THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(2000_2005)
(2000_2005)
I KHÁI NIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I KHÁI NIỆM CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH NĂM
1.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH NĂM
(2000_2005)
(2000_2005)
(1)Những thành tựu nổi bật:
(1)Những thành tựu nổi bật:
_ Tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng được củng cố và tăng
cường, chuyển từ thế bị động,phụ thuộc từ bên ngoài, sang một
nền tài chính chủ động, có tích luỹ để đầu tư phát triển .
Tổng thu NSNN dự kiến thực hiện tháng 5 năm 2001 đến 2005 đạt
khoảng 715 nghìn tỷ đồng, vượt so với mục tiêu đại hội IX(620
nghìn tỷ đồng), tốc độ tăng thu trung bình đạt 15,1% trên một năm
(mục tiêu là 12% / năm) góp phần làm gia tăng đáng kể quy mô
ngân sách, đảm bảo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế
-xã hội giai đoạn 2001_2005.
1
_ Tỷ lệ huy động bình quân vào NSNN đạt 22,5% GDP , trong đó
thuế, phí dự kiến đạt 20,8% GDP (mục tiêu là 20-21%GDP , trong
đó thuế, phí là 18-19% GDP).
_ Cơ cấu thu NSNN đã từng bước vững chắc hơn,thu nội địa trở
thành nguồn thu quan trọng và chủ yếu (tỷ trọng nội thu không kể
dầu thô tăng từ 50,7% tổng thu ngân sách năm 2001 lên 57,5%
năm 2005).
_ Hệ thống chính sách động viên tài chính tiếp tục được đổi mới
theo hướng giải phóng và khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư
phát triển.
_ Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật về tài chính tiếp tục được
đổi mới theo hướng tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh
doanh thuận lợi,thông thoáng và minh bạch,nhằm thu hút tối đa
các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội. Trong 5 năm
2001-2005, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân
ước đạt 35,6%GDP vượt mục tiêu ĐH Đảng IX(31-32%GDP) cao
hơn so với giai đoạn 1996-2000(33%GDP). Trong cơ cấu vốn đầu
tư toàn xã hội,vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và dân
cư có xu hướng tăng về tỷ trọng: Vốn đầu tư thuộc khu vực dân
doanh chiếm khoảng 26% vượt mục tiêu ĐH Đảng IX(24-25%),và
tăng hơn so với giai đoạn 1996-2000(23,8%) .Nhờ kết quả đó, mức
2
huy động các tiềm năng trong nước tăng đáng kể (đạt 70% vượt
mục tiêu ĐH Đảng IX-66%).
_ Các hình thức và các công cụ huy động nguồn lực tài chính từng
bước được đa dạng hoá và dần thực hiện theo các nguyên tắc thị
trường đảm bảo tập trung nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm
vụ chủ yếu của nền kinh tế,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từng bước
sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính.
_ Chính sách thuế có nhiều đổi mới quan trọng theo hướng từng
bước hình thành hệ thống thuế công bằng, thống nhất, giảm dần sự
phân biệt giữa các thành phần kinh tế,tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh,tăng tích luỹ cho
doanh nghiệp,thủ tục hành chính trong thu nộp thuế được đơn giản
hoá,công tác quản lý thuế được đổi mới và dần được hiện đại hoá.
_ Cơ cấu phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính đã có nhiều
chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát
triển,tập trung ưu tiên chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế-
xã hội quan trọng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
_ Nhờ nguồn động viên thu NSNN đạt khá nên tổng chi NSNN
trong giai đoạn 2001-2005 đạt trên 889 nghìn tỷ đồng,tăng 18,6%
so với mục tiêu đề ra(720-750 nghìn tỷ đồng); tốc độ tăng chi bình
3
quân đạt 16,1% /năm(mục tiêu là 12%/năm). Tỷ trọng chi đầu tư
phát triển dự kiến khoảng 29,2% tổng chi NSNN,đạt 8,2%GDP,
vượt mục tiêu ĐHĐảng IX(khoảng 25-26% tổng chi NSNN,đạt 6-
6,5%GDP) tăng so với giai đoạn 1996-2000(chi cho đầu tư phát
triển là 26,3% tổng chi NSNN).
_ Chi NSNN cho giáo dục-đào tạo tăng từ 15% tổng chi NSNN
năm 2000 lên 18% tổng chi NSNN năm 2005, nếu so GDP tăng từ
3,5%(năm 1998) lên 4,7%( năm 2004). Chi cho khoa học-công
nghệ đạt 2% tổng chi NSNN.
_ Tài chính doanh nghiệp được đổi mới, từng bước hình thành cơ
chế tài chính thống nhất góp phần khuyến khích đầu tư và mở rộng
kinh doanh.
_ Thị trường tài chính bước đầu được hình thành.
_ Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính có nhiều kết quả.
(
2)Những tồn tại, yếu kém.
_ Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn nhưng mức đáp ứng còn
hạn chế nhiều tiềm năng vốn trong nước và nước ngoài chưa được
khai thác tốt ,đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
4
_ Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý,tính dàn trải trong chi đầu tư chưa
được khắc phục. Hiệu quả đầu tư còn thấp, thất thoát ,lãng phí,
trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản còn nghiêm trọng. Đầu tư của nhà nước chiếm tỷ trọng cao
nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng lại thấp.
_ Chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp.
_ Bao cấp trong ngân sách chưa được xoá bỏ triệt để.Chi tiêu ngân
sách, chi tiêu hành chính còn nhiều lãng phí thiếu hiệu quả. Chi
ngân sách phục vụ nhu cầu chăm lo phát triển con người như giáo
dục,y tế chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết.
_ Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tiềm
lực tài chính doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ bé, năng lực cạnh
tranh bị hạn chế.
_ Thị trường tài chính, thị trường dịch vụ tài chính phát triển chưa
đồng bộ còn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ bé, chất lượng dịch vụ
chưa cao.
1.2 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(1) Khái niệm chi ngân sách nhà nước
(1) Khái niệm chi ngân sách nhà nước
5
_ Điều 2 luật NSNN ghi rõ:”Chi NSNN bao gồm: các khoản NSNN chi phát
triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của
bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của phát triển”.
_ Như vậy, chi NSNN là tổng thể các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ
NSN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước đảm nhiệm.
_ Chi NSNN có thể được hiểu trong hai quá trình: Quá trình phân
phối và quá trình sử dụng quỹ tiền tệ Nhà nước. Có thể nói ngắn
gọn chi NSNN là việc cung cấp nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ của
Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
(2)Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
(2)Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
_
_ Chi NSNN phải gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ về
kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận trong từng
thời
kỳ cụ thể NSNN được coi là một công cụ tài chính quan trọng mà
Nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên các khoản
được phân phối từ nguồn vốn của NSNN phải phục vụ cho việc
thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
6
_ Chi NSNN là một khoản chi dựa trên nguyên tắc không hoàn trả
một cách trực tiếp Chi NSNN liên quan đến nhiều đối tượng khác
nhau và được thực hiện trong phạm vi rộng lớn. Mức độ chi, phạm
vi chi phụ thuộc vào sự quyết định của Nhà nước. Cơ cấu các
khoản chi phụ thuộc vào sự quyết định vủa cơ quan quyền lực cao
nhất là Quốc hội. Bởi vì chi cho những ngành nào, cho hoạt động
nào, mức chi cụ thể như thế nào đều phụ thuộc vào văn bản, chính
sách, chế độ hiện hành do cơ quan nhà nước đặt ra.
_ Khi đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thì nó phải
được xem xét ở tầm vĩ mô. Tức la phải đánh giá dựa trên cơ sở sự
tác động của nó tới các hoạt động khinh tế – xã hội trong một
khoảng thời gian dài và phạm vi rộng.
(
(
3)Vai trò của chi ngân sách nhà nước với việc phát triển
3)Vai trò của chi ngân sách nhà nước với việc phát triển
kinh tế ở nước ta hiện nay
kinh tế ở nước ta hiện nay
_ Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập và chính sách ngoại
thương, chính sách ngân sách được sử dụng để tác động vào tổng cầu của xã
hội nhằm hướng nền kinh tế đạt những mục tiêu nhất định như sản lượng cao,
tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp và cân bằng cán cân thanh toán.
Chính sách ngân sách nhằm vào các mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
thực hiện công bằng xã hội, ổn định kinh tế và hiệu quả kinh tế. Nói cách
khác, khi nói tới vai trò của chi NSNN người ta thường gắn với ba chức năng
sau:
7
+ Chi NSNN để đảm bảo ổn định kinh tế và tăng trưởng.
+ Chi NSNN để phân bổ nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Chi NSNN để phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tuy nhiên không phải chính phủ nào cũng có khả năng và điều kiện để giải
quyết tất cả những vấn đề đó. Để thực hiện các mục tiêu của chính sách ngân
sách người ta thường sử dụng các công cụ như: thuế, trợ cấp, cấp phát cho
đầu tư, chi mua hàng hoá, dịch vụ công cộng và phát hành trái phiếu. Trong
tình hình hiện nay, khi nước ta đang bắt đầu chuyển sang thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì chi NSNN đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Nó có tác dụng điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển cân đối, vững chắc
của nền kinh tế – xã hội trên từng lĩnh vực cụ thể như sau:
_ Lĩnh vực kinh tế: NSNN được coi là một công cụ quan trọng vì khả năng
nguồn vốn của NSNN là rất lớn và phạm vi tác động của nó rất rộng. Thông
qua chi NSNN sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển theo định
hướng nhà nước. Thông qua các khoản chi gián tiếp, đặc biệt là chi xây dựng
phát triển cơ sở hạ tầng cũng góp phần tích cực cho việc phát triển nền kinh tế
trên cả một vùng rộng lớn, hình thành cơ sở vật chất của Nhà nước.
_ Chi NSNN là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển
kinh tế mỗi nước, tuy nhiên xã hội ngày càng đòi hỏi tính hiệu quả cao trong
quá trình chi NSNN. Đặc biệt đối với nước ta một quốc gia đang trong giai
đoạn phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường thì sự điều tiết của Nhà nước vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế là
một đòi hỏi khách quan.
8
_ Lĩnh vực xã hội: Cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế
thì chi NSNN cũng gop phần tích cực thực hiện các chính sách xã hội, tạo
điều kiện cho các hoạt động xã hội phát triển một cách động bộ.
Thông qua chi NSNN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt
động: văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, các hoạt động khác thuộc lĩnh vực văn
hoá xã…Việc sử dụng công cụ chi NSNN nhằm điều tiết các vấn đề xã hội
không đơn giản, trong nhiều trường hợp nó tác động trở lại làm các vấn đề xã
hội thêm phức tạp. Chẳng hạn khi NSNN trợ cấp giá điện và xăng dầu thì
những đối tượng được hưởng không phải là những người nghèo mà lại là
những người có thu nhập cao tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội. Vì vậy, đòi
hỏi quá trình chi NSNN phải được nghiên cứu đầy đủ và phải có sự thống
nhất giữa chính sách và biện pháp thực hiện.
_ Trên góc độ tài chính: Quá trình chi NSNN có vai trò quan trọng đối với
việc thực hiện chính sách ổn định giá cả thị trường, chống lạm phát. Chi
NSNN nhằm mục đích kích thích sản xuất phát triển, tránh tình trạng bao cấp
lãng phí.
Ngoài ra chi NSNN còn phục vụ cho một số hoạt động có tính chất tiêu dùng
như chi cho hoạt động quản lý tài chính, an ninh quốc phòng. Đó là những
hoạt động cũng rất quan trọng và phải được duy trì cùng sự phát triển của các
hoạt động kinh tế, xã hội khác.
(4) Các loại chi ngân sách nhà nước
(4) Các loại chi ngân sách nhà nước
_ Chi NSNN rất phong phú đa dạng luôn biến động theo tình hình
kinh tế, chính trị xã hội nhằm phân tích đánh giá để quản lí và
định hướng các khoản chi. Người ta tiến hành phân loại các khoản
9
chi NSNN theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại các khoản
chi là việc sắp xếp các khoản chi NSNN có cùng tính chất, có
cùng mục đích thành các loại chi. Có nhiều tiêu thức để phân loại
các các khoản chi NSNN, tuy nhiên tuỳ thuộc vào công tác chi
NSNN của từng đơn vị mà có sự áp dụng cách phân loại này hay
phân loại kia.
Các khoản chi NSNN có thể phân thành Chương – Loại – Khoản
Nhóm – Tiểu nhóm – Mục – Tiểu mục. Trong đó:
+ Chương dùng để chỉ cơ quan quản lý được nhận kinh phí từ
NSNN
+ Loại dùng để chỉ ngành kinh tế quốc dân cấp I (hiện nay theo
cách phân loại, ngành kinh tế quốc dân có 20 ngành cấp I)
+ Khoản dùng để chỉ ngành kinh tế quốc dân cấp II hoặc cấp III
(trực thuộc ngành kinh tế quốc dân cấp I)
+ Nhóm và tiểu nhóm dùng để phân loại các khoản chi NSNN
theo tính chất phát sinh của các nhóm đó.
+ Mục và tiểu mục là chỉ các hình thức chi cụ thể.
Trong cách phân loại này nếu không xét các khoản mục theo
Chương – Loại – Khoản mà chỉ xét theo Nhóm – Tiểu nhóm, Mục
– Tiểu mục thì các khoản chi NSNN được chia thành 2 loại: Chi
thường xuyên, Chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và viện trợ.
10
51.5%
59.2%
60.4%
60.7%
66.5%
30.9%
26.6%
23.4%
24.4%
22.3%
17.6%
13.9%
15.2%
14.9%
11.2%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2002
B×nh qu©n 1996-2000
1996
B×nh qu©n 1991-1995
1991
Chi thêng xuyªn Chi ®Çu t ph¸t triÓn Chi tr¶ nî, viÖn trî
Tổng hợp cơ cấu chi NSNN
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính
II > NỘI DUNG CHÍNH VỀ THỰC TRẠNG CHI
II > NỘI DUNG CHÍNH VỀ THỰC TRẠNG CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM(GIAI ĐOẠN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM(GIAI ĐOẠN
2000-2005)
2000-2005)
Theo tính chất kinh tế chi ngân sách nhà nước được chia ra
các nội dung sau đây.
*) Chi thường xuyên
*) Chi thường xuyên
Là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư và có tính
chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của cơ quan nha nước
nhằn duy trì đời sống quốc gia.Chi thương xuyên gồm có:
11
_ Chi về chủ quyền quốc gia:tức là các chi phímà cơ quan nhà
nước cần phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là
trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đại
chúng....
_ Chi phí liên quan đến sự điều hành vàduy trì hoạt động của các
cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó.
_ Chi phí do sự can thiệp của nhà nước vao các hoạt động kinh
tế, văn hoá xã hội để cải thiện đời sống nhân dân.
*) Chi đầu tư phát triển
*) Chi đầu tư phát triển
.
_ Chi cho mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ.
_ Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô
thị.
_ Chi cho việc thành lập các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn
vào các công ty, góp vốn vào các tổ chức sản xuất kinh doanh.
_ Các chi phí chuyển nhượng đầu tư.
_ Những chi phí đầu tư liên quan đến sự tai trợ của nhà nước
dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp cho những pháp nhân
kinh tế công hay tư, để thực hiện các nhiện vụ đồng loạt với các
nghiệp vụ trên, nhằm thực hiện chính sách phát triền kinh tế của
nhà nước.
12