Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở việt nam giai đoạn 2003 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 130 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


VÕ MINH THÔNG


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







HÀ NỘI – 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



VÕ MINH THÔNG



TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Đào Thị Thanh Hiền
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền





HÀ NỘI - 2013

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới TS. Đào Thị Thanh Hiền, người luôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, người đã giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn tới thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong Bộ môn Dược
học cổ truyền đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức trong thư viện trường Đại
học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể thầy cô, anh
chị kĩ thuật viên các bộ môn đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quãng thời gian học
tập tại trường Đại học Dược Hà Nội.
Và đặc biệt, xin gửi lời nhắn chân thành tới gia đình thân yêu cùng bạn bè,
những người đã luôn động viên, sát cánh bên tôi trong suốt thời gian quá.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 6 năm 2013
Sinh viên


Võ Minh Thông
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.2. Phương pháp nghiên cứu 2
1.2.1. Phương pháp thu thập 2
1.2.2. Xử lý dữ liệu 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC VÀ
VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007 3
2.1. Thông tin về cây thuốc và vị thuốc cổ truyền được nghiên cứu ở
Việt Nam giai đoạn 2003-2007 3
2.1.1. Thực vật bậc cao
2.1.1.1. Họ Acanthaceae (Họ Ô rô) 3
2.1.1.2. Họ Alismataceae (Họ Trạch tả) 4
2.1.1.3. Họ Amaryllidaceae (Họ Thủy tiên) 4
2.1.1.4. Họ Annonaceae (Họ Na) 5

2.1.1.5. Họ Apiaceae (Họ Rau má) 7
2.1.1.6. Họ Apocynaceae (Họ Trúc đào) 7
2.1.1.7. Họ Aquifoliaceae (Họ Nhựa ruồi) 8
2.1.1.8. Họ Araceae (Họ Ráy) 9
2.1.1.9. Họ Araliaceae (Họ Ngũ gia bì) 10
2.1.1.10. Họ Aristolochiaceae(Họ Nam mộc hương) 13
2.1.1.11. Họ Asclepiadaceae (Họ Thiên lý) 13
2.1.1.12. Họ Asteraceae (Họ Cúc) 14
2.1.1.13. Họ Athericaceae (Họ Lan thủy tiên) 19
2.1.1.14. Họ Balsaminaceae (Họ Bóng nước) 19
2.1.1.15. Họ Burseraceae (Họ Trám) 19
2.1.1.16. Họ Caesalpiniaceae (Họ Vang) 19
2.1.1.17. Họ Campanulaceae (Họ Hoa chuông) 20
2.1.1.18. Họ Capparaceae (Họ Bạch hoa) 20
2.1.1.19. Họ Caprifolianceae (Họ Kim ngân) 20
2.1.1.20. Họ Caricaceae (Họ Đu đủ) 21
2.1.1.21. Họ Clusiaceae (Họ Bứa) 22
2.1.1.22. Họ Convallariaceae (Họ Mạch môn) 22
2.1.1.23. Họ Cucurbitaceae (Họ Bầu bí) 24
2.1.1.24. Họ Cuscutaceae (Họ Tơ hồng) 26
2.1.1.25. Họ Cyperaceae (Họ Cói) 26
2.1.1.26. Họ Dipterocarpaceae (Họ Dầu) 26
2.1.1.27. Họ Dracaenaceae (Họ Huyết giác) 27
2.1.1.28. Họ Euphorbiacea (Họ Thầu dầu) 28
2.1.1.29. Họ Fabaceae (Họ Đậu) 32
2.1.1.30. Họ Hypericaceae (Họ Ban) 32
2.1.1.31. Họ Lamiaceae (Họ Bạc hà) 32
2.1.1.32. Họ Lauraceae (Họ Nguyệt quế) 33
2.1.1.33. Họ Liliaceae (Họ Loa kèn) 34
2.1.1.34. Họ Loganiaceae (Họ Mã tiền) 35

2.1.1.35. Họ Lythraceae (Họ Bằng lăng) 35
2.1.1.36. Họ Malvaceae (Họ Bông) 36
2.1.1.37. Họ Meliaceae (Họ Xoan) 38
2.1.1.38. Họ Menispermaceae (Họ Tiết dê) 38
2.1.1.39. Họ Mimosaceae (Họ Trinh nữ) 39
2.1.1.40. Họ Moraceae (Họ Dâu tằm) 40
2.1.1.41. Họ Musaceae (Họ Chuối) 41
2.1.1.42. Họ Myrsynaceae (Họ Cơm nguội) 41
2.1.1.43. Họ Myrtaceae (Họ Sim) 41
2.1.1.44. Họ Oleaceae (Họ Nhài) 42
2.1.1.45. Họ Orchidaceae (Họ Phong lan) 43
2.1.1.46. Họ Piperaceae (Họ Hồ tiêu) 43
2.1.1.47. Họ Pittosporaceae (Họ Hải đồng) 43
2.1.1.48. Họ Plantaginaceae (Họ Mã đề) 44
2.1.1.49. Họ Plumbaginaceae (Họ Đuôi công) 44
2.1.1.50. Họ Poaceae (Họ Lúa) 44
2.1.1.51. Họ Polygonaceae (Họ Rau răm) 45
2.1.1.52. Họ Ranunculaceae (Họ Mao lương) 46
2.1.1.53. Họ Rhamnaceae (Họ Táo) 46
2.1.1.54. Họ Rosaceae (Họ Hoa hồng) 47
2.1.1.55. Họ Rubiaceae (Họ Cà phê) 47
2.1.1.56. Họ Ruscaceae (Họ Tóc tiên) 49
2.1.1.57. Họ Rutaceae (Họ Cam) 50
2.1.1.58. Họ Sambucaceae (Họ Cơm cháy) 54
2.1.1.59. Họ Sapindaceae (Họ Bồ hòn) 56
2.1.1.60. Họ Saururaceae (Họ Giấp cá) 57
2.1.1.61. Họ Schisandraceae (Họ Ngũ vị tử) 58
2.1.1.62. Họ Scrophulariaceae (Họ Hoa mõm chó) 59
2.1.1.63. Họ Simaroubaceae (Họ Thanh thất) 60
2.1.1.64. Họ Smilacaceae (Họ Khúc khắc) 60

2.1.1.65. Họ Taxaceae (Họ Thông đỏ) 61
2.1.1.66. Họ Theaceae (Họ Chè) 61
2.1.1.67. Họ Thymelaeaceae (Họ Trầm) 63
2.1.1.68. Họ Verbenaceae (Họ Cỏ roi ngựa) 63
2.1.1.69. Họ Vitaceae (Họ Nho) 64
2.1.1.70. Họ Zingiberaceae (Họ Gừng) 65
2.1.2. Nấm 69
2.1.2.1. Họ Agaricales (Họ Nấm tán) 69
2.1.2.2. Họ Ganodermataceae (Họ Nấm gỗ) 69
2.1.3. Động vật làm thuốc 69
2.2. Tóm tắt tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở
Việt Nam giai đoạn 2003-2007 71
BÀN LUẬN 83
1. Số liệu thu được 83
2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam trong giai đoạn
2003-2007 86
2.1. Thành phần hóa học 86
2.2. Tác dụng sinh học 88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 90
1. Kết luận 90
2. Đề xuất 90

















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALAT: Alanine transaminase
ASAT: Aspartate transaminase
Asp. niger: Aspergillus niger
B. subtilis: Bacteroides subtilis
C. albicans: Candida albicans
DE Ritis: ASAT/ALAT
DMTTY: Danh mục thuốc thiết yếu
COX: Cyclooxygenase
E. coli: Escherichia coli
SOD: Superoxide dismutase
F. oxysporum: Fusarium oxysporum
GI
50
: Nồng độ thuốc chống ung thư ức chế 50% tế bào ung thư
HDL-C: High-density lipoprotein
IC
50
: Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử
LD
50
: Liều gây chết 50% số cá thể dùng trong nghiên cứu
LDL-C: Low-density lipoprotein

LNCaP: Tế bào ung thư tuyến tiền liệt
LU: Tế bào ung thư phổi
MAO: Monoamine oxidase
MDA: malondialdehyde
MTT: 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromid
GPT: Alanine transaminase
MIC: Minimum inhibitory concentration
MBC: Minimum bactericidal concentration
P. aeruginosa: Pseudomonas aeruginosa
P. orbiculare: Pityrosporum orbiculare
S. aureus: Staphylococcus aureus
S. cerevisiae: Saccharomyces cerevisiae
S. mutans: Streptococcus mutans
S. typhi: Salmonella typhi
TC: Total cholesterol
UI: International Unit
γGT: Gamma-glutamyl transpeptidase

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Số loài của các họ thực vật được nghiên cứu 71
Bảng 2: Cây thuốc thuộc DMTTY và thuốc y học cổ truyền sử dụng chủ yếu 73
Bảng 3: Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thu được 75
Bảng 4: Ký hiệu các chủng vi khuẩn thử nghiệm 82
Bảng 5: Ký hiệu các dòng tế bào thử nghiệm 82




1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có diện tích 330.000 km
2
, nằm ở Đông Nam Châu Á, một phần
gắn liền với lục địa và một phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống nam
hơn 1650 km, phân bố từ vĩ độ 8
o
30’ đến 23
o
2’ bắc và từ kinh độ 102
o
10’ đến
109
o
24’ đông. Lãnh thổ Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa
khối Indonesia (từ Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung Bộ và Nam
bộ) và Hoa Nam (vùng Bắc bộ) [243].
Bên cạnh đó, Việt Nam có địa chất, khí hậu phong phú dẫn đến có thảm thực
vật đa dạng. Theo ước tính của các nhà thực vật học, Việt Nam có khoảng 12.000
loài cây, trong đó có 6.000 loài cây sử dụng làm thuốc và 600 loài cây cho tinh dầu
[1], [47]. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta (1997) vào
khoảng 50.000 tấn/năm và ngày càng cao, được thu hoạch từ khoảng 300 loài cây
khác nhau. Như vậy còn trên 3000 loài cây thuốc mới chỉ được sử dụng trong phạm
vi cộng đồng, chưa trở thành hàng hóa. Có 1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ
nguyên liệu thực vật hoặc chiết xuất từ thực vật, chiếm 23% trong tổng số 5.577
loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu hành từ năm 1995-2000, sử dụng 435
loài cây cỏ. Tỷ trọng dược liệu chiếm khoảng 30% nguyên liệu sử dụng trong công
nghiệp dược cả nước [60].
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, từ cây thuốc và vị thuốc cổ truyền
nhiều hợp chất được phát hiện, được thử tác dụng sinh học (trên các mô hình thí

nghiệm). Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây thuốc, vị
thuốc cổ truyền của Việt Nam. Để góp phần bổ sung trong việc tra cứu, tìm kiếm
thông tin mới về cây thuốc, vị thuốc ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai
đoạn 2003-2007” với mục tiêu: Tổng quan tình hình nghiên cứu cây thuốc và vị
thuốc cổ truyền ở Việt Nam giai đoạn 2003-2007, từ đó đưa ra nhận định chung về
xu hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cây thuốc, vị thuốc ở Việt Nam giai
đoạn này.
2
CHƯƠNG 1.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây thuốc, vị thuốc Việt Nam được nghiên cứu và công bố trong các tạp chí
chuyên ngành có nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc ở Việt Nam giai đoạn 2003-
2007.
- Tạp chí Dược liệu - Tạp chí nghiên cứu y học
- Tạp chí Dược học - Tạp chí y dược học Quân sự
- Tạp chí Hóa học - Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp thu thập
- Đọc trực tiếp tài liệu tại thư viện, ghi lại các thông tin cần thiết: nội dung
nghiên cứu, tên tạp chí, tên tác giả, tên nhan đề, tập, số, năm xuất bản, cơ
quan xuất bản.
- Tra cứu online theo địa chỉ trang web thư viện, cơ quan xuất bản, tên tạp chí.
- Nội dung tìm kiếm: các cây thuốc, vị thuốc được nghiên cứu tại Việt Nam.
- Thu thập thông tin trong mỗi công trình được nghiên cứu: tên khoa học, tên
Việt Nam, hóa học, tác dụng sinh học, độc tính, phương pháp nghiên cứu, kết
luận.
1.2.2. Xử lý dữ liệu
- Sắp xếp các dữ liệu thu thập theo bố cục chặt chẽ, hợp lý, logic.

- Xử lý các dữ liệu theo phương pháp thống kê mô tả lập bảng.
- Đối chiếu với các tài liệu đã công bố:
 Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2010/TT– BYT ngày 29/04/2010
của Bộ trưởng Bộ Y tế).
 Danh mục thuốc thiết yếu lần V (Ban hành kèm theo Quyết định số
17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007

2.1. THÔNG TIN VỀ CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
ĐƯỢC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2007
2.1.1. Thực vật bậc cao
2.1.1.1. Họ Acanthaceae (Họ Ô rô)
ẮC Ó
Acanthus integrifolius T. Anders.
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ lá cây phân lập được: apigenin 7-O-β-glucoside [274].
BẠCH HẠC
Acaranthus nasutus
Bộ phận dùng: lá.
Tác dụng sinh học: Cao lỏng lá bạch hạc (1:1) dùng đường uống có tác dụng đào
thải nước tiểu và điện giải chuột cống trắng, tác dụng tăng đào thải nước tiểu rõ nhất
vào giờ thứ 3 ở liều 4g/kg cân nặng, giờ thứ 4 ở liều 6g/kg cân nặng; tác dụng này
kéo dài tới 6 giờ sau khi uống nhưng ở mức độ nhẹ. Tăng thải trừ các ion Na
+
, K
+

,
Cl
-
, Ca
++
qua thận rõ rệt nhất ở giờ thứ 2 và thứ 4 ở liều 4g/kg,6g/kg cân nặng [190].
XUÂN HOA
Pseuderanthemum palatiferum (Ness) Radlk.
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ lá cây phân lập được 7 chất: n-pentacosan-1-ol; β-sitosterol;
stigmasterol; β-sitosterol 3-O-β-glucoside; stigmasterol 3-O-β-glucoside;
kaempferol 3-methyl ether 7-O-β-glucoside; apigenin 7-O-β-glucoside [260].
- Lá tươi giàu chất khoáng, hàm lượng Ca
++
đạt 875,5mg/100g lá tươi và Fe
++

đạt 38,75mg/100g lá tươi. Hàm lượng acid amin tự do trong cao nhất là vào tháng
4
9-tháng 10, đặc biệt là các acid amin: isoleucine (150 mg/100g lá tươi), leucin (85
mg/100g lá tươi), valin (100 mg/100g lá tươi) [24].
Tác dụng sinh học: - Dịch từ lá cây xuân hoa nồng độ 50% được thử gây độc trên
cá chọi, kết quả cho thấy lá cây xuân hoa không gây chết cá sau 5 ngày [24].
- Hoạt tính chống oxy hóa của các phần chiết giàu flavonoid lá cây xuân hoa
lên độ hoạt động của enzym peroxydase trong ba nhóm máu người A, B và O, hoạt
tính này phụ thuộc vào nồng độ mẫu thử (phần chiết), có tính chọn lọc đối với từng
nhóm máu. Thứ tự tăng nồng độ hoạt động peroxydase trong ba nhóm máu là O>
A> B đối với phần chiết ethyl acetat và A> B> O đối với phần chiết n-butanol. Các
phần chiết giàu flavonoid này có dụng kháng đối với các chủng vi khuẩn gram (+),
gram(-) và vi nấm, đặc biệt là Salmonella typhi 158, Shigella flexneri, E. coli [32].

CƠM NẾP
Strobilanthes acrocephalus T. Anders
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất.
Hóa học: từ lá cây phân lập được 3 chất: apigenin; conhydrine;conhydrinone [251].
2.1.1.2. Họ Alismataceae (Họ Trạch tả)
TRẠCH TẢ
Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson
Bộ phận dùng: rễ.
Hóa học: từ rễ phân lập được 4 chất: alismoxyd; (+) 2,6-bis(4’-hydroxy-3’-
methoxy-phenyl)-3,7-dioxabicyclo[3.3.0]octan; octadeca-9,12-dienoic acid;
octadeca-9,12-dienoic acid methyl ester [42].
2.1.1.3. Họ Amaryllidaceae (Họ Thủy tiên)
TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Crinum latifolium L.
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ lá cây phân lập được 2 flavonoid: 4’,7-dihydroxy-3’-vinyloxyflavan và
4’,7-dihydroxyflavan [220].
5
- Từ củ phân lập được 12 chất: crinin, ambellin, powellin, 6α-hydroxy-
buphanidrin, crinamidin, 6α-hydroxy-crinamidin, 6α-hydroxy-undulatin, lycorin, 1-
O-acetyl-lycorin, pratorinin, hippadin, augustamin [121].
Tác dụng sinh học: alcaloid toàn phần từ củ có hoạt tính kháng mạnh vi khuẩn
Sarcina lutea, kháng mạnh cả ba dòng tế bào ung thư Hep-G
2
, RD, FL [121].
BẠCH TRINH ĐẸP
Hymenocallis speciosa Salisb.
Bộ phận dùng: củ.
Hóa học: từ củ phân lập được 3 alcaloid: lycorin, pseudolycorin, adenosine [80].
NÁNG HOA TRẮNG

Crinum asiaticum L.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Hóa học: Từ củ phân lập được 6 alcaloid: crinin, lycorin, 1-O-acetyl-lycorin,
pratorinin, hippadin, pratorimin [121].
Tác dụng sinh học: - Alcaloid toàn phần từ củ có hoạt tính kháng mạnh vi khuẩn
Sarcina lutea; kháng yếu dòng tế bào ung thư Hep-G
2
, RD. Lycorin từ củ có tác
dụng gây độc tế bào mạnh với Hep-G
2
, RD, FI. 1-O-acetyllycorin từ củ có tác dụng
gây độc tế bào ở mức trung bình với Hep-G
2
[121].
- Truyền dung dịch alcaloid vào tĩnh mạch mèo liều 10mg và 20mg/kg không
gây ảnh hưởng đến huyết áp bình thường trên mèo.
- Trên mô hình tim thỏ cô lập, dung dịch alcaloid nồng độ 10mg và
20mg/100ml không ảnh hưởng nhịp tim, biên độ co bóp và lưu lượng dịch qua tim
[67].
2.1.1.4. Họ Annonaceae (Họ Na)
HOA DẺ
Desmos chinensis Lour.
Bộ phận dùng: rễ và lá.
Hóa học: Hàm lượng tinh dầu từ hoa đạt 0,2% theo nguyên liệu khô nhông khí.
Tinh dầu hoa cây dẻ xác định được 13 chất trong 16 chất phân lập được:
6
α-pinen (1,7%), limonen (1,5%), linalol (2,3%), α-copaen (1,1%), β-elemen
(6,4%), β-caryophyllen (28,9%), α-humulen (7,2%), D-germacren (7,2%),
bicyclogermacren (11,5%), δ-cadinen (1,9%), spathulenol (2,2%), globulol (1,8%),
viridiflorol (1,8%), chưa xác định 3 chất với % lần lượt 2,5 %, 2,6%, 3,4% [25].

LÃNH CÔNG HÌNH ĐẦU
Fissistigma capitatum Merr. ex Li
Hóa học: từ lá và cành cây phân lập được: taraxerol; 16-hentriacontanon [8].
LÃNH CÔNG TÁI
Fissistigma chloroneurum (Hand-Mazz) Tsiang
Hóa học: từ lá cây phân lập được 4 chất: acid stearic; geranylfarnesol; β-sitosterol;
stigmasterol [253].
MẠI LIỄU
Miliusa balansae Fin. & Gagnep.
Bộ phận dùng: vỏ, gỗ cây và lá.
Hóa học: từ lá cây và cành nhỏ phân lập được 9 chất:
Axit vanilic (hay axit 3-hydroxy-4-metoxy benzoic); disalixyl ete (hay bis[(2-
hydroxyphenyl) methyl] ete); chrysosplenol C (hay 4’,5,6-trihydroxy-3,3’,7-
trimetoxyflavon); chrysosplenol B (hay 4’,5-dihydroxy-3,3’,6,7-tetrametoxyflavon);
ombuin (hay 3,3’,5-trihydroxy-4’,7-dimetoxyflavon); pachypodol (hay 4’,5-
dihydroxy-3,3’,7-trimetoxyflavon); miliufavol (hay 8-(o-hydroxybenzyl)-5,4’-
dihydroxy-3,7,3’-trimetoxyflavon); miliusolid (hay [(3aS,5S,7aR)-2,3,3a,4,5,7a-
hexahydro-2-oxobenzofuran-5-yl benzoat] ); miliusol.
Tác dụng sinh học: Ombuin có hoạt tính đối với dòng Hep-G2 (IC
50
=1,5 µg/ml).
Pachypodol có hoạt tính đối với hai dòng KB và Hep-G2 (IC
50
= 0,7 và 0,55 µg/ml).
Chrysosplenol C có hoạt tính đối với dòng Hep-G2 (IC
50
=0,57 µg/ml).
Chrysosplenol B có hoạt tính đối với hai dòng tế bào KB và Hep-G2 (IC
50
=4,6 và

0,93 µg/ml) [179].
MẠO ĐÀI MÓNG
Mitrephora calcarea
7
Hóa học: từ lá phân lập được: allantoin [63].
2.1.1.5. Họ Apiaceae (Họ Rau má)
ĐƯƠNG QUI
Angelica sinensis (Oliv.) Diels
Bộ phận dùng: rễ.
Hóa học: từ rễ phân lập được 8 chất: 4,4’-dihydroxy,3,3’-dimethoxystilben; ferulic
acid; coniferylferulate; decursidate; Phenyl-β-D-glucopyranoide; benzyl-O-β-D-
apiofuranosyl-(1-6)-β-D-glucopyranoside; 4-(1,2-dihydroxyethyl) phenol; muối
natri của acid 3-caffeoylquinic [254], [255].
RAU MÁ
Centella asiatica (L.) Urb.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Hóa học: từ toàn cây phân lập được: asiaticosid [157].
2.1.1.6. Họ Apocynaceae (Họ Trúc đào)
GIOM TRÒN DÀI
Melodinus oblongus Pierre ex Spire
Hóa học: - Từ vỏ cây phân lập được 18 chất: tabersonin; Δ
14
-vincanol; 16-epi- Δ
14
-
vincanol; 19-hydroxyvenalstonin; scandin; 10-hydroxyscandin; meloscandonin; 19-
epimeloscandonin; meloscin; picralin; deaxetylpicralin; akuammilin;
daexetylakuammilin; vindolinin; 19-epivindolinin; 16-hydroxyvindolinin; 16-
hydroxy-19-epivindolinin; pleiocarpamin.
- Từ lá phân lập được 24 chất: tabersonin; scandin; 10-hydroxyscandin;

meloscandonin; 19-epimeloscandonin; meloscin; picralin; deaxetylpicralin;
vindolinin; 19-epivindolinin; 16-hydroxyvindolinin; 16-hydroxy-19-epivindolinin;
pleiocarpamin; 11-hydroxytabersonin; 14,15-epoxytabersonin; venalstonin;
picralinal; picrinin; condilocarpin; tubotaiwin; tetrahydroalstonin; akuammicin;
akuammicin-N
4
-oxit; 16-hydroxymetylpleiocarpamin [216].
ĐẠI
Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey
8
Bộ phận dùng: vỏ cây, nhựa, lá tươi, hoa.
Hóa học: tinh dầu hoa đại phân lập được 18 thành phần:
Linalool 1 (1,85%); beta-elemen (1,88%); nerolidol (26,41%); squalen
(3,96%); tumeron (3,81%); curlon (1,35%); farnesol (1,94%); myristic acid
(2,22%); benzil benzoat (1,19%); benzoic acid (5,20%); heneicosan (1,86%); steric
acid (4,75%); geranyl acetat (15,83%); nonadecar (1,19%); geranyl linalool
(5,70%); linalyl propionat (4,97%); octadecan (6,90%); oxacycloheptadec-8-en-2-
one (1,31%); không xác định (7,68%) [182].
DỪA CẠN
Catharanthus roseus G. Don
Bộ phận dùng: lá, rễ, toàn thân.
Hóa học: từ rễ phân lập được 3 alcaloid: ajmalicin; 10-methoxy-Normacusin B; 10-
methoxy-Affinisin-N(4)-oxid [141].
Tác dụng sinh học: alcaloid rễ, ajmalicin, 10-methoxy-Normacusin B đều có hoạt
tính gây độc tế bào Hep-2 với GI
50
lần lượt là: 2,73; 1,95; và 1,77 ppm [141].
MỘC HOA TRẮNG
Holarrhena pubescens (Buch. Harm.) Wall. ex. G. Don
Bộ phận dùng: lá, hạt, vỏ thân, rễ.

Hóa học: từ vỏ cây phân lập được 5 chất: conimin, conessimin, conessin,
isoconessimin, dihydroisoconessimin [65].
2.1.1.7. Họ Aquifoliaceae (Họ Nhựa ruồi)
CHÈ ĐẮNG
Ilex kaushue S. Y. Hu
Bộ phận dùng: lá, búp.
Tác dụng sinh học: - Ở chuột gây tổn thương gan và xơ gan bằng CCl
4
, saponin
toàn phần của cây có tác dụng bảo vệ gan: giảm độ tăng hoạt tính men gan GPT
(28,03%), bilirubin (11,96%), hàm lượng colagen (30,6%) so với nhóm chứng. Tác
dụng bảo vệ gan và ức chế tạo calogen của saponin toàn phần từ chè đắng tương
đương tác dụng chế phẩm cugama từ cúc gai và mã đề.
9
- Ở gan chuột gây stress oxy hóa bằng CCl
4
, saponin toàn phần có tác dụng
chống oxy hóa khá mạnh, làm giảm 24,34% hàm lượng malonyl dialdehyd ; bên
cạnh đó saponin toàn phần có tác dụng lợi mật (thử theo phương pháp của Rudi),
làm tăng tiết mật 25,41% khối lượng mật so với lô đối chứng.
- Trên mô hình gây viêm gan mạn thực nghiệm (thử theo phương pháp của
Ducrot Julon) saponin toàn phần có tác dụng chống viêm mạn rõ rệt, làm giảm có ý
nghĩa thống kê 30,62% trọng lượng khối u so với lô chứng. Saponin toàn phần còn
có tác dụng chống viêm cấp rõ rệt (gây viêm bằng carragenin/dung dịch NaCl
0,9%), giảm có ý nghĩa thống kê 32,49% phù bàn chân chuột so với lô chứng [26].
2.1.1.8. Họ Araceae (Họ Ráy)
RÁY
Alocasia macrorrhiza (L.) Schott
Bộ phận dùng: rễ, thân.
Hóa học: từ thân rễ phân lập được 14 chất: β-sitosterol; β-sitosterol-3-O-β-D-

glucopyranozit; n-butyl-β-D-fructopyranozit; acid palmitic; acid succinic; stigmast-
5,22-dien-24R-3β-ol; ester của acid béo no với stigmast-5,22-dien-3β-ol; β-
sitosterol; 1-O-β-D-glucopyranosyl-β-sitosterol; 1-O-β-D-glucopyranosyl-stigmast-
5,22-dien-3β-ol; phân lập 4 hợp chất cerebrozit đặt tên là alocerebrozit A, B, C, D,
đã xác định được cấu trúc 2 chất: alocerebrozit A là (2S,3S,4R)-2-(2’R-
hydroxyhexacosanoyl-amino)-tetradeca-1,3,4-triol và alocerebrozit C là
(2S,3S,4E,8E,10E)-1-O-β-D-glucopyranosyl-2-(2’R-hydroxyhexacosanoyl-amino)-
heptadecatrien-1,3-diol [117], [250].
Tác dụng sinh học: - Dịch chiết hỗn hợp methanol và cloroform từ thân rễ có tác
dụng làm hạ cholesterol toàn phần trong huyết thanh trên thỏ gây tăng cholesterol
máu nội sinh thực nghiệm (theo phương pháp của Kellner-Corrnell và Ladd) [207].
- Các alocerebrozit A,B và C có hoạt tính khá mạnh với một số vi khuẩn Gr(-),
Gr(+). Alocerebrozit B và C có hoạt tính mạnh với vi khuẩn S. aureus, alocerebrozit
A ức chế được nấm men C. albicans. Hàm lượng chúng trong thân và rễ cây ráy
trong khoảng 3,5×10
-4
đến 3,45×10
-3
% theo nguyên liệu khô (độ ẩm 10%) [250].
10
RÁY GAI
Lasia spinosa L.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Hóa học: từ lá và thân rễ phân lập được 10 chất: p-hydroxy benzaldehyd; acid p-
hydroxybenzoic; acid 3-hydroxy-4-methoxy benzoic;2-(4’-methoxyphenyl)-ethanol;
adenine; vitexin; vitexin 2”-O-glucopyranoside;3’-O-methyl quercetin 3-O-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D- glucopyranoside; meridinol; lyoniresinol [39], [262].
CỦ CHÓC
Typhonium trilobatum (L.) Schott.
Bộ phận dùng: thân rễ.

Tác dụng sinh học: - Dùng liều bán hạ 6g/kg kết hợp can khương 5g/kg (cao gấp
500 lần liều dự kiến dùng trong lâm sàng) đường uống, không có chuột nào chết.
- Bán hạ 0,12g kết hợp can khương liều 0,1g (dược liệu khô)/kg pha trong 5ml
nước cất/kg thể trọng chó con có tác dụng làm giảm nôn do apomorphin gây ra.
- Dạng bào chế khác nhau của bán hạ (loại tạp và không loại tạp) có tác dụng
chống nôn tương đương nhau [13].
2.1.1.9. Họ Araliaceae (Họ Ngũ gia bì)
NGŨ GIA BÌ HƯƠNG
Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.
Bộ phận dùng: vỏ rễ, vỏ thân.
Hóa học: - Từ lá phân lập được 6 chất: taraxerol; taraxeryl axetat; 3α-acetoxy-urs-
23,28,30-trioic acid; axit 3α-axetoxy-30-hydroxy-lup-20(29)-en-23,28-dioic; 28-O-
(α-L-ramnopiranozyl-1,4-β-D-glucopiranozyl -1,6-β-D-glucopiranozyl) ester của
axit 3α-axetoxy-30-hydroxylup-20 (29)-en-23,28-dioic; 28-O-(α-L-ramnopiranozyl-
1,4-β-D-glucopiranozyl-1,6-β-D- glucopiranozyl) ester của axit 24-nor-11α-
hydroxy-3-oxo-lup-20(29)-en-28-oic [82], [201], [265].
- Từ vỏ thân phân lập được 10 chất: 19-O-β-D-glucopyranosyl este của axit
ent-16β-O-β-D-glucopyranosyloxy-17-hydroxykauran-19-oic ( hay là acantrifoside
D); 1-[β-D-glucopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl]-2,6-dimethoxy-4-E-
propenylbenzen (acantrifoside F); quercitrin; eleutherosid B (syringin); eleutherosid
11
E (acanthoside D); acid ent-kaur-16-en-19-oic; (2R,3R)-2,3- di-(3,4-
metylendioxibenzyl)-butyrolactone; acid ent-pimar-8(14), 15-dien-19-oic; 1-β-D-
glucopiranozyloxy-2,6-dimetoxy-4-propenylbenzen; axit ent-16βH, 17α-(2-methyl-
butanoyloxy)-kauran-19-oic; axit ent-pimar-8 (14), 15-dien-19-oic [82], [83], [201],
[265], [279].
Tác dụng sinh học: - Quercitrin và axit 3α-axetoxy-30-hydroxy-lup-20(29)-en-
23,28-dioic cho hoạt tính kháng MAO (tiến hành theo phương pháp Kraml và Naoi
cải biến) khá cao (IC
50

lần lượt là 0,12 và 0,18 mM). Các giá trị này thấp hơn chỉ số
tương ứng của chất đối chứng là iproniazid và clogyline.
- Nghiên cứu hoạt tính kháng COX-1 (theo phương pháp Bohlin cải tiến) của
các hợp chất axit ent-16βH, 17α-(2-methyl-butanoyloxy)-kauran-19-oic; axit ent-
pimar-8 (14), 15-dien-19-oic; acid ent-kaur-16-en-19-oic có giá trị IC50 thấp hơn
(giá trị IC50 tương ứng là 0,15; 0,19; và 0,21 mM) so với aspirin (IC
50
=1,7mM).
- Hợp chất 1-β-D-glucopiranozyloxy-2,6-dimetoxy-4-propenylbenzen và acid
ent-kaur-16-en-19-oic kháng hai chủng vi khuẩn Bacillus subtillis và
Staphylococcus aureus với nồng độ ức chế tối thiểu ≤ 50µg/ml.
- 1-β-D-glucopiranozyloxy-2,6-dimetoxy-4-propenylbenzen có hoạt tính
kháng tế bào ung thư biểu mô người (KB) IC
50
=1,22 µg/ml, tế bào ung thư màng
tim người (RD) IC
50
=2,06µg/ml, và tế bào ung thư gan người (Hep-2) với
IC
50
=0,75µg/ml [201].
TAM THẤT
Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen
Bộ phận dùng: rễ.
Tác dụng sinh học: - Trên chuột cống trắng gây viêm gan thực nghiệm bằng CCl
4
(50% trong dầu oliu) với liều 1,4 ml/kg cân nặng, tiêm màng bụng hai lần cách nhau
48 giờ làm tăng nồng độ enzym ASAT lên 173,2% và ALAT lên 234,6% rõ rệt so
với lô chứng không tiêm CCl
4

(p<0,001). Chỉ số DE Ritis bằng 3,6-ít thay đổi so với
bình thường [188]. Sau 1 ngày gây độc, tam thất liều 5g/kg đường uống đã làm
giảm 44,6% nồng độ enzym ASAT so với lô gây độc (p<0,01) tuy chưa đưa được
enzym này trở về bình thường, enzym ALAT chưa có thay đổi so với lô gây độc.
12
Sau 4 ngày gây độc tam thất liều 5g/kg đường uống đưa cả enzym ASAT và ALAT
trở về bình thường trong khi nồng độ ASAT ở lô gây độc vẫn còn cao [189].
- Trên chuột cống trắng gây viêm gan thực nghiệm bằng paracetamol liều
2g/kg cân nặng chuột đường uống làm tăng nồng độ enzym ASAT lên 6458,5%và
ALAT lên 837,5% so với lô chứng không dùng paracetamol(p<0,001). Chỉ số DE
Ritis tăng cao bằng 30,7-bình thường là 4,4. Tam thất liều 5g/kg cân nặng chuột làm
giảm rõ rệt sự tăng nồng độ enzym ASAT và ALAT trong huyết thanh chuột xuống
97,0% và 75,5% so với lô gây độc bằng paracetamom(p<0,001).
Tác dụng của tam thất liều 5g/kg tương đương với tác dụng của silymarin liều
25mg/kg (p>0,05) trên cả hai mô hình thực nghiệm [188].
SÂM VIỆT NAM
Panax vietnamensis Ha et Grushv.
Bộ phận dùng: thân rễ và rễ củ.
Tác dụng sinh học: - Ở chuột thực nghiệm (tiêm phúc mô pentobarbital làm thời
gian ngủ bị rút ngắn), cao lá sâm liều 600, 1200 mg/kg; saponin toàn phần liều
1200mg/kg có tác dụng hồi phục thời gian ngủ, đưa về trạng thái bình thường. Hợp
chất notoginsenosid-Fc (saponin có hàm lượng cao trong lá) ở liều thử nghiệm
không thể hiện tác dụng này. Cao lá sâm Việt Nam liều 600, 1200, 1800 mg/kg có
tác dụng chống nhược sức, hồi phục thể lực ở chuột thực nghiệm.
- Cao lá sâm và saponin toàn phần thể hiện tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự
hình thành MDA [186].
- Bột chiết toàn phần rễ-thân rễ liều 100mg/kg trong cả hai phác đồ điều trị dự
phòng và song song đều có tác dụng cải thiện trí nhớ ở chuột tiêm scopolamin (sử
dụng mô hình Morris Water Maze) [35].
ĐINH LĂNG

Polyscias fruticosa (L.) Harms
Bộ phận dùng: rễ.
13
Tác dụng sinh học: - Cao lá đinh lăng có tác dụng bảo vệ gan chuột nhắt trắng đực
(mô hình gây viêm gan cấp bằng CCl4), làm giảm sự tăng malonyl dialdehyd trong
não và gan chuột, hoạt tính mạnh hơn so với cao rễ và cao phối hợp lá+rễ [184].
- Ở chuột thử nghiệm tiêm scopolamin (sử dụng mô hình Morris Water Maze):
cao toàn phần lá và rễ cây đinh lăng liều 100mg/kg điều trị song song có tác dụng
cải thiện trí nhớ của chuột [34].
CHÂN CHIM LEO
Schefflera elliptica
Bộ phận dùng: rễ, lá, vỏ thân.
Tác dụng sinh học: - Cao lá và cao vỏ thân thể hiện tác dụng chống stress qua sự
phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress cô lập ở chuột nhắt trắng thực nghiệm.
- Cao lá và cao vỏ thân thể hiện tác dụng chống oxy hóa qua việc ức chế sự tạo
thành sản phẩm malonyl dialdehyd của quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào não
chuột. Sơ bộ xác định hợp chất saponin là hoạt chất quyết định tác dụng chống oxy
hóa của vỏ thân cây [183].
CHÂN CHIM KHÔNG CUỐNG QUẢ
Schefflera sp
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ lá phân lập được 2 chất: acid oleanolic; hederagenin [166].
2.1.1.10. Họ Aristolochiaceae (Họ Nam mộc hương)
TẾ HOA
Asarum petelotii O. C. Schmidt.
Hóa học: từ toàn cây phân lập được 3 chất: 1-allyl-2-methoxy-4,5-
methylenedioxybenzen (Asaricin); 1-allyl-3-methoxy-4,5-methylenedioxybenzen
(Myristicin); 1-allyl-3,6-dimethoxy-4,5-methylenedioxybenzen (Apiol) [38].
2.1.1.11. Họ Asclepiadaceae (Họ Thiên lý)
THIÊN LÝ

Telosma cordata (Burm.f.) Merr.
Bộ phận dùng: rễ, hoa.
14
Hóa học: từ lá phân lập được 4 chất: lutein; 1-dotriacontanol; 24E-stigmasta-5,22-
dien-3β-ol; daucosteol [40].
SONG LÝ NHỌN
Dischidia acuminata Cost.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Hóa học: từ toàn cây phân lập được 6 chất: sec-butyl-β-D-glucopyranoside; 2-((β-
D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl) oxy) butane; isopropyl-β-D-
glucopyranoside; one monoterpene glycoside:2,3-diol-2,6-dimethyl-7-octene-6-O-
β-D-glucopyranoside; vitexin 2”-O-rhamnopyranoside; isovitexin 2”-O-
galactopyranoside [263].
2.1.1.12. Họ Asteraceae (Họ Cúc)
THANH CAO HOA VÀNG
Artemisia annua L.
Bộ phận dùng: lá.
Hóa học: từ cây phân lập được 35 chất:
α-thujen (<0,2%), camphen (0,4%), β-pinen (0,3%), cabinen (1,3%), caren
(<0,2%), myrcen (7,8%), α-terpinen (0,2%), 2- metryldihydronaphtalen (0,4%), 1,8-
cineol (9,9%), γ-terpinen (2,5%), p-cimol (1,7%), artemisia ceton (<0,2%),
C
10
H
44
O (0,3%), C
10
H
16
(0,3%), p-menten-2-ol-2 (0,6%), α-copaen (0,4%),

artemisia alcol (<0,2%), camphor (15,3%), perilen (0,6%), linalol (3,1%),
caryophyllen (3,1), terpinen-4-ol (1,1%), geraniol (0,4%), pinocarveol acetat
(5,6%), trans-pinocarveol (0,4%), trans- farnezen (9,8%), farnezol (1,0%), β-
cubeben (2,8%), δ-guaen (0,6%), izoborneol (1%), cis-carveol (5,4%), mirtenol
(<0,2%), cariophilen oxyt (0,4%), C
15
H
24
O (0,2%), C
15
H
26
O (0,4%) [79].
THƯƠNG TRUẬT
Atractylodes lancea (Thunb.) DC.
Bộ phận dùng: thân rễ.
Hóa học: từ rễ phân lập được 4 chất: 4(15),11-eudesmadien; β-eudesmen-11-ol;
osthol; 3β-acetyl-amyrin [278].
15
BẠCH TRUẬT
Atractylodes macrocephala Koidz.
Bộ phận dùng: thân rễ.
Hóa học: trong củ cây bạch truật chứa 1,25% tinh dầu. Thành phần tinh dầu chưa
hơn 60 cấu tử trong đó có 16 cấu tử có hàm lượng trên 1,0%:
o-(o-methoxyphenoxy) phenol (42,06%); isoleden (7,54%); acid 1,2-
benzenedicacboxylic (6,77%); germacren (6,47%); 2,5-dimethoxi-1-
methylnaphthalen (4,94%); 3,6,9-trimethyl-1,6-epoxymetabixyclo [6.3.0]undeca-
2,4-dien (4,61%); 2,3-dihydro-2,2,3-trimethyl-4H-furo [2,3-b] benzopyran-4-on
(2,56%); β-selinen (2,40%); trans-6,11-dimethyl-3,8-oxometano bixiclo[6.3.0]
udecan-4,6-dien (1,95%).

Chiết tách được một chất từ củ bạch truật và xác định cấu trúc là atratylenoid III [4].
ACTISO
Cynara scolymus
Bộ phận dùng: toàn cây.
Tác dụng sinh học: Trên in vitro cao actisô thể hiện hoạt tính chống oxy hoá, làm
tăng hoạt tính chống oxy hóa từ 13-80% ở liều tương ứng từ 0,0125 - 0,4 mg cao/ml
dịch đồng thể não. Trên in-vivo sau khi thử nghiệm ba ngày với liều 420 mg cao
atisô/kg, MDA giảm 60%, so với nhóm kiểm soát 100% (không có chiết xuất atisô).
Kết quả này chứng minh hoạt tính chống oxy hóa của chất chiết xuất từ atisô
tăng đến 40% trong não chuột [225].
TRẠCH LAN TRUNG QUỐC
Eupatorium chinense L.
Hóa học: từ dịch chiết cây phân lập được coumarin [126].
MẦN TƯỚI TRẮNG
Eupatorium staechadosmum Hance
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất.
Hóa học: tinh dầu trong cây có hàm lượng 0,02% (so với mẫu tươi), tinh dầu có 67
hợp chất, trong đó 40 hợp chất đã được xác định:
16
α-pinen (0,2%); β-pinen (0,4%); ∆
2
-caren (0,1%); α-phelandren (0,4%); p-
xymen (0,7%); limonen (1,3%); α-tecpinolen (0,2%); linalol (0,1%); (E)-4,8-
dimethyl-1.3.7-nonantrien (0,2%); α-tecpineol (0,2%); thymolmethyl ether (1,0%);
1,4-bis-(methyl ethyl)benzen (0,4%); α-longipinen (0,8%); neryl acetat (0,9%);
longinxyclen (0,3%); junipen (0,2%); iso caryophylen (1,0%); α-zingiberen (0,4%);
α-humulen (1,5%); trans-β-farnesen (0,3%); 2-isopropyl benzaldehyd (0,5%); 2-
ethyl-4,5-dimethyl phenol (2,2%); acid 2-methyl propanoic (3,9%); (E,Z)-α-
facnesen (0,5%); β-bisabolen (4,9%); β-serquiphelandren (2,7%); isoaromadendren
epoxyd (0,1%); gecmacren-B (0,1%); α-farnesen (0,4%); caryophylenoxyd (2,2%);

4-methoxyxinamaldehud (0,1%); diepi-α-xedren (0,1%); α-bisabolol (0,2%);
gecmacron (0,2%); (1-methylenbutyl) benzen (1,2%); 1-ethyl-3,5-dimethyl benzen
(0,2%); β-caryophylen (21,2%); methylthymyl ether (13,7%);
thymohydroquinondimethyl ether (10,2%) [115].
KIM THẤT
Gynura procumbens (Lour.) Merr.
Bộ phận dùng: toàn cây.
Tác dụng sinh học: Cao lỏng kim thất có tác dụng chống oxy hóa:
- Ức chế hình thành gốc tự do anion superoxide O
2
-
khá mạnh, đạt tới 49,63%
ứng với nồng độ 160µg/ml (hoạt tính dọn gốc tự do anion superoxid được xác định
theo phương pháp của Imanari và cộng sự).
- Ức chế phản ứng peroxy hóa lipid dịch đồng thể tế bào gan chuột. Ở nồng độ
33,30 µg/ml độ ức chế 34,78%. Ở nồng độ 166,50 µg/ml thì hàm lượng malonyl
dialdehyd còn khoảng 58,90% so với đối chứng (tác dụng chống peroxi hóa lipid
màng tế bào thực hiện qua việc xác định hàm lượng MDA theo phương pháp của
Jadwiga Robax và Mitsno Tanaka).
- Ức chế phản ứng peroxy hóa lipid dịch đồng thể tế bào não chuột (phương
pháp đánh giá tương tự trên gan) [122].
BẦU ĐẤT
Gynura sarmentosa DC

×