BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ THU HIỀN
ðÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ
Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM BẢO DƯƠNG
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã
ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
ðồng thời tôi xin cam ñoan rằng trong quá trình thực hiện ñề tài này tại ñịa
phương tôi luôn chấp hành ñúng mọi quy ñịnh của ñịa phương nơi thực hiện
ñề tài.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2013
Học viên
Phạm Thị Thu Hiền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ giúp ñỡ
nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến các thầy, cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; ñặc biệt
là các thầy, cô trong Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách ñã tạo mọi
ñiều kiện và hướng dẫn, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất ñến Tiến sĩ Phạm Bảo Dương,
người ñã dành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến chú Hoàng Văn Thám, Phó
trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ, cùng những chuyên viên khác
thuộc Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ; tôi xin chân thành cảm ơn các bác,
các chú Chủ tịch và cán bộ Ủy ban nhân dân các xã cùng các hộ gia ñình chăn
nuôi ở ñịa phương ñã tận tình giúp ñỡ, chỉ bảo và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, người thân, bạn bè ñã luôn
ñộng viên, giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2013
Học viên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
Phạm Thị Thu Hiền
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn iii
Mục lục v
Danh mục bảng viii
Danh mục bản ñồ, ñồ thị, hình ảnh ix
Danh mục hộp ix
Danh mục các từ viết tắt x
PHẦN I MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍNH KHẢ THI
TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ
5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và chính sách chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư
5
2.1.2 Khái niệm tính khả thi trong thực hiện chính sách 12
2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng ñến tính khả thi trong thực hiện chính sách 12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu tính khả thi trong thực hiện chính sách chăn
nuôi tập trung xa khu dân cư
16
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi tập trung trên thế giới 21
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi tập trung ở Việt Nam 22
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 29
2.2.4 Hệ thống chính sách phát triển chăn nuôi tập trung 31
PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 36
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 43
3.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 45
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 45
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 48
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn
nuôi tập trung xa khu dân cư trên ñịa bàn
51
4.1.1 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư 51
4.1.2 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ ñất ñai 58
4.1.3 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ cơ sở hạ tầng 62
4.1.4 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ vốn vay 68
4.1.5 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ KHCN 70
4.1.6 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ xây dựng thương hiệu
và quảng bá sản phẩm
72
4.1.7 ðánh giá tính khả thi trong thực hiện hỗ trợ nguồn vốn ñầu tư 76
4.2 Yếu tố ảnh hưởng ñến tính khả thi trong thực hiện chính sách phát
triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên ñịa bàn 78
4.2.1 Năng lực của chính quyền ñịa phương 78
4.2.2 ðặc ñiểm của người chăn nuôi 80
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
4.2.3 Công tác triển khai chính sách quy hoạch khu CNTT 82
4.2.4 Khả năng mở rộng diện tích và mức ñộ phức tạp của các thủ tục hỗ
trợ ñất ñai
85
4.2.5 Thủ tục cho vay vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các
ñơn vị chăn nuôi
88
4.2.6 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ở ñịa phương 90
4.3 ðề xuất giải pháp tăng cường tính khả thi trong thực hiện chính
sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
96
4.3.1 Căn cứ ñề xuất giải pháp 96
4.3.2 ðề xuất tăng cường tính khả thi trong thực hiện chính sách từ nhóm
thực thi chính sách
97
4.3.3 Giải pháp tăng cường tính khả thi trong thực hiện chính sách phát
triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên ñịa bàn 98
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
5.1 Kết luận 108
5.2 Khuyến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Chương Mỹ
40
3.2 Kết quả sản xuất của huyện trong giai ñoạn 2010 – 2012
42
4.1 Nguồn gốc ñất ñai chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của ñơn vị
52
4.2 Tình hình CNTT tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
55
4.3 Các hỗ trợ về ñất ñai các ñơn vị chăn nuôi ñược tiếp cận
59
4.4 ðầu tư hỗ trợ xây dựng CSHT trong phát triển CNTT
63
4.5 Nguồn gốc kinh phí xây dựng CSHT tại khu chăn nuôi
67
4.6 Hỗ trợ lãi suất vay và vay vốn trong phát triển CNTT
68
4.7 Hỗ trợ về khoa học công nghệ trong phát triển CNTT
71
4.8 Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm
75
4.9 Tình hình chung hộ ñiều tra
80
4.10 Lý do chuyển vào khu CNTT
82
4.11 ðánh giá thủ tục hành chính vào khu CNTT
85
4.12 ðánh giá thủ tục hành chính chuyển nhượng/ chuyển ñổi/ thuê ñất
88
4.13 ðánh giá thủ tục và mức ñộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn
89
4.14 Khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ ñất ñai, vốn vay, KHCN
của các ñơn vị CNTT xa khu dân cư
92
4.15 Mức ñộ tham gia của ñơn vị trong quy hoạch CNTT
95
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC BẢN ðỒ, ðỒ THỊ, HÌNH ẢNH
STT Tên bản ñồ Trang
01 Bản ñồ hành chính huyện Chương Mỹ 35
STT Tên ñồ thị Trang
2.1 Sản lượng chăn nuôi giai ñoạn 2000 - 2008
10
4.1 Tỷ lệ số ñơn vị CNTT phân theo quy mô ñất ñai
53
4.2 Năng lực của ñội ngũ cán bộ thực thi chính sách tại ñịa phương
79
4.3 Trình ñộ văn hóa chủ ñơn vị chăn nuôi
80
STT Tên hình Trang
01 ðường giao thông trong khu CNTT xa khu dân cư
64
02 Cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi còn nhiều bất cập
66
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1 Tình hình quy hoạch khu CNTT
56
4.2 Người dân phải thuê ñất với giá cao
60
4.3 Khó khăn quy hoạch khu CNTT
61
4.4 Cơ sở hạ tầng khu CNTT còn nhiều bất cập
65
4.5 Thực trạng hỗ trợ nguồn vốn ñầu tư cho CNTT
77
4.6 Người dân ñồng tình ủng hộ phát triển khu CNTT
81
4.7 Lý do vào khu CNTT
83
4.8 Mâu thuẫn lợi ích khi thuê ñất
86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT An ninh trật tự
ATXH An toàn xã hội
CN Chăn nuôi
CNTT Chăn nuôi tập trung
CNQSDð Chứng nhận quyền sử dụng ñất
CSHT Cơ sở hạ tầng
GTSX Giá trị sản xuất
HðND Hội ñồng nhân dân
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT - XH Kinh tế - xã hội
Qð Quyết ñịnh
TP Thành phố
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
XKDC Xa khu dân cư
XDCB Xây dựng cơ bản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
PHẦN I. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi nước ta không những cơ bản ñáp ứng ñược nhu cầu thịt trong
nước mà còn góp phần giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao ñộng, tạo nguồn thu
ñáng kể cho các hộ gia ñình ở nông thôn (khoảng 90% hộ nông dân tham gia chăn
nuôi). Tuy vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn tồn tại nhiều yếu kém với 3 ñặc
trưng cơ bản sau: Thứ nhất, ñây là ngành sản xuất mang tính tận dụng: tận dụng
phụ phẩm nông nghiệp, lao ñộng nhàn rỗi, vốn, ñất ñai. Thứ hai là chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch, chủ yếu lấy công làm lãi, chưa phải là một
nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn ñể giảm giá thành, tăng mức cạnh
tranh trên thị trường. Ba là, hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính
cắt khúc, thiếu liên kết chặt chẽ. Phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung
ñang là hướng ñi ñược ñánh giá là phù hợp và ñúng ñắn ñể giải quyết những vấn
ñề tồn tại ñó (Nguyễn Thanh Sơn, 2011).
Từ những yêu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển chăn nuôi của cả
nước, thành phố Hà Nội hiện ñang có hàng loạt chính sách phát triển chăn nuôi
tập trung nhằm tạo ñiều kiện thúc ñẩy chăn nuôi thành phố phát triển theo hướng
bền vững trong thời gian tới. Trong ñó huyện Chương Mỹ với ñặc ñiểm có
truyền thống chăn nuôi lâu ñời, có nhiều ñặc thù, thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi công nghệ cao, tiềm năng phát triển chăn nuôi tập trung lớn là một trong
những vùng trọng ñiểm nằm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư của toàn thành phố.
Thời gian vừa qua cùng với chính sách khuyến khích phát triển CNTT của
thành phố, ñịa phương ñã tích cực ñưa chính sách áp dụng vào thực tiễn bước
ñầu mang lại hiệu quả cao. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện chính
sách ñang gặp nhiều vấn ñề khó khăn về quy hoạch ñất ñai, vốn, hỗ trợ khoa học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
công nghệ, bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm và kiểm soát dịch
bệnh chính những vấn ñề trên ñã ảnh hưởng ñến hiệu quả của việc phát triển chăn
nuôi tập trung trên ñịa bàn.
ðể góp phần giải quyết những bất cập, hoàn thiện chính sách phát triển
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, ñưa chính sách áp dụng vào thực tiễn có hiệu
quả ñã có rất nhiều ñề tài nghiên cứu liên quan như nghiên cứu “Tình hình thực
hiện chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở xã Tả Thanh Oai - huyện
Thanh Trì – thành phố Hà Nội” (Thái Thị Hà, 2012); “Tìm hiểu sự nhận biết và
mức ñộ thụ hưởng từ chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư của người chăn nuôi tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì
thành phố Hà Nội (Vũ Thị Bích, 2012); “Nghiên cứu giải pháp phát triển các
khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư tại xã Trần Phú huyện Chương Mỹ
ngoại thành Hà Nội" (Cao Thị Huê, 2012).
Tuy nhiên những ñề tài trên chưa nghiên cứu ñược tính khả thi của các chính
sách và chưa ñưa ra ñược những giải pháp tăng cường tính khả thi trong thực hiện
các chính sách. Việc nghiên cứu tính khả thi trong thực hiện chính sách sẽ giúp cho
quá trình triển khai thực hiện chính sách thuận lợi, phù hợp với ñiều kiện thực tế
của ñịa phương và hạn chế ñược những khó khăn, bất cập do chính sách ñó mang
lại. Từ tính thiết thực và cấp bách trên tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “ðánh giá
tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu
dân cư ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu cụ thể thực
tiễn thực hiện chính sách tại ñịa phương từ ñó ñề xuất một số ñịnh hướng và giải
pháp nhằm tăng cường tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư tại ñịa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
ðánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập
trung ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội từ ñó ñề xuất một số giải pháp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
tăng cường tính khả thi trong quá trình thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư tại ñịa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
* Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và tính khả thi
trong thực hiện chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
* ðánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư tại ñịa phương. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến tính
khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung tại huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
* ðề xuất một số ñịnh hướng và giải pháp tăng cường tính khả thi trong
thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu là các chính sách và quá trình thực hiện chính sách
phát triển chăn nuôi tập trung tại ñịa phương. ðánh giá chính sách và tính khả
thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. ðối
tượng nghiên cứu cụ thể là các tổ chức chính quyền, ñoàn thể từ Trung ương ñến
ñịa phương, trực tiếp là các cán bộ thực hiện chính sách và các doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ, trang trại chăn nuôi tập trung tại ñịa phương, ñặc biệt là ñánh giá
chính sách, tình hình thực hiện chính sách, tác ñộng của chính sách ñến phát
triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại cộng ñồng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi tập trung trên thế giới và
Việt Nam nói chung, tại huyện Chương Mỹ nói riêng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
+ Nghiên cứu một số chính sách phát triển chăn nuôi tập trung, ñánh giá
tính khả thi trong thực hiện các nội dung của chính sách, tác ñộng của chính
sách ñến phát triển chăn nuôi tập trung tại ñịa phương.
+ Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng ñến tính khả thi trong thực hiện các nội dung
của chính sách phát triển CNTT tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- ðịa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tính khả thi trong thực hiện chính sách
phát triển chăn nuôi tập trung trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
trên các mặt: Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ các ñơn
vị chăn nuôi ra khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, quản lý khu chăn nuôi
tập trung
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu ñề tài: Số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2010
ñến năm 2012 và số liệu ñiều tra.
+ Thời gian thực hiện ñề tài: Từ 06/2012 ñến 05/2013.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân
cư, tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa
khu dân cư?
- ðánh giá tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập
trung xa khu dân cư tại ñịa phương như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng ñến tính
khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
của ñịa phương?
- ðịnh hướng, giải pháp gì ñược ñề xuất ñể tăng cường tính khả thi trong
thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại ñịa
phương?
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TÍNH KHẢ THI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG XA KHU DÂN CƯ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và chính sách chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư
2.1.1.1 Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện ñại, nuôi lớn vật
nuôi ñể sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao ñộng. Sản
phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho ñời sống sinh hoạt
của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu ñời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài
người chuyển ñổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang ñịnh canh ñịnh cư.
Hiện nay ở nước ta ñang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi nhỏ
lẻ, thả rông; chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn,
tập trung (Chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020, 2009).
* Chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chăn nuôi tập trung (CNTT) ñược hiểu theo nghĩa chăn nuôi theo trang
trại công nghiệp, chứ không phải như cách hiểu của nhiều ñịa phương là "tập
trung chăn nuôi" vào một khu như khu công nghiệp trong ñó có ñảm bảo sinh
thái và kiểm soát dịch bệnh. Tóm lại, chăn nuôi tập trung (hay chăn nuôi lớn) là
hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công
nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ (Nguyễn Xuân
Dương, 2012).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ñã có Quyết ñịnh số 10/2008/Qð-TTg
về Chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020. Quyết ñịnh này ñã nói rõ mục
tiêu ñến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, ñáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm
ñảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cũng theo Quyết ñịnh này thì Chính phủ ñã xác ñịnh khái niệm chăn nuôi
tập trung là chăn nuôi theo trang trại - công nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng
phương thức sản xuất công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy
mô nhỏ lẻ.
Như vậy, CNTT xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi quy mô lớn, hình
thành những khu vực chăn nuôi mang tính chất công nghiệp cách xa khu dân cư.
Tuy nhiên, CNTT xa khu dân cư không phải là tập trung chăn nuôi. Bởi
lẽ, tập trung chăn nuôi là tập hợp những hộ chăn nuôi lại một chỗ. Nếu làm như
vậy thì sẽ không ñảm bảo tính bền vững của hình thức CNTT và mục ñích tách
chăn nuôi ra hẳn khu dân cư ñể ñảm bảo các ñiều kiện cho chăn nuôi ñược ñộc
lập ñã không ñược thực hiện. ðể hình thành ñược những khu CNTT xa khu dân
cư thì phải ñảm bảo các ñiều kiện cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật. ðó là các ñiều
kiện về ñất ñai, vốn, CSHT (ñiện, ñường, nước, giao thông ñi lại ) cũng như
cần có sự quản lý, kiểm soát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường…
* ðặc ñiểm của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
So với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nằm trong khu vực dân cư thì CNTT xa
khu dân cư có một số ñặc ñiểm nổi bật như:
+ Mục ñích của CNTT xa khu dân cư là sản xuất hàng hóa với quy mô
lớn, ñảm bảo tính ñộc lập cho chăn nuôi.
Hội nhập kinh tế quốc tế ñã làm sản xuất hàng hóa trở thành một yêu cầu
tất yếu ñể thay thế cho hình thức sản xuất tự cung tự cấp ñối với các ngành kinh
tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. ðặc biệt, khi nhu cầu thực phẩm
ngày càng tăng về cả số lượng lẫn chất lượng thì yêu cầu phát triển ngành chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn lại càng trở nên quan trọng. Sản phẩm từ
các ñơn vị trong khu CNTT xa khu dân cư sẽ ñược ñem trao ñổi, buôn bán ở cả
thị trường trong nước cũng như sẽ ñược xuất khẩu ra nước ngoài. Thực hiện CNTT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
xa khu dân cư sẽ giúp chăn nuôi tạo ra năng suất cao, từ ñó góp phần làm tăng thu
nhập cho các hộ chăn nuôi cũng như tăng mức ñóng góp của ngành chăn nuôi trong
thu nhập kinh tế quốc dân.
+ Các khu CNTT xa khu dân cư nằm ngoài và tách biệt với khu vực dân cư
Các khu CNTT xa khu dân cư ñược quy hoạch ở những vùng ñất trống,
trũng, hoang hóa nằm cách xa khu vực dân cư ñể ñảm bảo vệ sinh môi trường
và phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, khi xây dựng các khu dân
cư này thì các ñịa phương không chỉ quan tâm ñến khu dân cư của mình mà còn
phải quan tâm ñến các ñịa phương khác ñể xác ñịnh khoảng cách giữa khu chăn
nuôi với khu vực dân cư, các trung tâm y tế, văn hóa xã hội, trường học…từ ñó
tăng cường tính bền vững cho hình thức CNTT xa khu dân cư.
+ CNTT xa khu dân cư ñòi hỏi có sự ñầu tư cao về ñầu vào
Mức ñộ tập trung hoá và chuyên môn hoá các ñiều kiện và yếu tố sản xuất
cho CNTT xa khu dân cư cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở
quy mô sản xuất như: ñất ñai, vốn, khoa học kỹ thuật, ñầu con gia súc, lao ñộng,
giá trị sản phẩm chăn nuôi Khác với hình thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ phân
tán trong khu dân cư mang tính chất tận dụng về lao ñộng, thức ăn dư thừa chủ
yếu là ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở ñịa bàn nhỏ hẹp thì CNTT xa khu dân cư có
ñặc ñiểm sản xuất lớn về quy mô ñàn, số lượng vật nuôi, các chủ hộ chăn nuôi
có thể thuê mướn lao ñộng bên ngoài và mua thức ăn chăn nuôi, nguồn giống,
thuốc thú y Ngoài ra, ở các khu CNTT xa khu dân cư có sự ñầu tư về CSHT
phục vụ cho các hộ trong khu chăn nuôi như: ñiện, hệ thống giao thông ñi lại, hệ
thống tưới tiêu xử lý rác thải chăn nuôi, hệ thống hàng rào bao quanh ñể ñảm
bảo an ninh cho các hộ chăn nuôi, quản lý dịch bệnh ở khu chăn nuôi
+ Các chủ hộ chăn nuôi cần có kiến thức và kinh nghiệm nhất ñịnh trong
quá trình sản xuất
Các hộ chăn nuôi là người trực tiếp ñiều hành sản xuất, biết áp dụng tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
bộ KHKT, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao ñộng
gia ñình và thuê lao ñộng bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội
so với kinh tế hộ. Ở hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ trong khu dân cư do
chăn nuôi với số lượng vật nuôi ít, mang tính tận dụng nên người chăn nuôi chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Tuy nhiên, khi chuyển sang CNTT xa
khu dân cư mang tính chất công nghiệp, số lượng ñàn vật nuôi lớn ñòi hỏi người
chăn nuôi phải có kinh nghiệm sản xuất ñể lựa chọn hình thức, quy mô chăn
nuôi cho phù hợp với nhu cầu và ñiều kiện kinh tế của hộ gia ñình. Kinh nghiệm
của chủ hộ chăn nuôi còn thể hiện ở cả ở khâu tìm kiếm, sử dụng các con giống
có chất lượng, cho năng suất cao; chăm sóc phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi,
tiếp cận với nguồn cung ứng và tiêu thụ ñầu vào ñầu ra
2.1.1.2 Chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
* Khái niệm chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành ñộng về phương diện nào
ñó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà
chính phủ muốn ñạt ñược và cách thức ñể ñạt ñược các mục tiêu ñó. Chính sách
còn ñược hiểu là tập hợp các nguyên tắc do Chính phủ ban hành. Các nguyên tắc
này có ảnh hưởng ñến các quyết ñịnh của Chính phủ (Phạm Vân ðình, 2008).
Theo nghiên cứu này thì chính sách CNTT xa khu dân cư là tập hợp các
chủ trương và hành ñộng của Chính phủ ñối với ngành chăn nuôi ñể hình thành
những khu chăn nuôi lớn, mang tính chất công nghiệp hóa tách ra hẳn khu dân
cư và ñảm bảo tính ñộc lập cho ngành chăn nuôi. Chính sách CNTT xa khu dân
cư nằm trong Chiến lược phát triển chăn nuôi ñến năm 2020 ñã chỉ ra các quan
ñiểm, mục tiêu, ñịnh hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi, trong ñó có ñề cập
ñến việc hình thành các trang trại CNTT cách xa khu vực dân cư.
ðể ñảm bảo các ñiều kiện cho CNTT xa khu dân cư cũng như thực hiện
chính sách CNTT xa khu dân cư của chính phủ thì cần có các chính sách bổ trợ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
kèm theo như: chính sách về ñất ñai (hạn ñiền, thời gian sử dụng, tiền thuê, tiền
thuế sử dụng ñất ñai khi thực hiện CNTT xa khu dân cư), chính sách vốn (lãi
suất, thời hạn vay vốn khi ñầu tư cho CNTT xa khu dân cư), cơ sở hạ tầng,
chính sách kiểm soát các dịch bệnh và xử lý môi trường
Ngoài các chính sách bổ trợ trên thì chính sách CNTT xa khu dân cư cũng
cụ thể hóa một số chính sách như: Chính sách quy hoạch phát triển khu chăn
nuôi tập trung, khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã, chăn nuôi; phát triển
các hình thức liên kết, gia công trong chăn nuôi; Chính sách thu hút ñầu tư phát
triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp và chính sách chuyển ñổi một phần
diện tích ñất nông nghiệp sang trồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi.
* Vai trò của chính sách chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác ñộng lớn tới người sản xuất
nông nghiệp nói chung và nhất là các chủ trang trại nói riêng, sự cạnh tranh
không chỉ giới hạn trong nước mà còn cả thế giới. Nếu trước ñây các nước lập ra
hàng rào thuế quan ñể ngăn chặn sản phẩm nông nghiệp từ ngoài thì ngày nay
lại lập ra hàng rào kỹ thuật (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, truy
xuất nguồn gốc… nói chung là những vấn ñề liên quan an toàn vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng). Do vậy, vấn ñề sản xuất theo GAP (Good
Agriculture Practices - thực hành nông nghiệp tốt) ñang là hướng mà ngành
nông nghiệp Việt Nam thực hiện, trong ñó có việc trang trại gắn với các mô hình
sản xuất tập trung, xa khu dân cư là sự lựa chọn tất yếu của nền nông nghiệp
hiện ñại (Vũ Trọng Khải, 2011).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
ðồ thị 2.1. Sản lượng chăn nuôi giai ñoạn 2000 - 2008
(ðơn vị: 1000 tấn)
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008)
ðánh giá về kết quả phát triển chăn nuôi của Việt nam trong giai ñoạn
2001-2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT ñã chỉ rõ những chính sách của Việt nam
trong giai ñoạn vừa qua ñã có những tác dụng tích cực giúp ổn ñịnh và phát triển
chăn nuôi, trong ñó những thành tựu nổi bật như: Củng cố và duy trì ñược hệ
thống giống gốc vật nuôi từ trung ương ñến một số ñịa phương; Cải tạo nâng
cao tầm vóc ñàn bò vàng Việt Nam ñáp ứng nhu cầu ñàn cái nền cho lai tạo
nhân giống bò sữa, bò thịt; các giống lợn, giống gia cầm ñã ñược cải tiến, nâng
cao chất lượng ñáng kể trong sản xuất. Tăng cường một bước quan trọng về cơ
sở vật chất, kỹ thuật và trình ñộ năng lực của hệ thống nghiên cứu và nhân giống
vật nuôi; Cơ cấu chăn nuôi ñang chuyển dịch dần sang hướng trang trại và công
nghiệp; Bước ñầu hình thành ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và
chế biến sữa ñạt trình ñộ, công nghệ tiên tiến; ðảm bảo năng suất và tăng trưởng
ngành chăn nuôi, ñáp ứng về cơ bản nhu cầu thực phẩm (thịt, trứng) cho tiêu
dùng trong nước (Trung tâm Phát triển nông thôn Viện Chính sách và Chiến
lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2008).
Chính vì thế, việc ban hành chính sách CNTT xa khu dân cư của Chính
phủ có vai trò rất quan trọng không chỉ ñối với lĩnh vực chăn nuôi của ngành
nông nghiệp mà nó còn có tác ñộng dây chuyền ñến nhiều lĩnh vực của ñời sống
kinh tế xã hội.
+ Chính sách CNTT xa khu dân cư ñóng vai trò ñịnh hướng cho ngành
chăn nuôi phát triển ñúng ñắn, bền vững trong thời kì CNH- HðH ñất nước, góp
phần tăng năng suất của ngành chăn nuôi, tăng cường khả năng kiểm soát dịch
bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trước kia, chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, manh mún là ñặc ñiểm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta. Với hình thức chăn nuôi này người nông
dân sẽ rất bị ñộng trong khâu ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, ñặc biệt là khi
chăn nuôi nằm trong khu dân cư thì sự bùng phát dịch bệnh xảy ra nhanh chóng
là ñiều không thể tránh khỏi. Với chính sách CNTT xa khu dân cư, các hộ chăn
nuôi trong khu CNTT xa khu dân cư sẽ ñược trang bị các kiến thức cũng như
ñược sự hỗ trợ từ các cán bộ thú y trong việc phòng và ngăn chặn dịch bệnh xảy
ra. Mặt khác, do phần lớn các trung tâm ñầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và
áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cho nên khi có dịch bệnh xảy ra các hộ
trong khu CNTT vẫn có thể chủ ñộng khống chế và kiểm soát ñược các dịch
bệnh nguy hiểm. Bên cạnh ñó chính sách này cũng rất quan tâm tới việc xây
dựng hệ thống xử lý chất thải, rác thải chăn nuôi ñảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Chính sách CNTT xa khu dân cư góp phần khai thác và sử dụng có hiệu
quả diện tích ñất ñồi gò, ñất hoang hoá, ñất ven sông ven biển và diện tích mặt
nước Tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc
ñẩy quá trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ñiều kiện cho công
nghiệp chế biến, giết mổ phát triển.
ðể thực hiện chính sách chăn nuôi tập trung thì vấn ñề quy hoạch ñất ñai
ñược ñặt lên hàng ñầu. ðể hình thành nên những khu chăn nuôi tập trung thì các
hộ chăn nuôi cần có một quỹ ñất ñai ñủ lớn, có thể chuyển ñổi mục ñích sử dụng
ñất từ những diện tích ñất xấu hay vùng ñất sản xuất kinh doanh kém hiệu quả
sang cho CNTT xa khu dân cư. Như vậy, chính sách này ñóng vai trò rất quan
trọng trong việc nâng cao hệ số sử dụng của ñất ñai, giải quyết ñược tình trạng
sử dụng ñất ñai không ñúng mục ñích, kém hiệu quả.
+ ðồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình
chăn nuôi tập trung góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản
xuất. Chính sách CNTT xa khu dân cư góp phần thu hút nhiều thành phần kinh
tế tham gia ñầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người ñã nghỉ hưu, các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
doanh nhân trong và ngoài nước trong việc tham gia phát triển kinh tế làm giàu
cho quê hương ñất nước. Khi tham gia vào hình thức CNTT xa khu dân cư thì
người chăn nuôi sẽ ñược hưởng rất nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền về tiền thuê
ñất, thuế ñất, lãi suất vay vốn cũng như ñược trang bị, tập huấn kiến thức chăn
nuôi, phòng ngừa dịch bệnh
2.1.2. Khái niệm tính khả thi trong thực hiện chính sách
Tính khả thi của một chính sách theo nghĩa tiếng Việt thì cụm từ “khả thi”
có nghĩa là khả năng thực thi, khả năng thực hiện một công việc, một ñề xuất
nào ñó. Vì vậy, tính khả thi của một chính sách nông nghiệp là khả năng ñể
chính sách ñó có ñược thực thi hay không (ðỗ Kim Chung, 1998 và 2010).
Sự thực thi của một chính sách lại phụ thuộc vào thẩm quyền ra chính
sách, bản chất và nội dung, mục tiêu của chính sách ñó, các vấn ñề liên quan ñến
nguồn lực và năng lực của cơ quan thực thi ñể tổ chức thực hiện chính sách ñó.
Việc bảo ñảm tính khả thi trong thực hiện chính sách là một yêu cầu rất
quan trọng. Khi một văn bản chính sách ra ñời phải thực hiện rất nhiều hoạt
ñộng ñể ñảm bảo chất lượng của chính sách trong ñó quan trọng nhất là ñảm bảo
khả năng thực hiện trong thực tiễn và khả năng áp dụng chính sách vào thực
tiễn, ñể chính sách phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Như vậy, tính khả thi trong thực hiện chính sách là căn cứ vào chính sách
ñã ban hành, xem xét, ñánh giá, ñối chiếu chính sách với các yếu tố trên thực
tiễn xem có phù hợp với ñiều kiện và khả năng triển khai thực hiện hay không.
Tính khả thi trong thực hiện chính sách là sự phù hợp giữa chính sách và
năng lực thực hiện trong thực tiễn.
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng ñến tính khả thi trong thực hiện chính sách
Từ khái niệm trên, tính khả thi trong thực hiện chính sách ñược xem xét là
năng lực thực thi chính sách trong thực tiễn, như vậy tính khả thi trong thực hiện
chính sách phụ thuộc vào nguồn lực thực thi chính sách; năng lực và trình ñộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
của ñội ngũ cán bộ thực thi chính sách, trình ñộ, khả năng tiếp cận chính sách
của ñối tượng thụ hưởng và các yếu tố có liên quan (sự ñồng thuận, quyết tâm
của người dân, hoạt ñộng tuyên truyền, phổ biến chính sách ).
* Năng lực và ñiều kiện thực hiện chính sách
Tính khả thi về năng lực và ñiều kiện thực hiện chính sách bao gồm mức
ñộ sẵn có về nguồn lực (resource availability) và năng lực thực thi chính sách
(enforement capability). Mức ñộ sẵn có về nguồn lực ñể thực thi chính sách phụ
thuộc vào số lượng và chất lượng nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên: ñất, nước,
sinh vật, biển, rừng, thời tiết khí hậu), tài nguyên con người (số lượng và chất
lượng lao ñộng), cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn lực tài chính (ngân sách của
chính phủ, sự ñóng góp của dân, các tổ chức kinh tế). Nguồn lực lại thuộc vào
các nguồn của chính phủ Trung ương (Bộ ngành, Chính phủ), của ñịa phương
(tỉnh, huyện, xã) và của dân. Mức ñộ sẵn có về nguồn lực dồi dào sẽ khả thi hơn
cho việc ñạt các mục tiêu chính sách và ngược lại. Vì vậy, khi xem xét tính khả
thi trong thực hiện chính sách cần phải tính ñến nếu thực hiện ñược nội dung
trên, và mục tiêu như ñã xác ñịnh, cần phải dùng bao nhiêu nguồn lực, cần chỉ rõ
bao nhiêu nguồn lực từ trung ương, từ ñịa phương ñể ñạt ñược các mục tiêu ñề
ra. ðặc biệt yếu tố ảnh hưởng lớn ñến tính khả thi trong thực hiện chính sách
phát triển CNTT xa khu dân cư chính là vốn và ñất ñai.
- ðất ñai phục vụ cho CNTT xa khu dân cư
ðể xây dựng ñược một khu CNTT xa khu dân cư thì phải quy hoạch ñược
vùng ñất, có thể phải chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất nông nghiệp (cấy lúa,
trồng cây hoa màu…) không hiệu quả sang cho CNTT xa khu dân cư. Tuy
nhiên, các hộ chăn nuôi không phải lúc nào cũng dễ dàng có ñược ñủ diện tích
ñất tối thiểu cần có trong khu CNTT xa khu dân cư ñã ñược quy hoạch trước.
Mặt khác, diện tích ñất cũng tác ñộng tới việc mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng
ñầu vật nuôi. Nếu như diện tích ñất ít người chăn nuôi không có ñủ không gian
ñể chăn thả, nuôi trồng nhiều loại vật nuôi và không có ñiều kiện ñưa các trang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
thiết bị sản xuất tiên tiến vào sản xuất, như vậy tính chất chăn nuôi lớn không
ñược thực hiện hay tính khả thi trong thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi
tập trung xa khu dân cư không cao.
- Vốn
Ngay khái niệm về CNTT xa khu dân cư cũng ñã thấy ñược việc thực
hiện phương thức chăn nuôi này ñòi hỏi nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với
chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Vì vậy, vốn ảnh hưởng tới việc quyết ñịnh
thực hiện CNTT xa khu dân cư không, nó thể hiện ở cả lượng vốn và nguồn vốn
mà hộ chăn nuôi tiếp cận ñược. Nếu các ñơn vị chăn nuôi tiếp cận ñược nguồn
vốn và lượng vốn vay dễ dàng với chính sách ưu ñãi sẽ là ñiều kiện thuận lợi ñể
thúc ñẩy chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phát triển bền vững hơn, ñưa chính
sách ñi vào thực tiễn có hiệu quả hơn.
* Tính khả thi trong thực hiện chính sách còn phụ thuộc vào năng lực
thực thi chính sách của chính quyền các cấp. Năng lực thực thi chính sách là khả
năng hiểu biết, cách thức vận dụng và triển khai chính sách của ñội ngũ cán bộ
thực thi chính sách từ Trung ương ñến cơ sở. Thông thường, một chính sách
nông nghiệp ñược ban hành chủ yếu do cơ sở thực hiện, vì thế, khả năng hiểu
biết, cách thức vận dụng và triển khai chính sách của các các cán bộ cơ sở có vai
trò rất quan trọng.
- Trình ñộ của cán bộ thực thi chính sách phát triển CNTT xa khu dân cư
Không thể phủ nhận vai trò trình ñộ của cán bộ quản lý trong quá trình
thực hiện chính sách này. Những người có học vấn, có kinh nghiệm lâu năm sẽ
nhận thức ñược mục tiêu của chính sách, cách thức triển khai chính sách và áp
dụng linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với ñặc ñiểm của ñịa phương. ðồng thời có
các phản hồi với các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan ñể sửa ñổi, bổ
sung ở những ñiểm chưa phù hợp ñể tăng cường hiệu quả và tác ñộng của chính
sách, ñảm bảo các mục tiêu ñược ñề ra trong chính sách ñó. Quan trọng hơn cả
là trình ñộ nhận thức, hiểu biết của ñội ngũ cán bộ thực thi chính sách về hình