉnh bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
28,82%; tại bệnh viện Nhi Trung ương bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
23,01%. Theo thống kê của viện Nhi Hà Nội (1981 - 1990) và khoa Nhi bệnh
viện Bạch Mai, bệnh viện Sain Paul những năm 1985 - 1990 đều thấy các
bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó đứng đầu là nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính. Số trẻ tử vong do viêm phổi ở bệnh viện từ tuyến huyện đến trung ưong
chiếm 30%- 50% trong số tử vong chung. Tại cộng đồng trung bình trẻ dưới 5 tuổi
mắc 2 lần/năm và tử vong do viêm phổi là 3/1000 [14], [23].

Việt Nam có khoảng 7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Qua ước tính có thể thấy
mỗi năm có gần 800 nghìn đến 1 triệu trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính cần được điều trị và số tử vong ước tính không dưới 20.000 trẻ mỗi
năm. Đây là một lý do rất đáng quan tâm trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em
ở cộng đồng [18].
Trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì nhiễm khuẩn hô hấp trên chiếm
2/3, chủ yếu là thể nhẹ. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới thường là thể vừa và nặn«,.
Theo thống kê của bệnh viện Bảo Vệ Sức Khoẻ Trẻ Em: tử vong do nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 28% trong số tử vong và tử vong do viêm phổi
chiếm từ 8 -12%. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Loan trong nhiễm khuẩn hô
hấp thì nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất mà chủ yếu là
viêm phổi. Sau viêm phổi là viêm tiểu phế quản [9]; nghiên cứu của Lê Thị Nga
trong tổng số 45,67% trẻ dưới 12 tháng tuổi nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì viêm
tiểu phế quản là 4,68%, viêm phổi là 50,48% [9], [14]. [23].
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm. Thời tiếl
thay đổi thường xuyên và đột ngột cho nên trẻ có thể mắc bệnh quanh năm.
Bệnh có xu hướng tăng lên ở cuối mùa thu. Cùng với việc chăm sóc trẻ chưa
đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về y tế, điều kiện kinh tế thấp kém, dẫn đến nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ờ trẻ em chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
1.1.5. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
Đường thở là một trong những cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi
trường bên ngoài nên các vi sinh vật có khả năng gây bệnh như virus, vi khuẩn,
nấm, Mycoplasma, ký sinh vật đều có thể xâm nhập hoặc cư trú ở đường thở.
Phần lớn nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do nguyên nhân virus
vì virus có ái lực với đường hô hấp cao, khả năng miễn dịch của virus ngắn và
yếu. Những virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp, virus cúm A,B,C; virus
á cúm. ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân vi khuẩn vẫn
chiếm vị trí quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Có rất
nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nhưng các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các vi khuẩn thường gây

nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em chủ yếu là Str.pneumoniae,
H.influenzae, M.catarrhalis Ngoài ra có thể gầỹStr.aureus, trực khuẩn Gr(-).
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Lâm tỷ lệ phân lập vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương như sau [23]
Bảng l.l.T ỷ lệ phân lập vi khuẩn gây NKHH ở trẻ em
Vi khuẩn phân lập được
Sô lượng Tỷ lệ %
H.influenzae 40 53,2
s.pneumoniae
30 40,0
M.catarrhalis 11 14,6
S.aiireiis 2
2,6
Trực khuẩn Grị-)
2 2,6
2 loại vi khuẩn
10 13,2
Như vậy là trong số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em thì
H.influenzae chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là s.pneumoniae, tiếp đến là
M.catarhhalis, cuối cùng là trực khuẩn Gr(-) và s.aureus. Nghiên cứu của
Nguyễn Thuý Là và cộng sự tại Hà Bắc về tỷ lệ phân lập vi khuẩn gây bệnh ở
đường hô hấp của 713 trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp tại bệnh viện tỉnh,
nghiên cứu của Trịnh Thị Bích và cộng sự với 483 bệnh phẩm họng mũi ở
bệnh nhi bị viêm đường hô hấp ở Thanh Hoá cũng cho kết quả tương tự [23],
Hiện nay những công trình nghiên cưú tại Pakistan, Gambia, Papua
NewGuinea và Philippin đều cho thấy rằng các tuyp s.pneumoniae phân lập từ
họng mũi của trẻ em bị VP chính là căn nguyên gây bệnh [23].
Trẻ em mang các vi khuẩn có khả năng gây VP từ rất sớm. Theo kết quả
nghiên cứu của Hoàng Thị Lâm, trẻ dưới 6 tháng đã mang đầy đủ 4 loại vi khuẩn
hay gây VP là

s.
pneumoniae,
H.
influenzae,
s.
aureus, và trực khuẩn Gr(-) [10 .
ở một số nước đang phát triển, trẻ em phải chịu sự cư trú của 2 loại tác
nhân gây bệnh là s.pneumoniae và H.influenzae từ rất sớm ngay những ngày
đầu sau khi sinh. Một điều tra tại Goroka, Papua New Guinea ỏ’ 22 trẻ em từ khi
mới sinh cho thấy tỷ lệ mang s.pneumoniae và H.influenzae ở trẻ từ 0-10 ngày tuổi
là 36,4% và 9%; vào lúc 2 tháng tuổi, tỷ lệ này đã là 95,4% và 81,5% [9], [23],
Theo tác giả, s.pneumoniae và H.influemae phân lập được ở mọi lứa tuổi,
nhưng ở lứa tuổi từ 6-12 tháng là cao nhất. Kết quả này phù hợp với kếl quả
nghiên cứu của Đoàn Mai Phương và của Hoàng Thu Thủy [10 .
Các nghiên cứu về căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em các nước đang
phát triển cho thấy s.pneumoniae và H.influenzae là nguyên nhân hầu hết gây
viêm phổi ở trẻ em dưới 3 tuổi, S.aureus thường gây bệnh ở trẻ dưới 6 tháng
và cũng là nguyên nhân gây bội nhiễm sau sởi. Các trực khuẩn Grị-) là căn
nguyên chính gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
1.1.6. Các yếu tô liên quan đến căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp
1.1.6.1. Tuổi
Trẻ em càng nhỏ thì có những đặc điểm giải phẫu sinh lý khác so với
người lớn. Sự nhỏ hẹp của khẩu tính đường thở, sự mỏng manh của niêm mạc
đường hô hấp, sự chưa hoàn chỉnh của các bộ phận hô hấp là các yếu tố có thể
dẫn đến viêm tiểu phế quản cấp và mãn. Các chất nhầy miễn dịch và các yếu
tố bảo vệ khác của trẻ còn kém cũng là nguyên nhân thường dẫn đến nhiễm
khuẩn nặng ở trẻ em.
Ngoài ra, yếu tố gel cũng rất quan trọng. Khả năng chống nhiễm khuẩn
có thể giảm do thiếu sót tại gel để sản xuất ra các yếu tố bảo vệ. Tuy nhiên cơ
chế bảo vệ cũng rất phức tạp. Vì vậy, khi 2 đứa trẻ cùng điều trị tác nhân trong

cùng một hoàn cảnh, chúng có thể phản ứng rất khác nhau [23].
1.1.6.2. Yếu tố thời tiết và môi trường [18], [23]
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Thời tiết thay đổi thường
xuyên và đột ngột có thể là môi tru’ờng để truyền các tác nhân gây bệnh từ người
10
này sang người khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khói thuốc lá, khói
bếp, bụi có thể tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Các trẻ
nhỏ có bố mẹ hút thuốc lá dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp hơn các trẻ khác.
Tình trạng kinh tế xã hội của các nước đang phát triển như nhà ở chật
chội, đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém là những yếu tố thuận lợi để truyền
các tác nhân gây bệnh.
Tinh trạng sức khoẻ của trẻ em như suy dinh dưỡng, không được nuôi
dưỡng chăm sóc đầy đủ là những yếu tố làm cho trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô
hấp và dễ trở nên nặng. Đối với những trẻ khoẻ mạnh được chăm sóc tốt thì ít
bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp và nếu có thì nhẹ [7], [23].
1.2. NHỦTVG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐÊN ĐlỂU TRỊ NKHHCT
1.2.1. Nguyên tắc điều trị
Khi dùng thuốc, không thể xem trẻ em là người lớn thu nhỏ. Vì nếu xem
trẻ em là người lớn thu nhỏ sẽ đi đến chỗ cho rằng bất cứ thuốc gì người lớn
dùng được trẻ em sử dụng được, chỉ có việc làm giảm liều. Điều này hoàn toàn
sai, có những thuốc trẻ em không dùng được.
- Tuỳ theo lứa tuổi của trẻ, việc điều trị và dùng ìhuốc có những lưu ý
riêng biệt. Việc cho thuốc ở trẻ em phải đặc biệt thận trọng vì ở trẻ em các cơ
quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch chưa phát triển
hoàn chỉnh nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ không hoàn toàn
thuận lợi dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính.
- Trường hợp trẻ bị bệnh nặng phải dùng dạng thuốc tiêm, phải chú ý
tương kỵ khi trộn thuốc tiêm truyền.
- Về việc phân liều, vì trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên liều
thuốc cho trẻ phải tính trên nhiều yếu tố: tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể và

tính cả sự kém chức năng gan thận của chính lứa tuổi này [3], [18
1.2.2. Các phác đồ điều trị [1], [18], [25], [26], [32].
11
ị- Viêm họng cấp hoặc viêm amỉđan có mủ
- Điều trị bằng PenicillinV hoặc Amoxicillin
PenicillinV: 25- 50mg/kg/24h, chia 3-4 lần, thời gian điều trị 10 ngày.
- Hoặc Erythromycin 500mg uống 30- 50mg/kg/24h, chia 3-4 lần, thời
gian điều trị 10 ngày.
ở Việt Nam Str.pyogenes nhạy cảm với các Penicillin nhưng thường
kháng lại các Tetracycline và các Macrolid. Điều trị với PenicillinV 500mg
(trẻ em lOmg/kg, tối đa 500mg) bằng đường uống, 12h/ll/10 ngày hoặc dùng
liều duy nhất 900mg Benzathin Penicillin tiêm bắp.
WHO hướng dẫn dùng kháng sinh trong viêm họng liên cầu ở trẻ em như sau;
- Benzanthin- penicillin tiêm bắp 1 liều duy nhất 600.000UI
- Hoặc uống Amoxicillin, Ampicillin, PenicillinV trong 10 ngày
- Làm dịu họng bằng thuốc ho không độc hại
- Uống Paracetamol khi đau họng [5], [6], [8].
4- Viêm amidal tái phát
- Điều trị bằng Penicillin V
• Viêm thanh khí phê quản cấp [7]
- Không có chỉ định dùng kháng sinh.
- Những trường hợp nhẹ và vừa không gây tắc nhiều đường thở, điều trị
đầu tiên bằng Dexamethason 0,15 - 0,25mg/kg.
- Những trường hợp vừa và nặng có triệu chứng tắc nghẽn đường thở rõ,
tiêm tĩnh mạch Dexamethason với liều 0,5 - Img/kg (tối đa là lOmg), cộng
thêm khí dung Adrenalin với liều 0,05ml/kg/lần (tối đa là 0,5ml) dùng dung
dịch 1% đă pha loãng thành 3ml và khí dung Budesonid hoặc Beclomethason.
1.2.2.1 Viêm đường hô hấp trên trên
12
I.2.2.2. Viêm đường hô hấp dưới

4- Viêm phổi
> Điều trị triệu chứng [ lĩ
- Hạ nhiệt độ nếu sốt trên 38,5°c dùng Paracetamol 10-15mg/kg, cứ 6h/l 1
đến khi nhiệt độ hạ xuống < 38,5®c thì ngừng thuốc. Không dùng Paracetamol
quá 100mg/kg/24h.
- Làm thông thoáng đường thở, cho bệnh nhân nằm đầu cao, hút dịch mũi
họng hoặc qua nội khí quản.
- Nếu bệnh nhân co thắt (ran rít, ran ngáy hai phế trường ) cho khí dung
- Khi bệnh nhân mất nước nặng, sốt cao trên 39,5°C; nhịp thở trên
601/phút có bít tắc đường thở, có biểu hiện sốc hoặc nhiễm toan chuyển hoá
thì truyền dịch với 20ml/kg/24h; 7giọt trong Iphút.
Dịch truyền: Dextrose5% hay Glucose5% liều lượng 30 - 50ml/kg có thêm
Natricacbonat 3 - 5mEq/kg/ngày để chống nhiễm toan.
- Khi thấy gan to, mạch nhanh, đái ít không nên truyền dịch, dấu hiệu
trên biểu hiện suy tim. Cần cho:
+ Furosemid Img/kg/ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
+ Digoxin: Liều 0,02mg/kg/24h, chia làm 31ần. Uống lần đầu 1/2 liều
trên. Sau đó còn lại chia ra cứ 8h cho uống 1/4 liều còn lại.
> Điều trị nguyên nhân [11
• Bệnh nhi chưa dùng kháng sinh ở tuyến trước
- Ấpicillin: Liều dùng 50mg-100mg/kg/24giờ, pha nước cất đủ lOmg,
tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần trong ngày (làm test trước khi tiêm).
- Có thể phối hợp;
+ Với Amikacin; Liều dùng: 15mg/kg/224giờ, chia 2 lần tiêm bắp.
+ Hoặc với Brulamycin: Liều dùng 4mg/kg/24gìơ, chia 2 lần tiêm bắp.
• Bệnh nhân đã dùng kháng sinh
- Augmentin loại 0,5mg hoặc Ig: Liều dùng 100mg/kg/224giờ: pha loãng
bằng nước cất đủ 20ml, tiêm tĩnh mạch chậm, chia 2 lần, sáng và chiều và
Amikacin: Liều 15mg/kg/24giờ, tiêm bắp chia 2 lần trong ngày.
- Hoặc Tarcefoksym loại Ig: Liều dùng 100mg/kg/24giờ tiêm tĩnh mạch

chậm chia 2 lần trong ngày và Amikacin: Liều 15mg/kg/24giờ, tiêm bắp chia
làm 2 lần trong ngày.
• Nếu nghi là do tụ cầu vàng
- Cloxacillin loại 0,5g: Liều lượng lOOmg - 200mg/kg/24giờ. Tiêm tĩnh
mạch, chia 2 lần trong ngày.
- Hoặc Oxacillin loại Ig: Liều lượng lOOmg - 200mg/kg/24giờ. Tiêm tĩnh
mạch chia 2 lần trong ngày.
- Hoặc Vancymycin loại 0,5g: Liều dùng 30 - 50mg/kg/24giờ, pha vào
huyết thanh mặn đẳng trương 9%0 vừa đủ truyền trong 1 giờ (tốc độ từ 15 - 20
giọt trong 1 phút).
- Hoặc Cefoperazon loại Ig: Liều dùng 100mg/kg/24giờ, chia 2 lần trone
ngày, pha loãng tiêm tĩnh mạch chậm.
• Nếu nghi viêm phổi do Haemophylus influenzae
Tuổi thường từ 3 tháng đến 4 tuổi
Chloramphenicol loại 0,5g hoặc Ig: Liều lượng 30- 50mg/kg/24giờ, pha
loãng tiêm tĩnh mạch chậm (trong vòng 5 phút), chia làm 2 lần trong ngày.
4- Viêm tiểu phế quản cấp tính
> Điều trị hỗ trợ [lĩ
- Làm thông ngay đường thở, hút đờm dãi, đặt trẻ nơi thoáng khí.
- Cho thở oxy
- Cho thở khí dung có thuốc giãn phế quản, vỗ rung ngực và dãn lưu tư
thế để thông thoát đờm xuất tiết.
- Cho thuốc giãn phế quản nếu cơn co thắt phế quản rõ, Theophylin hay
Salbutamol 2 -4 mg/kg/ 6-8h cho 1 lần hay Epinephrin 1 %, tiêm dưới da 0,01 ml/kg.
14
- Corticoid: Prednisolon 3-5mg/kg/ngày ttmc trong ngày có khó thở nặng,
các ngày sau cho Prednisolon 2mg/kg/ngày, uống.
- Khi có cơn ngừng thở đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ.
- Điều trị nhiễm toan bằng Natribicacbonat
- Cung cấp cho trẻ đủ dịch bằng đường miệng hay truyền.

> Điều trị bằng kháng sinh
Viêm phế quản cấp phần lớn do virus, vậy không nên lạm dụng kháng sinh.
Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn ( thường là Str.pneumoniae và
H.influenzae) trong trường hợp đó có thể dùng:
- Amoxicillin 750mg/l, uống ngày 21ần (12h/ll) hoặc 500mg/lần, uống
ngày 31ần. Trẻ em; 15mg/kg/l, uống 31/24h.
- Hoặc Erythromycin 500mg. Trẻ em: 30 - 50mg/kg/24h, chia làm 31ần
ị- Viêm thanh quản cấp
• Trường hợp nhẹ
- Cho uống hay truyền dịch: 20ml/kg/24h dung dịch Glucose 5% hoặc
NaCl 9%0, truyền 10 giọt trong 1 phút.
- Phenergan; 5 - lOmg
- Không thuyên giảm cho: Hydrocortisone: lOrng
• Trường hợp vừa và nặng
- Thở oxy qua ống thông
- Cho Phenergan 5 - lOmg (uống)
- Cho truyền dịch:
+ Dung dịch Glucose 5%: 20ml/kg/24h
+ Truyền tĩnh mạch chậm 10 giọt/phút
+ Hoặc uống theo yêu cầu bệnh nhi
- Hydrocortison lOOmg, 2h sau tiêm nhắc lại
- Khí dung: NaCl 9%0 : 2ml
Hydrocortison 30mg
15
Khí dung từ 10 - 15 phút, ngày 2 lần.
- Theo dõi: nhiệt độ, nhịp thở, bão hoà oxy, nước tiểu, mạch.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng, cho kháng sinh đường tĩnh mạch
theo kháng sinh đồ.
Kháng sinh có thể dùng:
- Ceítriaxon lOOmg/kg cân nặng (tối đa 2g/24h), tiêm tĩnh mạch chậm

lliều duy nhất hàng ngày.
- Hoặc Ceíotaxim 100 - 150 mg/kg Gân nặng, tiêm tĩnh mạch, chia liều
này làm 4 lần tiêm trong 24h.
- Hoặc Chloramphenicol 80mg/kg cân nặng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh
mạch, chia liều này làm 4 lần tiêm trong 24h/10 ngày. Có thể dùng
Amoxicillin nếu có tác dụng.
1.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay
Hiện nay có nhiều loại kháng sinh mới có hiệu lực cao ra đời và đã được
đưa vào sử dụng. Hệ thống dịch vụ y tế góp phần không nhỏ vào việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng, song cũng ảnh hưởng nhiều đến các chương trình y lế
trong đó có chương trình ARI [23].
Sự lạm dụng kháng sinh ngày càng nhiều, ở Việt Nam, một cuộc điều tra
về việc sử dụng kháng sinh được tiến hành tháng 7/1994 tại 37 điểm bán thuốc
tại Hà Nội cho thấy chỉ có 18,4% người tiêu dùng mua thuốc kháng sinh theo
đơn bác sỹ và chỉ có 33% số người biết một số tai biến bất kỳ của kháng sinh.
Điều tra của chương trình ARI năm 1998, có 88,2% các bà mẹ tự mua thuốc
mà không hỏi ý kiến của cán bộ y tế. Kháng sinh có thể tự mua được ỏ’ bất cứ
đâu mà không cần phải có đơn thuốc, bệnh nhân tự dùng kháng sinh với liều
lượng và thời gian tuỳ thích mà không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngay cả khi
có đơn, nhiều loại kháng sinh cũng được thầy thuốc kê đcfn theo kinh nghiệm mà
không có chuẩn đoán vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh không đúng sẽ gây nhiều
16
hậu quả : bệnh không khỏi, trầm trọng thêm và nhất là chọn lọc ra nhiều dòng vi
khuẩn kháng kháng sinh gây khó khăn cho điều trị nhiễm khuẩn sau này [23],
1.2.4. Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn
Việc tự ý mua thuốc, dùng thuốc không hợp lý, lạm dụng thuốc đặc biệt
là kháng sinh trong điều trị là nguyên nhân gia tăng tính kháng thuốc của vi
khuẩn. Theo một số tác giả nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của chủng
vi khuẩn phân lập được tại Bệnh Viện Nhi trung ương năm 2003 thì tình hình
đề kháng của 3 loại vi khuẩn hay gặp trong NKHH như sau [23]

Bảng 1.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn
Thuốc
Tỷ lệ kháng của
Str.pneumoniae
Tỷ lệ kháng của
H.influenzae
Tỷ lệ kháng của
str. aureus
Augmentin
-
5,0% 0,0%
Ampicillin
6,7% 52,5%
100,0%
Cefalothin
0,0%
32,5% 0,0%
Cefepime
0,0%
0,0%
-
Cloramphenicol
43,3% 62,5%
50,0%
Cefotaxim
3,3% 0,0%
-
CTM
90,0% 90,0%
0,0%

Erythomycin
90,0%
47,5%
0,0%
Gentamycin
-
40,0%
0,0%
Tobramycin
-
-
0,0%
Vancomycin
-
-
0,0%
s.
pneumoniae không còn nhạy cảm với Penicillin, ở một số nước phát
triển như: Anh, Hồng Kông, Italia, Mỹ, hệ
s.
pneumoniae kháng Penicillin
/ Ặ liồ .ồ '^ \
/r'/
I
J
tăng nhanh tại Mỹ từ 4% (1992 ) đến 37% (1999) và 55,7% năm 2001. Tại
Việt Nam theo nghiên cứu của một số tác giả của chương trình ASTS thì hệ
s.pneumoniae không những kháng Penicillin mà đã kháng lại nhiều kháng
sinh khác như : Erythromycin, Cloramphenicol và CTM [23], [9], [10], [14].
Người ta thấy rằng các chủng s.pneumoniae đã kháng Penicillin thì

thường kháng lại cả các kháng sinh khác .
s.pneumoniae đề kháng đa kháng sinh rất cao. Trong nghiên cứu của
Hoàng Thị Lâm là 86,6%, của Nguyễn Thị Kim Hoàng nghiên cứu tại thành
phố HCM thấy 3,3% kháng đồng thời 5 loại kháng sinh, Nguyễn Thị Thanh
Hà và cộng sự tại Hà Nội thấy 76% đề kháng từ 3 kháng sinh trở lên, Lê Thị
Hoa nghiên cứu tại một số vùng dân cư sống xa đô thị năm 2000 thấy hệ đa
kháng là 25% - 30,7% [23], [9].
Các nghiên cứu Thế Giới cũng cho thấy tình trạng kháng đa kháng sinh
của Spneumoniae đang gia tăng một cách nhanh chóng : ở Hy Lạp 17,7%; Mỹ
từ 1994 đến 2000 tăng từ 13,3% và năm 2001 là 22,45%. Tỷ lệ kháng đa kháng
sinh ở Italia là 52% trong số các chủng kháng Penicillin. Với H.influenzae thì
theo các nghiên cứu tại Việt Nam của chương trình ASTS thấy H.influenzae đã
giảm nhạy cảm với các kháng sinh được WHO khuyên dùng trong điều trị nhiẽm
khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Nghiên cứu tại một số nước châu Á cho thấy:
H.influenzae đã kháng lại Ampicillin 47% ở Singapore, 56% ở Hàn Quốc và
33,8% ở Hồng Kông [14].
18
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN cứu
Hồi cứu bệnh án lun tại phòng hồ sơ lưu trữ của những bệnh nhi dưới 5
tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được điều trị tại khoa hô hấp bệnh
viện Nhi Trung ương từ 01/1/2005 đến 31/12/2005.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp nằm
điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ dưới 1 tháng
- Trẻ trên 5 tuổi
- Trẻ không bị nhiễm khuẩn hô hấp

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.2.1. Cỡ mẫu
Dựa trên phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên:
_ r y
1
,,
y i — Ả ( a ! 2 ) j2
d
Trong đó:
n; Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu
P; Tỷ lệ ước tính dựa trên nghiên cứu thử hoặc ước tính từ một nghiên
cứu trước đó.
d: Khoảng sai lệch cho phép giửa tỷ lệ thu được từ mẫu và quần thể
a; Mức ý nghĩa thống kê (a= 0,05 khi đó thì độ tin cậy bằng 95%)
19
2^ /2 • z /2 » z /2 *^^ỗ '^ới giá trị a
được chọn. Với mức ý nghĩa a= 0,05 thì 2^ /2 = 1-96
Trong công thức này, chúng tôi dự kiến sai số cho phép: d - 5%
Thay vào công thức ta có:
„ = l, 9 6 2 x M ì ầ ^ ) = 385
0,05^
- Phương pháp lấy mẫu:
Cỡ mẫu là 385 chiếm khoảng 8,3% tổng số bệnh án (4640), chúng tôi áp
dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cứ 12 bệnh án lấy 1 cho đến
đủ 385 bệnh án.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Hồi cứu trên những bệnh án lưu tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án
- Lập phiếu ghi thông tin khảo sát theo mẫu thống nhất (Phụ lục 1 )
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
*1* Các yếu tố liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

*1* Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc trong điều trị NKHHCT
> Tỷ lệ bệnh nhi làm xét nghiệm vi sinh
> Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước khi vào viện
> Các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị NKHHCT
> Các phác đồ điều trị và sự thay đổi phác đồ điều trị
> Thời gian điều trị
Từ đó đánh giá chung về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả
2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ
Tất cả các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên
phần mềm excel.
20

×