Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

nét đặc trưng của phật giáo Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.29 KB, 9 trang )

Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
1
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Lớp: Triết học.
Môn: Tôn giáo học chuyên ngành.
Vấn đề:
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam
Sinh viên:
MSSV:
Năm:
Người hướng dẫn:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015.
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam
Phật giáo là một trường phái triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế
kỷ VI trước Công nguyên ở miền Bắc Ấn Độ, vùng biên giới giữa Ấn Độ với Nêpan
ngày nay. Đạo Phật ra đời trong sự phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ
đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại. Phật giáo được Tất Đạt Đa sáng lập ra,
ông đã từ bỏ cuộc sống của một bậc vương giả để đi tu luyện tìm con đường diệt trừ
nỗi đau khổ cho chúng sinh, lý giải căn nguyên nỗi khổ và từ đó tìm con đường giải
thoát con người khỏi nỗi khổ đó.
Đạo Phật cho rằng, thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng, không do ai
tạo ra và cũng không có cái gì là tồn tại vĩnh hằng cả. Vì sự vật, hiện tượng trong thế
giới này luôn biến đổi vô thường. Nguyên nhân của sự biến đổi ấy, theo đạo lý Nhà
Phật, đó là do sự chi phối và tác động của luật nhân quả. Nhân là cái gì tác động ở vật
làm gây ra một hay nhiều kết quả, còn cái gì kết hợp lại từ nhân gây ra gọi là quả.
Đồng thời, cũng cần có duyên, duyên là điều kiện, là sự tương hợp trợ giúp cho nhân
biến thành quả. Nhân nhờ có duyên mà thành quả, còn quả mới lại nhờ có duyên mới
trở thành nhân để tạo nên quả mới, cứ như thế mà thế giới, vạn vật muôn loài cứ sinh
hóa không ngừng.
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam theo hai con đường chính. Một là bằng con


đường giao thương đường biển từ Ấn Độ, nó kéo theo một sự bành trướng của tôn
giáo Ấn Độ, nhưng sự bành trướng không chiếm hữu đất đai, một sự bành trướng đơn
thuần về mặt văn hóa, tôn giáo, kinh tế. Hai là bằng con đường bộ, nó kéo theo sự
xâm lăng của phương Bắc, mà trực tiếp là là Trung Hoa, lịch sử Việt Nam chứng kiến
thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngàn năm.
Do đó, Phật giáo Việt Nam mang đầy đủ các đặc điểm của đạo Phật, tuy nhiên,
khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, tất yếu nó phải hòa nhập, thích nghi và hài hòa
2
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
với đời sống tâm linh, tinh thần, văn hóa truyền thông của dân tộc Việt Nam, cho nên
nó có những đặc trưng riêng biệt làm nét đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, bản thân nó cần phải dung hợp
với các tín ngưỡng truyền thống khác của dân tộc.
Việt Nam là một nước luôn chống chọi với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là luôn
phải chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Do đó, không kể vị thần
của Phật giáo, Đạo giáo…, hầu hết các vị thánh thần được thờ phải có công với nước,
với dân. Những vị vua được thờ ở Việt Nam cũng không nằm ngoài tiêu chuẩn ấy.
Đồng thời, chế độ xã hội phong kiến là một xã hội trì trệ lâu dài. Người
ta bằng lòng với nền kinh tế tự cấp, tự túc, với tri thức hạn hẹp và nếp sống
làng xã khép kín. Trong một chế độ xã hội người bóc lột người như chế độ
phong kiến, con người chưa tìm được sức mạnh để giải phóng mình ở chính
bản thân mình. Người ta đặt hy vọng vào một lực lượng siêu nhiên, đặt niềm
tin vào tôn giáo.
Tín ngưỡng nguyên thuỷ đã thoả mãn phần nào nhu cầu của con người
Việt Nam trong lịch sử. Tín ngưỡng đó với các nguyên lý: Thờ tổ tiên thì
được tổ tiên phù hộ, thờ thổ công thì được thổ công cho phúc, thờ thành
hoàng thì được thành hoàng bảo vệ đã gieo vào lòng người những niềm tin.
Tuy nhiên, những tín ngưỡng thô sơ đó không thoả mãn được nhu cầu
tâm lý và nhận thức của con người Việt Nam. Nó đòi hỏi một hệ tư tưởng,
một đạo lý, một niềm tin vững trải vào cuộc sống, đứng trước những yêu cầu

tất yếu đó, Phật giáo đã nhận trách nhiệm đó.
Vào giai đoạn đầu của thời kỳ truyền bá Phật giáo vấp phải sự phản ứng
của các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam, của tục thờ phụng tổ tiên,
của lệ cúng bái thổ công và các thói quên thờ cúng thành hoàng, các tín
3
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
ngưỡng trên không khỏi ngỡ ngàng trước đạo lý của Nhà Phật. Người dân đã
xa lánh, thậm trí chê bai, đả kích Phật giáo
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc và hội nhập lâu dài, đặc biệt là dưới hai triều
đại Lý - Trần, Phật giáo thật sự đã trở thành quốc giáo, nó đã đồng hành với vận
mệnh của đất nước, của dân tộc, được trải nghiệm và chứng minh qua những trang sử
hào hùng giữ nước và dựng nước, mở nước một cách vẻ vang đầy chói lọi của đất
nước Việt. Với những cuộc kháng chiến thắng lợi trước giặc ngoại xâm quân Nguyên,
quân Tống của các triều đại nhà Lý, nhà Trần,…, đạo Phật đã phát triển song hành
với các cuộc kháng chiến đó, nó gắn kết các dân tộc lại với nhau, cùng với một hệ tư
tưởng tích cực, với tinh thần gắn bó giữa đạo với đời sống của nhân dân.
Thứ hai, Phật giáo Việt Nam thể hiện tinh thần Tam giáo đồng nguyên, mang
tính bình đẳng và dân chủ.
Việt Nam dung hợp cùng tinh thần Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo để trở
thành "Tam giáo đồng nguyên" nhằm hộ trì quốc gia, dân tộc. Đó là sự kết hợp rất trí
tuệ để hài hoà và cùng phát triển. Nó thể hiện tinh thần bình đẳng và dân chủ đối với
các tôn giáo, nó được vận dụng vào đời sống thực tiễn xã hội. Tuy khái niệm bình
đẳng và dân chủ không có trong kinh văn Phật giáo Việt Nam. Thế nhưng, tinh thần
bình đẳng và dân chủ thì được thể hiện rõ trong sự vận dụng vào đời sống thực tiễn
của các tín đồ Phật giáo.
Ở đây ta cần thấy rõ, thời kỳ Lý - Trần, các vua và triều đình cùng một lúc
coi trọng cả ba đạo, cùng một lúc sử dụng cả nhà nho, nhà sư và đạo sĩ. Đó
không phải là điều ngẫu nhiên, mà có cơ sở trong nội dung mỗi đạo cũng như
vị trí mỗi đạo trong thế giới quan người Việt Nam.
Đối với, Nho giáo, một học thuyết được giai cấp thống trị, là học thuyết

chính trị và đạo đức của giai cấp phong kiến. Trong nhiều phương diện hoạt
động của con người, Nho giáo, nó chỉ chú ý đến các mối quan hệ xã hội, đó
4
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Còn Lão giáo, một học thuyết
yếm thế, chủ trương xã lánh sự phát triển của xã hội, quay về với giới tự
nhiên, với học thuyết về đạo vô vi. Bước vào lĩnh vực khác của đời sống xã
hội, của sinh hoạt khác của con người thì Nho giáo và Lão giáo lại tỏ ra bất
lực.
Nhưng đạo Nho và đạo Lão có thái độ lẫn tránh những vấn đề cơ bản có
liên quan đến đời sống con người, như các vấn đề: sống chết, thọ yểu, phúc
họa, sướng khổ… Tất cả những lý lẽ đó không đủ để thoả mãn những nhu cầu
về mặt tâm lý cũng như nhận thức của người Việt Nam. Đạo Phật đã giành
lấy một vai trò trong chỗ trống đó trong tinh thần người Việt Nam. Chính vì
vậy, khi cuộc cách mạng xã hội nổ ra thì Nho và Lão không còn cơ sở tồn tại,
nhưng Phật giáo vẫn còn sống với dân tộc.
Thứ ba, vai trò, sự đoàn kết của các Tăng Ni Phật giáo.
Ở nước ta, vai trò của vị tu sĩ Phật giáo không chỉ được chú trọng trong lĩnh vực
tín ngưỡng tâm linh, mà còn nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục.
Mọi người Phật tử Việt Nam cần giác ngộ rằng: “Con người là chủ nhân của
nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là thai tạng ”, tất cả
mọi chuyện hạnh phúc hay bất hạnh xảy ra trong đời mình, đều do nghiệp, chứ không
do một Thượng đế hay quỷ thần nào an bài. Muốn có đời sống an vui, hạnh phúc thì
chỉ có một cách là tạo nghiệp thiện, nghiệp lành, trừ bỏ mọi nghiệp ác, nghiệp bất
thiện. Như lời của Phật dạy: “Bỏ mọi điều ác, Làm mọi điều lành, Tự làm trong sạch
tâm ý, Là lời dạy chư Phật”.
Với ý nghĩ trong sạch, lời nói trong sạch, hành động trong sạch của mình mới có
thể làm trong sạch được bản thân mình, chứ không phải chỉ đi chùa, lễ bái, tôn kính
chư Tăng Ni là có thể rửa sạch mọi tội lỗi mình đã phạm. Tăng Ni là biểu trưng sự
sống động của sự giác ngộ và thể hiện đời sống giải thoát. Nhờ tâm được giải thoát,

5
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
cho nên mọi hành động, lời nói cũng có đạo vị giải thoát. Vì vậy, Tăng Ni được xã
hội tôn vinh là bậc đạo sư tâm linh, có khả năng hướng dẫn mọi người trên con đường
giác ngộ và giải thoát. Đó là vị trí có một không hai của người tu sĩ Phật giáo Việt
Nam từ xưa đến nay.
Tuy có nhiều tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều
sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, trải
qua một năm vận động thống nhất, các tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã
thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đó là, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong
và ngoài nước. Phật giáo Việt Nam ở thời hội nhập là Phật giáo của niềm tin và trí tuệ
soi sáng, đo đó không thể dung túng những tập tục mê tín, dị đoan, các tập tục mê
tính đó cần phải được loại bỏ, cùng hướng tới một xã hội hòa bình, phát triển toàn
diền.
Và cuối cùng, Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt, đồng thời
Phật giáo nêu cao giá trị của con người.
Trong tất cả mọi giá trị có mặt ở đời thì giá trị nhân văn phải là giá trị chuẩn của
mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị, phải lấy con người làm trung tâm trong mọi
việc. Mọi nên văn minh, thành tựu cách mạng khoa học, mọi cải cách cấn đứng trên
gốc độ của con người. Có như vậy, con người biết yêu thương nhau nhiều, trật tự xã
hội được ổn cố, trong một không gian sống toàn cầu. Và theo John Stuart Mill: '' Sự
chủ yếu của tôn giáo là hướng tất cả mọi xúc cảm và mọi ước muốn của mình một
cách nhiệt thành về một đối tượng lý tưởng được xem như siêu tuyệt nhất''.
Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị, vì thế mỗi khi nhà sư bước
sang lĩnh vực chính trị - xã hội, họ phải sử dụng các tư tưởng của nhà Nho
hay Lão – trang. Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học
thuyết, một tôn giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn
6
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.

đề chính trị - xã hội thì Phật giáo không phải là một tôn giáo nhập thế. Trái lại, nó là
một tôn giáo xuất thế hoặc còn gọi là tôn giáo yếm thế. Phật giáo nguyên thủy hay là
Phật giáo của các tông phái về sau, không định cho mình chức năng tham gia và giải
quyết các vấn đề chính trị - xã hội, nó dành công việc đó cho các học thuyết khác.
Nhưng trong sự phát triển của mình, không phải lúc nào Phật giáo cũng điều xa lánh
các vấn đề chính trị - xã hội. Như sư Vạn Hạnh có tài mưu lược đã giúp Lý Công
Uẩn lập nên triều đại nhà Lý, vua Lý Thánh Tông quy y Phật và là người đỡ đầu cho
sự xuất hiện một Phật phái mới ở Việt Nam là phái Thảo Đường, như vua Trần Nhân
Tông đã trở thành vị tổ sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,… Và cuối thế kỷ
XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã làm cho nhân dân mất đi tự do, mất đi
quyền cơ bản của một con người, trước tình hình, đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị
đói khổ, lầm than. Phật giáo với trách nhiệm là cứu khổ, cứu nạn cho nhân dân, tất
yếu phải nhập thế, thực hiện nhiệm vụ cứu dân, cứu nước và cứu lấy đạo của mình.
Đo đó, các tôn giáo muôn tồn tại và phát triển điều phái lấy con người làm trung
tâm, đối với Phật giáo hay các tôn giáo khác phải lấy việc đạo gắn với việc đời, một
tôn giáo vì con người, tôn vinh con người. Cho nên, Phật giáo phải chủ trương mọi
người, mọi dân tộc đều bình đẳng, hòa hợp, đoàn kết nhau, không phân biệt lớn hay
nhỏ, mạnh hay yếu, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa thế giới bình yên và hạnh
phục vì chúng sinh.
Có thể nói Phật giáo Việt Nam đã tôn vinh con người lên địa vị Phật, địa vị của
bậc Thánh giác ngộ tối cao, bậc Thánh đã đạt tới cảnh giới bất tử, an lạc tuyệt đối,
giác ngộ hoàn toàn. Bởi theo, đạo lý nhà Phật, tu Phật là tu tại tâm, ai cũng có thể trở
thành Phật, cho nên chúng ta vốn là Phật nhưng lại không tự biết, cho nên cứ đi tìm
Phật ở đâu đâu, không chịu quay lại tìm Phật ở trong bản thân mình. Và cũng theo
văn hóa đức Phật quan niệm “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có
đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn”, vì thế con người cần được bình đẳng, không
7
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
phân biệt đẳng cấp, sang hèn, mọi người điều yêu chuộng hòa bình. Nó đã góp phần
tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Như Phan Châu Trinh tuyên bố: “Nước Đại Việt chúng ta ngày nay sở dĩ yếu
hèn là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luyện cho chúng ta đức hy sinh, coi nhẹ
tính mạng của mình, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn giáo chúng ta không biết
cương cường xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối riêng của mình. Nay bà con thử
xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng như vậy: quân Nguyên thắng cả Á, Âu, nuốt
trọn cả Trung Hoa mà qua nước ta thì bại tẩu; nào bị cướp sáo ở Chương Dương Độ,
nào bị bắt trói ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh
ư? Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư?”
1
.
Ngày nay, Phật giáo Việt Nam là Phật giáo của trí tuệ, Phật giáo của những
người có trí, không mê tín và cuồng tín, tự mình nương tựa vào chính mình, không
tìm một nơi nương tựa nào khác, tự mình thắp đuốc lên mà đi, tự mình lấy mình làm
ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn như Phật thường khuyên bảo.
Với những xu thế phát triển khác nhau của mỗi quốc gia, đã làm cho thế giới
thêm phần sinh động, cũng không kém phần lơ sợ, ồn ào. Làm cho con người đang tự
mâu thuẫn với chính mình, khi đời sống văn minh càng cao thì đời sống tâm linh, đạo
đức như có chiều đi xuống. Bởi vậy, Phật giáo với đạo lý của mình đã có thể điều
chỉnh tình trạng mất cân bằng đó của con người.
Tóm lại, Phật giáo là một tôn giáo. Vì vậy nó có những thiếu sót, những
tiêu cực về mặt khoa học và nhân sinh quan. Phật giáo trải qua gần hai ngàn năm
tồn tại và phát triển, Phật giáo đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại
nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng
đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân. Đến thời nhà Hậu Lê rồi Nguyễn
Triều, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến
1 Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh nghĩa thục, Lá Bối, Sài Gòn, 1974.
8
Nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.
khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết
cả những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần, mà nhiệm

vụ chính là lo việc cúng bái mà thôi.
Dù Phật giáo bị thăng trầm, truân chuyên theo vận nước, nhưng Phật giáo đã
hoà vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt riêng của dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử và cho đến ngày nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất chống lại
thần quyền. Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện
chứng, tuy nhiên những yếu tố đó thật mơ hồ, khó xem xét. Nó chống lại chế
độ đẳng cấp, giải phóng con người khỏi những bi kịch của đời sống.
9

×