Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 73 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN MẠNH TUẤN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ



HÀ NỘI-2015




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN MẠNH TUẤN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG NĂM 2014


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ

Người hướng dẫn
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
2. ThS. Lê Thị Uyển
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
2. Bệnh viên Nội tiết Trung Ương


HÀ NỘI-2015



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
NGUYỄN THỊ SONG HÀ, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Thạc sĩ Lê Thị Uyển- Trưởng khoa Dược Bệnh viện Nội tiết Trung Ương và tất
cả các anh chị trong khoa Dược đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian làm đề tài tại bệnh viện.
- Các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi các kiến
thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Dược sĩ Nguyễn Văn Thắng và bạn Lê Thị Quỳnh Anh đã cùng tôi làm việc
và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên khích
lệ và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013




Nguyễn Mạnh Tuấn






MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. SỬ DỤNG THUỐC VÀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 3
1.1.1. Sử dụng thuốc 3
1.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện 6
1.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC 11
1.2.1. Thời gian cấp phát thuốc trung bình 11
1.2.2. Tỷ lệ thuốc được phát thực tế 11
1.2.3. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ 12
1.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng 12
1.3. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI
BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 12
1.3.1. Thực trạng cấp phát thuốc 12
1.3.2. Thực trạng về sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân 15
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH NỘI TIẾT VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG
ƯƠNG 18

1.4.1. Vài nét về bệnh nội tiết 18
1.4.2. Vài nét về bệnh viện Nội tiết Trung ương 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 23


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014. 23
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2. Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.2.4. Phương pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu 26
2.3. CHỈ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc 26
2.3.2. Các chỉ số đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1.1. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại BVNTTW 32
3.1.2. Phân tích sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại BVNTTW 39
3.2. BÀN LUẬN 47
3.2.1. Về hoạt động cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại
BVNTTW: 47
3.2.2. Về sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân 50
3.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .54
KẾT LUẬN 54
KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AARP Hội hưu trí Hoa Kỳ (American Association of Retired People)
ADA Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)
BHYT Bảo hiểm y tế
BVNTTW Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
BYT Bộ Y tế
CMTND Chứng minh thư nhân dân
CODE-2 Nghiên cứu về chi phí điều trị Đái tháo đường type 2 tại Châu Âu
(Cost of Diabetes in Europe-type 2)
ĐTĐ Đái tháo đường
IDF Hiệp hội Đái tháo đường thế giới
(International Diabetes Federation)
KN- KNT Kiểm nghiệm- Kiểm nghiệm thuốc
MSH Hội khoa học sức khỏe (Management Sciences for Health)
TT Thông tư
WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Orgnizition)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý . 5
Bảng 1.2. Nguyên nhân chính khiến người bệnh (từ 50 tuổi trở lên) không mua thuốc
đã được kê đơn (theo AARP, 2004) 16
Bảng 1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị ở bệnh nhân
basedow khảo sát tại bệnh viện nội tiết tỉnh Nghệ An 18
Bảng 1.4. Số bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương . 21
Bảng 2.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc 27

Bảng 2.2.Chỉ số đánh giá sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân 30
Bảng 3.1.Thời gian cấp phát thuốc 33
Bảng 3.2.Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế 33
Bảng 3.3.Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ. 34
Bảng 3.4. Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn thuốc 34
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá bước hiểu và kiểm tra đơn thuốc 35
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn 35
Bảng 3.7. Kiểm tra đơn thuốc lần cuối 36
Bảng 3.8. Ghi chép lại các hoạt động 36
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá quá trình phát thuốc 37
Bảng 3.10. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc 37
Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh trên bệnh nhân khảo sát 39
Bảng 3.12. Đánh giá của bệnh nhân về hoạt động tư vấn, sử dụng thuốc 40
Bảng 3.13. Hiểu biết của bệnh nhân về sử dụng thuốc. 41
Bảng 3.14. Hiểu biết của bệnh nhân về bảo quản thuốc 42
Bảng 3.15.Xử trí của bệnh nhân khi gặp tác dụng phụ và tỷ lệ tái khám. 43
Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân tự ý ngừng thuốc 44
Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân quên uống thuốc 44
Bảng 3.18.Cách xử lý khi bệnh nhân quên uống thuốc 45
Bảng 3.19. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân với thông tin tư vấn của bác sỹ, người
phát thuốc. 46



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc 6
Hình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh . 7
Hình 1.3. Một số biện pháp giúp cải thiện sự tuân thủ của người bệnh 10
Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 24
Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc 42

Hình 3.2. Tỷ lệ % bệnh nhân xử lý khi quên thuốc so với tổng số bệnh nhân 45
Hình 3.3. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân với thông tin tư vấn 46
1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chăm sóc sức khỏe là một mục
tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Sức khỏe là vốn quý của
mỗi con người cũng như toàn xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là góp phần
vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước, có vai trò quan trọng trong
thời kỳ hội nhập quốc tế mạnh mẽ của đất nước trên mọi lĩnh vực. Đây là nhiệm vụ chính
của ngành Y tế từ cấp trung ương đến các cơ sở. Trong chu trình sử dụng thuốc gồm bốn
bước: chẩn đoán, kê đơn, cấp phát và tuân thủ của người bệnh thì cấp phát và tuân thủ
điều trị ít được chú trọng. Các biện pháp thúc đẩy và cải thiện việc sử dụng thuốc hợp lý
thường chỉ tập trung vào việc đảm bảo kê đơn hợp lý mà bỏ qua quá trình cấp phát và
việc sử dụng thuốc của bệnh nhân, vì vậy có thể dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả, gây
lãng phí không nhỏ cho xã hội.
Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về nội tiết và rối loạn
chuyển hóa như đái tháo đường, basedow gia tăng nhanh chóng, trở thành một thách
thức không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng đối với các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong số các bệnh nội tiết, đái tháo đường
là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất, so sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và
2012 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng đến 211 % [29]. Các bệnh về
nội tiết là bệnh mạn tính, thường phải điều trị lâu dài, kết hợp nhiều loại thuốc, dễ gây
ra các biến chứng nên thường gây ra sự tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do
đó, vấn đề thông tin thuốc, sử dụng thuốc hợp lý cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnh
nhân sẽ góp phần vào việc điều trị có hiệu quả, ổn định các bệnh này.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối và cũng là bệnh viện
hàng đầu về điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Số lượng bệnh nhân đến

khám và điều trị ngoại trú ngày càng đông đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề cấp phát thuốc
cũng như sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ngoại trú. Để góp phần khắc phục các hạn
2



chế trong quá trình sử dụng thuốc cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm bớt
các tác dụng không mong muốn do việc sử dụng thuốc gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài” Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương”
với hai mục tiêu chính như sau:
1. Phân tích quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Nội tiết Trung ương năm 2014.
2. Phân tích hoạt động tư vấn sử dụng thuốc, sự hiểu biết và hướng tới đánh giá
sự tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội
tiết Trung ương năm 2014.
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu từ đề tài có thể cung cấp thông tin hữu
ích cho các bác sỹ, nhân viên y tế tại bệnh viện trong quá trình chẩn đoán, kê đơn, hướng
dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong giai đoạn tới cũng như
góp phần cung cấp số liệu cho các đề tài, chương trình thúc đẩy chăm sóc sức khỏe trên
các bệnh nhân mắc bệnh nội tiết.











3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SỬ DỤNG THUỐC VÀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH
VIỆN
1.1.1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là một bước trong quy trình cung ứng thuốc khép kín gồm: lựa
chọn thuốc, mua sắm, phân phối và sử dụng. Các bước này đều có vai trò quan trọng như
nhau, bước này tạo tiền đề và ảnh hưởng tới các bước tiếp theo.
1.1.1.1. Sử dụng thuốc hợp lý
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc
đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người
bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới
mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng.
Sử dụng thuốc hợp lý bao gồm:
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý mà trọng tâm là kê đơn thuốc một cách
hợp lý.
- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân đảm bảo có hiệu lực, an toàn chi phí hợp lý
và đúng liều lượng, đúng dạng bào chế và thời gian dùng.
- Phù hợp với từng bệnh nhân, có liên quan đến chống chỉ định và các tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Cấp phát đúng, đủ thuốc và kèm theo hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc
kê đơn một cách hợp lý.
- Sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân [20].
Mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý dược phẩm là cung cấp thuốc phù hợp với
nhu cầu của bệnh nhân. Các bước như lựa chọn, mua sắm và phân phối đều là các yếu

tố cần thiết nhằm sử dụng thuốc hợp lý.
4



1.1.1.2. Sử dụng thuốc không hợp lý
Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trường hợp kê đơn thuốc không cần
thiết, kê sai thuốc điều trị, kê đơn và cấp phát các thuốc không có hiệu lực, không an
toàn, không kê các thuốc có hiệu lực và sẵn có, bệnh nhân dùng thuốc sai [20].
Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến chi
phí dịch vụ y tế, chất lượng điều trị của thuốc và các biện pháp trị liệu, cũng như là một
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc (kháng sinh). Thuốc sử dụng không
hợp lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hiểm tới cuộc sống của người bệnh, làm
giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sức
khỏe, gây lãng phí nguồn lực tài chính và tâm lý lệ thuộc vào thuốc của bệnh nhân, nhu
cầu dùng thuốc không chính đáng, không hợp lý trong cộng đồng [20].
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc không hợp lý, bao
gồm hệ thống y tế, người kê đơn, người cấp phát, bệnh nhân và cộng đồng… dưới đây
là bảng tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố này tới việc sử dụng thuốc không hợp lý.














5



Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý [20].
STT
Yếu tố
Ảnh hưởng
1
Hệ thống y tế
Hệ thống hoạt động không hiệu quả dẫn đến các
tình trạng: cung cấp nhầm thuốc, cung cấp thuốc
quá hạn, thiếu thuốc, nguồn cung thuốc không
đáng tin cậy, do đó thuốc không đảm bảo chất
lượng, thậm chí là tồn tại thuốc giả.
2
Người kê đơn
Người kê đơn không được đào tạo bài bản, đầy
đủ, không kịp thời cập nhật các thông tin về
thuốc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công
việc, hệ thống giám sát việc kê đơn còn yếu, số
lượng bệnh nhân quá lớn và việc thu nhập của
người kê đơn phụ thuộc vào doanh số bán thuốc
của các công ty dược dẫn tới kê đơn không phù
hợp với tình trạng của bệnh nhân.
3
Người cấp phát thuốc
Người cấp phát thuốc thường ít được đào tạo,

thiếu thông tin và không có người giám sát hoạt
động, thời gian cấp phát ngắn do quá tải bệnh
nhân, dẫn tới không cung cấp đủ thông tin cần
thiết cho người bệnh.
4
Bệnh nhân và cộng đồng
Sự tuân thủ điều trị bệnh của từng bệnh nhân có
thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa, tín ngưỡng, thói
quen sử dụng thuốc cũng như kỹ năng giao tiếp
và thái độ của cả người kê đơn lẫn người cấp
phát. Ngoài ra thời gian tư vấn sử dụng thuốc
hạn chế và thiếu thông tin hoặc không nắm được
thông tin về thuốc đều dẫn tới sai sót trong quá
trình sử dụng thuốc.
6




1.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện
Hoạt động sử dụng thuốc được thể hiện qua một chu trình khép kín như sau:







Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc
1.1.2.1. Chẩn đoán và kê đơn

Việc kê đơn cần tuân thủ quy trình chuẩn đã được quy định, bắt đầu bằng việc
chẩn đoán bệnh chính xác. Tiếp theo cần xác định các mục tiêu điều trị. Người kê đơn
cần phải có phương pháp điều trị dựa trên các thông tin cập nhật về các loại thuốc và
phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất với từng bệnh nhân. Việc kê đơn
thuốc cần phải tuân thủ liều lượng, cách dùng và phác đồ điều trị. Khi kê đơn một loại
thuốc người kê đơn nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin chính xác bao gồm cả về thuốc
cũng như tình trạng bệnh của họ. Bên cạnh đó, người kê đơn cần biết cách kiểm soát quá
trình điều trị sau khi xem xét các tác dụng điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra [15].
1.1.2.2. Cấp phát thuốc
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho bệnh nhân trên cơ sở đơn
thuốc của người đó, bao gồm các giai đoạn như kiểm tra đơn thuốc, lấy thuốc và ghi
nhãn, cấp phát và hướng dẫn sử dụng. Bộ phận cấp phát thuốc có mặt ở tất cả các cơ sở
bán lẻ thuốc, phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện. Đây là một quy trình quan trọng
Chẩn đoán/
Theo dõi
Kê đơn
Cấp phát
Tuân thủ điều
trị của người
bệnh
7



trong chu trình sử dụng thuốc vì nếu xảy ra sai sót hay thực hiện không đầy đủ đều có
thể dẫn đến những tác động không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh. Quy trình cấp
phát thuốc tốt cần phải đảm bảo bệnh nhân được nhận đúng thuốc, đủ số lượng, đúng
liều có chất lượng tốt, với sự hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có bao bì đảm bảo được điều
kiện bảo quản của thuốc [20]. Quy trình cấp phát thuốc được sơ đồ hóa như sau:












Hình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh [20].
Bước 1. Tiếp nhận đơn thuốc
Bao gồm việc xếp đơn thuốc vào hộp theo thứ tự và kiểm tra tính hợp lệ của đơn
thuốc.
Bước 2. Hiểu và kiểm tra đơn thuốc
Đảm bảo chính xác tên bệnh nhân và tính hợp lý của đơn thuốc (thời gian dùng,
đường dùng, liều dùng), có thể liên hệ với bác sỹ trong trường hợp đơn thuốc có vấn đề.
Bước 3. Chuẩn bị thuốc, bao gói và ghi nhãn
1.Tiếp nhận đơn
thuốc
6. Phát thuốc và
hướng dẫn, tư vấn
cho người bệnh
2. Hiểu và kiểm tra
đơn thuốc
3. Chuẩn bị
thuốc, bao gói và
ghi nhãn
4. Kiểm tra
thuốc lần cuối

5. Ghi lại các hoạt
động
8



Lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế và đủ số lượng, đảm bảo thuốc
chưa hết hạn và trong tình trạng tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh trong các trường hợp ra lẻ
thuốc.
Đóng gói và ghi nhãn đầy đủ (tối thiểu bao gồm tên thuốc, hàm lượng, số lượng,
liều, hạn dùng).
Bước 4. Kiểm tra lại lần cuối
Đảm bảo việc kiểm lại thuốc được thực hiện bởi một người khác.
Bước 5. Ghi chép lại các hoạt động
Lưu lại đơn thuốc sau khi cấp phát, ghi chép lại vào sổ hoặc máy tính.
Bước 6. Tiến hành cấp phát thuốc và hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh
 Cấp phát thuốc: gọi bệnh nhân theo thứ tự, đảm bảo đưa thuốc đúng bệnh nhân.
 Hướng dẫn, tư vấn: tư vấn cho bệnh nhân về liều, cách sử dụng, thời điểm uống
thuốc, một số tác dụng chính và các phản ứng bất lợi trong quá trình dùng thuốc, tư vấn
khi trót quên liều, tương tác thuốc và có thể giúp bệnh nhân điều chỉnh thời gian dùng
thuốc cho phù hợp với lịch sinh hoạt.
1.1.2.3. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh
WHO định nghĩa sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân là “ những giới hạn, mức độ
mà bệnh nhân thực hiện như việc uống thuốc, ăn kiêng hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt
nhằm tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ”. Sự tuân thủ đòi hỏi lòng tin và hợp tác giữa bệnh
nhân và người kê đơn [20].
Các lý do dẫn tới việc bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc như lịch sinh
hoạt của người bệnh, nơi ở của bệnh nhân quá xa cơ sở y tế; thiếu sự trao đổi thường
xuyên với bác sỹ, mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân kém; thiếu
sự hướng dẫn của nhân viên y tế; không có khả năng tài chính để mua thuốc hoặc sử

dụng các dịch vụ y tế; phác đồ điều trị phức tạp, phải dùng nhiều thuốc, thời gian điều
trị dài; thiếu phương tiện tiếp cận thông tin [20], ngoài ra còn có thể là do bệnh nhân
quên dùng thuốc; lo ngại về phản ứng phụ của thuốc hoặc có thái độ tiêu cực về thuốc
nói chung, nhận thức sai về mức độ nghiêm trọng của bệnh…[13].
9



 Mối quan hệ giữa người kê đơn và bệnh nhân
Bệnh nhân sẽ tuân thủ tốt việc điều trị nếu như họ có một mối quan hệ tốt và sự
tin tưởng đối với người kê đơn. Một khi bệnh nhân thiếu niềm tin vào bác sỹ, họ sẽ ngần
ngại khi muốn hỏi để làm rõ các vấn đề sức khỏe cũng như các biện pháp điều trị bệnh.
Thái độ và kỹ năng giao tiếp đôi khi cũng trở thành tác nhân chính làm cho người bệnh
không nắm được thông tin điều trị bệnh, chẳng hạn như việc người kê đơn sử dụng quá
nhiều thuật ngữ chuyên môn trong khi tư vấn, cách nói chuyện cư xử chưa đúng
mực…[20].
 Tư vấn, hướng dẫn chưa đầy đủ
Theo WHO, với thời gian cấp phát thuốc dưới một phút thì chỉ khoảng một nửa
số bệnh nhân là có thể tiếp nhận các thông tin tư vấn về việc sử dụng thuốc. Điều đó cho
thấy sự quan trọng của việc tư vấn. Người cung cấp các dịch vụ y tế đôi khi gặp hạn chế
trong việc hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân do áp lực công việc (do sự quá tải bệnh
nhân, sự thiếu hụt nhân lực ở các trung tâm y tế cũng như cơ sở vật chất chưa đồng bộ
tại các trung tâm) [20].
 Khả năng tài chính của người bệnh
Ở các nước đang phát triển, hơn 70 % chi tiêu cho thuốc là do người dân tự chi
trả. Khi bệnh nhân phải chịu một phần hoặc toàn bộ chi phí mua thuốc, họ sẽ không mua
nếu thuốc đó quá đắt. Trường hợp có nhiều hơn một thuốc được kê đơn (ở một số quốc
gia, thông thường đơn có từ năm đến sáu thuốc) bệnh nhân chỉ có khả năng chi trả cho
một hoặc một vài thuốc ít quan trọng hơn trong đơn (có thể chỉ là thuốc bổ hoặc thuốc
hỗ trợ điều trị).

Khả năng tiếp cận các cơ sở y tế cũng là một yếu tố quan trọng cần được xét tới.
Vì trong nhiều trường hợp bệnh nhân có đủ tiền để chi trả cho đơn thuốc nhưng không
đủ tiền đi lại nếu các cơ sở y tế này ở quá xa nơi sinh sống [20].
 Phác đồ điều trị phức tạp, thời gian điều trị kéo dài
Phác đồ điều trị càng phức tạp, thời gian càng kéo dài rất dễ khiến cho sự tuân
thủ kém đi. Trong trường hợp này thường phải kết hợp rất nhiều các biện pháp can thiệp
để giúp bệnh nhân tuân thủ [20].
10



 Sự thiếu hụt thông tin
Các tờ hướng dẫn sử dụng đang dùng hiện nay phần lớn đều rất khó tiếp cận đối
với người dùng vì tính hàn lâm trong các ngôn ngữ khoa học. Thậm chí ở một số vùng
có dân trí thấp, kể cả việc tiếp nhận những thông tin hướng dẫn cơ bản cũng diễn ra rất
khó khăn. Do đó ở một số vùng, WHO hỗ trợ cho các tổ chức, cơ sở y tế sử dụng các
dạng tờ rơi hướng dẫn cơ bản, các bích chương vận động có kèm theo hình minh họa dễ
hiểu về cách sử dụng thuốc [20].
Nhìn chung, để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, thường áp
dụng các biện pháp như hình 1.3

















Hình 1.3. Một số biện pháp giúp cải thiện sự tuân thủ của người bệnh [20].

Sự tuân thủ của
người bệnh
Liều dùng được viết, minh
họa dễ hiểu trên hộp thuốc
Bác sỹ thân thiện, đồng
cảm, nhiệt tình, hướng dẫn
đầy đủ cụ thể cho bệnh nhân
Người bệnh
được tư vấn
đầy đủ về tác
dụng phụ
Kê đơn phù
hợp với thói
quen sinh hoạt
của bệnh nhân
Viết hoặc dùng hình
minh họa dễ hiểu cho
hướng dẫn sử dụng
thuốc
11




1.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC
Để hiểu được các cơ sở y tế đã sử dụng thuốc như thế nào là việc rất quan trọng
liên quan đến những gì diễn ra cả đối với bác sỹ, dược sỹ và bệnh nhân. Các bệnh nhân
đến cơ sở y tế với những triệu chứng, tâm lý khó chịu, họ mong đợi sự chăm sóc từ các
nhân viên y tế. Họ rời khỏi đây với những hộp thuốc hoặc đơn thuốc để đi đến nhà thuốc.
Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân thể hiện các yếu tố quan trọng về những gì mà người
bệnh trải qua tại cơ sở y tế, và họ đã được chuẩn bị tốt như thế nào để giải quyết thuốc
đã được kê đơn và cấp phát [4],[23].
Các chỉ số về cấp phát thuốc nằm trong các chỉ số chăm sóc bệnh nhân. Cũng
như các chỉ số kê đơn, các chỉ số này có thể cần thiết đánh giá cụ thể hơn tác động qua
lại giữa thầy thuốc và bệnh nhân và làm sáng tỏ hơn niềm tin và động cơ liên quan đến
vấn đề sử dụng thuốc [4],[23].
1.2.1. Thời gian cấp phát thuốc trung bình:T

T=

Thời gian cấp phát thuốc của mỗi bệnh nhân được tính từ lúc bệnh nhân đến điểm
cấp phát đến lúc bệnh nhân rời khỏi quầy thuốc (không tính thời gian chờ, tính bằng
đồng hồ bấm giây)
Ý nghĩa: đánh giá thời gian trung bình cấp phát thuốc của dược sỹ cho bệnh nhân,
qua đó cũng đánh giá được chất lượng quy trình cấp phát [4].
1.2.2. Tỷ lệ thuốc được phát thực tế : X

X= x 100%


Ý nghĩa: đánh giá được khả năng cung ứng các thuốc kê đơn của bệnh viện [4].
Tổng thời gian cấp phát của N bệnh nhân
N bệnh nhân

Số thuốc được phát thực tế
Tổng số thuốc trong đơn
12



1.2.3. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ: D

D= x 100%

Tiêu chí của nhãn đầy đủ: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng trong ngày,
liều dùng một lần, chú ý khi sử dụng.
Ý nghĩa: đánh giá mức độ cung cấp thông tin cần thiết của dược sỹ trên bao gói
trước khi cấp phát cho bệnh nhân [4].
1.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng:H

H= x 100%

Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả việc cung cấp thông tin, hướng dẫn bệnh nhân của dược
sỹ [4].
1.3. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA
NGƯỜI BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.3.1. Thực trạng cấp phát thuốc
1.3.1.1. Thực trạng cấp phát thuốc trên thế giới
Hiện nay vai trò của cấp phát thuốc không còn chỉ đơn thuần là bảo quản, đóng
gói và phát thuốc tới cho bệnh nhân nữa mà đã nhấn mạnh vào việc tư vấn sử dụng thuốc
và kiểm soát sự tuân thủ điều trị, và người dược sĩ cũng đóng vai trò là cầu nối giữa
người kê đơn và bệnh nhân, giúp bệnh nhân nắm rõ tình trạng bệnh và cách điều trị bệnh
[17]. Ngăn chặn và xử lý các sai sót trong quá trình cấp phát thuốc là một trong những
tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành tại nhà thuốc. Các sai sót này bao gồm các trường hợp

phát không đúng thuốc, sai liều, sai dạng dùng, không đúng số lượng, thông tin sử dụng
thuốc trên nhãn không chính xác, thuốc hết hạn hoặc không phát không đúng bệnh nhân
[21]. Nghiên cứu ở Anh chỉ ra một vài nguyên nhân dẫn đến các sai sót thường gặp trong
cấp phát là do quá đông bệnh nhân (21 % nguyên nhân), thiếu nhân lực (chiếm 12 %),
Số thuốc được dán nhãn đầy đủ
Tổng số thuốc
Số bệnh nhân hiểu biết đúng liều của tất cả các thuốc trong đơn
N bệnh nhân
13



sự yếu kém trong quản lý hệ thống y tế (chiếm 11%), quá trình cấp phát bị gián đoạn
(9,4 %), cấp phát nhầm thuốc (8,5 %), bị hạn chế về thời gian (11%) [16]. Tất cả các
trường hợp này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng điều trị, làm tăng chi phí điều
trị và tăng gánh nặng cho xã hội, gây ra các phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến tâm lý
người bệnh. Ở Mỹ, các sai sót trong cấp phát thuốc là một trong những yếu tố dẫn đến
sai sót trong y học gây tử vong cho khoảng 7000 trường hợp/năm, tốn 4,2 tỉ đô la cho
điều trị ngoại trú/năm [28]. Còn ở Anh các sai sót này cũng làm thiệt hại 812 triệu đô la
trong năm 2004 [18].
Tuy nhiên thực trạng cấp phát thuốc trên thế giới cũng còn khá nhiều bất cập và
cần phải có sự cải thiện đáng kể. Theo số liệu thống kê ở Ethiopia năm 2006 tại các cơ
sở y tế, nhà thuốc, bệnh viện chỉ có khoảng 19,95 % thuốc được cấp phát cho bệnh nhân
là có nhãn đầy đủ, chỉ có 12,18% số bệnh nhân được khảo sát nắm được cách sử dụng
thuốc. Và cũng tại nước này theo thống kê năm 2009, chỉ có 40% người phát thuốc ghi
nhãn cho các thuốc kháng khuẩn, và chỉ một phần ba được đào tạo và thực hành trong
việc nắm bắt thông tin phản hồi sử dụng kháng sinh của bệnh nhân [17]. Tại Ấn Độ,
khảo sát cho thấy chỉ có 9 % bệnh nhân biết tên thuốc, 63 % biết tác dụng của thuốc và
chỉ 8 % biết các thông tin khác về thuốc (tác dụng phụ, tương tác thuốc…) [20].
Thời gian cấp phát thuốc trung bình ở Ethiopia là 78,69 giây [17], như vậy là

không đủ để tư vấn hết các thông tin cần thiết cho bệnh nhân. Trong khi đó tại Nigeria
tổng thời gian cấp phát và chờ đợi trung bình của bệnh nhân lên tới 17,09 phút (89,5 %
thời gian đó là chờ đợi) [19], với thời gian chờ đợi lâu như vậy sẽ gây phiền hà rất lớn
cho bệnh nhân, thậm chí gây lãng phí và cũng không giúp cho bệnh nhân có thêm thông
tin về bệnh và thuốc điều trị.
1.3.1.2. Thực trạng cấp phát thuốc ở Việt Nam
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào quy trình cấp phát thuốc
ngoại trú tại bệnh viện, cơ sở y tế. Công tác cấp phát tại bệnh viện hiện nay vẫn còn
nhiều thiếu sót, khó khăn do thiếu nhân lực hoặc nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ,
trang thiết bị chưa đầy đủ, diện tích và điều kiện bảo quản kho chưa đạt yêu cầu.
14



Tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh, thời gian cấp phát thuốc
trung bình là 353,9 giây bao gồm cả thời gian giải đáp các thắc mắc về đơn thuốc, cách
sử dụng cũng như liều lượng từng loại thuốc, tỷ lệ thuốc bệnh nhân được nhận thực tế là
100 % cho thấy công tác dự trữ, tồn kho được quản lý và bổ sung hợp lý, tỷ lệ thuốc
được dán nhãn đầy đủ là 0 % do tất cả số thuốc cấp phát không có tên bệnh nhân, hiểu
biết của bệnh về liều đúng là 83,3 % (trên tổng số 30 lượt cấp phát) [10].
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Huyền tại bệnh viện trung ương quân đội 108
năm 2012 thì thời gian cấp phát thuốc trung bình là 0,9 phút còn thời gian chờ đợi đến
lượt khá lâu là 15,1 phút như vậy tổng thời gian nhận được thuốc trung bình là 16 phút
trong đó chủ yếu là thời gian chờ đợi, thời gian để dược sỹ cấp phát thuốc hướng dẫn và
giải đáp thắc mắc về cách sử dụng của các thuốc trong đơn là rất ít, hầu hết các trường
hợp nhân viên cấp phát chỉ dặn bệnh nhân uống thuốc theo đơn và chỉ tư vấn thêm khi
được bệnh nhân hỏi; tỷ lệ thuốc được cấp phát so với thực tế là 100 % , tỷ lệ thuốc được
dán nhãn đầy đủ là 0% [11].
Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình có phần khả quan hơn,
thời gian cấp phát thuốc trung bình là 190 ± 90 giây, không xảy ra việc thiếu hụt thuốc

khi cấp phát và chưa thấy có đơn thuốc nào có sai sót về mặt thủ tục hành chính được
cấp phát, trong cấp phát cũng có một vài nhầm lẫn nhưng tỷ lệ khá nhỏ, chỉ khoảng 3,3%.
Việc kiểm tra đơn thuốc trước khi cấp phát được tiến hành chặt chẽ, bộ phận cấp phát đã
phát hiện được 18,2 % số đơn thuốc có sai sót (về mặt thủ tục hành chính, nghi ngờ về
liều dùng, tương tác thuốc,…) và thực hiện phản hồi, trao đổi với bác sỹ kê đơn. Tại
quầy cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú của Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
được thực hiện khá nghiêm túc do vậy có trên 80 % số bệnh nhân ngay sau khi nhận
thuốc đã có sự hiểu biết về thuốc. Tỷ lệ phần trăm số thuốc có hướng dẫn bảo quản thuốc
tại gia đình người bệnh là khá thấp chỉ khoảng 5,2 % [9].
15



1.3.2. Thực trạng về sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân
1.3.2.1. Trên thế giới
Tại các nước phát triển, thống kê được chỉ có khoảng 50% bệnh nhân mắc
bệnh mạn tính tuân thủ theo hướng dẫn điều trị. Ở các nước đang phát triển, do sự thiếu
hụt nguồn lực y tế cũng như sự không công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế làm cho số
lượng người bệnh không tuân thủ cao hơn nhiều so với các nước phát triển [22].
Các bệnh mạn tính gây ra khoảng 70% số ca tử vong và là nguyên nhân gây
bệnh và tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Có khoảng 20% đến 50% bệnh nhân không tuân
thủ điều trị [13]. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ có 12 % người được
khảo sát không mua thuốc được kê trong đơn, 12 % không uống thuốc sau khi mua, gần
29% dừng thuốc khi đang dùng, và 22 % dùng liều ít hơn được khuyến cáo, đây đều là
những yếu tố dẫn đến sự kém tuân thủ điều trị- nguyên nhân gây tử vong cho 125 000
trường hợp mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu của hội người cao tuổi trên những người
từ 50 tuổi trở lên ở Mỹ cho biết có đến 25% người không dùng thuốc kê đơn của bác sỹ
trong 2 năm vì chi phí cao hoặc một số nguyên nhân khác (Bảng 1.2) và có 55 % người
bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị bởi những lý do khác nhau. Một nghiên cứu vào
năm 2002 trên 325 người có độ tuổi trung bình là 78 tuổi chỉ ra rằng 39 % không thể đọc

được nhãn thuốc kê đơn, 67 % không hiểu hết các thông tin đươc tư vấn, kết quả có tới
45 % trường hợp không tuân thủ. Các con số này trên thực tế có thể còn cao hơn nữa
[25]. Tại Australia, chỉ có khoảng 43% bệnh nhân hen uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn
và chỉ 28% là sử dụng các biện pháp để phòng ngừa. Còn tại các nước đang phát triển
như Trung Quốc, Gambia và Seychelles có tỷ lệ lần lượt là 43%, 27 % và 26% bệnh
nhân huyết áp cao tuân thủ chế độ liều thuốc điều trị tăng huyết áp [22].





16



Bảng 1.2. Nguyên nhân chính khiến người bệnh (từ 50 tuổi trở lên) không mua
thuốc đã được kê đơn (theo AARP, 2004)
Các yếu tố
Tỷ lệ(%)
Chi phí của đơn thuốc
40
Tác dụng phụ của thuốc
11
Cho rằng thuốc không có tác dụng rõ rệt
11
Cho rằng tình trạng bệnh của mình không cần dùng thuốc
8
Cho rằng thuốc không hề có tác dụng
6
Không thích sử dụng các thuốc được kê

5
Tình trạng bệnh đã được cải thiện
4
Đã dùng nhiều đơn nhưng không thấy khỏi
3

Với bệnh mạn tính, việc không tuân thủ làm giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ nhập
viện và tăng chi phí điều trị. Bệnh nhân mạn tính thường phải dùng lâu dài nhiều hơn 1
loại thuốc và sự tuân thủ điều trị có xu hướng giảm dần theo thời gian. Ở Hoa Kỳ, kém
tuân thủ điều trị gây thiệt hại khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm, bệnh nhân có thể vô tình
hoặc cố ý không tuân thủ điều trị và có nhiều lý do không sử dụng thuốc theo chỉ dẫn[13].
Nghiên cứu của CODE-2 (chi phí cho điều trị đái tháo đường type 2 tại châu Âu)
cho thấy chỉ có 28% bệnh nhân điều trị ĐTĐ ở châu Âu kiểm soát được mức đường
huyết, còn tại Hoa Kỳ tỷ lệ người trưởng thành mắc ĐTĐ thể hiện mức độ quan tâm đầy
đủ đến các khuyến cáo của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) ít hơn 2 %. Chi tiêu trung bình
để điều trị ĐTĐ type 2 đã gấp 1,5 lần so với chi tiêu chăm sóc sức khỏe trung bình. Các
chi phí trực tiếp do sự kém tuân thủ gây ra gấp 3-4 lần so với chi phí bỏ ra để kiểm soát
tình trạng bệnh. Như vậy, nếu đẩy mạnh được việc tuân thủ điều trị trên người bệnh ĐTĐ
có thể đạt được lợi ích trên các mặt kinh tế, y tế và xã hội [22].
Theo Burt và cộng sự, mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị hiệu quả,
chỉ có khoảng 25 % bệnh nhân điều trị cao huyết áp đạt được mức huyết áp ổn định. Ở
Anh và Hoa Kỳ, lần lượt có 7% và 30 % bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp, con số này
thậm chí còn thấp hơn ở Venezuela (4,5 %). Sự tuân thủ kém chính là nguyên nhân chính
17



dẫn đến thất bại trong việc kiểm soát huyết áp. Các bệnh nhân không tuân thủ đầy đủ chỉ
định điều trị của thuốc chẹn beta sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng mạch vành cao hơn
4,5 lần so với những người tuân thủ và những trường hợp kém tuân thủ điều trị sẽ khó

kiểm soát tốt mức huyết áp 2/3 lần so với những người tuân thủ điều trị [22].
Một nghiên cứu tiến hành trên toàn thế giới về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân hen
dựa trên phần trăm số thuốc kê đơn được mua, nồng độ theophyline trong huyết tương,
số ngày dùng thuốc theo chỉ định và phần trăm bệnh nhân không đảm bảo sự tuân thủ
tối thiểu, cho thấy tỷ lệ không tuân thủ dao động từ 30% đến 70% và tỷ lệ tuân thủ đầy
đủ các biện pháp phòng ngừa bệnh ở các nước phát triển chỉ ở mức 28% [22].
1.3.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tại Việt Nam
Theo một nghiên cứu trên bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại
bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về sử dụng thuốc là
55,7 %, thái độ đúng về sử dụng thuốc chiếm 35,8 % như vậy tỷ lệ người bệnh có kiến
thức đúng và thái độ đúng chưa cao, cần phải có biện pháp giúp bệnh nhân có kiến thức
dùng thuốc nhằm giúp cho việc sử dụng thuốc vừa hiệu quả vừa an toàn. Ngoài ra, tỷ lệ
tuân thủ dùng thuốc là 49,5 % trong đó nhóm bệnh nhân có độ tuổi ≥ 50 có tỷ lệ tuân thủ
dùng thuốc cao hơn các nhóm có độ tuổi thấp hơn [7].
Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành trên bệnh nhân tăng huyết áp do
Nguyễn Tuấn Khanh thực hiện tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang, cho thấy số bệnh nhân
có uống thuốc mỗi ngày, uống thuốc theo toa của bác sỹ chiếm tỷ lệ 86,9 % và 87,4%,
tái khám đều đặn theo hẹn là 83,1 %; bệnh nhân bỏ sót thuốc trong mỗi lần uống có tỷ
lệ là 73,2 % và đưa ra tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ chung là 26,3%. Phần lớn bệnh nhân có
thực hành thay đổi lối sống trong điều trị bệnh tăng huyết áp, trong đó hạn chế ăn mặn
được thực hiện nhiều nhất 78,1 %, kế tiếp là bỏ hút thuốc lá 73,2 %, hạn chế uống rượu
71%. Nghiên cứu còn đưa ra thêm một số nguyên nhân khiến cho bệnh nhân không tuân
thủ điều trị, trong đó có tỷ lệ nhiều nhất là bệnh nhân sợ hạ huyết áp (65%), sợ tác dụng
phụ của thuốc (53%), không đủ điều kiện kinh tế (48,6%), lý do quên thuốc có tỷ lệ thấp
nhất 19,7% [12].

×