BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
**********
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CẦN TÂY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội là người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
DS. Nguyễn Thị Hồng Vân, các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ
môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận
một cách tốt nhất.
Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn
trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại trường.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình
học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tên gọi 3
1.2. Đặc điểm thực vật 3
1.3. Phân bố 3
1.4. Thu hái, chế biến 4
1.5. Thành phần hóa học 4
1.6. Tác dụng sinh học 11
1.7. Công dụng 13
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 17
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 19
3.1. Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần tây 19
3.1.1. Mô tả dược liệu 19
3.1.2. Soi bột 19
3.1.3. Vi phẫu 24
3.1.4. Định tính 29
3.1.5. SKLM 30
3.1.6. Độ ẩm 33
3.1.7. Tro toàn phần. 33
3.1.8. Xác định chất chiết được trong ethanol (phương pháp chiết nóng) 34
3.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Cần tây. 35
BÀN LUẬN 40
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 42
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
EtOH Ethanol
EtOAc Ethyl acetat
SKLM Sắc ký lớp mỏng
R
f
Hệ số lưu
α Độ tin cậy
KHV Kính hiển vi
dd dung dịch
pư phản ứng
TB Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1
Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây
4
1.2
Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây
7
1.3
Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây
8
1.4
Một số thành phần khác có trong cây Cần tây
10
3.1
Độ ẩm trong 3 mẫu dược liệu Cần tây
33
3.2
Tỷ lệ phần trăm của tro toàn phần trong các mẫu Cần tây
34
3.3
Phần trăm chất chiết được trong 3 mẫu dược liệu Cần tây
35
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1
Ảnh chụp cây Cần tây
15
3.1
Ảnh chụp các đặc điểm bột thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
21
3.2 Ảnh chụp các đặc điểm bột rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV
22
3.3 Ảnh chụp các đặc điểm bột lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 23
3.4 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu thân mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 26
3.5 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu rễ mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 27
3.6 Ảnh chụp đặc điểm vi phẫu lá mẫu CT1, CT2, CT3 dưới KHV 28
3.7 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ
dung môi I
31
3.8 Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết EtOH dược liệu Cần tây với hệ
dung môi II
32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Dược liệu là nền tảng của ngành Dược” đã là chủ trương của Bộ Y tế Việt
Nam từ nhiều năm qua. Trong các thời kì, dược liệu đã khẳng định vị trí của nó đối
với sự nghiệp Chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong xu
thế hội nhập của đất nước, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đòi hỏi rất nhiều các
ngành, lĩnh vực, trong đó có công tác Dược liệu phải có những giải pháp để phát
triển và hội nhập quốc tế. Và để Dược liệu vẫn là con đường đưa ngành Dược nước
ta đón đầu trong xu thế hội nhập, vẫn là nền tảng của ngành Dược, các cơ quan
chức năng cần giải quyết một số vấn đề thực tiễn cấp bách, trong đó có tình trạng
nhầm lẫn giả mạo dược liệu trên thị trường hiện nay. Tình trạng này ảnh hưởng
không nhỏ tới hiệu quả phòng và chữa bệnh bằng dược liệu. Một trong các nguyên
nhân dẫn tới tình trạng trên là chưa xây dựng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm
dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm thuốc thì đòi hỏi phải xây dựng các tiêu
chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu
chuẩn đó.
Cây Cần tây là một loại cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Nó có nguồn gốc
từ châu Âu và được di thực vào Việt Nam. Cần tây được biết đến vừa là cây rau ăn
vừa là cây thuốc. Từ xa xưa, cây Cần tây đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc
dân gian để chữa cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tiểu tiện bí, đau khớp, cao huyết
áp [13],[16]… Một số nghiên cứu trên thế giới gần đây đã chứng minh Cần tây có
tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, chống viêm, hạ lipid máu [11],[15],[24],[26]…
Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây đang ngày càng nhận được sự
quan tâm và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, dược liệu Cần tây vẫn chưa được
tiêu chuẩn hóa. Vì vậy, đề tài “Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu
Cần tây” nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này. Đề tài được thực
2
hiện với mục tiêu: Khảo sát xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Cần
tây (toàn cây).
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm được khảo sát và xây dựng như sau:
1, Mô tả dược liệu
2, Vi phẫu
3, Soi bột
4, Định tính
5, SKLM
6, Xác định độ ẩm
7, Tro toàn phần
8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tên gọi
- Tên khoa học: Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae)[12],[13],[16]
- Tên nước ngoài: Celery (Anh); célé
ri, persil des marais, ache des marais
(Pháp)[16]
- Tên thường gọi: Cây cần tây, cây cần tàu [12].
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống 1-2 năm, cao 0,5 – 1m. Thân mọc thẳng đứng, nhẵn, có nhiều
rãnh dọc, phân nhánh nhiều.[13],16],[41]. Lá ở gốc có cuống, bẹ to rộng [16],
thuôn dài hoặc hình trứng ngược, dài 7-18cm, rộng 3,5-8,0cm, chia làm 3 thùy
hoặc xẻ 3, thùy cuối có hình thoi, kích thước 1.2-2.5×0.8-2.5 cm, có răng cưa hoặc
có khía. Lá trên có cuống ngắn, phiến lá hình tam giác rộng, xẻ sâu 3 thùy, thùy
cuối có hình trứng [41]. Cụm hoa dạng tán, rộng 1,5-4,0 cm, mọc đối diện với lá,
gồm nhiều tán dài, ngắn không đều, các tán ở đầu có cuống dài hơn các tán bên
trong và có kích thước 4-15mm [41],[16], mang 8-12 tán đơn [12],[16] tán hoa có
7-25 hoa, kích thước 6-9mm theo chiều ngang. Hoa phía ngoài có 3-8 (-16) cánh
hoa mảnh, kích thước 0,5-2,5cm[41]. Hoa nhỏ màu trắng hoặc lục nhạt, không có
tổng bao và tiểu bao[16], cánh hoa mẫu 5, dài 1mm [12], đài có răng rất ngắn, tràng
có cánh khum, bầu nhỏ[16]. Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cánh lồi chạy
dọc thân [16], có 5 cạnh, 2n=22[12], kích thước 1.3-1.5 x 1-2mm. Cuống quả dài 1-
1.5mm[41].
Mùa hoa quả: tháng 3 – 5 [16]
1.3. Phân bố
Loài Apium graveolens L. có nguồn gốc ở bờ biển Đại Tây dương và Địa
trung hải, được trồng lâu đời ở các nước phương Tây [7]. Loài Apium graveolens L.
có 3 thứ sau[16]:
- A. graveolens L. var. secalinum Alef (Cần tây cho lá): trồng nhiều ở Trung
Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
4
- A. graveolens L. var. dulce (Miller) Pers. (Cần tây cho cuống): trồng nhiều ở
vùng ôn đới ấm của châu Âu hay châu Á (Tây Liên bang Nga, Ucraina ).
- A. graveolens L. var. rapaceum (Miller) Gaudin (Cần tây cho củ): trồng ở
châu Âu.
Nhìn chung, tất cả các loại rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung
bình từ 15 đến 21
o
C (ở Việt Nam và Đông Nam Á [16].
Ở Việt Nam, loài A.graveolens L. thường gọi là cây Cần tây. Cây mới di nhập
vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn.
1.4. Thu hái, chế biến
Cần tây sinh trưởng mạnh vào vụ đông xuân.Trồng bằng cây con, sau 30 –
35 ngày có thể thu hoạch. Nếu làm rau ăn cần thu lúc cây còn non, nhổ cả cây. Nếu
làm thuốc có thể để già hơn, thu và phơi hay sấy khô. Nếu cất tinh dầu đợi đến khi
cây bắt đầu ra hoa [16].
1.5. Thành phần hóa học
Các nhóm chất được phát hiện trong cây Cần tây (Apium graveolens L.) gồm
tinh dầu, flavonoid, coumarin và 1 số nhóm chất khác.
1.5.1.Tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu trong thân, lá tươi là 0.145% [8].
Hàm lượng tinh dầu trong rễ khô là 0.0148% [8]
Hàm lượng tinh dầu toàn cây Cần tây là 0.1% [16]
Trong đó thành phần chính của tinh dầu Cần tây là 3-isobutyliden-3α, 4-
dihydrophthalid; 3-iso validin-3α, 3-isobutidin phthalid; 3-isovaliden phthalid;
cis-3-hexen-1-yl pyruvat; α-limonen; myrcen; anhydrid sedanonic, neral [16].
Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây được tổng kết ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây
STT
Tên chất
Bộ phận
Hàm lượng (%)(nếu có)
TLTK
1 d- limonen
Rễ
24,18
[8]
Thân lá
31,48
[8]
5
2 β- selinen
Rễ
8,27
[8]
Thân lá
3,43
[8]
3 α-pinen
Rễ
0,27
[8]
Thân lá
0,13
[8]
4 β-pinen
Rễ
5,52
[8]
Thân lá
0,59
[8]
5 Sabinen
Rễ
0,16
[8]
Thân lá
0,17
[8]
6
Trans-β-oximen
Thân lá
[14]
7 γ-terpinen
Rễ
4,83
[8]
Thân lá
2,65
[8]
8
Pentibenzen
Thân lá
[14]
9
α-humulen
Thân lá
[44]
10
Miristicin
Thân lá
0,24
[14]
11
1,5,8-mentatrien
Thân lá
0,28
[14]
12
3-methylbutanal
Toàn cây
[44]
13
2-methylbutanal
Toàn cây
[44]
14
Pyridin
Toàn cây
[44]
15
Hexanal
Toàn cây
[44]
16
n-octanal
Rễ
1,62
[8]
17 Paracimen
Rễ
3,07
[8]
Thân lá
0,93
[8]
18
Cis- oximen
Thân lá
16,00
[8]
19
Neo- alloximen
Thân lá
0,12
[8]
20
Furfural
Toàn cây
[44]
21
3-methyl-4-ethylhexan
Toàn cây
[44]
22
Nonan
Rễ
0,51
[8]
23
3-hexen-1-ol
Thân lá
0,25
[8]
6
24
Heptanal
Rễ
0,25
[8]
25
Sedanolid
Toàn cây
[16]
26 3-n- butylphthalid
Toàn cây
[16]
27
Butidenphthalid
Thân lá
1,43
[14]
28
Butylidenephthalid
Toàn cây
[44]
29
Butylhexahydrophthalid
Toàn cây
[44]
30
Ligustilid
Toàn cây
[30]
31
Falcarinol
Toàn cây
2,28
[14]
32
Cnidilid
Toàn cây
[30]
33
Apiol
Thân lá
[19]
34 Trans-farnesen
Phần trên
mặt đất
[40]
Các hợp chất Phthalid là thành phần chính tạo nên mùi thơm của tinh dầu Cần tây.
Các hợp chất Phthalid có bộ khung cấu tạo chung như sau:
O
O
Một số tác dụng sinh học của các hợp chất phthalid như: tác dụng trên hệ thần kinh
trung ương, chống kết tập tiểu cầu, điều tiết chức năng tim và chống đau thắt ngực,
chống thiếu máu cục bộ não, giãn cơ trơn đã được chứng minh [37].
Một số hợp chất Phthalid có trong tinh dầu Cần tây:
3-n- butylphthalid (3nB)
Công thức cấu tạo:
O
O
3-n-butylphthalid
7
Hợp chất 3nB được phân lập từ rễ, lá cây Cần tây.
Tác dụng: hạ huyết áp, hạ cholesterol máu [37], giải độc gan, ức chế sự
phát triển của khối u [29], ức chế quá trình sinh tổng hợp acid uric
[32], chống viêm [37], giảm nhiễm độc Acrylamid [22], ngăn chặn
phát triển bệnh Parkinson [33].
Sedanolid (neocnidilid)
Công thức cấu tạo:
O
O
Sedanolid
Phân lập từ toàn cây Cần tây
Tác dụng: giải độc gan [29], làm giảm nhiễm độc Acrylamid [23],
chống viêm [37], diệt ấu trùng Aedes aegyptii [36].
1.5.2.Hợp chất Flavonoid
Có 4 chất thuộc nhóm flavonoid đã được phát hiện từ thân lá cây Cần tây, được
tổng kết ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Một số flavonoid được phân lập từ thân lá cây Cần tây
STT
Tên chất Công thức cấu tạo
Bộ
phận
Tác dụng sinh
học
TLTK
1 Apigenin
O
O
OH
HO
OH
Apigenin
Thân
Lá
- Hạ huyết áp
[34].
- Chống kết tập
tiểu cầu trên in
vitro (trên thỏ)
[43].
[10]
8
1.5
.3. Hợp chất coumarin
Có 9 hợp chất thuộc nhóm coumarin đã được phát hiện từ cây Cần tây.
Các hợp chất coumarin được phân lập từ cây Cần tây được tổng kết ở bảng 1.3
Bảng 1.3: Các coumarin được phân lập từ cây Cần tây
STT
Tên chất
Công thức cấu tạo
Bộ phận
TLTK
1 Bergapten
O
O
O
O
Thân lá [9]
2 8-hydroxy-5-methoxypsoralen Toàn cây [21]
2 Luteolin
O
O
H
O
H
O
O
H
O
H
Thân
Lá
[10]
3 Apiin
O
O
OH
O
OH
O
O
OH
HO
HO
Apiin
O
OH OH
CH
2
OH
Thân
Lá
Ức chế hiện
tượng cảm ứng
enzy
m Nitric
oxid synthase
(iNOS), làm
giảm sự tổng
hợp nitric oxid
(NO)[35].
[35]
7 Kaempferol
O
O
H
H
O
O
H
O
O
H
Thân
Lá
[45]
9
3 Apigravin
O
H
O
O
O
Toàn cây [21]
4 Apiumetin
O
O
O
O
H
Toàn cây [21]
5 Celerin Toàn cây [21]
6 Osthenol
O
O
H
O
Toàn cây [21]
7 Rutaretin
O
O
O
H
O
O
H
Toàn cây [21]
8 Seselin
O
O O
Toàn cây [21]
9 Umbelliferon
O O
H
O
Toàn cây [21]
10
1.5.4. Một số thành phần khác có trong cây Cần tây
Bảng 1.4: Một số thành phần khác có trong cây Cần tây
Nhóm chất
Tên chất
Bộ phận
TLTK
Acid hữu cơ
Citric acid Rễ [16]
Isocitric acid Rễ [16]
5-p-trans-coumaroylquinic acid
Toàn cây [46]
Benzoic acid Toàn cây [46]
Caffeic acid
Toàn cây [45]
Caffeoylquinic acid Toàn cây [46]
Eugenic acid
Toàn cây [46]
Ferulic acid Toàn cây [45]
Lunularic acid
Toàn cây [46]
p-coumaric acid Toàn cây [45]
Succinic acid
Toàn cây [46]
Trans-cinnamic acid Toàn cây [46]
Trans-ferulic acid
Toàn cây [46]
Đường
D-galactose (Gal) Thân [38]
D-galacturonic acid (GalA)
Thân [38]
L-arabinose (Ara) Thân [38]
L-rhamnose (Rha)
Thân [38]
Chất khoáng Ca, P, Fe, Na, K Toàn cây [16]
Sterol
Sitosterol
Thân lá
[9]
Stigmasterol
Thân lá
[9]
11
1.6. Tác dụng sinh học
1.6.1. Tác dụng hạ huyết áp
Tác dụng hạ huyết áp của Cần tây (A. graveolens L.) là do 3-n-butylphthalid,
một thành phần của tinh dầu Cần tây.
Dịch chiết nước của phần trên mặt đất (thân, lá) và rễ, flavonoid toàn phần
có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống trắng với liều 1ml/100 mg thể trọng , trên mèo
với liều 10g/ kg thể trọng [15].
Dịch chiết Flavonoid 10% của toàn bộ cây Cần tây với liều 4ml/kg thể trọng
có tác dụng hạ huyết áp trên chó 90 phút sau uống, liều 1 ml/kg thể trọng có tác
dụng lợi tiểu chuột cống trắng [6].
1.6.2. Tác dụng hạ lipid máu
Dịch chiết nước cây Cần tây có tác dụng giảm đáng kể lượng cholesterol toàn
phần, LDL-C và triglycerid trên nhóm chuột Wistar đã được cho ăn một chế độ giàu
chất béo trong 8 tuần để làm tăng lipid máu [24].
Sử dụng một phần nhỏ phân đoạn butanol và phân đoạn nước chiết xuất Cần
tây với 7 ngày tiêm phúc mạc có hiệu quả giảm Cholesterol toàn phần trong huyết
thanh và HDL-C trên chuột Rico trưởng thành [25].
1.6.3. Tác dụng chống viêm
Dịch chiết nước của thân Cần tây được chứng minh là có tác dụng chống viêm
trên tai chuột và ức chế carrageenan tác nhân gây phù nề [26].
Dịch chiết cồn/nước (1:1) của lá cây Cần tây có tác dụng chống viêm. Trong
mô hình invitro dịch chiết Cần tây có tác dụng ức chế hoạt tính của iNOS ở IC
50
là
0.095mg/ml, ức chế sự tổng hợp NO ở IC
50
là 0.073 mg/ml. Trong mô hình in-vivo,
dịch chiết Cần tây có tác dụng chống viêm trên tai chuột ở ID
50
là 730 µg/cm
2
[35].
1.6.4. Tác dụng giảm đau, an thần
Các thành phần phthalid trong tinh dầu Cần tây có tác dụng giảm đau an dịu
trên chuột. 3-n-butylphthalid có tác dụng chống co giật trên chuột cống thí nghiệm.
Tác dụng chống co giật yếu hơn dẫn chất diazepam nhưng không độc trên tế bào
não [11].
12
Nghiên cứu vào những năm 1970 và 1980 đã chứng minh rằng tinh dầu Cần
tây dễ bay hơi có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương [1].
1.6.5. Tác dụng giải độc, bảo vệ gan
Dịch chiết nước từ rễ, lá và quả Cần tây có tác dụng làm giảm độc tính của
acrylamid trên chuột. Kết quả được đánh giá qua các thông số hóa sinh ASAT,
ALAT, lactate dehydrogenase, cholinesterase, protein toàn phần, albumins. Kết quả
cho thấy có khả năng giải độc đáng kể của dịch chiết Cần tây [22].
Dịch chiết trong methanol của quả Cần tây có tác dụng bảo vệ gan chống lại
sự nhiễm độc khi dùng quá liều paracetamol và thioacetamid [11].
1.6.6. Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết methanol từ quả Cần tây có tác dụng chống lại các tác nhân gây
ung thư gan trên chuột Wistar [42].
Dịch chiết (ether dầu hỏa, methanol, aceton) của Cần tây có tác dụng bảo vệ
gan, chống lại tác nhân gây ung thư CCl
4
trên chuột albino. Trong đó dịch chiết
methanol có tác dụng bảo vệ gan tốt nhất tương đương với thuốc silymarin [17].
1.6.7. Tác dụng chống oxi hóa
Dịch chiết ether, chloroform, ethyl acetate, n-butanol và nước của lá và rễ
Cần tây có khả năng chống oxi hóa, làm giảm các gốc tự do OH˙ và DPPH˙ và làm
giảm LPx (liposomal peroxidation) trong liposome. Kết quả được đánh giá trên thử
nghiệm invitro và invivo trên chuột. Trong đó dịch chiết n-buthanol có ảnh hưởng
lớn nhất [39].
1.6.8. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Tinh dầu quả Cần tây có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn:
Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes và Listeria ivanovii strains [28].
Các dịch chiết methanol, chloroform, n-hexan, etyl acetate, tinh dầu thân lá,
tinh dầu quả có tính kháng khuẩn với Gr (-) E.coli, P.aeruginosa, Gr (+)
B.subtillis, S.aureus, nấm mốc Asp.niger, F.oxyporum và nấm men S.cererisiae[9].
Cắ
n chiết Chloroform của quả Cần tây kháng P. aeuginosa với nồng độ ức chế tối
thiểu là 200μg/ml [10].
13
1.6.9.Tác dụng chống loét dạ dày
Dịch chiết cồn của Cần tây có tác dụng bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày và ức chế
sự bài tiết dịch vị của dạ dày chuột ở 2 mức liều 250mg và 500 mg/kg thể trọng
[20].
Dịch chiết cồn thô của quả Cần tây được đánh giá có tác dụng chống lại
Helicobacter pylori gây bệnh trên dạ dày và những vi khuẩn khác. Nồng độ ức chế
tối thiểu và kháng khuẩn tối thiểu là 3.15μg/ml và 6.25-12.5μg/ ml [47].
1.6.10.Tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Apigenin trong Cần tây có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu trong máu thỏ
gây ra bởi collagen, ADP, acid arachidonic, và các nhân tố hoạt động của tiểu cầu
nhưng không tác dụng trong trường hợp đông máu gây ra bởi thrombin hay
ionophore [43].
1.6.11.Tác dụng trên sự thải trừ acid uric
Với liều 500mg/kg dịch chiết ether dầu hỏa, dịch chiết methanol lá Cần tây có
tác dụng làm giảm acid uric trong nước tiểu, giảm nồng độ acid uric trong huyết
tương sau 3-6 h tiêm kali oxonat (trên chuột), trong đó dịch chiết ether dầu hỏa có
tác dụng mạnh nhất [27].
1.7. Công dụng
1.7.1.Trong y–dược
1.7.1.1. Toàn cây
- Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi (hoặc cây phơi khô trong mát) thái nhỏ, đun
nước uống chữa bệnh cao huyết áp[13],[31].
- Theo y học cổ truyền ở 1 số nước trên thế giới: Cần tây làm thuốc kích thích tử
cung khi đẻ ở Brazil, giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp ở
Trung Quốc, lợi tiểu và điều kinh ở Philippin [16].
1.7.1.2. Bộ phận trên mặt đất
- Nước ép từ lá Cần tây có tác dụng bổ dưỡng [1], [16], chữa loét miệng, viêm
họng, khản tiếng [16].
14
- Lá Cần tây giã đắp vết thương, mụn nhọt, nước sắc lá gội đầu để làm bền chân tóc
[16].
- Nước sắc thân dùng ngâm chân chữa nứt nẻ [6].
1.7.1.3. Hạt Cần tây
- Tác dụng lợi tiểu nhẹ và tác dụng kháng khuẩn, là phương thuốc hữu hiệu cho
bệnh viêm bàng quang, giúp khử trùng bàng quang và ống dẫn nước tiểu [1].
- Trong y học dân gian Ấn Độ, quả khô của Cần tây được dùng làm thuốc kích
thích tiêu hóa, gây trung tiện và bổ[16]
- Giảm triệu chứng các bệnh phổi như bệnh suyễn, viêm phế quản [1].
- Chữa một số bệnh về khớp (thấp khớp, viêm khớp, đau xương khớp) trong y học
Ấn Độ, Australia[16].
- Kết hợp với các thảo dược khác làm giảm huyết áp [1].
1.7.1.4. Rễ
Rễ Cần tây sử dụng để hồi phục chức năng, điều trị phù toàn thân, đau bụng,
lợi tiểu, gây trung tiện và là thực phẩm cung cấp vitamin C cho cơ thể [16].
1.7.1.5. Tinh dầu
- Tinh dầu Cần tây có trong thành phần thuốc bổ, thuốc an thần, thông đường ruột.
- Tinh dầu còn được dùng trong bệnh phù thũng, đau bàng quang, làm thuốc an dịu
thần kinh, chống co thắt và trong trường hợp thấp khớp [18].
1.7.2. Trong kỹ nghệ hương liệu
Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa [18].
1.7.3. Trong thực phẩm
Cây Cần tây từ lâu đã được sử dụng phổ biến làm rau ăn [2],[13], [18].
Tinh dầu quả Cần tây được sử dụng rộng rãi làm hương liệu trong các sản
phẩ
m thực phẩm (món tráng miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt đông, đồ gia vị, súp,
nước sốt, đồ ăn nhẹ …), đồ uống có cồn và không có cồn …[3], [13], [18].
Thân Cần tây được dùng như một loại rau bổ dưỡng và để ép nước uống [1].
15
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu là toàn cây Cần tây được thu hái ở 3 địa điểm : Từ Liêm – Hà Nội,
Hồng Tiến- Khoái Châu- Hưng Yên, Vân Nội- Đông Anh- Hà Nội.
Ký hiệu mẫu
Địa điểm thu hái
Thời gian thu mẫu
CT1
Từ Liêm- Hà Nội
26-11-2012
CT2
Khoái Châu- Hưng Yên
1-12-2012
CT3
Đông Anh- Hà Nội
1-2013
Hình 2.1: Ảnh chụp cây Cần tây
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, đối chiếu với bản mô tả trong tài liệu Thực vật chí
Trung Quốc[40], cả 3 mẫu Cần tây đã được thẩm định tên khoa học cho kết quả là
Apium graveolens L. họ Cần (Apiaceae).
16
Xử lý mẫu: Mẫu được phơi, sấy khô và được bảo quản riêng trong túi nilon, để nơi
khô ráo, thoáng mát.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
∗ Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có:
- Các dung môi: Cồn 90
o
, cồn tuyệt đối, EtOAc, toluen…
- Hóa chất vô cơ: NaOH, FeCl
3
, HCl, Mg, acid acetic 5%, Javen
…
- Apigenin chuẩn của hãng Tauto Biotech, độ tinh khiết ≥ 98%.
- Thuốc nhuộm vi phẫu: Xanh methylen, Son phèn.
∗ Dụng cụ thí nghiệm:
- Pipet, ống nghiệm, bình cầu, cốc cỏ mỏ, ống đong, phễu
- Bộ dụng cụ chiết hồi lưu.
2.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ).
- Máy đo độ ẩm Sartorius.
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Kính hiển vi Leica (Đức).
- Máy cắt vi phẫu cầm tay.
- Máy ảnh Canon.
- Lò nung Naberthern.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài khảo sát và xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm sau của dược liệu Cần tây:
1, Mô tả dược liệu
2, Vi phẫu
3, Soi bột
4, Định tính
5, SKLM
6, Xác định độ ẩm
7, Tro toàn phần
8, Xác định các chất chiết được bằng ethanol
17
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Cảm quan
Quan sát mẫu ở ánh sáng thường. Mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi, vị và
thể chất của dược liệu[4].
2.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hiển vi
- Soi bột: Sấy khô dược liệu (lá, thân, rễ) trong tủ sấy ở nhiệt độ 100
0
C sau đó
dùng thuyền tán và chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy
bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen lên và
quan sát dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột.
- Đặc điểm vi phẫu: mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt
cầm tay, tẩy nước Javen, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, quan sát
dưới kính hiển vi xác định đặc điểm vi phẫu [3].
- Mô tả và chụp ảnh đặc điểm bột và vi phẫu bằng máy ảnh Canon.
2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hoá học
- Định tính flavonoid, coumarin có trong dược liệu cần tây bằng phản ứng hóa
học theo phương pháp ghi trong tài liệu [3].
• Định tính flavonoid: phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, với
FeCl
3
5%.
• Định tính coumarin: phản ứng mở, đóng vòng lacton, quan sát hiện
tượng huỳnh quang.
- SKLM: Định tính dược liệu Cần tây bằng SKLM theo phụ lục 5.4 Dược điển
Việt Nam IV [5].
- Xác định lượng chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết
nóng với ethanol tuyệt đối theo phụ lục 12.10 Dược điển Việt Nam IV [5].
2.3.4. Độ ẩm
- Dược liệu thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm
an toàn, quá độ ẩm đó thì dược liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Việc xây dựng chỉ
tiêu độ ẩm cho dược liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược
liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản [4].