Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2013 của khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện e TW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 69 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THANH HÀ

PHÂN TÍCH
DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG NĂM 2013
CỦA KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU
BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

PHÂN TÍCH
DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG NĂM 2013
CỦA KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU


BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. DS. Nguyễn Phương Chi
2. TS. Vũ Thị Thu Hương
Nơi thực hiện:
1. Bệnh viện E Trung ương





HÀ NỘI - 2015

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này trong suốt thời gian qua em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quan tâm tận tình, chỉ bảo của các thầy, cô
giáo, các bác sĩ, dược sĩ, gia đình và bạn bè. Những giúp đỡ quý báu ấy đã
giúp em hoàn thành khóa luận đồng thời cũng cho em hiểu thêm về cách tư
duy, tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học.
Nhân đây cho em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
DS.Nguyễn Phương Chi - giảng viên bộ môn Quản lí và Kinh tế Dược và TS.
Vũ Thị Thu Hương – Phó trưởng khoa Dược bệnh viện E Trung ương đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cho em suốt thời gian làm khóa luận.
Em xin cảm ơn TS.Vũ Đức Định, bác sĩ Trần Minh Giám và các bác
sĩ khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện E đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lí và Kinh

tế dược, các anh chị trong khoa Dược bệnh viện E Trung ương đã luôn giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bố mẹ và
toàn thể thầy cô, anh em bạn bè luôn động viên tinh thần trong suốt quá trình
em học tập, rèn luyện ở trường Đại học Dược Hà Nội.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hà

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………… ……1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………… …….3

1.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện 3

1.1.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện 3

1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc 3

1.1.3. Các bước xây dựng danh mục thuốc 5

1.2. Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc trong bệnh viện. . 5

1.2.1. Phân tích VEN 6


1.2.2. Phân tích ABC : 9

1.2.3. Một số nghiên cứu phân tích ABC - VEN trên thế giới và Việt
Nam. 10

1.2.4. Đơn vị đo lường sử dụng thuốc DDD (Defined Daily Dose) 12

1.2.5. Một số phương pháp phân tích cơ cấu danh mục thuốc 13

1.3. Một vài nét về bệnh viện E Trung ương 15

1.3.1. Khái quát về bệnh viện 15

1.3.2. Khoa hồi sức cấp cứu 15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 17

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 17

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 17

2.3. Phương pháp nghiên cứu: 17

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 17

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: 17


2.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu 18


2.4.1. Chỉ số nghiên cứu 18

2.4.2. Biến số nghiên cứu 19

2.5. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu 20

2.5.1. Phân tích ABC : 20

2.5.2. Phân tích ma trận ABC - VEN : 20

2.5.3. Tính liều DDD 20

2.5.4. Phân tích nhóm điều trị 21

2.5.5. Xử lí số liệu 21

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………22

3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo chủng loại 22
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc phân loại theo tác dụng dược lí 22

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 23

3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tên biệt dược, tên INN 23

3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc đa thành phần, đơn thành phần 24

3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại đường dùng 24

3.2. Phân tích ABC/VEN danh mục thuốc năm 2013 khoa HSCC 25


3.2.1. Phân tích ABC 25

3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp phân tích VEN 30

3.2.3. Kết quả phân tích ma trận ABC - VEN 32

BÀN LUẬN…………………………………………………………………36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………… 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc

AHFS
American Hospital Formulary
servise
Hướng dẫn phác đồ điều
trị trong các bệnh viện
Mỹ
C3G
C4G

Cephalosporin thế hệ 3
Cephalosporin thế hệ 4

COPD
Chronic Obstructive Pulmonary
Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính
DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày
DMT Danh mục thuốc
DMTBV
Danh mục thuốc bệnh
viện
GTSD Giá trị sử dụng
HĐTVĐT Hội đồng thuốc và điều trị

HSCC Hồi sức cấp cứu
INN
International Nonproprietary
Name
Tên quốc tế không được
đăng ký bản quyền
MHBT Mô hình bệnh tật
MSH Management Sciences for Health

Trung tâm khoa học quản

lí y tế
NSAIDs
Non-steroidal anti-inflammatory
drug
Thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm không steroid

VNĐ Việt Nam đồng
VEN
VED
V: Vital drugs
E: Essential drugs
N: Non-Essential drugs
D: Desirabale
V: Thuốc tối cần
E: Thuốc thiết yếu
N: Thuốc không thiết yếu
D: Thuốc có thể có
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới











DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tiêu chí lựa chọn thuốc 4

Bảng 1.2. Định nghĩa các thuốc V, E, N 6

Bảng 1.3. Hướng dẫn cho phân loại VEN của WHO 9


Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật khoa HSCC 16

Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu 19

Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc phân loại theo tác dụng dược lí 22

Bảng 3.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ 23

Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tên biệt dược, tên INN 24

Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc đa thành phần, đơn thành phần 24

Bảng 3.10. Cơ cấu danh mục thuốc phân loại theo đường dùng 25

Bảng 3.11. Kết quả phân tích ABC 26

Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị trong nhóm A 27

Bảng 3.13. Kết quả DDD/100 ngày - giường 28

Bảng 3.14. Chi phí cho một liều DDD của các thuốc chống khuẩn nhóm A29

Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn VEN 30

Bảng 3.16. Thuốc cùng hoạt chất khác dạng bào chế phân loại khác nhau30

Bảng 3.17. Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp phân tích VEN 31

Bảng 3.18. Kết quả phân tích ma trận ABC - VEN 32


Bảng 3.19. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III 33

Bảng 3.20. Cơ cấu nhóm thuốc AN 34






DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các bước xây dựng DMT 5

Hình 1.2 Các bước phân tích VEN 8

Hình 1.3. Sơ đồ các bước tính liều DDD 13

Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu A, B, C 26






1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế phát triển và ổn định là điều kiện để con người đang ngày càng
chăm lo tới sức khỏe nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm từ
5% trở lên trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013[18]. Vì thế chi phí tiền
thuốc cũng tăng dần qua mỗi năm, tổng giá trị thuốc sử dụng liên tục tăng,

đến năm 2013 đã là 2775 triệu USD[8]. Trong đó tiền thuốc tiêu thụ ở các
bệnh viện chiếm tỉ lệ cao khoảng 30 - 50% tổng kinh phí sử dụng[11, 12].
Tuy nhiên tại các bệnh viện vẫn còn xảy ra hiện tượng sử dụng thuốc chưa
hợp lý, tỷ lệ sử dụng kháng sinh còn cao[4].Chính vì vậy việc phân tích danh
mục thuốc sử dụng là rất cần thiết đối với các cơ sở khám chữa bệnh.
Đáp ứng nhu cầu trên, Bộ y tế đã ban hành thông tư 21/2013 TT-BYT
Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh
viện góp phần đảm bảo sử dụng thuốc hợp lí.Thông tư cũng đưa ra các
phương pháp để phân tích việc sử dụng thuốc; trong đó điển hình là phương
pháp phân tích ABC - VEN.
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương hạng I có số lượng bệnh
nhân không ngừng tăng lên mỗi năm và hiện nay đã đạt 825 giường bệnh thực
kê.Khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện E Trung ương là khoa có mô hình
bệnh tật đa dạng, phong phú với tổng tiền thuốc sử dụng lớn nhất bệnh viện.
Tổng tiền thuốc sử dụng của khoa Hồi sức cấp cứu năm 2013 chiếm 8,80%
tổng tiền thuốc sử dụng của bệnh viện E và cao gấp đôi so với mức trung bình
của 22 khoa lâm sàng (14,54%). Vì vậy đối với khoa Hồi sức cấp cứu việc sử
dụng thuốc hợp lí là rất cần thiết.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng
năm 2013 của khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện E Trung ương” với 2 mục
tiêu :
2

1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013 của khoa
hồi sức cấp cứu bệnh viện E Trung ương.
2. Phân tích ABC - VEN danh mục thuốc sử dụng năm 2013 của
khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện E Trung ương.
























3

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện
Hoạt động lựa chọn thuốc là công việc quan trọng trong chu trình cung
ứng thuốc, với nhiệm vụ xác định nhu cầu về chủng loại thuốc, làm cơ sở để
đảm bảo tính chủ động trong cung ứng thuốc cũng như tính hiệu quả, an toàn,
tiết kiệm và sử dụng hợp lí nguồn ngân sách trong quá trình điều trị [9].
Thông tư 21/2013 TT-BYTQuy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Thuốc và điều trị trong bệnh viện đã quy định nguyên tắc xây dựng danh mục

thuốc (DMT), tiêu chí lựa chọn thuốc và các bước xây dựng DMT [6].
1.1.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện
a. Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
b. Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
c. Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d. Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
e. Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
f. Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
g. Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước[6].
1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc
Bộ y tế đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn thuốc cụ thể trong Thông tư
21/2013 TT-BYT (Bảng 1.1) [6].




4

Bảng 1.1. Các tiêu chí lựa chọn thuốc
STT Tiêu chí Nội dung
1 Hiệu quả điều trị
Đủ bằng chứng tin cậy, an toàn thông qua kết
quả thử nghiệm lâm sàng
2 Dạng bào chế
Sẵn có ở dạng bào chế thích hợp, đảm bảo sinh
khả dụng, ổn định về chất lượng trong những
điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.

3
Yếu tố:
- Tính an toàn, chất lượng
- Giá cả
- Khả năng cung ứng
Đánh giá kĩ khi 2 thuốc trở lên tương đương
nhau về 2 tiêu chí
4 Chi phí - hiệu quả
Phân tích giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng
chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không
so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc,
sử dụng khi các thuốc có cùng tác dụng điều trị
nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng
5 Thuốc ở dạng đơn chất Ưu tiên lựa chọn
6
Thuốc ở dạng phối hợp nhiều
thành phần
Phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của
từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một
quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có
lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc
tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;
7
Thuốc generic
Thuốc mang tên INN
Ưu tiên lựa chọn
8 Một số yếu tố khác
Một số trường hợp có thể căn cứ
- Đặc tính dược động học
- Yếu tố thiết bị bảo quản

- Hệ thống kho chứa
- Nhà sản xuất, cung ứng

1.1.3. Các bư
ớc xây
Theo
Thông tư 21/2013 TT
họa theo sơ đồ Hình







Hình 1.1
1.2. Một số ph
ương pháp phân tích danh m
Có 4 phương pháp chính đ
thuốc.
Trong đó có phương pháp thu th
phư
ơng pháp như phân tích ABC, VEN
thường được sử dụ
ng đ
[21].
DMT năm trước
phân tích số
lượng, giá trị sử
dụng,

ABC - VEN
5
ớc xây
dựng danh mục thuốc
Thông tư 21/2013 TT
-BYT các bước xây dự
ng DMT đư

1.1 [6].
Hình 1.1
. Sơ đồ các bư
ớc xây dựng DMT
ương pháp phân tích danh mục thuốc trong bệnh viện.
Có 4 phương pháp chính đ
ể điều tra, nghiên cứ
u tình hình s
Trong đó có phương pháp thu th
ập số liệu tổ
ng h
ơng pháp như phân tích ABC, VEN

và phương pháp phân tích li
ng đ
ể nhận định những vấn đề lớ
n trong s
Danh mục
thuốc
Thu thập thông tin
thuốc kém chất
lượng, thuốc

hỏng, ADR của
thuốc, sai sót trong
điều trị
Phân loại thuốc
theo nhóm điều trị và VEN
ng DMT đư
ợc minh

ớc xây dựng DMT

ục thuốc trong bệnh viện.

u tình hình s
ử dụng
ng h
ợp bao gồm các
và phương pháp phân tích li
ều DDD,
n trong s
ử dụng thuốc
Đánh giá thuốc
đề nghị bổ sung
hay loại bỏ một
cách khách quan
6

1.2.1. Phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động
mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để
mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc

được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như bảng sau [6]:
Bảng 1.2. Định nghĩa các thuốc V, E, N
STT

Thuốc Định nghĩa
1
Thuốc V
(Vital drugs)
Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc
các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ
công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
2
Thuốc E
(Essential
drugs)
Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm
trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong
mô hình bệnh tật của bệnh viện.
3
Thuốc N
(Non-
Essential
drugs)
Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh
có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá
thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của
thuốc.

Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu sử dụng cách phân chia thuốc theo cách

gọi khác là VED – Vital (Thuốc tối cần), Essential (Thuốc thiết yếu), và
Desirabale (Thuốc có thể cần) có cách phân loại cũng tương tự VEN [28].
Một nghiên cứu ở Delhi Ấn Độ nhà nghiên cứu sắp xếp các thuốc vào các
nhóm V, E, D bằng cách phân loại thuốc tối cần vào nhóm V, thiết yếu vào
nhóm E, có thể cần vào nhóm D. Các thuốc cần thiết cho sự sống còn, là một
phần của chương trình quốc gia và phải luôn có sẵn được xếp vào nhóm V.
7

Các mặt hàng có nhu cầu thấp hơn và có thể thiếu trong một thời gian ngắn ở
trung tâm y tế được xếp trong nhóm E. Các mục còn lại với tính chất thấp
nhất, sự thiếu hụt thuốc sẽ không có hại cho sức khỏe của bệnh nhân, được
đưa vào nhóm D. Sắp xếp VED vào từng hạng mục được thống nhất bởi một
giảng viên, một bác sĩ nội trú và một sinh viên sau đại học [22].
1.2.1.1. Ứng dụng của phân tích VEN :
Ứng dụng chính của phân tích VEN là chỉ ra ưu tiên cho việc lựa chọn
thuốc, mua sắm thuốc và sử dụng trong hệ thống cung ứng, hướng dẫn các
hoạt động quản lý hàng tồn kho và xác định giá thuốc hợp lý [28].
Các thuốc V và E nên được ưu tiên trong lựa chọn, đặc biệt khi nguồn
quỹ không nhiều.Phân tích danh mục VEN cũng có thể tác động lên quá trình
mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp. Nên ưu tiên đặt hàng, dự trữ, đảm bảo đủ
số lượng các thuốc V và E trước [28].
Tổng kết việc sử dụng bằng hệ thống phân loại VEN có thể cho thấy
việc sử dụng dưới mức (cần thiết) các thuốc V hoặc E hoặc sử dụng nhiều
(vượt mức) các thuốc N. Hệ thống VEN hoặc VN có thể được so sánh với
phân tích ABC và phân tích theo nhóm điều trị để giám sát tình hình sử dụng
thực tế giữa các thuốc ưu tiên.
1.2.1.2. Các bước của phântíchVEN
Bộ y tế đưa ra thông tư 21/2013 TT-BYTThông tư Quy định về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện chỉ hướng dẫn
các bước phân tích VEN sơ lược chưa chỉ ra các tiêu chí để phân loại thuốc

nào là V, E hay N. Các bước phân tích VEN như hình sau [6]:




Tổ chức Y tế
th
(MSH) đưa ra nhữ
ng tiêu chí đ
trên định nghĩa thuố
c V, E, N và hư
nghiên cứu đã xây d

E Trung ương (Phụ
l
WHO nhóm nghiên c
nghiên cứu xây dự
ng mô hình b
Trung ương và MHBT đư
độ phổ biến của bệ
nh trong khoa.

Từng thành viên HĐTVĐT sắp xếp các thuốc
theo nhóm V, E, N
Kết quả được tổng hợp và thống nhất
Lựa chọn và loại bỏ các phương án trùng lắp
Xem xét, hạn chế mua hoặc loại bỏ các thuốc N
nếu có thể
Xem xét lại số lượng mua dự kiến, ưu tiên
mua, dự trữ các thuốc V, E trước thuốc N

Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của
nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N
8
Hình 1.2 Các bước phân tích VEN
th
ế giới (WHO) phối hợ
p Trung tâm khoa h
ng tiêu chí đ
ể phân loại thuố
c V, E, N (B
c V, E, N và hư
ớng dẫn phân loạ
i VEN c

ng tiêu chí phân loại VEN phù hợp v

l
ục 1). Về tiêu chí “Tần suất bệ
nh lí” theo hư
WHO nhóm nghiên c
ứu không đánh giá đượ
c tiêu chí này. Do đó nhóm
ng mô hình b
ệnh tật (MHBT) tạ
i khoa HSCC b
Trung ương và MHBT đư
ợc cung cấp cho bác sĩ để
làm căn c
nh trong khoa.


Từng thành viên HĐTVĐT sắp xếp các thuốc
theo nhóm V, E, N
Kết quả được tổng hợp và thống nhất
Lựa chọn và loại bỏ các phương án trùng lắp
Xem xét, hạn chế mua hoặc loại bỏ các thuốc N
nếu có thể
Xem xét lại số lượng mua dự kiến, ưu tiên
mua, dự trữ các thuốc V, E trước thuốc N
Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của
nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N

p Trung tâm khoa h
ọc quản lí y tế
c V, E, N (B
ảng 1.3). Căn cứ
i VEN c
ủa WHO, nhóm

i thực tế bệnh viện
nh lí” theo hư
ớng dẫn của
c tiêu chí này. Do đó nhóm
i khoa HSCC b
ệnh viện E
làm căn c
ứ xác định mức
Từng thành viên HĐTVĐT sắp xếp các thuốc
Lựa chọn và loại bỏ các phương án trùng lắp
Xem xét, hạn chế mua hoặc loại bỏ các thuốc N
Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của

9

Bảng 1.3.Hướng dẫn cho phân loại VEN của WHO
Đặc tính của thuốc và tình trạng bệnh lí V E N
Tần suất bệnh lí
Phần trăm dân số mắc bệnh
Số bệnh nhân trung bình được điều trị tại
cơ sở khám chữa bệnh

>5%
>5

1 - 5%
1 - 5

< 1%
<1
Mức độ nặng của bệnh
Nguy cơ tử vong
Tàn tật




Đôi khi
Đôi khi

Hiếm gặp
Hiếm gặp
Hiệu quả điều trị của thuốc

Phòng ngừa bệnh nặng
Điều trị khỏi bệnh nặng
Điều trị bệnh nhẹ, điều trị triệu chứng
Có hiệu quả điều trị đã được chứng minh
Không có hiệu quả điều trị rõ ràng



Không
Luôn luôn
Không

Không

Có thể
Thường có
Hiếm khi

Không
Không

Có thể
Có thể
1.2.2. Phân tích ABC :
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [6].
 Ứng dụng của phân tích ABC:
Phân tích ABC là một công cụ rất hiệu quả với các áp dụng trong lựa
chọn, mua sắm, quản lý phân phối và thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý [28].

Trong quá trình lựa chọn thuốc có thể xem xét các thuốc nhóm A để lựa chọn
thuốc khác thay thế giá rẻ hơn có sẵn trong danh mục hoặc trên thị trường.
Phân tích ABC hữu ích với các hoạt động: xác định tần suất đặt hàng, giám
sát tình trạng đặt hàng, giám sát mua sắm ưu tiên, so sánh mua sắm thực tế và
kế hoạch của cơ sở y tế [28].
10

Ngoài việc lựa chọn và mua sắm, phân tích ABC còn giúp ích cho các
hoạt động phân phối và quản lý tồn kho như: giám sát thời hạn sử dụng, tiến
độ giao hàng, lượng bán, dự trữ
Trong quá trình sử dụng thuốc bằng việc tổng kết các thuốc sử dụng
nhiều phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc sử dụng quá mức và dưới mức.
Một nghiên cứu cho kết quả phân tích ABC nếu thực hiện, sẽ cho phép kiểm
soát hiệu quả hơn hai phần ba tổng số chi phí bằng cách chỉ kiểm soát một
phần tư các mặt hàng [25]. Tại một bệnh viện ở Ấn Độ nghiên cứu cho thấy
quản lý hàng tồn kho thuốc nếu dựa theo phân tích ABC thì chỉ cần thiết kiểm
soát 24 loại thuốc (trong số 165) từ nhóm A tiêu thụ khoảng 70% ngân sách
thuốc [27].
 Các bước phân tích ABC:
Đã được quy định cụ thể trong thông tư 21/2013 TT-BYT Quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện[6].
1.2.3. Một số nghiên cứu phân tích ABC - VEN trên thế giới và Việt Nam.
Phân tích ABC được tiến hành nhiều ở các bệnh viện trong nước và các
nghiên cứu trên thế giới, do có quy trình cụ thể, các bước rất dễ thực hiện, có
nhiều phần mềm hỗ trợ phân tích ABC.
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về phân tích ABC - VEN.Ở châu
Phi, nước Uganda năm 2012 trong danh mục thuốc thiết yếu và chăm sóc sức
khỏe (Essential Medicines and Health Supplies List for Uganda) đã đưa ra
những loại thuốc ưu tiên, vật tư để mua sắm bằng sử dụng phân loại VEN
[29].

Tại châu Á các nghiên cứu cho thấy phân tích ma trận ABC – VED thu
được nhóm I (bao gồm AV, AE, AD, BV và CV)chiếm tỉ lệ từ 21,00 -
35,15% về số lượng, nhóm II (bao gồm BE, CE, BD)chiếm tỉ lệ từ 51,17 -
59,39% so với tổng số lượng thuốc[24, 26, 27]. Nghiên cứu tại nhà thuốc của
11

Ấn Độ năm 2010 cho kết quả như sau: trên phân tích ma trận ABC-VED
nhóm I, II, III tương ứng chiếm 22,09%, 54,63% và 23,28% về số lượng và
chiếm tỉ lệ lần lượt 74,21%, 22,23% và 3,56% so với tổng lượng tiền tiêu thụ
thuốc. Sắp xếp các thuốc vào các nhóm VED được thảo luận bởi một nhóm
bao gồm các bác sĩ và dược sĩ [24].
Một nghiên cứu phân tích ABC - VED khác tại một bệnh viện năm
2011 - 2012cho kết quả như sau: trong số 1.536 thuốc nghiên cứu có 6,77%
(104), 19,27% (296) và 73,95% (1136) thuốc tương ứng thuộc nhóm A, B và
C. Phân tích VED cho thấy rằng nhóm thuốc tối cần (V) chiếm 13,14% (201),
nhóm thuốc thiết yếu (E) chiếm 56,37% (866) và nhóm N chiếm 30,49%
(469) thuốc. Phân tích ma trận ABC-VED cho thấy rằng chỉ có 322 (21,00%)
thuốc trong 1536 thuốc thuộc loại I sẽ cần quan tâm nhất. Nhóm II và nhóm
III chiếm tỉ lệ tương ứng 51,17% và 27,83% về số lượng [26].
Ở Việt Nam, nghiên cứu danh mục thuốc tại 7 bệnh viện tuyến Trung
ương năm 2009 cho kết quả số khoản mục thuốc chiếm 70% tổng giá trị sử
dụng (nhóm A) nằm trong khoảng từ 11,2% đến 12,7% tổng số khoản mục
thuốc. Số khoản mục thuốc nhóm B chiếm 16,0 – 17,4 % và số khoản mục
thuốc nhóm C chiếm 69,9 – 72,8 % tổng khoản mục thuốc [14].
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2008 về tác động của
phương pháp phân tích ABC – VEN lên xây dựng danh mục thuốc cho kết
quả tổng giá trị tiểu nhóm AN sử dụng trước can thiệp là 2.743,2 triệu đồng
(3,5%) đã giảm còn 1.069,1 triệu đồng (1,2%) sau can thiệp [17].
Tác giả Trần Minh Hiệp phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh
viện Đà Nẵng 2013 cho thấy: phân tích ma trận ABC - VEN đã chỉ ra kinh

phí thuốc tập trung phần lớn ở nhóm I chiếm 82,13% tổng kinh phí sử dụng
thuốc. Mặt khác nhóm III – nhóm thuốc sử dụng ít kinh phí, không thiết yếu
chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 1,12% tổng kinh phí sử dụng thuốc). Trong đó nhóm
12

AN chiếm 3,01% tổng chi phí sử dụng thuốc gồm 2 hoạt chất: L – Ornithin –
L - Aspartate (chiếm 1,89%) và acid amin (chiếm 1,12%) [12].
Nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2014 phân
tích ma trận ABC - VEN DMT sử dụng cho kết quả nhóm AN chiếm tỉ lệ
13,2% so với tổng kinh phí sử dụng thuốc. Nhóm A gồm 7 nhóm phân loại
theo tác dụng dược lí, trong đó nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số
lượng (chiếm 30,8%) và về giá trị (chiếm 31,1%) [10].
1.2.4. Đơn vị đo lường sử dụng thuốc DDD (Defined Daily Dose)
Đơn vị đo lường sử dụng thuốc DDD được ra đời và phát triển đồng
thời với hệ thống phân loại ATC. Hệ thống phân loại ATC/DDD là một công
cụ cho các nghiên cứu về sử dụng thuốc nhằm cải thiện chất lượng của việc
sử dụng thuốc. Ngoài ra còn để trình bày và so sánh các số liệu thống kê về
việc tiêu thụ thuốc ở mức độ quốc tế và các mức độ khác [5].
 Định nghĩa liều xác định trong ngày (DDD)
Đơn vị đo lường sử dung thuốc DDD được tính theo liều xác định hàng
ngày của mỗi thuốc. DDD là liều tổng cộng trung bình của một thuốc dùng
cho một ngày cho một chỉ định ở người trưởng thành [5, 21].
 Ý nghĩa liều DDD
DDD chỉ là một đơn vị đo lường kĩ thuật về sử dụng thuốc, không phản
ánh liều dùng thực tế nhưng nó có ý nghĩa để theo dõi, giám sát đánh giá về
tình hình tiêu thụ và sử dụng hợp lí hay không. Một số thuốc không thể dùng
liều DDD để theo dõi: dịch truyền, vacxin, thuốc tê – mê, thuốc ngoài da,
thuốc cản quang…[5]. Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, liều DDD có thể
được tính trên 1000 dân mỗi ngày, DDD trên 1 người mỗi năm hoặc liều
DDD được tính trên 100 ngày - giường [30].

 Các bước tính DDD [6]
13


Hình 1.3. Sơ đồ các bước tính liều DDD

Một vài kết quả phân tích liều DDD ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu phân tích liều DDD áp dụng
trên nhóm kháng sinh. Phân tích hoạt động sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
Việt Nam – Uông Bí cho thấy lượng kháng sinh tiêu thụ là 63,20 DDD/100
ngày - giường. Nhóm beta – lactam có liều DDD tiêu thụ trong một năm cao
nhất trong các nhóm kháng sinh với giá trị số DDD là 39,18 DDD/100 ngày -
giường[19].
Nghiên cứu tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 – 2011 khảo sát tình
hình sử dụng kháng sinh cho kết quả nhóm Cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4
có giá trị DDD/100 ngày – giường nằm viện cao nhất (214,55) [16].
1.2.5. Một số phương pháp phân tích cơ cấu danh mục thuốc
Có nhiều cách để phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng như phân
tích theo thành phần (thuốc đơn, đa thành phần), xuất xứ, đường dùng của
thuốc (đường tiêm - truyền, đường uống, đường hít, nhỏ mắt, nhỏ mũi, ngoài
da), theo nhóm điều trị, theo tên thuốc (thuốc biệt dược, thuốc tên INN).
Phân tích nhóm điều trị bằng cách sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc
theo Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 2002) hoặc
theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lí – Điều trị của
Hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS). Sau đó sắp xếp lại danh mục
theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm
điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất [21].
Bước 2: Tính tổng
lượng thuốc tiêu thụ
bằng số lượng

thuốc (viên, ống)
nhân với hàm lượng
Bước 1: Xác định
tổng số thuốc theo
đơn vị số lượng tối
thiểu (viên, ống) và
hàm lượng (mg,g…)
Bước 3: Chia tổng
lượng đã tính cho
DDD của thuốc
Bước 4: Chia tổng
lượng đã tính cho
số lượng bệnh
nhân
14

Kết quả phân tích cơ cấu tỷ trọng 10 nhóm tác dụng dược lý sử dụng
nhiểu nhất năm 2009 tại các bệnh viện cho thấy ba tuyến bệnh viện đều có giá
trị sử dụng nhiều nhất là kháng sinh [14]. Phân tích tình hình sử dụng thuốc
tại bệnh viện 108 năm 2013 cho thấy có tổng cộng 27 nhóm dược lí. Trong đó
nhóm dược lí chiếm số khoản mục nhiều nhất là nhóm thuốc kháng sinh, tim
mạch và thuốc đường tiêu hóa với tỉ lệ tương ứng 18,4%, 16,9% và
10,1%[13]. Xét về giá trị sử dụng, thuốc điều trị ung thư và tim mạch chiếm
tỷ lệ cao nhất (21,7%) so với tổng kinh phí sử dụng thuốc. Đứng thứ 2 là
nhóm kháng sinh chiếm 20,3% so với tổng kinh phí sử dụng thuốc [13].
Nghiên cứu tại 7 bệnh viện tuyến Trung ương cho thấy số thuốc nội
chiếm tỷ lệ thấp từ 25,5% đến 36,8%, thấp nhất là bệnh viện ĐKTƯ Thái
Nguyên (25,5%) và cao nhất tại bệnh viện Chợ Rẫy (36,8%) [14]. Tại bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 năm 2012 nghiên cứu cũng cho kết quả số
thuốc nội thấp chiếm 30,4% về khoản mục và 20,9% về giá trị sử dụng [13].

Phân tích cơ cấu DMT theo tên thuốc (biệt dược hay generic) tại 7 bệnh
viện Trung ương cho thấy thuốc generic đều chiếm tỷ lệ thấp từ 32,6% đến
35,1% [14]. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng sử dụng thuốc generic
ít chiếm 26,8% về số khoản mục thuốc và 10,4% về giá trị sử dụng [13].
Phân loại theo đường dùng thuốc tiêm tại các bệnh viện Trung ương được sử
dụng nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất từ 62,6% đến 69,7% [14].
Số khoản mục thuốc đơn thành phần được ưu tiên ở các bệnh viện
Trung ương chiếm tỷ lệ cao từ 76,9% đến 89,2% [14]. Tại bệnh viện Trung
ương Huế số thuốc đơn thành phần chiếm 86,0% về số thuốc và 88,3% về giá
trị sử dụng [20]. Bệnh viện 108 cũng ưu tiên sử dụng thuốc đơn thành phần,
nhóm này chiếm 86,9% về số lượng và 89,6% về giá trị sử dụng [13].
Tỉ lệ sử dụng thuốc nhập khẩu ở các bệnh viện tuyến Trung ương còn
cao. Nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Huế cho thấy số khoản mục thuốc
15

nhập khẩu chiếm 76,2% và giá trị sử dụng chiếm 88%[20]. Bệnh viện 108
cũng có tỉ lệ thuốc nhập khẩu cao chiếm 69,6% vềsố lượng và 79,1% về chi
phí [13].
1.3. Một vài nét về bệnh viện E Trung ương
1.3.1. Khái quát về bệnh viện
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế với
nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trường miền Nam
ra Bắc chữa bệnh. Năm 2002, bệnh viện được Bộ Y tế nâng lên bệnh viện
hạng I với 340 giường bệnh [31]. Đến năm 2013, bệnh viện đã phát triển
thành bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh với 825 giường bệnh thực kê
và 36 khoa phòng với chức năng nhiệm vụ: khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa
học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, chỉ đạo tuyến và quản lý kinh tế y tế.
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương về hoạt động cung ứng thuốc tại
bệnh viện E cho thấy danh mục thuốc bệnh viện E Trung ương đã đáp ứng
được nhu cầu điều trị nhưng vẫn còn tình trạng lạm dụng một số thuốc mà

hiệu quả điều trị không rõ ràng [15]. Vì vậy việc phân tích danh mục thuốc để
sử dụng hợp lí thật sự cần thiết với bệnh viện E Trung ương.
1.3.2. Khoa hồi sức cấp cứu
Khoa HSCC là một trong 22 khoa lâm sàng của bệnh viện E được tách
ra từ Khoa cấp cứu Tim mạch. Khoa có tổng số 24 cán bộ viên chức gồm 1
tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 3 bác sĩ, 16 điều dưỡng và 2 hộ lí [31]. Năm 2013 khoa
HSCC có tổng số giường thực kê là 30. Tổng số tiền sử dụng thuốc của khoa
năm 2013 là 9.823.749 (nghìn đồng) chiếm 8,80% so với tổng tiền sử dụng
thuốc của cả viện E cao gấp đôi so với mức trung bình của 22 khoa khác là
4,54%.Khoa HSCC có chức năng, nhiệm vụ cấp cứu điều trị các trường hợp
ngừng tuần hoàn - suy tim mạch, suy hô hấp, tai biến mạch máu não, các
trường hợp ngộ độc, chấn thương, cấp cứu nặng, hướng dẫn thực hành cho
16

các bác sỹ luân khoa, sinh viên các trường Y, Dược.
Khoa HSCC có mô hình bệnh tật rất đa dạng với nhiều bệnh nặng có
nguy cơ tử vong, tàn tật cao. Trong đó bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất
17,57% . Đứng thứ 2 là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (9,46%) và
nhóm các bệnh tim mạch.
Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật khoa HSCC
STT

bệnh
Tên bệnh
Tỉ trọng
(%)
1 J18 Viêm phổi không xác định vi sinh vật 17,57
2 J44 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) 9,46
3 I50 Suy tim 8,71
4 I61 Xuất huyết trong não 8,71

5 I64
Đột quỵ, không xác định do xuất huyết hay
nhồi máu não
6,91
6 I63 Nhồi máu não 6,31
7 S06 Tổn thương nội sọ 6,16
8 K92 Bệnh khác của hệ tiêu hoá 3,75
9 K70 Bệnh gan do rượu 3,15
10 I10 Cao huyết áp vô căn (nguyên phát) 2,85
11 C34 Bướu ác của phế quản và phổi 2,10
12 K85 Viêm tụy cấp 1,80
13 K92.2 Chảy máu tiêu hóa không xác định 1,80
14 N18 Suy thận mạn 1,65
15 A41 Nhiễm trùng huyết khác 1,20
16 Các bệnh khác 17,87
Tổng

100,00

×