Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 8 số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.21 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của các
thành
phần cấu tạo máu ? Máu thuộc loại mô gì ? Tại sao ?
Câu 2.
Vẽ và chú thích sơ đồ hệ tuần hoàn máu người ? Cấu trúc nào đã giúp
cho máu vận chuyển trong hệ mạch theo một chiều nhất định ? Hãy
phân
tích chức năng của các cấu trúc đó ?
Câu 3.
Phân tích cấu tạo của ruột non thích nghi với chức năng của nó ?
Câu 4.
Khi mổ ếch để nghiên cứu rễ tủy, bạn Dũng đã vô ý làm đứt một số rễ tủy.
Em hãy giúp Dũng phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất .
Câu 5.
Các tuyến nội tiết đã phối hợp hoạt động để điều hòa lượng đường huyết
như thế nào ?

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 8
Câu 1. (3 điểm)
*TP máu( ) gồm: ( 1.0 điểm)
- Huyết tương: Chiếm 55 % thể tích gồm:
+Nước (Chiếm 90%),


+ Các chất DD (Prôtêin, lipít, gluxit,VTM
+ Các chất cần thiết khác: Hoocmôn, kháng thể,
+ Các muối khoáng
+ Các chất thải của TB: urê, axit uric,
- các TB máu: chiếm 45% thể tích, gồm:
+ Hồng cầu
+ Bạch cầu
+ Tiểu cầu
*Chức năng: (1.5 điểm)
- Huyết tương: (0.75 đ)
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
+ Vận chuyển các chất DD, các chất cần thiết , các muối khoáng cho các tế
bào đồng thời mang các chất cặn bã do hoạt động của TB thải
ra đưa tới các cơ quan bài tiết
+ Điều hòa nhiệt độ giữa các cơ quan trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường
ngoài
- TB máu: (0.75 đ)
+ Hồng cầu: Vận chuyển khí
+ Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể
+ Tiểu cầu: Tham gia vào quá trình đông
máu * Máu thuộc loại mô liên kết (0.25 điểm)
Vì: thành phần không có cấu trúc TB(chất nền) là huyết tương chiếm đa
số(55% thể tích của máu) (0.25 điểm)
Câu 2. ( 2 điểm)
*Yêu cầu vẽ hình: ( Nếu vi phạm một trong các yêu cầu sau thì không cho điểm
nào của phần vẽ hình) (1đ)
- Đảm bảo tim 4 ngăn chú thích đúng các ngăn
- Vẽ đúng điểm xuất phát từ tim của vòng tuần hoàn phổi: bắt đầu từ TTP qua hệ
mao mạch phổi (máu thực hiện trao đổi khí sẽ đổi màu) về TNT
- Vẽ đúng điểm xuất phát từ tim của vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ TTT qua hệ

mao mạch cơ quan (máu thực hiện trao đổi khí sẽ đổi màu) về TNP
- Chú thích đúng chiều đi của máu
* Cấu trúc đó là van tim và van tĩnh mạch (0.25 đ)
- Van tim: (0.5đ)
+ Van nhĩ- thất: ngăn tâm nhĩ với tâm thất không cho máu quay trở lại tâm nhĩ
khi tâm thất co
+ Van thất - động: ngăn giữa tâm thất với đông mạch không cho máu quay
trở lại tâm thất khi tâm thất giãn
- Van tĩnh mạch: (0.25 đ)
Có ở các tĩnh mạch đi ngược chiều trọng lực ngăn không cho máu quay trở lại
theo chiều hút của trọng lực giúp máu vận chuyển theo từng chặng một trở về tim
hỗ trợ cho hoạt động hút - đẩy của tim
Câu 3. (2 điểm)
*Chức năng RN: (0.5 điểm)
- Hoàn thành quá trình tiêu hóa thức ăn
- Hấp thụ chất dd
*Cấu tạo phù hợp: (1.5 điểm)
- Quá trình tiêu hóa:
+ Chiều dài: 2.8-3m thức ăn có đủ thời gian để ngấm dịch
+ Cấu tạo cơ: 2 lớp cơ trơn mỏng tiêu hóa và phân hủy triệt để
+ Các đủ các enzim tiêu hóa do dịch tụy dịch ruột tiết vào để tieu hóa mọi loại
thức ăn thành chất dinh dưỡng cùng sự hỗ trợ của dịch mật do tuyến gan gan tiết
- Quá trình hấp thụ:
+ Diện tích hấp thụ rộng (400-500m
2
)nhờ có chiều dài (2.8-3m), các nếp gấp, lông ruột và
lông cực nhỏ tạo nên
+ Có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới tận các lông
ruột
Câu 4. (1.5 điểm)

( Có nhiều phương án để phát hiện, HS làm theo phương án nào cũng được nếu đúng bản
chất)
- Kích thích mạnh vào một chi nếu:
+ Không có chi nào co cả thì rễ sau chi đó bị cắt vì rễ sau là rễ vận động
+ Nếu có chi co, chi không co thì thì rễ sau chi kích thích không bị cắt; rễ
trước của chi không kích thích co không bị cắt , rễ trước của chi không kích thích
không co đã bị cắt
- Bằng cách kích thích tương tự đối với các chi khác sẽ phát hiện được tất cả rễ nào còn rễ
nào mất
Câu 5. (1.5 điểm)
Khi lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích TB bêta của tuyến tụy nội tiết tiết insulin
để biến đổi glucozơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ
Khi lượng đường trong máu hạ thấp sẽ kích thích các TB anpha của tuyến tụy nội tiết
tiết glucagon để biến đổi glicôgen thành glucozơ
Nhờ đó mà lượng đường trong máu luôn được giữ ổn định trong các trường hợp lượng
đường trong máu sụt giảm kéo dài hay sau các hoạt động mạnh, căng thẳng sẽ kích thích
tuyến yên tiết hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận tiết cooctizôn phối hợp với
glucagôn gây nên sự chuyển hóa cả glicôgen, prôtêin, lipit thành glucôzơ để nâng lượng
đường huyết.

×