Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề THI THỬ THPT Quốc gia Tháng 04 - 2015 môn Ngữ Văn (Đợt 7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.93 KB, 1 trang )






ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 7 NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)

Ngày thi: 08 tháng 04 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (3,0 điểm)
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ Văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, Tr.143)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định đề tài và phương thức biểu đạt của đoạn thơ. (1,0 điểm)
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh bỗng nhớ em
như đông về nhớ rét”. (1,0 điểm)
3. Ghi lại một đoạn thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về nét đặc sắc trong cách
thể hiện của nhà thơ Chế Lan Viên. (1,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng : “Chúng ta không nên lo lắng tìm cách thay đổi thể giới tốt đẹp hơn mà nên tìm
cách thay đổi bản thân mình để phù hợp với thế giới đó.”
Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên không ? Hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày
suy nghĩ của mình.


Câu III (4,0 điểm)
Về hình tượng Đất nước trong trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng:
“Đó là Đất Nước bình dị, gần gũi, thân quen hiện hữu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”. Ý kiến
khác lại nhấn mạnh: “Đó là Đất Nước thiêng liêng, lớn lao, kết tinh bao vẻ đẹp của tâm hồn người Việt.”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng Đất nước trong đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận về hai ý
kiến trên.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, Tr.118)

Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

×