Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tuyên tập đề thi ngữ văn THPT Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.99 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm
hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi
trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ
cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên
bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn ngày 9-5-2014)
Câu 1. Xác định PCNN trong văn bản trên?
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc
sống?
Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
“ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”.
Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120.
Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ?
Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa?
Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương,
đất nước trong xã hội ngày nay?


Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói
chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng
người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất
xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ !".
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống
trả, cũng không tìm cách chạy trốn ”.
Trích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 trang 71,72.
Suy nghĩ của em về vấn đề xã hội được đặt ra trong đoạn trích trên?
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài và hành
động thị theo Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân./.
…………………………… Hết………………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ………………
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2: ……………………
Đề thi gồm 01 trang
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN NGỮ VĂN 12
Đáp án Điểm
Phần I 3,0 điểm
Câu 1 PCNN Báo chí 0,25
Câu 2 Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp)
cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn
mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người.
0,5
Câu 3 Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân,

công nhân trong cuộc sống.
0,5
Câu 4 Tiêu đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi. 0,25
Câu 5 Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước. 0,25
Câu 6 Từ “Đất Nước ” được viết hoa: thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành
kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm.
0,25
Câu 7 Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như:
gắn bó, san sẻ, hóa thân
0,5
Câu 8 Nêu được trách nhiệm của bản thân với đất nước: học tập, lao động…để
bảo vệ, xây dựng đất nước.
0,5
Phần II
Làm văn
7,0 điểm
Câu 1 3,0 điểm
* MB: Nêu vấn đề 0,25
* TB:
1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong đoạn trích của
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Hành động vũ phu và lời lăng nhục của chồng đánh vợ.
+ Trước hành động vũ phu của chồng, người đàn bà vẫn cam chịu,
không van xin, không chạy
→ Vấn đề bạo hành trong gia đình.
0,5
2: Thực hiện các thao tác nghị luận
* Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện

tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự
khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau
của những thành viên trong gia đình.
* Phân tích, chứng minh
- Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức
thiết của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát
triển tình trạng này diễn ra thường xuyên.
+ Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn
nông thôn, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở
nông thôn và miền núi.
+ Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu,
con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau
- Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu
1,5
quả rất lớn, về kinh tế, tinh thần, nỗi đau thể xác
- Nguyên nhân:
+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan,
bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để
giải tỏa uất ức.
+ Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc
sống xô bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ
phận người trong xã hội.
- Giải pháp:
+ Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ
quan đoàn thể, các tổ chức trong xã hội Đảng và nhà nước cần có biện
pháp tích cực như tuyền truyền vận động mọi người giáo dục mỗi công
dân về hạnh phúc gia đình.
+ Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.
+ Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.

3. Bài học liên hệ
- Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng,
Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình.
0,5
* KB: Đánh giá vấn đề 0,25
Câu 2 Cảm nhận của em về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng
A Phủ” Tô Hoài và hành động thị theo Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt”
Kim Lân.
4,0điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)
- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học
- Biết cách làm bài văn nghị luận so sánh vấn đề.
- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, tác
phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 0,5đ
II. Thân bài:
1. Phân tích làm rõ từng đối tượng
a. Phân tích hành động Mỵ chạy theo A phủ
* Vài nét về nhân vật Mỵ :
- Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và
tâm hồn
- Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa”…

* Lí giải hành động Mỵ chạy theo A phủ
- Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn
còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ
- Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói, ban đầu Mị thật thản nhiên.
Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông
sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại…” thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông
người lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện
1,5
rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà
thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính
mình bị đánh, bị trói trước đây…Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong
đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong lòng
Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn
dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật
tàn bạo và vô lí, bất công. Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây
trói cho A Phủ và bất giác chạy theo A Phủ, cùng trốn khỏi Hồng Ngài.
- Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự
thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở
đây thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một
quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng
thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng,
mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày
ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới.
b. Phân tích hành động thị theo Tràng về làm vợ
* Vài nét về nhân vật thị (người vợ nhặt)
– Cảnh ngộ: Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi
nổi, bấp bênh
– Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo
không Tràng về làm vợ

* Phân tích, lí giải hành động theo Tràng về làm vợ
– Bề ngoài Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trơ trẽn. Nghe anh
chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng
đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng
vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà
sưng sỉa, cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức
thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn
bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Người phụ nữ ấy hành động hoàn
toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được… ăn!
- Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại
người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi
sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên hoàn cảnh để dựng xây mái ấm gia
đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng
quý.
2. So sánh sự tương đồng và khác biệt
a, Tương đồng:
- Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy
bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ,
những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những
bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất
và tâm hồn người phụ nữ.
- Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những
phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào
cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh
phúc.
- Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối
với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với
những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca
những phẩm chất cao quý của người phụ nữ luôn hướng về ánh sáng,
hướng về cái đẹp.

1,0đ
b. Sự khác biệt:
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế…
trong Vợ chồng A phủ - Tô Hoài.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống
éo le, cảm động trong Vợ Nhặt - Kim Lân.
– Sáng tạo về nội dung: Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi
riêng, khắc họa phẩm chất, số phận của những người phụ nữ trong từng
cảnh ngộ khác nhau: Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ
trong nạn đói 1945, Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của
người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong
kiến…
3. Lí giải sự khác nhau
+ Do thể loại
+ Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn
+ Do hoàn cảnh
0,5đ
3. Kết bài: Đánh giá chung 0,5đ
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và
kiến thức.
Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ Tuyển tập đề thi THPT Quốc gia này, xin liên hệ
qua địa chỉ Email hoặc gọi DĐ Số 0913.486933 Cảm ơn
quý Thầy/ Cô quan tâm việc giảng dạy Ngữ văn theo phát triển năng lực học sinh.

×